CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TRẢ CÔNG KHOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
Khái niệm, ý nghĩa của trả công khoán
“Tiền công là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế (giờ, ngày), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra, hay tùy thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành” 1
Khoán tức là việc giao cho một đối tượng nào đó một khối lượng công việc cụ thể với thời gian thực hiện công việc được xác định trước.
Tiền công khoán là khoản tiền trả công lao động theo hợp đồng giao khoán, được tính theo đơn giá khoán
“Trả công lao động là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp tổ chức đạt được hiệu suất cao cũng như tác động một cách tích cực tới đạo đức lao động của mọi người lao động” 2
“Trả công khoán là chế độ trả công cho một người hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền công được quy định trong hợp đồng giao khoán” 3
2 Ý nghĩa của trả công khoán
Trả công khoán là hình thức trả lương gắn liền với kết quả thực hiện công việc của người lao động Do đó, sử dụng hình thức trả lương này khuyến khích người lao động làm việc, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để có thể tối ưu hoá quá trình lao động Đồng thời, việc trả công khoán này tăng cường trách nhiệm
1 Trích Giáo trình Quản trị nhân lực NXb Lao động – Xã hội
2 Trích Giáo trình Quản trị nhân lực NXb Lao động – Xã hội
3 Trích Giáo trình Tiền công - Tiền lương Trường Đại học Lao động xã hội đối của người lao động đối với công việc Trả công khoán gắn liền với kết quả thực hiện công việc, tức là người lao động làm theo công việc gì, kết quả như thế nào sẽ được hưởng lương theo công việc và kết quả đó tránh tình trạng không làm mà cũng được hưởng lương Và mỗi đồng lương mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động đều mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các điều kiện trả công khoán và các chế độ trả công khoán
1 Các điều kiện trả công khoán
Trả công khoán là một chế độ của hình thức trả công theo sản phẩm.
Do đó, để có thể áp dụng chế độ trả công khoán cần thoả mãn các điều kiện sau:
1.1 Hệ thống mức lao động Đây là một trong những điều kiện quan trọng để trả công khoán Hệ thống mức lao động tiên tiến sẽ đảm bảo xác định đơn giá tiền lương chính xác Một hệ thống lao động được coi là tiên tiến khi các mức lao động trong hệ thống đó được xây dựng bằng phương pháp định mức kỹ thuật lao động.
Có rất nhiều loại mức lao động như: Mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ, mức số lượng người làm việc, mức lao động tổng hợp Mức lao động có thể được xây dựng bằng một trong các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu thống kê về thời gian hao phí để hoàn thành bước công việc hoặc năng suất lao động của thời kỳ trước.
Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật.
Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm (là sự kết hợp của hai phương pháp trên) là phương pháp định mức cho bước công việc nào đó dựa trên thống kê về năng xuất lao động hoặc thời gian lao động của công nhân làm bước công việc ấy kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật
Phương pháp dân chủ bình nghị tức là việc xây dựng mức trên cơ sở mức dự kiến của cán bộ định mức bằng thống kê hay kinh nghiệm dựa vào sự thảo luận bình nghị của công nhân mà quyết định. Định mức lao động theo phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu của bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian lao động của công nhân ngay tại nơi làm việc để định mức lao động cho bước công việc Mức xây dựng bằng phương pháp này được tiến hành chủ yếu ở nơi làm việc của công nhân.
Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc và các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho bước công việc.
Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp định mức lao động bằng cách so sánh với mức của bước công việc điển hình.
Mỗi phương pháp xây dựng mức lao động ở trên đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tuỳ điều kiện và đặc thù của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau hoặc kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả cao nhất.
Trên cơ sở các mức lao động đã được xây dựng doanh nghiệp tiến hành tính toán đơn giá tiền lương trả cho người lao động Tuy nhiên việc tính toán đơn giá có thể dựa vào các chỉ tiêu khác nhau như:
- Tính trên đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi ĐG sp =
+ ĐGsp là đơn giá tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm
+ LCB là lương cấp bậc của công nhân
+ MSL là mức sản lượng
+ Mtg là mức thời gian
- Tính trên tổng doanh thu – tổng chi phí
+ ĐG là đơn giá tiền lương
+ ∑ Vkh : Tổng quỹ lương theo kế hoạch
+ ∑ Tkh : Tổng doanh thu kế hoạch
+ ∑ Ckh : Tổng chi phí kế hoạch chưa có lương
+ ĐG là đơn giá tiền lương
+ ∑ Vkh : Tổng quỹ lương theo kế hoạch
+ ∑ Pkh : Tổng lợi nhuận theo kế hoạch
1.2 Tổ chức và phục vụ nơi làm việc ĐG =
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động Phục vụ nơi làm việc bao gồm: chuẩn bị cho quá trình làm việc, vận chuyển, kiểm tra Nhiệm vụ chính của tổ chức và phục vụ nơi làm việc là tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ sản xuất với năng suất cao; bảo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục và nhịp nhàng; bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao động và tạo hứng thú tích cực cho người lao động; đồng thời việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc cho phép áp dụng các phương pháp làm việc tiên tiến
Trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hứng thú của người lao động Do đó, việc phục vụ tốt sẽ góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả của hình thức trả lương áp dụng.
1.3 Thống kê nghiệm thu sản phẩm
Mục đích của thống kê nghiệm thu sản phẩm là đánh giá đúng đắn số lượng và chất lượng kết quả thực hiện công việc của người lao động để tiến hành trả công Do tiền lương của người lao động tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm hay công việc đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định Khối lượng sản phẩm hay công việc đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định càng cao thì tiền công người lao động nhận được càng lớn Ngược lại, nếu khối lượng sản phẩm hay công việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thấp thì tiền công người lao động nhận được thấp Điều này không những ảnh hưởng đến người lao động mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp.Vì vậy, việc trả công mang lại hiệu quả khi công tác thống kê nghiệm thu sản phẩm được thực hiện tốt.
1.4 Ý thức trách nhiệm của người lao động Ý thức trách nhiệm của người lao động có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thực hiện công việc Nếu người lao động có ý thức trách nhiệm trong công việc thì công việc được tiến hành có hiệu quả về cả mặt số lượng và chất còn nếu ý thức trách nhiệm thấp có thể dẫn đến tình trạng người lao động chỉ chạy theo các chỉ tiêu về mặt số lượng mà không quan tâm đển mặt chất lượng Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, một nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả áp dụng hình thức trả công khoán, đó chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ lao động tiền lương Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai công tác tổ chức tiền lương, đến việc xác định đúng đắn và chính xác các yếu tố cấu thành đơn giá tiền công Do vai trò quan trọng của nhân tố này nên các doanh nghiệp cần phải có các chính sách phù hợp để nâng cao trình độ của đội ngũ lao động tiền lương, thường xuyên tổ chức các khoá học bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ.
2 Các chế độ trả công khoán
2.1 Trả công khoán theo khối lượng công việc
Chế độ trả công khoán áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định với chất lượng nhất định Hình thức này được áp dụng phổ biến trong ngành xây dựng cơ bản, nông nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, giao thông vận tải Tiền lương sản phẩm khoán đước xác định theo công thức sau:
+ TLspk: Tiền lương sản phẩm khoán
+ ĐGk: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc hoặc cũng có thể là đơn giá trọn gói cho cả khối lượng công việc hay công trình. + Qk: Khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành Đơn giá khoán được xác định ở đây đóng vai trò rất quan trọng trong việc trả công khoán Nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiền công khoán mà người lao động nhận được Với mức sản phẩm hoàn thành ngang nhau ở đâu đơn giá tiền lương cao hơn thì tiền công khoán nhận được sẽ lớn hơn còn nếu đơn giá tiền công khoán nhỏ thì tiền công khoán mà người lao động nhận được sẽ không cao Do đó, việc xác định đơn giá đòi hỏi phải được tính toán chặt chẽ, tỉ mỉ đảm bảo độ chính xác cao Trả công khoán có thể tạm ứng lương theo phần công việc đã hoàn thành trong từng đợt, và thanh toán lương sau khi đã làm xong toàn bộ công việc được khoán
Trình tự trả công khoán
1 Phân tích công việc Để có thể thực hiện bất cứ công việc gì theo phương thức như thế nào thì điều đầu tiên cần phải tìm hiểu xem đó là công việc gì, tiến hành ở đâu Đó chính là nội dung của phân tích công việc Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá có hệ thống các thông tin quan trọng liên quan đến việc thực hiện một công việc cụ thể Do đó, để có thể tiến hành trả lương cho người lao động trước hết cần phải trải qua bước phân tích công việc Để việc xác định lương được chính xác phân tích công việc cần làm rõ các vấn đề sau:
- Xác định được công việc đó là công việc gì; được thực hiện ở đâu, như thế nào, khi nào được thực hiện,
- Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc
- Các điều kiện thực hiện công việc: các trang thiết bị cần thiết để thực hiện công việc, các điều kiện vệ sinh môi trường
- Các thông tin liên quan đến yêu cầu của công việc đối với người thực hiện công việc
- Các tiêu chí, tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá sự hoàn thành công việc.
