1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tên công trình thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới dành cho học sinh thpt

138 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế poster truyền thông về Bình đẳng giới dành cho học sinh THPT
Trường học Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Mỹ thuật
Thể loại Công trình dự thi
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 14,99 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (9)
    • 2.1. Các nghiên cứu trong nước (9)
      • 2.1.1. Các nghiên cứu về thiết kế poster (9)
      • 2.1.2. Các nghiên cứu về bình đẳng giới (12)
      • 2.1.3. Các nghiên cứu về giới và bình đẳng giới trong lứa tuổi học sinh THPT (13)
    • 2.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài về thiết kế poster (14)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 3.1. Mục tiêu chung (16)
    • 3.2. Mục tiêu cụ thể (16)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (16)
  • 5. Phạm vi và khách thể nghiên cứu (16)
    • 5.1. Khách thể nghiên cứu (16)
    • 5.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng Tháng 12/2022 - Tháng 4/2023 (17)
    • 5.3. Phạm vi nghiên cứu (17)
  • 6. Địa bàn và cỡ mẫu nghiên cứu (17)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 8. Bố cục báo cáo nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THIẾT KẾ POSTER TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH THPT (20)
    • 1.1. Khái niệm và thuật ngữ (20)
      • 1.1.1. Khái niệm thiết kế poster truyền thông (20)
        • 1.1.1.1. Khái niệm thiết kế (20)
        • 1.1.1.2. Khái niệm poster (20)
        • 1.1.1.3. Khái niệm truyền thông (22)
        • 1.1.1.4. Khái niệm Thiết kế poster truyền thông (22)
      • 1.1.2. Khái niệm về bình đẳng giới (0)
        • 1.1.2.1. Khái niệm về giới (0)
        • 1.1.2.2. Khái niệm bình đẳng giới (0)
      • 1.1.3. Khái niệm học sinh THPT (0)
      • 1.1.4. Khái niệm thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT 23 1.1.5. Một số thuật ngữ (0)
        • 1.1.5.2. Định kiến giới (27)
        • 1.1.5.3. Bạo lực học đường trên cơ sở giới (0)
    • 1.2. Tổng quan chung về thiết kế poster truyền thông (29)
      • 1.2.1. Khái lược về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thông (29)
        • 1.2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thông trên thế giới 27 1.2.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thông ở Việt Nam 28 1.2.2. Phân loại poster truyền thông (29)
        • 1.2.2.1. Poster truyền thông chính trị (0)
        • 1.2.2.2. Poster truyền thông văn hóa – xã hội (0)
        • 1.2.2.3. Poster truyền thông quảng cáo (0)
      • 1.2.3. Các thành tố làm nên poster truyền thông (0)
        • 1.2.3.1. Logo, tên thương hiệu (0)
        • 1.2.3.2. Khẩu hiệu/thông điệp (0)
        • 1.2.3.3. Hình ảnh minh họa cho thông điệp (0)
        • 1.2.3.4. Thông tin phụ trợ (0)
      • 1.2.4. Mục đích và vai trò của poster truyền thông (0)
      • 1.2.5. Quy trình thiết kế poster truyền thông cơ bản (38)
    • 1.3. Khái quát về bình đẳng giới và học sinh THPT (0)
      • 1.3.1. Mục tiêu của bình đẳng giới (0)
      • 1.3.2. Vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục (0)
        • 1.3.2.1. Các chương trình, kế hoạch thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục (0)
        • 1.3.2.2. Vai trò của bình đẳng giới trong giáo dục (0)
      • 1.3.3. Một số vấn đề bất bình đẳng giới trong lứa tuổi học sinh THPT (0)
        • 1.3.3.1. Vấn đề định kiến giới trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh (0)
  • THPT 41 1.3.3.2. Vấn đề định kiến giới trong gia đình (0)
    • 1.3.3.3. Vấn đề bạo lực học đường trên cơ sở giới (0)
    • 1.3.3.4. Vấn đề bất bình đẳng giới trong việc được đi học (0)
    • 1.3.4. Công tác truyền thông về bình đẳng giới với học sinh THPT (0)
      • 1.3.4.1. Thực trạng truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT (0)
      • 1.3.4.2. Vai trò của công tác truyền thông về bình đẳng giới đối với học sinh (0)
  • THPT 45 Tiểu kết chương 1 (0)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THIẾT KẾ POSTER TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI (50)
    • 2.1. Đặc điểm nghệ thuật thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới (50)
      • 2.1.1. Hình ảnh minh họa trên poster truyền thông về bình đẳng giới (50)
      • 2.1.2. Màu sắc trong thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới (0)
      • 2.1.3. Nghệ thuật chữ trong thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới (0)
      • 2.1.4. Bố cục trong thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới (0)
    • 2.2. Hiệu quả và hạn chế trong các sản phẩm thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới hiện nay (0)
      • 2.2.1. Hiệu quả (0)
      • 2.2.2. Hạn chế (0)
    • 2.3. Các nguyên tắc thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới (57)
      • 2.3.1. Các nguyên tắc về hình thức, bố cục (57)
      • 2.3.2. Các nguyên tắc về nội dung, thông điệp (61)
    • 2.4. Xu hướng phát triển của nghệ thuật thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới (62)
      • 2.4.1. Xu hướng sử dụng hình minh họa (62)
      • 2.4.2. Xu hướng thiết kế đồng bộ poster tạo chiến dịch đồng loạt (63)
      • 2.4.3. Xu hướng sử dụng poster động trong bối cảnh truyền thông mới (64)
  • CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG THIẾT KẾ POSTER TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI DÀNH CHO HỌC SINH THPT (66)
    • 3.1. Quy trình thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT (66)
      • 3.1.1. Nghiên cứu và khảo sát thực tiễn (66)
      • 3.1.2. Mô tả sản phẩm (68)
      • 3.1.3. Lựa chọn thông điệp chính cho bộ poster (69)
      • 3.1.4. Phác thảo và vẽ chi tiết hình ảnh (71)
      • 3.1.5. Sản phẩm hoàn thiện trước khi khi khảo sát (73)
    • 3.2. Bộ sản phẩm hoàn thiện (83)
      • 3.2.1. Poster 1: Bạo lực học đường trên cơ sở giới (83)
      • 3.2.2. Poster 2: Ảnh hưởng của định kiến giới trong việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT (84)
      • 3.2.3. Poster 3: Ảnh hưởng của định kiến giới trong gia đình đối với lứa tuổi học (86)
      • 3.2.4. Poster 4: Thực trạng mất cân bằng giới tính khi nhập học ở lứa tuổi (87)
    • 3.3. Hiệu quả và hạn chế (88)
      • 3.3.1. Hiệu quả (88)
      • 3.3.2. Hạn chế (88)
    • 3.4. Giá trị và đề xuất ứng dụng (89)
      • 3.4.1. Các giá trị của bộ poster truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT 86 1. Giá trị thẩm mỹ (89)
        • 3.4.1.2. Giá trị truyền thông (89)
        • 3.4.1.3. Giá trị văn hóa (89)
      • 3.4.2. Đề xuất ứng dụng và phát triển sản phẩm (90)
  • KẾT LUẬN (91)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (93)
  • PHỤ LỤC (113)

Nội dung

Đây chính là khoảng trống để nhóm tác giả hình thành và phát triển đề tài.Bởi vậy, nghiên cứu “Thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới dành cho học sinh THPT” là một đề tài có tín

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Nghiên cứu thiết kế poster tuyên truyền về bình đẳng giới dành cho học sinhTHPT (từ 15-18 tuổi), nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục thế hệ trẻ về BĐG, hỗ trợ hình thành và phát triển nhân cách học sinh, thúc đẩy tiến trình BĐG phát triển Bên cạnh đó, đề tài thông qua việc nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn liên quan đến thiết kế poster BĐG, sẽ góp phần khái quát hóa về nghệ thuật thiết kế poster nói chung, poster về BĐG nói riêng, để tạo thành tài liệu tham khảo trong giảng dạy và cho các nhà thiết kế truyền thông sau này.

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản, đặc điểm tiêu biểu về nghệ thuật thiết kế poster nói chung, poster BĐG nói riêng, phục vụ ứng dụng trong đào tạo và thiết kế truyền thông.

- Xác định thực trạng nghệ thuật thiết kế tạo hình (đặc điểm, hiệu quả, nguyên tắc thiết kế, xu hướng) của những sản phẩm poster về BĐG.

- Ứng dụng cơ sở lý luận và thực tiễn vào thiết kế sáng tạo bộ poster với nội dung về BĐG cho học sinh THPT và đề xuất ứng dụng vào đời sống học đường.

Phạm vi và khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

- Tài liệu thứ cấp về nghệ thuật thiết kế poster và tài liệu liên quan đến nội dung bình đẳng giới, tài liệu về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.

● Học sinh một số trường THPT

● Hiệu trưởng một số trường THPT

● Giáo viên chủ nhiệm một số trường THPT

● Chuyên gia về lĩnh vực Giới

● Chuyên gia lĩnh vực thiết kế và truyền thông

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trọng tâm chính là nghệ thuật thiết kế poster truyền thông vềBình đẳng giới Cụ thể, nghiên cứu về mặt tạo hình như hình ảnh, màu sắc, bố cục,nghệ thuật chữ.

Địa bàn và cỡ mẫu nghiên cứu

- Cỡ mẫu: (số lượng phiếu khảo sát)

Chuyên gia về lĩnh vực Giới (phỏng vấn sâu): (2-3 người)

Chuyên gia truyền thông (phỏng vấn sâu): (2 người)

Chuyên gia thiết kế (phỏng vấn sâu): (2 người)

Hiệu trưởng trường THPT, giáo viên các trường THPT: (3 người)

- Địa bàn nghiên cứu: Khu vực Hà Nội

Phương pháp nghiên cứu

Để đảm bảo tính khoa học và nhằm đạt được kết quả nghiên cứu là bộ poster truyền thông về BĐG dành cho học sinh THPT, nhóm tác giả đã kết hợp đồng thời các phương pháp sau Cụ thể:

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu, nội dung về thiết kế poster, các chủ trương/chính sách liên quan đến BĐG trong giáo dục, đề tài xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn về thiết kế poster truyền thông về BĐG. Đồng thời, nhóm nghiên cứu tài liệu và xác định các vấn đề nổi trội về BĐG cần được truyền tải tới học sinh THPT để đưa ra những lựa chọn về nội dung truyền thông BĐG phù hợp với lứa tuổi của đối tượng mục tiêu

- Nội dung của phương pháp nghiên cứu:

17 + Nghiên cứu các lý thuyết về thiết kế poster truyền thông

+ Nghiên cứu các lý thuyết và chính sách/pháp luật liên quan đến truyền thông về BĐG và học sinh THPT

+ Nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về thiết kế poster, BĐG, poster truyền thông về BĐG, BĐG trong lứa tuổi học sinh THPT.

