QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAMVỀ QUỐC PHÒNG, AN NINHI. CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH1. Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh về quốc phòng, an ninha) Quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về quốc phòng, an ninhQuốc phòng, an ninh là vấn đề có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc độc lập, có chủ quyền. Trong lịch sử của nhân loại, giai cấp nào giữ địa vị thống trị xã hội cũng đều coi trọng củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang, chăm lo phòng thủ quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thố của đất nước.Trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản và của các dân tộc bị áp bức, sự nghiệp đấu tranh giành và giữ chính quyền luôn gắn bó mật thiết với nhau. Để giành và giữ chính quyền cách mạng, C. Mác và Ph. Ăngghen những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, với tinh thần nhân đạo cộng sản, luôn khẳng định giai cấp vô sản sẽ chống lại giai cấp tư sản bằng phương pháp hòa bình nếu điều kiện cho phép. “Chúng ta phải tuyên bố với các chính phủ rằng: Chúng tôi sẽ chống lại các ngài bằng phương thức hòa bình ở nơi nào chúng tôi có thể làm như thế...”. Nhưng với bản chất bóc lột, hiếu chiến, phản động, giai cấp tư sản luôn hiện nguyên hình là “lực lượng vũ trang chĩa vào những người vô sản”, sẵn sàng thẳng tay đàn áp những người vô sản, cho nên c. Mác và Ph. Ăngghen cũng đồng thời công khai khẳng định tính tất yếu phải “... dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành”, “thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản”. Những luận điểm trên của c. Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân, dùng bạo lực cách mạng đế đập tan bộ máy thống trị của giai cấp tư sản, lập nên Nhà nước của giai cấp vô sản, dùng Nhà nước đó làm công cụ để bảo vệ và xây dựng chế độ xã hội mới; để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, giai cấp vô sản tất yếu phải tô chức và sử dụng lực lượng vũ trang cùng với nhân dân lao động đế giành và giữ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng.
Trang 1CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH
I CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH
1 Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh về quốc phòng, an ninh
a) Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về quốc phòng, an ninh
Quốc phòng, an ninh là vấn đề có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng đối với mọiquốc gia, dân tộc độc lập, có chủ quyền Trong lịch sử của nhân loại, giai cấp nào giữđịa vị thống trị xã hội cũng đều coi trọng củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng lựclượng vũ trang, chăm lo phòng thủ quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thố của đất nước
Trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản và của các dân tộc bị áp bức, sựnghiệp đấu tranh giành và giữ chính quyền luôn gắn bó mật thiết với nhau Để giành
và giữ chính quyền cách mạng, C Mác và Ph Ăngghen những người sáng lập ra chủnghĩa cộng sản khoa học, với tinh thần nhân đạo cộng sản, luôn khẳng định giai cấp
vô sản sẽ chống lại giai cấp tư sản bằng phương pháp hòa bình nếu điều kiện chophép “Chúng ta phải tuyên bố với các chính phủ rằng: Chúng tôi sẽ chống lại cácngài bằng phương thức hòa bình ở nơi nào chúng tôi có thể làm như thế ” Nhưngvới bản chất bóc lột, hiếu chiến, phản động, giai cấp tư sản luôn hiện nguyên hình là
“lực lượng vũ trang chĩa vào những người vô sản”, sẵn sàng thẳng tay đàn áp nhữngngười vô sản, cho nên c Mác và Ph Ăngghen cũng đồng thời công khai khẳng địnhtính tất yếu phải “ dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành”, “thiết lập sựthống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản”
Những luận điểm trên của c Mác và Ph Ăngghen đã khẳng định: Dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân,dùng bạo lực cách mạng đế đập tan bộ máy thống trị của giai cấp tư sản, lập nên Nhànước của giai cấp vô sản, dùng Nhà nước đó làm công cụ để bảo vệ và xây dựng chế
độ xã hội mới; để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, giai cấp vô sản tất yếu phải tôchức và sử dụng lực lượng vũ trang cùng với nhân dân lao động đế giành và giữ chínhquyền, bảo vệ thành quả cách mạng
Trong cuộc cách mạng vô sản ở Pari năm 1871, các đội tự vệ công nhân đã giữvai trò nòng cốt trong khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền thắng lợi ở thủ đô nướcPháp, thiết lập nên hình thức nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới là Công xã Pari.Cuộc cách mạng vô sản này đã bị chính quyền tư sản đàn áp đầm máu và bị dập tắtsau hơn hai tháng tồn tại, nhưng thắng lợi và thất bại của Công xã Pari đã đế lại chogiai cấp vô sản thế giới nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng, tổ chức và