Kết quả của bước phân tích công việc thể hiện qua: bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc Các kết quả này là một trong những tài liệu quan trọng làm căn cứ để trả công cho người lao động sau này.
2 Xác định đối tượng khoán
Sau khi xác định được công việc là gì cần phải xác định xem đối tượng nào thực hiện công việc là phù hợp và có thể mang lại hiệu quả khả quan hơn. Tuỳ theo đặc điểm của từng công việc mà có thể lựa chọn đối tượng khoán là các nhân hay tập thể Đối với những công việc mà kết quả thực hiện có thể xác định một cách tương đối chính xác cho từng người lao động và việc thực hiện công việc mang tính độc lập đối với sự thực hiện công việc của những người lao động khác thì có thể trực tiếp giao cho từng cá nhân
Còn đối với những công việc mà cá nhân người lao động không thể thực hiện được mà cần sự phối hợp của nhiều người, và kết quả thực hiện công việc không thể xác định cho từng cá nhân mà đó là kết quả chung của một nhóm người lao động, đối tượng khoán được chọn ở đây sẽ là tập thể người lao động
Việc xác định đối tượng khoán ảnh hưởng trực tiếp đến tính toán giao đơn giá tiền lương và cách thức phân chia lương (nếu đối tượng khoán là tập thể người lao động).
3 Xác định đơn giá tiền lương khoán
Xác định đơn giá khoán là một trong những vấn đề quan trọng của chế độ trả công khoán Việc xác định đơn giá khoán là công việc hết sức phức tạp … Đơn giá khoán có thể xác định theo nhiều chỉ tiêu khác nhau như:Khoán đơn giá, khoán theo sản phẩm, khoán theo doanh thu, khoán theo lợi nhuận, khoán theo chi phí hay khoán theo hệ số Đối với mỗi loại đơn giá khoán lại chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau Nói chung việc xác định đơn giá chịu ảnh hưởng của các nhân tố chung sau:
Thứ nhất là loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp tham gia vào các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau thì đơn giá khoán sẽ được xác định dựa trên các chỉ tiêu khác nhau Ví dụ, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có thể giao khoán theo chỉ tiêu khoán sản phẩm, còn đối với các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh sản phẩm thì có thể áp dụng khoán theo sản phẩm bán ra hoặc cũng có thể sử dụng chỉ tiêu khoán trên doanh thu do bán sản phẩm mang lại hoặc khoán trên lợi nhuận Với mỗi chỉ tiêu khoán khác nhau thì đơn giá cũng khác nhau.
Thứ hai là các yếu tố cấu thành đơn giá Mỗi loại đơn giá được cấu thành bởi các yếu tố khác nhau, những yếu tố này lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau Như đối với đơn giá khoán theo sản phẩm chịu ảnh hưởng của trình độ trang thiết bị sản xuất, phương pháp xác định mức lao động, mức độ phức tạp của công việc….
Thứ ba là trình độ của các cán bộ lao động tiền lương Cán bộ lao động tiền lương đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình tổ chức, triển khai công tác trả công khoán từ việc phân tích công việc, đánh giá mức độ phức tạp của công việc, cách thức xây dựng đơn giá, tính toán tiền công khoán, ảnh hưởng đến độ chính xác của đơn giá và tiền công người lao động nhân được đến việc đánh giá hiệu quả của trả công khoán Do đó, các doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ lao động tiền lương.
Ngoài ra việc xác định đơn giá khoán còn căn cứ trên sự phân tích công việc, phân tích thị trường, quy mô của doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp và một số nhân tố khác.
Tuỳ vào đặc thù riêng của các doanh nghiệp mà có thể tính toán áp dụng các loại đơn giá khoán theo các chỉ tiêu khác nhau.
4 Xác định khối lượng công việc khoán và thống kê nghiệm thu sản phẩm
Một trong những việc quan trọng nữa để trả công khoán mang lại hiệu quả cao đó là làm sao xác định được mức khoán cho phù hợp đảm bảo người lao động có thể thực hiện được nếu cố gắng làm việc Khối lượng công việc khoán này có thể xác định dựa trên thống kê số liệu đã đạt được, dựa vào việc phân tích tính toán các chỉ tiêu liên quan… Việc xác định khối lượng công việc khoán đóng vai trò rất quan trọng để khuyến khích sự làm việc của người lao động Nếu khối lượng khoán phù hợp sẽ thúc đẩy người lao động thực hiện công việc để đạt và vượt mức giao khoán Nếu khối lượng khoán quá lớn người lao động đã cố gắng nhưng vẫn không đạt được sẽ làm cho họ chán nản không tích cực làm việc. Để có thể tính toán được tiền công khoán trả cho người lao động thì công tác thống kê nghiệm thu sản phẩm là khâu quan trọng để xác định khối lượng công việc thực tế mà người lao động đã thực hiện được Có thể sử dụng một trong các cách sau để nghiệm thu sản phẩm:
Thứ nhất là phương pháp thống kê Theo phương pháp này nghiệm thu sản phẩm được thực hiện trên cơ sở thống kê các kết quả công việc mà người lao động thực hiện được Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, tốn ít thời gian, cần trình độ của nhân viên nghiệm thu không cao. Nhưng nhược điểm lớn của phương pháp này đó là không xác định được toàn diện kết quả thực hiện công việc của người lao động mà chỉ xác định được kết quả về mặt số lượng bỏ qua kết quả về mặt chất lượng thực hiện công việc.
Do đó, nếu sử dụng phương pháp này các doanh nghiệp cần đưa ra thêm một số chỉ tiêu định tính nhằm đánh giá toàn diện hơn sự thực hiện công việc của người lao động Phương pháp này thường được áp dụng đối với các bộ phận kinh doanh hàng hoá.
Thứ hai là phương pháp kỹ thuật Đây là phương pháp có sử dụng các biện pháp kỹ thuật để nghiệm thu sản phẩm Phương pháp này không chỉ kiểm tra được mặt khối lượng thực hiện công việc mà còn kiểm tra được cả mặt chất lượng công việc Phương pháp này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp thống kê Nó thường được sử dụng đối với các bộ phận, các công nhân sản xuất sản phẩm Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm thì việc kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra là rất quan trọng Nếu sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lượng đề ra nếu vẫn đưa ra tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường tiêu thụ, sẽ mất đi sự tin tưởng của khách hàng, có thể làm mất đi thị trường tiêu thụ tiềm năng cũng như các khách hàng trung thành Còn nếu các sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo chất lượng phải giữ lại không mang tiêu thụ được thì ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất đã bỏ ra mà không thu hồi lại được Do đó, trong các doanh nghiệp sản xuất hầu hết đều có bộ phận KCS - bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm hay các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm Ví dụ, tại công ty cổ phần hóa dầu chất lượng dầu mỡ nhờn pha chế được kiểm tra thông qua các phòng Vilas với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Để công tác thống kê nghiệm thu sản phẩm các doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm, các trang thiết bị kỹ thuật tham gia vào quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
5 Tính toán tiền công khoán
Trên cơ sở đơn giá khoán đã được xác định và kết quả thực hiện công việc được xác định thông qua thống kê nghiệm thu sản phẩm cán bộ tiền lương tiến hành tính toán tiền công khoán cho người lao động và phải đảm bảo tính chính xác trong khi tính toán Sau khi nhận được kết quả thực hiện công việc của từng người lao động được gửi lên từ các bộ phận, cán bộ lao động tiền lương dựa trên đơn giá tiền lương đã được xác định tính toán tiền công cho người lao động Sau khi tính toán xong bộ phận lao động tiền lương sẽ gửi bảng thanh toán lương xuống cho bộ phận tài chính kế toán để thực hiện việc chi trả lương cho người lao động.
