TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP
Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Khởi nghiệp kinh doanh được coi là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia (Baughn và Neupert 2003; Martínez- Fierro et al 2016) Điều này giải thích tại sao cần làm rõ các yếu tố thúc đẩy và định hình hoạt động kinh doanh rất quan trọng đối với các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là về kinh tế, kinh doanh, xã hội học và tâm lý học (Simón-Moya et al 2014) Hiện tại, quan điểm về thể chế, chính sách đã nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi vì nó giúp giải thích lý do tại sao một số quốc gia phát triển kinh tế mạnh mẽ trong khi một số quốc gia khác thì không (Amorós và Bosma 2014) Tuy nhiên, tỷ lệ khởi nghiệp là khác nhau và không chỉ phụ thuộc số lượng các cá nhân có xu hướng khởi nghiệp có sẵn mà còn từ môi trường, bối cảnh thể chế, chính sách thích hợp cũng như việc có được môi trường kinh tế, xã hội và chính trị thuận lợi (Mueller và Thomas 2000; Van et al 2005).
Baumol (1996) nhấn mạnh, có hai kiểu tác động đến nỗ lực khởi nghiệp kinh doanh: đầu tiên liên quan đến mức độ thực thi luật pháp ở trong nước trong khi kiểu thứ hai là liên quan đến mức độ mà pháp luật hỗ trợ cho những nỗ lực kinh doanh. Martínez-Fierro và cộng sự (2016) đã khảo sát và kết luận, một nền kinh tế phát triển, cơ hội khởi nghiệp được thúc đẩy bằng các yêu cầu cơ bản, như phát triển thể chế, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục.
Mặc dù các học giả có xu hướng đồng đồng thuận yếu tố thể chế có thể ảnh hưởng đến cơ hội khởi nghiệp kinh doanh, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt khi đánh giá các yếu tố tác động tới nhận thức về cơ hội khởi nghiệp Chẳng hạn, có một số nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa và xã hội (Thai và Turkina 2014; George và Zahra 2002), ở khía cạnh khác một số nghiên cứu coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo trong kinh doanh tuy nhiên một số nghiên cứu lại tập trung làm rõ vai trò của các chương trình và chính sách của chính phủ đối với cơ hội khởi nghiệp (Bruton et al 2010; Thai và Turkina 2014).
Dựa vào mô hình của GEM (2016) ; Pinho, J C (2016) các tác giả Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) trong bối cảnh tại Iran đã nghiên cứu các chính sách tác động đến cơ hội khởi nghiệp bao gồm văn hóa và xã hội, các chương trình và chính sách của chính phủ, giáo dục phổ thông (tiểu học và trung học) và giáo dục sau đại học, các chính sách hỗ trợ tài chính, phi tài chính.
Thể chế là khả năng thiết lập các quy tắc, kiểm tra hoặc xem xét sự tuân thủ của người khác đối với chúng và khi cần thiết có các biện pháp trừng phạt nhằm thực hiện điều chỉnh đối với hành vi trong tương lai (Scott 1995).
Phù hợp với các tác giả trước đây, người ta cho rằng quy định của chính phủ về hoạt động kinh tế thúc đẩy hoạt động kinh doanh (McMullen và cộng sự 2008); (Valdez và Richardson, 2013) Theo khảo sát của GEM (2016), các chương trình của chính phủ và các chính sách của chính phủ được đưa vào như các biến quan sát để đo lường tác động của chúng trong mô hình suy rộng về cơ hội khởi nghiệp, cụ thể các chính phủ sẽ đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả bằng cách loại bỏ các điều kiện tạo ra rào cản gia nhập thị trường và quy định không cần thiết (Bruton et al 2010). Sambharya và Musteen (2014) cho rằng các quốc gia đặt ra các yêu cầu về giấy phép kinh doanh, vốn tối thiểu, an toàn tiêu dùng, luật lao động và các thủ tục khác để bắt đầu khởi nghiệp là rất khác nhau Đó có thể là nguyên nhân tạo ra môi trường kinh doanh không thân thiện chẳng hạn như tạo ra các rào cản tiếp cận vốn làm giảm sự hưng phấn của doanh nhân (Bruton et al 2010) Về vấn đề này, Khoury và Prasad
(2015) tuyên bố rằng thể chế chính thức có thể tác động tiêu cực đến cơ hội khởi nghiệp thông qua sự tham nhũng của chính phủ, hệ thống tư pháp không công bằng theo lợi ích nhóm, tiếp cận hạn chế giáo dục hoặc lợi ích công cộng, hạn chế tự do dân sự, hạn chế thương mại quốc tế, sự kiểm soát về truyền thông của nhà nước, hoặc những nguy cơ liên tục vì bất ổn chính trị.
Hall & Sobel (2006) cho rằng hệ thống chính sách công như (thuế, các quy định về kinh doanh, hệ thống tư pháp, tự do kinh tế) tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, trong khi khung nghiên cứu của UNCTAD (2005) cho rằng cần cái thiện các chính sách xuất nhập khẩu, hạn chế các rào cản thương mại quốc tế nhằm gia tăng cơ hội khởi nghiệp Ở một cách nhìn khác, Lee et al (2013) lại chia nhóm các chính sách tác động đến khởi nghiệp thành 2 nhóm, nhóm thứ nhất là các chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp mới thành lập bao gồm các chính sách loại bỏ các rào cản gia nhập thị trường, chống độc quyền còn nhóm thứ hai là các chính sách nhằm hạn chế các tổn thất khi phá sản Trước đó khi nêu quan điểm về vấn đề này, Golden et al (2003) ủng hộ việc khuyến khích phát triển tinh thần kinh doanh bằng cách giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc phá sản.
1.1.2 Chuẩn mực văn hóa và xã hội
Valdez và Richardson (2013) coi nhận thức của các doanh nhân về các chuẩn mực xã hội liên quan đến khả năng tận dụng cơ hội khởi nghiệp của họ Các chuẩn mực văn hóa và xã hội định hình hành vi của con người và có thể được xem như sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa những người sống trong cùng một môi trường xã hội (Hofstede 1991).
Mặc dù Hofstede (1991) không đề cập trực tiếp đến mối quan hệ giữa văn hóa và hoạt động khởi sự kinh doanh, tuy nhiên mối liên hệ này được nghiên cứu bởi một số tác giả (Mitchell và cộng sự 2000; Kreiser et al 2010) Một số tác giả đã nghiên cứu sự khác biệt văn hóa, đặc biệt là vai trò của văn hóa đề cao chủ nghĩa cá nhân, tính tự chủ, đặc điểm hình thành nhận thức kinh doanh và ảnh hưởng đến khả năng bắt đầu một doanh nghiệp mới (Mitchell et al 2000) Có rất nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận rằng một số loại văn hóa nhất định có định hướng hỗ trợ xã hội nhiều hơn, có tác động lớn hơn đến hiệu quả (Stephan và Uhlaner 2010) Những nền văn hóa này không chỉ đánh giá thành công cá nhân đạt được thông qua những nỗ lực cá nhân mà còn nhấn mạnh đến sự tự chủ, và chủ động của cá nhân Trong những nền văn hóa như vậy, các cá nhân thường bị thu hút bởi việc tự làm chủ vì họ hy vọng rằng điều này sẽ mang lại lợi ích lớn hơn, nâng cao địa vị xã hội của chính họ (Mitchell et al 2000; Stephan và Uhlaner 2010).
1.1.3 Giáo dục và đào tạo
Busenitz et al (2000) cho rằng kiến thức và kỹ năng mà người dân ở một quốc gia có liên quan đến việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp mới, điều này phù hợp với kết quả khảo sát của GEM (2016), khảo sát này đã đưa giáo dục và đào tạo về hoạt động khởi nghiệp được đưa vào như một biến để giải thích nhận thức cơ hội khởi nghiệp của doanh nhân Khi phân tích tác động của giáo dục và đào tạo đối với hoạt động khởi nghiệp của một quốc gia, cần phân biệt giữa giáo dục chung và giáo dục khởi nghiệp (Verheul et al 2001) Dựa trên quan điểm này O’Connor (2013) đã phân biệt hai loại hình giáo dục:
(1) giáo dục phổ thông và (2) giáo dục và đào tạo về khởi nghiệp, ông lập luận rằng các nước phát triển (hoặc có định hướng đổi mới) có tỷ lệ thành công kinh doanh cao hơn khi họ chứng minh trình độ giáo dục phổ thông cao hơn (Leffler và Svedberg 2005;O'Connor 2013 ) Trong khi đó, Triniti et al (2006) đã tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa các cấp học cao hơn và hoạt động kinh doanh khởi nghiệp giữa các quốc gia.Giáo dục phổ thông không chỉ góp phần mở rộng tầm nhìn kiến thức giúp cá nhân nhận thức rõ hơn về các cơ hội tiềm năng trên thị trường mà còn cung cấp những kiến thức cần thiết và sự linh hoạt để tận dụng những cơ hội này Paỗo et al (2015) tổng hợp vai trũ của giỏo dục và nhận định giáo dục là điều kiện cần để (1) cung cấp cho các nhà khởi nghiệp tương lai ý thức độc lập, tự chủ và tự tin; (2) làm cho mọi người nhận thức được các lựa chọn nghề nghiệp thay thế; (3) mở rộng tầm nhìn của mọi người làm cho họ có nhiều khả năng nhận thức các cơ hội thị trường tiềm năng; và để (4) cung cấp kiến thức có thể được sử dụng bởi các cá nhân để phát triển các cơ hội kinh doanh mới.
Tuy nhiên, các tác giả khác cho rằng vai trò của giáo dục và đào tạo trong khởi nghiệp là hiệu quả hơn để thúc đẩy và kích thích các kỹ năng và kiến thức kinh doanh (Verheul et al 2001, p 34), do đó thực hiện ảnh hưởng lớn đến thái độ doanh nhân. GEM (2016) phân chia giáo dục thành giáo dục tiểu học, trung học và đại học trong nghiờn cứu cỏc tỏc động đến cơ hội khởi nghiệp Paỗo et al (2011) lại cho rằng thỏi độ cá nhân là rất quan trọng để giải thích ý định khởi nghiệp các tác giả nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo nên tập trung nhiều hơn vào việc thay đổi /kích thích thái độ cá nhân thuận lợi đối với tinh thần kinh doanh hơn là cung cấp kiến thức kỹ thuật về kinh doanh Cụ thể, trong nghiên cứu hiện nay giáo dục khởi nghiệp được định nghĩa là đào tạo các cá nhân để tạo mới hoặc quản lý các doanh nghiệp được đưa vào trong các hệ thống giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp (Amorós và Bosma 2014).
1.1.4 Hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp
Xây dựng môi trường khởi nghiệp tích cực là một yếu tố quan trọng để tăng và duy trì khả năng cạnh tranh quốc gia Chính sách tài chính và đầu tư đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh doanh Nhiều chính phủ công nhận lợi ích của đầu tư mạo hiểm và họ đã nỗ lực tài trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Các chính sách tài chính và đầu tư là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu ở các nước đang phát triển để hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các tập đoàn xuyên quốc gia đang đầu tư vào các quốc gia này Chính sách hỗ trợ các công ty ở giai đoạn phát triển ban đầu bằng cách sử dụng vốn đầu tư mạo hiểm mang lại tiềm năng thay đổi kinh tế (David, Hall, & Toole, 2000; Hall & van Reenen, 2000; Hyytinen & Toivanen, 2005; Mani, 2004). Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các hỗ trợ tài chính và đầu tư phát triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (OECD, 2016) Các biện pháp chính sách công để hỗ trợ phát triển doanh nhân bao gồm các chương trình tài chính khác nhau như cho vay, tài trợ, nghiên cứu và phát triển, ưu đãi thuế, tài chính, đầu tư mạo hiểm(Mani, 2004) Chính sách công nên tập trung vào việc loại bỏ những trở ngại cho sự sáng tạo và khởi tạo doanh nghiệp mới Cụ thể, các chính sách của chính phủ cần tạo cơ hội để hỗ trợ sự phát triển về công nghệ cho các doanh nghiệp Ngoài ra, chính phủ có thể đóng vai trò hàng đầu trong việc cung cấp các chương trình tài chính để thúc đẩy năng lực đổi mới quốc gia (Carlsson, 2006; Wonglimpiyarat, 2007).
Thị trường chứng khoán rất cần thiết cho các nhà đầu tư mạo hiểm để nâng cao tính thanh khoản của nó có thể có tác động tích cực đáng kể đến các khoản đầu tư của các nhà đầu tư mạo hiểm ở giai đoạn đầu (Gompers & Lerner, 1998; Groh, von Liechtenstein, & Lieser, 2010) Hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư đều không thích rủi ro Họ thấy rằng rủi ro lớn là rủi ro không lấy lại được tiền từ một khoản đầu tư và do đó thích đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận IPO gây quỹ cho công ty phát hành cũng như cung cấp nhanh chóng một lối ra cho nhà đầu tư Do đó, thị trường chứng khoán riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là lối thoát rất quan trọng cho các nhà đầu tư mạo hiểm (Barnes, Cahill, &Mccarthy, 2003; Black & Gilson, 1998; Gompers, 1998; Gompers & Lerner, 1998, 1999, 2001; Hellmann, 2000; Jeng & Wells, 2000; Lerner, 1999, 2002).
Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp,các nghiên cứu này tập trung vào những hướng chính sau đây:
Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp:
Nguyễn Anh Tuấn (2019) cho rằng khát vọng thành công, kinh nghiệm, tính sáng tạo là những yếu tố quyết định ảnh hưởng tới dự định khởi nghiệp, trong khi đó, nghiên cứu của các tác giả Phan Anh Tú, Giang Thị Cẩm Tiên (2015) cho thấy các khóa học khởi nghiệp ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, cụ thể là chương trình giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý đinh khởi nghiệp Thống nhất với quan điểm trên, Đoàn Thị Thu Trang (2012) cho rằng chương trình giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng đến lượng khởi nghiệp vì nó làm giàu kiến thức về khởi nghiệp và làm phát triển các kỹ năng khởi nghiệp Các cơ sỏ giáo dục cần phải tập trung, kết nối với xã hội, tạo các sân chơi khởi nghiệp, gặp gỡ các doanh nghiệp thành công, truyền cảm hứng khởi nghiệp.
Với chủ đề huấn luyện khởi nghiệp thực tế, Nguyễn Thị Thủy (2015) kết luận các cá nhân khởi nghiệp có trải nghiệm về doanh nghiệp có xu hướng khởi nghiệp cao hơn những cá nhân chưa có trải nghiệm về doanh nghiệp Các tác giả Dư Thị Hà và cộng sự
(2018) lại có quan điểm khác về vấn đề này với kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhóm tác giả này đã chứng minh người chưa có va chạm thực tế về doanh nghiệp có xu hướng kiên định về khởi nghiệp cao hơn người đã có va chạm thực tế về doanh nghiệp Đứng trên khía cạnh khác ,Võ Nguyên Phú (2018) có quan điểm rằng trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy khởi nghiệp.
Một số tác giả cho rằng bầu không khí cởi mở, sáng tạo trong giảng dạy ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp (Nguyễn Quốc Nam, 2017) Trong khi các tác giả Đỗ Thị Ý Nhi và cộng sự (2009) tập trung xem xét đánh giá các bộ phận hỗ trợ thiết thực cho ý tưởng khởi nghiệp Điểm chung của hai nghiên cứu này là các tác giả đồng ý rằng yếu tố
“môi trường giáo dục” là xem xét môi trường giáo dục nói chung có khuyến khích ý tưởng, sáng kiến khởi nghiệp hay không.
Tóm lại, có rất nhiều nghiên cứu tại Việt Nam theo hướng tiếp cận về đánh giá các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp, các nghiên cứu này có xuất phát chung thường dựa trên mô hình gốc của Thuyết hành vi có hoạch định của Ajzen (1985), hoặc lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của chính tác giả này phát triển năm 1991. Xuất phát từ những nghiên cứu gốc rễ này, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam đã kế thừa và phát triển nhằm hoàn thiện khung nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên, kết quả của những nghiên cứu này nhận được sự đồng tình của đa số các học giả, khung nghiên cứu về ý định khởi nghiệp xuất phát từ mô hình lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu Như vậy hướng nghiên cứu này tại Việt Nam đã được phân tích rất sâu rộng, vì lẽ đó NCS không chọn hướng nghiên cứu này cho đề tài luận án của mình.
Hướng nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý khởi nghiệp tại Việt Nam
Nghiên cứu của Hoàng Xuân Hòa, Phạm Thị Hồng Yến (2016) đã chỉ ra các chính sách hiện hành hỗ trợ khởi nghiệp, đó là các chính sách tài chính, tín dụng, hỗ trợ xây dựng vườn ươm khởi nghiệp, Tuy nhiên, theo như nhận định của các tác giả, các mặt hạn chế đang nổi cộm khi thực thi chính sách là hoạt động đào tạo bồi dưỡng nhân lực còn chưa được quan tâm đúng mức, cơ sơ vật chất nhiều nơi còn hạn chế, hoạt động tuyên truyền phổ biến các chính sách về hỗ trợ khởi nghiệp còn chưa rộng, sâu từ đó chưa đem lại hiệu quả Khung pháp lý về xấy dựng, thành lập các quỹ vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam còn hạn chế,… từ những nhận định trên, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp tổng hợp để khắc phục trong đó nhận mạnh đến việc hoàn chỉnh khung pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp, coi đây là giải pháp căn bản nhất để phát triển khởi nghiệp Nghiên cứu của Bùi Tiến Dũng (2019) tập trung xem xét thực thi chính sách hỗ trợ khởi nghiệp thông qua vai trò cầu nối của trường đại học, tác giả đề xuất các biện pháp giữa trên quy trình các bước: biết về khởi nghiệp; hiểu về khởi nghiệp, làm về khởi nghiệp, từ các bước nay tác giả đề xuất những nội dung cụ thể cần triển khai để tăng cường khởi nghiệp bao gồm: Thứ nhất là đẩy mạnh việc tuyên truyền về những thông tin chính sách hỗ trợ khởi nghiệp chung và hỗ trợ khởi nghiệp, ngoài ra cần giới thiệu, tuyên truyền về cơ cấu, nội dung của các dự án thành công, nhằm nâng cao sự hiểu biết của các cá nhân khởi nghiệp về định hướng khởi nghiệp của đất nước Thứ hai là tích cực nang cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học, tham khảo các chương trình đào tạo về khởi nghiệp tiên tiến trên thế giới, ban hành các chính sách hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, tăng thời lượng các chương trình ngoại khóa, tiếp xúc doanh nghiệp, lấy ý kiến các chuyên gia nghiên cứu chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp, tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp nhằm giúp các cá nhân khởi nghiệp hiểu rõ về khởi nghiệp, có cảm hứng, niềm tin vào khởi nghiệp Thứ ba là tạo môi trường thuận lợi để khởi nghiệp như xây dựng không gian chung cho khởi nghiệp, tích cực tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng, hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tư vấn pháp luật khởi nghiệp miễn phí, hỗ trợ về kỹ thuật, quản lý, lao động, …cho khởi nghiệp.
