1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam

120 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thúc Đẩy Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài Của Việt Nam
Tác giả Đào Thị Sen
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 327,51 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỎ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI (3)
    • 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài(fdi) (3)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của FDI (3)
      • 1.1.2. Các hình thức FDI (4)
        • 1.1.2.1. Phân loại theo mục đích của FDI (4)
        • 1.1.2.2. Phân loại theo hình thức góp vốn (5)
      • 1.1.3. Tác động của FDI đối với nước đầu tư (6)
      • 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI (8)
      • 1.1.5. Các lý thuyết chủ yếu về FDI (9)
      • 1.2.1. Xu hướng biến động của dòng vốn FDI trên thế giới (13)
      • 1.2.2. Những tiền đề và điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (19)
    • 1.3. Kinh nghiệm thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số quốc gia (22)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc (22)
      • 1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc (27)
      • 1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan (30)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (33)
    • 2.1. Khuôn khổ pháp lý điều tiết hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (33)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (38)
      • 2.2.1. Tình hình chung về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (38)
      • 2.2.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành (46)
      • 2.2.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước nhận đầu tư (51)
        • 2.2.3.1. Các dự án đầu tư sang Lào (53)
        • 2.2.3.2. Các dự án đầu tư sang Nga (57)
        • 2.2.3.3. Các dự án đầu tư sang Campuchia (58)
        • 2.2.3.5. Các dự án đầu tư sang Mỹ (60)
      • 2.2.5. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư (62)
    • 2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (64)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (64)
        • 2.3.1.1. Các dự án đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng (64)
        • 2.3.1.2. Dòng vốn đầu tư sử dụng có hiệu quả hơn (65)
        • 2.3.1.3. Trình độ, kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn (66)
        • 2.3.1.4. Vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam được khẳng định và nâng (67)
        • 2.1.3.5. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài góp phần làm tăng thu Ngân sách (67)
      • 2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (68)
        • 2.3.2.1. Về vốn đầu tư (68)
        • 2.3.2.2. Triển khai thực hiện dự án (69)
        • 2.3.2.3. Công tác thẩm định cấp phép đầu tư và quản lý dự án (70)
        • 2.3.2.4. Các hạn chế khác (71)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (71)
        • 2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp (71)
        • 2.3.3.2. Nguy ên nh ân xuất phát từ phía Nhà nước (72)
        • 2.3.3.3. Nguyên nhân từ phía các nước nhận đầu tư (74)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM (76)
    • 3.1. Quan điểm và định hướng đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (76)
      • 3.1.1. Những quan điểm chủ đạo (76)
      • 3.1.2. Phương hướng đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (78)
    • 3.2. Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (79)
      • 3.2.1. Về phía nhà nước (79)
        • 3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu te trực tiếp ra nước ngoài (79)
        • 3.2.1.2 Ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài (81)
        • 3.2.1.3. Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế (83)
        • 3.2.1.4. Quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài (84)
        • 3.2.1.5. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (85)
        • 3.2.1.6. Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài (86)
        • 3.2.1.7. Phải có sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam (87)
        • 3.2.1.8. Học hỏi kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước trên thế giới (88)
        • 3.2.1.9. Kiến nghị (89)
      • 3.2.2. Về phía doanh nghiệp (90)
        • 3.2.2.1. Tăng cường tìm hiểu môi trường đầu tư (90)
        • 3.2.2.2. Đầu tư vào nước nhận đầu tư có nguồn tài nguyên dồi dào (91)
        • 3.2.2.3. Mở rộng lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (92)
        • 3.2.2.4. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư (92)
        • 3.2.2.5. Liên hệ với Việt Kiều ở nước ngoài (93)
        • 3.2.2.6. Các doanh nghiệp nên lập những tập đoàn lớn để đầu tư ra nước ngoài (93)
        • 3.2.2.7. Lựa chọn địa điểm đầu tư cho hợp lý (94)
  • KẾT LUẬN (95)
  • PHỤ LỤC (96)

Nội dung

CƠ SỎ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài(fdi)

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của FDI Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Pháp luật. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của các nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được tiến hành thông qua các dự án - gọi là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.

FDI có một số đặc điểm sau:

FDI mang tính lâu dài Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp Đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thơig gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua, bán chứng khoán Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu lại số vốn đầu tư ban đầu khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển ở những nước tiếp nhận đầu tư.

FDI có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp Trong khi đầu tư gián tiếp không cần có sự tham gia quản lý doanh nghiệp,các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư, ngược lại nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền tham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI.

- Đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại(xuất nhập khẩu); chuyển giao công nghệ, dư cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI.

- FDI là hình thức kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản xuất’’, “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” và “nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật” Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tế hiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất phải lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình Ngoài ra đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất.

- FDI có sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia là nước tiếp nhận đầu tư

- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách FDI ở mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm về hội nhập kinh tế về đầu tư.

1.1.2.1 Phân loại theo mục đích của FDI.

Theo hội nghị về thương mại và phát triển của liên hợp quốc(UNCTAD), FDI trong giai đoạn hiện nay bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:

FDI tìm kiếm tài nguyên: là hình thức nguyên thuỷ của các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào các nước đang phát triển Hình thức này sẽ tạo ra thương mại gắn với sản xuất bán thành phẩm(hoặc sản phẩm đầu ra), đồng thời có tác động thúc đẩy thương mại thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất từ nước đầu tư đến nước nhận đầu tư và xuất khẩu bán thành phẩm (bán thành phẩm) từ nước nhận đầu tư.

FDI tìm kiếm thị trường: là hình thức đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường của nước nhận đầu tư Các công ty tiến hành đầu tư dưới dạng này điển hình là các công ty sản xuất đa dạng các sản phẩm gia dụng hoặc các loại hàng hoá công nghiệp khác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế hoặc trong tương lai đối với sản phẩm của họ Trong một số trường hợp, FDI tìm kiếm thị trường có thể là các công ty cung ứng phục vụ cho khách hàng nước ngoài Ví dụ, một nhà sản xuất linh kiện ô tô có thể đi theo một nhà sản xuất ô tô Đầu tư tìm kiếm thị trường có tính phòng thủ và do các công ty cố gắng vượt qua các rào cản nhập khẩu thực tế hoặc có thể xảy ra Một chế độ thương mại thông thoáng là thiết yếu nếu nhà đầu tư muốn phục vụ các thị trường láng giềng hoặc các nước khác.