Mục đích: Lấy ý kiến về nội dung truyền thông của bộ poster Thu thập các góp ý nhận xét về kết quả nghiên cứu lần 1 và đánh giá hiệu quả, tính khả thi của kết quả nghiên cứu (chính là bộ poster).

+ Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn sâu qua điện thoại và trực tiếp với một số chuyên gia về lĩnh vực Giới, Truyền thông, Thiết kế và một số giáo viên/hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Hà Nội nhằm thảo luận và thu thập ý kiến về nội dung truyền thông dự kiến của bộ 04 poster mà nhóm nghiên cứu thực hiện;

+ Thu thập các nhận xét góp ý, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của sản phẩm thiết kế thiết kế poster truyền thông về BĐG cho học sinh THPT mới được sáng tạo trong đề tài nghiên cứu này

7.3 Phương pháp thực nghiệm sáng tạo sản phẩm:

Mục đích: Sáng tạo ra bộ 04 sản phẩm poster truyền thông về BĐG cho lứa tuổi học sinh THPT để ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục thế hệ trẻ về BĐG.

+ Vận dụng cơ sở lý thuyết và tình hình thực tiễn khảo sát và bàn luận để áp dụng vào xây dựng nội dung thông điệp, thiết kế đồ họa, sáng tạo hình ảnh cho bộ poster về BĐG dành cho học sinh THPT (sản phẩm lần 1).

+ Tiếp đến, đưa bộ 04 sản phẩm đó đi khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia, thu được ý kiến đóng góp/đánh giá.

+ Sau đó nhóm nghiên cứu rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện và đưa ra bộ 4 poster đầy đủ, hoàn chỉnh, chính thức để ứng dụng thực tiễn.

7.4 Phương pháp mỹ thuật học:

Mục đích: là vận dụng nguyên tắc thiết kế, phân tích/giải thích ý nghĩa về thẩm mỹ của các sản phẩm poster về BĐG; Là phương pháp vận dụng hệ thống lý luận và

18 kiến thức về lĩnh vực mỹ thuật, thiết kế Phương pháp này giúp tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên tác phẩm, phân tích dưới góc độ của nghệ thuật tạo hình, nhằm mục đích hiểu được ý tưởng, cảm xúc, thông điệp, bộc lộ qua tác phẩm poster về BĐG đã có trước đó

Phương pháp này giúp nhóm tác giả đề tài có thể kết nối các vấn đề liên quan, vận dụng lý luận mỹ thuật học với thực tiễn sáng tác, thiết kế poster truyền thông.

Cách thức tiến hành: phân tích các thành tố nghệ thuật trong thiết kế poster trên góc độ mỹ thuật học như màu sắc, bố cục, hình ảnh, nghệ thuật chữ của những poster về bình đẳng giới đã có thông qua các cuộc thi, triển lãm trong và ngoài nước, trong những ấn phẩm, tư liệu sách báo, trên internet Từ đó rút ra những đặc điểm về phong cách, màu sắc, bố cục, hình ảnh, nghệ thuật chữ; góp phần hình thành cơ sở lý thuyết về nghệ thuật thiết kế poster truyền thông về BĐG.

Bố cục báo cáo nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận của thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT

Chương II: Thực trạng thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới. Chương III: Ứng dụng thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THIẾT KẾ POSTER TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH THPT

Khái niệm và thuật ngữ

1.1.1 Khái niệm thiết kế poster truyền thông

Theo George Cox, trưởng khoa Đồ họa, Trường đại học Luân Đôn (trích dẫn bởi website chuyên trang về thiết kế Idesign.vn) : “Thiết kế là sự sáng tạo và đổi mới.

Nó định hình các ý tưởng và biến chứng trở thành những sản phẩm thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng Thiết kế có thể được mô tả như sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó.” Đặng Hải Hà, Phùng Thị Quỳnh Trang, Kiến Thị Huệ (2021), thiết kế được xem là hoạt động truyền tải ý tưởng thành một kế hoạch chi tiết, biến ý tưởng trở thành hiện thực Để làm được điều này, nhà thiết kế phải có sự hiểu biết sâu sắc về từng lĩnh vực. Bên cạnh đó, thiết kế cũng được xem là sự sáng tạo Một sản phẩm thiết kế tốt đòi hỏi phải đánh đúng nhu cầu của người xem, ấn tượng, khác biệt

Như vậy, có thể hiểu thiết kế là sự sáng tạo và đổi mới, biến ý tưởng thành thực tiễn, thành những sản phẩm giúp con người truyền tải những thông điệp đến với công chúng và đối tượng mục tiêu.Những sản phẩm thiết kế vừa mang giá trị công năng sử dụng, vừa mang giá trị thẩm mỹ, làm đẹp cho cuộc sống, lại vừa có giá trị truyền thông.

1.1.1.2 Khái niệm poster Đã có khá nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật định nghĩa về poster Cụ thể như:

“Poster là thuật ngữ tiếng Anh, dùng để chỉ các loại quảng cáo được in ấn (hoặc vẽ) trên giấy (hoặc vải) và được dán, treo lên các mảng tường hoặc khung treo theo chiều thẳng đứng Mục đích là để quảng bá cho sự kiện chính trị xã hội hay một sản phẩm thương mại nào đó” (theo Hồ Trọng Minh, 2010) Poster là loại hình đồ họa được sử dụng phổ biến trong truyền thông chính trị, xã hội, quảng cáo thương mại với chức năng chính là mang thông điệp tới công chúng, thông qua việc sử dụng những yếu tố hình ảnh và chữ viết, được in ấn và treo tại những nơi công cộng nhằm thu hút sự chú ý.

Với Phan Thị Hương Liên (2011) cho rằng poster (tiếng Pháp: affiché, tiếng Hán Việt: bích chương): “Poster cổ động có mặt khắp nơi, lặp đi lặp lại thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các dạng truyền thông khác, nhằm tuyên truyền thông điệp tái tạo, giáo dục bảo vệ môi trường,… hướng ý thức, thói quen tốt đến với công chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả”.

Theo Đặng Thị Bích Ngân (2012): “poster - tiếng Anh hay affiche - tiếng Pháp”: loại tranh để ở nơi công cộng đông người qua lại, có nội dung thông báo, cổ động hay quảng cáo Có nhiều khuôn khổ, kích cỡ được in hoặc vẽ trên giấy, gỗ, vải, kim loại, v.v. Những tên gọi khác tương đương với áp phích là: bích chương, tranh cổ động, tranh quảng cáo, v.v Bên cạnh đó, Poster có thể được xác định qua “chức năng và hình thức” của nó: Về mặt chức năng, poster là một sản phẩm “truyền bá thông điệp từ nguồn phát” (đối tượng truyền thông) “đến công chúng” (tiếp nhận - đối tượng được truyền thông), diễn ra ở “không gian công cộng” Về mặt hình thức, poster “có thể có chữ hay hình ảnh hoặc cả hai, được nhận diện qua tín hiệu thị giác và được in ấn hàng loạt” Sau này, Nguyễn Thị Việt Hà (2017) đã nhận định: Poster là một thể loại của thiết kế đồ họa, thuộc ngành mỹ thuật công nghiệp của lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng. Poster có nhiều tên gọi như áp phích, bích chương, tranh cổ động, v.v Poster, áp phích (affiche), bích chương đều dùng để chỉ hình thức thông tin, không gian trưng bày nơi công cộng và có mục đích cụ thể cho đối tượng công chúng

Bên cạnh đó, Đặng Thị Thanh Hoa (2019), đã có công trình nghiên cứu và giải nghĩa về áp phích – cũng có nghĩa là nói về poster với một góc nhìn của ngôn ngữ đồ họa Cụ thể rằng:“Áp phích là một sản phẩm thiết kế đồ họa, có kích thước đa dạng, chứa đựng yếu tố thị giác được tạo ra từ ngôn ngữ đồ họa như màu, nét, hình, không gian, chữ kết hợp với công nghệ và kỹ thuật mới để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ nhằm mục đích truyền thông, thu hút sự quan tâm, chú ý của người xem về một vấn đề mang tính quảng cáo tiếp thị hay cổ động, tuyên truyền.”

Tổng hợp các cách định nghĩa trên, có thể hiểu khái niệm về Poster nghĩa là:

Poster là một thể loại của nghệ thuật thiết kế đồ họa, là một sản phẩm truyền thông, là một hình thức truyền đạt thông tin đến công chúng Poster thường được đặt ở những nơi công cộng, đông người qua lại và có đa dạng kích thước Về hình thức, poster có thể có hình ảnh, chữ hoặc cả hai thông qua việc sử dụng những yếu tố thị giác để thu hút người xem Poster là từ tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt là áp phích, còn có cách gọi khác là tranh cổ động, bích chương.

Tuy nhiên, với những poster tuyên truyền về các vấn đề văn hóa, xã hội, những thông điệp dành cho cộng đồng thì có thể dùng từ tranh cổ động (cổ động mọi người

21 làm theo một thông điệp hay khẩu hiệu nào đó có thể là thông điệp về bảo vệ sức khỏe, tuyên truyền giữ an toàn thực phẩm, tuyên truyền về ngày lễ lớn của đất nước ) Còn poster thì có thể dùng được cho nhiều mục đích truyền thông hơn (truyền thông thương mại như là quảng bá các nhãn hàng, sản phẩm, truyền thông văn hóa, truyền thông chính trị, xã hội )

Truyền thông là một hiện tượng xã hội và đã trở nên vô cùng phổ biến, đồng thời nó cũng là một trong những hoạt động ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Ngày nay, truyền thông đã trở thành một hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội Về khái niệm truyền thông có nhiều định nghĩa, tiêu biểu như:

Theo Đinh Kiều Châu (2016), “Thuật ngữ Communication thường gắn với ý nghĩa truyền thông là một lĩnh vực Bên cạnh đó còn có những thuật ngữ khác liên quan đến địa hạt này, đôi khi cũng được hiểu như là sản phẩm của dịch vụ truyền thông như Media, Multimedia (nhấn mạnh đến ý nghĩa phương tiện) hay Mass media (nhấn mạnh đến ý nghĩa quy mô).” Đồng thời, phương tiện truyền thông ngày nay là một thế giới với nhiều ý tưởng và có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại Từ đó hình thành nên những kênh truyền thông lớn, có tính tổng quát, thường được nhắc đến như là kênh tiếng - kênh ảnh - kênh hình Kênh tiếng (audio) với ngôn ngữ là trung tâm. Kênh ảnh và kênh hình (photo và video) ngày càng có cương vị quan trọng Kênh ảnh và kênh hình là hậu kì của tiếng và chữ.