Trịnh Đức Chiều (2016) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam bao gồm các chính sách, quy định; chuẩn mực văn hóa; giáo dục, cơ sở hạ tầng, tài chính, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng ở việc trình bày chứ không đi sâu phân tích các tác động của các yếu tố này đến khởi nghiệp Thay vào đó, nghiên cứu tập trung làm rõ các chính sách hiện hành và kết quả bước đầu đạt được khi thực hiện các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp Ngoài ra tác giả còn chỉ rõ những hạn chế, rào cản khi thực thi chính sách bao gồm tâm lý sợ thất bại trong kinh doanh, năng lực chuyên môn và khả năng sáng tạo hạn chế, huy động vốn gặp nhiều khó khăn Từ việc chỉ ra những hạn chế, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp trong đó trọng tâm là cải thiện thể chế, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn nhà đầu tư, khuyến khích cá nhân khởi nghiệp, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là giáo dục khởi nghiệp.
Nghiên cứu của Trần Thị Vân Anh (2016) đã tổng quan những chính sách hiện hành hỗ trợ khởi nghiệp tại Hàn Quốc, coi đây là một trong những bài học kinh nghiệm thành công mà Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng Từ kết quả của nghiên cứu này, tác giả đã gợi ý những chính sách hỗ trợ của Việt Nam nên tập trung vào (1) Cần đánh giá đúng thực trạng môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam, múc đích là để hiểu rõ những đặc điểm khởi nghiệp, từ đó xây dựng những chính sách hỗ trợ phù hợp, áp dụng, học hỏi từ các quốc gia khởi nghiệp thành công trên thế giới (2) Hỗ trợ khởi nghiệp không chỉ tập trung vào doanh nghiệp khởi nghiệp mà còn phải hỗ trợ các nhà đầu tư, nhất là hỗ trợ thoái vốn giúp họ an toàn và yên tâm đầu tư phát triển khởi nghiệp (3) Nên hỗ trợ tương ứng với các giai đoạn phát triển của dự án khởi nghiệp, xây dựng vườn ươm khởi nghiệp
(4) Xây dựng sàn chứng khoán riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp với những đặc điểm ưu đãi nổi trội cho doanh nghiệp và nhà đầu tư thiên thần, có thể học hỏi mô hình sàn chứng khoán KONEX của Hàn Quốc.
Các tác giả Vũ Văn Ninh, Phạm Thị Thanh Hòa (2018) Phạm Tiến Đạt (2018) tập trung nghiên cứu vai trò của chính sách tài chính, tín dụng trong hỗ trợ khởi nghiệp, các nghiên cứu này có chung quan điểm khi đánh giá vai trò then chốt của huy động vốn cũng như những khó khăn khi tiếp cận vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp, từ đó thống nhất cần đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống, lâu dài như: Phát triển đa dạng các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, phát triển sàn chứng khoán riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp; Phát hành trái phiếu doanh nghiệp, rà soát lại các văn bản quy định về phát hành trái phiếu, xây dựng công thông tin trái phiếu doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi Xây dựng văn bản hướng dẫn xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm, các chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các nhà đầu tư thiên thần.
Lâm Thị Kim Liên, Huỳnh Lưu Đức Toàn (2018) tập trung phân tích thành công của giáo dục khởi nghiệp tại một số quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Israel,…từ đó tập trung xây dựng chính sách giáo dục từ cấp vi mô (trường đại học) đến cấp vĩ mô (cấp quốc gia), cụ thể cần xây dựng chương trinh giáo dục khởi nghiệp, bổ sung các hoạt động ngoại khóa, kết nối doanh nghiệp, tổ chức các chương trình, cuộc thi khởi nghiệp trong trường đại học, xây dựng các quỹ khởi nghiệp từ các nguồn thu hợp pháp,
… Cũng tập trung làm rõ vấn đề này, tác giả Trần Thị Thu Hà (2019) cho rằng cần xây dựng chiến lược giáo dục và đào tạo khởi nghiệp cấp quốc gia, chiến lược này muốn thực hiện được cần các giải pháp như (1) Cần bổ sung, đào tạo những giảng viên có kiến thức, trình độ về giáo dục khởi nghiệp, cải cách toàn diện giáo dục, bỏ lề lỗi tư duy áp đặt trong giáo dục, tích cực hợp tác với các chuyên gia hàng đầu về khởi nghiệp, xây dụng các chương trình trao đổi, phổ biến kiên thức khởi nghiệp cho sinh viên (2) Cần xem xét giáo dục khởi nghiệp như một bộ phận cấu thành chiến lược khởi nghiệp quốc gia, đưa giáo dục khởi nghiệp vào từ các bậc tiểu học, trung học chứ không chỉ ở các bậc học cao hơn Ngoài ra Chính phủ cần đóng vai trò trung tâm điều phối, gây nguồn quỹ tài trợ cho giáo dục khởi nghiệp, xây dựng cơ chế hợp tác công tư, đẩy mạnh vai trò của các doanh nghiệp, các hiệp hội tham gia vào giáo dục khởi nghiệp (3) Chính sách giáo dục khởi nghiệp phải được xây dựng từ cấp vi mô đến cấp vĩ mô, từ trường học đến các bộ, ban ngành, chính phủ, tập trung hỗ trợ, phát triển các nhóm yếu thế (thanh niên nông thôn, dân tộc thiểu số, phụ nữ), Tập trung xây dựng giáo dục khởi nghiệp trở thành chính sách then chốt của từng địa phương (4) Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng kiến thức chuyên môn trong các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo, có chính sách đinh hướng các trường đại học tích cực xây dựng, kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tích cực hội nhập giáo dục, thay đổi tư duy về giáo dục hiện đại.
Như vậy, có thể kết luận các nghiên cứu trong nước theo hướng này đã tập trung làm rõ các chính sách hiện hành hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam Các nghiên cứu này đã phân tích rõ thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam, phân tích sâu các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và tổng hợp đề xuất những giải pháp mang tính chất căn bản, chiến lược nhằm giúp đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp sinh viên nói riêng, tuy vậy còn ít nghiên cứu định lượng phân tích tác động của từng chính sách đến cơ hội khởi nghiệp của sinh viên, lấy đó làm căn cứ xác định, xây dựng khung chính sách khởi nghiệp áp dụng tại Việt Nam Điều này là đặc biệt quan trong, vì kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để xây dụng các chính sách phù hợp với văn hóa, năng lực con người Việt Nam.
Khoảng trống nghiên cứu
Qua phân tích tổng quan, NCS xây dựng bảng tổng hợp các chính sách chính của những nghiên cứu nền móng xác định có tác động đến cơ hội khởi nghiệp như sau:
Bảng 1.1 Tổng hợp những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp chủ yếu từ nghiên cứu tổng quan
STT Nguồn Các chính sách chủ yếu
1 GEM Thể chế; Cơ sở hạ tầng; Ổn định kinh tế vĩ mô; y tế và giáo dục tiểu học; Giáo dục đại học; Hỗ trợ tài chính; R&D; Hỗ trợ thuế; Phát triển thị trường lao động hiệu quả.
2 Khung OECD Thể chế; Thị trường; Hỗ trợ tài chính; Đầu tư mạo hiểm;
Giáo dục và đào tạo cho các công ty khởi nghiệp; Chương trình văn hóa sự kiện khởi nghiệp.
3 Hall &Sobel Cải thiên chính sách công; Các yếu tố đầu vào như: nguồn nhân lực, vốn đầu tư mạo hiểm, công nghệ, cơ sở hạ tầng, bằng sáng chế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Stevenson Động lực; Cơ hội; Kỹ năng
5 Khung phát triển doanh nhân khi so sánh sự khác biệt giữa chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của các quốc gia
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; Giáo dục khởi nghiệp; Cải thiện môi trường kinh doanh; Hỗ trợ tài chính; Cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ các nhóm yếu thế
Yếu tố bối cảnh; Yếu tố thể chế; Yếu tố cá nhân
Chính sách chung (Ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường lao động, cơ sỏ hạ tầng); Chính sách cho khởi nghiệp (gia tăng tài trợ, rút lui an toàn, hỗ trợ người thiểu số)
8 Peng &Lee Phân chia chính sách hỗ trợ khởi nghiệp theo mục đích (1)
Tối đa hóa lợi nhuận (2) Giảm thiểu thiệt hại khi phá sản, giải thể
9 Pinho Thể chế, giáo dục, văn hóa, tài chính, cơ sở hạ tầng và cơ hội khởi nghiệp.
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ nghiên cứu tổng quan
Các nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam cũng đã tập trung phân tích, thống kê các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, kết quả cho thấy các chính sách có tác động đến việc phát triển khởi nghiệp cũng đồng nhất, phù hợp, trùng lặp với các chính sách đã trình bày trong những nghiên cứu ở bảng 1.1 Ngoài ra những nghiên cứu này còn đề xuất những giải pháp đa dạng, thiết thực, trong đó có những giải pháp trước mắt và lâu dài Các nghiên cứu cũng đã chỉ rõ các trường hợp thành công trên thế giới khi xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, từ đó rút ra kinh nghiệm học tập cho Việt Nam Điều này rất hữu ích cho cho phát triển khởi nghiệp tại Việt Nam.
Tóm lại, đa phần các nghiên cứu về khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay tập trung
(1) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, sự sẵn sàng khởi sự doanh nghiệp, (2) phát triển theo hướng nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đã trình bày được những chính sách cơ bản, chính yếu phù hợp với những nghiên cứu kinh điển trên thế giới về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp Tuy nhiên NCS cho rằng các nghiên cứu tại Việt Nam chưa tập chung làm rõ mô hình các chính sách tác động đến cơ hội khởi nghiệp, cũng như làm rõ những khái luận về “cơ hội khởi nghiệp” chính vì vậy NCS chọn cho mình cách tiếp cận là tổng hợp, phân tích, đánh gia tác động của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, NCS đã quyết định chọn đề tài “Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp” làm đề tài luận án tiến sĩ.
Nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và cơ hội khởi nghiệp được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm:
Các nghiên cứu trong nước đã thống kê, phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp mang tính chất đồng bộ nhằm phát triển khởi nghiệp mạnh mẽ hơn Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa tập trung làm rõ về tác động của chinh sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp cũng như xây dựng khung lý thuyết khoa học về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp.
Trên thế giới, nghiên cứu về những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của GEM(2016), OECD(2016) , Hall et all(2005) , Pinho(2016), Kuziwa (2005), UNCTAD (2005),… được nghiên cứu tập trung vào những hướng chính sau đây:
- Các quy định, luật định chung áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp (Thể chế I)
- Các quy định, luật định riêng cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp (Thể chế II)
- Nền tảng văn hóa khởi nghiệp
- Giáo dục tiểu học và trung học (Giáo dục I)
- Giáo dục chuyên nghiệp như cao đẳng đại học (Giáo dục II)
- Cơ sở hạ tầng: hỗ trợ kỹ thuật, quản lý, cơ sở hạ tầng cơ bản cho khởi nghiệp
- Cơ hội khởi nghiệp Đây là cơ sở để NCS đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận án, nhằm xây dựng khung lý thuyết khoa học cho khởi nghiệp, nâng cao cơ hội khởi nghiệp.
NCS cũng căn cứ vào phân tích tổng quan đề tìm ra khoảng trống nghiên cứu và tìm ra tên luận án tiến sĩ của mình.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP
Khái niệm khởi nghiệp và cơ hội khởi nghiệp
Theo định nghĩa tiếng Việt, khởi nghiệp là bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới hay bắt đầu sự nghiệp kinh doanh Trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, khởi nghiệp gắn với thuật ngữ “ Tinh thần doanh nhân – Entrepreneurship”, là việc một cá nhân, tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới (Lowell W.B., 2003), hoặc là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo luôn đổi mới, chấp nhận rủi ro, tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại (Bird,
1988) là đổi mới, là một phong cách nhận thức và suy nghĩ (Mac Millan, I.C 2003), là dự định phát triển nhanh (Lowell W.B 2003)
Khởi nghiệp theo hướng nghiên cứu của các học giả trong lĩnh vực kinh tế lao động cho rằng khởi nghiệp là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình Theo Kolvereid, L, (1996) khởi nghiệp nên gắn với thuật ngữ “Tự tạo việc làm – Self employment” Như vậy, khởi nghiệp là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro, tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình, và thuê người khác làm công cho họ ( Greve, A and Salaff, 2003). Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác làm chủ, do vậy khởi nghiệp kinh doanh nghĩa là tự làm chủ và thuê người khác làm việc cho mình.
Như vậy giữa khái niệm khởi nghiệp theo nghĩa tự tạo việc làm và theo nghĩa tinh thần doanh nhân có sự khác biệt Theo nghĩa tự tạo việc làm, doanh nhân tự làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả, trong khi theo nghĩa tinh thần doanh nhân, các doanh nhân có thể thành lập doanh nghiệp mới, thuê người quản lý doanh nghiệp cho mình, còn bản thân có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác.
Xuất phát từ những khái niệm trên NCS cho rằng : “Khởi nghiệp là tận dụng cơ hội thị trường để bắt đầu một công việc kinh doanh mới, nhằm làm chủ- tự mình điều hành công việc kinh doanh hoặc thuê người quản lý, với mục đích mang lại giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội”
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:
Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là khởi nghiệp dựa trên nền của sáng tạo (dựa trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới ) Tức là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải có sự khác biệt không chỉ với các doanh nghiệp ở trong nước, với tất cả các công ty trước đây và cả với các doanh nghiệp khác trên thế giới, cụ thể:
Theo Blank và Dorf (2012), DNKNST “là tổ chức lâm thời tìm kiếm mô hình kinh doanh có khả năng tăng tốc phát triển, nhân rộng và mang lại lợi nhuận” Bên cạnh khả năng tăng tốc (có tiềm năng tăng trưởng), các DNKNST cũng thường mang đặc điểm đổi mới sáng tạo (Sarkar, 2016) vì các DN này thường có xu hướng phát triển hoặc hướng tới tạo ra những sản phẩm và dịchvụ mới cho thị trường Theo Schumpeter (1934) - một trong những học giả có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, doanh nhân là tác nhân của đổi mới sáng tạo và chuyển đổi kinh tế Tuy nhiên, các DNKNST chưa có nhiều thành tựu và thành công nên NĐT khó có thể hiểu rõ và định giá DN (Holstein, 2015) Vì vậy, DNKNST được xem là loại hình DN rủi ro và khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng Đây là một trong nhiều lý do khiến DNKNST phải tìm kiếm các nguồn vốn khác, thường dựa trên việc trao đổi cổ phần trong các giai đoạn phát triển đầu tiên, bao gồm vốn từ NĐT thiên thần và vốn đầu tư mạo hiểm (Thiel và Masters, 2014)
Theo định nghĩa của các học giả phương Tây, DNKNST có thể hiểu là một tập hợp các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền, thời gian…) để đi tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới và nhanh chóng xây dựng thành một tổ chức /doanh nghiệp đạt quy mô, đồng thời có khả năng lặp lại hay nhân rộng tại các thị trường khác nhau; và thường tận dụng công nghệ làm lợi thế cạnh tranh.
Tại Việt Nam, theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017, KNST (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Phân loại các loại hình khởi nghiệp
- Về động cơ khởi nghiệp:
Các lý thuyết nghiên cứu về động cơ của tinh thần doanh nhân giải thích hai loại động cơ chính của tinh thần doanh nhân theo lý thuyết “đẩy” và “kéo” (Schjoedt,
L and Shaver, 2007) Lý thuyết đẩy cho rằng các cá nhân bị áp lực trở thành doanh nhân bởi những yếu tố tiêu cực bên ngoài Nhân tố đẩy là các đặc tính cá nhân, hoặc các nhân tố bên ngoài và thường có ý nghĩa tiêu cực (lương thấp, địa điểm làm xa nhà, công việc nhàm chán,…) Ngược lại, lý thuyết “kéo” cho rằng, động cơ để các cá nhân khởi nghiệp kinh doanh là họ bị hấp dẫn bởi sự thành đạt, giàu có, độc lập tài chính và các kết quả mong muốn khác (Segal và cộng sự, 2005)
Một số nghiên cứu cho rằng các doanh nhân khởi nghiệp với động cơ “đẩy” ít thành công về mặt tài chính hơn các doanh nhân khởi nghiệp với động cơ “kéo” (Amit,
R anh Muller, E., 1995) tuy nhiên, sự phát triển của internet và sự bùng nổ mạng xã hội đã làm thay đổi phần nào lý thuyết đẩy và lý thuyết kéo trong những năm gần đây do rào cản kinh doanh đã giảm bớt (Schjoedt,L and Shaver, 2007).
- Về đặc điểm kinh doanh:
+ Các doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập độc lập: Các doanh nghiệp này được thành lập bởi một cá nhân, hay một nhóm các cá nhân độc lập, không bị chi phối bởi các doanh nghiệp khác, họ hoàn toàn sở hữu doanh nghiệp của mình và tự xây dựng thương hiệu, chiến lược kinh doanh độc lập cho doanh nghiệp của họ.