FDI tìm kiếm hiệu quả: là hình thức trong đó nhà đầu phân bố công đoạn sản xuất ở nước ngoài nhằm tối ưu hoá quá trình sản xuất Hình thức cổ điển nhất của dạng đầu tư này là tìm kiếm các nguồn lao động chi phí thấp tại các nước đang phát triển bằng cách đặt cơ sở sản xuất của mình tại các khu vực có nguồn lao động rẻ. Bên cạnh đó còn có các hình thức gia công phụ kiện, hình thức này dẫn tới sự đa dạng về sản phẩm xuất khẩu hướng vào các sản phẩm có giá trị cao hơn.

FDI tìm kiếm tài sản chiến lược: xuất hiện ở giai đoạn phát triển cao của quá trình toàn cầu hoá các hoạt động của công ty khi các công ty (kể cả của các nước đang phát triển) đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm khả năng nghiên cứu và phát triển Ví dụ đầu tư của Nhật Bản và Hàn Quốc vào lĩnh vực điện tử ở Mỹ.

1.1.2.2 Phân loại theo hình thức góp vốn.

Căn cứ vào hình thức góp vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện dưới các hình thức sau:

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức mà hai hay nhiều bên hợp tác kinh doanh với nhau dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư tại nước sở tại, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên theo một tiêu chí nhất định.

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do một hoặc nhiều chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ được cả hai bên cùng gánh vác tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn và trực tiếp quản lý Lợi nhuận và rủi ro đều ro nhà đầu tư hưởng và chịu trách nhiệm Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT ): là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn hoặc với một giá tượng trưng công trình đó cho nước sở tại.

Các hình thức biến tướng của BOT là BTO và BT

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao và kinh doanh (BTO ) là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài về việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại Chính phủ nước sở tại sẽ cùng với nhà đầu tư nước ngoài khai thác công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và bảo đảm có lãi.

Kinh nghiệm thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số quốc gia

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có đường biên giới liền kề, có văn hoá tiêu dùng và có và có trình độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam Nhưng khác với Việt Nam, Trung Quốc là nước thu hút vốn FDI lớn thứ 3 thế giới và là một trong những nước đầu tư ra nước ngoài mạnh nhất, là một trong nhưng điểm mạnh mà Việt Nam cần học tập.

Ngay từ thập niên 1990, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng và thực hiện chiến lược “tiến ra bên ngoài” là một bổ sung cho chính sách “mở cửa” được bắt đầu thực hiện từ cuối những năm thập niên 1970, đầu thập niên 1980 Từ năm

1991 đến năm 1997 Chính phủ Trung Quốc đã thành lập “tập đoàn xuyên quốc gia” gồm 120 ngành nghề khác nhau thuộc sở hữu nhà nước, chủ yếu là các ngành nghề “chiến lược” như điện khai thác khoáng sản, chế tạo ô tô, điện tử,gang thép, thiết bị cơ giới, hoá chất, xây dựng, vận tải, hàng không, dược phẩm…Để xây dựng được những tập đoàn xuyên quốc gia, những nhóm công ty này dưới sự bảo hộ cao của nhà nước cũng như chính sách ưu tiên, hỗ trợ tài chính lớn, trao quyền tự chủ quản lý kinh doanh, quyền sử dụng lợi nhuận và quyền quyết định dự án đầu tư Trong năm 1997, tại một hội nghị của Chính Phủ Trung Quốc về khuyến khích các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thế giới, Chủ tịch Giang Trạch Dân tái khẳng định lại nội dung mà báo cáo chính trị Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 15 “khu vực kinh tế nhà nước phải có vị trí chi phối trong các ngành quan trọng…Chúng ta sẽ xắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước có tầm chiến lược bằng cách quản lý tốt các công ty lớn

…Trung Quốc sẽ thành lập các đoàn doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao để tiến hành các hoạt động đầu tư ra bên ngoài”.

Trước làn gió đó có sự ủng hộ của Chính phủ, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc thực sự tăng mạnh Theo số liệu của Bộ Thương Mại Trung Quốc, tính đến cuối năm 2005, gồm 4000 doanh nghiệp nước này đã đầu tư thành lập trên 6400 doanh nghiệp ở 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới(không tính các tổ chức tài chính ngân hang) với tổng số tiền đầu tư là 57.2 tỷ USD(dưới đây gọi là tồn lượng đầu tư) đầu tư của các xí nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài là 12.26 tỷ USD Năm 2005 là năm đầu tiên lưu lượng FDI của Trung Quốc ra nước ngoài vượt mức 10 tỷ USD, đạt 12.26 tỷ USD, tăng 123% so với năm 2004 Trong đó đầu tư vào cổ phiếu là 3.8 tỷ USD, lợi nhuận dung vào tái đầu tư là 3.2 tỷ USD Từ năm 2002 đến năm 2005, lưu lượng FDI của Trung Quốc ra nước ngoài mỗi năm tăng khoảng 65.6%, riêng năm 2005 tăng 1.2 lần so với năm 2004 và bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển nhanh.

Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng FDI của Trung Quốc ra nước ngoài là do sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân và sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc không ngừng gia tăng.

Các cơ quan của Chính Phủ Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho các xí nghiệp đầu tư ra nước ngoài, xây dựng chính sách thiết lập và kiện toàn hệ thống xúc tiến, phục vụ việc đầu tư ra nước ngoài Năm 2003, Bộ thương mại đã ban hành “quy định xét duyệt việc đầu tư thành lập ở nước ngoài” cùng với Hồng Kông, Ma Cao ban hành “Quy định xét duyệt các doanh nghiệp địa lục đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Hồng Kông, Ma Cao”.

Bộ thương mại và Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã công bố “Mục lục hướng dẫn đầu tư theo ngành và theo quốc gia”, “Mục lục hướng dẫn đầu tư và mậu dịch hàng dệt may tại Châu Mỹ La Tinh”, “Mục lục hướng dẫn đầu tư và mục dịch hàng dệt may tại khu vực Châu Á”.

Trung Quốc đã cùng 87 quốc gia và hai vùng lãnh thổ Hồng Kông, Ma Cao ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần cùng 116 quốc gia Ký kết hiệp định song phương về bảo hộ đầu tư, tạo điều kiện bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Trung Quốc ở nước ngoài.

Nhà nước Trung Quốc tăng cường tăng cường sự ủng hộ về tài chính đối với chủ trương đầu tư ra nước ngoài, và các xí nghiệp tích cực chủ động đầu tư ra nước ngoài.

Năm 2005 Trung Quốc đã ban hành “Thông tư hướng dẫn việc quản lý các khoản vốn chuyên dùng về hợp tác kinh tế kỹ thuật ở nước ngoài”, quyết định trợ cấp trực tiếp cho vay lãi suất trực tiếp đối với các hạng mục đầu tư ra nước ngoài, hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài thành lập nhà máy, thiết lập trung tâm nghiên cứu phát triển, triển khai hợp tác về nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp.

Ngành ngân hàng nhà nước, bảo hiểm không ngừng tăng cường ý thức chủ động cùng các doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư ở nước ngoài với quy mô lớn.