sử dụng lực lượng vũ trang để khởi nghĩa vũ trang, giành và giữ chính quyền, bảo vệthành quả cách mạng Tuy nhiên, trong nửa cuối thế kỷ XIX trên thế giới chưa cócuộc cách mạng vô sản nào thành công hoàn toàn và thiết lập được chính quyền cáchmạng trên phạm vi cả nước Thực tiễn cách mạng đó chưa cho phép c Mác và Ph.Ảngghen phát triển sâu hơn lý luận về xây dựng, tổ chức và sử dụng lực lượng vũ
Trang 2trang sau khi giành chính quyền; về Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhà nước xã hội chủnghĩa quản lý, điều hành sự nghiệp quốc phòng, an ninh
Kế thừa và phát triển tư tưởng của c Mác và Ph Ăngghen, đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã cùng Đảng Bônsêvích (sau là Đảng Cộng sản Liên Xô) lãnh đạo cuộc khởinghĩa vũ trang thắng lợi, thành lập nên Nhà nước Xôviết - mô hình nhà nước xã hộichủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của quốc phòng, anninh đối với việc bảo vệ những thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Mười năm
1917, Lênin đã cùng Đảng Bônsêvích lãnh đạo Nhà nước Xôviết thành lập Hồng quâncông nông và lực lượng an ninh cách mạng, tổ chức thực hiện công cuộc phòng thủđất nước Người chỉ rõ: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ,nhưng không phải cách mạng có thê biết ngay được cách tự vệ”, “chính vì chúng tachủ trưcmg bảo vệ Tổ quốc, nên chúng ta đòi hỏi phải có một thái độ nghiêm túc đốivới vấn đề khả năng quốc phòng và đối với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà”,
“Hãy chăm lo đến khả năng quốc phòng của nước ta và của Hồng quân ta như chăm
lo đến con ngươi trong mắt mình”
Trong học thuyết về bảo vệ Tố quốc xã hội chủ nghĩa, về xây dựng lực lượngquân đội và an ninh kiếu mới của giai cấp công nhân, Lênin đã chỉ rõ: Nguyên tắc cơbán nhất là Đảng Cộng sản phải lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh, lãnh đạochặt chẽ lực lượng quân đội và an ninh trong mọi tình huống; động viên sức mạnhtổng hợp của đất nước, bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, trong đólực lượng vũ trang công nông giữ vai trò là nòng cốt: “muốn bảo vệ chính quyền củacông nông chúng ta phải có Hồng quân mạnh mẽ Có Hồng quân mạnh, chúng ta
sẽ vô địch” Trong sự nghiệp bảo vệ Tố quốc, V.I Lênin còn luôn nhấn mạnh đến yếu
tố con người, đến sức dân, coi việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân, của chế
độ xã hội chủ nghĩa là nguồn gốc sức mạnh đế bảo vệ Tố quốc Đề cập đến lực lượngbảo vệ Tố quốc xã hội chủ nghĩa, V.I Lênin đã chỉ rõ: “Tất cả các lực lượng của nhândân đều phải được động viên cho cuộc chiến tranh đó Cả nước phải trở thành mộtmặt trận”, “Nghĩa vụ tuyệt đối của toàn thế quần chúng lao động là đem hết sức mình
ra để khôi phục và tăng cường khả năng quốc phòng của đất nước”
b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng, an ninh
Trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về quốc phòng,
an ninh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vào điều kiện cụ thế ở nước ta; kế thừa vànâng lên một tầm cao mới truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc ta trong cuộc đấutranh dựng nước và giữ nước; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước xã hộichủ nghĩa, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cónhiều bài nói, bài viết thể hiện rõ tư tưởng của Người về quốc phòng, an ninh, bảo vệ
Tổ quốc Trong đó, tư tưởng xuyên suốt là: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước; xâydựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; sự nghiệp quốcphòng, an ninh phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, quản lý điều hành của Nhànước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Ngay từ năm 1930, trên cơ sở quán triệt các quan điếm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về bạo lực cách mạng, trong Chính cương vắn tắt, Sáchlược vắn tắt, lãnh tụ Nguyền Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu,nhiệm vụ “Tổ chức ra quân đội công nông” Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930của Đảng xác định “vũ trang cho công nông”, “tổ chức đội tự vệ công nông” Đại hộiĐảng lần thứ nhất tháng 3 năm 1935 đã ra nghị quyết về tổ chức và lãnh đạo tự vệ
Trang 3thường trực, trong dó đã chỉ rõ “Công nông cách mạng tự vệ đội là dưới quyền chỉ huythống nhất của Trung ương, quân ủy của Đảng Cộng sản”, “Luôn luôn phải giữ quyềnchỉ huy nghiêm ngặt của Đảng trong tự vệ thường trực”.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước ta ở vào thế phải đối phó với
cả thù trong giặc ngoài, nhiều khó khăn chồng chất, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trungương Đảng đã chủ trương “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, với đường lối khángchiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ”, từng bước tạo nên sự chuyển hoá cả về thế,thời và lực đế đánh bại thực dân Pháp xâm lược
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề
ra đường lối tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược “xây dựng và bảo vệ miền Bắc
xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam”, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vàđiều hành cúa Chính phủ để dộng viên toàn dân củng cố quốc phòng, an ninh ở miềnBắc, bảo vệ vững chẳc hậu phương lớn, chi viện và phát triến lực luựng vũ trang giảiphóng ở miền Nam, từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ,giành được độc lụp tự do và thống nhất Tổ quốc
Nghiên cứu, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tốquốc trong tình hình hiện nay cần nhất quán quan điểm: Tăng cường quốc phòng, an ninh
là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng và Nhà nước, của toàn dân và toàn quânta; sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải đặt dưới sự lãnhđạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; kết họp chặt chẽ nhiệm vụ phát triến kinh
tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; phát huy quyền làm chủ củanhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp sức mạnh dân tộc và sứcmạnh thời đại Đồng thời, cần phân tích, dự báo đúng tình hình thế giới, khu vực trongnước để có kế sách bảo vệ Tổ quốc phù họp với tình hình mới
2 Tình hình thế giói, khu vực và trong nước có liên quan (lến quốc phòng,
an ninh
a) Tinh hình thế giới và khu vực
Tình hình thế giới và khu vực trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI đã có nhữngbiến động phức tạp, liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh của Việt Nam Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng (bổ sung,phát triến năm 2011) nhận định: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thờiđại là các nước có chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợptác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc”
Dự báo tình hình thế giới, khu vực những năm sắp tới, Đại hội lần thứ XIII củaĐảng xác định:
Thế giới đang trải qua những biển động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phứctạp, khó dự báo Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứngtrước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục
bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rúi
ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang bị thách thức bởi sự cạnh tranh ảnhhưởng giữa các nước lớn và sự trồi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan Luật phápquốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn
Cục diện thế giới tiếp tục biến đối theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; cácnước lớn vẫn hợp tác, thỏa hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn Chủnghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong
Trang 4quan hệ quốc tế gia tăng Các nước đang phát triển, nhất là các nước nhỏ đứng trướcnhiều khó khăn, thách thức mới.
Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng, có thế còn kéodài do tác động của đại dịch Covid-19 Các quốc gia, nhất là các nước lớn, điều chỉnhlại chiến lược phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài Cạnh tranh kinh tế,chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ,nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuồisản xuất và phân phối toàn cầu
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh
mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốcgia, dân tộc Những vấn đề toàn cầu, như: Bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiêntai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biếnđổi khí hậu, nước biền dâng, ô nhiễm môi trường, tiếp tục diễn biến phức tạp
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lượcngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiềubất ổn Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chú quyền biển, đảo diễn ra căng thang, phức tạp,quyết liệt hơn Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên BiếnĐông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột
b) Tinh hình trong nước
Sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng họp quốc gia, uy tín quốc tế, niềmtin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng đế xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, trong những năm tới, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu,rộng hơn và sẽ phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết khi tham gia các hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mới Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế,yếu kém, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới do tác động của đại dịch Covid-19
và khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra Xu hướng già hóa dân số nhanh; tốc độ côngnghiệp hóa, đô thị hóa tăng mạnh; đặc biệt biến đôi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh gay gắt,phức tạp ngày càng tác động mạnh đến sự phát triến của đất nước
Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn Nguy cơtụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn Có biếu hiện chưa quan tâm đúng mứcbảo đảm phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tham nhũng, lãng phí, quan liêu,suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” trongnội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp
Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đấtnước ta Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vừng môitrường hòa bình, ổn định và thích ứng với biến đối khí hậu là yêu cầu cấp thiết, đồngthời là những thách thức rất lớn đối với nước ta trong thời gian tới
Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thứcđan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tồ quốc, đòi hỏi phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp đôi mới đấtnước và bảo đảm, tăng cường, củng cổ quốc phòng, an ninh Đảng, Nhà nước cần đồi mới
tư duy mạnh mẽ, có quyết tâm chính trị cao, dự báo chính xác, kịp thời diền biến cua tìnhhình, chủ động ứng phó kịp thời với mọi tinh huống, không ngừng gia tăng tiềm lực mọimặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tố quốc và những thành quả phát triển đã đạt được,đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững
Trang 53 Thực trạng quốc phòng, an ninh của Việt Nam
a) Những thành tựu
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn nhất quán và thực hiện nguyêntắc, Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trục tiếp về mọi mặt, Nhà nước quản lý tập trung, thống nhấtđối với quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang Để thực hiện vai trò lãnh đạo, trên cơ
sở nhận định, đánh giá tình hình ở từng giai đoạn phát triển một cách khoa học, Đảng đãxác định rõ phương hướng, nhiệm vụ, quan điểm chỉ đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh
và có nhiều đổi mới quan trọng trong tư duy, nhận thức, phát triển lý luận về quốc phòng,
an ninh; nhận thức toàn diện, đầy đủ hơn về mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; nhậnthức sâu sắc hơn về đối tác và đối tượng; xây dựng quan niệm mới về quốc phòng, anninh, trong đó nổi bật là tính tổng hợp về lực lượng và sức mạnh của nền quốc phòng toàndân và nền an ninh nhân dân; phát triển lý luận về xây dựng nền quốc phòng toàn dân vànền an ninh nhân dân, về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc; kết họpxây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân, đáp ứng yêu cầu cảthời bình và thời chiến
Trong thực tiễn, Đảng ta đã tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối,trực tiếp về mọi mặt; Nhà nước đã tăng cường sự quản lý tập trung, thống nhất đối vớiquốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhândân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng, binh chủng,lực lượng tiến thắng lên hiện đại, đáp ứng ngày càng tôt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tồquốc Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toànvẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân vàchế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vừng môi trường hòabình, ốn định để phát triển đất nước Tư duy về quốc phòng, an ninh, đối tác, đối tượng,bảo vệ Tố quốc có bước phát triển mới và ngày càng hoàn thiện Sự kết hợp giữa quốcphòng, an ninh và đổi ngoại ngày càng chặt chẽ, hiệu quả
Chủ động phát hiện, có các phương án, đối sách ngăn ngừa các nguy cơ chiếntranh, xung đột từ sớm, từ xa và kiểm soát tốt các nhân tố có thể gây bất lợi đột biến.Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; thế trận lòng dân được chú trọng; thếtrận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiếnlược, trọng điểm được củng cố vững chắc Bước đầu hình thành hệ thống pháp luật và
cơ sở vật chất cho việc bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin quốc gia, không gianmạng quốc gia Ban hành và thực hiện Chiến lược an ninh mạng quốc gia
Kết hợp có hiệu quả quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từngchiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Nhận thức và giải quyết cácmối quan hệ với đối tác, đối tượng có bước chuyển quan trọng Đã ban hành và triên khaiđồng bộ các chiến lược quan trọng, như: Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược quốcphòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Chiến lược bảo vệ biêngiới quốc gia và Chiến lược báo vệ Tổ quốc trên không gian mạng
Đay mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh, tham gia tích cực vàhiệu quả vào việc gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc Chủ động đấu tranh kịp thời, hiệuquả, từng bước đẩy lùi các loại tội phạm; phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các mối đedọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống; làm thất bại âm mưu và hoạt động
“diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đố của các thế lực thù địch, phản động
b) Những hạn chế
Trang 6Việc quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc có lúc, có nơi chưa nghiêm,hiệu quả chưa cao.