Bên cạnh đó Nguyễn Văn Dững (2018), cho rằng “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm …, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội” Hay theo từ điển Oxford (được trích dẫn bởi Vũ Anh Tuấn, 2020), thì “Truyền thông là một hoạt động hoặc một quá trình nhằm trao đổi ý tưởng và cảm xúc hoặc trao đổi thông tin cho một ai đó”

Tổng hợp từ một số định nghĩa trên về truyền thông, ta có thể hiểu rằng: Truyền thông là sự trao đổi thông tin, truyền gửi đi những nội dung, thông điệp đến với cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội, nhằm làm tăng sự hiểu biết, thay đổi nhận thức, tiến tới thay đổi hành vi, thái độ của những đối tượng mục tiêu đó

1.1.1.4 Khái niệm Thiết kế poster truyền thông

Từ những khái niệm trên về thiết kế, poster, truyền thông, ta có thể rút ra một khái niệm chung trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này về Thiết kế poster truyền thông như sau:

Tổng quan chung về thiết kế poster truyền thông

1.2.1 Khái lược về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thông

1.2.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thông trên thế giới

Trong luận án tiến sĩ nghệ thuật của Nguyễn Thị Việt Hà (2017) đã đề cập đến

Sự phát triển poster quảng cáo trên thế giới: Ít ai biết rằng “Cái nôi” đầu tiên của poster truyền thông chính là vùng đất Ai Cập cổ đại - phiến đá Hammurabi, khắc 282 điều luật của vua Babylon (2067-2025 TCN); hay tại Ấn Độ vào khoảng 205 TCN, cột đá khắc sắc lệnh vua Asoka và tại Hy Lạp, Ai Cập, Vào thời điểm ấy, người ta chỉ hiểu đơn giản đó là cách khắc những hình ảnh, ký hiệu chữ tượng hình lên bề mặt các phiến đá bằng phẳng Sau đó, những phiến đá này được đặt ở khắp các tuyến đường và khu vực công cộng nhiều người qua lại, nhằm mục đích thông tin về quy định, luật lệ hoặc việc giao thương buôn bán cho nhiều người biết Có thể nói, mặc dù đã hình thành từ rất lâu (khoảng năm 3000 TCN) nhưng nó đã đánh dấu một bước ngoặt lớn mở ra chương đầu tiên cho lịch sử hình thành và phát triển poster sau này.

Tại thời kỳ này, tờ rơi viết tay được treo cũng như phân phát giống như áp phích sẽ được treo trên các quảng trường chợ hoặc trước nhà thờ để quảng bá và thu hút khách hàng

Cột mốc đánh dấu kỷ nguyên in ấn hiện đại của nhân loại bắt đầu chính là sự kiện Johannes Gutenberg phát minh ra kỹ thuật in ấn vào năm 1450 đã tạo điều kiện cho việc truyền tải thông tin tới công chúng Từ đó, thông tin in ra có thể gửi đến khắp mọi nơi một dễ dàng, kéo theo điều tất yếu là sự trỗi dậy của poster Cuối thế kỷ XV, tại Châu Âu và Châu Mỹ xuất hiện những hình vẽ minh họa về nội dung, hình thức poster.

Theo Nguyễn Thị Việt Hà (2017) Đến thế kỷ XIX, kỹ thuật in thạch bản của Alois Senefelder (1796) ra đời - một công nghệ quan trọng cho thiết kế poster hiện đại và là tiền thân của kỹ thuật in offset thời nay, tạo nên một sự chuyển biến trong hình thức poster Lúc này, poster không chỉ đơn thuần chỉ là màu trắng đen mà chúng đã có thể chuyển sắc độ từ tối đến sáng, hình thức nhiều kích cỡ và đã nhân bản hàng loạt.

Sự tiện lợi đã làm cho loại hình poster thịnh hành, khẳng định vai trò đóng góp cho sự phát triển, cũng như thẩm mỹ sáng tạo trong nghệ thuật, đánh dấu bước chuyển giao công nghệ kỹ thuật trong thiết kế poster “Trong khoảng một trăm năm poster QC đã được biết đến và được công nhận là một loại hình nghệ thuật quan trọng”, John Barnicoat Tiêu biểu, ở Pháp, có họa sĩ Jules Chéret (1836-1932) được coi là người khai sinh tạo ra nghệ thuật poster, cùng với Henri de Toulouse - Lautrec (1864-1901), Eugène Grasset (1845-1917), Adolphe Willette (1857-1926),Pierre Bonnard (1867-

1947), Louis Anquetin (1861-1932), Georges de Feure (1868-1943) và Henri Gabriel Ibels (1867-1936), v.v.

Thế kỷ XX, sự phát triển thành công của ngành công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của poster Poster xuất hiện ngày càng dày đặc từ chất lượng nghệ thuật nguyên thủy và dân gian.

Theo Nguyễn Thị Việt Hà (2017) Thế kỷ XXI, sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp Từ năm 2007, công nghệ phần mềm máy tính và kỹ thuật phát triển đã làm thay đổi nghệ thuật sáng tạo, tạo dựng những khái niệm mới Ngày nay poster không chỉ đơn thuần trên một trang giấy mà nó đã thay đổi để thích ứng với thời đại về chất liệu, kỹ thuật số, 2D, 3D tạo hiệu ứng thị giác Sự kết hợp mang tính đương đại giữa truyền thống và hiện tại trong phong cách được hình thành theo chiều dài lịch sử mỹ thuật thế giới cũng là minh chứng cho lịch sử về khả năng sáng tạo nghệ thuật

1.2.1.2 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của poster truyền thông ở Việt Nam

Trước năm 1986 trong thời kỳ phong kiến, poster xuất hiện bằng hình thức tranh cổ động những sáng tác nhằm tuyên truyền, cổ động, quảng bá cho các hoạt động

30 chính trị, văn hóa, thương mại… Ngay từ khi mới ra đời, tranh cổ động đã gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị và cuộc sống của người dân Các tác phẩm gắn liền với tinh thần chiến đấu, lao động hăng say, sục sôi của dân tộc Việt Nam, tác động rất lớn đến đời sống xã hội như bức Tranh cổ động trồng rau từ hình 1.2.1.1 đến 1.2.1.5 , hiện đang được lưu giữa tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã cho thấy sức mạnh Từ kêu gọi tổng tuyển cử, đồng lòng kháng chiến, tăng gia sản xuất, đẩy mạnh chăn nuôi, trồng trọt cho đến ca ngợi những tấm gương anh hùng, gương người tốt việc tốt Lâu dần, dấu ấn hình ảnh và thông tin truyền đạt của những khẩu hiệu ghi trên những bức tranh cổ động ấy được lưu lại trong trí nhớ đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân

Những năm sau 1986, chế độ bao cấp được xóa bỏ nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cơ chế thị trường theo định hướng XHCN với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật đã có những bước chuyển đổi quan trọng và đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tạo tiền đề cho Việt Nam bước ra thị trường quốc tế Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đưa ra quan điểm chính trị là “đổi mới, cải cách nền kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng như việc ban hành nhiều chính sách mở cửa, hội nhập và giao lưu quốc tế” Những bước phát triển thần kỳ trong nhiều mặt của một quốc gia suy kiệt kinh tế do chiến tranh, phải dựa vào những khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài đã nhanh chóng khẳng định vị thế xã hội của mình trên trường quốc tế Nền mỹ thuật bắt đầu có những chuyển biến tích cực hơn, cởi mở hơn trong các sáng tạo Sự xuất hiện của poster thay thế cho những tác phẩm tranh cổ động được vẽ và phóng lên từ đôi bàn tay tài ba của họa sĩ Năm 1997, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam chính thức hòa mạng với Internet quốc tế Và một cột mốc quan trọng không kém đó là ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization) đánh dấu sự khởi đầu cho thời kỳ mở cửa tự do từ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội đặc biệt là kinh tế thị trường đã khiến đất nước trở mình đứng dậy Hội nhập quốc tế giúp các thương hiệu Việt Nam: Vinamilk, Viettel, VNPT, True Milk, Tân Hiệp Phát, v.v nâng tầm giá trị, xét về mặt mỹ thuật họ đã đóng góp một phần không nhỏ nâng cao vai trò giá trị thẩm mỹ poster lên một tầm cao mới; ý tưởng, thông điệp và hình thức trở nên phong phú, đa dạng,phá cách hơn Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng poster thế giới như MccannErickson (Mỹ), WPP (Anh), Omnicom (Mỹ), Interpublic (Mỹ), Dentsu (Nhật Bản) tác động mạnh mẽ tạo nên một diện mạo mới cho poster Việt Nam

Vai trò của các thiết kế truyền thông còn thể hiện ở chỗ giúp thiết lập mối quan hệ giữa thương hiệu với đối tượng khách hàng/khán giả mục tiêu, làm cho thương hiệu được yêu quý hơn, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng.Ngoài ra, không thể phủ nhận nó còn có vai trò về mặt văn hóa – xã hội vì các sản phẩm thiết kế đồ họa thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng - là một phần của văn hóa - nghệ thuật Theo như Lê Huy Văn – Trần Văn Bình (2011), các sản phẩm thiết kế có thể là tiêu chí xã hội đánh giá mức hội nhập và định hướng của sản phẩm đối với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau Ngoài ra, các sản phẩm thiết kế còn đánh giá ý nghĩa của sản phẩm với trình độ thẩm mỹ văn hóa của một cá thể Có thể nói, sản phẩm thiết kế truyền thông góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ cho người xem chỉ khi mà các sản phẩm đó đạt tính thẩm mỹ tốt Nếu tư duy thiết kế thẩm mỹ chưa tốt, có thể khiến người xem có thẩm mỹ kém hơn.

Hiệu quả truyền thông của poster thường lớn hơn so với một số ấn phẩm truyền thông khác, chính vì vậy nó thường được đầu tư nhiều về mặt ý tưởng, chọn lọc thông tin/hình ảnh và thiết kế, in ấn đều rất cẩn thận, tỉ mỉ, đồng thời được dễ dàng đánh giá cao về mặt thẩm mỹ Trong nước và quốc tế, đã có rất nhiều các cuộc thi thiết kế poster vì tính thẩm mỹ và giá trị quảng bá truyền thông của nó đối với các sự kiện/hoạt động, đặc biệt là các cuộc thi truyền thông cho các sự kiện xã hội, truyền đạt thông điệp mang tính chính trị/ nhân văn.

1.2.5 Quy trình thiết kế poster truyền thông cơ bản

“Creative workshop on poster design” (năm 2013) của khoa truyền thông báo chí Đại học Nghệ thuật Tự do Bangladesh (ULAB) có viết về quy trình thiết kế một poster hiệu quả cao phải trả lời được 5 câu hỏi sau:

• What: Mục đích của poster là gì?

• Why: Tại sao phải thiết kế poster này?

• Who: Thiết kế poster này cho đối tượng nào?

• Where: Poster này sẽ được trưng bày ở đâu?

• When: Khi nào poster này sẽ được trưng bày?

