VŨ THỊ DIỆU THÚY
GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
QUA TRẢI NGHIỆM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 2VŨ THỊ DIỆU THÚY
GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
QUA TRẢI NGHIỆM
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)Mã số: 9.14.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các dữ liệu, kếtquả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong cáccơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày… tháng……năm
Tác giả luận án
Trang 4Luận án “Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 t̉i
qua trải nghiệm” được hồn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Đỗ Thị Minh Liên, ngườiThầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên, định hướng cho em trong qtrình thực hiện luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau đại học,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôitrong q trình học tập và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp Khoa Sư phạm Tiểuhọc Mầm non, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp Trường Đại học Hoa Lư đã tạođiều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ quản lý, giáo viênmầm non, các cháu lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại các Trường Mầm non Tân Thành,Trường Mầm non Ninh Tiến (Thành phố Ninh Bình), Trường Mầm non Khánh Thịnh(n Mơ, Ninh Bình).
Cuối cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè vàcác đồng nghiệp gần, xa đã chia sẻ, động viên tinh thần, giúp tơi vượt qua mọi khókhăn để hồn thành luận án của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài .1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu .2
4 Giả thuyết khoa học .3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
8 Những luận điểm bảo vệ 7
9 Đóng góp mới của luận án 7
10 Cấu trúc luận án 8
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN GIÁO DỤC KĨNĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 T̉I QUA TRẢI NGHIỆM .9
1.1 Tởng quan nghiên cứu vấn đề 9
1.1.1 Nghiên cứu về kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 9
1.1.2 Nghiên cứu về giáo dục qua trải nghiệm .12
1.1.3 Những nghiên cứu về quá trình giáo dục kĩ năng định hướng thời gian qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi 14
1.2 Kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 20
1.2.1 Khái niệm về kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 20
1.2.2 Các kĩ năng thành phần thuộc kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 23
1.2.3 Sự hình thành kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .25
1.2.4 Đặc điểm định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 29
1.3 Giáo dục qua trải nghiệm .31
Trang 61.4 Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi qua trải nghiệm .35
1.4.1 Khái niệm biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm 35
1.4.2 Quá trình giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm .36
1.4.3 Ưu thế của trải nghiệm với giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi 43
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm 44
1.5.1 Đặc điểm cá nhân trẻ 44
1.5.2 Nhà giáo dục 44
1.5.3 Môi trường giáo dục trong trường mầm non 45
Kết luận chương 1 46
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM .47
2.1 Khái qt q trình khảo sát .47
2.1.1 Mục đích khảo sát 47
2.1.2 Nội dung khảo sát 47
2.1.3 Khách thể và thời gian khảo sát 47
2.1.4 Tiến hành khảo sát .48
2.1.5 Tiêu chí và thang đánh giá mức độ phát triển kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .49
2.2 Kết quả điều tra thực trạng 53
2.2.1 Thực trạng kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 53
Trang 7Kết luận chương 2 79
Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM .803.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm 80
3.1.1 Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non 803.1.2 Đảm bảo phù hợp với quá trình hình thành kĩ năng định hướng thời gian của trẻ MG 5-6 tuổi 803.1.3 Đảm bảo tính vừa sức và tính thực tiễn .803.1.4 Đảm bảo tích hợp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian qua nhiều hình thức hoạt động trải nghiệm ở trường MN 813.1.5 Đảm bảo sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kĩ năngđịnh hướng thời gian cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm 81
3.2 Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 t̉i trải nghiệm .82
3.2.1 Nhóm biện pháp chuẩn bị các điều kiện giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm 823.2.2 Nhóm biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng định hướng thời giancho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm .903.2.3 Nhóm biện pháp đánh giá kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 102
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian chotrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm 108
Trang 84.1 Tổ chức thực nghiệm 111
4.1.1 Mục đích thực nghiệm .111
4.1.2 Nội dung thực nghiệm .111
4.1.3 Cách tiến hành thực nghiệm 111
4.1.4 Tiêu chí, thang đánh giá và bài tập đánh giá 112
4.2 Kết quả thực nghiệm 112
4.2.1 Kết quả thực nghiệm vòng 1 113
4.2.2 Kết quả thực nghiệm vòng 2 125
4.3 Nhận xét chung 142
Kết luận chương 4 .144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 145
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ .148
Trang 9Chữ viết tắtNhững chữ đầy đủ
ĐHTG Định hướng thời gian
DC Đối chứng
ĐTB Điểm trung bình
GD Giáo dục
GDMN Giáo dục mầm non
GV Giáo viên
KTG Khoảng thời gian
Trang 10Bảng 2.2 Tiêu chí đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi 49
Bảng 2.3 Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi (theo % các mức độ) 53
Bảng 2.4 Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi (theo điểm trung bình) .56
Bảng 2.5 Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i (theo giới tính) 58
Bảng 2.6 Hệ số tương quan các kĩ năng ĐHTG của trẻ 59
Bảng 2.7 Nhận thức về sự thuận lợi của trải nghiệm với GD kĩ năng ĐHTG .60
Bảng 2.8 Nhận thức về kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi 61
Bảng 2.9 Nhận thức về biểu hiện KN ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi .62
Bảng 2.10 Nhận thức về mục tiêu GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi 63
Bảng 2.11 Nhận thức về nội dung GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 t̉i 64
Bảng 2.12 Qui trình tở chức hoạt động giáo dục qua trải nghiệm .65
Bảng 2.13 Mức độ sử dụng các phương pháp, biện pháp GD kĩ năng ĐHTG 67
Bảng 2.14 Mức độ thực hiện các hoạt động GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi 69
Bảng 2.15 Mức độ sử dụng các phương tiện đo TG 71
Bảng 2.16 Các yếu tố ảnh hưởng đến GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm 72Bảng 2.17 Ý kiến về biểu hiện KN ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi 75
Bảng 2.18 Loại đồng hồ được gia đình sử dụng .76
Bảng 2.19 Ý kiến của phụ huynh về hình thức phối hợp GD trẻ ĐHTG .76
Bảng 4.1 Thống kê nhân khẩu học các nghiệm thể lớp 5-6 tuổi 112
Bảng 4.2 Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i TTN vịng 1 (Theo mức độ) 113
Bảng 4.3 Kết quả ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i TTN vịng 1 (Theo ĐTB) 115
Bảng 4.4 Bảng giá trị kiểm định kĩ năng ĐHTG của trẻ TTN vòng 1 115
Bảng 4.5 Kĩ năng ĐHTG của trẻMG 5-6 t̉i STN vịng 1 (Theo các mức độ) 117
Bảng 4.6 Kết quả ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i STN vịng 1 (Theo ĐTB) .118
Bảng 4.7 Bảng giá trị kiểm định KN ĐHTG của trẻ sau thực nghiệm vòng 1 118
Trang 11Bảng 4.11 Bảng giá trị kiểm định KN ĐHTG của trẻ TTN và STN vòng 1 122Bảng 4.12 Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi TTN vòng 2 (Theo các mức độ) 125Bảng 4.13 Kết quả ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i TTN vịng 2 (Theo ĐTB) 126Bảng 4.14 Kết quả kiểm định kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i TTN vịng 2 127Bảng 4.15 Kĩ năng ĐHTG của trẻ STN vòng 2 (Theo các mức độ) 129Bảng 4.16 Kết quả ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi STN vòng 2 (Theo ĐTB) 130Bảng 4.17 Kết quả kiểm định kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i STN vịng 2 .131Bảng 4.19 Hệ số tương quan các kĩ năng ĐHTG của trẻ – Thực nghiệm vòng 2 133Bảng 4.20 Kết quả ĐHTG của trẻ TTN và STN vòng 2 134Bảng 4.21 Bảng giá trị kiểm định KN ĐHTG của trẻ TTN và STN vòng 2 134Bảng 4.22 Kết quả ĐHTG của trẻ gái và trẻ trai TTN và STN vòng 2 136
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Thời gian (TG) có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của con người vìmọi hoạt động và sinh hoạt của con người đều diễn ra trong TG, nó cũng là một yếutố điều chỉnh các quan hệ xã hội của con người Điều kiện làm việc hiện đại đòi hỏicon người phải có khả năng theo dõi TG trong quá trình hoạt động và điều chỉnh tốcđộ hoạt động cho phù hợp với TG Kĩ năng ĐHTG là một trong những điều kiện đểtrẻ MG 5-6 tuổi hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm với bản thân và mọingười xung quanh Giáo dục kĩ năng ĐHTG là một trong những nội dung cho trẻ làmquen với toán, thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ ở trường MN Trẻ MG 5-6tuổi cần có khả năng hoạt động theo đúng TG qui định, quản lý các hành động củamình, tiết kiệm TG và đúng giờ để chuẩn bị vào học lớp Một Do vậy, trường MNcần giúp trẻ có các KN xác định, cảm nhận những KTG, học cách quản lí, sử dụngTG để thích ứng hơn với hoạt động học tập ở trường phổ thông.