Công tác nắm tình hình, dự báo chiến lược về quốc phòng, an ninh có lúc chưa thậtchủ động; tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; an ninh trên một số địa bàn,lĩnh vực chưa thật vừng chắc, nhất là an ninh mạng, an ninh trong đầu tư nước ngoài;nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an ninh, an toàn con người chưa được quan tâm giải quyếttriệt đế; xử lý khiếu kiện đông người về đất đai và một số tình huống phức tạp nảy sinh ởmột số địa bàn, cơ sở có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng
Công tác quản lý, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng còn hạn chế Việc kết họpkinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh ở một số địa phương, đơn vị thiếu hiệu quả,còn biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác, nặng về lợi ích kinh tế đơn thuần, trước mắt
Nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng trên là cơ sở, điều kiện quan trọng đểĐảng ta hoạch định đường lối đúng đăn, phù hợp với thực tiễn của đất nước; là cơ sở
để Nhà nước nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý về quốc phòng, an ninh, đáp ứngnhững yêu cầu đặt ra về quốc phòng, an ninh trong lình hình mới
4 Yêu cầu mói đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh
Thứ nhất, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống Iihât, toàn vẹn lãnh thô
của Tô quôc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa
và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninhquốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh đểphát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Thứ hai, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình”; phòng ngừa có hiệu quả cácnguy cơ xung đột xã hội, không để xảy ra bạo loạn lật đổ, ly khai, khủng bố, hình thànhcác tổ chức chính trị đối lập, “cách mạng màu” ở nước ta; chủ động và tích cực ngăn chặn,đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diềnbiến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, bảo vệ vừng chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Thứ ba, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, củng cố thế trận
quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, ổn định, lâu dài, sẵnsàng chuyển các hoạt động từ thời bình sang thời chiến để bảo đảm cho chiến tranh Xâydựng lực lượng vũ trang nhân dân vừng mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có sức mạnhtổng hợp, sức chiến đẩu ngày càng cao, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ
Thứ tư, kiên quyết, kiên trì đấu tranh khăng định và bảo vệ chủ quyền, quyền chuquyền biển, đảo, ngăn chặn có hiệu quả các hành động xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốcgia - dân tộc, đánh bại các hành động vũ trang, xâm chiếm các vùng biển, đảo, thuộc “ranhgiới đỏ”, nhưng không để phát triến thành chiến tranh lớn
Thứ năm, tăng cường hợp tác, cúng cố quan hệ quốc phòng, an ninh với các
nước, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác quốc phòng nhằm nâng caotiềm lực, thế trận, lực lượng của nền quốc phòng, an ninh
II NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH
Quan điếm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quốc phòng, an ninh được thế hiệntập trung trong hệ thống văn kiện Đảng, trước hết là trong Cương lĩnh Chính trị, nghịquyết của Đảng qua các kỳ đại hội và được cụ thể hóa trong Chiến lược bảo vệ Tổ
Trang 7quốc trong tình hình mới, Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược anninh quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tố quốc trên không gian mạng , các chi thị, kếtluận của Đảng về quốc phòng, an ninh Chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam
về quốc phòng, an ninh dược thể hiện trong Hiến pháp, các đạo luật, nghị quyết củaQuốc hội, pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Ọuốc hội, nghị định của Chính phủ,
Các quan điểm cúa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng,
an ninh bao gồm nhiều nội dung, chuyên đề này, trình bàv những quan điếm củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh được thê hiện ớ:Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; nguyên tắc, cơ chế, nộidung, phương thức lãnh đạo của Đảng và yêu cầu, cơ chế, nội dung, phương phápquản lý của Nhà nước về quốc phòng, an ninh
1 Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
Cương lĩnh chính trị và các nghị quyết của Đảng luôn xác định rõ mục tiêu,nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử Hiến pháp,
hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam luôn khăng định bảo vệ Tổ quốc là quyền
và nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân; đồng thời có những quy định cụ thế vềnghĩa vụ và trách nhiệm của các tố chức trong hệ thống chính trị và công dân thựchiện mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước
Bước vào thời kỳ thực hiện công cuộc đôi mới toàn diện đất nước (năm 1986), Đại hội
VI của Đảng xác định: Phát huy sức mạnh của hệ thống chuyên chính vô sản, kết họp chặt chẽkinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế; đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàndân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và hậu phương ngày càng vừng mạnh
Chuyển sang thời kỳ đấy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (năm1996), Đại hội VIII của Đảng tiếp tục xác định: “Phát huy sức mạnh tổng hợp củatoàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng, anninh của đất nước, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòngtoàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chấtlượng các lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toànvẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa; ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ốn định chính trị,
xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, gây tốn hại cho công cuộcxây dựng và phát triến đất nước; ngăn chặn và trừng trị có hiệu quả mọi loại tội phạm,bảo đảm tốt trật tự, an toàn xã hội”
Trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đối mới (năm 2006 đến nay), Đại hội
X của Đảng tiếp tục xác định: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dânvững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chú nghĩa; bảo vệ an ninhchính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷcương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và líimthất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ”
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chú nghĩa xã hội (bổsung phát triển năm 2011) xác định: “Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng - an ninh làbảo vệ vừng chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cua Tố quốc, bảo
vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn địnhchính trị, bảo dám an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn,
Trang 8làm thất bại mọi âm mưu và hành động chổng phá của các thế lực thù địch với sựnghiệp cách mạng của nhân dân ta”.