Các xí nghiệp Trung Quốc đã tăng cường việc mua, sáp nhập với các công ty nước ngoài, trị giá ngày càng lớn với sự ủng hộ tích cực của nhiều ngân hàng Trung Quốc.

Quy mô đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài ngày càng mở rộng Trong tổng lưu lượng đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài năm 2005, Châu MỹLaTinh chiếm 52.6% , Châu Á 35.8% trong đó riêng Hồng Kông 3.42 tỉ USD,

Châu Phi 3.3%, Bắc Mỹ 2.6% và Châu Đại Dương 1.7% Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Trung Quốc phân bổ ở 163 quốc gia và vùng lãnh thổ Đầu tư của Trung Quốc tại Châu Á là 40.63 tỉ USD,chiếm 71%, chủ yếu phân bố tại Hồng Kông, Hàn Quốc, Macao, Singapore, Việt Nam, Thái Lan Tồn lượng đầu tư tại Châu Mỹ Latinh là 11.48 tỉ USD, tại Châu Âu 1,598 tỉ USD, ở Nga, Kađăctang, Đức, Tây Ban Nha Anh; Châu Phi 1.59 tỉ USD, chủ yếu ở Xuđăng, Angiêri, Dămbia, Nam Phi; tại Bắc Mỹ là 1.26 tỉ USD, ở Mỹ quần đảo Pamu, Canada; ở Châu Đại Dương là 650 triệu USD, chủ yếu tại Ôxtrâylia, Niu dilân.

Về quy mô đầu tư của các xí nghiệp Trung ương chiếm 81.8%, của các xí nghiệp địa phương là 9.38 tỉ USD, tăng 2.8 tỉ USD so với năm 2004 Trong các xí nghiệp đầu tư ra nước ngoài, có 55.5% tổng số xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp Số lượng xí nghiệp đầu tư dưới hình thức công ty con và chi nhánh công ty vhiếm 96%, công ty liên doanh chiếm 4%.

Chính phủ Trung Quốc không ngừng hoàn thiện và tăng cường chính sách

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Khuôn khổ pháp lý điều tiết hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, đã có một số doanh nghiệp Việt

Nam thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng chỉ là những hoạt động tự phát, trên cơ sở tự thoả thuận, hợp tác với các đối tác nước ngoài Nhận thấy đây là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển Chính phủ đã ban hành nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 về đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tạo hành lang pháp lý và thực sự nó đã mở hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Nhưng nghị định này còn tồn tại nhiều hạn chế, thủ tục còn rườm rà, chưa tạo điều kiện thuận lợi được các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài Đến năm 2006 khuôn khổ pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã được hoàn thiện bằng việc Luật Đầu tư năm 2005 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 đã quy định về việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp tại Việt Nam và Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thay thế nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/9/1999. Theo quy định mới thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được đơn giản hoá, cơ chế của Chính phủ thể hiện nhiều điểm mới, tạo thuận lợi hơn nhiều cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư ra nước ngoài

Cụ thể, nội dung chính của nghị định số 78/NĐ-CP: Nghị định này gồm

42 điều Điều 1: Quy định về phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư tại Việt Nam Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí và một số lĩnh vực đặc thù hoặc tại những địa bàn đầu tư đặc thù thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó. Điều 2: Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam. Điều 4: Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau:

Códự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (sau đây gọi là dự án đầu tư). Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Điều 5, 6, 7, 8: quy định về lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư ra nước ngoài, ưu đãi đầu tư, vốn đầu tư, ngôn ngữ sử dụng đầu tư. Điều 9: Thẩm quyền chấp thuận đầu tư

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

Dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ

300 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Dự án đầu tư không quy định tại khoản 1 Điều này có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ

600 tỷ đồng Việt Nam trở lên Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17: Các nội dung về hồ sơ, thủ tục xem xét, thẩm tra, điều chỉnh dự án và chấp thuận của cơ quan quản lý cũng được quy định rõ với những bước tiến hành và trách nhiệm cụ thể. Điều 18: Dùng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài

Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư vào chính dự án đầu tư đó thì phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Nghị định này.

Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để đầu tư vào dự án khác ở nước ngoài thì phải được Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án khác đó theo quy định của Nghị định này. Điều 19, 20: Quy định đăng ký lại dự án đầu tư, thông báo thực hiện dự án đầu. Điều 21: Thời hạn triển khai dự án đầu tư

Quá thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai thì nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc đề nghị chấm dứt dự án đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc văn bản đề nghị chấm dứt dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc chấp thuận chấm dứt dự án đầu tư, đồng thời gửi Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính

Việc gia hạn triển khai dự án đầu tư được thực hiện không quá 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng. Điều 25 Chuyển lợi nhuận về nước

1 Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ dự án đầu tư về Việt Nam.

2 Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng. Điều 29: Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đầu tư

Giấy chứng nhận đầu tư chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau: Hết thời hạn quy định ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc hết thời hạn đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Quá thời hạn quy định tại Điều 21 Nghị định này mà dự án đầu tư không được triển khai.

Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

2.2.1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đang được xem là xu hướng mới của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây là xu hướng tất yếu phản ánh một quá trình kinh tế trong nước phát triển ổn định và tăng trưởng cao, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân đang tìm mọi cách mở rộng thị trường, hướng ra bên ngoài, nhằm tận dụng các lợi thế so sánh Có thể thấy các cường quốc trên thế giới như: Mỹ, Nhật…có dòng đầu tư ra nước ngoài rất lớn Nhiều quốc gia đang phát triển như Trung Quốc cũng đang ngày càng gia tăng các hoạt động đưa doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế bằng các hình thức đầu tư khác nhau. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang là xu thế khách quan trong quá trình hội nhập Đối với Việt Nam hoạt động đầu tư ra nước ngoài thực sự có từ năm

1989, nhưng năm nào cũng có dự án đầu tư ra nước ngoài Đặc biệt kể tư khi Chính phủ ban hành nghị định số 22/1999/NĐ/CP ban hành ngày 14/4/1999 quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài Đó là một điều đáng khích lệ đối với một nước đang phát triển như Việt Nam Nó đã chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tìm cho mình một hướng đi đúng, tiếp thu được những kinh nghiệm của nước bạn, và tận dụng được những lợi thế sẵn có của mình và nguồn lực dồi dào ở nước nhận đầu tư.

Tính từ năm 1989 đến năm 2006 số dự án đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng Tính đến nay Việt Nam có 183 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 968.13 triệu USD.

Năm 2006 hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những thuận lợi mới tác động tích cực đến việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng đã xuất hiện một số khó khăn, thách thức mới cần được tháo gỡ nhằm tạo đà tăng trưởng trong năm tới Để có thể thấy cụ thể hơn về tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, đầu tiên ta sẽ nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài qua các năm Điều đó được thể hiện qua các số liệu về cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua bảng sau.

Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (1989 - 2006)* Đơn vị: USD

TVĐT Đầu tư thực hiện

*(tính tới ngày 18/12/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Kể từ năm 1989, chúng ta bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài với duy nhất một dự án và tính đến hết năm 2006 tổng số dự án đã lên đến 183 Như vậy hoạt động đầu tư ra nước ngoài có sự tăng trưởng Nhưng mỗi giai đoạn lại có sự thăng trầm khác nhau Cụ thể là:

Giai đoạn 1989 – 1998: Đây là giai đoạn các nhà đầu tư của Việt Nam bắt đầu xuất hiện xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài Nhưng hoạt động đầu tư ở nước ngoài còn mang tính tự phát bởi chưa có một văn bản cụ thể nào hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp khó khăn trong việc xác định thị trường, tìm hiểu môi trường đầu tư ở nước ngoài Do vậy tổng số dự án cả giai đoạn này chỉ có 18 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký khoảng 8,9 triệu USD, đây là con số quá nhỏ bé nếu so với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Mỗi năm chỉ có vài dự án được thực hiện thậm chí có những năm không có dự án nào được triển khai như năm 1995, 1996, 1997 Quy mô đầu tư trong giai đoạn này cũng rất nhỏ chỉ trên 500,000 USD/dự án Tốc độ tăng trưởng không đồng đều qua các năm Các thị trường chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này là các thị trương gần gũi, có mối quan hệ lâu dài với Việt Nam như: Lào, Nga, Hồng Kông, Italia Các lĩnh vực kinh doanh cũng không đa dạng, chủ yếu là về dịch vụ đại lư hàng hải, khai thác chế biến hải sản xuất khẩu, sản xuất mì ăn liền, khai thác mỏ, sản phẩm phần mềm và dịch vụ tin học.

Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự ra đời của Nghị định 22/1999/NĐ/CP quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam Kể từ khi có hướng dẫn chỉ đạo từ phía Chính phủ hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã được tiến hành một cách mạnh mẽ Tổng số dự án đã lên tới 132 chiếm 82% tổng số dự án và với tổng số vốn đăng ký 611,7 triệu USD chiếm 98,5 % tổng vốn đầu tư ra nước ngoài Lúc này thị trường Việt Nam đã được mở rộng đến 32 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành kinh doanh trên hầu hết các ngành nghề lĩnh vực.

Năm 2001, có 13 dự án đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn đầu tư khoảng 7.6 triệu USD, trong đó Công ty cổ phần tơ tằm Á – Châu liên tục có 3 dự án đầu tư ra nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư 4,115,272 USD, trong đó có 1 dự án đầu tư sang Ubezkistan với số vốn đầu tư 650,000 USD với hoạt động sản xuất tơ tằm và 2 dự án đầu tư sang Tajikistan 3,465,272 USD sản xuất và chế biến kén tằm, sản xuất tơ thô Cũng trong năm này Công ty vật tư dịch vụ nông lâm nghiệp Kon Tum đã đầu tư 5.18 triệu USD vào thị trường Thái Lan với hoạt động sản xuất chê biến tinh bột sắn Hai công ty lớn này đã làm cho tổng vốn đầu tư của năm 2001 tăng lên đáng kể.

Riêng năm 2002, Việt Nam đã có 15 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tổng số vốn đầu tư trên 171.9 triệu USD, tăng đột biến so với năm 2001 Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2002 có 2 dự án thăm dò và khai thác dầu khí đầu tư sang Irac(100 triệu USD) và sang Angiêri (21 triệu USD) được cấp phép đầu tư Đồng thời dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tại Liên Bang Nga, với số vốn đăng ký 11.9 triệu USD đã góp phần làm tăng đầu tư ra nước ngoài Các dự án đầu tư ra nước ngoài năm 2002 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dầu khí, với 9 dự án, 136.6 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 72.7% tổng số dự án và 98.5% tổng vốn đăng ký của các dự án Số dự án còn lại đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp, cho thuê văn phòng và dịch vụ Đặc biệt năm 2002 đánh dấu một hướng đi mới của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, đó là đầu tư ra nước ngoài Theo ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2002 Ngân hàng đã cho phép 5 doanh nghiệp của Thành phố chuyển khoảng 3.16 triệu USD ra nước ngoài đầu tư Đi đầu là công ty trách nhiệm hữu hạn Điện Tử và Tư Vấn xây dựng Phương Nam đầu tư 950, 000 USD vào thi trường Hoa Kỳ và 950,000 USD vào thị trường Singapore, Công ty cổ phần công nghệ thông tin (EIS) đầu tư 160,000 USD vào htị trường Hoa Kỳ và 155,200 vào thị trường Thái Lan, Công ty TNHH đầu tư Phi Long và công ty cổ phần Việt Nam đầu tư 1,388,000 USD vào thị trường Campuchia, Công ty TNHH thương mại Việt Thái Sinh chuyển 100,000 USD vào thị trường Hoa Kỳ, Công ty TNHH Khải Đức đầu tư 360,000 USD vào thị trường Hồng Kông.

Năm 2003, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục có những bước tăng vọt về số dự án đầu tư Số dự án trong năm lên tới 25 với tổng vốn đầu tư 27,309,485 USD, trong đó 3 dự án thăm dò dầu khí tại Malaysia và Inđônêsia của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PV) chiếm 61% tổng vốn đăng ký.

PV đã đầu tư 6,800,000 USD vào thị trường Malaysia, đồng thời cũng trong năm này PV đã giót 9.4 triệuUSD vào thị trường Indonesia với hoạt động nghiên cứu địa chấn & địa vật lý, thu nổ xử lý & minh giải 1000 km, khoan 1 giếng. Sau quá trình khảo sát và nghiên cứu tất cả các thị trường có tiềm năng về dầu khí, Tổng công ty đã nhận thấy thị trường Malaysia có thể tạo cơ hội cho họ làm ăn, nên trong năm 2005 PV đã tiếp tục đầu tư 9.9 triệu USD với hoạt động thăm dò, khai thác lô PM 304.

Riêng 5 tháng đầu năm năm 2003, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư đã cấp phép cho

10 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn đầu tư 3,76 triệu USD tại Ucraina, Lào, Uzbekistan, Hàn Quốc và Singapore Sau đó trong tháng 10 các doanh nghệp Việt Nam đã đầu tư 4 dự án tại Inđônêsia và Lào với tổng số vốn đầu tư đạt gần 11.4 triệu USD, trong đó Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đầu tư 2 dự án giá trị 9.4 triệu USD để nghiên cứu địa trấn và địa vật lý nhằm mục đích thăm dò dầu khí tại Inđônêsia, 2 dự án còn lại là xây dựng nhà máy sản xuất nhựa gia dụng tại Lào của công ty nhựa Sài Gòn và dự án xây nhà máy gạch tuynel của Tổng công ty xây dựng Hà Nội tại thành phố Viên Chăn (Lào).