1.2 Giáo dục qua trải nghiệm giúp người học chủ động tham dự, tiếp xúc,tương tác trực tiếp với các sự vật hiện tượng để chiêm nghiệm, tích lũy kiến thức, kĩnăng, thái độ tạo thành kinh nghiệm cho bản thân Tham gia các hoạt động trảinghiệm trong những khoảng thời gian nhất định giúp trẻ cảm nhận thời gian mộtcách trực quan, từ đó có thể lựa chọn nhiệm vụ phù hợp, điều chỉnh tốc độ hoạtđộng để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qui định Vì vậy, tăng cường hoạtđộng trải nghiệm, phát huy tính tích cực, độc lập của trẻ là phù hợp với xu thế giáodục mầm non trong nước và trên thế giới.
Trang 13thường ngày trong cuộc sống còn hạn chế nên ảnh hưởng tới kết quả hoạt động củatrẻ Trẻ ít quan tâm đến yếu tố TG nên sử dụng TG cịn lãng phí, kém hiệu quả GDkĩ năng ĐHTG giúp trẻ nhận biết các KTG, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và thựchiện hoạt động đúng TG qui định Điều này có ý nghĩa quan trọng với trẻ MG 5-6tuổi vì trẻ chuẩn bị vào học lớp Một với môi trường học tập nghiêm túc, đúng giờ.
1.4 Ngành Giáo dục mầm non đang thực hiện quan điểm “Giáo dục lấy trẻlàm trung tâm” nhằm góp phần đạt mục tiêu GD trong thế kỉ 21 của UNESCO: Họcđể biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống, vì vậy, giáo dục kĩ năngĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm để trẻ có thói quen đúng giờ và nhanhnhẹn, hình thành tác phong công nghiệp ngay từ nhỏ là điều cần thiết Tuy nhiên,việc giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi mới chủ yếu tập trung vào việcdạy trẻ nhận biết dấu hiệu thời điểm, tính chu kì của các buổi trong ngày, các ngàytrong tuần, các mùa trong năm mà chưa quan tâm đúng mức đến nội dung giáo dụcxác định các KTG Giáo viên chưa giúp trẻ hiểu mục đích của việc xác định KTG làđể sử dụng TG hợp lí, biết quí trọng thời gian Việc giáo dục trẻ ĐHTG ở trườngMN còn nặng về hình thức mà chưa gắn với thực tế giá trị của việc sử dụng đúngcác khoảng thời gian với cuộc sống sinh hoạt của trẻ.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng định hướngthời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn việc giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻMG 5-6 tuổi, luận án đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệmcho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN nhằm phát triển ở trẻ các kĩ năng nhận biết, ướclượng TG và thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Trang 144 Giả thuyết khoa học
- Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi hiện nay còn hạn chế do nhiều nguyênnhân, trong đó có nguyên nhân về biện pháp giáo dục trẻ ở trường mầm non.
- Nếu sử dụng đồng bộ các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổitheo hướng xây dựng môi trường phù hợp với các hoạt động ĐHTG, lập kế hoạch, tổchức và đánh giá các hoạt động cho trẻ tham gia trải nghiệm sử dụng TG thì KN xácđịnh và ước lượng các KTG, xác định mối quan hệ TG và thực hiện nhiệm vụ phù hợpvới TG qui định của trẻ sẽ được nâng cao.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6tuổi qua trải nghiệm.
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG5-6 tuổi qua trải nghiệm.
5.3 Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm.5.4 Tiến hành thực nghiệm các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ 5-6 tuổiqua trải nghiệm mà luận án đề xuất.
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu việc GD các kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầmnon, bao gồm:
- KN xác định và ước lượng các KTG.
- KN xác định các mối quan hệ, liên hệ về TG.- KN thực hiện hoạt động phù hợp với TG qui định.
Hoạt động GD gồm: Hoạt động học, Hoạt động chơi, Hoạt động lao động.
6.2 Khách thể khảo sát thực trạng
- Trẻ MG 5-6 tuổi: 195 trẻ.
Trang 15- Cha mẹ trẻ MG 5-6 tuổi: 195 phụ huynh có con học các lớp MG 5-6 tuổi ở 3trường MN thực hiện khảo sát.
6.3 Khách thể thực nghiệm
- Trẻ MG 5-6 tuổi: Thực nghiệm vòng 1 với 50 trẻ, thực nghiệm vịng 2 với100 trẻ (50 trẻ ở 2 nhóm DC, 50 trẻ ở 2 nhóm TN).
- Giáo viên dạy trẻ MG 5-6 tuổi: 14 GV đang dạy lớp MG 5-6 tuổi, trong đó:Trường MN1 có 6 GV, Trường MN2 có 4 GV, Trường MN3 có 4 GV.
6.4 Về địa điểm, thời gian khảo sát thực trạng, thực nghiệm
* Khảo sát thực trạng: Từ ngày 02/01/2019 đến ngày 8/3/2019 tại trường MN1(thành phố), MN2 (ven đô), MN3 (nông thôn) thuộc tỉnh Ninh Bình.
* Thực nghiệm:
- TN thăm dị: Từ ngày 11/3/2019 đến ngày 31/5/2019 tại MN2
- TN chính thức: Từ ngày 9/9/2019 đến ngày 17/01/2020 tại MN1, MN3
7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận
7.1.1 Tiếp cận hệ thống
Nghiên cứu xem xét kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong mối quan hệbiện chứng, tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các kĩ năng ĐHTG, giữa các biện pháp,các hình thức, các phương tiện GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ, các yếu tố tác động đến kĩnăng ĐHTG của trẻ.
7.1.2 Tiếp cận hoạt động
Hoạt động là con đường cơ bản để hình thành và phát triển tâm lí con người,đồng thời là nơi bộc lộ rõ nhất khả năng tâm lí của con người Kĩ năng ĐHTG củatrẻ hình thành trong hoạt động và được thể hiện qua hoạt động Nghiên cứu kĩ năngĐHTG của trẻ MG 5 - 6 tuổi phải được tiến hành qua các hoạt động GD mà GV tổchức như hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động lao động Nhà GD cần sử dụngcác hoạt động thực tiễn làm phương tiện để GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ.
7.1.3 Tiếp cận trải nghiệm
Trang 16kinh nghiệm Vì vậy, GV cần tổ chức các hoạt động phù hợp để GD các kĩ năngĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm, giúp trẻ xác định được những KTG để thực hiệnnhiệm vụ phù hợp với TG qui định.
7.1.4 Tiếp cận phát triển
Trẻ em là một thực thể đang phát triển, nghiên cứu về GD kĩ năng ĐHTGcho trẻ phải hướng tới vùng phát triển gần nhất của trẻ bằng những biện pháp GDphù hợp Những biện pháp GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm của GV tác độngđến trẻ MG 5-6 tuổi, giúp các kĩ năng ĐHTG của trẻ thay đổi phù hợp với giaiđoạn phát triển của trẻ.
7.1.5 Tiếp cận cá nhân
Tiếp cận cá nhân coi trẻ là chủ thể của quá trình học tập, được lựa chọn, pháttriển, tự quyết định và tự nhận thức dựa trên các tác động sư phạm hỗ trợ của GV.GV tạo dựng môi trường GD, tạo được động lực để trẻ chủ động tham gia hoạt độngnhận thức, chiếm lĩnh tri thức, phát triển kĩ năng ĐHTG.
7.1.6 Tiếp cận tích hợp
Tích hợp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi không chỉ qua các hoạtđộng của trẻ ở trường MN như hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động laođộng mà cịn tích hợp các mục đích, các nội dung GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ quamỗi hoạt động Nhà GD không thực hiện hoạt động riêng rẽ để GD trẻ kĩ năngĐHTG mà GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua quá trình hoạt động, giúp trẻ hiểu về TG,cảm nhận TG và học cách quản lí TG khi thực hiện hoạt động.
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2.1.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp lí thuyết
Sưu tầm, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến GD kĩ năng ĐHTG,GD qua trải nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó xác định tổng quan nghiên cứucơ sở lí luận của việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm.7.2.1.1 Phương pháp so sánh
Trang 177.2.1.1 Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hố lí thuyết
Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án được hệ thống hóa, khái quáthóa thành những quan điểm chung, những vấn đề được xem là bản chất, cốt lõinhằm xác định cơ sở để xây dựng khung lý thuyết, khảo sát thực trạng, đề xuất vàthực nghiệm biện pháp GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi.