• How: Poster sẽ được tạo ra như thế nào? (Chụp hình thế nào hay in ấn ra sao) Theo Đặng Hải Hà, Phùng Thị Quỳnh Trang, Kiến Thị Huệ (2020) trước khi thiết kế các sản phẩm truyền thông nói chung và poster truyền thông nói riêng cần phải xác định rõ mục đích của sản phẩm truyền thông, đối tượng mục tiêu, định dạng trang và các nguyên lí thiết kế cơ bản:

Goethe Hà Nội Triển lãm do Heritage Space và Ơ Kìa Hà Nội tổ chức với mong muốn phát triển và biểu dương các luồng nhận thức về Bình đẳng Giới thông qua Nghệ thuật, đồng thời đánh thức lại tranh Cổ động Tại cuộc thi này, có rất nhiều thí sinh thuộc lứa tuổi học sinh như bạn Nguyễn Thị Minh Hạnh (sinh năm 2005) với tác phẩm My hair my choice (Hình 2.4.1), tác phẩm Gái Trai Như Một - Trụ Cột Tương Lai (Hình 2.4.2) đoạt giải Bình chọn của Nguyễn Khánh Vy - sinh năm 2003, tác phẩm Nam Giới Không Cứ Phải Nam Tính (Hình 2.4.3) đoạt giải Nhất của tác giả Phạm Thiên Dương (sinh năm 2004) Điều này chứng tỏ, các bạn học sinh đã có sự quan tâm đến BĐG.

1.3.3.2 Vấn đề định kiến giới trong gia đình

THỰC TRẠNG THIẾT KẾ POSTER TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Đặc điểm nghệ thuật thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới

2.1.1 Hình ảnh minh họa trên poster truyền thông về bình đẳng giới

Màu sắc và ánh sáng có tác động nhiều đến cung bậc cảm xúc và tâm trạng, kích thích tinh thần và mang lại cuộc sống thêm thú vị, mới mẻ Mỗi màu đều mang cho bản thân mình những sắc thái khác nhau, nhưng tổng thể chung quy lại có thể thấy màu sắc gồm hai màu sáng và tối.

Hầu hết, các poster, hình ảnh, tranh vẽ truyền thông về vấn đề Bình đẳng giới trên thế giới đều mang màu sắc nổi bật Ví dụ nền hồng (Hình 2.1.2.1), vàng (Hình 2.1.2.2, Hình 2.1.2.3), xanh nước biển (Hình 2.1.2.4) Ngoài ra, màu của nền và màu của chữ cũng có sự tương phản rõ ràng, ví dụ như sử dụng một màu nền nổi bật kết hợp với chữ màu trắng hoặc đen (Hình 2.1.2.1) vừa tạo sự hài hòa nhưng vẫn rất nổi bật Vì mang trong mình thông điệp hướng tới ý nghĩa tích cực, hướng con người tới một xã hội công bằng nên việc sử dụng gam màu sáng và có độ tương phản cao là hoàn toàn hợp lý. Đa số những poster về bình đẳng giới trên thế giới đều sử dụng màu xanh tượng trưng cho nam giới, hồng tượng trưng cho nữ giới, tím hoặc 7 sắc cầu vồng tượng trưng cho cộng đồng LGBT ( hình 2.1.2.5, 2.1.2.6 và 2.1.2.7)

Yếu tố màu sắc: giúp truyền tải nhiều ý nghĩa và thông điệp, chúng là những phương tiện truyền thông không lời, giúp tạo sự thu hút thị giác, ấn tượng với công chúng, tăng tính nhận diện cho thương hiệu/sản phẩm truyền thông.

SẮC Ý NGHĨA VÀ THÔNG ĐIỆP

Màu đen Thanh lịch, bí ẩn, đáng ngại, tỉnh táo, tinh vi

Màu xanh Bình tĩnh, trung thực, mát mẻ, đáng tin cậy, buồn, thường tượng trưng cho nam khi nhắc về giới tính.

Màu hồng Hạnh phúc, tình yêu, ấm áp, thường tượng trưng cho nữ khi nhắc về giới tính

Màu nâu Đất, hữu cơ, phong phú, có hương vị

Tự nhiên, tăng trưởng, giàu có về tài chính

Màu cam Nóng bỏng, năng động, rối rắm, trẻ con, thích giao du

Màu tím Vương giả, hùng vĩ, sáng tạo, tương lai

Bên cạnh một số áp phích QC được thiết kế phù hợp cả về nội dung và hình thức vẫn còn nhiều áp phích được thiết kế với nội dung đơn điệu Trong khuôn khổ của một bố cục, nhiều áp phích chỉ có hình ảnh chụp sản phẩm hoặc có hình ảnh người đi kèm Những hình ảnh này được chụp sắc nét, đủ ánh sáng và đẹp nhưng thông điệp thì lại không có.

Bên cạnh một số áp phích đơn điệu trong sáng tạo hình ảnh thì một số khác lại cho thấy sự rườm rà, thiếu thẩm mỹ cũng như thiếu tính thiết kế Những áp phích này sử dụng quá nhiều hình ảnh mà thiếu hình ảnh chủ đạo khiến cho chúng không có điểm chính Bên cạnh đó, việc quá nhiều hình ảnh cũng khiến cho người xem khó tiếp nhận được toàn bộ thông tin bởi chúng làm rối loạn thị giác, họ sẽ không nhận thức được hình ảnh chính hay thông điệp chính của quảng cáo Hơn nữa, khi một người lưu thông trên đường phố thì họ chỉ có khoảng 5 đến 6 giây để nhìn vào áp phích quảng cáo Do vậy, trong một thời gian ngắn họ chỉ có thể ghi nhận được thông điệp chính, ghi nhớ được hình ảnh chủ đạo mà không thể tiếp thu được toàn bộ hình ảnh khi chúng xuất hiện quá nhiều trên áp phích Sự yếu kém trong thẩm mỹ và kinh nghiệm thiết kế cũng khiến cho một số áp phích sử dụng nhiều hình ảnh nhưng lại không tạo nên được một bố cục hấp dẫn Các nhà thiết kế chỉ sắp đặt hình ảnh để tạo nên một bố cục mà ít ý tưởng sáng tạo, thậm chí là thiếu thẩm mỹ.

Có thể nói là thiết kế còn tệ hơn nữa khi các yếu tố hình ảnh, màu sắc và bố cục không có sự đồng bộ và thiếu thẩm mỹ trên áp phích quảng cáo Các hình ảnh này được xử lý kém về kỹ thuật, không đồng bộ về cách xử lý tạo hình của mảng miếng và sắp đặt lộn xộn trong tổng thể từ chữ cho đến hình ảnh Tuy nhiên, áp phích lại được thể hiện không theo cách in phẳng như kiểu truyền thống mà các hình ảnh được tách ra thành từng hình riêng rẽ và được gắn cao lên trên bề mặt Chi tiết này có thể nhen nhóm cho một phương pháp thể hiện khác biệt của áp phích nhưng chúng cần được đầu tư sâu hơn nữa về ý tưởng và kỹ thuật thể hiện.

2.3 Các nguyên tắc thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới

2.3.1 Các nguyên tắc về hình thức, bố cục

Theo quy định tại điều 3 của Nghị định 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới Quy định các hình thức thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới như sau:

Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên;

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, loa truyền thanh cơ sở;

Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;

Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng;

Thông qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;

Thông qua sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ;

Lồng ghép trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội; Các hình thức thông tin, truyền thông khác.

Trong “Đối thoại thận trọng - Cẩm nang giải quyết vấn đề bạo lực với phụ nữ trong và thông qua truyền thông” Có nêu ra nguyên tắc hướng dẫn các tổ chức và người làm truyền thông về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái Trong đó có những nguyên tắc đáng chú ý sau:

- Phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức và an toàn: Khi sản xuất sản phẩm truyền thông, ví dụ như phỏng vấn, lấy tin, sử dụng âm thanh ghi âm cần phải giải thích rõ ràng và đầy đủ cho người được phỏng vấn và người cung cấp tài liệu về lý do, mục đích, thông điệp sản phẩm của mình và nhận được sự đồng ý cho phép của họ

- Phải loại trừ những định kiến mang tính văn hóa, xã hội: Người làm truyền thông và những người tiêu thụ truyền thông cần phải nhận biết rõ ràng đâu là những quan niệm định kiến, những quan điểm định kiến này đã được phản ánh như thế nào trong nội dung truyền thông của mình Từ đó sẽ tránh được những chiều hướng lệch lạc.

- Phải lựa chọn phương pháp tiếp cận đan xen: Phân biệt đối xử xuất hiện do các nguyên nhân đan xen, được coi là yếu tố gây cản trở sự bình đẳng Đây là vấn đề quan trọng mà nguyên tắc “ không bỏ ai lại phía sau” của mục tiêu phát triển bền vững muốn giải quyết.

- Hướng tới phổ cập Internet: UNESCO khẳng định giá trị và nguyên tắc đối phó với những vấn đề liên quan tới truyền thông trong thời đại kỹ thuật số và vấn đề giới là trọng tâm khả năng phổ cập internet.Có thể nói, internet là một tiềm lực lớn có thể tăng cường nhân quyền và năng lực của mỗi cá nhân, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Như vậy, nếu muốn truyền thông về BĐG hiệu quả, cần phải chú ý đến các biện pháp đảm bảo BĐG, quy định về các hình thức thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới Ngoài ra, là một người làm truyền thông cần nắm thật rõ những nguyên tắc truyền thông về BĐG để làm ra những nội dung không mang định kiến giới, tuân thủ quy tắc đạo đức và nên hướng tới phổ cập internet trong thời đại ngày nay.

Bên cạnh những thành tố nghệ thuật, những nguyên lý thiết kế cũng là điều cần sử dụng đúng trong thiết kế poster Trước khi tiến hành thiết kế, nhà thiết kế cần xác định rõ mình sẽ sử dụng nguyên lý nào Nếu biết cách vận dụng các nguyên lý thiết kế, sản phẩm sẽ đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt hơn Đó chính là việc nâng cao cấu trúc, bố cục trong sản phẩm, giúp thông tin được trình bày có hệ thống, rõ ràng và tạo được sự thu hút với người xem Dưới đây là những nguyên lý thiết kế mà những nhà thiết kế cần nằm rõ theo Đặng Hải Hà, Phùng Thị Quỳnh Trang, Kiến Thị Huệ (2021)

Thứ nhất, nguyên lý nhấn mạnh (nguyên tắc chính – phụ, điểm nhấn): Đó là việc tập trung sự nổi bật vào một vị trí hay một thành tố nào đó trong sản phẩm thiết kế Thành phần nào quan trọng nhất cần phải làm nổi bật nhất,và cứ như vậy trật tự thị giác được tạo ra Việc lựa chọn yếu tố chính- phụ sẽ thùy vào nội dung hay thông điệp. Vai trò của nguyên lý nhấn mạnh là giúp người đọc nhận ra thông tin quan trọng một cách dễ dàng, khiến cho yếu tố chính trở nên nổi bật tạo sự hấp dẫn thị giác Có thể sử dụng các thủ pháp để tạo sự nhấn mạnh bằng cách thay đổi kích thước to – nhỏ; sắc độ sáng – tối; màu sắc rực rỡ hay tương phản, sử dụng kiểu chữ đậm (bold) hoặc viết hoa cụm chữ; thêm các chất liệu, bóng đổ, tạo khối, hiệu ứng phát sáng hay họa tiết lặp lại; nguyên tắc “gần rõ – xa mờ” hay lựa chọn vị trí hút mắt nhất cho đối tượng chính;…

Các nguyên tắc thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới

2.3.1 Các nguyên tắc về hình thức, bố cục

Theo quy định tại điều 3 của Nghị định 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới Quy định các hình thức thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới như sau:

Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên;

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, loa truyền thanh cơ sở;

Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;

Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng;

Thông qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;

Thông qua sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ;

Lồng ghép trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội; Các hình thức thông tin, truyền thông khác.