Năm 2004, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam giảm sút, chỉ có 17 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư khoảng 12.4 triệu bằng 68% số dự án và bằng 45.63 về tổng vốn đầu tư so với năm 2003 Phần lớn các dự án đầu tư của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các nước Liên Bang Nga, Lào, Campuchia, Inđônêsia Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chiếm phần lớn, số còn lại thuộc lĩnh vực diạch vụ.

Năm 2005, có thể coi là năm khởi sắc của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các dự án tăng cả số lượng và quy mô vốn đầu tư, đạt mức cao nhất từ trước đến nay Chỉ trong năm 2005 đã có 37 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 368.4 triệu USD, tăng 21.76% về số dự án và tăng 29.56 về vốn đầu tư so với năm 2004 Tốc độ tăng trưởng so với năm

2004 đạt 2856.3% cao nhất từ trước đến nay Như vậy số vốn đầu tư đắng ký của năm này cao hơn tổng vốn đầu tư đăng ký của các năm trước cộng lại Quy mô vốn bình quân cho một dự án đạt gần 10 triệu USD, cao gấp năm lần so với các năm trước Các dự án chủ yếu tập trung vào thị trường Lào với 17 dự án và tổng vốn đầu tư là 345 triệu USD,của các công ty như công ty Cổ phần Cao Su Việt Lào với tổng số vốn đầu tư khoảng 25.5 triệu USD,Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Khoáng sản Sài Gòn với vốn đầu tư 500,000 USD, Công ty TNHH Lâm Sơn với số vốn đầu tư 717,200 USD Trong năm còn có

2 dự án đầu tư sang Campuchia của công ty TNHH sản xuất hang Tiêu dung

Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

2.3.1 Những kết quả đạt được

2.3.1.1 Các dự án đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài tiếp tục sôi động, ngày càng có thêm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải và khai thác lợi thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Cụ thể số lượng dự án tăng dần qua các năm, mới đầu chỉ có một dự án đầu tư ra nước ngoài, nhưng đến nay đã có 183 dự án đầu tư ra nước ngoài, đầu tư trên khắp 33 vùng lãnh thổ khác nhau, ở mỗi thị trường các doanh nghiệp đều tìm cho mình một hướng đi đúng, với những cách tiếp cận phù hợp với nước nhận đầu tư

Về lĩnh vực đầu tư cũng có sự thay đổi phù hợp với xu thế của thế giới Ngành công nghiệp ngày càng phát triển thì hoạt động đầu tư thuộc lĩnh vực ngày càng có nhiều dự án, thu được nhiều lợi nhuận, đi đôi với nó là ngành dịch vụ cũng có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài phục vụ cho nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên các thị trường khác nhau và cuối cùng số dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp cũng có nhiều doanh nghiệp trú trọng đầu tư vào lĩnh vực này.

Những ngành có khả năng phát triển đều được các doanh nghiệp Việt Nam phát huy, đầu tư lớn vào các ngành này, chẳng hạn như Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Công ty Đầu tư Phát triển dầu khí, Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô, Công ty cao su Đắc Lắc… và những nước có nguồn nguyên liệu dồi dào và có lợi thế hơn nước mình đều được các doanh nghiệp tận dụng cơ hội đầu tư ví dụ như thị trường Malaysia, Angiêri, Irac, Mỹ, Lào…

2.3.1.2 Dòng vốn đầu tư sử dụng có hiệu quả hơn

Khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp phải có sự hiểu biết về thị trường mình muốn đầu tư, cùng với những chiến lược kinh doanh khá hoàn hảo và có sự chuẩn bị kỹ càng để có thể nhận được sự chấp thuận từ phía Chính phủ Việt Nam và phía nước ngoài Hơn nữa thị trường đầu tư đều là những thị trường hết sức mới mẻ khi các doanh nghiệp đặt chân đến đầu tư, do vậy rủi ro đối với đầu tư là lớn Vì vậy nguồn vốn sử dụng phải có hiệu quả.Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài đều mong muốn thu nhận được khoản lời lớn cho hoạt động của mình Cho nên nguồn vốn đầu tư ra nước của các doanh nghiệp Việt Nam đều được vận dụng một cách hợp lý và tỷ lệ giải ngân khá cao, thúc đẩy các dự án nhanh chóng đi vào hoạt động Một số doanh nghiệp quy mô vốn đầu tư lớn như Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt Lào, Công ty đầu tư và phát triển Điện Việt Lào, Công ty cổ phần cao su Việt Lào…đều là các dự án có thời gian hoạt động lâu năm nên doanh thu thu được đều được tổng kết qua các năm và đều đạt kết quả cao Rất ít các doanh nghiệp đầu ra nước ngoài làm ăn thua lỗ và giải thể Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một cách năng động, linh hoạt nắm bắt tình hình thực tế, sớm có điều chỉnh phù hợp với hoạt động thị trường, nhiều dự án được thị trường ưu chuộng và chấp nhận như: Liên doanh thép VILEXIM, sản xuất mỳ ăn liền TOCOMTAP tại thị trường Lào…Vốn đầu tư cho một dự án ngày càng tăng, điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng khả thi hơn.

Các dự án đầu tư ra nước ngoài đã tạo ra, một luồng sinh khí mới cho nước ta, đưa sản phẩm hoà nhập với thị trường thế giới, tăng cường chuyển lợi nhuận về nước làm tăng nguồn ngân sách quốc gia, đưa đất nước bước lên một tầm cao mới trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

2.3.1.3 Trình độ, kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn.

Mục tiêu của các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài là đạt được lợi nhuận Các quốc gia phát triển luôn có những cơ chế về quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý thiết bị khoa học, có những phương pháp tiếp cận công việc một cách hiệu quả, đồng thời có trình độ khoa học công nghệ một cách hiện đại Đầu tư vào những nước này đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với trình độ quản lý và khoa học công nghệ hiện đại, ví dụ như: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Nga…

Thông qua quá trình đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về vai trò của công tác quản lý, do vậy tác động trở lại việc quản lý doanh nghiệp trong nước được tiến hành khoa học hơn, các doanh nghiệp từng bước có được những kinh nghiệm trong quuản lý dự án tại nước ngoài, rất thuận lợi cho doanh nghiệp khi muốn mở rộng đầu tư sang các thị trường khác nhau.

