Mục đích nghiên cứu
Công trình nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng hiểu biết của học sinh THPT về sức khỏe sinh sản, trong đó trọng tâm nghiên cứu về nhu cầu giáo dục chăm sóc giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT Từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp cụ thể để đáp ứng nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu việc về hiểu biết các kiến thức và nhu cầu tìm kiếm thông tin về sức khỏe sinh sản của học sinh cấp 3.
- Đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT.
Thực trạng nhu cầu giáo dục chăm sóc SKSS của học sinh THPT.
Khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
- 50 Học sinh THPT ở độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi ở trường THPT Trương Định _ Hoàng Mai_Hà Nội
- 2 Thầy cô trong trường THPT Trương Định.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu : 2/2011 đến 5/2011
- Địa bàn khảo sát: Trường THPT Trương Định _Hoàng Mai_Hà Nội
- Giới hạn về nội dung:
- Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá hiểu biết của học sinh THPT về kiên thức về sức khỏe sinh sản
- Đánh giá nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT.
Mẫu nghiên cứu
- Kích thước mẫu: 50 phiếu điều tra học sinh trong trường THPT Trương Định Trong đó có 34 (68%)bạn nữ và 16(28%) bạn nam
- Phỏng vấn sâu: 2 giáo viên
- Tọa đàm nhóm: nhóm 10 em nam và nhóm 10 em nữ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp luận bao gồm các lý thuyết tâm lý học, tâm lý học pháp triển với sự các giai đoạn phát triển của con người: lý thuyết xã hội học, công tác xã hội cá nhân, nhóm, lý thyết nhu cầu của Maslow, thuyết phân tâm học của Freud.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: (PHỤ LỤC 1) Nhằm thu thập các thông tin về hiểu biết và nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: 2 giáo viên trong trường THPT Trương Định nhằm mục đích tìm hiểu những hoạt động của nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh đề tài nghiên cứu đi sát nhu cầu nguyện vọng thực sự của học sinh hiên nay.
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Nhằm hiểu rõ hơn mong muốn và nguyện vọng của các em Qua đó biết được quan niệm cách nghĩ của các em về một vấn đề sức khỏe sinh sản.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các bảng phỏng vấn sâu; biên bản thảo luận nhóm và các tài liệu có liên quan
- Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phần mềm SPSS để sử lý và lấy thông tin để thống kê một cách rõ ràng và khoa học
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu đó là Th.s Đặng Phương Lan, Th.s Nguyễn Trung Hải và Th.s Đặng Huyền Trang tư vấn viên Tâm Sự Bạn Trẻ.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO HỌC
1.1Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
1.1.1Một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới Ở thế giới nghiên cứu về sức khỏe vị thành niên có mặt rất sớm nhưng được gọi với những cái tên khác nhau chẳng hạn sức khỏe vị thành niên hay giới tính tình dục thanh thiếu niên.Từ sau hội nghị quốc tế về dân số và phát triển ICPD tại Cairo (4/1994) sau khi định nghĩa chính thức về về sức khỏe sinh sản được thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thế giới và là mối quan tâm của toàn xã hội Vấn đề sức khỏe sinh sản được đẩy lên một trình độ mới
Tại Châu Phi: Giáo dục sức khỏe sinh sản ở châu lục này tập trung vào việc đẩy lùi nạn dich AIDS và cố gắng thiết lập những chương trình giáo dục về AIDS hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức phi chính phủ (NGO)
Những chương trình này dạy cho họ và con em của họ các cách “ABC”. Với A để phòng chống AIDS B - Chung thủy và C - Dùng bao cao su Ở Ai Cập, trẻ từ 12 – 14 tuổi được giáo viên giảng dạy những kiến thức giải phẫu sinh học như cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, cơ chế hoạt động, quan hệ tình dục, nguyên nhân có thai, các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Tại các quốc gia Châu Á: Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc và Sri Lanka là những nước đã thực hiện chính sách riêng về giáo dục giới tính trong trường học về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Tuy nhiên ở Bangladesh, Myanmar, Nepal và Pakistan thì không có những chương trình giáo dục giới tính như vậy. Đối với các quốc gia Châu Âu như Pháp, tháng 2/2000, Chính phủ Pháp quyết định đưa kiến thức giới tính lên đài truyền hình và sóng phát thanh, đồng thời phát khoảng 5 triệu tờ rơi cho học sinh phổ thông về các phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.