7.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học: GD trẻ em,tâm lí trẻ em, sinh lí trẻ em…, thơng qua các buổi đàm thoại, xêmina từ đó tiếp thunhững kinh nghiệm, sự phân tích của họ để làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu: biểuhiện kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi, quá trình hình thành kĩ năng ĐHTG củatrẻ MG 5-6 tuổi, tổ chức GD qua trải nghiệm; mục tiêu, nội dung, phương pháp,hình thức, phương tiện GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi.7.2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến GV dạy lớp trẻ MG 5-6 tuổi nhằm tìm hiểunhận thức, kinh nghiệm GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ qua trải nghiệm.
7.2.2.3 Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát trẻ trong các hoạt động GD ở trường MN, ghi chép để đánhgiá về kĩ năng xác định KTG, sử dụng từ chỉ mối quan hệ TG, lựa chọn hành độngvà điều chỉnh việc thực hiện hành động phù hợp với TG qui định.
Quan sát hoạt động dạy trẻ MG 5-6 tuổi ĐHTG của GV để đánh giá việc sửdụng các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ và đánh giá qui trình tổ chức hoạtđộng giáo dục trẻ qua trải nghiệm của GV.
7.2.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
Trang 18Thực nghiệm các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trảinghiệm với trẻ nhóm TN, với trẻ nhóm DC giáo viên sử dụng các biện pháp GDthông thường đang thực hiện ở trường mầm non
7.2.2.6 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Tiến hành nghiên cứu 3 trường hợp trẻ MG 5-6 tuổi thông qua quan sát 3 trẻ(trong tổng số 75 trẻ ở 3 nhóm thực nghiệm) tại trường MN; trao đổi với GV, vớicha mẹ trẻ; nghiên cứu tiểu sử nhằm phác thảo chân dung tâm lý trẻ một cách rõ nétvề biểu hiện kĩ năng ĐHTG Các trẻ này được lựa chọn ngẫu nhiên theo nhóm trẻcó kĩ năng ĐHTG ở mức độ cao, mức độ trung bình và mức độ thấp.
7.2.3 Phương pháp xử lí số liệu
Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu thu được nhằm đánh giákết quả điều tra thực trạng và kết quả thực nghiệm.
8 Những luận điểm bảo vệ
8.1 Trẻ MG 5-6 tuổi có thể nhận biết về các KTG, mối quan hệ TG diễn ra sựkiện, từ đó xác định TG để lựa chọn nhiệm vụ, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ vàđiều chỉnh tốc độ thực hiện nhiệm vụ phù hợp với KTG qui định.
8.2 Từ việc trải nghiệm thời lượng (TL) của các KTG, trẻ biết cảm nhận TG,hình thành các kĩ năng ĐHTG bao gồm: ước lượng TG, xác định các mối liên hệ vàmối quan hệ TG; thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định
8.3 Quá trình GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường MN đượcthực hiện qua việc xây dựng môi trường GD, tổ chức và đánh giá các hoạt độngGD cho trẻ trải nghiệm kĩ năng ĐHTG theo qui trình: trải nghiệm thực tế, chia sẻkinh nghiệm, rút kinh nghiệm, vận dụng kinh nghiệm vào tình huống mới.
9 Đóng góp mới của luận án
9.1 Bổ sung và làm phong phú thêm lí luận về GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ quatrải nghiệm, biểu hiện kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi.
Trang 199.3 Các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệmđược đề xuất là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GV;GV có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp này ở trường MN để nâng cao hiệu quảGD kĩ năng ĐHTG cho trẻ.
10 Cấu trúc luận án
Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các cơng trình liên quanđến luận án đã cơng bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận ángồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năngđịnh hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm
Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi qua trải nghiệm
Chương 3: Biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi qua trải nghiệm
Trang 20Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬNGIÁO DỤC KĨ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIANCHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.1.1.1 Những nghiên cứu về sự định hướng thời gian của con người
Có nhiều quan niệm khác nhau về TG nhưng dù ở góc độ tâm lý, tơn giáo, vậtlý thì các nghiên cứu về TG đều thống nhất về thuộc tính của nó bao gồm: tínhvĩnh cửu và vô tận cả về quá khứ lẫn tương lai, tính trình tự theo một chiều từ qkhứ đến hiện tại rồi đến tương lai [2., tr.188], tính chu kỳ, liên tục và không đảongược của TG [27., tr 50], tính khách quan [2., tr 142] và tính trừu tượng [26., tr.116] Quan điểm về khả năng ĐHTG của con người có sự thay đổi như sau:
Các nhà triết học duy tâm như Platon, Heraclitus không thừa nhận sự tồn tạikhách quan của TG, coi TG như một sự trống rỗng, chỉ tồn tại trong ý niệm của conngười, nhận biết của con người về TG là do kinh nghiệm chủ quan của cá nhân chứkhông phải là sự phản ánh hiện thực khách quan, gọi là TG tâm lí.
Trên cơ sở khoa học tự nhiên, G Galileo, I.S Newton [97.], A Einstein [72.]… cùng khẳng định sự tồn tại khách quan, gắn liền với thế giới vật chất của TG,con người có thể nhận biết TG, TG tâm lí có sự khác biệt nhất định với TG vật lí,việc nhận biết về TG phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương tiện đo TG, tốc độ dichuyển hoặc hoạt động của quan sát viên khác nhau cho kết quả nhận biết khácnhau về TG… con người chỉ nhận biết được TG qua các sự vật, hiện tượng.
Triết học duy vật biện chứng khẳng định tính khách quan của TG và khả năngnhận biết TG của con người, là cơ sở nhận thức của con người về TG.
Trang 211.1.1.2 Những nghiên cứu về kĩ năng định hướng thời gian của trẻ MG 5-6 tuổi
Một số nhà khoa học cho rằng sự ĐHTG ở trẻ diễn ra tương đối muộn và khó
khăn [28., tr 21] song M Knaus [94.], [95.] cho rằng tuy TG trừu tượng nhưng trẻMN có thể nhận biết về TG Tác giả D Sylvie cho rằng trẻ từ giai đoạn sơ sinh đãcó thể cảm nhận và phân biệt các KTG khác nhau [104.] Theo D Casasanto, các từchỉ TG ở trẻ có nguồn gNHốc từ các từ chỉ không gian [64.]… D.M Penkova chorằng trẻ 1-3 tuổi bắt đầu sử dụng các từ chỉ TG; trẻ cảm nhận TG thông qua nhữngdấu hiệu và hành động cụ thể gián tiếp trong sinh hoạt Trẻ 3 đến 5 tuổi quan tâmđến các thước đo về TG, trình tự, KTG của các đơn vị TG Trẻ 5 đến 6 tuổi nhạycảm với sự cảm nhận về TG, có thể kiểm sốt cảm giác TG [112.] Các nhà giáodục T.D Richterman và Đỗ Thị Minh Liên [26., tr 25] đều cho rằng trẻ MG 5-6tuổi có thể cảm nhận được TL của các đơn vị TG như 1; 3; 5; 10 phút, nửa giờ; cóthể thực hiện nhiệm vụ trong TG qui định… [119.] Nhà GD Nguyễn Ánh Tuyếtcũng cho rằng trẻ có khả năng ước lượng KTG [48., tr 272] Như vậy, kĩ năngĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi gồm: nhận biết các KTG, ước lượng TG, sử dụng các từchỉ TG, thực hiện nhiệm vụ trong TG qui định Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưachỉ rõ về KN sử dụng lời nói mơ tả các mối liên hệ và quan hệ TG nên luận án bổsung làm rõ biểu hiện này trong KN ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi.
Nghiên cứu về đặc điểm kĩ năng ĐHTG của trẻ: Các nhà khoa học như F.
Trang 22phân biệt và lặp lại các KTG khác nhau với độ chính xác cao hơn cịn người lớn có
xu hướng đánh giá quá dài KTG diễn ra tác động [67.] A.T Katharine và B David
đề cao vai trò của trực quan đối với việc hình thành khái niệm TG [85.] Việc pháttriển KN ĐHTG ở trẻ chịu sự chi phối của xúc cảm, tình cảm [60.], [67.], [92.].
Theo G Mioni, sự nhận biết về TG của trẻ còn mang nặng cảm tính và dựavào kinh nghiệm chủ quan [77.] Nhà GD V.Evans [70.] và Heron J [91.] đề caokinh nghiệm cảm giác, sự phối hợp các giác quan khi nhận biết TG của trẻ Tácgiả B.B Cooper [65.]… giải thích cảm nhận chủ quan của con người làm cho TGcó thể co giãn [63.] Các nhà tâm lí như: V.X Mukhina, X.L Rubinxtein, Y.Yuki… đề cao vai trò của cảm xúc với sự nhận thức TG: cảm xúc tích cực làm conngười cảm nhận TG dường như ngắn hơn so với TL thực của nó và ngược lại[109.] Nhà GD Đỗ Thị Minh Liên cũng cho rằng tính chất của hoạt động, hứngthú, động cơ của con người đối với hoạt động, sự chú ý của con người tới TG diễnra hoạt động ảnh hưởng đến khả năng đánh giá TL của con người [28., tr 18-20].