6 Tiến hành trả công khoán cho người lao động
Sự cần thiết phải nghiên cứu trả công khoán
Tiền công, tiền lương là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong các doanh nghiệp hiện nay Vì tiền lương có ảnh hưởng rất lớn đối với người lao động cũng như đối với doanh nghiệp và xã hội Các doanh nghiệp luôn muốn tìm kiếm hình thức trả lương nào mang lại hiệu quả cao nhất cho phía doanh nghiệp Một trong những hình thức trả lương hiện nay đang được đưa ra áp dụng mang lại hiệu quả tương đối với cả doanh nghiệp và người lao động Tác động của trả công khoán đối với từng đối tượng cụ thể:
1 Tác dụng của trả công khoán đối với người lao động
Người lao động luôn luôn quan tâm đến khoản tiền công mà mình nhận được vì tiền công có những ý nghĩa to lớn đối với họ:
Một là, tiền công là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động (thông thường tiền công chiếm khoảng 70 – 80 % thu nhập) Do vậy sự tăng giảm của tiền công nhận được ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi thu nhập của người lao động Đây là khoản đảm bảo cho người lao động trang trải các chi tiêu, sinh hoạt dịch vụ cần thiết cho bản thân cũng như cho gia đình Đồng thời, nó cũng đảm bảo tái sản xuất sức lao động.
Hai là, tiền công nhận được còn ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ đối với tổ chức và đối với xã hội Chính vì vậy khả năng kiếm được khoản tiền công cao hơn sẽ tạo động lực làm việc cho người lao động.
Ba là, khả năng nâng cao tiền công của người lao động tạo ra cơ hội cho người lao động học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu tìm ra những phương pháp làm việc hiệu quả.
Theo chế độ trả công khoán thì tiền công của người lao động nhận được gắn liền với kết quả thực hiện công việc do đó cũng trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Kết quả thực hiện công việc càng cao thì tiền công, thu nhập nhận được càng lớn Do vậy, trả công theo chế độ này sẽ thúc đẩy người lao động tích cực tiến hành công việc, đảm bảo thực hiện đúng những quy định trong hợp đồng giao khoán Để có thể tiến hành trả công khoán trước hết các doanh nghiệp cần đảm bảo được các điều kiện của trả công khoán như đã nêu ở trên Nếu các điều kiện đó được thực hiện một cách nghiêm ngặt (đặc biệt là việc nghiệm thu sản phẩm) sẽ buộc người lao động không thể chỉ theo đuổi mặt số lượng mà phải quan tâm đến cả chất lượng sản phẩm, và thực hiện đầy đủ các điều kiện trong hợp đồng giao khoán đã đưa ra Điều này làm tăng cường tính kỷ luật của người lao động, và nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động đối với công việc mà họ thực hiện. Đối với công nhân sản xuất, áp dụng chế độ trả công khoán sẽ đẩy nhanh tiến độ ca làm việc, nâng cao năng suất lao động Trong trả công khoán thời gian thực hiện khối lượng công việc khoán được xác định trước và tiền công được trả gắn liền với kết quả thực hiện công việc, do đó tạo ra động lực làm việc của người lao động, năng suất lao động ca làm việc tăng lên, đẩy nhanh tiến độ ca làm việc.
2 Tác dụng của trả công khoán đối với doanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp, việc duy trì được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm mang một ý nghĩa quan trọng Đây là một nguồn lực chính đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp đó
Chế độ trả công khoán khuyến khích người lao động làm việc để đạt và vượt mức khoán được giao Tiền công người lao động nhận được chính bằng công sức mà người lao động bỏ ra và dựa trên kết quả thực tế mà người lao động đạt được Vì thế trả công khoán đảm bảo được sự công bằng giữa những người lao động Do vậy, áp dụng chế độ trả công khoán sẽ làm tăng sự gắn bó của người lao động đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát huy được nguồn vốn con người Đồng thời, tiền công khoán trả cho người lao động là chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra, vì vậy nó trở thành yếu tố giám sát mạnh trách nhiệm của mỗi cá nhân và sự cống hiến của cá nhân đó với doanh nghiệp, tăng cường kỷ luật lao động của cá nhân lao động Chính những lý do trên làm cho trả công khoán trở thành một trong những công cụ quản lý nguồn lao động và công cụ quản lý kinh tế mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức trả công này cũng gặp không ít khó khăn đó là việc xác định đơn giá khoán phức tạp, đòi hỏi phải tính toán tỉ mỉ chặt chẽ Và nếu công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm của doanh nghiệp thiếu chặt chẽ thì có thể người lao động sẽ ít quan tâm đến chất lượng công việc mà chỉ quan tâm về mặt số lượng Việc xác định đơn giá khoán chính xác sẽ đảm bảo mỗi đồng chi phí tiền lương trả cho người lao động đều mang lại hiệu quả nhất định cho doanh nghiệp Vì vậy, nó trở thành công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu.
3 Tác dụng của trả công khoán đối với PLC
Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập kinh tế như hiện nay đđặt ra choPLC nhiều cơ hội cũng như thách thức Để thực hiện được các mục tiêu phát triển mà PLC đã đặt ra đòi hỏi PLC cần có phương hướng thúc đẩy sự gia tăng thị phần của mình tại thị trường xăng dầu trong nước cũng như mở rộng hoạt động xuất khẩu ra các nước trong khu vực Việc áp dụng chế độ trả công khoán vừa có tác dụng kích thích khả năng làm việc của người lao động tăng sản lượng tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ về cả chiều rộng và chiều sâu vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương của mình và đảm bảo hiệu quả do một đồng tiền lương mang lại Cụ thể:
3.1 Đối với bản thân PLC
Trong công cuộc đổi mới hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự chỉ đạo của nhà nước Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Với chủ chương phát triển kinh tế như vậy vừa tận dụng được mọi tiềm lực sẵn có của đất nước vừa tạo ra sự cạnh tranh giữa các loại hình kinh tế Đó là sự phát triển tất yếu khách quan cần phải tuân theo nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển
Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những xu thế tất yếu của sự phát triển Trước kia, các doanh nghiệp Nhà nước được sự bao cấp của Nhà nước, hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước, kinh doanh lãi hay lỗ đều do Nhà nước chịu trách nhiệm Chính điều đó đã tạo ra “sức ỳ” trong mỗi doanh nghiệp Để thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới Đảng và Nhà nước đã chủ trương chuyển các doanh nghiệp Nhà nước trở thành các Công ty cổ phần Khi chuyển sang cổ phần hóa, các Công ty Nhà nước trước kia trở thành những đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh lãi thì được hưởng còn lỗ phải tự chịu Chính vì vậy đã thúc đẩy các Công ty cổ phần tự tìm ra những biện pháp hợp lý để duy trì và phát triển trong môi trường kinh doanh mới
Một trong những doanh nghiệp hưởng ứng chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước đó là PLC PLC chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần vào ngày 01/03/2004 và việc chuyển đổi sang cổ phần hóa PLC phải đối mặt với nhiều khó khăn Một trong những khó khăn đó là làm thế nào để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh PLC đã lựa chọn công cụ tiền công để thực hiện được mục tiêu đó Và một trong những chế độ trả công được áp dụng là chế độ trả công khoán vì nó có nhiều tác dụng đối với sự phát triển của PLC:
Vì chế độ trả công này có ưu điểm là khuyến khích sự tích cực làm việc của người lao động, khuyến khích sự sáng tạo của người lao động trong công việc Do đó sẽ kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường của PLC.
Theo chế độ trả công khoán tiền lương của người lao động nhận được gắn liền với kết quả thực hiện công việc của họ Công việc thực hiện được càng nhiều thì tiền công nhận được càng cao Điều này cho thấy tiền công mà người lao động nhận được là khoản linh động, thay đổi theo sự thay đổi của kết quả thực hiện công việc Do đó đã tạo ra động lực làm việc cho người lao động, giúp duy trì đội ngũ lao động có trình độ và thu hút những người lao động giỏi phù hợp với công việc làm việc với Công ty Với nguồn nhân lực có trình độ như vậy, sẽ đảm bảo cho các chiến lược phát triển sản xuất của Công ty được thực hiện và mang lại hiệu quả đặc biệt là các hoạt động phát triển sản phẩm mới, mở rộng sản xuất kinh doanh Đây chính là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển của Công ty và là lợi thế cạnh tranh mà Công ty có được.
Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, lãi hay lỗ cũng do bản thân Công ty tự chịu Do vậy, chi phí bỏ ra phải được tính toán kỹ lưỡng sao cho mỗi đồng chi phí bỏ ra đều mang lại hiệu quả cho Công ty Và việc sử dụng chế độ trả công khoán cho phép Công ty khai thác tối đa hiệu quả của một đồng tiền lương bỏ ra.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRẢ CÔNG KHOÁN CHO NHÂN VIÊN TIẾP THỊ BÁN HÀNG VÀ CÔNG NHÂN LÁI XE VẬN TẢI HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ DẦU PETRPLIMEX (PLC)
Quá trình hình thành và phát triển
Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU PETROLIMEX
Tên tiếng Anh : Petrolimex Petrochemical Joint Stock Company
Tên viết tắt : PLC.,JSC Địa chỉ trụ sở chính : Số 1 Khâm Thiên - Phường Khâm Thiên - Quận Đống Đa - TP Hà Nội Điện thoại : 04 - 851 3205 ; Fax : 04 - 851 3207
Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex [PLC] ngày nay, tiền thân là Công ty Dầu nhờn (được thành lập theo Quyết định 745/TM/TCCB ngày 09/6/1994 của Bộ Thương mại) hoạt động vào tháng 09/1994 trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam – PETROLIMEX Hoạt động SXKD của Công ty ngày càng phát triển, quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, các mặt hàng sản xuất ngày càng đa dạng và phong phú Do đó để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô phát triển doanh nghiệp trong xu thế phát triển và hội nhập, tháng 10/ 1998 công ty Dầu nhờn đã được đổi tên thành Công ty Hóa dầu (theo Quyết định 1191/1998/QĐ-BTM ngày13/12/1998 của Bộ Thương mại)
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Công ty Hóa dầu đã được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex [PLC] theo Quyết định 1801/2003/QĐ-BTM ngày 23/12/2003 của
Bộ Thương mại Công ty CP Hóa dầu Petrolimex được Sở Kế hoạch Đầu tư
TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003690, ngày 18/02/2004 Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/03/2004.
Thực hiện Nghị quyết số 002/NQ-PLC-ĐHĐCĐ ngày 25/04/2005 của Đại hội đồng Cổ đông Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex và Nghị quyết số 022/NQ-PLC-HĐQT ngày 16/12/2005 của Hội đồng quản trị Công ty đã triển khai thực hiện Đề án “Cấu trúc lại Công ty CP Hóa dầu Petrolimex hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con”
Ngày 27/12/2005, Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex đã thành lập 2 Công ty con – là các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex sở hữu 100% vốn điều lệ Và đến ngày 01/03/2006, Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex chính thức hoạt động theo mô hình
“Công ty mẹ - Công ty con”.
Công ty mẹ là Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex hoạt động theo Luật doanh nghiệp Các hoạt động của Công ty tuân thủ các qui định của Pháp luật có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội đồng Cổ đông Công ty thông qua Công ty mẹ thực hiện hoạt động đầu tư tài chính vào các Công ty con, các Công ty liên kết và các doanh nghiệp khác; vừa trực tiếp tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành hàng Dầu mỡ nhờn và các lĩnh vực khác; không trực tiếp kinh doanh lĩnh vực Nhựa đường và Hoá chất.
Các Công ty con bao gồm : Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex vàCông ty TNHH Hoá chất Petrolimex
Các Công ty liên kết : Là các Công ty do Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex góp vốn không chi phối, giữ cổ phần không chi phối được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần Các Công ty liên kết bao gồm :
- Công ty cổ phần hoá dầu Quân đội (MPC)
- Công ty cổ phần xây dựng Công trình giao thông 810
Vào ngày 27/12/2006 Công ty đã chính thức lên sàn chứng khoán với số cổ phiếu đăng ký giao dịch là 15 triệu cổ phiếu Mệnh giá một cổ phiếu là 10000 đồng.
Trải qua 13 năm hình thành, thăng trầm và phát triển PLC rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu Đặc biệt là các kinh nghiệm trong công tác phân phối quỹ lương, thử nghiệm và áp dụng các chế độ trả công để tìm được chế độ trả công hiệu quả
Trong quá trình hình thành và phát triển Công ty đã tạo dựng được uy tín trên cả thị trường trong nước và nước ngoài, các sản phẩm của PLC được biết đến một cách rộng rãi Đây chính là những điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động bán hàng và hoạt động vận tải hàng hóa.
Cơ cấu tổ chức, hoạt động
2.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động, điều hành của PLC:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex theo mô hình công ty mẹ - công ty con (Phụ lục 1).
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex - Công ty mẹ (Phụ lục 2).
Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của công ty mẹ: Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong Công ty Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định. Hội đồng quản trị bao gồm 5 người : Ông Nguyễn Văn Đức - Chủ tịch hội đồng quản trị và 4 uỷ viên bao gồm các ông, bà : Ông Vũ Văn Chiến, ông Nguyễn Thanh Sơn, ông Hà Thanh Tuấn và ông Nguyễn Quang Tuấn.
Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị , hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng Giám đốc ; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Trưởng ban kiểm sát là ông Trần Ngọc Năm và hai thành viên ban kiểm soát là bà Hà Thị Cúc và bà Đỗ Thị Tuyến.
Tổng Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao Tổng giám đốc của PLC là ông Nguyễn Văn Đức.
Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc TGĐ và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty Hiện tại PLC có ba Phó Tổng giám đốc đó là ông Vũ Văn Chiến, bà Trương Thị Quỳnh Giang và ông Hà Thanh Tuấn.
Các phòng nghiệp vụ Công ty mẹ: Công ty mẹ hiện có 12 phòng nghiệp vụ trong đó có phòng Tổng hợp hiện chưa đi vào hoạt động Mỗi phòng nghiệp vụ có chức năng riêng biệt nhau nhưng đều nhằm mục tiêu phát triển Công ty :
Phòng Tổ chức Hành chính (PTCHC): Chức năng của phòng này đó là tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong toàn công ty về các lĩnh vực công tác liên quan đến lĩn vực nhân sự như: đào tạo, tuyển dụng, đánh giá thực hiện công việc ….Phòng Tổ chức hành chính phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện các chức năng đã nêu ở trên.
Phòng Tài chính Kế toán (PTCKT) : Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Tài chính, công tác kế toán trên phạm vi toàn Công ty
Phòng Tổng hợp (P.TH) : Có chức năng tham mưu giúp TGĐ Công ty chỉ đạo và thực hiện các công tác: tổng hợp thông tin - báo cáo, phát triển doanh nghiệp và quản lý vốn góp của Công ty tại các doanh nghiệp khác, quảng cáo – thông tin tuyên truyền,
Phòng Kỹ thuật (P.KT) : Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác : Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về đầu tư CSVCKT ; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo Điều lệ Công ty và theo phân cấp của HĐQT PLC ; quản lý khai thác hệ thống CSVCKT ; quản lý kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, bảo vệ môi trường ; quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật.
Phòng Công nghệ Thông tin (P.CNTT) : Có chức năng tham mưu giúp TGĐ Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc công tác : tin học, tự động hoá và điện tử viễn thông
Phòng Đảm bảo chất lượng (P ĐBCL) : Có chức năng tham mưu giúpTGĐ Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác : quản lý các phòng thử nghiệm , thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm hàng hoá, quản trị chất lượng sản phẩm, hướng dẫn đào tạo sử dụng sản phẩm, giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng
Phòng Đảm bảo Dầu mỡ nhờn (P ĐBDMN) : Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo dầu mỡ nhờn trên toàn công ty và trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động có liên quan
Phòng Kinh doanh Tổng hợp (P.KDTH) : có chức năng tham mưu giúp TGĐ Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh các sản phẩm khác ngoài dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hoá chất.
Phòng Kinh doanh Dầu mỡ nhờn Tổng đại lý(P.KD DMN TĐL) :Chức năng là tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo và thực hiện các hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn đối với các khách hàng là các tổng đại lý Petrolimex, các đại lý ngoài Petrolimex và các khách hàng trực tiếp trên toàn công ty Đồng thời trực tiếp tổ chức các hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn do PLC sản xuất và nhập mua được đóng gói trong bao bì có dung tích từ 18 lít trở lên đối với các khách hàng tại các tỉnh, thành phố được phân công thuộc thị trường phía Bắc và các thị trường khác theo sự phân công của Tổng giám đốc Công ty trong từng thời kỳ.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiện nay PLC đang hoạt động trên các lĩnh vực sau:
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu Dầu mỡ nhờn, Nhựa đuờng, Hoá chất và các mặt hàng khác thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ và khí đốt;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành Hóa dầu;
- Kinh doanh các dịch vụ có liên quan: vận tải, kho bãi, pha chế, phân tích thử nghiệm, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật;
3.2 Đặc điểm sản phẩm của Công ty cổ phần hoá dầu (Công ty mẹ)
Từ khi PLC chính thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, Công ty mẹ chỉ trực tiếp sản xuất và kinh doanh sản phẩm Dầu mỡ nhờn và một số sản phẩm khác Do đó sản phẩm chính của Công ty mẹ là sản phẩm Dầu mỡ nhờn.