Tại Đan Mạch, cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã có chương trình truyền hình được Chính phủ tài trợ đã trở thành kênh thông tin quen thuộc về giới tính và sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên.Đan Mạch là nước có tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai thấp nhất thế giới và là hình mẫu “lý tưởng” cho các nước khác học tập cách thức giáo dục giới tính trong trường học.
Các quốc gia ở Châu Mỹ : Các trường học đều đưa giáo dục giới tính vào chương trình học của học sinh lớp 7 - 12, có nơi bắt đầu từ lớp 5, lớp 6 Học sinh tiếp cận với kiến thức giới tính thuộc 2 kiểu: toàn diện kiến thức chung chiếm 58% hoặc kiến thức sâu về một khía cạnh, vấn đề chiếm 34%.
Tuy nhiên, Mỹ lại là một trong những nước có tỷ lệ sinh ở trẻ vị thành niên cao nhất thế giới, tỷ lệ nhiễm bệnh qua đường tình dục ở thanh thiếu niên cũng là cao nhất Điều này cho thấy người ta nên chú trọng vào phương pháp giáo dục hơn là xác định giáo dục ở cấp học nào
(Theo giáo dục giới tính toàn cầu của trang tailieu.vn)
1.1.2 Một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, cùng với giáo dục dân số, giáo dục giới tính đã bắt đầu được quan tâm rộng rãi Lứa tuổi THPT đang ở giai đoạn cuối thời kỳ dậy thì và đầu giai đoạn thanh niên nên các em có sự thay đổi mạnh mẽ về cả sinh lý và tâm lý Bản thân các em chịu sự tác động của gia đình, thầy cô, bạn bè… Nếu các em được giáo dục định hướng đúng sẽ giúp các em phát triển đúng hướng và vượt qua những khó khăn trở ngại của cuộc sống Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho ra những kết quả sau: Ở Việt Nam vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi theo tổng điều tra của dân số
1989 có 14.336 482 người (22,3% dân số), trong cuộc tổng điều tra biến đổiDSKHHGĐ năm 1993 số trẻ vị thàn niên là 23,2% số mẫu điều tra Theo tổng điều tra năm 1999 vị thành niên là 17, 3 triệu người (22, 7% dân số) [10] theo niên giám thống kê dân số năm 2000 vị thành niên là 17 553 000 người (22,46% dõn số) Như vậy vị thành niờn chiếm ẳ dõn số cả nước, cơ cấu dõn số sẽ tiếp tục tăng trong vòng 15 năm nữa Như vậy sẽ có thuận lợi là nguồn nhân lực trẻ sẽ tăng lên và trở thành một lực lượng dồi dào Tuy nhiên đó cũng là một thách thức với một quốc gia đang phát triên như Việt Nam là các vấn đề xã hội sẽ trở thành một gánh nặng cho những người làm chính sách
Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2002 cả nước có 572.425 trường hợp nạo phá thai và năm 2003 là 540.377 trường hợp Tỉ lệ phá thai trên tổng số sinh chung của toàn quốc là 52% Trong đó vẫn còn khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở vị thành niên, thanh niên [3]
Trong nhiều năm giáo dục sức khỏe sinh sản đã có những sự quan tâm và nghiên cứu nhất định.
Trong Chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên giùm xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá nhằm bồi dương cho học sinh những kiến thúc về khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái” Bộ Giáo dục đã đưa ra Chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính trong toàn bộ hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước.
Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính, về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố Các tác giả Đặng Xuân Hoài, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sống gia đình) có kí hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu vực Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thuỷ và Giáo sư Đặng Xuân Hoài, đề án đã được tiến hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như: quan niệm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân; nhận thức về giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh… ở nhiều nơi trong cả nước, để chuẩn bị tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12.
Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc gia, nhiều đề tài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và những vấn đề có liên quan như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản; Giáo dục về tình yêu trong thanh niên, học sinh; Giáo dục đời sống gia đình; Giáo dục giới tính cho học sinh… Việc nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã được sự quan tâm nhiều của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ huynh [6]
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu thường tập trung đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hiểu biết về SKSS và thái độ hành vi của thanh thiếu niên về các kiến thức sức khỏe sinh sản Những con số được đưa ra nêu trên cho thấy vấn đề giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản đóng vai trò rất quan trong trong mục tiêu phát triển con người Việt Nam, mà tập trung vào thế hệ trẻ, tương lai của đất nước
THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA HỌC SINH THPT TẠI TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH_HOÀNG MAI _HÀ NỘI
Khái quát chung về địa bàn điều tra
2.1.1 Khái quát chung về trường THPT Trương Định:
Trường THPT Trương Định thành lập năm 1973 lúc đầu là 2 trường, Trương Định và Lý Tự Trọng, năm 1996 sát nhập thành THPT Trương Định. Đó cũng là năm nhà trường rước tượng cụ Lý Tự Trọng trên vườn hoa Lý Tự Trọng về thờ ở trường để tưởng nhớ Nằm trên phường Tân mai Hoàng Mai Hà Nội Nhà trường, cách bến xe Giáp Bát 2km về phía bắc.
Hiện nay nhà trường có 100 cán bộ, giáo viên 100% giáo viên có trình độ đại học Các giáo viên ở đây giỏi chuyên môn nên luôn được các trường có tiếng như Thăng Long, Kim Liên, Phan Đình Phùng mời gọi Hàng năm trong các cuộc thi giáo viên giỏi của thành phố giáo viên nhà trường đạt được nhiều giải cao như giải nhất, nhì…Giáo viên hiện nay của nhà trường chưa ổn định do thiếu nguồn giáo viên trẻ
Về quy mô lớp học: Hiện nay nhà trường có 1961 em, nhà trường có 41 lớp học chia làm hai ca sáng và chiều với 3 khối lớp 10, 11, 12 Nhà trường hàng năm có rất nhiêu học sinh thi đậu vào các trường đại học cao đẳng trên cả nước
Về cơ sở vật chất: Trường THPT Trương Định có hệ thống cơ sở vật chất khá hiện đại với sân chơi, bãi tập, có nhà đa chức năng, có phòng tin, thư viện, căng tin, phòng thí nghiệm, phòng bảo vệ giám thị, phòng tiếp dân các hệ thống phòng học đều là các dãy nhà tầng được kiên cố hóa Trang thiết bị phục vụ học tập hiện đại phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường.