Các nghiên cứu trên cho thấy: trẻ có thể xác định thời điểm, trình tự, tính chukì của các đơn vị TG như mùa, tháng, tuần, ngày, giờ, phút… và sử dụng các từ chỉđơn vị TG, từ chỉ mối quan hệ về chiều TG như “hôm qua”, “hôm nay”, “ngàymai”, trẻ cũng khả năng xác định các KTG ngắn, ví dụ KTG tính bằng phút Tuyvậy, các nghiên cứu trên chưa chỉ ra cụ thể đặc điểm phát triển các KN nhận biếtmối quan hệ TG diễn ra các sự kiện, KN lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, rút kinhnghiệm và vận dụng kinh nghiệm vào việc thực hiện nhiệm vụ mới trong TG quiđịnh Do vậy, luận án kế thừa những thành tựu đã có và tiếp tục nghiên cứu quátrình GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi theo hướng tiếp cận trải nghiệm.
Nghiên cứu về vai trò của kĩ năng ĐHTG với sự phát triển của trẻ MG: Các
Trang 23tâm hồn [11.] Ngoài ra, dạy trẻ ĐHTG giúp trẻ thích nghi với cộng đồng, khả nănglưu giữ TG giúp trẻ cảm nhận được TG trơi qua có ý nghĩa hơn [63.], [65.] Tác giảĐỗ Thị Minh Liên cho rằng GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ ngay từ nhỏ giúp trẻ thíchứng với mơi trường học tập và cuộc sống hiện đại [28., tr 7] Tác giả Nguyễn ÁnhTuyết cũng cho rằng việc ĐHTG góp phần chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường phổthông, là điều kiện quan trọng để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng và sự phát triển trí tuệcủa trẻ, góp phần hình thành ở trẻ phong cách công nghiệp…[51.] Như vậy, cácnghiên cứu này đều đánh giá cao vai trò của TG đối với sự phát triển nhận thức vàkĩ năng sống của trẻ, giúp trẻ quan tâm đến TG, bước đầu sử dụng TG hợp lí hơn.
Các cơng trình nghiên cứu về kĩ năng ĐHTG đã khẳng định sự phát triển kĩnăng ĐHTG diễn ra trong suốt cuộc đời; trẻ MN có thể nhận biết TG ngay từ lọtlòng; sự ĐHTG của trẻ cịn mang tính chủ quan, KN ĐHTG quan trọng đối với sựphát triển nhận thức và KN sống của trẻ…Tuy nhiên, các cơng trình trên ít đề cậpđến KN sử dụng lời nói mơ tả mối quan hệ TG, KN lập kế hoạch và thực hiệnnhiệm vụ trong TG qui định, rút kinh nghiệm và vận dụng kĩ năng ĐHTG vào tìnhhuống mới Do vậy, luận án kế thừa những thành tựu của các nghiên cứu trên và bổsung, hệ thống hoá những KN thành phần trong các kĩ năng ĐHTG ở trẻ.
1.1.2 Nghiên cứu về giáo dục qua trải nghiệm
1.1.2.1 Nghiên cứu về bản chất của việc GD qua trải nghiệm
Các nhà GD T.E Tlegenova [120.] và A.A Guseinov [114.] cho bản chất củatrải nghiệm là quá trình hoạt động tích cực của con người với thế giới để thu thậpkinh nghiệm Các tác giả như: D Kolb [86.], J Dewey, K Lewin, W James, CarlJung, F Paulo, R Carl và P.F Mary [56.] đều cho rằng qua trải nghiệm thực tế,người học tạo ra tri thức, kinh nghiệm mới từ những kinh nghiệm, kiến thức đã có
Trang 24tạo ra kinh nghiệm cho bản thân Đây là quan điểm mang tính chỉ đạo để luận án
nghiên cứu về việc GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi
1.1.2.2 Nghiên cứu về vai trò của trải nghiệm với giáo dục nhận thức cho trẻ em
Các tác giả như: Aristoteles, X.L Rubinstein [1., tr 18], P.Ia Galpêrin [1., tr.22] đều khẳng định sự trải nghiệm thực tế cuộc sống sẽ hình thành và phát triển cácquá trình và các thuộc tính tâm lí của người, coi trải nghiệm là cơ sở, là cội nguồncủa nhận thức Các tác giả như: Hoàng Anh [1., tr.30], Hoàng Thị Oanh [31., tr 22],Nguyễn Ánh Tuyết [49.], [47.], Nguyễn Thị Hoà [12., tr 53] đều cho rằng hoạtđộng là cơ sở hình thành và phát triển nhân cách trẻ, việc tổ chức các hoạt động GDgiúp phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ cho trẻ Vụ GDMN quan tâm cho trẻđược tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm để phát triển hài hoà cả thể chấtlẫn tâm lí [3.], [4.] Tác giả Hồng Thị Phương cho rằng nền tảng của nhận thức làviệc trải nghiệm với các sự vật, hiện tượng [34., tr 33-41] và nêu bốn ưu thế củaGD theo hướng trải nghiệm đối với việc GD trẻ MN là thực hiện mục tiêu phát triểnnăng lực cho trẻ, tích hợp nội dung GD trẻ, tạo cơ hội để sử dụng các phương phápGD tích cực và phối hợp các lực lượng GD [36., tr.12-14] Các nhà GD nhưR.O.Borisovna [111.], T.D Richterman [119.].… đều khẳng định vai trò quan trọngcủa trải nghiệm đối với việc hình thành và phát triển năng lực cảm nhận TG
Các cơng trình đều đã khẳng định vai trị của trải nghiệm đối với sự phát triểnnhận thức của trẻ Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động cho trẻ MG 5-6 tuổi trảinghiệm KN nhận biết và ước lượng TG sẽ giúp trẻ quan tâm hơn đến yếu tố TG khithực hiện hoạt động và bước đầu sử dụng TG hợp lí hơn trong hoạt động.
1.1.2.3 Nghiên cứu về mơ hình giáo dục qua trải nghiệm
Trang 25tính khái quát, phù hợp với mọi đối tượng người học nhưng chưa hoàn toàn phù hợpvới trẻ MN, nhất là giai đoạn “quan sát suy ngẫm” và “khái niệm hố” Nhà GDHồng Thị Phương đã kế thừa sáng tạo mơ hình của D.Kolb và căn cứ vào đặc điểmcủa trẻ MN, hoạt động GD trẻ MN để xác định qui trình 4 giai đoạn GD dựa vàotrải nghiệm phù hợp với GDMN Luận án sử dụng quan điểm về mơ hình GD quatrải nghiệm gồm: “Trải nghiệm thực tế, Chia sẻ kinh nghiệm, Rút ra kinh nghiệmcho bản thân, Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống” [36., tr 11].
Các nghiên cứu trên đã làm rõ bản chất của trải nghiệm, của việc học qua trảinghiệm và khẳng định vai trò quan trọng của trải nghiệm với sự phát triển nhận thứccủa trẻ Qui trình GD qua trải nghiệm cho trẻ MN được xây dựng theo qui trình họcqua trải nghiệm của D Kolb Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa làm rõ vai trò củatrải nghiệm với sự phát triển các KN ĐHTG ở trẻ MG 5-6 tuổi Do vậy, luận án bổsung về vai trò của trải nghiệm với việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 5-6 tuổi vàxác định qui trình 4 bước GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi.
1.1.3 Những nghiên cứu về quá trình giáo dục kĩ năng định hướng thời gian quatrải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi
Tác giả A.M Lêusina cho rằng việc GD trẻ kĩ năng ĐHTG là một quá trìnhphức tạp song có thể thực hiện được [25.] Q trình GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ quatrải nghiệm bao gồm:
1.1.3.1 Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục kĩ năng định hướng thời gian qua trảinghiệm cho trẻ
Các nhà giáo dục R.O Borisovna [111.], T.D Richterman xác định mục tiêucủa việc dạy trẻ nhận thức về TG gồm: học cách xác định, đo lường TG, biểu thịchính xác TG trong lời nói, cảm nhận KTG để điều chỉnh và lập kế hoạch hoạt độngkịp thời, thay đổi tốc độ hoạt động cho phù hợp TG qui định tạo cơ sở cho sự pháttriển của các đặc điểm nhân cách như tính tổ chức, điềm tĩnh, mục đích, chính xáccần thiết cho trẻ khi học tập ở trường và trong cuộc sống hàng ngày [119.].