Dầu mỡ nhờn là sản phẩm có thành phần chính: dầu gốc và các phụ gia. Công dụng chính của dầu mỡ nhờn là: bôi trơn, tẩy rửa, làm kín, làm mát, bảo quản, truyền nhiệt, cách điện
Ngành công nghiệp dầu mỡ nhờn bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính:
- Dầu nhờn động cơ: là dầu nhờn dùng cho xe gắn máy, xe vận tải công cộng, xe thương mại, các loại động cơ trên một số thiết bị, máy móc.
- Dầu nhờn công nghiệp: dùng trong công nghiệp, theo mục đích sử dụng gồm: Dầu nhờn truyền động, dầu nhờn công nghiệp, dầu nhờn thuỷ lực, dầu nhờn biến thế, mỡ bôi trơn và các loại dầu mỡ nhờn chuyên dụng khác
- Dầu nhờn hàng hải: Dùng cho động cơ máy móc, thiết bị trên các tàu, thuyền.
Các sản phẩm dầu mỡ nhờn của PLC: Công ty có hơn 400 sản phẩm dầu mỡ nhờn có tên gọi, công dụng sử dụng khác nhau có thể được chia thành
- Dầu nhờn cho xe PLC Racer gắn máy: PLC Racer Scooter, PLC Racer SJ,
- Dầu nhờn cho xe vận tải công cộng: PLC Motor Oil Extra 40 & 50, PLC Komat
- Dầu nhờn cho xe thương mại: PCL Racer Plus, PLC Racer HP
- Dầu nhờn hàng hải:Atlanta Marine D, Disola,
- Dầu nhờn cho các ngành công nghiệp khác: PLC Rolling Oil 32, 46, 68,
- Mỡ bôi trơn: PLC Grease L2, L3,
3.3 Quy trình sản xuất kinh doanh của PLC Đặc điểm hoạt động của PLC đó là vừa thực hiện chức năng sản xuất vừa thực hiện chức năng kinh doanh Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở các sản phẩm tự sản xuất và các sản phẩm do Công ty nhập khẩu và nhập mua Dưới đây là quy trình SXKD sản phẩm chính của Công ty mẹ :
Quy trình sản xuất kinh doanh dầu mỡ nhờn (đối với sản phẩm tự pha chế) (Phụ lục 3) Đối với những sản phẩm Dầu mỡ nhờn do Công ty tự sản xuất này NVL chính được PLC trực tiếp nhập khẩu và nhập mua từ các nước : Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Thái Lan Và một số NVL khác được nhập mua trong nước của các nhà cung cấp như : Công ty cơ khí cổ phần Xăng dầu, Công ty nhựa Phước Thành Các NVL này được trực tiếp pha chế thành các sản phẩm, hàng hoá mang thương hiệu Petrolimex – PLC tại các Nhà máy Dầu nhờn Thượng Lý - Hải Phòng và Nhà máy Dầu nhờn Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh
Còn đối với các sản phẩm nhập khẩu và nhập mua :
Quy trình SXKD DMN (đối với sản phẩm nhập khẩu, nhập mua) (Phụ lục 4) Các sản phẩm nhập khẩu và nhập mua để trực tiếp kinh doanh chiếm 10 -15
% tổng sản lượng bán của PLC và được nhập từ các thị trường : Các nước Châu Âu, Singapo, Hàn Quốc, Ấn Độ và Công ty BP Petco – là Công ty liên doanh giữa BP và Petrolimex.
3.4 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu
Sau hơn 12 năm xây dựng và phát triển đến nay PLC đã trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất kinh doanh : Dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hoá chất Với sự phát triển đó doanh số của PLC trong
12 năm qua đã không ngừng tăng trưởng Với mức doanh số 200 tỷ đồng năm
1995 đến năm 2005 doanh số đạt 1431,858 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trong 12 năm qua đạt 700 tỷ đồng Chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả của hoạt động SXKD qua các số liệu sau :
Bảng 2 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PLC qua ba năm từ
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh)
Từ số liệu trên cho thấy : Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng và hiệu quả mang lại ngày càng lớn Điều này được thể hiện qua : giá trị tài sản ngày càng gia tăng, số lượng lao động tăng lên và năng suất lao động bình quân một tháng của người lao động tăng lên rõ rệt (tăng 34,66% vào năm 2005 và 24.36% vào năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Tăng (+) / Giảm (-) Năm 2005 so với 2004
Tổng giá trị tài sản Triệu đồng 623 959 771
- % thực hiện so với KH
Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 25 988 38 740 44 723 +12
4 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 25 988 38 740 38 461 +12
2006) Đây chính là kết quả của việc nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và khuyến khích người lao động trong công việc Hàng năm doanh thu của Công ty tăng lên mạnh (doanh thu thuần năm 2005 tăng 40,62% so với năm
2004 và tăng 28,26% vào năm 2006) Đạt được kết quả này chủ yếu do sản lượng tiêu thụ tăng 25,98% (năm 2005) và trên 20% năm 2006 và cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi chú trọng vào các nhóm hàng có chất lượng cao, giá bán cao do đó giá bán bình quân tăng lên cùng sản lượng Đồng thời Công ty ngày càng chú trọng đến công tác chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm quảng bá trên thị trường sản phẩm thương hiệu Petrolimex với chất lượng đảm bảo được người tiêu dùng tín nhiệm Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho doanh thu thuần tăng lên.
Lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng 49,97% (năm 2005 so với năm 2004) Đến năm 2006 lợi nhuận trước thuế tăng 15, 44% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 7,2% Sở dĩ có điều này vì năm 2004 Công ty bắt đầu chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần năm theo chủ trương của Nhà nước do vậy Công ty thuộc đối tượng ưu đãi về thuế thu nhập : miễn thuế 2 năm đầu vầ giảm 50% vào 2 năm tiếp theo Vào năm 2006 Công ty bắt đầu phải nộp mức thuế bằng 50% do vậy lợi nhuận sau thuế giảm và nó không phải do Công ty SXKD không hiệu quả
Hoạt động SXKD ngày càng phát triển và hiệu quả tạo ra khả năng tăng tiền lương cho người lao động, đảm bảo cho việc chi trả lương nói chung và chi trả tiền công khoán nói riêng.
Một số đặc điểm bên ngoài
Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước Hiện nay, trong lĩnh vực xăng dầu Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo thông qua quản lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp Trong 10 doanh nghiệp đầu mối thì Petrolimex chiếm 55 – 60% thị phần Như vậy, Petrolimex hiện đang chiếm giữ vị trí thống lĩnh trong thị trương xăng dầu nội địa giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo xăng dầu cho sự phát triến kinh tế xã hôi, an ninh quốc phòng …
Xăng dầu tiêu thụ tại thị trường nội địa với tỉ lệ phần trăm nhập khẩu từ nước ngoài chiếm tỉ trọng tương đối lớn Do đó, giá cả xăng dầu trong nước cũng biến động khi giá cả trên thị trường thế giới có sự biến động Khi giá cả xăng dầu trên thế giới có sự biến động mạnh thì giá cả xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh cho phù hợp Tại thời điểm trung tuần tháng 6/2006, giá dầu thô thế giới giảm mạnh do hy vọng về một thoả thuận cho chương trình của Iran và tồn kho gia tăng Cho đến thời điểm hiện nay giá cả thị trường xăng dầu có sự dao động nhưng rất nhỏ Thị trường xăng dầu trong nước vẫn ổn định cả về nguồn cung và giá bán Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đang chịu sức ép bị thua lỗ Sự biến động của giá cả xăng dầu tạo ra áp lực đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu làm thế nào vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh vừa đảm bảo thu nhập của người lao động Đối với PLC cũng vậy và nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc trả công cho bộ phận bán hàng trong việc xác định đơn giá giao khoán.
Trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nhu cầu xăng dầu ngày càng lớn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất Để đáp ứng được các nhu cầu đó mạng lưới thị trường tiêu thụ sản phẩm của PLC ngày càng được mở rộng với lượng sản phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường Sản phẩm sản xuất ra không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn tăng cường xuất khẩu ra thị trường ngoài nước Trong thời gian qua sản phẩm của PLC đã được xuất sang các nước như : Hồng Công, Campuchia, Đài Loan, Xingapo.