2.3.1.4 Vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam được khẳng định và nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh những nỗ lực của Việt Nam để tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) và tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 14 thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã phần nào thể hiện được những thắng lợi to lớn của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho đến nay doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã thể hiện được tầm vươn xa và sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng quốc tế Thông qua đầu tư chúng ta đã tận dụng được những lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư, sản xuất và cung cấp hàng hoá với giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của nước sở tại, một phần xuất khẩu sang các quốc gia khác Nhờ đó mà uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều trên thị trường quốc tế Việt Nam thể hiện được sức mạnh của mình không chỉ vì kinh tế mà còn tạo các mối quan hệ khăng khít với các nước nhận đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp có thể mở rộng đầu tư sang các thị trường khác.

2.1.3.5 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài góp phần làm tăng thu Ngân sách cho nhà nước.

Các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư sẽ chuyển một lượng tiền để tiến hành đầu tư ban đầu, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tiền lại được chuyển về nước với một lượng tiền lớn hơn ban đầu.Góp phần là cho nguồn ngân sách của nhà nước tăng thêm, cán cân thanh toán của nền kinh tế quốc dân tăng.

Việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội hơn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn, khả năng tài chính của các doanh nghiệp được đảm bảo nhờ đó mà khả năng thực hiện nghĩa vụ nhà nước tăng thêm Hơn nữa khi lợi nhuận chuyển về nước, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao năng lực tài chính, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mức tăng trưởng của ngành cũng như của chung nền kinh tế Các khoản thu nhập một phần sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước dưới dạng thuế, phí, lệ phí…

2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn hạn chế, quy mô đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ: Với 183 dự án mà số vốn đầu tư chỉ là 968,133,617 USD trung bình quy mô dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt 5,290,347.6 USD/dự án Trong khi đó năm 2006 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã có 6,813 dự án với tổng vốn đầu tư 60,473,689,937 USD, quy mô đầu tư đạt 8,876,220.5/dự án (bảng P2 phần phụ lục) Qua so sánh cho thấy quy mô dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ bằng 1/3 quy mô dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Quy mô nhỏ nên các doanh nghiệp Việt Nam còn ít chú trọng tới chiến lược đầu tư dài hạn và xao nhãng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư Các doanh nghiệp thực đầu tư ra nước ngoài một phần do nhận thấy cơ hội trước mắt, một phần mang tính chất thăm dò thị trường rộng lớn và giàu tìêm năng này nên thời gian thực hiện dự án ngắn Tuy nhiên do năng lực tài chính yếu nên nhiều dự án đã được cấp phép đầu tư nhưng việc thực hiện triển khai còn chậm chễ.

Vốn đầu tư mà doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là 62,248,434 USD mà tổng vốn đầu tư đăng ký là 968,133,617 USD Như vậy tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký là thấp, chỉ đạt 6.4 %, đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tỷ lệ này đạt 47.6% Như vậy tính khả thi của các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam là thấp. Điều này có thể là do các doanh nghiệp Việt Nam mới đăng ký đầu tư, đang ở giai đoạn triển khai dự án như dự án dịch vụ đại lý hang hải ở Hồng Kông, Anh nên chưa thể giải ngân Một số doanh nghiệp khác tỷ lệ giải ngân rất chậm.

2.3.2.2 Triển khai thực hiện dự án

Khả năng thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài chưa cao nó được thể hiện ở số vốn đầu tư thực hiện so với vốn đăng ký Một số nhà đầu tư Việt Nam khi vươn ra thị trường nước ngoài có thể đã lựa chọn lĩnh vực kinh doanh chưa phù hợp, khi triển khai thấy chưa thể có lợi nhuận nên đã trần trừ lưỡng lự Một số dự án mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư khá cao nhưng đồng vốn thực hiện lại chưa có như Hợp đồng khai thác mỏ Amara ở Irac có tổng số vốn 100 triệu USD nhưng rất khó triển khai vì tình hình bất ổn định và chiến tranh ở nơi này xảy ra thường xuyên, do đó các nhà đầu tư rất ngần ngại khi giải ngân vốn vào dự án này, rủi ro xảy ra là lớn Tại nhiều nước sau nhiều năm đăng ký vốn thực hiện của doanh nghiệp Việt Nam vẫn dậm chân ở con số không. Các dự án đầu tư sang Lào gặp khó khăn do thị trường hạn hẹp, phí sử dụng lao động nước ngoài còn cao.

Năng lực quản lý điều hành của các nhà quản lý Việt Nam cũng là một trong những nhân tố hạn chế tình hình triển khai dự án Các nhà quản lý Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong quản lý dự án tại nước ngoài, nhưng đây là công việc khá phức tạp đòi hỏi không chỉ sự am hiểu chuyên môn mà kỹ năng quản lý.

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

Quan điểm và định hướng đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

ra nước ngoài của Việt Nam.

3.1.1 Những quan điểm chủ đạo

Quan điểm 1: Nhà nước cần coi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới.

Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu hướng vận động có tính tất yếu và khách quan Xu hướng này buộc các quốc gia phải có sự hợp tác nương tựa nhau cùng phát triển Tuy nhiên, quá trình tham gia vào nền kinh tế thế giới mở ra cho mỗi quốc gia những cơ hội cũng như thách thức không giống nhau Vấn đề đặt ra là mỗi quốc gia cần xây dựng được chiến lược hội nhập phù hợp nhằm tận dụng được các thời cơ, vượt qua thách thức, biến hội nhập kinh tế quốc tế thành phương tiện để phát triển nền kinh tế nội địa Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong bước đầu gia nhập vào nền kinh tế thế giới.

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước cho thấy, đầu tư ra nước ngoài là một cấu phần quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại, là động lực không thể thiếu nhằm thúc đẩy nền kinh tế nội địa phát triển Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ, Đảng và Nhà nước Việt Nam cần quán triệt tư tưởng coi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một phần quan trọng trong tổng thể hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước, từ đó có cơ chế chính sách thích hợp để phát triển mảng hoạt động này cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế trong nước.

Quan điểm 2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gánh chịu nhiều loại hình rủi ro đặc trưng mà hoạt động đầu tư trong nước không hoặc không trực tiếp chịu tác động,chính vì thế, để đảm bảo khả năng tạo lợi nhuận cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích thích hợp. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một hoạt động kinh tế phức tạp hơn so với đầu tư trong nước, do phải chịu tác động của nhiều sự biến động từ nền kinh tế của nước sở tại và của nền kinh tế thế giới Những sự biến động này không hoặc có tác động nhưng mức độ không mạnh, không trực tiếp đến các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước Chính vì vậy, khi Nhà nước coi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một cấu phần lớn trong hoạt động kinh tế đối ngoại thì cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược dài hạn đã đặt ra, mà cụ thể là đảm bảo một mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn hoặc bằng so với đầu tư trong nước, sau khi đã loại trừ các rủi ro đặc trưng có thể xảy ra đối với hoạt động đầu tư này Thiếu sự khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó có thể đầu tư thành công ra nước ngoài.