+ Các doanh nghiệp được thành lập bởi các doanh nghiệp đã có sẵn trên thị trường:
Một công ty đang hoạt động hoàn toàn có thể nắm bắt thời cơ, xu hướng kinh doanh mới bằng cách thành lập một doanh nghiệp mới Doanh nghiệp mới này có nhiệm vụ khai thác, phát huy tối đa nguồn lực để tận dụng cơ hội mà doanh nghiệp hiện tại đang hoạt động không đáp ứng được Do vậy doanh nghiệp được thành lập mới theo cách này sẽ chịu sự chi phối, điều hành từ các doanh nghiệp đang hoạt động.
- Theo mục đích kinh doanh:
+ Khởi nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận
+ Khởi nghiệp kinh đoan không vì lợi nhuận (doanh nghiệp công ích, xã hội)
Vai trò của khởi nghiệp đối với sự phát triển của đất nước
Nhiều nghiên cứu lý thuyết và kết luận từ thực tiễn đã chứng minh rằng, khởi nghiệp kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Thành lập mới doanh nghiệp nghĩa là tạo thêm cơ hội công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo…và giải quyết những vấn đề mang tính xã hội Vai trò cụ thể của khởi nghiệp được thể hiện qua những mặt sau:
Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
2.2.1 Khái niệm, mục tiêu chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
Thuật ngữ “Chính sách” được sử dụng rất phổ biến, từ những chính sách vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đến tầm vi mô như chính sách của một công ty Ở tầm vĩ mô, mỗi khi có vấn đề gì nổi cộm trong xã hội thì công chúng lại trông chờ vào những phản ứng của chính quyền Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách chính thức được gọi dưới tên là “chính sách” Chính sách cũng có thể hàm chứa những tính toán, định hướng dài hạn của Chính phủ, mối quan tâm đến một nhóm đối tượng nào đó hay đơn thuần chỉ là sự áp đặt mang tính “gia trưởng” của Nhà nước Thuật ngữ chính sách được sử dụng với hàm ý chính sách công, trong đó Nhà nước là nhân vật then chốt, là chủ thể cho ra đời các sản phẩm là chính sách Chính sách là biện pháp can thiệp của Nhà nước vào một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, với những công cụ và giải pháp nhất định và trong một thời hạn xác định Theo khái niệm trên, “chính sách” bao hàm các nội dung:
- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;
- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế
- Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhằm đến mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó, chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng Khi một vấn đề kinh tế - xã hội cần được giải quyết, chính quyền sẽ đưa ra mục tiêu và cách thức giải quyết (để cho vấn đề tự phát triển cũng là một cách giải quyết) Sự lựa chọn cách giải quyết đưa đến những quyết định và toàn bộ quy trình này được đặt trong một môi trường tương tác của các tác nhân chính sách, tạo ra hàng loạt các ràng buộc trước khi chính sách xuất hiện và các tác động sau đó Chính sách không tự nhiên xuất hiện, nó chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, được thể hiện cụ thể qua sự can thiệp của Nhà nước đối với các thất bại thị trường, những giá trị chính trị thịnh hành, tâm lý công chúng vào thời điểm đó, cấu trúc của chính quyền, các quy phạm xã hội của quốc gia và địa phương và hàng loạt các biến cố khác Từ sự chi phối của những điều kiện này, dẫn đến cách thể hiện khác nhau trong các vai trò chính sách và quy trình chính sách Chính sách của Nhà nước đưa ra nhằm tác động vào các ngành, lĩnh vực, khu vực như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, tiêu dùng,… Từ cách tiếp cận chính sách như trên, mỗi lĩnh vực nhà nước có chính sách riêng, ta có khái niệm chính sách hỗ trợ khởi nghiệp như sau: Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp là công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư, bao gồm các chế độ, các biện pháp, các quy định cụ thể từ hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp, xây dựng và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp ,đảm bảo đơn giản hóa môi trường pháp lý, hỗ trợ vốn, tín dụng hỗ trợ quản lý, kỹ thuật, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng văn hóa khởi nghiệp cấp quốc gia,… nhằm đạt được mục tiêu chiến lược khởi nghiệp quốc gia.
Mục tiêu của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp:
Peng & Lee (2013) cho rằng, mục tiêu của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp được phân thành hai hướng chính: thứ nhất tối đa hóa lợi nhuận cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, điều này được hiểu là các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sẽ hướng tới việc giúp doanh nghiệp đạt được mức loại nhuận tối đa có thể nhằm duy trì và phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp này, thứ hai là giảm thiểu các thiệt hại khi chấm dứt kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp khởi nghiệp (phá sản, giải thể), điều này là hoàn toàn hợp lý vì thực tế bản thân những doanh nhân khởi nghiệp tự thân thành công thường không ít lần trải qua những thất bại trước đó, vấn đề là những bài học thất bại đó có để lại cái giá quá cao đối với họ hay không?! Như vậy các chính sách hỗ trợ cũng phải hướng đến việc giảm thiểu các mất mát cho các chủ doanh nghiệp khi chấm dứt kinh doanh Pinho (2016) khi nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở các quốc gia điển hình đã chia các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp thành 5 nhóm chính : Yếu tố thể chế, văn hóa, giáo dục, hỗ trợ tài chính, và hỗ trợ cơ sở vật chất Kế thừa từ nghiên cứu này, các tác giả Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) đã khẳng định cách phân chia trên là có cơ sở trong một nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại IRAN (Impact of entrepreneurship policies on opportunity to startup)
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt NamNCS xây dựng cây mục tiêu cho chính sách hỗ trợ khởi nghiệp như sau:
Hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi kinh doanh cho các các nhân có dự án khởi nghiệp, tạo diều kiện cho khởi nghiệp phát triển.
Hỗ trợ về cơ sở vật chất:
Xây dựng các vườm ươm khởi nghiệp, hỗ trợ thông tin quảng bá, mở rộng thị trường, hỗ trợ các không gian sáng tạo chung, mặt bằng sản xuất,…
Xây dựng chính sách giáo dục khởi nghiệp, tạo thuận lợi cho khởi nghiệp nhờ cung cấp các kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn cho các cá nhân.
Xây dựng nền tảng văn hóa khởi nghiệp, tạo thuân lợi cho các cá nhân có tiềm năng khởi nghiệp dễ dàng nắm bắt cơ hội để khởi nghiệp.
Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng các hỗ trợcho doanh nghiệp khởi nghiệp, giảm thiểu thiệt hại khi chấm dứt doanh nghiệp.
Hình 2.1 Cây mục tiêu chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
Nguồn: NCS tự xây dựng từ nghiên cứu lý thuyết 2.2.2 Căn cứ hình thành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
Căn cứ quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước:
Mục tiêu chung của chính sách:
Tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp khởi nghiệp Giảm thiểu các thiệt hại khi chấm dứt kinh doanh cho doanh nghiệp
Phát triển các doanh nghiệp kinh doanh
Những quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước là chỉ dấu quan trọng cho việc hình thành các chính sách, và hệ thống văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho việc hình thành các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp Nguồn gốc của các chính sách này đến từ quan điểm coi trọng và phát triển kinh tế tư nhân, cụ thể: Đại hội X; XI và mới đây nhất là đại hội XII của Đảng liên tục khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, cụ thể văn kiện đại hội nhấn mạnh “ Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp,…”
Từ quan điểm này, nhà nước đã hình thành các chính sách quan trọng trong việc hỗ trợ khởi nghiệp nói riêng và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân nói chung, có thể kể ra đây những chính sách như: Chính sách hỗ trợ tín dụng , đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, hỗ trợ khoa học công nghệ, nền tảng kiến thức khoa học, hỗ trợ thông tin, truyền thông, hỗ trợ xây dựng và phát triển thị trường,…Các chính sách này kết hợp với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về khởi nghiệp, thực hiện các dự án phát triển quỹ tín dụng cho khởi nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng chung cho khởi nghiệp,…đã tạo một hành lang pháp lý quan trọng không chỉ trợ giúp các cá nhân khởi nghiệp mà còn nhằm giải quyết các mục tiêu kinh tế xã hội nói chung như : xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho xã hội.
Thực tiễn triển khai các chính sách hỗ trợ việc làm cũng xuất hiện một số vấn đề nảy sinh, đòi hỏi cần phải điều chỉnh để đảm bảo đạt được mục tiêu chính sách Chẳng hạn một số chính sách hỗ trợ tín dụng cho cá nhân khởi nghiệp yêu cầu phải đảm bảo an toàn khoản tín dụng đó tuy nhiên đối với các nhà khởi nghiệp, tài sản lớn nhất của họ là ý tưởng kinh doanh, do vậy việc đáp ứng các tiêu chí để tiếp cận nguồn vốn quan trọng này là rất khó khăn, điều này cản trở mục tiêu ban đầu là hỗ trợ tốt nhất về vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua hỗ trợ tiếp cận tín dụng.
Căn cứ thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam:
Doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi đầu từ những doanh nghiệp mang tính giải pháp công nghệ, dạy học trực tuyến, đến nay các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang ngày càng phát triển trong dòng chảy chung của các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay Tuy đã đạt được những kết quả tích cực tuy nhiên thực tiễn chỉ ra những vấn đề nổi cộm để từ đó việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp là tất yếu, ví dụ:
- Điều kiện về tiếp cận tín dụng từ nhà nước để khởi nghiệp là vấn đề các cá nhân khởi nghiệp đặc biệt quan tâm, thực tiễn chỉ ra sự lúng túng, khó khăn khi các chủ dự án khởi nghiệp tìm nguồn vốn hỗ trợ khởi sự kinh doanh, do vậy cần có những hướng dẫn, quy định hỗ trợ rõ ràng, minh bạch giúp cho việc tiếp cận này trở nên rộng rải, công bằng nhưng vẫn đảm bảo những nguyên tắc an toàn tín dụng.
- Việc tiếp cận những thông tin chính sách hỗ trợ còn chưa nhất quán, đây là căn cứ để xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ khởi nghiệp một cách nhất quán từ TW đến địa phương, từ đó tạo thuận lợi hơn cho việc tiếp nhận thông tin, dễ dàng cho đối tượng thụ hưởng chính sách nhận các hỗ trợ.
2.2.3 Chủ thể ban hành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
Trước hết chủ thể ban hành chính sách là chính quyền trung ương, các văn bản pháp quy về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và hỗ trợ các đối tượng liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp hoặc cụ thể hỗ trợ các đối tượng cá biệt : phụ nữ, học sinh – sinh viên ,…khởi nghiệp do chính phủ trực tiếp ban hành và dưới đó là các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành do Bộ, các cơ quan ngang Bộ, Ban, Ngành trực thuộc chính phủ.
Dựa trên các văn bản pháp luật từ chính quyền TW, các địa phương mà cụ thể là chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sẽ ban hành những chính sách cụ thể hơn, đặc thù phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên, đặc điểm dân cư,…của từng địa phương Do vậy, chủ thể ban hành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cấp tỉnh là do chủ tịch hoặc người do chủ tịch ủy ban nhân dân ủy quyền. Ngoài ra việc tham gia xây dựng, tham mưu, đóng góp ý kiến do các phòng ban chức năng trực thuộc tỉnh thực hiện, trợ giúp người ban hành chính sách có được sự hậu thuẫn, giúp đỡ trong việc tối ưu chính sách.
Việc thực thi chính sách là các đối tượng được xác định ngay khi ban hành chính sách, có thể là các sở, ban ngành liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp, như công thương, thuế, quản lý thị trường, nội vụ,…ngân hàng chính sách.
2.2.4 Nguyên tắc chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
Khi hoạch định chính sách, những nguyên tắc chính sách được xác định trên cơ sở nhận thức yêu cầu của các quy luật khách quan chi phối quá trình và mục tiêu chính sách Những nguyên tắc này có thể được hoặc không được triển khai trong chính sách, nó thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo hành vi của chủ thể khi ban hành chính sách, những nguyên tắc này bao gồm:
Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp
Xuất phát từ việc xem xét tổng thể hệ thống các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam, cùng với việc tham khảo nghiên cứu của Pinho (2016); Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) (Impact of entrepreneurship policies on opportunity to startup) Nghiên cứu sinh hình thành mô hình nghiên cứu tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp gồm những chính sách đã nêu trên (hỗ trợ tài chính – tín dụng, giáo dục, cơ sở hạ tầng) còn có sự tác động của yếu tố thể chế (các quy định, luật) cùng với khía cạnh tác động của nền tảng văn hóa tới khởi nghiệp, cụ thể các thành phần nêu trên bao gồm
Có rất nhiều khái niệm về thể chế, tuy còn nhiều sự tranh luận tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng đồng thuận ở rất nhiều điểm, nhìn chung khái niệm thể chế được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy vào cách tiếp cận khác nhau, chẳng hạn Davis
(2010) cho rằng Thể chế là những đặc tính mang những đặc trưng gắn với yếu tố con người nhưng không bao gồm các yếu tố về sinh học, sở thích Hay Avner Greif (2006) lại cho rằng “thể chế là quy tắc, niềm tin, chuẩn mực, và tổ chức trong một hệ thống các nhân tố xã hội liên kết với nhau tạo nên quy cách ứng xử,” Nhà nghiên cứu Glaeser et al (2004) cho rằng thể chế là những ràng buộc lâu dài, ổn định Ở khía cạnh khác North
(1994) cho rằng thể chế “ bao gồm các ràng buộc chính thức (Quy tắc, luật,…) và phi chính thức (chuẩn mực hành vi, tục lệ,…)” do vậy thể chế hiểu theo cách này chính là
Gần đây, một nghiên cứu được ngân hàng thế giới (WB) lấy để dẫn giải cho khái niệm thể chế là nghiên cứu của Sen (2003), nghiên cứu này cho rằng “thể chế là các quy tắc và tổ chức, bao gồm cả các chuẩn mực không chính thức, nhằm điều phối hành vi của con người Chúng có vai trò thiết yếu đối với phát triển bền vững và công bằng” Khái niệm này đã trình bày những đặc điểm cơ bản của thể chế đó là sản phẩm của con người, dùng để diều tiết hành vi con người, có yếu tố chính thức và phi chính thức, được xây dựng và thực thi bằng các công cụ nhất định. Ở Việt Nam gần đây cũng có nhiều nghiên cứu định nghĩa về thể chế, theo LêHồng Hiệp (2016) thể chế chính là các cơ quan, tổ chức công thực hiện hoạt động điều chỉnh các hành vi dân chúng thông qua chức năng quyền hạn của mình, đối với một quốc gia, thể chế bao gồm chính phủ, quốc hội, các cơ quan tư pháp Ở khái cạnh khác Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2011) cho rằng thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức và không chính thức nhằm điều chỉnh hành vi chủ thể thông qua kìm hãm định hướng hoặc khuyến khích chủ thể thực hiện hành vi Cùng quan điểm này các nghiên cứu của Nguyễn Văn Hậu (2008); Vũ Thành Tự Anh (2012); Nguyễn Thanh Tuyền (2015) cũng ửng hộ quan điểm thể chế bao gồm các quy định chính thức và phí chính thức.
Tóm lại, nghiên cứu về thể chế có nhiều hướng tiếp cận và chưa đồng nhất về khái niệm Tuy nhiên, NCS cho rằng khái niệm của Sen (2003) là cách tiếp cận phù hợp để đánh giá vai trò của thể chế tới cơ hội khởi nghiệp.
Các yếu tố về thể chế có tác động hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân khởi nghiệp thông qua sự minh bạch về các chính sách thuế, phí, hay định hướng ưu tiên khởi nghiệp của chính quyền trung ương và địa phương… Tác động của yếu tố này là rất mạnh mẽ và đa chiều đến việc nâng cao cơ hội khởi nghiệp Đó là sự ưu đãi rất quan trọng về thuế cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp, đơn giản hóa thủ tục cáp phép kinh doanh, hỗ trợ thông tin về thị trường, quảng bá sản phẩm,…giúp các cá nhân khởi nghiệp có thêm động lực, niềm tin để nắm bắt cơ hội khởi nghiệp.
Các tiêu chí đo lường, đánh giá tác động của thể chế đến cơ hội khởi nghiệp:
- Tính minh bạch và nhất quán về chính sách thuế, phí
- Sự ưu tiên trong các chính sách chung của cấp trung ương và địa phương cho khởi nghiệp
- Sự nhanh gọn của thủ tục hành chính, đăng ký doanh nghiệp
- Mức độ quan liêu của các cơ quan công quyền
- Sự ủng hộ các doanh nghiệp mới trong các chính sách của chính phủ
- Có nhiều chương trình hỗ trợ hữu ích cho các doanh nghiệp mới
- Thông tin hỗ trợ được cung cấp rộng rãi, dễ tiếp cận
- Sự hiệu quả của các cán bộ công quyền trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp mới.
2.3.2 Nền tảng văn hóa xã hội
Văn hóa là sản phẩm của con người, được con người sáng tạo ra qua quá trình giao tiếp giữa con người với xã hội, tuy vậy, văn hóa tác động ngược lại góp phần tạo nên con người, phản ánh trình độ phát triển của xã hội thông qua giá trị vật chất và tinh thần con người tạo ra Nhà nhân loại học Taylor (1832-1917) cho rằng văn hóa bao gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những giá trị con người thu nhận được trong quá trình giao tiếp với nhau Dưới góc nhìn tâm lý học, Sumner (1840-1911), nhà nhân khẩu học người Mỹ cho rằng, văn hóa là sự thích nghi của con người với môi trường sống, quá trình này biểu hiện bằng sự biến đổi, chọn lọc hoặc kế thừa những giá trị của xã hội.
Khái niệm của UNESCO (2002) cho rằng văn hóa chứa đựng, văn học và nghệ thuật, cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin của con người và xã hội, nó bao gồm những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm (1996) cho rằng văn hóa được tạo ra do quá trình giao tiếp giữa người với người, qua đó hình thành nên những giá trị chuẩn mực xã hội mà con người tuân theo.
Tóm lại, văn hóa do con người sáng tạo ra, bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần, được chọn lọc, kế thừa thông qua việc thích ứng với môi trường sống, tồn tại của loài người.