Trang 26phù hợp với TG, biết tôn trọng và sử dụng TG trong cuộc sống Tuy nhiên, quanđiểm trên còn thiếu mục tiêu về GD trẻ xác định các mối quan hệ, liên hệ về TG,biết rút kinh nghiệm và định hướng vận dụng kinh nghiệm điều chỉnh tốc độ thựchiện nhiệm vụ vào tình huống mới Do vậy, luận án kế thừa ưu điểm và bổ sungthơng tin vào mục đích GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi.
1.1.3.2 Nghiên cứu về nội dung giáo dục kĩ năng định hướng thời gian qua trảinghiệm cho trẻ
Các nhà nghiên cứu như: J Piaget [101.], [102.], K Marianne đều quan tâmdạy trẻ KN nhận biết trình tự TG, KN đo lường TG với các đơn vị đo, gắn biểutượng năm với tuổi của trẻ, điều chỉnh “TG tâm lí” G.Lou [81.] và M Knaus [95.]chú trọng việc dạy trẻ sử dụng từ chỉ đơn vị TG như giây, phút, giờ, F Tinelliquan tâm dạy trẻ KN ước lượng TG [74.] T Hannah khuyến khích trẻ nói về TGvì: “Từ ba tuổi, trẻ có thể sắp xếp một chuỗi các sự kiện và đo lường các KTG ngắntheo những cách đơn giản", cịn Chương trình Tốn học Quốc gia của Anh cho rằngtrẻ chính thức được dạy về TG từ 5 hoặc 6 tuổi vì trẻ cần có khả năng ước lượng vàđọc TG chính xác đến từng phút [123.] Các nhà GD Đỗ Thị Minh Liên [26., tr 50],A.M Lêusina [25.]… đều quan tâm dạy trẻ các đơn vị đo TG, trình tự và tính lnchủn của TG, các từ chỉ TG; so sánh, đo lường TG với việc sử dụng dụng cụ đoTG cho trẻ; việc dạy trẻ các mối liên hệ, mối quan hệ TG [49., tr 272], [26., tr 25] Chương trình GDMN nước ta xác định nội dung dạy trẻ MG 5-6 tuổi ĐHTGgồm: Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa; Sự thay đổitrong sinh hoạt của con người, con vật và cây cối theo mùa; Sự khác nhau giữa ngàyvà đêm, mặt trời, mặt trăng [4., tr 38], [3., tr 37]; Nhận biết hôm qua, hôm nay,ngày mai; gọi tên các thứ trong tuần [4., tr 40], [3., tr 39], chưa có nội dung GD trẻđịnh hướng các KTG ngắn Tuy nhiên, một số chương trình GDMN ở nước ngoàiđã quan tâm GD trẻ MG 5-6 tuổi cảm nhận và sử dụng các KTG, cụ thể:
Các chương trình GDMN ở Nga như Chương trình “Uốn dẻo nhịp nhàng”
(Rhythmic Mosaic) cho trẻ MG quan tâm phát triển sự cảm nhận TG, hình thành
Trang 27(Программе воспитания и обучения в детском саду) cho trẻ làm quen với phép
đo KTG (1; 3; 5; 10 phút), rèn luyện nhận thức về TG tuyến tính, khả năng hồnthành cơng việc đúng TG khi có và khơng có đồng hồ [112.]; Chương trình "Chìa
khóa vàng" (Золотой ключик) dạy trẻ làm quen với đồng hồ kim, đồng hồ cát
qua trò chơi giúp trẻ phân biệt đồng hồ, biết cấu tạo và ý nghĩa đo TG của đồng hồ;dạy trẻ học cách ước lượng TG để định hướng trong KTG là 1-5 phút [118.; tr.110]
Chương trình GDMN của Úc quan tâm nội dung dạy trẻ so sánh tốc độ, sosánh TL diễn ra các sự kiện; hướng dẫn trẻ sử dụng các từ chỉ TG: tiếp theo, trướcđó, sau đó, bây giờ, nhanh, chậm, các phút, các giờ, các ngày,…[93], [95., tr 55];sử dụng đồng hồ bấm giờ hoặc đồng hồ cát để trẻ xác định TL [94, tr 59].
Chương trình GDMN ở Anh quan tâm việc cho trẻ sử dụng đồng hồ bấm giờ,
đồng hồ cát… để tính giờ, xác định TG; ước lượng KTG tính bằng phút [123.].
Như vậy, việc GD trẻ MG 5-6 tuổi định hướng về các KTG tính bằng phút phùhợp với khả năng nhận thức của trẻ, GV có thể thực hiện để GD trẻ.
Các nghiên cứu trên đã đề cập đến các nội dung dạy trẻ ĐHTG như: đo lườngTG, ước lượng TG, dùng từ chỉ TG Một số nghiên cứu có nhắc đến việc dạy trẻ vềmối quan hệ TG, nhưng không nêu rõ là mối quan hệ bằng nhau về TG, mối quanhệ hơn – kém về TG hay mối quan hệ hơn nhất về TG Luận án kế thừa các nộidung trên và tập trung nghiên cứu vào nội dung GD trẻ MG 5-6 tuổi KN nhận biếtTL của những KTG ngắn có theo dõi đồng hồ, ước lượng TG, xác định mối liên hệ,mối quan hệ TG diễn ra các sự kiện trong TG; lựa chọn hành động, lập kế hoạch vàthực hiện điều chỉnh tốc độ để hoàn thành nhiệm vụ trong TG qui định; rút kinhnghiệm để vận dụng vào tình huống mới theo quan điểm GD qua trải nghiệm.
1.1.3.3 Nghiên cứu về phương pháp, biện pháp giáo dục kĩ năng định hướng thờigian qua trải nghiệm
Có nhiều nghiên cứu về những phương pháp GD trẻ ĐHTG khác nhau:
Về phương pháp trực quan, các nhà GD gồm A Angrilli [62.], G Lou [81.],
Trang 28kim giúp trẻ biết đo lường để sử dụng đúng TG T Szecsi sử dụng đồng hồ cát,đồng hồ nước để giúp trẻ nhận biết các KTG tính bằng phút; để đồng hồ ngang tầmmắt của trẻ giúp trẻ xác định và đo TL; sử dụng các từ chỉ TG giúp trẻ phát triểnnhận thức về KTG [106.] Các nhà GD Anh khuyến cáo cho trẻ dùng đồng hồ bấm
giờ để tính giờ giúp trẻ dễ biết TG hơn [123.] Như vậy, các nhà GD coi đồng hồ là
phương tiện quan trọng, cần cho trẻ tìm hiểu và tập sử dụng đồng hồ để ĐHTG
Về phương pháp dùng lời, A.T Katharine [85.] cho rằng cần dạy trẻ MG nhận
biết và dùng từ chỉ TG Theo P Desk, cần giải thích khái niệm TG bằng cách đọcsách, dạy trẻ đếm đến 60, cùng trẻ đọc những cuốn sách về TG như “Đồng hồ đeotay”, “Kể về TG”, giải thích kim giờ, kim phút trên đồng hồ, chỉ cho trẻ cách xácđịnh chuyển động của kim phút và dạy trẻ cách đọc số phút [124.] Theo C.Copriviza, nên cho trẻ đếm đến 60 để biết TG, đếm các nhóm 5, hiểu nhóm 5 đểtính TG dễ hơn… Dạy trẻ về phút thì cần giải thích nghĩa kép của con số, ví dụ số 1cũng là 5 phút – với kim phút, 5 giây với kim giây; giải thích vai trò của kim phút:giữ yên kim giờ, dịch kim phút vào mỗi số và nói số phút [122.]
Về phương pháp thực hành, phần lớn các nhà GD quan tâm sử dụng trò chơi
để dạy trẻ nhận biết TG, điển hình là W Grace với các trị chơi dạy trẻ biết giờ,cách di chuyển kim theo giờ và phút trên mơ hình đồng hồ để dạy trẻ về TG trênđồng hồ [82.]; C Copriviza dùng các trò chơi dạy trẻ xác định các KTG tính bằngphút có sử dụng đồng hồ [122.]; D Casasanto cho rằng trẻ 4-6 tuổi đã có khả năngĐHTG qua việc thực hiện nhiệm vụ trị chơi trên máy tính [64.]; nhà GD Anh vớitrị chơi giúp trẻ đo TG như: sử dụng bộ hẹn giờ, chơi trò chơi bảng với đồng hồ cáttừ 5 lần để rèn kĩ năng ước lượng TG, cho trẻ chơi trò “Làm đồng hồ của riêngbạn”, “Kể giờ ” [123.] Các nhà GD như: Đinh Văn Vang [54.], Nguyễn Thị Hoà[12.], [14.], Khắc Trung – Bích Thuỷ [45.] cũng quan tâm sử dụng trò chơi để GDtrẻ.