Các thành tích đã đạt được: Văn hóa văn nghệ là thế mạnh của nhà trường Trong các cuộc thi về thể thao và văn hóa văn nghệ đều có các giải thể thao, văn nghệ lớn của thành phố: giải vàng, bạc giai điệu tuổi hồng của cả giáo viên và học sinh Hàng năm trường có các cuộc thi tài năng nghệ thuật cuộc thi vẽ tranh, cắm và làm hoa nghệ thuật, nữ công gia chánh, làm món ăn, thi học sinh thanh lịch, hay nữ sinh duyên dáng, cán bộ đoàn tài năng, các giải thể thao của trường cũng tổ chức thường xuyên: cầu lông, bóng bàn nam, nữ, kéo co,bóng đá Riêng năm học 2010-2011 có 2 dịp lễ trọng đại chào mừng ngàn nămThăng Long Hà Nội, và 80 năm thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh, nên trường có rất nhiều hoạt động như: Cắm trại, tổ chức gian hàng thanh niên, quyên góp ủng hộ quần áo, sách vở, tiền ủng hộ cho trung tâm bảo trợ xã hội số 4 của Hà nội với số tiền quyên góp được là gần 20 triệu 500 học sinh của trường đồng diễn chào mừng 1000 nămThăng Long Hà Nội, thi tìm hiểu ASEAN được giải nhì, cuộc thi thanh niên với văn hóa giao thông đạt giải nhất, múa đơn giai điệu tuổi hồng thành phố, giải nhất cắm hoa cấp quận, giải nhất kéo co cấp quận
Đánh giá hiểu biết về sức khỏe sinh sản của học sinh THPT Trương Định
2.2.1 Những hiểu biết về tình yêu và tình dục:
Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là cung cấp cho các em những kiến thức về sự thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì, các biện pháp phòng tránh thai, hiểu biết về các căn bệnh lây qua đường tình dục; các vấn đề xung quanh tình yêu tình dục…
Do các em học sinh THPT đang trong thời kỳ hoàn thiện về mặt hình thể và có sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức và tình cảm Chính vì thế các em đã bắt đầu có tình cảm với các bạn khác giới Đó là sự rung động về giới tính và bản thân các bạn cho đó tình yêu Thông thường tình yêu cũng cần phải có kiến thức, về sự tôn trọng, cách ứng xử trong tình yêu, những vấn đề liên quan đến tình yêu như tình dục lành mạnh, an toàn chưa được các em biết đến… Qua nghiên cứu khảo sát trên 50 học sinh trường Trương Định số người được hỏi bạn đã có người yêu chưa? Thì có 8 em cho biết các em đã có người yêu (16%) và84% em cho biết chưa có người yêu.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ học sinh THPTcó người yêu (đơn vị : %)
84% có người yêu chưa có người yêu
(Nguồn : Kết quả điều tra năm 2011)
Nhìn vào sơ đồ trên cho thấy tỷ lệ các em có người yêu chiếm 16% đây là tỷ lệ không phải là cao trong tổng thể Tuy nhiên những bạn có người yêu rồi đã có nhận thức đúng đắn về tình yêu hay chưa, các em đã có những kiến thức gì xung quanh tình yêu như tình dục, các biện pháp tránh thai…Nhìn vào sơ đồ ta thấy với tỷ lệ 16% em có người yêu thì tương ứng với số lượng kiến thức cần cung cấp cho đối tượng một cách kịp thời nhất, đấy là chưa kể cần trang bị kiến thức cho những người chưa có người yêu để các bạn có kiến thức và hành trang vào đời Ngày nay, mọi người đều thừa nhận rằng, vấn đề tình dục và tình yêu ở thanh thiếu niên là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của các em Tình yêu và tình dục ở tuổi thanh thiếu niên thường có mối quan hệ đặc biệt Những rung cảm tình dục có thể xuất hiện do sự dậy thì, sự phát triển sinh lí cơ thể nhưng cũng có thể xuất hiện do cảm xúc yêu đương Tình yêu và tình dục ở các em thường có mối quan hệ rất mật thiết.
Tình yêu trong thanh thiếu niên thường là những tình cảm rất mạnh mẽ và cũng chi phối sự xuất hiện những rung cảm tình dục có thể dẫn đến quan hệ tình dục trước hôn nhân Do quan hệ tình dục sớm có thể dẫn tới việc yêu đương sớm, kết hôn sớm, mắc bệnh tình dục, nạo thai, tự tử vì tình… Trong khi ấy, sự trưởng thành về xã hội của các em để có khả năng độc lập về kinh tế, để có những nhận thức đúng đắn, ý thức trách nhiệm đối với xã hơn đối với bạn bè, để có thể kết hôn, lại chậm hơn Chính vì thế, các em rất cần phải được hướng dẫn và giáo dục chu đáo.