Và nhiệm vụ trước mắt mà Công ty đề ra là mở rộng thị trường tiêu thụ sang
Lào Để đạt được mục tiêu mở rộng thị trường thì tiền công khoán trả cho nhân viên tiếp thị bán hàng và công nhân lái xe vận tải hàng hoá không chỉ đảm bảo công bằng mà cấn mang tính thúc đẩy Do vậy, khi xác định đơn giá khoán phải tính đến yếu tố này.
Phân tích thực trạng trả công khoán cho nhân viên tiếp thị bán hàng và công nhân lái xe tại Công ty Cổ phần hoá dầu Petrolimex
1 Phân tích các hình thức trả lương PLC đang áp dụng
Do đặc thù của Công ty đó là vừa thực hiện các hoạt động sản xuất vừa thực hiện các hoạt động kinh doanh hiện nay Công ty đang áp dụng nhiều hình thức trả lương phù hợp với từng loại công việc nhằm đảm bảo tính chất đòn bẩy của các hình thức trả lương Các hình thức đang áp dụng bao gồm:
Hình thức này được áp dụng đối với các loại công việc như: Nhân viên bảo vệ thường trực Văn phòng cơ quan, bảo vệ kho, Nhà máy; Nhân viên tạp vụ, vệ sinh cơ quan, vệ sinh công nghiệp; Nhân viên nấu ăn; Lao động thuê theo vụ việc (bốc xếp, đóng rót, dán nhãn ) Sở dĩ áp dụng hình thức khoán gọn đối với các công việc trên vì đó là những công việc có tính chất phục vụ, kết quả độc lập với kết quả hoạt động SXKD, có thể xác định khối lượng và thời gian hoàn thành công việc ngay từ ban đầu.
Nhân viên bảo vệ thường trực Văn phòng cơ quan, bảo vệ kho, Nhà máy: Nhiệm vụ chủ yếu của họ đó là bảo vệ tài sản thuộc Công ty, tài sản của cán bộ công nhân viên trong Công ty khi họ tham gia vào quá trình làm việc tạiCông ty, bảo đảm trật tự an ninh tại nơi làm việc cho người lao động yên tâm thực hiện công việc Công việc được bố trí theo ca Kết quả thực hiện công việc này độc lập với kết quả sản xuất kinh doanh.
Nhân viên tạp vụ, vệ sinh cơ quan, vệ sinh công nghiệp với nhiệm vụ chủ yếu là làm cho môi trường làm việc của người lao động được trong lành. Thông thường hoạt động này được thực hiện vào đầu và cuối mỗi buổi (hay ca) làm việc Công việc này nhằm phục vụ tốt hơn cho nơi tiến hành quá trình lao động.
Nhân viên nấu ăn: Nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị và phục vụ bữa ăn trưa cho người lao động Công việc này được tiến hành trong tất cả những ngày làm việc theo chế độ trong tháng.
Lao động thuê theo vụ việc (bốc xếp, đóng rót, dán nhãn ): Loại lao động này chỉ xuất hiện khi khối lượng công việc trong một thời điểm nào đó là quá lớn, lực lượng lao động trong Công ty không đủ đáp ứng nhu cầu Công ty sẽ tiến hành thuê lao động bên ngoài nhằm đảm bảo nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là lao động thuê theo thời vụ Do vậy, áp dụng theo hình thức khoán gọn là hợp lý.
1.2 Tiền lương thời gian Áp dụng đối với lao động quả lý, lao động gián tiếp (văn phòng Công ty, Chi nhánh, Xí nghiệp, Nhà máy, Kho) Đối với các loại lao động quản lý, lao động gián tiếp việc xác định kết quả thực hiện công việc rất khó vì các kết quả này không được biểu hiện bằng những con số cụ thể, khó định lượng mà các kết quả này chỉ được biểu hiện gián tiếp thông qua các kết quả dài hạn của Công ty Do vậy không thể áp dụng trả lương theo hình thức trả lương sản phẩm cho các đối tượng này mà phải áp dụng trả lương theo thời gian.
1.3 Tiền lương khoán sản phẩm trực tiếp cá nhân Áp dụng đối với hoạt động vận tải hàng hoá và tiếp thị bán hàng Đây là những loại hình lao động mà kết quả công việc có thể trực tiếp xác định được khối lượng sản phẩm hoặc doanh số của từng cá nhân. Đối với nhân viên tiếp thị bán hàng kết quả thực hiện công việc của từng cá nhân có thể xác định được thông qua các hợp đồng mua bán mà từng người thực hiện Việc trả công khoán sản phẩm trực tiếp cá nhân sẽ khuyến khích người lao động tích cực duy trì các khách hàng cũ và tìm kiếm những khách hàng mới. Đối với hoạt động vận tải hàng hóa: sản lượng hàng hóa vận chuyển cho từng xe được xác định một cách đơn giản thông qua bảng kê vận chuyển. Những số liệu này làm căn cứ để tính toán tiền công, tiền lương cho từng lái xe.
1.4 Tiền lương khoán sản phẩm tập thể Áp dụng đối với các tập thể, bộ phận, tổ đội không thể khoán gọn hoặc khoán sản phẩm trực tiếp cá nhân , mà sản phẩm làm ra là kết quả của tập thể người lao động tại bộ phận, tổ đội đó: các đội giao nhận, đóng rót, các bộ phận kinh doanh
Trong quy trình sản xuất sản phẩm Công ty áp dụng các dây truyền đóng dót tự động và bán tự động với công suất lớn (Ví dụ: Dây chuyền đóng rót DMN phuy 209 lít công suất100 MT/ca sản xuất; Dây chuyền đóng rótDMN can nhựa 18 & 25 lít công suất 3.000 can/ca sản xuất; Dây chuyền đóng rót, bao gói DMN lon hộp 0,5 lít – 4 lít công suất 10.000 lon/ca ) Các dây truyền này vận động một cách liên hoàn, khối lượng sản phẩm sản xuất ra khó xác định cho từng cá nhân mà được tính cho lao động trên cả dây truyền Do vậy, không thể áp dụng chế độ trả công cho từng cá nhân Trong trường hợp này Công ty áp dụng trả công theo chế độ khoán sản phẩm tập thể. Đối với công việc giao nhận hàng hoá Công việc chủ yếu đó là giao hàng hoá cho khách hàng hoặc về các kho để bảo quản và tiếp nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá về nhập kho Khối lượng hàng hóa giao nhận thường là lớn do đó để thực hiện việc giao nhận hàng hóa cần phải có sự hỗ trợ lẫn nhau của một đội giao nhận Khối lượng hàng hóa mà từng người lao động thực hiện được rất khó xác định mà đây là thành quả lao động do cả đội thực hiện được Vì vậy, đối với công việc này trả công theo chế độ khoán sản phẩm tập thể là hợp lý.
2 Các chỉ tiêu khoán sử dụng đối với nhân viên tiếp thị bán hàng và công nhân lái xe vận tải hàng hoá.
2.1 Chỉ tiêu khoán đối với nhân viên tiếp thị bán hàng
Nhân viên tiếp thị bán hàng với các nhiệm vụ chủ yếu là: Tập hợp các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh; phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hoá của khách hàng; trực tiếp đàm phán và chào giá cho khách hàng theo phạm vi được phân cấp; Chịu trách nhiệm theo dõi và phối hợp với phòng kế toán đôn đốc khách hàng thanh toán tiền và một số nhiệm vụ khác. Kết quả thực hiện công việc của nhân viên tiếp thị bán hàng được tính trên sản lượng tiêu thụ các mặt hàng, doanh thu đã thu tiền Kết quả này có thể tính riêng cho từng cá nhân do vậy có thể áp dụng hình thức trả công khoán sản phẩm trực tiếp cá nhân cho đối tượng này Các chỉ tiêu khoán mà Công ty sử dụng giao cho nhân viên tiếp thị bán hàng theo sản lượng hoặc theo doanh thu bán hàng đã thu được bằng tiền.
Trong trường hợp sử dụng chỉ tiêu khoán là số lượng : Công ty giao khoán cho các đơn vị theo đơn vị tấn dầu mỡ nhờn, xuống các đơn vị giao khoán cho các cá nhân thì đơn vị khoán có thể tính theo đơn vị đặc thù của đơn vị đó Ví dụ, đối với phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn lon hộp chỉ tiêu giao khoán cho từng người lao động theo đơn vị lon, hộp Kết hợp với chỉ tiêu công - nợ để đánh giá kết quả.
Trong trường hợp giao khoán theo doanh thu, đối với doanh thu chưa thu được tiền thì đơn giá tính bằng tỷ lệ của đơn giá tiền lương doanh thu bán hàng đã thu được tiền, tối đa không quá 60%.