Trong “Đối thoại thận trọng - Cẩm nang giải quyết vấn đề bạo lực với phụ nữ trong và thông qua truyền thông” Có nêu ra nguyên tắc hướng dẫn các tổ chức và người làm truyền thông về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái Trong đó có những nguyên tắc đáng chú ý sau:

- Phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức và an toàn: Khi sản xuất sản phẩm truyền thông, ví dụ như phỏng vấn, lấy tin, sử dụng âm thanh ghi âm cần phải giải thích rõ ràng và đầy đủ cho người được phỏng vấn và người cung cấp tài liệu về lý do, mục đích, thông điệp sản phẩm của mình và nhận được sự đồng ý cho phép của họ

- Phải loại trừ những định kiến mang tính văn hóa, xã hội: Người làm truyền thông và những người tiêu thụ truyền thông cần phải nhận biết rõ ràng đâu là những quan niệm định kiến, những quan điểm định kiến này đã được phản ánh như thế nào trong nội dung truyền thông của mình Từ đó sẽ tránh được những chiều hướng lệch lạc.

- Phải lựa chọn phương pháp tiếp cận đan xen: Phân biệt đối xử xuất hiện do các nguyên nhân đan xen, được coi là yếu tố gây cản trở sự bình đẳng Đây là vấn đề quan trọng mà nguyên tắc “ không bỏ ai lại phía sau” của mục tiêu phát triển bền vững muốn giải quyết.

- Hướng tới phổ cập Internet: UNESCO khẳng định giá trị và nguyên tắc đối phó với những vấn đề liên quan tới truyền thông trong thời đại kỹ thuật số và vấn đề giới là trọng tâm khả năng phổ cập internet.Có thể nói, internet là một tiềm lực lớn có thể tăng cường nhân quyền và năng lực của mỗi cá nhân, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Như vậy, nếu muốn truyền thông về BĐG hiệu quả, cần phải chú ý đến các biện pháp đảm bảo BĐG, quy định về các hình thức thông tin truyền thông về giới và bình đẳng giới Ngoài ra, là một người làm truyền thông cần nắm thật rõ những nguyên tắc truyền thông về BĐG để làm ra những nội dung không mang định kiến giới, tuân thủ quy tắc đạo đức và nên hướng tới phổ cập internet trong thời đại ngày nay.

Bên cạnh những thành tố nghệ thuật, những nguyên lý thiết kế cũng là điều cần sử dụng đúng trong thiết kế poster Trước khi tiến hành thiết kế, nhà thiết kế cần xác định rõ mình sẽ sử dụng nguyên lý nào Nếu biết cách vận dụng các nguyên lý thiết kế, sản phẩm sẽ đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt hơn Đó chính là việc nâng cao cấu trúc, bố cục trong sản phẩm, giúp thông tin được trình bày có hệ thống, rõ ràng và tạo được sự thu hút với người xem Dưới đây là những nguyên lý thiết kế mà những nhà thiết kế cần nằm rõ theo Đặng Hải Hà, Phùng Thị Quỳnh Trang, Kiến Thị Huệ (2021)

Thứ nhất, nguyên lý nhấn mạnh (nguyên tắc chính – phụ, điểm nhấn): Đó là việc tập trung sự nổi bật vào một vị trí hay một thành tố nào đó trong sản phẩm thiết kế Thành phần nào quan trọng nhất cần phải làm nổi bật nhất,và cứ như vậy trật tự thị giác được tạo ra Việc lựa chọn yếu tố chính- phụ sẽ thùy vào nội dung hay thông điệp. Vai trò của nguyên lý nhấn mạnh là giúp người đọc nhận ra thông tin quan trọng một cách dễ dàng, khiến cho yếu tố chính trở nên nổi bật tạo sự hấp dẫn thị giác Có thể sử dụng các thủ pháp để tạo sự nhấn mạnh bằng cách thay đổi kích thước to – nhỏ; sắc độ sáng – tối; màu sắc rực rỡ hay tương phản, sử dụng kiểu chữ đậm (bold) hoặc viết hoa cụm chữ; thêm các chất liệu, bóng đổ, tạo khối, hiệu ứng phát sáng hay họa tiết lặp lại; nguyên tắc “gần rõ – xa mờ” hay lựa chọn vị trí hút mắt nhất cho đối tượng chính;…

Thứ hai, nguyên lí về sự tương phản: đó là sự khác biệt lớn của vật thể đối với môi trường xung quanh tạo sự ấn tượng và thú vị Bởi sự tương phản càng lớn thì càng làm cho hình tượng nghệ thuật của ta thêm sinh động Một số cách để tạo ra sự tương phản là tỷ lệ lớn nhỏ của kích thước; tương phản về kiểu phông chữ (chữ viết hoa- viết thường, chữ nét mảnh – nét dày, …); tương phản màu sắc nóng – lạnh, rực rỡ - trầm tối; tương phản giữa hình thể có sắc độ sáng với phần nền hoặc hình thể có sắc độ tối;tương phản về hướng dọc- ngang,…; tương phản về mặt phẳng nhẵn với các họa tiết chất liệu; tương phản giữa hình thể cứng- mềm, vuông – tròn, ngắn – dài,…Sự tương

59 phản cũng có nhược điểm là đôi khi có thể khiến sản phẩm bị rối mắt, khó hiểu, vì vậy nhà thiết kế cần lưu ý sử dụng nguyên lí này sao cho phù hợp, hài hòa.

Thứ ba, nguyên lí về sự cân bằng: Sự cân bằng trong thiết kế là việc đảm bảo sự hài hòa về trọng lượng thị giác, màu sắc, sắc độ, tỉ lệ hình mảng,…Nếu thiết kế của ta không đảm bảo sự cân bằng, khi khán giả nhìn vào sẻ có cảm giác lệch, thừa hoặc thiếu các thành phần bố cục và kém hấp dẫn Để đạt được sự cân bằng, nhà thiết kế cần xác định được yếu tố chính phụ của các thành phần có trong poster, các thành phần có liên quan đến nhau có thể sắp xếp gần nhau Ngoài ra cũng cần cân bằng về khối lượng thị giác của mỗi thành phần trong thiết kế và đối trọng của nó với các thành phần khác trong thiết kế

Thứ tư, nguyên lí về sự căn gióng: Có nghĩa là việc sắp xếp thẳng hàng, thẳng lối giữa các thành phần trực quan trong bố cục như hình khối, các mảng màu, cụm chữ,… hay thẳng hàng trong một nhóm nội dung để tạo sự ngăn nắp giúp khán giả dễ theo dõi thông tin Một phương pháp hiệu quả để sử dụng tốt nguyên lí căn gióng đó là dùng cấu trúc ô lưới – là hệ thống các đường thẳng, ngang dọc dùng để phân chia bố cục trong trang Việc sử dụng ô lưới giúp dễ dàng tổ chức thông tin và mang lại bố cục chặt chẽ cho thiết kế

Thứ năm, nguyên lí về sự lặp lại (nhịp điệu): Là sự nhắc lại các yếu tố thành phần trong bố cục như hình ảnh, chữ, màu sắc, họa tiết, chất liệu,…giúp tạo sự thống nhất và liên kết chặt chẽ cùng nhịp điệu thị giác trong thiết kế Tuy nhiên, nếu lạm dụng nguyên lí này quá mức hay sử dụng không khéo léo sẽ khiến thiết kế trở nên lộn xộn, rối mắt.

Thứ sáu, nguyên lí về dòng chảy thị giác: “là các đường dẫn trực quan của của sự dịch chuyển hình ảnh và ngôn ngữ giúp hướng thị giác của độc giả dõi theo một trang, chuỗi các trang hoặc thiết kế trực tuyến, ví dụ như banner quảng cáo hoặc website” theo Lisa Graham, 2015 Khi thiết kế có một dòng chảy thị giác tốt, sẽ giúp thông tin trong poster trình bày có trình tự, và các nhà thiết kế có thể kiểm soát lượng thông tin quan trọng và thông điệp cần truyền tải Nguyên lí dòng chảy thị giác có hai phần là dòng chảy thị giác và dòng chảy ngôn từ Một thiết kế tốt cần biết cách kết hợp được cả hai kiểu dòng chảy này để tạo nên một tổng thể hài hòa, truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả nhất đến với khán giả.

60 2.3.2 Các nguyên tắc về nội dung, thông điệp

Xu hướng phát triển của nghệ thuật thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới

2.4.1 Xu hướng sử dụng hình minh họa

Vài thập kỷ trở lại đây, poster (hay còn gọi là áp phích) là một trong những phương tiện mạnh mẽ để quảng cáo doanh nghiệp, sản phẩm hoặc phim và truyền đạt thông điệp về một phong trào hoặc mục đích xã hội Với thời đại số hóa, các phương pháp quảng cáo mới như phương tiện truyền thông xã hội và đồ họa động đã xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh, dù chúng có thể chiếm một phần thiết yếu trong các chiến dịch truyền thông, tuy nhiên poster vẫn có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn tới hiệu quả truyền thông.