Chính sách văn hóa: Theo các tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt (2012) thì “Chính sách văn hóa là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục tiêu, các giải pháp và các công cụ mà nhà nước tác động lên lĩnh vực văn hóa nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.” mặt khác chính sách văn hóa là một bộ phận hợp thành trong tổng thể các chính sách phát triển kinh tế xã hội và có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả nguồn lực về con người để phát triển đất nước.
Mục đích của chính sách văn hóa là trạng thái mong đợi, cần có của nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
Tóm lại, có thể thấy nội hàm của chính sách văn hóa rất rộng, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó việc đảm bảo dân chủ, tự do, công bằng, văn minh cho mọi sự sáng tạo của công dân là một trong những nguyên tắc khi xây dựng chính sách văn hóa nhằm đạt được mục tiêu chính sách Trong phạm vi nghiên cứu của của luận án, NCS cho rằng chỉ nên xét khía cạnh sự tác động của văn hóa tới cơ hội khởi nghiệp như một thành tố trong tổng thể các chính sách văn hóa nói chung, cụ thể yếu tố tác động tới cơ hội khởi nghiệp là những giá trị nền tảng văn hóa xã hội trong điều chỉnh hành vi lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh, những giá trị này được xây dựng, bồi đắp từ việc xây dựng chính sách văn hóa bền vững, hài hòa với sự phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước.
Giá trị nền tảng văn hóa xã hội:
Giá trị nền tảng văn hóa xã hội là sự quan tâm, sở thích, trách nhiệm, bổn phận. Khoa học xã hội coi giá trị văn hóa chính là quan niệm về mong muốn qua đó điều chỉnh hành vi chủ thể, những giá trị này hình thành qua từng cá thể riêng lẻ tổng hòa thành những giá trị chung, những giá trị văn hóa chung sẽ tác động ngược trở lại với hành vi của mỗi chủ thể thông qua quan niệm đúng sai, việc mong muốn và việc không mong muốn (T Richard ,2003) Trong khi đó J Jonhn (1987) cho rằng những giá trị nền tảng văn hóa xã hội không bất biến, luôn luôn tồn tại những xung đột giá trị giữa các cá nhân và các nhóm trong xã hội Các tác giả Phạm Thái Việt, Đào Ngọc Tuấn (2004) cho rằng những giá trị nền tảng văn hóa xã hội là những quan niệm đúng sai, việc nên làm và không nên làm có tác động rất mạnh đến hành vi mỗi cá nhân trong xã hội, những tác động này do quan niệm của các cá nhân có được khi sống trong xã hội đó, chẳng hạn tâm lý ngại rủi ro, ngại phát biểu ý kiến cá nhân, sợ thất bại, của người Việt Nam.
Tóm lại, giá trị nền tảng văn hóa xã hội tác động đến quan niệm, mong muốn, trách nhiệm chủ thể đối với các vấn đề trong xã hội, nó điều chỉnh hành vi chủ thể theo hệ thống giá trị đúng, sai việc nên làm, không nên làm qua đó điều chỉnh hành vi chủ thể, chính vì vậy dẫn giải từ những quan điểm trên “cơ hội khởi nghiệp” sẽ chịu tác động của những giá trị nền tảng văn hóa bởi điều này cũng đã được những nghiên cứu tiêu biểu của GEM(2016) hay OECD(2016) minh chứng trong khung nghiên cứu về cơ hội khởi nghiệp Văn hóa quốc gia có ủng hộ, tôn vinh những cá nhân kinh doanh thành công hay không? Có tôn trọng sáng kiến cá nhân? khuyến khích cấp nhận rủi ro kinh doanh, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, đề cao trách nhiệm cá nhân? Trả lời những câu hỏi trên chính là những đánh giá, đo lường về tác động của giá trị nền tảng văn hóa tới cơ hội khởi nghiệp.
Tăng cơ hội khởi nghiệp quốc gia, thúc đẩy toàn dân tham gia khởi nghiệp
Nâng cao vai trò, giá trị xã hội của doanh nhân, nâng cao tinh thần sáng tạo, học hỏi, tôn trọng các giá trị cá nhân
Xây dựng, tuyên truyền, nâng cao vai trò của doanh nhân trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
2.4.1 Nhóm yếu tố thuộc về bối cảnh chính sách
Sự tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tới cơ hội khởi nghiệp chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, địa hình Việc thực thi các chính sách này chắc chắn chịu những tác động này Các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có nhiều cơ hội tận dụng, phát huy được các chính sách hỗ trợ này, ngược lại ở những nơi có điều kiện tự nhiên khó khăn sẽ khó phát huy tốt nhất các hỗ trợ từ cơ quan chức năng.
Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp khi hoạch định cần chú ý đến vị trí địa lý của từng khu vực địa phương Sự tác động này ảnh hưởng đến quy hoạch cơ sơ hạ tầng cơ bản, tác động không nhỏ đến triển khai các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp.
Các điều kiện về tài nguyên một khu vực ảnh hưởng đến đặc thù phát triển một hình thức, loại hình phát triển một lĩnh vực kinh tế nào đó trong khu vực đó Do vậy các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp có thể chịu tác động rất lớn từ yếu tố này do tính chất định hướng phát triển của từng khu vực để tận dụng, phát triển hay tiết kiệm những tài nguyên đó Chẳng hạn nếu có điều kiện về năng lượng gió thì nên tập trung hỗ trợ những ý tưởng kinh doanh về cung cấp năng lượng này để sản xuất điện,…
* Chất lượng nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực đóng vai trò mạnh mẽ trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, do vậy khi hoạch định các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cần cú ý đến chất lượng nhân lực của từng khu vực, địa phương trong cả nước vì đây là lực lượng quyết định sự thành công hay thất bại khi đưa các chính sách này vào thực tế.
2.4.2 Nhóm các yếu tố thuộc chủ thể chính sách
* Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, nhà nước:
Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đương nhiên phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhất là trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế tư nhân trở thành một thành phần đặc biệt quan trọng, là hạt nhân trong phát triển kinh tế đất nước Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là những định hướng nhất quán, lâu dài về tương lai phát triển của đất nước, trong đó phải xác định rõ những định hướng, những nhân tố đột phá, chủ chốt trong việc xây dựng và thực thi chiến lược.
Như vậy căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra khung các chính sách hỗ trợ cụ thể cho khởi nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chính sách và cũng đạt được mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội.
* Bộ máy hoạch định, tổ chức thực thi chính sách:
Công tác hoạch định chính sách quyết đinh sự thành bại của chính sách, rõ ràng các chính sách hỗ trợ cần được xây dựng bằng sự thăm dò thu thập, phân tích thông tin kỹ lưỡng từ những nhân tố có tác động chính đến những cá nhân khởi nghiệp Các chính sách được hoạch định tốt sẽ dễ dàng hơn cho việc thực thi và mang lại hiệu quả. Ngược lại nếu hoạch định không tốt thì chẳng những phát huy sự hỗ trợ mà còn gây hao phí nguồn lực, kéo lùi sự phát triển của khởi nghiệp quốc gia nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
Về thực thi chính sách cần thực hiện bởi những cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, thái độ cầu thị, phục vụ nhân dân Thực sự có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đảm nhận, có tinh thần mong muốn phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp khởi nghiệp Ngoài ra tổ chức thực thi chính sách cần sự phân công, phân nhiệm rõ ràng từng bộ phận tránh sự chồng chéo, gây gián đoạn, cản trở Do vậy việc xây dựng một đội ngũ nhân sự thực thi chính sách chuyên nghiệp là rất quan trọng.
Ngay khi hoạch định chính sách, cần quan tâm ngay đến kinh phí thực thi Đối với các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp chính là kinh phí xây dựng cải tạo những điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản, kinh phí bộ máy thực thi, kinh phí cho việc xây dựng hệ thống truyền thông quảng bá,…Nguồn kinh phí có thể trực tiếp từ ngân sách hoặc xã hội hóa Do vậy cần sự vào cuộc tổng thể của cả hệ thống chính trị nhằm tìm nguồn và cung cấp đủ kinh phí mới thực hiện thành công được các chính sách hỗ trợ này.
* Các công cụ chính sách:
Việc xem xét các công cụ chính sách là rất cần thiết cho việc thực thi chính sách, vì không có công cụ thì chắc chắn không thể thực thi chính sách Các công cụ này cần được xem xét khi phân tích thực trạng cũng như đưa ra những gợi ý chinh sách sau này.
2.4.3 Nhóm các yếu tố thuộc đối tượng chính sách Đối tượng của chính sách là những người, tổ chức thực hiện chính sách và chịu ảnh hưởng của chính sách (Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt, 2012) Theo quan điểm này đối tượng chính sách của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp bao gồm:
* Các cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp:
Các cá nhân này là đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, có thể nói nếu các đối tượng này không cảm thấy hiệu quả thì việc thực thi chính sách hỗ trợ không mang lại nhiều ý nghĩa Với nguồn lực hạn chế, việc hỗ trợ có thể rất hiệu quả với những thành phần này nhưng lại hạn chế với những thành phần khác trong xã hội, Do vậy, điều kiện tiên quyết là sự ủng hộ của nhân dân trong việc đồng thuận với các nội dung chính sách.
* Các đơn vị, tổ chức cung cấp các dịch vụ , cơ sở vật chất – kỹ thuật cho khởi nghiệp: Các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng là đối tượng thụ hưởng của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là những nguồn lực rất quan trọng góp phần không nhỏ để phát triển khởi nghiệp mạnh mẽ tầm quốc gia Bản thân các tổ chức này cũng có thể coi là một doanh nghiệp khởi nghiệp, nên có đầy đủ những điều kiện để thụ hưởng các hỗ trợ khởi nghiệp từ nhà nước.
Tóm lại, các đối tượng chính sách tác động sâu sắc tới nội dung các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, vì đây là đối tượng thụ hưởng nên việc thực thi thành công các chính sách phụ thuộc vào sự tiếp cận, nhận hỗ trợ, …từ các đối tượng này Việc khảo sát, đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp bằng các phương pháp định tính, định lượng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án là dựa trên sự cảm nhận, nhận xét của những đối tượng thụ hưởng này, cùng với đó là đánh giá của những nhà nghiên cứu chính sách, nhà quản lý tổ chức thực thi chính sách sẽ giúpNCS bổ sung những làm rõ những câu hỏi nghiên cứu mà luận án đặt ra.
Bài học kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
2.5.1 Kinh nghiệm xây dựng, tổ chức thực thi chính sách ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới
Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của Hồng Kông:
Căn cứ báo cáo của CITIE (City Initiatives for Technology, Innovation and Entrepreurship – Sáng kiến thành phố công nghệ, sáng tạo và doanh nhân) năm 2015 đánh giá Hồng Kông dựa trên khung nghiên cứu về pháp lý bao gồm 3 nhóm chính: (1)Tính mở của chính quyền thành phố với những ý tưởng mới, doanh nghiệp mới; (2)
Sự tối ưu của cơ sở hạ tầng để phù hợp với các doanh nghiệp phát triển nhanh; (3) Khả năng lãnh đạo – đánh giá việc xây dựng sự đổi mới trong các hoạt động của thành phố. Kết quả của nghiên cứu này về Hồng Kông cụ thể như sau:
- Ưu tiên tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp toàn diện
- Là thị trường có độ mở cao, thuế thấp, cơ quan lập pháp mạnh nhờ đó thúc đẩy các công ty công nghệ và kỹ thuật phát triển
- Là một trong những nơi “tự do” kinh doanh nhất trên thế giới.
Thực tế chính quyền Hồng Kông đã công bố ra mắt trung tâm cải tiến Fintech từ năm 2016 để phối hợp các ngân hàng, các nhà khởi nghiệp nhằm thực hiện các ý tưởng kinh doanh Cũng trong năm này (2016) Hồng Kông đã thành lập quỹ hỗ trợ khởi nghiệp mang tên Quỹ đổi mới và sáng tạo công nghệ (ITF) với tổng giá trị dự kiến 2,3 tỷ Euro Ngoài ra, việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất được chú trọng, hiện nay chỉ có một nửa số công ty khởi nghiệp tại đây là của người bản xứ. Ngoài ra chính quyền Hồng Kông còn làm tốt khi thực thi các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp như: đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện cung cấp thông tin đơn qua một cửa, thuế thấp, giảm thủ tục xuất nhập cảnh, kiến tạo không gian làm việc chung cho giới khởi nghiệp, xây dựng khuôn khổ pháp lý hoạt động cho các nhà đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần,
Ngoài Hồng Kông, một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác cũng có những kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng thực thi các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, sau đây là một số kinh nghiệm tiêu biểu:
Kinh nghiệm của Australia: cũng như đa phần các quốc gia khác trên thế giới,
Australia thực hiện việc cung cấp cơ sở hạ tầng mềm nhằm thúc đẩy khởi nghiệp phát triển như xây dựng các không gian làm việc chung, các khóa tăng tốc khởi nghiệp, huy động sự tham gia tài trợ của cộng đồng doanh nghiệp thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần, có thể kể ra đây một số chương trình hỗ trợ cụ thể mà chính phủ Australia đã thực hiện:
+ Chương trình doanh nhân: Chương trình này được hình thành từ năm 2014 nhằm giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận mạng lưới các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp, tiếp cận nguồn vốn kinh doanh thông qua 2 quỹ (Accelerating Commercialisation fund and Business Growth Grants) Các quỹ này có thể cung cấp tới 50% giá trị tổng dự án kinh doanh, trần hỗ trợ được quy định lên tới 250.000 AUD.
+ Quỹ đổi mới CSIRO: quỹ này được thành lập vào năm 2016, mục tiêu là kết nối giữa các ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát triển thương mại hóa thành các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường Mục tiêu hỗ trợ của quỹ này là các doanh nghiệp khởi nghiệp, các công ty spin –off (công ty đồng sở hữu bởi các nhà sáng chế và cơ quan nghiên cứu nhằm giúp họ thực hiện triển khai từ phát minh thành sản phẩm thương mại hóa trên thị trường), và các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việc giải ngân được thực hiện thông qua đánh giá các ứng viên có phù hợp với các tiêu chí hay không, chẳng hạn như: thời gian khởi nghiệp không quá 3 năm, doanh thu 2 năm gần nhất trong khoảng 1,5 triệu AUD,…
+ Quỹ Biomedical Translation Fund (BTF), thành lập từ tháng 12/2016 có số vốn lên tới 250 triệu USD Là quỹ tập trung cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phúc lợi Đây là hướng khởi nghiệp được khuyến khích do tính nhân văn và bền vững của nó Quỹ đã thực sự đầu tư có hiệu quả cho các dự án về dụng cụ thiết bị y tế, dịch vụ theo dõi chăm sóc sức khỏe, cung ứng phúc lợi.
+ Quỹ Phát triển thị trường xuất khẩu – EMDG: là quỹ được thành lập nhằm cung ứng hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, xúc tiến du lịch nội địa Một số ưu đãi cụ thể như, các doanh nghiệp đã chi tiền cho hoạt động xúc tiến quảng bá ở thị trường nước ngoài sẽ được hoàn một phần khoản chi này.
Kinh nghiệm của Singapore: Nổi tiếng là quốc gia có nhiều sáng kiến quan trọng trong hỗ trợ khởi nghiệp, singapore tập trung xây dựng các chính sách hỗ trợ đa dạng, tập trung vào cung cấp tài chính cho khởi nghiệp Bên cạnh đó, việc duy trì mức thuế thấp và tạo điều kiện dễ dàng cho việc gia nhập thị trường đã tạo ra sức hút lớn đối với khởi nghiệp kinh doanh tại quốc đảo này Việc hỗ trợ tài chính trực tiếp bằng tiền mặt, cung cấp các chương trình hỗ trợ khác thiết thực giúp doanh nghiệp sống sót qua giai đoạn đầu tiên là bí quyết giúp singapore trở thành thiên đường cho giới khởi nghiệp, họ thu hút được các doanh nhân tại các quốc gia khác đến đây để kinh doanh. Ngoài sự hỗ trợ trực tiếp đến từ chính phủ, các mạng lưới hỗ trợ tư nhân cũng được tạo điều kiện tối đa để đầu tư và phát triển bao gồm các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, vườn ươm khởi nghiệp, chương trình tăng tốc khởi nghiệp,…mạng lưới này giúp các ý tưởng kinh doanh được “thí nghiệm” hoàn hảo cho sự phát triển.
+ Quỹ tài trợ khởi nghiệp của ACE, JAM, chương trình thương mại hóa doanh nghiệp công nghệ TECS,…tham gia vào hỗ trợ khởi nghiệp ở giai đoạn đầu, giúp các doanh nghiệp đứng vững để phát triển.
+ Quỹ khởi nghiệp IPACT cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp để họ xây dựng vị thế, giành lấy quyền tiếp cận và cung cấp dịch vụ trên thị trường, hỗ trợ tiếp thị tại thị trường nước ngoài,…Nếu muốn nhận được sự hỗ trợ này từ các quỹ trên, các doanh nghiệp cần đạt được những tiêu chí do chính phủ đặt ra.
Ngoài ra các chính sách xây dựng giáo dục khởi nghiệp, hỗ trợ hoạt động đào tạo, hỗ trợ xây dựng, xuất bản các tài liệu, sách liên quan đến khởi nghiệp, phổ biến kiến thức khởi nghiệp đến các cấp học cũng giúp Singapore đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng cho khởi nghiệp.
Kinh nghiệm của ISRAEL: Nói đến khởi nghiệp và xây dựng vận hành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, rất nhiều người đều đồng tình xếp quốc gia này thuộc dạng tiêu biểu của thế giới, không phải ngẫu nhiên mà Israel là quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp trên đầu người cao nhất thế giới, cứ hơn 1800 dân cư là có một công ty khởi nghiệp Là quốc gia có nhiều doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Chứng khoán Nasdaq Mỹ, xếp trên các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…và cả lục địa châu Âu Thành quả trên đến từ việc xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp từ rất sớm của họ, học xây dựng văn hóa khởi nghiệp bài bản, có chiều sâu, tích cực ủng hộ các phát minh đột phá về khoa học công nghệ, tạo mọi điều kiện cho đổi mới, sáng tạo phát triển, xây dựng và quan lý các vườn ươm khởi nghiệp hiệu quả.