Trích thảo luận nhóm nữ: “Tình yêu là một tình cảm thiêng liêng đó không phải là rung động đơn thuần về giới tính đâu ạ! người yêu em đã đi làm anh ấy và em rất yêu nhau với em đó là tình yêu đích thực”.
Trích thảo luận nhóm nam: “ Em và bạn cùng lớp thích nhau từ hồi lớp
10, chúng em rất vui mỗi khi bên nhau,em thường qua nhà bạn rồi hai đứa đi học, em thấy rất hạnh phúc, nghĩ đến việc chúng em mà phải xa nhau chắc em sẽ rất đau khổ”
Phải chăng các em quá đề cao tình yêu ở tuổi học trò mà có thể xa đà ảnh hưởng đến học hành, hay quá thần tượng tình yêu đến khi gặp khó khăn hay trường hợp không mong muốn như chia tay hay bị phản bội các em dễ gặp những khủng hoảng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và học tập.Vậy vấn đề giáo dục những kiến thức về tình yêu và tình dục rất quan trọng trong giai đoạn vị thành niên.
Với câu hỏi: Một số người cho rằng ở tuổi vị thành niên vẫn có thể quan hệ tình dục, ý kiến cuả bạn về vấn đề này (đồng ý hay không đồng ý) đã có 80% ý kiến không đồng ý với quan niệm này, có 10 (20%) bạn đồng ý Với những bạn không đồng ý với ý kiến trên đa phần là các bạn gái với việc giải thích như sau:
Trích phỏng vấn nhóm nữ: “Theo em là việc quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập vì quan hệ tình dục rất dễ có thai”.
Với những bạn có quan điểm đồng ý với quan điểm quan hệ tình dục trước hôn nhân thì lại đưa ra quan điểm là: có thể chấp nhận được nếu biết bảo vệ bản thân Có bạn có ý kiến: quan hai người yêu nhau thật sự thì nó không có gì là xấu cả.( trích thảo luận nhóm nam) Với hai quan điểm như vậy rõ ràng quan niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân đang được các bạn trẻ nhìn nhận thoáng hơn và thực sự quan hệ tình dục cũng là nhu cầu của học sinh Bởi ở độ tuổi này các em ý thức giới tính của mình khá rõ nét Hình ảnh những cô bá cậu bé đã được thay bằng hình ảnh những anh chàng, những cô nàng, nên bản thân các em đã có những xúc cảm tình dục mãnh liệt mà bản thân các em cũng mong muốn được đáp ứng Đó là lý giải tại sao có hiện tượng thủ dâm, hay mộng tinh…đang xảy ra phổ biến nói lên tính cấp thiết phải được giáo dục định hướng Tuy nhiên khi ở độ tuổi vị thành niên các bạn chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần nên quan hệ tình dục sẽ dễ dàng dẫn đến các nguy cơ như có thai ngoài ý muốn, lây các căn bệnh qua đường tình dục và ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của các em do đó giáo đục và định hướng đúng đắn rất quan trọng với các em.