Quan điểm 3: Các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định hoạt động đầu tư không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà còn mở rộng ra toàn thế giới Hoạt động đầu tư vượt biên giới quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp, bên cạnh khả năng nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp sẽ mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào mậu dịch của các nước, tận dụng được thiết bị và lao động hiện có, đồng thời có thể học hỏi và tiếp cận những phương thức quản lý doanh nghiệp hiện đại, ứng dụng KHCN tiên tiến của thế giới,… từ đó không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Quan điểm 4: Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rằng thị trường đầu tư quốc tế rất rộng lớn, còn có rất nhiều cơ hội đầu tư ở các quốc gia khác trên thế giới, cả ở những nước kém phát triển hơn và cả ở các quốc gia đã phát triển cũng có rất nhiều các “khoảng trống”, các “khe hở” để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư Vấn đề là, nếu các doanh nghiệp tích cực, chủ động tìm kiếm thì sẽ có cơ hội để đạt được hiệu quả đầu tư cao.

Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan, trong quá trình này, các quốc gia cần xác định cho mình một chiến lược hội nhập thích hợp để phục vụ cho nền kinh tế quốc gia Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi Mặc dù đất nước đang khan hiếm vốn để thực hiện công cuộc CNH – HĐH đất nước Chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, trong những năm tới, với chính sách khuyến khích và ưu đãi của Nhà nước, cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những bước tiến mạnh và xa hơn nữa.

3.1.2 Phương hướng đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới

Tình hình chính trị - xã hội của nước ta tiếp tục ổn định Thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X với việc khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, trong đó có việc đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm Mở rộng lĩnh vực,địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hang đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” đã tiếp tục củng cố long tin của cộng đồng đầu tư quốc tế, thúc đẩy gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các ngành công nghiệp có khả năng thu hồi vốn lớn, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xuất khẩu sang nước thứ ba, chế tạo sản phẩm có giá trị cao và hàm lượng công nghệ cao nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và tạo bước đột biến về tăng trưởng kinh tế đối với Việt Nam Định hướng đẩy mạnh các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực dầu khí, bưu chính viễn thông, sản xuất hang thủ công mỹ nghệ…những mặt hang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các quốc gia và vùng lãnh thổ có nguồn tài nguyên phong phú, nhân công rẻ, kinh tế chính trị ổn định, có khả năng tận dụng được nhiều cơ hội ở những thị trường giàu tiềm năng, tăng cường đầu tư vào những nước đã đầu tư có lợi như Lào, Campuchia, Nga…Đa dạng hoá các hình thức đầu tư ra nước ngoài, mở rộng đầu tư ra nước, tăng quy mô vốn đầu tư cho các dự án.

Phương hướng đổi mới nhận thức về đầu tư ra nước ngoài, coi sự hợp tác quốc tế về đầu tư diễn ra theo hai chiều: một chiều là đầu tư nước ngoài vào ViệtNam và một chiều là đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài Đầu tư ra nước ngoài đạt tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư cao hơn đầu tư trong nước Vì vậy sự đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài là rất cần thiết Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư của Việt Nam tại nước ngoài.

Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu te trực tiếp ra nước ngoài.

Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư cần có biện pháp rà soát lại và chính sách hoá các dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài Đây là vấn đề cần thiết cấp bách để có thể hoạch định chính sách khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào từng vùng lãnh thổ, đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, đông thời nâng cao khả năng quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước Cần có các biện pháp kiên quyết chấm dứt tình trạng đầu tư ra nước ngoài mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Mặc dù tháng 6 năm 2006 Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định mới về khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thay thế Nghị định 22/1999/NĐ-CP, nhưng các vưn bản hướng dẫn của các bộ, ngành vẫn chưa được thực hiện, đặc biệt trong điều 1 của Nghị định 78/2006/NĐ-CP về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí theo quy định riêng của Chính phủ, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có quy định về vấn đề này Vì vậy cấn nhanh chóng hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc cấp phép cho các doanh nghiệp, cơ chế đảm bảo vốn, cơ chế chuyển tiền và tài sản ra nước ngoài để đầu tư, cơ chế quản lý giám sát, các vấn đề về chính sách tài chính, chính sách thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để tạo thuận lợi cho việc đầu tư Hơn nữa cần thực hiện phân cấp một cách cụ thể, rõ rang và triệt để hơn các tỉnh, thành phố trong việc cấp phép và quản lý các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo quản lý chặt chẽ, hợp lý các dự án đầu tư ra nước ngoài, đồng thời giảm khối lượng công việc cho cơ quan quản lý tổng hợp. Đơn giản hoá thủ tục đăng ký và cấp phép đầu tư ra nước ngoài, tiến tới bỏ hình thức cấp phép, chuyển sang hình thức đăng ký đầu tư cho thuận tiện mà không giảm tính chất quản lý của nhà nước.

Xây dựng danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư ra nước ngoài với những hình thức ưu đãi phù hợp về tín dụng, mua ngoại tệ, thuế…Hoạt động này rất phù hợp với kinh nghiệm của các nước đi trước. Đưa hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp FDI vào thành các quy định của Nghị định Hiện nay đã có một số doanh nghiệp tiến hành đầu tư ra nước ngoài nhưng phải xin phép Thủ tướng Chính phủ và được quyết định theo từng trường hợp riêng lẻ Điều này nhiều khi trở thành lực cản lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI, trong khi tiềm năng đầu tư ra nước ngoài của các loại hình doanh nghiệp này khá lớn và các doanh nghiệp này đã được đã được coi là một khu vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Mở rộng diện đầu tư, cho phép các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vào những lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế, thậm chí thực hiện đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức cho thuê, tín dụng quốc tế… nếu doanh nghiêp có luận chứng kinh tế kỹ thuật tốt và bảo đảm khả năng sinh lời của dự án.

Chính phủ cấn yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan sớm ban hành các văn bản còn thiếu liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ngoài tạo hành lang pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động kinh tế mới này Đồng thời quy định rõ chế độ và nội dung báo cáo đối với các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Để đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài đã được cấp phép, cần tăng cường các biện pháp chế tài về chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các doanh nghiệp Đồng thời cần thành lập một số đoàn công tác liên bộ để khảo sát tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại công ty mẹ trong nước cũng như tại một số nước trọng điểm.