- Từ những năm 1980, Israel đã quan tâm đánh giá vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong sự phát triển của đất nước Những năm 1990 là giai đoạn Israel bắt đầu thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, tuy nhiên họ thành lập dưới sự phối hợp của tư nhân, chính phủ không hoàn toàn quản lý các quỹ này Điều đặc biệt là nếu các quỹ đầu tư khởi nghiệp làm ăn hiệu quả, chính phủ sẽ bán lại cho tư nhân, nếu làm ăn thua lỗ, chính phủ sẽ gánh chịu phần rủi ro Đây được cho là đòn bẩy quan trọng nhất để giai đoạn cuối thập niên này, Israel đã hình thành một hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp với sự tham gia chủ đạo của khu vực tư nhân Hiện nay, cai trò của chính phủ chỉ nhằm cung cấp thông tin, định hướng phát triển, việc điều hành các quỹ hỗ trợ đầu tư khởi nghiệp hoàn toàn do tư nhân điều hành và chịu trách nhiệm.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu và thang đo
3.1.1.1 Khung nghiên cứu của GEM (2016)
Các nhóm chính sách cơ bản tác động đến tăng cơ hội phát triển kinh tế quốc gia, phát triển cơ hội khởi nghiệp, đảm bảo sự ổn định, bền vững khi nghiên cứu so sánh kết quả khởi nghiệp kinh doanh giữa các quốc gia (GEM, 2016):
(1) Các yêu cầu cơ bản bao gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học
(2) Tăng cường các chính sách gồm giáo dục & đào tạo đại học, phát thị trường hàng hóa, thị trường lao động hiệu quả, tăng cường hiệu quả thị trường tài chính, công nghệ.
(3) Các chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nhân, giáo dục khởi nghiệp, R
& D, thương mại, cơ sở hạ tầng, và các loại thuế, hoạt động xuất nhập khẩu.
Khung này bao gồm các yếu tố quyết định để cải thiện cơ hội, kỹ năng và động lực để phát triển doanh nhân tại các quốc gia:
(1) Các quy định, chính sách để giảm các rào cản hành chính, thuế,
(2) Sự sẵn có của thị trường trong và ngoài nước,
(3) Tài chính, đầu tư mạo hiểm,
(4) Giáo dục và đào tạo cho các công ty khởi nghiệp,
(5) Các chương trình văn hóa và sự kiện khởi nghiệp.
Các lĩnh vực chính sách này sẽ cải thiện, nâng cao hiệu quả tạo mới doanh nghiệp và phát triển chúng (OECD, 2016).
Khung này cho thấy các yếu tố ảnh hưởng của sự phát triển khởi nghiệp là một quá trình, bao gồm:
Các yếu tố đầu vào và các nguồn lực như vốn đầu tư mạo hiểm và nguồn nhân lực lành nghề Công nghệ và cơ sở hạ tầng sẵn có,vấn đề bằng sáng chế về hàng hóa và dịch vụ mới.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh được tạo ra từ các yếu tố đầu vào nhất định phụ thuộc chủ yếu vào các chính sách công (ví dụ: thuế, luật kinh doanh,hệ thống pháp lý / tư pháp,) mà theo đó các doanh nhân tuân thủ Khung này cho thấy việc gia tăng cơ hội kinh doanh có thể được thực hiện bằng cách tăng đầu vào hoặc cải thiện chính sách công cho doanh nhân (Hall & Sobel, 2006).
3.1.1.4 Khung phát triển doanh nhân của Lundstrom & Stevenson (2006)
Khung hướng đến ba khía cạnh (động lực, cơ hội và kỹ năng) hướng tới phát triển tinh thần kinh doanh Theo khung này, tỷ lệ khởi nghiệp trong một cộng đồng sẽ tăng lên,nếu mọi người quan tâm đến khởi nghiệp như một lựa chọn có thể nắm bắt và sẵn sàng theo đuổi nó (động lực) có đủ kiến thức, kỹ năng và khả năng theo đuổi nó (kỹ năng) và hỗ trợ đầy đủ để thành lập doanh nghiệp(cơ hội) như khả năng tiếp cận thông tin, dịch vụ tư vấn, nguồn tài chính và ưu đãi.Dựa trên khung này chính sách phát triển khởi nghiệp nên xây dựng dựa trên ba khía cạnh này.
3.1.1.5 Khung phát triển doanh nhân dựa trên một số nghiên cứu khi so sánh chính sách khởi nghiệp giữa các quốc gia khác nhau:
Các lĩnh vực nghiên cứu chính sách khởi nghiệp ở các quốc gia khác nhau đã chứng minh rằng có hai loại tương ứng với hai mục tiêu tác động đến doanh nhân: Tạo thái độ tích cực hơn đối với tinh khởi nghiệp trong xã hội(quảng bá văn hóa) và loại bỏ các rào cản để bắt đầu kinh doanh (loại bỏ các trở ngại) Các chính sách này có thể được phân loại thành sáu nhóm (Lundstrom & Stevenson, 2006).
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp: những chính sách này cố gắng nâng cao nhận thức của xã hội về tinh thần khởi nghiệp và thúc đẩy một thái độ tích cực đối với tinh thần kinh doanh bao gồm các chương trình truyền hình, các cuộc thi, các hội nghị khoa học liên quan đến khởi nghiệp…
Giáo dục khởi nghiệp: những chính sách này nhấn mạnh vào hoạt động khởi nghiệp trong hệ thống giáo dục,chương trình giảng dạy, đào tạo đại học…
Cải thiện môi trường để gia nhập và phát triển doanh nghiệp: các chính sách này nhằm cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc tạo điều kiện, đơn giản các quy trình thành lập doanh nghiệp, cải cách các quy định liên quan đến cạnh tranh, phá sản, sở hữu trí tuệ, thuế và lao động.
Hỗ trợ tài chính: các chính sách này tăng cường hỗ trợ tài chính như hỗ trợ khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh cho vay và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận nhiều thông tin tài chính hơn.
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng: tăng chất lượng và số lượng các loại hình hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm tư vấn dịch vụ, dịch vụ kỹ thuật & đào tạo,…
Hỗ trợ các nhóm yếu thế: các chính sách này cố gắng hỗ trợ các cá nhân sáng tạo nằm trong các nhóm ít được quan tâm trong xã hội như thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ này có hai mục đích: (1)giảm các rào cản đối với sự tham gia của thiểu số và (2)cải thiện khả năng tiếp cận thông tin, nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, quản trị mạng và dịch vụ công cộng.
3.1.1.6 Khung phát triển doanh nhân Kuzilwa
Khung này cho rằng có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nhân:
(1) Các yếu tố bối cảnh, ví dụ: cơ hội sinh lời và mức độ tự do phát triển kinh tế.
(2) Các yếu tố thể chế, ví dụ: khả năng tiếp cận nguồn tài chính, dịch vụ tư vấn và khung pháp lý.
(3) Các yếu tố cá nhân, ví dụ: giáo dục và kinh nghiệm làm việc.
Ba yếu tố này cùng ảnh hưởng đến các hoạt động khởi nghiệp ở một quốc gia (Kuzilwa, 2005).
Trong nghiên cứu này, các chính sách khởi nghiệp được phân biệt với các chính sách chung (ổn định kinh tế vĩ mô,thị trường lao động, cơ sở hạ tầng địa phương). Chính sách khởi nghiệp bao gồm các chính sách gia tăng tài trợ (cho vay, thị trường chứng khoán và đầu tư mạo hiểm), tạo điều kiện rút lui an toàn (gánh nặng hành chính thấp hơn,cải thiện luật phá sản) và các chương trình hỗ trợ (xây dựng nhận thức về DNNVV,hỗ trợ người thiểu số) (UNCTAD, 2005).
3.1.1.8 Khung chính sách của Peng & Lee (2013)
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở các quốc gia bao gồm: Úc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Canada, Phần Lan, Ireland, Tây Ban Nha, Hà Lan,Thụy Điển và Anh, các tác giả đi đến kết luận rằng các chính sách cho thấy nỗ lực khởi nghiệp ở một quốc gia, có thể là được chia thành hai lĩnh vực chính sách như sau:
(1) Tối đa hóa lợi nhuận: Những chính sách này thúc đẩy mọi người khởi nghiệp và giúp thành lập doanh nghiệp và loại bỏ các rào cản khi bắt đầu quá trình khởi nghiệp
(2) Giảm thiểu thua lỗ: các chính sách này giúp các doanh nhân phá sản giảm thiểu tổn thất chẳng hạn như cải thiện quy định phá sản cho doanh nhân; giảm rủi ro khi phá sản.
3.1.1.9 Nghiên cứu về cơ hội khởi nghiệp
Quy trình nghiên cứu
(1) Nghiên cứu tổng quan: Kết quả của bước này là tìm ra các biến tác động đến cơ hội khởi nghiệp, tham khảo và xây dựng thang đo phù hợp để tiến hành đo lường sự tác động.
Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, UBND Tỉnh Ngoài ra các dữ liệu quan trọng nhằm xác định hệ thống chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam là hệ thống văn bản chính sách của các cấp chính quyền trung ương, chính quyền cấp tỉnh.
- Với nhóm đối tượng là các nhà quản lý, hoạch định chính sách; các nhà nghiên cứu chính sách, các câu hỏi tập trung khai thác tính đa chiều trong việc đánh giá tính hiệu quả của chính sách, tiên liệu sự thay đổi và giải pháp trong tương lai cho những vấn đề khi thực thi chính sách (Phần nội dung cụ thể sẽ được trình bày ở phần 3.2 “Nghiên cứu định tính” của luận án này)
- Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách là những start-up đã có dự án khởi nghiệp thành công, cũng như thất bại, các câu hỏi trong bảng hỏi nhằm tập trung khai thác những chính sách, yếu tố liên quan đến chính sách có tác động tích cực và tiêu cực đến kết quả khởi nghiệp của họ.
- Đối với những đối tượng chưa khởi nghiệp, sẵn sàng đón nhận những cơ hội khởi nghiệp trong tương lai, có rất nhiều đối tượng cụ thể trong nhóm này có thể thực hiện những dự án khởi nghiệp (Thanh niên, sinh viên, người lao động trong các cơ quan, xí nghiệp,…) tuy nhiên theo định hướng của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay của Chính phủ, tập trung hỗ trợ phát triển những dự án khởi nghiệp có mô hình ứng dụng khoa học công nghệ mới, có những giải pháp kỹ thuật mới, do đó đối tượng mà luận án tiếp cận để phân tích định lượng là sinh viên các trường đại học vì những lý do sau:
+ Nghiên cứu này tập trung đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nhằm làm tăng cơ hội khởi nghiệp mặc dù các chính sách này có sự bao trùm về các đối tượng thụ hưởng tuy nhiên có rất nhiều các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp mới hiện nay đều quan tâm lớn tới việc xây dựng kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do vậy việc đánh giá tác động chính sách theo NCS cần tập trung khảo sát những đối tượng có nhiều điều kiện, khả năng để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
+ Sinh viên là đối tượng thanh niên trẻ có kiến thức và hoài bão khởi nghiệp, sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi khởi nghiệp, tuy chỉ là một trong những đối tượng mà các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hướng tới nhưng đây được xác định là một trong những đối tượng trọng điểm (VD: Quyết định 1665/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ năm 2017 về hỗ trợ học sinh – sinh viên khởi nghiệp) về hỗ trợ khởi nghiệp mặt khác sinh viên cũng là đối tượng đang có sự lựa chọn giữa việc ra trường đi làm cho cơ quan, doanh nghiệp hay tự khởi nghiệp kinh doanh cho riêng mình.Việc khảo sát sinh viên sẽ cung cấp những cảm nhận thực tế về các chính sách hỗ trợ hiện hành của những thanh niên trẻ, phản ánh mức độ tiếp nhận thông tin khởi nghiệp, sự quan tâm đến chủ đề khởi nghiệp nhằm giúp họ khởi nghiệp ngay hoặc khởi nghiệp sau khi đã tích lũy đủ những điều kiện cần thiết khi ra trường.
Các đối tượng khác, nghiên cứu sinh cho rằng cần có những nghiên cứu cụ thể, riêng biệt vì mỗi nhóm đối tượng này có những đặc thù riêng, việc định hướng các loại hình doanh nghiệp mà các đối tượng này chọn lựa để khởi nghiệp cũng phải phù hợp với họ, chẳng hạn đối với thanh niên nông thôn, phụ nữ, người dân tộc thiểu số,… thì định hướng khởi nghiệp là các loại hình khởi nghiệp “truyền thống” Điều này dẫn tới họ không đáp ứng được các điều kiện để thụ hưởng một số chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay.
Với việc các khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp thông thường và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn đang có nhiều ý kiến tranh biện, mặc dù có một số chính sách cũng đã nêu rõ, xác định rõ đối tượng hỗ trợ (Ví dụ như các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo) tuy nhiên theo nghiên cứu phỏng vấn sâu của tác giả, việc phân định này còn thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng để phân biệt, chẳng hạn như một số doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, trong đó hầu hết đều có áp dụng một phần những tiến bộ khoa học công nghệ, nếu xét theo tiêu chí công nghệ mới thì hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đều có ứng dụng (có thể ứng dụng đầu vào hoặc đầu ra của quá trình sản xuất) Do vậy để xác định rõ doanh nghiệp nào được gọi là start-up thì chưa thực sự rõ ràng Tuy có số liệu thống kê của bộ Khoa học & Công nghệ với khoảng hơn 2000 ý tưởng ,dự án tính đến cuối năm 2019 được xem là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tuy nhiên việc xác định tiêu chí để chọn lựa thực sự là chưa rõ ràng vì theo tiêu chí có áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng mô hình kinh doanh mới,…thì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hiện hành cũng đang nghiên cứu, thực thi Do vậy NCS cho rằng việc tiếp cận để khảo sát diện rộng các đối tượng này còn cần nhiều điều kiện hơn để đảm bảo tính chính xác, khách quan hơn trong nghiên cứu.
(3) Xử lý dữ liệu: Được trình bày cụ thể ở phần 3.2.1 và 3.2.2 của luận án này
(4) Giải pháp hoàn thiện và một số khuyến nghị chính sách
NCS sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu về nội dung tác động của các chính sách hỗ trợ được triển khai ở Việt nam, thông qua việc phỏng vấn sâu các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu chính sách, các chủ start-up có dự án thành công và thất bại và nhóm sinh viên đại học.
Ngoài ra phương pháp này còn được NCS áp dụng để xác định sự phù hợp,chính xác của mô hình nghiên cứu, hiệu chỉnh và sàng lọc thang đo, điều chỉnh ngôn ngữ, ngữ cảnh cho phù hợp với văn hóa khi nghiên cứu tại Việt Nam.
NCS tiến hành phỏng vấn sâu 15 cán bộ quản lý và hoạch định chính sách tại các cơ quan của trung ương và địa phương (bao gồm các cơ quan trực thuộc chính phủ, bộ , ngành, sở kế hoạch đầu tư thuộc UBND Tỉnh), 5 nhà khởi nghiệp đang phát triển dự án thành công, 5 trường hợp đã từng thất bại và đang chuyển hướng sáng mô hình kinh doanh mới;10 nhà nghiên cứu chính sách tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, và đại diện các tổ chức như Ngân hàng thế giới, ILO, UNDP,…tại Việt Nam.
Ngoài ra, NCS còn thảo luận nhóm cùng nhóm 10 sinh viên tại các trường đại học, nhằm hiệu chỉnh một số từ ngữ, tìm cách diễn giải sao cho phù hợp với năng lực nhận thức của sinh viên để tiến hành nghiên cứu định lượng.
NCS tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khởi nghiệp thành công, thất bại,… các cuộc phỏng vấn được thực hiện tại văn phòng làm việc của họ Kỹ thuật thực hiện là trao đổi trực tiếp với người được phỏng vấn, mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài 150 phút cho mỗi cuộc phỏng vấn Các cuộc phỏng vấn được NCS xin phép thu âm và lưu lại phục vụ mục đích nghiên cứu. Đối với nhóm sinh viên đại học, thực hiện 2 cuộc gặp tại văn phòng nghiên cứu tại cơ quan của nghiên cứu sinh (Trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh), mỗi cuộc gặp có thời gian 180 phút, các cuộc gặp cách nhau 7 ngày.
Kết quả, sau khi thực hiện nghiên cứu định tính:
- Về kết quả phân tích, đánh giá chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: sẽ được NCS trình bày tại chương 4 của luận án
- Về hiệu chỉnh thang đo: từ kết quả nghiên cứu và tham khảo thêm từ nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu sinh quyết định thêm quan sát TC5 (thêm quan sát “Nhà nước quan tâm đến việc xây dựng thị trường chứng khoán thứ cấp cho doanh nghiệp khởi nghiệp huy động vốn” vào biến độc lập “ Hỗ trợ tài chính”) vì đây là một trong những chính sách hỗ trợ quan trọng, đã thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới Việc thêm quan sát này cũng nhận được sự đồng thuận cao từ các chuyên gia nghiên cứu chính sách mà NCS đã tham vấn ý kiến Kết quả thang đo được sử dụng cho nghiên cứu này như sau:
Bảng 3.2 Thang đo chính thức của luận án
Ký hiệu Tên biến Nguồn
TCI 1 Chính sách thuế và các khoản phí là minh bạch và nhất quán
TCI 2 Chính sách cấp quốc gia luôn ưu tiên các công ty mới khởi nghiệp
TCI 3 Chính sách cấp địa phương luôn ưu tiên các công ty mới khởi nghiệp
TCI 4 Thời hạn câp giấy phép cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp (VD: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) nhanh chóng.