Sự phát triển của poster truyền thông về bình đẳng giới cũng hoàn toàn nằm trong xu thế phát triển của nghệ thuật thiết kế poster nói chung Cụ thể một số nội dung trong xu hướng thiết kế poster hiện đại gần đây đã được nghiên cứu và chỉ ra Đó là:

Xu hướng sử dụng hình minh họa vẽ tay

Theo nghiên cứu của Josh Howarth (2022), đã nêu: gần 90% người tiêu dùng cho biết rằng tính xác thực rất quan trọng khi quyết định điều họ thích và ủng hộ thương hiệu nào đó Vì vậy, để tăng cường tính xác thực, các doanh nghiệp đã sử dụng các hình ảnh minh họa vẽ tay thay vì dùng ảnh chụp, để giúp tạo dấu ấn riêng biệt, tạo ấn tượng, tạo sự độc đáo và gần gũi của thương hiệu đó với người tiêu dùng/với đối tượng truyền thông Đó cũng chính là điều mà người tiêu dùng/độc giả mong muốn.Bên cạnh đó, theo báo cáo tin cậy của Adobe (2022), thì 72% người tiêu dùng cho biết khả năng cá nhân hóa kém sẽ làm giảm niềm tin của họ vào các thương hiệu.Nghĩa là, dấu ấn cá nhân hoặc sự độc đáo trong các sản phẩm truyền thông thương hiệu hoặc truyền thông xã hội kém sẽ làm giảm sự tin cậy của độc giả với thông tin

62 hoặc với thương hiệu đó Mặt khác, hình ảnh và nội dung phù hợp giúp thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu đối với công chúng/người tiêu dùng.

Một số ví dụ của việc sử dụng hình vẽ minh họa trong các thiết kế truyền thông của họa sĩ minh họa Dola Sun đến từ New York, Mỹ (Hình 2.4.1.1) Ở đó, tác giả đã sử dụng hình vẽ minh họa một nhóm người đang đứng với những đường nét và màu sắc vẽ tay hoàn toàn thể hiện dấu ấn cá nhân, giúp hình ảnh thương hiệu trở nên khác biệt, không bị trộn lẫn với các thương hiệu khác.

Những hình vẽ minh họa với nhiều phong cách và màu sắc đa dạng cũng giúp sản phẩm trở nên nổi bật trong cuộc thi Độc giả/người tiêu dùng cũng thể hiện sự quan tâm tới nghệ thuật minh họa hơn là những hình ảnh chụp quen thuộc/phổ biến. Điều này đặc biệt đúng đối với các thông tin và hình ảnh trên các phương tiện truyền thông xã hội Ví dụ như hãng Starbucks đã sử dụng hình minh họa vẽ tay cho chiến dịch truyền thông xã hội vào mùa hè năm 2022 (Hình 2.4.1.2), trong đó những hình vẽ với phong cách tối giản nhưng đa màu sắc, tính cách điệu cao, đã giúp tạo ấn tượng riêng về thông điệp của hãng Hoặc một số poster khác của Pledge Knox (Hình 2.4.1.3), là ví dụ cho việc sử dụng nghệ thuật đường nét, tạo lên những hình vẽ tối giản, cô đọng, súc tích về hình ảnh thương hiệu.

2.4.2 Xu hướng thiết kế đồng bộ poster tạo chiến dịch đồng loạt

Theo công bố của chuyên trang thiết kế Design Shifu (2023), việc thiết kế ra một loạt (đồng bộ) áp phích kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần để tác động lâu dài đến khán giả/đối tượng truyền thông chính là xu hướng trong thiết kế poster truyền thông hiện đại Bởi các chiến dịch đăng bài/đăng tin truyền thông thường bao gồm 3-4 áp phích, chúng được thiết kế khác nhau về hình ảnh, thông điệp, màu sắc nhưng có cùng chung một bố cục sắp xếp, cùng chung một thương hiệu, cùng chung kiểu chữ. Hoặc là chúng khác nhau về mặt hình ảnh, màu sắc, nhưng cùng chung thông điệp/khẩu hiệu, có bố cục tương tự nhau Những phương pháp thiết kế poster này sẽ giúp cho thông điệp hoặc giúp thương hiệu tăng thêm tính nhận diện, tăng tần suất tiếp cận độc giả/đối tượng truyền thông mà không gây nhàm chán cho người xem Thông qua đó, công chúng sẽ dần xác định và dễ dàng ghi nhớ thông điệp/thông tin tốt hơn, khi lần lượt nhìn thấy các poster trong cùng bộ, trong cùng chiến dịch truyền thông.

Một số ví dụ về những thiết kế poster đồng bộ cho thấy hiệu quả truyền thông trong các chiến dịch của một số thương hiệu như: Deliveroo với chiến dịch liên quan đến quảng cáo thực phẩm, bộ ba poster có cùng cách sắp xếp bố cục, kiểu chữ, tín hiệu nhận diện, chỉ khác nhau về hình ảnh và gam màu (Hình 2.4.2.1) Điều này tạo được

63 sự đồng bộ, ấn tượng, tăng tần suất tiếp cận với công chúng mà lại hạn chế sự nhàm chán, đơn điệu.

2.4.3 Xu hướng sử dụng poster động trong bối cảnh truyền thông mới

Theo nghiên cứu của Wei Ding, Wenqin Fan và Zhenhai Liao (2022), trong đó đã khám phá sự phát triển và tình trạng nghiên cứu của áp phích động trong bối cảnh truyền thông tại địa phương và phân tích xu hướng áp dụng của áp phích động trong tương lai Qua đó, nhóm tác giả đã khẳng định rằng việc thay đổi các sản phẩm truyền thông (cụ thể là áp phích) từ tĩnh sang động là điều tất yếu.

Trong quá trình phát triển trước đó, áp phích/poster chủ yếu được trình bày ở dạng tĩnh trong lĩnh vực truyền thông thị giác Ngày nay, với việc áp dụng công nghệ mới và sự tích hợp của nhiều phương tiện truyền thông mới, các poster/áp phích đã dần dần chuyển đổi từ dạng tĩnh, sang động, đồng thời thay đổi nhiều phong cách thiết kế Sự thay đổi của thời đại công nghệ thông tin 4.0, sự thay đổi thói quen của người dùng, hành vi của công chúng từ sử dụng các sản phẩm in ấn, sang các sản phẩm truyền thông trực tuyến, thói quen sử dụng các phương tiện mạng xã hội và internet đã thúc đẩy sự chuyển đổi và phát triển đa dạng của các hình thức poster.

Poster động là quảng cáo/truyền thông nội dung theo nhiều chủ đề, nội dung dưới dạng hình ảnh và chuyển động của hình ảnh, có thể kết hợp với cả âm thanh hoặc một số hiệu ứng khác bằng cách sử dụng công nghệ đa phương tiện, giúp tăng cường biểu cảm, dễ dàng truyền đi thông điệp, thu hút sự chú ý của người xem và huy động đầy đủ các giác quan để chuyển tải nhiều thông tin hơn Đồng thời, hiệu quả của poster động so với poster tĩnh cho thấy hình ảnh động là cơ sở để tạo nên sự đa chiều trong giao tiếp thị giác với người xem, đồng thời phù hợp với xu thế truyền thông đa phương tiện là tương tác trên internet trong nhiều chiều thời gian, mọi lúc, mọi nơi, vượt qua ranh giới địa lý và vùng miền Từ đó, poster động có thể cung cấp nhiều hình thức biểu đạt mới lạ hơn cho nhận thức thị giác của độc giả/công chúng, tạo sự gần gũi, tạo nhận thức trực quan mạnh mẽ hơn.

Một số ví dụ về hình ảnh đồ họa động trong loạt phim hoạt hình dành cho Nhà vô địch về Giới tính Quốc tế - một mạng lưới lãnh đạo tập hợp những người ra quyết định là nam giới và nữ giới để phá bỏ các rào cản về giới tính (Hình 2.4.3.1) và nhiều sản phẩm thực tế khác cho thấy xu hướng sử dụng sản phẩm đồ họa động là xu thế mới hiện đại, phù hợp với thiết kế và truyền thông đa phương tiện trong quá trình hội nhập.

Nắm bắt được xu thế đó, Thủ tướng Chính phủ (2021) đã ra Quyết định phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh vấn đề “Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công

64 nghệ và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới.

Như vậy, có thể tóm lược lại, xu hướng phát triển của poster truyền thông về bình đẳng giới bao gồm việc sử dụng các hình minh họa vẽ tay (bằng phương tiện kỹ thuật số) để tăng dấu ấn riêng biệt, tạo ấn tượng, thu hút người xem/công chúng/đối tượng truyền thông Đồng thời là thiết kế đồng bộ sản phẩm truyền thông để tăng tần suất tiếp cận công chúng nhưng vẫn đảm bảo sự đa dạng, hấp dẫn và kết hợp công nghệ đa phương tiện, đồ họa động trong các poster truyền thông về bình đẳng giới trong thời đại và bối cảnh hội nhập thế giới mới.

Bình đẳng giới là quyền của con người con người được quyền sống xứng đáng với nhân phẩm, có thể làm điều mình mong muốn và không sợ hãi Tại Việt Nam, vấn đề BĐG ngày càng được nhà nước chú trọng nâng cao.Những chính sách được đưa ra để đảm bảo quyền lợi và thay đổi cách nhìn nhận theo lối mòn của người dân về vai trò của phụ nữ và trẻ em gái Theo đó, các quyền của phụ nữ Việt Nam được quy định đầy đủ, cụ thể và toàn diện hơn.

ỨNG DỤNG THIẾT KẾ POSTER TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI DÀNH CHO HỌC SINH THPT

Quy trình thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT

3.1.1 Nghiên cứu và khảo sát thực tiễn

Common Sense Media - một tổ chức đánh giá và cung cấp xếp hạng cho phương tiện truyền thông và công nghệ với mục tiêu cung cấp thông tin về sự phù hợp của chúng cho trẻ em đã xây dựng các nguyên tắc BĐG dành cho người sáng tạo nội dung để khuyến khích phát triển biểu hiện giới tính tích cực trong nội dung phim truyện và TV dành cho lứa tuổi từ 2 - 17 tuổi- theo UNESCO và UN women (2019):

Ngoài ra, kết quả phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực giới về những vấn đề cần lưu ý như nội dung và hình thức để làm các bạn học sinh THPT chú ý và nhận thức được những quan niệm về Bình đẳng giới cũng có những ý kiến bổ ích: “Về nội dung, đòi hỏi người thiết kế poster phải có đủ vốn kiến thức và nghiên cứu thật kỹ để đưa ra những thông điệp ấn tượng và gần gũi Phải tìm hiểu và nắm bắt dư luận, ngôn ngữ, thâm nhập vào đời sống và tìm ra ý tưởng thông điệp Về hình thức: Thông điệp phải ngắn gọn, xúc tích, rõ ý nên sử dụng sự luyến láy và vần điệu trong tiếng Việt để làm thông điệp ấn tượng, dễ nhớ Hình ảnh chủ đề phải rõ ràng, gần gũi Ngôn ngữ bắt trend và gần gũi với đời sống.” (PVS, Nữ, Giảng viên, Chuyên gia Giới, 48 tuổi) Bổ sung thêm cho ý kiến này: “Về nội dung, tùy vào mục đích và chủ đề để thiết kế thông điệp Mỗi mục đích sẽ chứa thông điệp khác nhau Về hình thức: ta phải chú ý làm thế nào để hình ảnh poster không bị rập khuôn theo định kiến giới Ví dụ như những bức tranh có giáo viên và học sinh, thì nhân vật giáo viên luôn gắn với nữ giới Vì thế ta có thể thiết kế những poster mang tính đột phá, chẳng hạn như nữ giới có thể làm phi công, nam giới có thể làm giáo viên, đầu bếp, Từ đó, ta sẽ khơi gợi được trí tưởng tượng của các em học sinh và phá vỡ những khuôn mẫu cũ đó Ngoài ra, trong những thiết kế có đông người, ta phải thiết kế làm sao để có sự cân bằng giữa tỉ lệ nam và nữ.Nghề nghiệp phải đa dạng, tránh lối mòn Ví dụ như những hình ảnh trong sách giáo khoa cho học sinh THPT hiện nay cũng có sự phê bình, khi hình ảnh nam giới thường