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tìnhhình mới xác định mục tiêu chung: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xãhội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ lợi íchquốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa; giữvững ổn định chính trị và môi trường hòa bình đe xây dựng, phát triển đất nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa”
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Phát huy cao nhất sức mạnhtống hợp của toàn dân tộc, cua cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranhthủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đề báo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thố của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế
độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòabình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷcương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chu nghĩa”
Đồng thời, Nghị quyết Đại hội XIII còn chỉ rõ: Củng cố quốc phòng, an ninh,bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chú nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thườngxuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhândân và Công an nhân dân là nòng cốt
Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của cácthế lực thù địch Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trongcuộc sống của người dân Xác định chủ động phòng ngừa là chính, ứng phó kịp thời,hiệu quả với các đe dọa an ninh phi truyền thống Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơchiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắcđộc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biến; giữ vững môitrường hòa bình, ổn định đế phát triển
Quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm về xây dựng nền quốc phòng toàndân, nền an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về kết họp kinh tế,văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh vớikinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại; xây dựng, phát triên nền công nghiệp quốcphòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng; phát triển lý luận về quốc phòng,quân sự, an ninh, nghệ thuật quân sự, nghệ thuật bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh xãhội trong tình hình mới
Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ Chiến lược bảo vệ
Tổ quốc, Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ an ninhquốc gia, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trênkhông gian mạng và các chiến lược quốc phòng, an ninh chuyên ngành khác
Như vậy, quan điếm cúa Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh lànhất quán và được bổ sung, phát triển, hoàn thiện qua các giai đoạn phát triển của đấtnước, bảo đảm sự phù họp với tình hình thực tế Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụquốc phòng, an ninh, trong các kỳ Đại hội Đáng và trong Văn kiện Đại hội XIII củaĐảng còn xác định rõ các quan diêm cơ bản về nguyên tắc, cơ chế, phương thức, nộidung lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh Thê chế hóa các quanđiểm trong đường lối của Đảng, Nhà nước cũng ban hành các văn bản quy phạm pháp
Trang 9luật xác định rõ yêu cầu quản lý, cơ chế quản lý, điều hành, phương pháp, nội dungquan lý của Nhà nước đối với quốc phòng, an ninh.
2 Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, yêu cầu quản lý của Nhà nước đối với quốc phòng, an ninh
a) Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với quốc phòng, an ninh
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quânđội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an ninh là nguyên tắc cơbản luôn được khăng định qua các kỳ Đại hội của Đảng Đại hội XIII của Đảng tiếptục chỉ rõ: “Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt củaĐảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân,Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an ninh”
Nguyên tắc này chỉ rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnhđạo Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, sự nghiệp quốc phòng, an ninh Đảngkhông chia quyền, không nhường quyền lãnh đạo sự nghiệp quôc phòng, an ninh, lãnhđạo quân đội và công an cho bất cứ một đảng phái, một tô chức, cá nhân nào; khôngthông qua một tô chức trung gian nào; Đảng lãnh đạo mọi hoạt động của sự nghiệpquốc phòng, an ninh Đảng lãnh đạo, xây dựng quân đội và công an vững mạnh vềchính trị; xây dựng các tô chức đảng trong quân đội và công an vừng mạnh về chínhtrị, tư tưởng, đụo đức, tổ chức và cán bộ; lãnh đạo mọi mặt công tác, mọi nhiệm vụ,trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, bất kỳ ở đâu, “Sự lãnh đạo của Đảng được tậptrung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là BộChính trị, Ban Bí thư” Tô chức đảng các câp có trách nhiệm lãnh đạo công tác quốcphòng, an ninh, quân đội và công an theo chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phạm viđược quy định cho từng cấp
Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp quốcphòng, an ninh, với quân đội và công an the hiện ở những nội dung chủ yếu như:Lãnh đạo xây dựng và hoạch định đường lối chiến lược về quốc phòng, an ninh;đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; lãnh đạo xâydựng và phát triển nền khoa học quân sự, nền khoa học an ninh, khoa học nghệ thuậtquân sự và khoa học nghệ thuật an ninh Việt Nam; lãnh đạo tiến hành công tác đảng,công tác chính trị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đặc biệt là lãnh đạotiến hành công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, công tác xây dựng lực lượng,công tác bảo đảm trang bị vũ khí, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng quân đội,công an thực hiện nhiệm vụ
b) Yêu cầu quản lý của Nhà nước về quốc phòng, an ninh
Một là, quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; phải luôn quán triệt, thể chế hóa quan điểm,đường lối của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật trong toàn bộ quá trìnhquản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh
Hai là, quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh phải kết hợp chặt chẽ với quản
lý các mặt, các lĩnh vực khác của xã hội
Ba là, quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh phải nhằm mục tiêu giữ vừng
hòa bình, ổn định trên mọi lĩnh vực, bảo đảm cho đất nước không bị bất ngờ trongmọi tình huống, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại và sẵn sàng đánh thắng chiến tranhxâm lược của các thế lực thù địch đối với nước ta