2.2.2 Hiểu biết của học sinh THPT về các biện pháp tránh thai
Hiện nay tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam có thai ngoài ý muốn khá cao, do đó việc hiểu biết về các biện pháp tránh thai là vô cùng quan trọng Trẻ vị thành niên được tiếp cận với rất nhiều thông tin về sức khỏe sinh sản nên các em cũng có những trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các biện pháp tránh thai
Biểu đồ 2 Sự hiểu biết của học sinh về biện pháp tránh thai Đơn vị %
Nạo Thai Hút thai Thuốc tránh thai
Bao cao su xuất tinh ngoài âm đạo tất cả Khác
(Nguồn : kết quả điều tra năm 2011)
Qua số liệu và biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ học sinh biết đến các biện pháp tránh thai phổ biến khá cao tương ứng là 91%, 93%, 76% Đây là những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay Trong đó xuất tinh ngoài âm đạo ít được biết đến hơn có thể do hiệu quả của biện pháp này không cao nên việc giáo dục và tuyên truyền ít đề cập đến Tỷ lệ học sinh cho rằng nạo thai và hút thai là biện pháp tránh thai là 5% đây là kiến thức sai lầm nghiêm trọng bởi hậu quả của hai hình thức này là rất lớn đến tâm lý và sức khỏe phụ nữ Bởi nguy cơ bị viêm nhiễm, bị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này, tâm lý hoang mang, lo sợ…đặc biệt là ở độ tuổi học sinh các em còn phải đến trường
2.2.3 Hiểu biết của học sinh THPT về các bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (BLQĐTD) là một bệnh rất phổ biến trên thế giới Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì mỗi năm có khoảng 250 triệu người bị mắc các bệnh BLQĐTD trong đó người ở độ tuổi sinh sản chiếm
10% [7] Bệnh lây truyền qua đường tình dục là tình trạng nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng do các tác nhân gây bệnh và truyền từ người này sang người khác qua đường tình dục Việc phòng tránh BLQĐTD là trách nhiệm của mỗi người cũng như của cộng đồng để bảo vệ chính bản thân mỗi người và bảo vệ sự phát triển của xã hội.
Tại Việt Nam, theo ước tính có khoảng 800.000 đến 1.000.000 người mắc bệnh lây qua đường tình dục mỗi năm, trong đó VTN và thanh niên chiếm khoảng 40%.[5] Đây là một thực trạng cần báo động bởi khi mắc bệnh lây qua đường tình dục có thể làm tổn thương tới những phần nằm bên trong cơ thể của cơ quan sinh sản của cả nam và nữ, do các biến chứng của bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Vô sinh (không còn sinh con được nữa ), lây truyền sang con (khi người phụ nữ có thai), hoặc có thể dẫn đến tử vong (HIV/AIDS; viêm gan vi rut B,C…) điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người nhiễm bệnh đồng thời nó còn gây những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, xã hội và gia đình.
Những thuận lợi trong việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học
Vấn đề GDGT được nhà nước ta quan tâm từ rất lâu, đặc biệt được thể hiện trong chỉ thị 176A của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các đề tài giải quyết vấn đề giáo dục giới tính dưới sự chỉ đạo của nhà nước, của Bộ GD-ĐT, của Viện khoa học giáo dục Đặc biệt là chương trình VIE/88/P09 và VIE/88/P10 được thực hiện từ năm
1988 đến 1992 Chương trình này đã được nghiên cứu rất quy mô, sâu rộng trên toàn quốc ở 18 tỉnh, thành, trên hàng trăm ngàn phụ huynh và học sinh, trên hàng ngàn giáo viên với sự tham gia của các nhà khoa học, các sở giáo dục và nhiều ngành có liên quan [4].
Vấn đề giáo dục giới tính ngày càng có nhu cầu cao do sự phát triển của xã hôi mang lại Do đó vấn đề giáo dục giới tính ngày càng được quan tâm hơn, nhiều hình thức truyền thông nâng cao kiến thức sức khỏe sinh sản cho học sinh đã được thực hiện Đây là một hoạt động lâu dài và ko thể thực hiện một sớm một chiều nên hiệu quả tuy chưa rõ rệt nhưng đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của chính bản thân các em những người trong cuộc và các bậc phụ huynh, người dân trong giáo dục giới tính.
Nhà trường hiện nay đã có nhiều hình thức để đưa giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản tới học sinh và nhận được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của học sinh Việc thành lập các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa liên quan đến các vấn đề giới tính được quan tâm và thực hiện nhiều hơn.
Gia đình hiện nay do sự truyền thông về sức khỏe sinh sản nên nhận thức của các bậc phụ huynh có phần được nâng lên Nhiều bậc phụ huynh đã ý thức được việc nên trò chuyện và thẳng thắn trao đổi với con về vấn đề sức khỏe, giới tính.