K Marianne coi trọng hoạt động trải nghiệm kết hợp dùng các từ ngữ chỉ TG[94.], nhà GD Đỗ Thị Minh Liên cho trẻ trải nghiệm độ dài TG, luyện tập khả năng
Trang 29nghiệm theo qui trình mà dừng lại ở việc cho trẻ tham gia hoạt động có theo dõi TGđể cảm nhận trực tiếp TL, hình thành phản xạ với TG [28., tr 52-80] J Piaget cho
trẻ làm thí nghiệm để nhận biết TL và tốc độ nước chảy [101.], [66.], [69.] Cùng
với quan điểm của các tác giả Hồ Lam Hồng [16.] và Nguyễn Thanh Thuỷ [43.], VũThị Diệu Thuý sử dụng các thí nghiệm [40., tr.11-33] và trò chơi dân gian [41.] giúptrẻ phát triển các kĩ năng ĐHTG.
Như vậy, các nhà GD đã sử dụng nhiều phương pháp GD trẻ ĐHTG; coi trọngsử dụng đồng hồ để trẻ nhận biết TL; sử dụng lời nói giúp trẻ hình thành các kháiniệm TG; sử dụng trị chơi, thí nghiệm, trải nghiệm cho trẻ ĐHTG Tuy nhiên, cácnghiên cứu trên chưa chú trọng việc giúp trẻ dùng lời nói diễn đạt về các mối liênhệ, mối quan hệ TG, chưa hướng dẫn GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ theo qui trình trảinghiệm phù hợp Vì vậy, luận án kế thừa các thành tựu của những nghiên cứu trênvà bổ sung các biện pháp GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi.
1.1.3.4 Nghiên cứu về hình thức giáo dục kĩ năng định hướng thời gian qua trảinghiệm cho trẻ
Trang 30động học làm quen với toán mà chưa sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt độngkhác như giờ học khác, hoạt động khác ngoài giờ học Nhà GD Trần Thị Hằng gợi ýGD trẻ ĐHTG qua các giờ khám phá khoa học, làm quen văn học… [8.].
Như vậy, các nghiên cứu trên đã sử dụng phong phú hình thức GD trẻ ĐHTGnhưng chưa định hướng việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ theo qui trình GD qua trảinghiệm, mới dừng lại ở việc cho trẻ trải nghiệm thực tế KTG diễn ra sự kiện để xácđịnh TL của KTG đó, lập kế hoạch và thực hiện hành động phù hợp với TG quiđịnh nhưng chưa quan tâm cho trẻ chia sẻ kinh nghiệm, rút kinh nghiệm về việc xácđịnh TL, xác định các mối quan hệ, mối liên hệ về TG hay sử dụng tốc độ hoạt độngphù hợp…
1.1.3.5 Nghiên cứu về việc đánh giá kĩ năng nhận thức và sử dụng thời gian của trẻ
E.B Jane sử dụng các bài tập khảo sát kĩ năng ĐHTG của trẻ với công cụ làđồng hồ cát và cho rằng trẻ dành nhiều TG cho các hoạt động do trẻ khởi xướnghơn so với hoạt động do GV hướng dẫn [84.] D.M Penkova xác định các chỉ sốđánh giá nhận thức của trẻ MG 5-6 tuổi về TG vật lí, TG tâm lí và TG nghệ thuậtvới 3 mức độ: mức độ ĐHTG mang tính tự phát, mức độ ĐHTG mang tính tìnhhuống và mức độ ĐHTG mang tính ổn định; từ đó bà xây dựng các bài tập để đánhgiá mức nhận thức về TG của trẻ MGL [112.] Nhà tâm lý T Mishina sử dụng tiêuchí đánh giá sự phát triển tư duy của trẻ bao gồm tốc độ thực nhiệm nhiệm vụ trongKTG ngắn mà sự chênh lệch giữa các mức của thang đánh giá tính bằng 15 giây[113.] Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa nêu tiêu chí đánh giá KN xác định mốiliên hệ, mối quan hệ TG, KN lập kế hoạch, KN rút kinh nghiệm và vận dụng kinhnghiệm vào tình huống khác Luận án kế thừa các công bố trên và bổ sung tiêu chícho phù hợp với việc đánh giá kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi qua trải nghiệm.
Trang 31hình thức GD và đánh giá kĩ năng ĐHTG cho trẻ nhưng chưa quan tâm giúp trẻdùng lời nói diễn đạt về các mối liên hệ, mối quan hệ TG, chưa định hướng thựchiện các hình thức GD kĩ năng ĐHTG theo qui trình GD qua trải nghiệm.
Nghiên cứu tổng quan về vấn đề GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻMG 5-6 tuổi cho phép rút ra những kết luận sau: Trẻ MG 5-6 tuổi có thể biết cácthước đo TG và ước lượng TG, sử dụng các từ chỉ TG và mối liên hệ, mối quan hệTG, lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ trong KTG phù hợp Kĩ năng ĐHTG quantrọng với sự phát triển của trẻ Bản chất của GD qua trải nghiệm là GV tạo mơitrường và có kế hoạch tổ chức hoạt động GD cho trẻ trải nghiệm để tạo ra kinhnghiệm ĐHTG, biết quan tâm đến TG khi thực hiện nhiệm vụ Quá trình GD kĩnăng ĐHTG cho trẻ gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và phươngtiện GD, đánh giá kĩ năng ĐHTG cho trẻ Những nghiên cứu trên là điểm tựa cho cơsở lí luận về GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ MG 6 tuổi qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi Tuy vậy, các nghiên cứu trên ít đề cập đến KN mơ tả các mối liên hệ, mốiquan hệ TG; KN lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm và vận dụngkinh nghiệm về việc thực hiện nhiệm vụ trong TG qui định vào tình huống mới;chưa nêu vai trị của trải nghiệm với sự phát triển KN ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi;chưa làm rõ hình thức GD kĩ năng ĐHTG theo qui trình trải nghiệm Do vậy luận ánkế thừa các nghiên cứu trên và bổ sung làm rõ quá trình GD kĩ năng ĐHTG qua trảinghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi.
1.2 Kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Không gian và TG gắn liền với vật chất, là phương thức tồn tại của vật chấtsong trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ tìm hiểu về phạm trù TGđể GD kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm cho trẻ MG 5-6 tuổi.
1.2.1 Khái niệm về kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.2.1.1 Thời gian
Trang 32mặt dài ngắn, nhanh chậm của nó; 3 KTG trong đó diễn ra sự việc từ đầu cho đếncuối [33., tr 923] Triết học Mác - Lê nin cho rằng “TG là hình thức tồn tại của vậtchất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình” [2., tr 142].
Xét trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng tôi cho rằng: TG
là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó vật chất vận động và phát triểnliên tục, không ngừng bắt đầu từ một thời điểm, theo một trình tự từ quá khứ đếnhiện tại rồi đến tương lai và kết thúc ở một thời điểm, do vậy nó diễn ra với một tốcđộ trong một thời lượng nhất định.
TG có các dấu hiệu cơ bản sau: Thời điểm là mốc TG, là khoảnh khắc TG gắn
với một sự kiện, hiện tượng nào đó, từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc cho
ta biết KTG diễn ra hành động, sự kiện, hiện tượng Thời lượng là số lượng TG
được xác định bằng phần bắt đầu và kết thúc một sự kiện [61.] Mỗi sự kiện, hiện
tượng, hành động đều diễn ra với một tốc độ nhất định trong TG giúp con người
ĐHTG của sự kiện, hiện tượng đó.