TCI 5 Doanh nghiệp khởi nghiệp được giảm nhẹ gánh nặng về các loại thuế
TCI 6 Sự quan liêu của các cơ quan công quyền không gây cản trở nhiều với các doanh nghiệp mới
TCI 7 Chính sách chung của chính phủ luôn luôn ủng hộ các công ty mới khởi nghiệp
TCII 1 Có sự thống nhất về cơ quan hỗ trợ khởi nghiệp cho các công ty mới
TCII 2 Các vườn ươm doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ hiệu quả cho các công ty mới khởi nghiệp
TCII 3 Các chương hỗ trợ hiện nay là đầy đủ về số lượng
THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Thực trạng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam
Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của chính quyền trung ương:
Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời ngày 12/6/2017 do quốc hội ban hành là hành lang pháp lý quan trọng trong việc xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam Nội dung chính của chính sách này bao gồm:
- Hỗ trợ tiếp cận tín dụng
Tùy từng điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, Chính phủ sẽ điều hành quyết sách tăng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích các tổ chức tín dụng đánh giá xếp hạng tín nhiệm để hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp Mặt khác các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn được hỗ trợ lên phương án sản xuất – kinh doanh, tăng cường năng lực quản lý doanh nghiệp, minh bạch hóa quản lý tài chính nhằm giúp nâng cao tín nhiệm tín dụng cho doanh nghiệp.
- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Do ủy ban nhân dân Tỉnh thành lập, các quỹ này hoạt động ngoài ngân sách, không vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các quy định chi tiết khác của chính phủ.
- Hỗ trợ thuế, kế toán:
Hỗ trợ mức thuế thấp hơn so với mức thuế thu nhập thông thường, ngoài ra thủ tục kế toán đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ được thực hiện theo phương pháp đơn giản nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp phát triển.
- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất:
Giao quyền cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hội đồng nhân dân tỉnh lập và cấp đất cho các khu công nghiệp, khu sản xuất tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa,xây dựng cơ chế trợ giá thuê đất, phần giảm giá thuê này được khấu trừ vào tiền thuê đất và được bù bằng ngân sách.
- Hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung:
Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ Giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy ban nhân dân cấp Tỉnh trực tiếp thành lập hoặc tham gia thành lập các khu ươm tạo, khu làm việc chung theo hình thức đối tác công tư Mặt khác các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung này được miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, ngoài ra thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được miễn giảm có thời hạn, đây là thuận lợi cực kỳ quan trọng cho các nhà đầu tư tư nhân muốn tham gia thành lập các cơ sỏ ươm tạo, tạo tiền đề vững chắc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.
- Hỗ trợ mở rộng thị trường:
Thành lập các chuỗi phân phối sản phẩm ra thị trường dưới hình thức đối tác công tư giữa một bên là đại diện cơ quan nhà nước (Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ, UBND Tỉnh) và một bên là tư nhân Nếu chuỗi phân phối này đạt được tỷ lệ có 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt như giảm tiền thuế phí thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý:
Các thông tin về hỗ trợ tín dụng, chương trình dự án khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông tin về thị trưởng, sản phẩm, công nghệ mới, thông tin ươm tạo doanh nghiệp được công khai đăng tải trên cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ và của ủy ban nhân dân cấp Tỉnh Ngoài ra, trong phạm vi quyền hạn của mình, các đơn vị này xây dựng các tổ chức tư vấn kiến thức pháp luật, cập nhật những thông tin pháp luật mới, thường xuyên tổ chức các chương trình tìm hiểu về pháp lý cho doanh nghiệp.
- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực: Được miễn giảm các khóa học về kinh doanh, quản lý và khởi sự doanh nghiệp do nhà nước tổ chức, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động doanh nghiệp Ngoài ra nhà nước tổ hình thức đào tạo trực tuyến nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất với những quy trình công nghệ, bổ sung kiến thức, nâng cao tay nghề.
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo:
Chính phủ hỗ trợ việc cấp bù lãi suất các khoản vay thông qua các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ngoài ra là các hoạt động hỗ trợ tổng lực cho dạng doanh nghiệp này Với đặc điểm thành lập dưới 5 năm và chưa chào bán cổ phiếu ra thị trường, các công ty này sẽ nhận được những hô trợ như: Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường; hỗ trợ cung cấp kiến thức đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ, cung cấp những kháo đào tạo chuyên sâu về đổi mới công nghệ; hỗ trợ về việc phát triển sản phẩm, thu hút đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Hỗ trợ kêu gọi thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần,…
- Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
- Hỗ trợ tham gia chuỗi liên kế ngành
- Thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) được ký ngày 18/5/2016 đã quy định chi tiết về đối tượng hỗ trợ là các các nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp và các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp các dịch vụ, cơ sở vật chất, hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp Với mục tiêu đến năm 2025, hỗ trợ được 2000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đề án này hướng tới các nội dung hỗ trợ như:
- Xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- Xây dựng các khu tập trung nhằm hỗ trợ, cung ứng các dịch vụ cho khởi nghiệp
- Tổ chức ngày hội khởi nghiệp hàng năm
- Xây dựng mạng lưới quỹ đầu tư, nhà đầu tư mạo hiểm
- Hỗ trợ hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ
- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khởi nghiệp
- Hỗ trợ kinh phí để xây dựng mạng lưới truyền thông cho khởi nghiệp
- Kết nối mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp của Việt Nam và thế giới
- Giới thiệu nhà đầu tư, các quỹ đầu tư chọn lựa các dự án khởi nghiệp
- Hoàn thiện thể chế, xây dựng đầy đủ các chính sách bổ trợ cho khởi nghiệp.
Ngoài ra, nhằm xây dựng chính sách hỗ trợ đến từng đối tượng cụ thể, chính phủ đã ban hành những đề án như: Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”; Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp” là những chính sách quan trọng nhất, có tác động mạnh mẽ đến phong trào khởi nghiệp nói chung cũng như khởi nghiệp sáng tạo nói riêng,Quyết định 1665 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án
“Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp là hành lang pháp lý có các nội dung đột phá về thúc đẩy khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các công ty, tập đoàn, nhà nghiên cứu,… cùng tham gia hỗ trợ khởi nghiệp.
Bảng 4.1 Hệ thống chính sách của chính quyền trung ương hỗ trợ khởi nghiệp tại
2015 Quyết định số 1193/QĐ-TTg về việc thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ.
2015 Thông tư số 214/2015/TT- BTC về hướng dẫn cơ chế , chính sách về hỗ trợ ngân sách nhà nước, thuế và tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định tại quyết định số 1193/QĐ-TTg về việc thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ.
2016 Quyết định 844/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “ Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”
2016 Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
2017 Luật số 04/2017/QH14 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
2017 Quyết định 39/QĐ-TTg về phê duyệt đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn
2017 Quyết định 1665/QĐ-TTg về phê duyệt đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025
Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam
4.2.1 Đăng ký doanh nghiệp mới tại Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tình hình số doanh nghiệp đăng ký mới, số doanh nghiệp trở lại hoạt động và số doanh nghiệp giải thể hoàn toàn có biến động tăng qua các năm, cụ thể số liệu năm 2015 có 90.132 doanh nghiệp đăng ký mới thì đến năm
2019 có tới 138.139 doanh nghiệp đăng ký Mặt khác số doanh nghiệp hoạt động trở lại sau một thời gian hoạt động có chiều hướng tăng, nếu như năm 2015 con số này là 16.012 doanh nghiệp thì đến năm 2019 có tới 43.130 doanh nghiệp đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, số doanh nghiệp giải thể cũng gia tăng đáng kể, năm 2015 có 9.410 thì đến năm 2019 con số này là 16.840 doanh nghiệp giải thể.
Các số liệu trên cho thấy tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua, có nhiều nguyên nhân cho kết quả này, trong đó có vai trò to lớn của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp do các cấp chính quyền ban hành, các chính sách này thu hút và tạo động lực thành lập mới, cũng như duy trì và phát triển doanh nghiệp Số doanh nghiệp giải thể tuy cũng tăng, nhưng số liệu thống kê cho thấy mức tăng này chậm hơn so với hai chỉ số còn lại là số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và số lượng doanh nghiệp hoạt động trở lại, mặt khác việc giải thể những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả cũng là cách để giảm bớt gánh nặng cho các cấp quản lý cũng như tạo điều kiện cho những doanh nghiệp đang hoạt động phát triển.
Bảng 4.5: Số liệu đăng ký doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2019
Số doanh nghiệp đăng ký mới 90.132 112.231 126.859 131.275 138.139
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
Số doanh nghiệp đã giải thể 9.410 11.224 12.113 19.675 16.840
Nguồn: Nghiên cứu sinh tự tổng hợp năm 2019 4.2.2 Doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam
Theo thông cáo báo chí sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, Tổng cục Thống kê cho biết hiện nay cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 9,2% so với năm 2017 theo số liệu chốt đến ngày 31/12/2018 Trong đó phần lớn các doanh nghiệp đăng ký tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Có một số địa phương có các kết quả tăng trưởng doanh nghiệp ấn tượng như Bình Dương (17,4%), Bắc Giang (15,7%), Sóc Trắng (15,4%), ngược lại cũng có những địa phương tỷ lệ tăng số lượng doanh nghiệp còn thấp như Hà Giang (0,3%) hay Cà Mau (2,1%) Như vậy có thể nhận định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2018, cả nước hiện nay có bình quân 14,7 doanh nghiệp trên 1000 số dân trong độ tuổi lao động, tỷ lệ này cao nhất tại TP Hồ Chí Minh (54,4) và thấp nhất là tại Hà Giang (2,5), số liệu này cũng phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế của các địa phương trên.
Theo thống kê về số doanh doanh nghiệp đang có kết quả sản xuất kinh doanh,Tổng cục thống kê báo cáo hiện có 560.417 doanh nghiệp, tăng so với năm 2017 là11%, cụ thể phân theo các ngành như sau:
Công nghiệp và Xây dựng 29%
Nông lâm nghiệp và thủy sản 1%
Doanh nghiệp Nhà nước Số lượng doanh nghiệp
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh phân theo ngành năm 2018
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh phân theo loại hình doanh nghiệp năm 2018
Nguồn: Tổng cục thống kê 2018
Như vậy doanh nghiệp Nhà nước chiếm gần 1% (2486 DN) còn doanh nghiệp ngoài khối này lên đến 99% (541.753 DN), số liệu thống kê đã chỉ rõ định hướng phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước.
4.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Hiệu suất sử dụng lao động: bình quân cả năm 2017 các doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng lao động là 14,7 trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước có hiệu suất lao động cao nhất là 18,0 trong khi khu vực doanh nghiệp FDI thấp nhất là 12,3 Nếu phân theo khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ có hiệu suất cao nhất đạt 18,8 trong khi khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt chỉ số thấp nhất là 7,0.
- Chỉ số nợ: bình quân chỏ số nợ cả năm 2017 của các doanh nghiệp là 2,5 trong đó khu vực nhà nước có chỉ số cao nhất là 4,1 còn khu vực doanh nghiệp FDI có chỉ số thấp nhất là 1,6 Nếu phân theo khu vực kinh tế thì ngành dịch vụ có chỉ số cao nhất là 3,3 còn nông lâm ngư nghiệp chỉ có chỉ số là 0,7.
- Chỉ số quay vòng vốn: bình quân cả nước năm 2017 là 0,7 trong đó cao nhất là các doanh nghiệp FDI là 1,1 còn thấp nhất là các doanh nghiệp nhà nước đạt 0,3.
- Hiệu suất ROA: bình quân cả nước đạt 2,9% trong đó doanh nghiệp khu vực nhà nước đạt 2,2% doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 1,8% còn doanh nghiệp FDI đạt 7,0%.
Như vậy, các chỉ tiêu trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của các loại hình và khu vực doanh nghiệp khác nhau, điều này cũng là cơ sở để các chinh sách hỗ trợ khởi nghiệp tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2017
Hiệu suất sử dụng lao động (lần)
Chỉ số quay vòng vốn (lần)
Hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA)(%)
Hiệu suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) (%)
Chia theo loại hình doanh nghiệp
+ Khu vực DN nhà nước 18,0 4,1 0,3 2,2 6,4
+ Khu vực DN ngoài nhà nước 15,5 2,3 0,7 1,8 2,5
Chia theo khu vực kinh tế
Nông lâm nghiệp và thủy sản 7,0 0,7 0,4 1,6 4,4
Công nghiệp và xây dựng 12,3 1,6 1,0 4,9 5,0
Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019
4.2.4 Thực trạng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Theo thống kê của Echelon - một trong những tạp chí hàng đầu về khởi nghiệp tại Đông Nam Á, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 startup Theo thống kê của tổ chức Topica Founder Institute (TFI) năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư với tổng số vốn 291 triệu USD - tăng gần gấp đôi về số lượng thương vụ và gần 50% về tổng số vốn đầu tư so với năm 2016 (50 thương vụ với 205 triệu USD) Mặc dù có sự tăng trưởng tương đối mạnh, nhưng nguồn vốn đầu tư cho KNST tại Việt Nam vẫn tương đối khiêm tốn so với khu vực và trên thế giới Theo Tech in Asia năm 2017, Đông Nam Á đã thu hút 7,86 tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp như vậy, số vốn đầu tư Việt Nam thu hút được chiếm tỷ phần rất nhỏ - chưa đến 5% Theo tạp chí uy tín về khởi nghiệp
CB Insights, Việt Nam đứng thứ tư về lượng vốn thu hút được cho khởi nghiệp từ năm
2012 tới nay, sau Singapore, Indonesia và Malaysia Tại Việt Nam, hiện nay có 40 quỹ đầu tư cho Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) (số liệu tính đến hết năm 2017) với sự tham gia của các tập đoàn lớn, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh và nhà đầu tư cá nhân (hay còn gọi là “nhà đầu tư thiên thần”); đã có gần 50 khu làm việc KNST chung, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Việt Nam đang trong giai đoạn có nguồn nhân lực trẻ dồi dào, tỷ lệ người có mong muốn khởi sự kinh doanh cao Đây là một động lực tốt cho tăng trưởng cũng như cho KNST Với vai trò cơ bản là cung cấp nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng, các trường đại học trong nước đang nỗ lực tăng cường chất lượng đào tạo Một số trường đã rất năng động trong việc đào tạo về khởi sự kinh doanh, mở các vườn ươm, có các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp Song về quy mô tổng thể, số lượng trường đại học có các chương trình đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp còn khá nhỏ so với số lượng DN KNST trên cả nước, nhiều trường đại học có khả năng hỗ trợ còn hạn chế do các hạn chế về tài chính cũng như kinh nghiệm cho hỗ trợ KNST.
Một số khó khăn, tồn tại làm giảm cơ hội khởi nghiệp
(1) Chưa hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ vốn đầu tư còn yếu:
Quy mô nền kinh tế Việt Nam đã nhỏ, trong khi tỷ lệ chi cho KH&CN so với GDP lại thấp, nên tổng số chi cho KH&CN của Việt Nam quá nhỏ Với thực trạng này, chắc chắn chúng ta sẽ khó theo kịp nhiều nước, bởi vì hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển đều chi cho lĩnh vực này tương đương 3-4% GDP.
Mặt khác chính sách hỗ trợ khởi nghiệp còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự thu hút đối với các nhà đầu tư trong khi sự cạnh tranh quốc tế ngày càng cao Tại Việt Nam chưa có nền tảng pháp lý cho mô hình tài chính mới liên quan đến khởi nghiệp. Một trong những hình thức huy động vốn đầu tư giai đoạn ban đầu đang phát triển rất mạnh trên thế giới là hình thức gọi vốn cộng đồng trên nền tảng internet (crowd funding) Ở Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành các nền tảng gọi vốn cộng đồng như Fund start, Tima, Betado Tuy nhiên, chưa có các văn bản pháp lý quy định về các hình thức gọi vốn này Do đó, các nền tảng này còn hoạt động dè dặt, chưa thực sự tạo được ảnh hưởng đến thị trường đầu tư khởi nghiệp Đặc biệt, hình thức gọi vốn đổi lấy cổ phần chưa có mặt tại Việt Nam Hơn nữa, thủ tục đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam chỉ phù hợp với những khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng triệu USD nhưng chưa phù hợp với các khoản đầu tư startup giai đoạn đầu chỉ từ vài chục đến vài trăm ngàn USD Theo kinh nghiệm quốc tế và cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước đối với việc phát triển khởi nghiệp, Nhà nước thường tham gia vào giai đoạn ban đầu của khởi sự, hỗ trợ về mặt tài chính, thông qua các khoản tài trợ không hoàn lại nhằm phục vụ mục đích: (1) nghiên cứu, hoàn hiện công nghệ; (2) tìm hiểu thị trường; (3) thuê chuyên gia, (4) hoàn thiện sản phẩm mẫu; và (5) đưa sản phẩm ra thị trường (marketing, xây dựng thị trường ban đầu) Ở Việt Nam các định mức chi và nội dung chi cho các hoạt động này hiện nay còn thấp, chưa tạo được bước đột phá Trong khi, trong những bước phát triển ban đầu, khi chưa có nhà đầu tư tư nhân, nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, startup rất dễ “chết yểu” và không thể bước thêm các bước phát triển phía sau Hiện nay, việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi sự để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh (thương mại hóa) đã được đưa vào các quy định tại Luật chuyển giao công nghệ, Luật Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn thi hành Tuy nhiên, các đạo luật trên mới triển khai năm 2018, chưa xây dựng đủ hành lang pháp lý để triển khai.
Tại Việt Nam, hệ thống về thuế, ưu đãi cho đầu tư khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chưa phù hợp, chưa tạo được sự thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài, chưa có quy định về việc hỗ trợ thuế thu nhập cá nhân đối với các nhà đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Do vậy cá nhân nhà đầu tư sẽ phải đóng thuế thu nhập dựa trên các khoản đầu tư có lãi nhưng lại không được bù các khoản đầu tư lỗ Điều này gây bất lợi lớn với các nhà đầu tư thiên thần do tính chất của đầu tư khởi nghiệp là đầu tư rủi ro cao với tỷ lệ thất bại có thể lên đến 90%. Đối với các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển đã có hệ thống thuế thu nhập thặng dư, họ lại càng thiếu động lực để đầu tư vào Việt Nam Mặc dù Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 đã có quy định về việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư cho khởi nghiệp nhưng việc thực hiện các ưu đãi thuế này vẫn cần có các hướng dẫn cụ thể từ Bộ Tài chính để thực sự đi vào cuộc sống. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chưa có ưu đãi đối với nhà đầu tư cá nhân, chính vì vậy, việc thu hút và tăng số lượng nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam vẫn chưa được giải quyết.