66 gắn với vai trò lãnh đạo, trong khi nữ giới cũng có thể làm lãnh đạo thay vì làm những công việc chăm sóc, phục vụ Tóm lại, ta phải xác định rõ vấn đề BĐG ta muốn truyền thông ở khía cạnh nào, có mục tiêu cụ thể và tìm hiểu sâu về nó để thiết kế được một poster tốt.” ( PVS, Nữ, Giảng viên, Chuyên gia Giới, 42 tuổi)

Như vậy, để tạo nên một poster truyền thông về BĐG dành cho học sinh THPT thành công, ta phải chú ý đến những yếu tố sau:

- Xác định mục tiêu nghiên cứu: Xác định rõ ràng mục tiêu nhiên cứu, quy trình thiết kế poster, cách thức truyền tải thông điệp về bình đảng giới và tác động của chúng đối với học sinh THPT.

- Tiến hành khảo sát: Thiết lập bảng hỏi dựa trên mục tiêu nghiên cứu Các câu hỏi liên quan đến quá trình thiết kế, yếu tố thẩm mỹ, thông điệp Gửi thông điệp đó đến nhóm giáo viên và giảng viên có kinh nghiệm.

- Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập đủ dữ liệu từ khảo sát, phân tích và đánh giá kết quả Xem xét các ý kiến và phản hồi từ học sinh để hiểu quy trình thiết kế poster, nhận xét về yếu tố thẩm mỹ, hiệu quả của thông điệp và tác động của poster.

- So sánh và phân tích: So sánh kết quả khảo sát với các quy trình thiết kế poster hiện có và các poster truyền thông về bình đẳng giới khác Phân tích điểm tương đồng và khác biệt, và tìm hiểu những yếu tố nổi bật trong quy trình thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT.

Thiết kế bộ 4 poster về Bình đẳng giới dành cho học sinh THPT với 4 thông điệp Poster sẽ được in theo khổ dọc, kích thước (40x60cm) Sản phẩm sẽ được treo tại các trường THPT, đăng tải trên mạng xã hội, trang fanpage của trường và trưng bày tại một số triển lãm (nếu có)

Phần mềm thiết kế: Photoshop

Công cụ hỗ trợ: bảng vẽ điện tử

Chất liệu: Giấy Couche ( bề mặt láng mịn, bóng, bám mực in tốt), khi in poster trưng bày ngoài trời ta sử dụng bạt PP và bạt hiflex (vì đòi hỏi độ dày và thấm nước tốt, chống ánh sáng mặt trời, bám mực tốt và có độ bền màu cao)

Các thành tố trong thiết kế poster truyền thông về BĐG dành cho học sinh THPT: Căn cứ vào các thành tố trong poster như đã nghiên cứu– đó là những thành phần chính của nhóm poster thương mại là chủ yếu Tuy nhiên, đối với bộ sản phẩm poster truyền thông về BĐG dành cho học sinh THPT thuộc nhóm poster truyền thông về văn hóa xã hội, sẽ có những thay đổi linh hoạt như sau:

Về Thương hiệu: vì đây là sản phẩm đang thực nghiệm và poster này thuộc nhóm truyền thông về văn hóa - xã hội Sau này, khi đưa vào ứng dụng sẽ bổ sung logo của đơn vị truyền thông sau.

Tên nhãn hiệu: Không có

Sản phẩm: ở đây ko phải là hình ảnh sản phẩm cụ thể mà là hình ảnh minh họa về nội dung truyền thông.

Thông điệp/ slogan: Ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với chủ đề và đối tượng.

Thông tin liên hệ: Vì là poster truyền thông về văn hóa xã hội nên sẽ không có thông tin liên hệ

Thiết kế bộ 4 poster về Bình đẳng giới dành cho học sinh THPT với 4 thông điệp Poster sẽ được in theo khổ dọc, kích thước (40x60cm) Sản phẩm sẽ được treo tại các trường THPT, đăng tải trên mạng xã hội, trang fanpage của trường và trưng bày tại một số triển lãm (nếu có)

Phần mềm thiết kế: Photoshop

Công cụ hỗ trợ: bảng vẽ điện tử

Chất liệu: Giấy Couche (bề mặt láng mịn, bóng, bám mực in tốt), khi in poster trưng bày ngoài trời ta sử dụng bạt PP và bạt hiflex (vì đòi hỏi độ dày và thấm nước tốt, chống ánh sáng mặt trời, bám mực tốt và có độ bền màu cao)

Các thành tố trong thiết kế poster truyền thông về BĐG dành cho học sinhTHPT: Căn cứ vào các thành tố trong poster như đã nghiên cứu tại mục 1.2.2 – đó là những thành phần chính của nhóm poster thương mại là chủ yếu Tuy nhiên, đối với bộ

68 sản phẩm poster truyền thông về BĐG dành cho học sinh THPT thuộc nhóm poster truyền thông về văn hóa xã hội, sẽ có những thay đổi linh hoạt như sau: o Về Thương hiệu: vì đây là sản phẩm đang thực nghiệm và poster này thuộc nhóm truyền thông về văn hóa - xã hội Sau này, khi đưa vào ứng dụng sẽ bổ sung logo của đơn vị truyền thông sau. o Tên nhãn hiệu: Không có o Sản phẩm: ở đây ko phải là hình ảnh sản phẩm cụ thể mà là hình ảnh minh họa về nội dung truyền thông. o Thông điệp/ slogan: Ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với chủ đề và đối tượng. o Thông tin liên hệ: Vì là poster truyền thông về văn hóa xã hội nên sẽ không có thông tin liên hệ

3.1.3 Lựa chọn thông điệp chính cho bộ poster

Poster 1: Bạo lực học đường trên cơ sở giới Cụ thể “Miệt thị ngoại hình”

Bộ sản phẩm hoàn thiện

Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu, thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực Giới, Truyền thông, Thiết kế cùng các giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội, nhóm sinh viên chúng tôi đã tiếp thu những ý kiến nhận xét, chỉnh sửa và đi đến bộ sản phẩm poster truyền thông về bình đẳng giới dành cho học sinh THPT gồm 4 poster sau:

3.2.1 Poster 1: Bạo lực học đường trên cơ sở giới

Poster 1: Thay đổi thông điệp “ Giá trị của bạn là cách bạn nhìn chính mình”.

Bổ sung ý cho thông điệp phụ, ngoài yêu bản thân mình phải yêu lấy vẻ đẹp đa dạng của người khác Sắp xếp lại bố cục để hài hòa với tổng thể 4 poster.

Poster 1: “Giá trị của bạn là cách bạn nhìn chính mình” – Sản phẩm thực nghiệm (đã chỉnh sửa sau khi khảo sát) – Nguồn: Nhóm nghiên cứu Ý nghĩa tạo hình nhân vật: để thể hiện thông điệp “Giá trị của bạn là cách bạn nhìn chính mình” bằng hình ảnh một em học sinh nữ với thân hình mập mạp cùng với những nốt mụn trên mặt do tuổi dậy thì Chính vì những khuyết điểm trên cơ thể, khiến cho em bị miệt thị Tuy nhiên, khi nhìn vào gương, em học sinh không hề cảm thấy tự ti và bỏ ngoài tai những lời chê bai của người khác Qua hình ảnh này, chúng tôi muốn truyền tải thông điệp về giá trị thực sự của mỗi người, tình yêu bản thân và tự tin là chính mình.

Màu sắc: Sử dụng màu cam làm màu nền tạo sự nổi bật, tươi sáng và sử dụng màu với các sắc độ khác nhau để tạo mảng sáng tối, giúp cho poster có chiều sâu không gian Hình ảnh em học sinh THPT với bộ đồng phục màu trắng và xanh nước biển đặc trưng của học sinh Việt Nam đồng thời cũng tương phản với màu nền cam.

Sử dụng biểu tượng bình đẳng giới màu xanh là giới tính nam, màu hồng là giới tính nữ để làm tín hiệu nhận diện đây là poster truyền thông về Bình đẳng giới

3.2.2 Poster 2: Ảnh hưởng của định kiến giới trong việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT

Poster 2: Thêm một nhân vật nam cho cân cân bằng Nhân vật thợ làm bánh ko dùng dụng cụ và hình ảnh người làm bánh, nên chuyển sang hình người đầu bếp với trang phục và mũ kiểu phổ thông, để tạo sự dễ hiểu, gần gũi Màu sắc trang phục của lính cứu hỏa cũng nên đổi về trang phục kiểu Việt Nam Thêm một vế “người chọn nghề, không chọn giới tính” cho thông điệp.

Poster 2: “ Nghề chọn người, không chọn giới tính – Người chọn nghề, không chọn giới tính” – Sản phẩm thực nghiệm (đã chỉnh sửa sau khi khảo sát)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu Ý nghĩa tạo hình nhân vật: Để miêu tả được rõ nhất thông điệp, nhóm nghiên cứu thống nhất thiết kế một nhóm nhân vật với 2 nhân vật nam và 2 nhân vật nữ Mỗi nhân vật sẽ làm các ngành nghề khác nhau, từ những nghề trung tính nhất (bác sĩ, cảnh sát) đến nghề mà bị định kiến là chỉ dành cho trai hoặc chỉ dành cho gái (đầu bếp, cứu hỏa).

Màu sắc: Gam màu màu chủ đạo vẫn là gam màu ấm nóng như các poster còn lại, tạo sự đồng bộ cho bộ 4 poster, bên cạnh đó màu sắc sắc tươi sáng cũng mang lại sự tích cực cho người xem Bên cạnh đó, mỗi nhân vật sẽ được miêu tả màu sắc trang phục đúng với ngành nghề của học Ví dụ như lính cứu hỏa thì trang phục là màu xanh

85 tím than cùng 2 đường kẻ vàng phản quang và mũ màu đỏ Tương tự các nhân vật khác cũng vậy.