Theo Từ điển tiếng Việt, “khoảng” là: 1 Phần không gian hoặc TG được giới hạn mộtcách đại khái; 2 Độ dài không gian hay TG nói theo ước lượng, khoảng độ [33., tr 487]
Từ các khái niệm “khoảng”, “TG”, luận án xác định khái niệm KTG như sau:
KTG là phần TG được giới hạn từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc một sự việc KTG
biểu thị bằng các đơn vị đo TG như: giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, mùa, năm
1.2.2.2 Định hướng thời gian
Khái niệm về “định hướng” có nhiều cách hiểu khác nhau Các tác giả HoàngPhê và Việt Tân đồng quan điểm cho rằng: “Định hướng nghĩa là xác định phươnghướng” [37., tr 325]
ĐHTG bao gồm định vị TG diễn ra các sự vật, hiện tượng và định lượng TG
diễn ra các sự vật, hiện tượng, trong đó: Định vị TG gồm xác định thời điểm và trìnhtự diễn ra sự kiện và hiện tượng, đây chính là việc định hướng thời điểm; định
lượng TG gồm xác định TL diễn ra sự kiện, tức là xác định KTG được đo bằng các
Trang 33Khái niệm ĐHTG trong luận án được xác định: ĐHTG là quá trình cảm nhận
thời gian diễn ra sự kiện từ mơi trường bên ngồi vào trong ý thức con người, giúpcon người ước lượng được TG, xác định mối quan hệ TG diễn ra các sự kiện, từ đóthực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định
1.2.2.3 Kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Kĩ năng (skill)
Từ điển của Hoàng Phê cho rằng: KN là khả năng vận dụng những kiến thứcđã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế [33., tr 644] Theotừ điển Oxfort [127.], KN là khả năng để làm tốt một công việc nào đó thường cóđược qua đào tạo hoặc kinh nghiệm Theo Nguyễn Lân, KN là khả năng vận dụngnhững kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế [23., tr 517].Vũ Ngọc Khánh cho rằng: KN là loại hành động có ý thức, dựa vào sự hiểu biết vềcách thức tiến hành cơng việc nào đó, đó là giai đoạn trung gian giữa tri thức và kĩxảo trong quá trình nắm vững một phương thức hành động KN hình thành do luyệntập hay bắt chước [20.] Theo nhà tâm lí Đặng Thành Hưng: KN là một dạng hànhđộng được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động vànhững điều kiện sinh học - tâm lí khác của cá nhân như nhu cầu, tình cảm, ý chí,tính tích cực cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặcmức độ thành cơng theo chuẩn hay qui định [18., tr 25-28]
Các định nghĩa về KN chia thành hai quan điểm cơ bản sau: Thứ nhất, KNđược coi là mặt kỹ thuật của thao tác, của hành động hay hoạt động, đại diện chotrường phái này là Ph.N Gônôbôlin, V.A Krutretxki [1., tr 95] Thứ hai, KNkhông đơn thuần là kĩ thuật của hành động mà biểu hiện về năng lực của con người,quan niệm này về KN có tính ổn định, mềm dẻo, linh hoạt và có mục đích hơn [1.,tr 96-98], đại diện cho quan điểm này là N.D Lêvitov [24.], V.V Bơgxloxki, K.K.Platơnơv, Nguyễn Ánh Tuyết, Hồng Thị Phương [35., tr 198], Nguyễn Quan Uẩn
Trang 34quả; cấu trúc thành phần của kĩ năng gồm có các nhóm KN [53., tr.75] Hai quan
điểm về KN trên đây không phủ định nhau mà khác nhau ở phạm vi triển khai củaKN hành động trong những tình huống khác nhau [1., tr 99].
Chúng tơi coi KN không chỉ chỉ đơn thuần là mặt kĩ thuật hành động mà nócịn là biểu hiện của năng lực cá nhân, đòi hỏi sự tham gia của nhận thức, thái độ.
Vậy, KN là một năng lực thực hiện có hiệu quả hành động trên cơ sở biết tri thức,
phương thức thực hiện hành động và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm phù hợp vớiđiều kiện hoàn cảnh của con người KN thể hiện ở tính đúng đắn, tính thành thạo,
tính linh hoạt và tính hiệu quả của việc triển khai hành động trong thực tiễn; đây làtiêu chuẩn để xác định mức độ phát triển của KN.
- Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi
Từ các khái niệm “kĩ năng”, “ĐHTG” chúng tôi xác định khái niệm kĩ năng
ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi như sau: Kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 t̉i là năng
lực thực hiện có hiệu quả hành động ĐHTG trong đó trẻ xác định được KTG diễnra sự kiện, mối liên hệ và quan hệ TG diễn ra các sự kiện để lựa chọn và thực hiệnnhiệm vụ phù hợp với TG qui định.
1.2.2 Các kĩ năng thành phần thuộc kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi
Trang 35vụ, thực hiện nhiệm vụ trong TG qui định Từ những nghiên cứu trên, luận án xácđịnh các KN thành phần thuộc kĩ năng ĐHTG của trẻ MG 5-6 tuổi như sau:
1.2.2.1 Kĩ năng xác định và ước lượng các khoảng thời gian
KN xác định các KTG và mối quan hệ TG bao gồm các biểu hiện sau:- Kĩ năng xác định KTG, bao gồm:
+ Xác định được KTG diễn ra sự kiện: Trẻ biết xác định thời điểm bắt đầu vàthời điểm kết thúc sự kiện trên dụng cụ đo TG, ví dụ xác định vị trí của các kimđồng hồ để xác định TL và diễn đạt bằng lời nói về TL của KTG diễn ra sự kiện đó.
+ Chỉ được dấu hiệu của KTG đã diễn ra sự kiện trên dụng cụ đo TG: Trẻ chỉđược hướng di chuyển, vị trí di chuyển từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúcsự kiện của phương tiện chỉ TG (như kim đồng hồ, mức cát, nước; tờ lịch của lịchbloc, ô ngày trên lịch để bàn, lịch tờ…) trên dụng cụ đo TG.
+ Diễn đạt bằng lời nói về dấu hiệu của TG trên dụng cụ đo TG: Trẻ dùng lờinói mơ tả hướng di chuyển, vị trí di chuyển từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kếtthúc sự kiện trên dụng cụ đo TG, ví dụ: Khi cát chảy hết từ ngăn trên xuống ngăndưới là hết 1 phút (hoặc 3 phút ); khi kim phút dịch được 1 nấc là hết 1 phút.
- KN cảm nhận và ước lượng các KTG Từ việc thực hiện nhiều lần các nhiệmvụ tạo xúc cảm khác nhau, trong đó: có nhiệm vụ trẻ khơng có hứng thú, có nhiệmvụ bình thường và tạo ít hứng thú, có nhiệm vụ dễ tạo hứng thú cho trẻ; trẻ ướclượng TL của KTG ở mỗi lần thực hiện nhiệm vụ này, từ đó trẻ dần nhận ra tínhkhách quan của TG, TG trơi qua khơng phụ thuộc vào xúc cảm của trẻ, việc ướclượng TG sẽ chính xác hơn KN này là cơ sở cho sự hình thành KN lựa chọn nhiệmvụ, thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định.
1.2.2.2 Kĩ năng so sánh và xác định mối quan hệ, mối liên hệ thời gian
Trẻ quan sát các sự kiện diễn ra trong những KTG nhất định và so sánh TGdiễn ra các sự kiện đó, mơ tả bằng lời nói về các mối quan hệ, mối liên hệ TG, gồm:
- Biết xác định mối liên hệ thời điểm: Trẻ mô tả mối liên hệ về thời điểm bằngcác từ ngữ: cùng lúc (bằng nhau), trước – sau, đầu tiên – tiếp theo – cuối cùng
Trang 36mất TG như nhau, mất ít TG hơn – mất nhiều TG hơn, mất ít TG nhất – mất nhiềuTG hơn – mất nhiều TG nhất.
- Biết xác định mối quan hệ tốc độ: Trẻ mô tả mối quan hệ tốc độ bằng các từngữ: nhanh bằng nhau, nhanh hơn – chậm hơn, nhanh nhất - chậm hơn – chậm nhất.
1.2.2.3 Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ phù hợp với thời gian qui định
KN thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định gồm các biểu hiện sau:- Biết lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ: Trẻ chọn nhiệm vụ phù hợp với TGcho phép, xác định được trình tự thực hiện nhiệm vụ, xác định tốc độ thực hiện mỗinhiệm vụ phù hợp TG qui định để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Biết điều chỉnh tốc độ thực hiện nhiệm vụ phù hợp TG qui định: Khi thựchiện các nhiệm vụ theo yêu cầu, trẻ biết thực hiện nhiệm vụ đơn giản nhất ở tốc độchậm nhất, tăng tốc độ nhanh hơn ở nhiệm vụ phức tạp hơn, tăng tốc độ nhanh nhấtở nhiệm vụ phức tạp nhất.
- Biết vận dụng kinh nghiệm về việc sử dụng TG: Sau khi thực hiện các nhiệmvụ trong TG qui định, trẻ biết nêu được lí do hồn thành hay chưa hồn thành mỗinhiệm vụ và rút ra kinh nghiệm, xác định được cách điều chỉnh tốc độ thực hiệnnhiệm vụ đó để hồn thành nhiệm vụ trong KTG qui định và vận dụng kinh nghiệmvào việc thực hiện nhiệm vụ mới, tình huống mới.
Trên đây là những KN thành phần thuộc kĩ năng ĐHTG mà luận án nghiêncứu trong đó KN xác định các KTG là cơ sở của KN ước lượng TG, KN ước lượngTG là cơ sở của KN xác định mối quan hệ và mối liên hệ TG, KN thực hiện nhiệmvụ phù hợp với KTG qui định KN thực hiện nhiệm vụ phù hợp với TG qui định lạichính xác hố các KN xác định, ước lượng TG và KN xác định các mối quan hệ,mối liên hệ về TG Nhà GD cần căn cứ vào tính đúng đắn, tính thành thạo, tính linhhoạt và tính hiệu quả của việc triển khai thực hiện các KN này trong thực tiễn đểđánh giá mức độ phát triển kĩ năng ĐHTG qua trải nghiệm của trẻ MG 5-6 tuổi.