Tóm lại, trên đây chính là những bất cập về thể chế, các chính sách hỗ trợ tài chính cần được xây dựng và hoàn thiện trong thời gian tới.
(2) Những bất cập về giáo dục đào tạo:
Chính sách giáo dục chưa thực sự nội dung giáo dục khởi nghiệp vào chương trình giảng dạy:
Các chương tình giáo dục từ tiểu học, đến trung học đều thiếu quan tâm đến giáo dục khởi nghiệp, đây là điểm khác biệt cốt lõi khi so sánh với các quốc gia phát triển doanh nghiệp dựa trên nền táng giáo dục Mặt khác, ở bậc đại học, cao đẳng, các trường vẫn chưa có sự thống nhất trong việc đưa các môn học về khởi sự doanh nghiệp, hiện nay chỉ một số trường đại học lớn có đào tạo, phát triển vườn ươm khởi nghiệp điều này dẫn tới những hạn chế trong hoạt động giáo dục, tạo dựng nền tảng nhận thức tư duy tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.
Chưa phát huy được nguồn nhân lực tốt nhất cho hoạt động sáng tạo:
Nếu tính tổng số cán bộ nghiên cứu (FTE) của Việt Nam năm 2015 là 62.886 người, bình quân có 6,86 cán bộ nghiên cứu/1 vạn dân Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Singapo (66,6), Malaixia (20,5),Thái Lan (9,7), Trung Quốc (11,1) và thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Ngoài ra, theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai chỉ số nhân lực của Việt Nam còn rất thấp: kiến thức của người lao động đứng thứ 81, chất lượng đào tạo nghề đứng thứ 80, chất lượng các trường đại học đứng thứ 74, đào tạo qua công việc đứng thứ 74, chất lượng kỹ sư và nhà khoa học đứng thứ 70/100 quốc gia Nhìn chung, năng lực của đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ ( của Việt Nam còn hạn chế, chưa có chính sách đột phá trong trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ trong nước và thu hút trí thức việt kiều.
Hơn nữa, về thu hút lao động nước ngoài cho khởi nghiệp, Việt Nam hiện đã có visa cho nhà đầu tư và nhân lực làm việc tại doanh nghiệp nhưng chưa có visa cho sáng lập viên khởi nghiệp (entrepreneur visa) Ngoài ra, quy định về nhân lực nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp trong nước (work permit) cũng có nhiều bất cập,đặc biệt là quy định hiện hành về việc người lao động phải có bằng cấp tương tự như nghề nghiệp tại Việt Nam Điều này, theo nhiều doanh nghiệp và quỹ đầu tư, đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam là không hợp lý, gây khó khăn cho việc tuyển dụng nhân lực chất lượng cao.
(3) Về cơ sở vật chất hỗ trợ khởi nghiệp:
Ngoài các khu làm việc chung, nhiều loại hình cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết khác cho khởi nghiệp còn chưa được phát triển, như hạ tầng internet, viễn thông, phòng nghiên cứu, phát triển sản phẩm, cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và công nghệ trong nước và liên kết quốc tế.
Hạn chế trong việc tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ, ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của cá nhân, đặc biệt là những khu vực xa trung tâm:
Hoạt động thông tin KH&CN phục vụ cộng đồng còn nhiều bất cập, gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động sáng tạo, mặc dù các trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan nhà nước, bao gồm Bộ KH&CN vẫn đăng tải và cập nhật thông tin KH&CN thường xuyên, nhưng thực tế các thông tin này chưa được nhiều tầng lớp nhân dân chú ý so với nhiều tin tức về kinh tế - xã hội, chính trị và các tin tức giải trí hoặc người dân có nhu cầu tiếp cận các thông tin về tiến bộ khoa học để ứng dụng trong đời sống sản xuất thì chưa biết đến các kênh thông tin này Bên cạnh đó, do trình độ cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông còn hạn chế, chưa làm tốt công tác chọn lọc thông tin và bản thân cán bộ chưa được cập nhật thông tin kịp thời, đầy đủ nên chưa tạo được sức hút hoặc làm giảm dần sức hút đối với người dân Những hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về tiến bộ khoa học của người dân đã gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường sáng tạo của họ Việc thiếu thông tin, thiếu trình độ hiểu biết về thông tin KH&CN khiến cho người dân bị hạn chế tham gia các hoạt động sáng tạo do tiếp cận các kiến thức thiếu thốn hơn so với nhịp độ phát triển chung của cộng đồng.
Trong chương 4, NCS tiến hành phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp Trình bày và phân tích những kế quả đạt được trong thời gian qua Những kết quả này là hết sực tích cực sau 5 năm đã có những chính sách, quy định riêng cho khởi nghiệp Mặt khác từ số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và Bộ kế hoạch và đầu tư, NCS so sánh, đánh giá, phân tích và chỉ ra những hạn chế chính sách từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao cơ hội khởi nghiệp ở chương 6.
CHƯƠNG 5PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Thống kê mô tả mẫu
Với số phiếu hợp lệ là 475 phiếu, được thu về từ 10 trường đại học, kết quả mô tả được trình bày như sau:
Bảng 5.1 Thống kê mẫu theo giới tính
Giới tính Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Nguồn: NCS phân tích dữ liệu sơ cấp qua phần mềm SPSS
Có 275 phiếu là nam giới chiếm tỷ lệ 57,9 %, 200 phiếu là nữ giới chiếm tỷ lệ 42,1% sự chênh lệch giới tính này là do khối ngành kỹ thuật thường hầu hết là sinh viên nam, trong khi khối ngành kinh tế tỷ lệ nam nữ thường cân bằng hơn.
Bảng 5.2 Thống kê mẫu theo năm học
Năm học Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Nguồn: NCS phân tích dữ liệu sơ cấp qua phần mềm SPSS
Có 316 phiếu thu về tương đương 66,5% là của sinh viên năm cuối, số còn lại là sinh viên năm thứ 3 (33,3%).
Bảng 5.3 Thống kê mẫu theo ngành học
Ngành học Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Nguồn: NCS phân tích dữ liệu sơ cấp qua phần mềm SPSS
Có 216 phiếu là của sinh viên ngành kỹ thuật đạt tỷ lệ 45,5%, số còn lại 259 phiếu là sinh viên ngành kinh tế - quản trị kinh doanh đạt tỷ lệ 54,5%.
- Về nghề nghiệp của bố hoặc mẹ:
Bảng 5.4 Thống kê mẫu theo nghề bố hoặc mẹ
Nghề bố mẹ Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent tu-kinh-doanh 109 22.9 22.9 22.9 lam-quan-ly-doanh- nghiep-kd 10 2.1 2.1 25.1
Valid lam-nhan-vien-doanh- nghiep-kd 23 4.8 4.8 29.9 cong-viec-khac 333 70.1 70.1 100.0
Nguồn: NCS phân tích dữ liệu sơ cấp qua phần mềm SPSS
Có 109 phiếu tương đương 22,9% sinh viên có bố hoặc mẹ là “Tự kinh doanh” có 10 phiếu tương đương 2,1% là “Làm quản lý doanh nghiệp kinh doanh”; 23 phiếu tương đương 4,8% là “Làm nhân viên doanh nghiệp kinh doanh” Như vậy chủ yếu nghề nghiệp của bố hoặc mẹ sinh viên trong mẫu này là “Công việc khác” khi có 333 phiếu tương đương 70,1%, điều này là hợp lý khi thực tế tỷ lệ người dân tham gia trực tiếp hoặc hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh là không chiếm đa số.
5.1.1 Phân tích giá trị mean của biến thể chế I
Bảng 5.5 Giá trị mean của biến độc lập “thể chế I”
Ký hiệu Thể chế I Mean
TCI1 Chính sách thuế và các khoản phí là minh bạch và nhất quán 3.25 TCI2 Chính sách cấp quốc gia luôn ưu tiên các công ty mới khởi nghiệp
TCI3 Chính sách cấp địa phương luôn ưu tiên các công ty mới khởi nghiệp
TCI4 Thời hạn câp giấy phép cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp (VD: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) nhanh chóng.
TCI5 Doanh nghiệp khởi nghiệp được giảm nhẹ gánh nặng về các loại thuế
TCI6 Sự quan liêu của các cơ quan công quyền không gây cản trở nhiều với các doanh nghiệp mới
TCI7 Chính sách chung của chính phủ luôn luôn ủng hộ các công ty mới khởi nghiệp
Nguồn: NCS phân tích từ kết quả khảo sát
Từ kết quả giá trị trung bình của bảng trên, ta thấy đa phần cảm nhận của sinh viên đồng ý và đánh giá cao tác động của các chính sách hiện nay là tạo thuận lợi cho khởi nghiệp (các kết quả mean có giá trị >3 và tiến sát về 4) Đối với quan sát TCI3 có kế quả là 2.92 và quan sát TCI6 có kết quả là 2.97 cho thấy cảm nhận của sinh viên khi đi đánh giá không cao về năng lực thực thi chinh sách của chính quyền địa phương cũng như đánh giá sự quan liêu của họ gây áp lực lên các cá nhân khởi nghiệp Các kết quả này cũng phản ánh phần nào tình hình thực thi chính sách hiện nay, tuy có nhiều cải thiện về thủ tục hành chính tuy nhiên khi thực thi chính sách vẫn còn những tồn tại đặc biệt là sự không chủ động, thờ ơ của một số cán bộ hỗ trợ, thực thi chính sách.
5.1.2 Phân tích giá trị mean của biến “Thể chế II”
Bảng 5.6 Giá trị mean của biến thể chế II
Ký hiệu Thể chế II Mean
TCII1 Có sự thống nhất về cơ quan hỗ trợ khởi nghiệp cho các công ty mới
TCII2 Các vườn ươm doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ hiệu quả cho các công ty mới khởi nghiệp
TCII3 Các chương hỗ trợ hiện nay là đầy đủ về số lượng 3.50 TCII4 Thông tin về về hỗ trợ của chính phủ được phổ biến một cách rộng rãi (Bất cứ ai cũng dễ dàng tiếp cận các thông tin về các chương trình hỗ trợ của Chính phủ)
TCII5 Những người đại diện pháp luật, cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp mới (Cán bộ sở KH và đầu tư, Hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp)
Nguồn: NCS phân tích từ kết quả khảo sát
Theo kết quả trên, cảm nhận về “thông tin hỗ trợ của chính phủ được phổ biến rộng rãi” có giá trị bình quân cao nhất 3.68, trong khi đó các giá trị mean của các quan sát còn lại cũng đạt giá trị khá cao, điều đó cho thấy cảm nhận về các chính sách thực tế đã được các đáp viên đánh giá cao Giá trị thấp nhất là 3.42 của quan sát “ Những cán bộ trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp mới, sở ban ngành địa phương làm việc hiệu quả” cho thấy việc đánh giá thực thi chính sách cấp địa phương vẫn có những đánh giá thấp, đây cũng là thông tin quan trọng để các nhà hoạch định, tổ chức thực thi chính sách lưu tâm.
5.1.3 Phân tích giá trị mean của biến “Văn hóa”
Bảng 5.7 Giá trị mean của biến “văn hóa”
Ký hiệu Văn hóa Mean
VH1 Văn hóa quốc gia ủng hộ thành công của cá nhân thông qua nỗ lực cá nhân
VH2 Văn hóa quốc gia nhấn mạnh sự tự chủ, độc lập của cá nhân, tôn trọng sáng kiến cá nhân
VH3 Văn hóa quốc gia khuyến khích sự chấp nhận rủi ro trong kinh doanh
VH4 Văn hóa quốc gia khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới 3.15 VH5 Văn hóa quốc gia đề cao trách nhiệm cá nhân (không phải trách nhiệm tập thể) trong việc công dân tự quản lý cuộc sống của mình
Nguồn: NCS phân tích từ kết quả khảo sát
Các đánh giá cảm nhận về tác động của nền tảng văn hóa tới cơ hội khởi nghiệp tương đối cận giá trị 3.0 điều này cho thấy nhận thức về vai trò văn hóa cũng như cảm nhận về giá trị của văn hóa của các đáp viên trong việc thúc đẩy khởi nghiệp là không cao (ở mức trung bình) Cụ thể cảm nhận về “văn hóa quốc gia khuyến khích chấp nhận rủi ro trong kinh doanh” được đánh giá cao nhất là 3.49 còn cảm nhận về “ văn hóa quốc gia đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc công dân tự quản lý cuộc sống của mình” nhận giá trị mean thấp nhất 2.92, điều này cho thấy phản ứng của của các đáp viên về tính “tập thể, trách nhiệm chung” vẫn còn cao, đây cũng là rào cản của trào lưu khởi nghiệp quốc gia đặc biệt là thế hệ trẻ.
5.1.4 Phân tích giá trị mean của biên “Giáo dục I”
Bảng 5.8 Giá trị mean của biến “giáo dục I”
Ký hiệu Giáo dục I Mean
GDI1 Dạy học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông khuyến khích sự sáng tạo, tự túc và sáng kiến cá nhân
GDI2 Dạy học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cung cấp, hướng dẫn đầy đủ các nguyên tắc kinh tế và thị trường
GDI3 Dạy học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cung cấp kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp
Nguồn: NCS phân tích từ kết quả khảo sát
Nhìn chung các đánh giá của đáp viên về tác động của giáo dục cấp tiểu học và trung học trong việc tạo nền tảng cho khởi nghiệp khá cao và đồng nhất Sinh viên cho rằng nền tảng kiến thức về các nguyên tắc kinh tế và thị trường đã được cung cấp ở các bậc học tiểu học, trung học có giá trị tương đối cao 3.53 Trong khi đó, cảm nhận về sự sáng tạo, khuyến khích sáng kiến cá nhân tại các bậc học này còn cần cải thiện nhiều khi đạt giá trị là 3.28.
5.1.5 Phân tích giá trị mean cho biến “Giáo dục II”
Bảng 5.9 Giá trị mean của biến “giáo dục II”
Ký hiệu Giáo dục II Mean
GDII1 Trường đại học cung cấp đủ những điều cần thiết để sinh viên tự tin khởi nghiệp
GDII2 Trường đại học giúp sinh viên sẵn sáng chấp nhận rủi ro khi khởi nghiệp
GDII3 Trường đại học cung cấp đủ số lượng môn học cần thiết để khởi nghiệp 3.26 GDII4 Trường đại học cung cấp đủ các chương trình ngoại khóa để khởi nghiệp
Nguồn: NCS phân tích từ kết quả khảo sát
Nhìn chung, cảm nhận của sinh viên về nền tảng kiến thức, kỹ năng, thái độ mà các trường đại học cung cấp cho sinh viên để khởi nghiệp có kết quả trung bình tương đối sát nhau Trong đó, cảm nhận về “giúp sinh viên sẵn sàng chấp nhận rủi ro” nhận giá trị cao nhất, trong khí đó cảm nhận về “ giúp sinh viên tự tin khởi nghiệp” nhận giá trị thấp nhất Các kết quả này phản ánh về vai trò các trường đại học trong hỗ trợ phát triển khởi nghiệp hiện nay, cần hướng tới phát triển kỹ năng toàn diện cho sinh viên, giúp họ tự tin khởi nghiệp.
5.1.6 Phân tích giá trị mean của biến “hỗ trợ tài chính”
Bảng 5.10 Giá trị mean của biến “hỗ trợ tài chính”
Ký hiệu Hỗ trợ tài chính Mean
TC1 Việc tiếp cận nguồn vốn vay tại các tổ chức tín dụng là dễ dàng 3.18 TC2 Chi phí vốn vay tại các tổ chức tín dụng là phù hợp với các doanh nghiệp mới
TC3 Nhà nước quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư thiên thần (Angel investors), tạo điều kiện tối đa trong quá trình đầu tư cho khởi nghiệp
TC4 Nhà nước chú trọng xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp
TC5 Nhà nước quan tâm đến việc xây dựng thị trường chứng khoán thứ cấp cho doanh nghiệp khởi nghiệp huy động vốn
Nguồn: NCS phân tích từ kết quả khảo sát
Trong các giá trị cảm nhận về “tài chính” cho khởi nghiệp, các đáp viên cho rằng, việc tiếp cận nguồn vốn vay ở các tổ chức tín dụng là khó khăn nhất, giá trị mean tương ứng thấp nhất là 3.18 Ngoài ra họ cũng đánh giá cần phải quan tâm đến việc xây dựng thị trường chứng khoán thứ cấp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Cảm nhận cao nhất thuộc về quan sát “ hỗ trợ các nhà đầu tư thiên thần, tạo điều kiện cho họ hỗ trợ khởi nghiệp” cho thấy các đáp viên rất quan tâm đến xu hướng khởi nghiệp hiện đại ngày nay.
5.1.7 Phân tích giá trị mean của biến “ cơ sở hạ tầng”
Bảng 5.11 Giá trị mean của biến “cơ sở hạ tầng”
Ký hiệu Cơ sở hạ tầng Mean
PTC1 Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ cho khởi nghiệp 3.46PTC2 Nhà nước hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho khởi nghiệp 3.31PTC3 Nhà nước hỗ trợ thông tin và truyền thông cho khởi nghiệp 3.52PTC4 Nhà nước phát triển các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp 3.44
Nhìn chung các đánh giá cho điểm của các đáp viên về “cơ sỏ hạ tầng” cho giá trị mean tương đối sát nhau Điều này cho thấy sự thống nhất về chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhận được sự đồng thuận rộng rãi trong việc hỗ trợ khởi nghiệp Về thực thi chính sách cần đẩy mạnh hơn nữa hỗ trợ cơ sỏ hạ tầng cho khởi nghiệp, tạo thêm động lực niềm tin cho các cá nhân khởi nghiệp.