3.2.1.2 Ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Ban hành chính sách thuế ưu đãi: Chính sách này được quy định trong thông tư số 97/2002/TT – BTC Đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn vì vậy về thuế phải được ưu đãi hơn các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nhưng trong thời gian qua, chính sách thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chưa thực sự khuyến khích, nếu như không muốn nói là kém ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Vì vậy trong thời gian tới, để thực sự thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, Nhà nước cần phải thay đổi chính sách thuế, tạo điều kiện cơ sở cho các nhà đầu tư triển khai lợi thế của mình trên trường quốc tế Áp dụng các chính sách thuế ưu đãi cho các dự án thuộc danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư ra nước ngoài Các lĩnh vực này được xây dựng căn cứ theo các tiêu chí như: số lao động mà doanh nghiệp Việt Nam đưa ra nước ngoài làm việc cho dự án, mục đích đầu tư.

Các dự án đầu tư ra nước ngoài thời gian đầu thường hoạt động chậm chạp, gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm hoặc thiếu vốn, nếu tiến hành thu thuế ngay sẽ rất thiệt hại cho các doanh nghiệp này Vì vậy cần phải có có các ưu đãi về khoảng thời gian miễn, giảm thuế Khoảng thời gian này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp trong bước đầu triển khai dự án Nó chính là điều kiện cần thiết để các dự án có thể tồn tại và tăng trưởng trong tương lai.

Cho phép các dự án mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài được hưởng ưu đãi thuế đầu tư ít nhất là ngang bằng các doanh nghiệp trong nước đang được hưởng theo luật.

Chính sách quản lý ngoại hối: Việc chuyển tiền của các doanh nghiệp

Việt Nam ra nườc ngoài còn rất nhiều khó khăn do cơ chế cứng nhắc của quản lý ngoại hối, thiên về quản lý hành chính…Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thì chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam nên có những bước cải cách thích hợp như sau:

Cho phép các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn thu ngoại tệ ổn định và tương đối lớn được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thuận tiện cho việc trang trải các nhu cầu về ngoại tệ của doanh nghiệp Tiến tới áp dụng chính sách này cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và không duy trì cơ chế xin cho từng trường hợp riêng lẻ như hiện nay.

Hoàn thiện tổ chức thị trường liên ngân hàng theo hướng đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên phạm vi quốc tế Phát triển thị trường ngoại hối đáp ứng nhu cầu ngoại tệ.

Cũng theo quy định mới, trong thời hạn 6 tháng kể từ khi có quyết toán thuế, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ dự án đầu tư về Việt Nam Họ được phép dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư để tái đầu tư vào chính dự án đầu tư đó hoặc đầu tư vào dự án khác ở nước ngoài

Cùng với chính sách Ngân hàng Nhà nước ban hành cho phép doanh nghiệp Việt Nam được phép sử dụng ngoại tệ từ một số nguồn để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư, thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã có đầy đủ cơ cế pháp lý và tài chính.

3.2.1.3 Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế

Tiếp tục triển khai kết quả vận động đầu tư tại Nhật Bản trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức của Thủ tướng chính phủ và các thoả thuận trong khuôn khổ diễn đàn APEC tại Hà Nội, tăng cường vận động kêu gọi đầu tư tại một số địa bàn khác như EU, Hoa Kỳ, Đài Loan…; chuẩn bị tổ chức thành công các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ các “Ngày Việt Nam ở nước ngoài”.

Ngày đăng: 05/07/2023, 16:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Việt (2005), Luật Đầu tư, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2. Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định về đầu tư trực tiếpra nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đầu tư
Tác giả: Phạm Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2005
7. Lê Bộ Lĩnh (2005), Kinh tế Thế Giới và quan hệ kinh tế Quốc tế, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Thế Giới và quan hệ kinh tế Quốc tế
Tác giả: Lê Bộ Lĩnh
Nhà XB: NXBChính trị Quốc Gia
Năm: 2005
8. Lê Bộ Lĩnh (2006), Kinh tế, chính trị thế giới 2005 và dự báo 2006, NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế, chính trị thế giới 2005 và dự báo 2006
Tác giả: Lê Bộ Lĩnh
Nhà XB: NXBTừ Điển Bách Khoa
Năm: 2006
9. Tô Xuân Dân – Nguyễn Thành Công (2006), Sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống Kinh tế - Xã hội ở Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tác động của hội nhậpkinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống Kinh tế - Xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Tô Xuân Dân – Nguyễn Thành Công
Nhà XB: NXBChính Trị Quốc Gia
Năm: 2006
10. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế
Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
Nhà XB: NXBChính Trị Quốc Gia
Năm: 2006
11. Nguyễn Kim Bảo (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc, 9NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Kim Bảo
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2002
12. Bùi Tiến Quý (2005), Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại
Tác giả: Bùi Tiến Quý
Nhà XB: NXB LaoĐộng
Năm: 2005
13. Nguyễn Minh Hằng (1996), Quan hệ kinh tế đối ngoại Trung Quốc thời kỳ mở cửa, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ kinh tế đối ngoại Trung Quốc thờikỳ mở cửa
Tác giả: Nguyễn Minh Hằng
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội
Năm: 1996
14. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộccông nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Tác giả: Nguyễn Trọng Xuân
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội
Năm: 2002
15. Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch Đầu Tư (2005), Tác động của hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác độngcủa hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đến đầu tưtrực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam
Tác giả: Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
Nhà XB: NXBChính Trị Quốc Gia
Năm: 2005
16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Kỹ năng xúc tiến đầu tư, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng xúc tiến đầu tư
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhà XB: NXB Chính TrịQuốc Gia
Năm: 2003
17.Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương (2005), Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối ngoại Việt Nam thời kỳđổi mới
Tác giả: Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2005
18.Nguyễn Ngọc Diên (1996), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốcgia ở các nước đang phát triển
Tác giả: Nguyễn Ngọc Diên
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 1996
19. Nguyễn Thị Hường (2003), Giáo Trình Kinh Doanh Quốc Tế, NXB Lao Động - Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Kinh Doanh Quốc Tế
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: NXB LaoĐộng - Xã Hội
Năm: 2003
20. Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và DoanhNghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2004
21. Phương Lan (2006), (Hiệpđịnh thương mại song phương Việt Nam – Hoa 0Kỳ tác động đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), Kinh tế và Dự Báo, số 4, trang 16 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và Dự Báo
Tác giả: Phương Lan
Năm: 2006
35. Lan Anh , Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài càng sớm càng tốt, http://www.smenet.com.vn, cập nhật 7/2/2007 Link
36. Nhân Dân, Điều kiện được vay vốn đầu tư ra nước ngoài, http://.www.nhandan.org.vn, cập nhật 7/2/2007 Link
38. Phóng Viên, Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh, http://.www.vinacomm Vip4000.Net, cập nhật 8/11/2004 Link
39. Vietnamnet, Đầu tư ra nước ngoài ngày càng sôi động, http://.www.bdn.@hcm.vnn.vn, cập nhật 24/4/2007 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w