1.2.3 Sự hình thành kĩ năng định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trang 37A.K Sonja [103.], S Teixeira [105.]… cho rằng các giác quan và những tế bào thầnkinh ở vỏ não giúp nhận biết KTG rất ngắn (ms) [90., tr.13] mà R Elizabeth nói vắntắt là “có một nhóm tế bào trong bộ não con người ra lệnh cho cơ thể biết khi nàothì làm gì”, gọi là đồng hồ sinh học, đó là cách để nhận biết TG [6., tr 6]
Nghiên cứu về cơ sở cảm nhận TG của hệ thần kinh, S.M Rao [99.], D.L
Harrington [89.], D Sylvie [104.] đều cho rằng q trình hoạt hố ở hạch nền, tiểunão, vỏ não… liên quan đến xử lí thông tin về KTG để con người cảm nhận TG W.Meck cho rằng tiểu não và vỏ não trái giúp con người ước lượng TG, vỏ não trướctrán phải giúp xác định TG diễn ra các sự kiện đang tri giác được [78.] Theo I.P.Pavlov, sự hưng phấn và ức chế của TB thần kinh giúp con người “đếm TG”, cơ sởsinh lí của sự ĐHTG là phản xạ có điều kiện với TG [125.] Cơ chế của sự tri giácTG gắn liền với hoạt động của cơ quan cảm thụ, tuy con người khơng có giác quanriêng để tri giác TG nhưng có thể nhận biết TG nhờ sự phối hợp hoạt động của cácgiác quan [125.] Trẻ từ 2-5 tuổi có thể sắp xếp các phản ứng của mình trong mộtKTG nhất định theo phản xạ có điều kiện [104.] T Albert cho rằng để xác định TLcủa sự kiện bắt đầu trong hiện tại và kết thúc trong tương lai thì ta sử dụng cơ chếgiống như đồng hồ để theo dõi TG trôi qua liên tục; để xác định TL sự kiện kết thúcquá khứ hoặc hiện tại thì nhớ lại từng phân đoạn và tính KTG tương ứng [61.]
Nghiên cứu về cơ sở cảm nhận TG của các giác quan Do âm thanh có
Trang 38thức diễn ra KTG đó; do đó, tích hợp thơng tin về TG của thị giác và xúc giác giúpnhận thức TG chính xác hơn [128.] Cơ chế của việc tri giác TG gắn với sự tiếp diễnliên tục và nhịp trao đổi sinh học của các q trình cơ thể trong đó nhịp của hệ tuầnhồn và nhịp hệ tiêu hố đóng vai trò quan trọng [42.] Tổng hợp các quan điểmtrên, B.B Cooper cho rằng cảm giác về TG không giống các giác quan khác, ta
không có quá nhiều cảm giác (sense) về TG như cảm nhận (perceive) nó [65.].
Như vậy, cơ thể người khơng có cơ quan riêng cho việc cảm nhận TG mà cầnsự phối hợp của các giác quan, các bộ phận cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh.KN ước lượng, đánh giá TG, điều chỉnh tốc độ thực hiện nhiệm vụ trong TG quiđịnh được hình thành trên cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện với TG, tức là quaviệc lặp đi lặp lại nhiều lần các trải nghiệm giống nhau trong KTG như nhau giúptrẻ hình thành phản xạ chính xác về xác định hoặc sử dụng TG Sự phối hợp của cácgiác quan (nhất là thính giác, thị giác), cơ quan vận động và ngơn ngữ trong quátrình trải nghiệm TG giúp cho kĩ năng ĐHTG ở trẻ ngày càng chính xác hơn.
* Về cơ sở tâm lí: Các nhà tâm lí tập trung nghiên cứu TG tâm lí qua cảmgiác, tri giác và hành vi của con người để xác định và ước lượng các KTG
Việc ĐHTG chịu ảnh hưởng của trực giác [73.] mà I Kant gọi là sự cảm nhận
(empfindung) TG [19.] Theo W James “nguyên mẫu của tất cả các nhận thức TG
Trang 39nguồn từ trực giác, sự phối hợp giữa cảm nhận bằng các giác quan và tư duy logicgiúp trẻ hiểu rõ hơn về TG, trẻ học về các mối quan hệ TG từ người lớn [101.]
Việc đánh giá TG của trẻ phụ thuộc vào kinh nghiệm sống [70.], trạng tháicảm xúc; sự chú ý, hứng thú [63.], [68.], [67.], [92.], động cơ hoạt động [109.],
[104.], trí nhớ [83.], trạng thái tâm lí [42.] D Eagleman cho rằng hầu hết các trảinghiệm trong cuộc sống đều mới mẻ với trẻ, trẻ phải tham gia rất nhiều hoạt độngtrong một thời điểm, chúng luôn phải sắp xếp lại thông tin để hiểu nó, do vậy cùngmột KTG như nhau nhưng trẻ cảm thấy nó dường như lâu hơn so với cảm nhận củangười lớn [70.] Cảm giác sợ hãi làm cho TG bị chậm lại [76., tr 80], [78.], [80.],[100., tr 23]…
Như vậy, sự hình thành kĩ năng ĐHTG của trẻ diễn ra theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1 – Trải nghiệm xác định và ước lượng TL của KTG
Trẻ sử dụng các giác quan để xác định một KTG nhất định có theo dõi dụng cụđo TG, từ đó hình thành khái niệm về đơn vị TG Sau khi xác định được KTG nhấtđịnh, trẻ thực hiện các nhiệm vụ trong KTG qui định và hình thành KN ướclượng TG Việc ước lượng KTG lặp đi lặp lại sẽ tạo thành phản xạ có điều kiệnvề KTG, giúp KN ước lượng TG của trẻ dần chính xác hơn.
Giai đoạn 2 – Xác định các mối liên hệ, mối quan hệ TG.
Từ việc quan sát các sự kiện để xác định các KTG hoặc thực hiện các nhiệmvụ để ước lượng TG, trẻ so sánh mối liên hệ thời điểm, mối quan hệ TL và mốiquan hệ tốc độ diễn ra các sự kiện, nhiệm vụ đó
KN xác định các mối liên hệ, mối quan hệ TG cùng với KN ước lượng TG làtiền đề cho việc lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ trong TG qui định.
Giai đoạn 3 – Trải nghiệm thực hiện nhiệm vụ trong KTG qui định
Trang 40Như vậy, quá trình hình thành kĩ năng ĐHTG diễn ra trên cơ sở thống nhấtgiữa nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác TG qua các sự kiện, hiện tượng) và nhậnthức lí tính (cảm nhận, ước lượng TG, có kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ trong TGqui định) trong đó nhận thức cảm tính cung cấp các tư liệu đầu tiên về TG và đượccon người suy nghĩ, phán đốn, suy luận về nó, bổ sung chính xác hố biểu hiện vềTG để nhận thức TG, hình thành các KN sử dụng TG Sự hình thành kĩ năng ĐHTGcủa trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi diễn ra qua 3 giai đoạn, được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sự hình thành kĩ năng ĐHTG của trẻ mẫu giáo 5-6 t̉i
Ba giai đoạn này có liên quan mật thiết với nhau trong đó giai đoạn 1 là tiềnđề của giai đoạn 2, giai đoạn 2 chính xác hố khả năng xác định và ước lượng TGcủa giai đoạn 1 và là tiền đề của giai đoạn 3, giai đoạn 3 củng cố và chính xác hốgiai đoạn 2 và giai đoạn 1 Do vậy, việc GD kĩ năng ĐHTG cho trẻ cần thực hiệntheo quá trình hình thành KN ĐHTG của trẻ.
1.2.4 Đặc điểm định hướng thời gian của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Giai đoạn 5-6 tuổi là thời điểm nhạy cảm đối với sự cảm nhận TG ở trẻ Một
số nhà nghiên cứu cho rằng do TG có tính trừu tượng nên trẻ khó nhận biết TG, khảnăng nhận thức về TG xuất hiện ở trẻ tương đối muộn Tuy vậy, D Sylvie lại nóikhả năng ước tính TG chính xác của trẻ em xuất hiện sớm hơn những gì các nhàtâm lý học tiên phong nghĩ, “trẻ sơ sinh đã có thể phân biệt các KTG khác nhau, chỉcó năng lực khái niệm cịn hạn chế” [104.] D.M Penkova cho rằng “dù gặp vơ vànkhó khăn nhưng trẻ bắt đầu làm chủ TG sớm”, trẻ từ sơ sinh đến 8 tuổi thuộc giai
đoạn phát triển nhạy cảm của giác quan soma (соматическое чувство) về TG Trẻ