3.2.3 Poster 3: Ảnh hưởng của định kiến giới trong gia đình đối với lứa tuổi học sinh THPT

Poster 3: Thay đổi hình ảnh thành gia đình hạnh phúc cùng nhau nấu ăn Lựa chọn màu hồng làm nền tạo nên không khí gia đình ấm cúng Ngoài ra thông điệp cũng được thay đổi để ấn tượng hơn: “ Vai trò bình đẳng là đường thẳng đi đến hạnh phúc gia đình.”

Poster 3: “Vai trò bình đẳng là đường thẳng đi đến hạnh phúc gia đình” – Sản phẩm thực nghiệm (đã chỉnh sửa sau khi khảo sát) – Nguồn: Nhóm nghiên cứu Ý nghĩa tạo hình nhân vật: Bữa cơm là lúc gia đình cùng nhau sum họp Hình ảnh poster là một gia đình đang cùng nhau nấu cơm gợi tả sự hạnh phúc, đủ đầy, gắn bó Đặc biệt, hình ảnh này thể hiện một gia đình với vai trò bình đẳng, không phân biệt giới tính

Màu sắc: Với tông màu chủ đạo là màu hồng tượng trưng cho tình yêu, sự hạnh phúc thể hiện sự đầm ấm và tình cảm của một gia đình Ngoài ra, màu sắc quần áo

86 nhân vật, hay những dụng cụ nấu ăn trên bàn bếp sử dụng màu sắc sặc sỡ ( vàng, xanh dương, xanh lá, tím, trắng, nâu,… ) để vẫn nổi bật với màu nền

Cách sử dụng chữ: Để tạo sự đồng nhất cho bộ sản phẩm, nhóm nghiên cứu sử dụng cùng một phông chữ với kích thước và cách sắp xếp giống nhau cho cả 4 poster.

Sử dụng phông chữ không chân San serif với nét đều và đậm khiến cụm chữ dễ đọc, dễ nhìn Bên cạnh đó, tạo bóng đổ nhẹ cho chữ để tạo điểm nhấn Ngoài ra, để người xem dễ hiểu, nhóm nghiên cứu chúng tôi thiết kế thêm một thông điệp phụ sử dụng phông chữ không chân nhằm bổ trợ cho thông điệp chính Các cụm chữ trong poster đều sử dụng màu trắng, để khi với nhiều màu sắc khác nhau vẫn tạo ra sự hài hòa đồng nhất.

3.2.4 Poster 4: Thực trạng mất cân bằng giới tính khi nhập học ở lứa tuổi THPT (đặc biệt là dân tộc vùng cao)

Poster 4: “Dù gái hay trai tới trường là có tương lai” – Sản phẩm thực nghiệm (đã chỉnh sửa sau khi khảo sát) – Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Thay đổi thông điệp chính: “Dù gái hay trai tới trường là có tương lai” Thông điệp phụ từ “Nữ giới cũng có quyền được học tập, đến trường và nâng cao hiểu biết như nam giới” thành “Thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để trẻ em gái và trẻ em trai được bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục” nhấn mạnh sự cần thiết của việc xóa bỏ các rào cản giới tính trong hệ thống giáo dục để đảm bảo rằng tất cả nam và nữ, không phụ thuộc vào giới tính của mình, tiếp cận với những cơ hội từ việc học tập. Ý nghĩa tạo hình nhân vật: Trang phục Hmong là phần không thể thiếu trong việc truyền tải văn hóa, giá trị thông điệp Nó giúp tạo ra một liên kết khiến người xem hiểu rõ hơn về đặc điểm, quan niệm của dân tộc Hmong Họa tiết tinh xảo, kết hợp tinh tế giữa gam màu nóng và lạnh tăng tính thiết thực của poster.

Hiệu quả và hạn chế

Tăng cường nhận thức về bình đẳng giới: Poster truyền thông hiệu quả có thể giúp nâng cao nhận thức của học sinh THPT về vấn đề bình đẳng giới Giúp truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, cụ thể, đầy ấn tượng và thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận trong cộng đồng học sinh THPT.

Thay đổi quan điểm và hành động: Gợi niềm cảm hứng và khích kệ học sinh tham gia vào hoạt động và chương trình liên quan đến bình đẳng giới Đem đến sự thay đổi tích cực trong công động học sinh THPT.

Lan tỏa thông điệp: Poster truyền thông trở thành công cụ mạnh mẽ lan tảo thông điệp vè bình đẳng giới Chia sẻ poster đến bạn bè, người thân Từ đó tạo hiệu ứng domino truyền tải thông điệp rộng rãi đến xã hội.

Bên cạnh những mặt thành công mà poster truyền thông về bình đẳng giới dành cho học sinh THPT mang lại thì cũng có một số hạn chế về mặt kỹ thuật thiết kế, sử dụng hình ảnh và thông điệp Nhóm sinh viên đã tiếp thu ý kiến đóng góp của chuyên gia một cách có chọn lọc và đưa ra được sản phẩm cuối cùng.

Giá trị và đề xuất ứng dụng

3.4.1 Các giá trị của bộ poster truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT

Giá trị thẩm mỹ thể hiện qua việc vận dụng nghệ thuật minh hoạ kỹ thuật số, tạo hình nhân vật, sắp xếp bố cục, phối màu… tạo nên sản phẩm poster hoàn chỉnh, phù hợp và tạo ấn tượng đúng về nội dung bình đẳng giới, nhờ đó đạt được mục đích truyền thông Về mặt tạo hình nhân vật đơn giản, gần gũi, màu sắc tươi sáng phù hợp với thông điệp bình đẳng giới Bố cục được sắp xếp hướng tâm, có chiều sâu không gian giúp thu hút thị giác Qua đó, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc mà vẫn tạo được sự ấn tượng đối với các em học sinh THPT

Poster truyền thông về bình đẳng giới dành cho học sinh THPT có giá trị lớn về mặt truyền thông: “Đẩy mạnh tuyên truyền bằng hình thức poster truyền thông là một trong những phương án giúp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới Bởi đó là cách thức dễ dàng tác động vào nhận thức của mỗi người một cách trực diện Đó là việc tiếp tục nhắc nhở mọi người cần phải xem xét lại quan điểm của mình về vấn đề bình đẳng giới sao cho phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội ngày càng bình đẳng hơn.” (PVS, nữ, giảng viên, chuyên gia về Giới, 42 tuổi) chia sẻ

Ngoài ra, có ý kiến rằng: “Xã hội hiện nay là không gian đa chiều, thế giới phẳng, công nghệ 4.0, thông tin nhanh và cập nhật Trong một xã hội bùng nổ về thông tin, rất cần thông tin nhanh nhưng phải chính xác, đúng đắn và có tính định hướng tốt cho xã hội Poster truyền thông có thể giải quyết vấn đề đó.” (PVS, nữ, Phó trưởng khoa Giới và phát triển - Học viện Phụ nữ Việt Nam, chuyên gia về Giới, 48 tuổi)

Poster truyền thông về bình đẳng giới dành cho học sinh THPT mang giá trị văn hóa sâu sắc Đối với lứa tuổi học sinh THPT- thế hệ tương lai của đất nước Việt Nam, poster về bình đẳng giới giúp các em học sinh nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, từ đó dám bước qua những khuôn mẫu giới, tự tin thể hiện mình và làm những gì mình

89 yêu thích Đối với những bậc phụ huynh, cũng có thể biết được những vấn đề về bình đẳng giới thường xảy ra đối với con em mình, từ đó có cái nhìn khách quan hơn về giới và có cách giáo dục thích hợp, những biện pháp bảo vệ con khi không may là nạn nhân của bất bình đẳng giới Ngoài ra, mỗi chúng ta cũng được hiểu thêm về bình đẳng giới, thay đổi tư duy, hành động để hướng đến một xã hội văn minh, bình đẳng. 3.4.2 Đề xuất ứng dụng và phát triển sản phẩm

Trong thời đại công nghệ 4.0, poster truyền thông không chỉ dừng lại ở dạng vật lý là những tấm biển quảng cáo được in khổ lớn và treo tại nơi đông người hay những tờ rơi được phân phát, mà hiện tại đã được tải tiến lên thành những poster, banner trên nền tảng số ( phát trên tivi, màn hình led trung tâm thương mại, hay trên mạng xã hội, )

Ngoài ra, poster cũng không còn chỉ ở dạng tĩnh mà còn có cả dạng động Đó là việc sử dụng các hiệu ứng chuyển động để poster thêm sinh động và hấp dẫn Những màn hình kỹ thuật số đã xuất hiện khắp các trung tâm thương mại, khu vui chơi, ga tàu, và như thế, những tấm poster đã được cải tiến thành dạng động để phù hợp với xu thế công nghệ Hình 3.3.4.1 sử dụng hiệu ứng mưa rơi, hay hình 3.3.4.2 sử dụng hiệu ứng nhấp nháy vừa kích thích thị giác mà lại tạo được ấn tượng mạnh đối với khán giả.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây còn xuất hiện thêm một loại hình truyền thông quảng cáo là Pop-up Theo Subiz Blog (2022): “Pop up là một dạng quảng cáo ăn theo thường xuất hiện trên các website chính thức khi người dùng truy cập vào Nó thường là một mẫu quảng cáo với hình ảnh sinh động đi kèm là nội dung khuyến mãi hoặc chương trình ưu đãi vào dịp đặc biệt Một số đơn vị còn sử dụng Popup như một thông báo hoặc cách kết nối đến các trang web khác cùng chủ sở hữu để tối ưu khả năng chuyển đổi….” Việc sử dụng Pop-up quảng cáo để truyền thông có nhiều ưu điểm Do chạy song song với nội dung website và chỉ chiếm một diện tích nhỏ vì thế sẽ không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng Nội dung của Pop-up thường ngắn và thông tin cô đọng dễ thu hút người dùng Ngoài ta, việc làm Pop- up cũng không tốn nhiều chi phí so với những hình thức quảng cáo khác Vì vậy, đây cũng có thể coi là một phương thức truyền thông poster về bình đẳng giới hiệu quả và đáng để thử.

Trong quá trình nghiên cứu thiết kế poster truyền thông về bình đẳng giới cho học sinh THPT, nhóm sinh viên của chúng tôi đã thiết kế bộ 4 poster truyền thông sử dụng các yếu tố nghệ thuật như màu sắc, chữ viết, hình ảnh để thu hút các nam sinh và nữ sinh THPT bằng việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản về lý thuyết và thực tiễn và cách quy tắc trong thiết kế đồ họa Bộ sản phẩm thiết kế nhận được những ý kiến, phản hồi, đánh giá tích cực từ các chuyên gia về Giới, Truyền thông, Thiết kế và giáo viên từ các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội Những ưu và nhược điểm được góp ý từ các chuyên gia sau đó sẽ được nhóm sinh viên chỉnh sửa kỹ lương và cho ra mắt bộ sản phẩm cuối cùng, hoàn thiện Bộ poster được các chuyên gia đánh giá cao về tính ứng dụng thực tiễn trong môi trường THPT.

Ngày đăng: 04/04/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w