2.2 Chỉ tiêu khoán đối với công nhân lái xe vận tải hàng hoá Đối với lái xe vận tải hàng hoá thực hiện các công việc liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá theo sự điều động của Công ty như: chuyển hàng hoá đến địa điểm giao hàng cho khách theo thoả thuận của hai bên; vận chuyển hàng hoá về kho Đối với loại công việc này chỉ tiêu khoán sử dụng là khoán cho 1 tấn km vận chuyển hoặc số chuyến / tháng.
3 Xác định đơn giá khoán
Hàng năm trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũ và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay Hội đồng quản trị định hướng quỹ tiền lương kế hoạch toàn Công ty Đồng thời trên cơ sở kế hoạch sản lượng,doanh thu, kế hoạch lao động tiền lương để định ra quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty mẹ, Công ty con Dựa vào quỹ tiền lương kế hoạch được giaoCông ty mẹ xác định đơn giá tiền lương giao cho các đơn vị trực thuộc: Văn phòng Công ty, các chi nhánh hoá dầu, các kho và các nhà máy Từ đơn giáCông ty giao các đơn vị xây dựng đơn giá giao cho từng bộ phận, từng khối,từng người lao động Đơn giá này thông thường được giao trong thời gian một năm nó chỉ được xem xét tính toán lại trong trường hợp có những biến đổi lớn về doanh thu, lợi nhuận
Bảng 3 Trích kế hoạch lao động tiền lương năm 2007 của PLC
T Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2006 KH năm 2007
Doanh số Triệu đồng 920 561,35 1 054 212,20 114,52 -Dầu mỡ nhờn Triệu đồng 844 648,47 956 231,60 113,21
3 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 18 652,32 22 988,98 123,25
Lao động KH bq Người 328 342 104,27
-Lao động khối bán hàng Người 101 108 106,93
+ Lao động ổn định Người 96 103 107,29
+Lao động dôi dư Người 5 5 100
QTL khối bán hàng Triệu đồng 493,87 543,15 109.98 +Lao động ổn định Triệu đồng 472,32 520,15 110.13
+Lao động dôi dư Triệu đồng 21,55 23 106.73
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Việc giao đơn giá tiền lương dựa trên các cơ sở:
+ Tổng quỹ lương kế hoạch của Công ty.
+ Nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng đơn vị.
+ Phân định loại hình SXKD để giao đơn giá tiền lương.
+ Định mức lao động hoặc kế hoạch định biên lao động của từng loại hình SXKD của đơn vị.
+ Tiền lương bình quân của toàn Công ty
Phương hướng phát triển của PLC đến năm 2010
1 Mục tiêu phát triển đến năm 2010
- Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tiếp tục phát triển sản phẩm mới gắn với thương hiệu Petrolimex, trên cơ sở công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực hoá dầu.
- Góp phần xây dựng Petrolimex trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh và năng động.
- Mang lại lợi nhuận tối đa cho các cổ đông, tạo việc làm ổn định, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2 Chiến lược phát triển đến năm 2010
- Tiếp tục là công ty dẫn đầu về sản lượng và thị phần các sản phẩm Hoá dầu tại Việt Nam.
- Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao, có vị trí thuận lợi tại các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam : Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm hoá dầu mang thương hiệu PETROLIMEX – PLC có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, dịch vụ hoàn hảo và thoả mãn nhu cầu tốt nhất của khách hàng.
- Đầu tư phát triển hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hoá dầu sang thị trường các nước trong khu vực.
- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác những lợi thế sẵn có của công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
- Tăng cường công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động, quan tâm phát triển lợi ích cộng đồng.
- Đầu tư xúc tiến quảng cáo thương hiệu PETROLIMEX – PLC
- Không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị tối đa cho các cổ đông đầu tư vào Công ty.
- Phát triển công ty ổn định và bền vững. Để đạt được các mục tiêu chiến lược lâu dài đề ra Công ty đã dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới PLC trong 2 năm từ 2007 –
Bảng 9 Dự kiến một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PLC năm 2007, 2008
Doanh thu thuần 1 740 741 684 3.46% 1 920 827 443 10.33% Lợi nhuận sau thuế 42 711 087 18.57% 50 801 588 18.94%
Công ty đang tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra và đưa PLC ngày càng phát triển vững mạnh Đông thời Công ty hiện đang có kế hoạch sửa đổi các quy chế, chính sách cho phù hợp với mô hình mới của Công ty
3 Phương hướng trả công khoán
Nhận thức được những ưu việt của hình thức trả công theo sản phẩm khoán đối với Công ty và người lao động Hiện nay, Công ty đang hoàn thiện lại cách tính toán đơn giá tiền lương sao cho hợp lý và gắn liền với kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Công ty xác định rõ ràng mục tiêu của trả công khoán cho nhân viên tiếp thị bán hàng và công nhân lái xe vận tải hàng hoá:
3.1 Mục tiêu của trả công khoán đối với nhân viên tiếp thị bán hàng
Khuyến khích các cá nhân tích cực bán hàng, gia tăng sản lượng và thị phần, giảm công nợ, tăng hiệu quả tài chính.
+ Đảm bảo tính công bằng, gắn tiền lương với kết quả thực hiện công việc
+ Đảm bảo tính toán đơn giản, kịp thời
3.2 Mục tiêu của trả công khoán đối với công nhân lái xe vận tải hàng hoá
+ Khuyến khích các cá nhân bảo quản xe tốt
+ Tích cực vận chuyển đạt hiệu quả cao
+ Đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển Để thực hiện được các mục tiêu của trả công khoán đề ra Công ty đang từng bước tiến hành các cải thiện các điều kiện trả công khoán; Nghiên cứu tính toán lại đơn giá khoán cho các đối tượng theo hướng đưa vào đơn giá cả chỉ tiêu số lượng và chất lượng theo hệ số phù hợp: tiến hàng định mức khoán đến từng người lao động, thay đổi phương thức chi trả lương.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả công khoán cho nhân viên tiếp thị bán hàng và công nhân lái xe vận tải hàng hoá tại Công ty Cổ phần hoá dầu Petrolimex (PLC)
1.Hoàn thiện công tác phân tích công việc Để có thể thực hiện công việc một cách tốt nhất thì người lao động phải hiểu rõ được nội dung của công việc, yêu cầu của công việc, độ phức tạp của công việc …Đây chính là những nội dung mà công tác phân tích công việc cần làm rõ Hiện nay, tại Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex công tác phân tích công việc vẫn ít được chú trọng, chưa xây dựng được bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc Điều này gây khó khăn cho nhiều hoạt động quản trị nhân lực trong đó có công tác trả công người lao động Muốn phân tích công việc mang lại hiệu quả thì Công ty cần phải lựa chọn phương pháp thu thập thông tin về những công việc cần phân tích hợp lý nhằm thu thập được những thông tin giúp hiểu rõ được bản chất của công việc Sau quá trình thu thập thông tin liên quan đến công việc cần phân tích , yêu cầu của phân tích công việc phải xây dựng được bảng phân tích công việc mô tả chi tiết công việc, các yêu cầu đối với người thực hiện công việc …
Bảng phân tích công việc bao gồm các bảng sau:
- Bảng mô tả công việc là một văn bản hay một phần văn bản giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, các quan hệ và điều kiện thực hiện công việc Thông thường, một văn bản mô tả công việc bao gồm 3 phần nhỏ: + Phần nhận diện công việc: Phần này đưa ra những khái quát chung nhất về công việc như: tên công việc, chức danh công việc, lãnh đạo trực tiếp … + Phần tóm tắt các nhiệm vụ và các trách nhiệm của công việc bao gồm nội dung: Liệt kê các nhiệm vụ; các mối quan hệ, quyền hạn và trách nhiệm trong thực hiện công việc Yêu cầu của phần này là phải liệt kê chính xác, đầy đủ, rõ ràng, không phức tạp hoá.
+ Phần tóm tắt mô tả các công việc các điều kiện làm việc: trang thiết bị cần thiết để thực hiện công việc, thời gian làm việc, các điều kiện vệ sinh môi trường …
- Bảng yêu cầu của công việc đối với người thực hiện công việc Bảng này nhằm mục đích giải thích về những yêu cầu mà công việc đặt ra đối với người thực hiện công việc, về kiến thức kỹ năng, giới tính, độ tuổi, các loại bằng cấp
… Đây là những yêu cầu cần có để có thể hoàn thành công việc ở mức sàn.Khi phân tích công việc sai nhất là về trình độ sẽ làm tăng chi phí lao động.+ Bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc: Giải thích về các tiêu chí, tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá sự hoàn thành công việc về số lượng và chất lượng.