Trang 10Bổn là, quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh phải được thực hiện trên cơ sở
luật pháp, kế hoạch, chính sách thống nhất; có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng ởtừng cấp, từng ngành, từng địa phương
3 Cơ chế lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước đối với quốc phòng, an ninh
a) Cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quốc phòng, an ninh
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảngxác định hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tố quốc và cácđoàn thế nhân dân, trong đó Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, Nhà nước tổ chức, quán lý
xã hội bằng pháp luật, thực hiện đầy đú quyền dân chủ của nhân dân Như vậy, cơ chế vậnhành của hệ thống chính trị được xác định “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dânlàm chủ” Đây là cơ chế chung áp dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội
Đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý, nhân dân làm chủ, lực lượng vũ trang là nòng cốt” Đảng Cộng sản Việt Nam làchính đảng duy nhất giữ vị trí, vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lãnh đạo hệ thốngchính trị, lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh
Cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân làtoàn bộ cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động đe thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trựctiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
Điều lệ Đảng chỉ rõ: Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân độinhân dân và Công an nhân dân; sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào BanChấp hành Trung ương Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư;Đảng quyết định những vấn đề cơ bản về xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhândân Hệ thống tô chức đảng trong quân đội và công an hoạt động theo Cương lĩnh chínhtrị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước Các ban củacấp ủy đảng theo chức năng giúp cấp ủy hướng dẫn, kiếm tra, giám sát công tác xây dựngĐảng và công tác quần chúng trong quân đội và công an Tuy nhiên, quân đội và công an
có chức năng, nhiệm vụ riêng, nên việc cụ thể hóa cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với cáclực lượng này, được chỉ rõ như sau:
Cơ chế lãnh đạo của Đảng đổi với Quân đội nhân dân:
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tuyệt đối trựctiếp về mọi mặt; sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hànhTrung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư Hệ thống tổchức đảng trong quân đội được tổ chức từ Quân ủy Trung ương đến cơ sở, hoạt độngtheo Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước Quân ủy Trung ương do Bộ Chính trị chí định có “Chức năng: nghiêncứu đề xuất trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết địnhnhững vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, cơ yếu; lãnh đạo mọi mặttrong quân đội”1 đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp,thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư Các cấp ủy đảng trực thuộc Quân ủy Trungương đến cơ sở, cấp ủy ở cấp nào do đại hội đáng bộ cấp đó bầu, trường hợp đặc biệt
do cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định
“Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng trong quân đội hoạt động theo nguyên tắc tậptrung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách theo chức trách, nhiệm vụ.Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt
Trang 11động dưới sự lãnh đạo cúa Ban Bí Ilur và trực tiếp, thường xuyên của Quân ủy Trungương Ớ mồi cấp có chính ủy (chính trị viên) là người chủ trì về chính trị và cơ quan chínhtrị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị của đơn vị, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉđạo, lurớng dẫn của cấp ủy, cơ quan chính trị, chính ủy (chính trị viên) cấp trên và sự lãnhđạo trực tiếp của cấp ủy cùng cấp I'rcn cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc, toàn diện,xuycn suốt của các tổ chức đảng, trong quân đội thực hiện chế độ một người chỉ huy gắnvới thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên”.
Cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân:
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Công an nhân dân tuyệt đối, trực tiếp vềmọi mặt, sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trungương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư Hệ thống tổ chức đảngtrong công an được tổ chức từ Đảng ủy Công an Trung ương đến cơ sở, hoạt độngtheo Cương lĩnh, Điều lộ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước Đảng ủy Công an Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định có chức năngnghiên cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đườnglối, chính sách, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; lãnh đạo mọi mặtcông tác trong công an Các cấp ủy đảng trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương đến
cơ sở, cấp ủy công an cấp nào do đại hội cấp đó bầu, trường họp thật cần thiết do cấp
ủy cấp trên trực tiếp chỉ định
Cục Công tác đảng và công tác chính trị Công an nhân dân đảm nhiệm công tácđảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong các đơn vị thuộc Đảng bộ Công an,hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương; phối họp với cấp ủy địaphương chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong lực lượngcông an địa phương; cơ quan chính trị mồi cấp đảm nhiệm công tác đảng, công tác chínhtrị và công tác quần chúng trong đảng bộ, hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảngcùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan xây dựng lực lượng cấp trên
“Tổ chức đảng Công an nhân dân địa phương cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp
về mọi mặt của cấp ủy cấp đó, đồng thời chấp hành nghị quyết của đảng ủy công an cấptrên về giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; lãnh đạo xây dựng lực lượng Công
an nhân dân ở địa phương và xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh Đảng ủy công antỉnh, thành, huyện, quận, thị xã do đại hội đảng bộ cùng cấp bầu”
Cơ chế lãnh đạo của Đang đổi với công tác quôc phòng, an ninh ớ địa phương trong xây dimg và hoạt động của khu vực phòng thủ.