Tuy nhiên giáo dục sức khỏe sinh sản đang là một vấn đề mới và cần sự quan tâm của gia đình và sự tham gia của cộng đồng nhiều hơn nữa.
Những khó khăn trong việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học
Vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học giáo dục.Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: Vẫn còn có những băn khoăn e ngại của một số giáo viên, học sinh và phụ huynh khi tiếp cận với những bài thuộc về lĩnh vực nhạy cảm (tình dục, tình yêu, cấu trúc hệ cơ quan sinh dục, kinh nguyệt…), đặc biệt là việc dạy những gì, dạy như thế nào.
Việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các hoạt động giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong một số trường phổ thông chưa được thức hiện đồng bộ. Thậm chí, một số trường, một số nhà quản lí giáo dục còn bỏ qua hoặc không thực hiện đầy đủ các nội dung và thời lượng giảng dạy các vấn đề giới tính theo quy định chung (nhất là những tri thức có tính nhạy cảm) vì nhiều lí do như: dồn thời gian vào dạy những môn mà họ cho là trọng tâm, quan trọng, nằm trong nội dung thi tốt nghiệp, coi nhẹ những nội dung tri thức này, hoặc có quan niệm cho rằng những kiến thức này không cần thiết không nên dạy trong trường phổ thông.
Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng cũng là một vấn đề đáng quan tâm cụ thể là: Chưa có sách giáo khoa chính thức về giáo dục giới tính, việc tích hợp các kiến thức giới tính trong các môn có liên quan như Sinh học, Giáo dục công dân… chưa được thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện, chưa được thể hiện rõ ràng trong các sách giáo khoa Vì vậy giáo viên không có đủ tài liệu giảng dạy cần thiết.
Mặt khác, đội ngũ giáo viên giảng dạy giáo dục giới tính lại chưa được đào tạo bài bản, phần lớn là các giáo viên bộ môn khác kiêm nhiệm, các nhà trường đào tạo giáo viên cũng không trang bị cho họ những kiến thức về giới và giới tính để họ có đủ năng lực, kiến thức giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
Về phía gia đình và cộng đồng: Sự “lệnh pha” quá lớn giữa hai thế hệ, hai hệ tư tưởng, hai quan niệm sống, hai nhu cầu xã hội của người lớn và trẻ vị thành niên đã đẩy các em vào tình trạng “đói khát” kiến thức, thông tin về giới và giới tính Sự trái ngược giữa quan điểm giáo dục với “đất lề quê thói” cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp Đó chính là nguyên dẫn đến những hành vi thiếu hiểu biết và phải đón nhận những hậu quả đau lòng
Trong lĩnh vực truyền thông và tuyên truyền vẫn còn nhiều người, nhiều sách báo, tài liệu để cập đến những vấn đề này một cách lệch lạc, phiến diện, theo chiều hướng đi sâu vào những khía cạnh, kiến thức có tính hấp dẫn, kích thích trí tò mò của học sinh nhiều hơn là giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn ở các em Vì vậy, nếu không thận trọng, việc giáo dục những tri thức này lại có thể gây ra tác dụng phản diện nhiều hơn. Đời sống tình dục là một phần tất yếu của đời sống con người và có thể bắt đầu giáo dục từ lứa tuổi vị thành niên Nhưng do quan niệm không đúng, các bậc cha mẹ cũng như thầy cô giáo còn e dè và sợ rằng việc giáo dục cặn kỹ về tình dục an toàn chẳng khác nào “vạch đường cho hươu chạy” nên chưa giúp các em có định hướng đúng đắn về vấn đề này Chính vì vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội cũng như giữa các chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa; đặc biệt, cần có sự quan tâm nhiều hơn của gia đình đối với con em mình trong vấn đề giáo dục giới và giới tính nhất là từ cuối cấp học trung học cơ sở trở lên là rất cần thiết.