Bảng phân tích công việc sẽ là mộ căn cứ quan trọng để xác định kết quả thực hiện công việc của người lao động, giúp các nhà quản lý sử dụng nguồn nhân lực hợp lý …Việc phân tích công việc chính xác sẽ đảm bảo cho việc trả lương chính xác, công bằng làm động lực thúc đẩy người lao động làm việc, gắn bó với doanh nghiệp
Nhân viên tiếp thị bán hàng của PLC bao gồm các chức danh sau: chuyên viên tiếp thị khách hàng công nghiệp, chuyên viên tiếp thị khách hàng lon hộp, chuyên viên tiếp thị khách hàng đại lý, chuyên viên tiếp thị bán hàng ELF, chuyên viên tiếp thị khách hàng hàng hải và các nhân viên bán hàng. Đối với công nhân lái xe vận tải hàng hóa bao gồm: Công nhân lái xe trọng tải 14 tấn, công nhân lái xe trọng tải 12 tấn, công nhân lái xe trọng tải
10 tấn, công nhân lái xe trọng tải 9,3 tấn, công nhân lái xe trọng tải 4,2 tấn, công nhân lái xe trọng tải 4,2 tấn, công nhân lái xe trọng tải 4,1 tấn và công nhân lái xe trọng tải dưới 3,5 tấn.
Mẫu bản phân tích công việc chung cho các chức danh:
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Vị trí: ……… Mã nhân viên
Phòng (bộ phận) Địa điểm làm việc
1 Tầm quan trọng của vị trí
2 Nhiệm vụ chính (liệt kê các nhiệm vụ chính)
5 Điều kiện và môi trường làm việc
BẢN YÊU CẦU CỦA CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI NGƯỜI THỰC HIỆN
2.1 Trình độ ngoại ngữ, tin học
………. 2.4 Các mối quan hệ trong công việc
- Mối quan hệ bên ngoài
- Mối quan hệ trong nội bộ
2.5 Các yêu cầu đặc biệt khác
BẢN TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
(Liệt kê các chỉ tiêu, các tiêu chí phản ánh các yêu cầu của công việc về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành công việc đối với từng chức danh cụ thể)
Dưới đây là phân tích công việc cho vị trí chuyên viên tiếp thị khách hàng công nghiệp.
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Vị trí: Mã nhân viên
Chuyên viên tiếp thị khách hàng công nghiệp
Phòng (bộ phận) Địa điểm làm việc
P.KD DMN Công nghiệp P.KD DMN Công nghiệp Chức danh
Cán bộ phụ trách Trưởng Phòng KD DMN Công nghiệp
1 Tầm quan trọng của vị trí
Phụ trách mảng khách hàng công nghiệp theo sự phân công
- Nắm chắc nhu cầu và thị trường nhóm khách hàng được phân công theo từng địa bàn và trên toàn quốc để xây dựng kế hoạch tiếp thị bán hàng và phát triển khách hàng.
- Xây dựng sản lượng bán hàng từng quí, năm làm cơ sở để lãnh đạo phòng giao chỉ tiêu bán hàng Trên cơ sở đó tổ chức triển khai tiếp thị bán hàng đảm bảo sản lượng kế hoạch Đồng thời hỗ trợ bán hàng đối với các đơn vị trong ngành đối với các khách hàng được phân công.
- Đàm phán, soạn thảo hợp đồng bán hàng trình duyệt, thực hiện và thanh lý hợp đồng.
- Tiếp nhận và đề xuất biện pháp xử lý khiếu nại của khách hàng.
- Tham gia cùng lãnh đạo phòng duy trì mối quan hệ với khách hàng.
- Tập hợp các thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh như sản phẩm, giá bán, cơ chế khuyến mại … kịp thời báo cáo lãnh đạo phòng.
- Phân tích đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hóa của khách hàng.
- Trực tiếp đàm phán và chào giá cho khách hàng theo phạm vi được phân cấp.
- Lập phiếu yêu cầu hóa đơn bán hàng hoặc ghi vào sổ yêu cầy giao hàng gửi cho bộ phận điều độ kiểm tra tổ chức thực hiện.
- Tổng kết công tác hàng năm do mình phụ trách.
- Thực hiện các công tác khác do trưởng phòng phân công.
- Đề xuất với phòng về việc phối hợp với các phòng liên quan phát triển sản phẩm mới.
- Đề xuất các chính sách, cơ chế đối với khách hàng và các biện pháp thực hiện.
- Đề xuất với phòng về đào tạo cá nhân.
- Chịu trách nhiệm thực hiện công việc theo nhiệm vụ được giao.
- Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của báo cáo theo quy định.
- Chịu trách nhiệm theo dõi và phối hợp với phòng kế toán đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng.
- Chịu trách nhiệm báo cáo phó phòng.
5 Điều kiện và môi trường làm việc
5.1 Các công cụ lao động được cung cấp
- Có điều hoà nhiệt độ.
- Không độc hại, không ô nhiễm
Có khả năng chịu sức ép về thời gian và khối lượng công việc.
BẢN YÊU CẦU CỦA CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI CHUYÊN VIÊN TIẾP
THỊ KHÁCH HÀNG CÔNG NGHIỆP
1 Năng lực chuyên môn l.1 Trình độ học vấn : Tốt nghiệp đại học hoặc tương đương chuyên ngành marketing, quản trị kinh doanh.
- Nắm được các chế độ chính sách, các văn bản và quy định của Nhà nước liên quan đến hợp đồng kinh tế, Luật thuế giá trị gia tăng, luật xuất nhập khẩu.
- Nắm được những đặc thù của tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất trong Công ty có ảnh hưởng đến công tác tiếp thị bán hàng.
- Nắm được phương pháp tổ chức triển khai hoạt động tiếp thị bán hàng
- Trình độ ngoại ngữ: Trình độ tiếng Anh chuyên ngành và giao tiếp tương đương trình độ C.
- Trình độ tin học: Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học liên quan.
Có kinh nghiệm làm việc ít nhất 1 năm trong lĩnh vực bán hàng, kinh doanh.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt
- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc
- Sáng tạo trong công việc5 Mối quan hệ trong công việc
5 Mối quan hệ trong công việc
5.1 Mối quan hệ bên ngoài
- Quan hệ với khách hàng công nghiệp trong phạm vi được phân công.
- Quan hệ với các chi nhánh Ngân hàng
5.2 Mối quan hệ trong nội bộ
- Quan hệ với các phòng ban trong việc phát triển sản phẩm mới.
- Phối hợp với phòng kế toán trong việc đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng.
- Phối hợp với cán bộ kỹ thuật thực hiện các dịch vụ kỹ thuật với khách hàng phụ trách.
- Phối với các phòng điều độ, các bộ phận vận tải trong việc giao nhận hàng với khách hàng.
BẢN TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA CHUYÊN
VIÊN TIẾP THỊ KHÁCH HÀNG CÔNG NGHIỆP
1 Tiêu thụ được 108,562 tấn dầu mỡ nhờn công nghiệp
3 Duy trì được các khách hàng cũ
4 Liên hệ với 20 khách hàng mới.
5 Tổng kết công tác hàng năm do mình phụ trách
6 Thực hiện các công việc khác do trưởng phòng phân công.
2 Hoàn thiện các điều kiện trả công khoán Để trả công khoán phát huy được vai trò là đòn bẩy kinh tế, trước hết cần hoàn thiện các điều kiện trả công khoán:
2.1 Đối với công tác định mức lao động Định mức lao động có vai trò rất quan trọng đối với công tác trả công khoán Đây là điều kiện để xác định được đơn giá chính xác Nhưng để có được hệ thống các mức lao động tiên tiến Công ty cần áp dụng các phương pháp định mức có căn cứ khoa học
2.1.1 Đối với hoạt động tiếp thị bán hàng
Do đặc thù của hoạt động này là liên quan trực tiếp đến thị trường tiêu thụ.
Do vậy, việc xác định mức giao cho từng nhân viên tiếp thị bán hang rất phức tạp Để xác định đơn giá giao chính xác Công ty cần:
Một là thực hiện công tác phân tích công việc một cách tỉ mỉ và chính xác: phải xác định rõ yêu cầu của công việc đối với người lao động và các tiêu chuẩn thực hiện công việc Đây là một trong những cơ sở để tiến hành công tác đánh giá thực hiện công việc sau này hiệu quả hơn.