Để bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ và thống nhất của Đảng mà trực tiếp là của cấp ủyđịa phương đối với công tác quốc phòng, an ninh ở địa phương, Bộ Chính trị Ban Chấphành hung ương khoá X đã ra Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 Iháng 9 năm 2008 “Vetiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố hực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủvững chắc (rong tình hình mới”, trong đó xác định rõ nguyên tắc và cơ chề: “Xây dựng vàhoạt động của khu vực phòng thủ đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của tỉnh ủy,thành ủy, sự quản lý điều hành của chính quyền; cơ quan quân sự phối hợp với cơ quancông an và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương làm tham mưu và tổ chức thực hiện”
Đồng thời, cụ thế hóa chức năng, nhiệm vụ của người chí huy cơ quan quân sự vàngười đứng đầu cơ quan công an địa phương trong những tình huống về quốc phòng, anninh ở klui vực phòng thủ: “Hoạt động cùa khu vực phòng thủ trong dấu tranh phòng,chống tội phạm, biểu tình, gây rối; phòng, chống khủng bố, bắt cóc con tin, bạo loạn chínhtrị, bạo loạn vù trang, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội do người đứng
Trang 12đầu cơ quan công an ở địa phương chủ trì tham mưu và chỉ huy lực lượng công an phốihọp với lực lượng quân sự và các lực lượng khác xử lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn do luật pháp quy định”; “Hoạt động cua khu vực phòng thủ trong tình huống khẩn cấp
về quốc phòng và chiến tranh đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp cùa cấp ủy đảng, sựchỉ đạo thống nhất của ủy ban nhân dân, do chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phươngchu trì tham mưu và chi huy thống nhất các lực lượng vũ trang cúa khu vực phòng thủ,phối họp với các lực lượng khác sằn sàng chiến đấu và chiến đấu Đảng ủy bộ tư lệnh quânkhu phôi họp lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dần xây dựng và hoạt động khu vực phòng thủ; khi
có chiến sự, lãnh đạo và chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ địaphương, (trường hợp đặc thù sẽ có quy định riêng)”
Cụ thể hóa các quan điểm và nguyên tắc trên trong xây dựng các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới, Ket luận
số 64-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 30 tháng 10 năm 2019 chỉ rõ: “Giữ vừng và tăngcường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quá quản lý, điềuhành cùa chính quyên, vai trò tham mưu của ban, ngành, đoàn thê các cấp, nòng cốt là cơquan quân sự, công an, biên phòng trong xây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ Thống nhất nguyên tắc, đồng chí bí thư cấp ủy là người lãnh đạo, chỉ huy cao nhất trongxây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ tại địa phương”
Cơ chế trên đã chỉ rõ các thành phần, chức năng và mối quan hệ giữa các thànhviên của cơ chế trong xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ nói riêng vàtrong công tác quốc phòng, an ninh ở địa phương nói chung
b) Cư chế quản lý của Nhà nước đối với quốc phòng, an ninh
Nhà nước quản lý, điều hành tập trung, thong nhất đoi với quốc phòng, an ninh.
Chính phủ là cơ quan hành pháp của Nhà nước, thực hiện quản lý tập trung,thống nhất lĩnh vực quốc phòng, an ninh Các bộ, ngành tiến hành quản lý nhà nước
về quốc phòng, an ninh trong bộ, ngành mình, đồng thời giúp Chính phủ thực hiệnquản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
bộ, ngành trên phạm vi toàn quốc
Bộ Quốc phòng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nướcđối với lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tố chức thực hiện việc xây dựng, quản
lý, chỉ huy Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ nhằm cung cố và tăng cường nền quốcphòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Bộ Công an là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên phạm vi cả nước; tồ chức thực hiệnviệc xây dựng, quản lý, chỉ huy lực lượng Công an nhân dân, xây dựng thế trận anninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (có Vụ Quốc phòng, an ninh), có trách nhiệm phối họp với
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các cấp, các ngành lập kế hoạch quốc phòng, anninh, kế hoạch kết họp kinh tế với quốc phòng, an ninh và kế hoạch động viên nền kinh tếquốc dân cho từng bộ, ngành và các địa phương Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch Bộ Kế Hoạch
và Đầu tư tông hợp, xem xét và trình Chính phủ phê duyệt
Bộ Giáo dục và Đào tạo (có Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh), có tráchnhiệm phối họp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý nhà nước về giáo dục quốcphòng và an ninh thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh ở các cơ sở giáo dụcthuộc hệ thống giáo dục quốc dân