5.1.8 Phân tích giá trị mean của biến “cơ hội khởi nghiệp”
Bảng 5.12 Giá trị mean của biến phụ thuộc “cơ hội khởi nghiệp”
Ký hiệu Cơ hội khởi nghiệp Mean
Kết quả kiểm định thang đo
Kết quả kiểm định Cronbach Alpha với các thang đo của các biến như sau:
Bảng 5.13 Kết quả kiểm định Cronback Alpha
Trung bình thước đo nếu loại biến
Phương sai thước đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach Apha nếu loại biến
Trung bình thước đo nếu loại biến
Phương sai thước đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach Apha nếu loại biến
Trung bình thước đo nếu loại biến
Phương sai thước đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach Apha nếu loại biến
Nguồn: NCS tự tổng hợp theo kết quả điều tra
Các kết quả Cronbach Alpha cho thấy hầu hết các thước đo đều có giá trị đạt yêu cầu (>0,7), chỉ có biến độc lập “Thể chế II” đạt giá trị 0,674 đã rất gần với 0,7. Hầu như các giá trị ở cột hệ số tương quan biến tổng đều >0,3 Đặc biệt, quan sát TC5 do nghiên cứu sinh tự xây dựng cũng đạt được những giá trị trong vùng chấp nhận.Tuy nhiên có 2 biến quan sát là TCI6 (Thể chế I.6) có hệ số tương quan biến tổng là0.284 0,749 (giá trị CronbackAlpha chung của biến độc lập Thể chế I)và biến quan sát TC1 (Hỗ trợ tài chính 1) có hế số tương quan biến tổng là 0,1890,702 (giá trị Cronback Alpha chung của biến độc lập Hỗ trợ tài chính) Như vậy cần phải xem xét loại bỏ 2 quan sát này khỏi mô hình, tác giả nhận thấy như sau:
(1) Biến quan sát TCI6 là “Sự quan liêu của các cơ quan công quyền không gây cản trở nhiều với các doanh nghiệp mới” có kết quả không như mong đợi có thể được giải thích là do đối tượng khảo sát đánh giá thấp nhận định này, điều này cũng dễ hiểu vì tại Việt Nam, vấn đề quan liêu của các cơ quan công quyền đang rất tích cực được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế Đó là lý do biến quan sát này nhận được kết quả không như mong đợi, đây là cơ sở để đưa ra giải pháp tại chương 6 của luận án.
(2) Biến quan sát TC1 là “Việc tiếp cận nguồn vốn nay tại các tổ chức tín dụng là dễ dàng” là 2 biến có kết quả không như mong đợi, nguyên nhân là do các đối tượng khảo sát đánh giá thấp, không tin tưởng việc tiếp cận vốn dễ dàng từ các tổ chức tín dụng khi khởi nghiệp, khách quan có thể là do các tổ chức tín dụng siết chặt các quy định cho vay để hạn chế nợ xấu, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng có những cản trở việc tiếp cận vốn vay đến từ cán bộ của các tổ chức tín dụng này, và như vậy, đây cũng chính là tồn tại cần đưa ra những giải pháp khắc phục tại chương 6 của luận án.
Từ những nhận định trên nghiên cứu sinh quyết định loại bỏ 2 biến quan sát so với mô hình gốc để phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam Kết quả chạy lại Cronback Alpha sau khi bỏ đi 2 quan sát TCI6 và TC1 như sau:
Bảng 5.14 Kết quả Cronback Alpha sau khi loại các quan sát không phù hợp
Trung bình thước đo nếu loại biến
Phương sai thước đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach Apha nếu loại biến
Trung bình thước đo nếu loại biến
Phương sai thước đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach Apha nếu loại biến
Trung bình thước đo nếu loại biến
Phương sai thước đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach Apha nếu loại biến
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, hiệu chỉnh lại theo kết quả điều tra và kiểm định thang đo
Như vậy các kết quả sau hiệu chỉnh các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình đều đạt yêu cầu kiểm định, cụ thể các kết quả Cronback Alpha của các biến trong mô hình là: Thể chế I = 0,767; Thể Chế II =0,674; Văn hóa = 0,845; Giáo dục I
= 0,708; Giáo dục II = 0,802; Hỗ trợ tài chính =0,772 ; Cơ sở hạ tầng =0,823 ; Cơ hội khởi nghiệp =0,801 Các kết quả này cùng với các chỉ báo ở bảng trên là đủ tin cậy để thực hiện những phân tích định lượng tiếp theo
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Kết quả KMO-meyer là 0,811 đạt yêu cầu phải >0,6 Các biến quan sát đều tải về với các kết quả về đúng nhân tố gốc với hệ số tải thấp nhất là 0,509 cao nhất là 0,845 đảm bảo yêu cầu trong phân tích nhân tố (Trong phân tích EFA, NCS đã bỏ đi 2 quan sát đã thực hiện ở bước kiểm định thang đo là TCI6 và TC1)
Bảng 5.16 Ma trận nhân tố xoay Rotated Component Matrix a
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Phân tích tương quan
Theo bảng phân tích giá trị tương quan dưới đây, ta thấy mối quan hệ giữa các biến là hợp lý, giá trị các sig đều nhỏ hơn 0.05 tức là đều có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5.17 Phân tích tương quan Correlations
CH TCI TCII VH GDI GDII TC PTC
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Kiểm định các giả thuyết
Kiểm định T – test: Để kiểm định giả thuyết, luận án sử dụng kiểm định one – sample - T test để kiểm định giá trị mean của tổng thể từng biến độc lập với giá trị trung gian trong thang đo likert 5 mức độ là giá trị 3.
* Với biến độc lập Thể chế I:
Giả thuyết Ho: Điểm đánh giá trung bình của các đáp viên của biến “Thể chế I” bằng 3
Kết quả kiểm định như sau:
Bảng 5.18 Kiểm định T- test của biến “Thể chế I”
Ký hiệu Thể chế I Sig Mean
TCI1 Chính sách thuế và các khoản phí là minh bạch và nhất quán
TCI2 Chính sách cấp quốc gia luôn ưu tiên các công ty mới khởi nghiệp
TCI3 Chính sách cấp địa phương luôn ưu tiên các công ty mới khởi nghiệp
TCI4 Thời hạn câp giấy phép cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp (VD: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) nhanh chóng.
TCI5 Doanh nghiệp khởi nghiệp được giảm nhẹ gánh nặng về các loại thuế
TCI6 Sự quan liêu của các cơ quan công quyền không gây cản trở nhiều với các doanh nghiệp mới
TCI7 Chính sách chung của chính phủ luôn luôn ủng hộ các công ty mới khởi nghiệp
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Căn cứ bảng kết quả trên, ta thấy với mức ý nghĩa 5%:
- Giá trị sig của các quan sát TCI1, TCI2, TCI4 , TCI5, TCI7 =0
- Có 2 quan sát TCI3 và TCI6 có sig khác 0, cụ thể giá trị khác biệt giữa giá trị Mean của TCI3 và TCI6 so với giá trị kiểm định 3 lần lượt là -0,080 và -0,025 (giá trị cột Mean Difference).
Các kết quả trên cho thấy đảm bảo đủ điều kiện có ít nhất một giá trị quan sát có sig =0.
Như vậy ta bác bỏ Ho, tức là giá trị mean của biến “Thể chế I” khác giá trị 3, cụ thể là trị số Mean của từng quan sát có chênh lệch hầu hết lớn hơn giá trị 3, điều này tức là chấp nhận giả thuyết H1, có nghĩa “thể chế I” có tác động thuận chiều tới cơ hội khởi nghiệp.
* Tương tự ta kiểm định với các biến độc lập còn lại bao gồm: Thể chế II, văn hóa, giáo dục I, giáo dục II, hỗ trợ tài chính, cơ sở hạ tầng
Giả thuyết Ho: Điểm đánh giá trung bình của các đáp viên của biến độc lập trên bằng 3.
Kết quả kiểm định như sau:
Bảng 5.19 Kiểm định T- test của biến “Thể chế II”
Ký hiệu Thể chế II Sig Mean Difference
TCII1 Có sự thống nhất về cơ quan hỗ trợ khởi nghiệp cho các công ty mới
TCII2 Các vườn ươm doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ hiệu quả cho các công ty mới khởi nghiệp
TCII3 Các chương hỗ trợ hiện nay là đầy đủ về số lượng 000 497 TCII4 Thông tin về về hỗ trợ của chính phủ được phổ biến một cách rộng rãi (Bất cứ ai cũng dễ dàng tiếp cận các thông tin về các chương trình hỗ trợ của Chính phủ)
TCII5 Những người đại diện pháp luật, cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp mới (Cán bộ sở KH và đầu tư, Hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp)
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Bảng 5.20 Kiểm định T- test của biến “Văn hóa”
Ký hiệu Văn hóa Mean Mean Difference
VH1 Văn hóa quốc gia ủng hộ thành công của cá nhân thông qua nỗ lực cá nhân
VH2 Văn hóa quốc gia nhấn mạnh sự tự chủ, độc lập của cá nhân, tôn trọng sáng kiến cá nhân
VH3 Văn hóa quốc gia khuyến khích sự chấp nhận rủi ro trong kinh doanh
VH4 Văn hóa quốc gia khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới
VH5 Văn hóa quốc gia đề cao trách nhiệm cá nhân
(không phải trách nhiệm tập thể) trong việc công dân tự quản lý cuộc sống của mình
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Bảng 5.21 Kiểm định T- test của biến “Giáo dục I”
Ký hiệu Giáo dục I Mean Mean Difference
GDI1 Dạy học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông khuyến khích sự sáng tạo, tự túc và sáng kiến cá nhân
GDI2 Dạy học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cung cấp, hướng dẫn đầy đủ các nguyên tắc kinh tế và thị trường
GDI3 Dạy học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cung cấp kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Bảng 5.22 Kiểm định T- test của biến “Giáo dục II”
Ký hiệu Giáo dục II Mean Mean Difference
GDII1 Trường đại học cung cấp đủ những điều cần thiết để sinh viên tự tin khởi nghiệp 000 211 GDII2 Trường đại học giúp sinh viên sẵn sáng chấp nhận rủi ro khi khởi nghiệp 000 448
GDII3 Trường đại học cung cấp đủ số lượng môn học cần thiết để khởi nghiệp 000 259
GDII4 Trường đại học cung cấp đủ các chương trình ngoại khóa để khởi nghiệp 000 284
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Bảng 5.22 Kiểm định T- test của biến “Hỗ trợ tài chính”
Ký hiệu Hỗ trợ tài chính Mean Mean Difference
TC1 Việc tiếp cận nguồn vốn vay tại các tổ chức tín dụng là dễ dàng 000 179
TC2 Chi phí vốn vay tại các tổ chức tín dụng là phù hợp với các doanh nghiệp mới 000 387
TC3 Nhà nước quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư thiên thần (Angel investors), tạo điều kiện tối đa trong quá trình đầu tư cho khởi nghiệp
TC4 Nhà nước chú trọng xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp 000 429
TC5 Nhà nước quan tâm đến việc xây dựng thị trường chứng khoán thứ cấp cho doanh nghiệp khởi nghiệp huy động vốn
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Bảng 5.22 Kiểm định T- test của biến “Cơ sở hạ tầng”
Ký hiệu Cơ sở hạ tầng Mean Mean Difference
PTC1 Nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ cho khởi nghiệp
PTC2 Nhà nước hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho khởi nghiệp
PTC3 Nhà nước hỗ trợ thông tin và truyền thông cho khởi nghiệp
PTC4 Nhà nước phát triển các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp
Nguồn: NCS tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Căn cứ bảng kết quả trên, ta thấy với mức ý nghĩa 5%:
- Giá trị sig của các quan sát VH1 và VH5 lần lượt có các giá trị sig khác 0
- Các quan sát còn lại ở tất cả các biến độc lập đã kiểm định tại các bảng trên cho thấy giá trị sig = 0.
Các kết quả trên cho thấy ở tất cả các biến độc lập, mỗi biến đều đảm bảo đủ điều kiện có ít nhất một giá trị quan sát có sig = 0.
Như vậy ta bác bỏ Ho, tức là giá trị mean của các biến trên khác giá trị 3, điều này tức là chấp nhận giả thuyết H1, có nghĩa các biến trên có tác động tới cơ hội khởi nghiệp.
Kết luận chung về kiểm định T Test: Do tất cả các biến đều có tác động đến biến phụ thuộc là “cơ hội khởi nghiệp”, cụ thể các giá trị mean hầu hết đều lớn hơn 3 (trừ 4 quan sát TCI3, TCI6, VH1, VH5) do vậy tác động này mang giá trị dương, thuận chiều với biến phụ thuộc Như vậy, mô hình nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thống kê, các giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ.
BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Bàn luận về kết quả nghiên cứu
Dựa vào mức ý nghĩa thống kê của từ biến từ các kết quả nghiên cứu của chương 5 trên, ta thấy tất cả các biến có ý nghĩa thống kê, đều tương quan thuận với cơ hội khởi nghiệp Cụ thể đối với nhân tố TCI (Thể chế I) tăng thêm 1 điểm thì cơ hội khởi nghiệp tăng thêm 0,285 điểm Bên cạnh đó các biến độc lập TCII; VH; GDI; GDII; TC; PTC cũng có tác động thuận chiều đến cơ hội khởi nghiệp, cụ thể nếu các biến này tăng thêm một điểm thì lần lượt sự tăng thêm của biến phụ thuộc sự sẵn sàng kinh doanh sẽ là 0,248; 0,423; 0,244; 0,219; 0,483; 0,246 điểm Như vậy theo hệ số tác động đã chuẩn hóa (hệ số beta) nhân tố “Hỗ trợ tài chính” có tác động lớn nhất đến cơ hội khởi nghiệp, ngoài ra nhân tố “Văn hóa” cũng có tác động mạnh đến cơ hội khởi nghiệp, đây cũng là cơ sở để đẩy mạnh các giải pháp hướng đến những chính sách này nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động khởi nghiệp Các kết quả trên chỉ ra mức độ tác động của tất cả các chính sách và thành tố chính sách đến cơ hội khởi nghiệp tại Việt Nam, đây là cơ sở quan trọng để đề xuất những gợi ý chính sách nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, nâng cao cơ hội khởi nghiệp Ngoài ra phần kiểm định T – test cũng đã khẳng định ý nghĩa thống kê của mô hình nghiên cứu, kết quả các giá trị sig của kiểm định đã khẳng định ủng hộ các giả thuyết nghiên cứu mà luận án đặt ra, tức là các biến độc lập của mô hình đề xuất có tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc “cơ hội khởi nghiệp”.
Các kết quả nghiên cứu của luận án khi so sánh với các nghiên cứu của trước ta thấy một số điểm cần nhấn mạnh sau:
- Kết quả nghiên cứu của Ali Davaria và Taraneh Farokhmanesh (2017) tập trung nhấn mạnh vai trò của việc cải thiện môi trường kinh doanh, coi đây là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tư nhân phát triển, ngoài ra kết quả nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của việc hỗ trợ tài chính và những hỗ trợ về cơ sở vật chất trong giai đoạn đầu để tránh phá sản, những hỗ trợ này hiệu quả nhất trong thời gian 42 tháng (4 năm), thêm vào đó nghiên cứu này cũng cho rằng nên hướng tới tư nhân hóa các dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp của chính phủ, nhằm phát triển toàn diện hệ sinh thái khởi nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu của Pinho (2016) - Một nghiên cứu làm nổi bật vai trò của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp khi tác động đến cơ hội khởi nghiệp(opportunity startup) khi so sánh sự phát triển về khởi nghiệp tại 2 quốc gia đại diện cho 2 nhóm quốc gia có mức độ phát triển khác nhau là Bồ Đào Nha và Angola Kết quả của nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò của “thể chế” trong việc định hình sự phát triển cho hệ sinh thái khởi nghiệp, ngoài ra sự giao thoa về văn hóa cũng tác động mạnh đến mong muốn và tạo ra nhiều cơ hội khởi nghiệp Điều rất thú vị của nghiên cứu này là kết quả đánh giá của các chuyên gia tại Angola cho rằng cơ hội khởi nghiệp tại đây có sự thuận lợi hơn (hoặc cao hơn) so với các chuyên gia Bồ Đào Nha đánh giá, điều này được tác giả giải thích là cơ hội khởi nghiệp có thể được cảm nhận cao khi quốc gia đáng trong giai đoạn phát triển, việc xây dựng lại cơ sỏ vật chất nghèo nàn của đất nước cung với tỷ lệ thất nghiệp cao (tại các nước như Angola) lại là cơ hội khởi nghiệp quan trọng cho các doanh nhân Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra hạn chế lớn nhất của nghiên cứu là nhận thức của các chuyên gia (những người được khảo sát) về khởi nghiệp, khuyến nghị của tác giả là nên xem xét kết quả nghiên cứu theo hướng với vai trò là các chuyên gia thay vì với vai trò là các doanh nhân.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án phần nào kế thừa những kế quả nghiên cứu nền tảng trên, tuy có sự khác biệt về nhận thức, cảm nhận (đặc biệt là cảm nhận của sinh viên khi nghiên cứu định lượng) tuy nhiên vai trò của các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và các thành tố chính sách như: nền tảng văn hóa, giáo dục khởi nghiệp, các luật định, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính là rất quan trong để nâng cao cơ hội khởi nghiệp của một quốc gia Việc nghiên cứu ở một không gian khác với các kết quả nghiên cứu trước cũng cho thấy sự khác biệt, Pinho (2016) đã từng đề xuất hướng nghiên cứu mới nên tập trung vào các quốc gia có nền kinh tế thị trường định hướng hiệu quả Do vậy, kết quả của nghiên cứu này cũng phần nào đánh giá được sự khác biệt khi nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ cơ hội khởi nghiệp, sự khác biệt đó có thể đến từ những nguyên nhân:
- Nhận thức của các đáp viên về thực tiễn triển khai chính sách, tuy nhiên điều này cũng phản ánh mức độ phổ biến rộng rãi các thông tin về hỗ trợ khởi nghiệp
- Mức độ tư nhân hóa các dịch vụ công là khác nhau và cần được xem xét cẩn thận khi đưa ra các khuyến nghị khi các quốc gia có thể chế chính trị, tổ chức nhà nước là khác nhau (một số vùng lãnh thổ có quyền tự trị cao như Hồng Kông việc họ “tự do hóa” các quy định nhằm thúc đẩy, thu hút khởi nghiệp là bài học không phải quốc gia nào cũng áp dụng được).
Một số gợi ý chính sách
Về mục tiêu phát triển khởi nghiệp: a) Mục tiêu tổng quát : Để đưa doanh nghiệp khởi nghiệp trở thành một trong những trọng tâm của nền kinh tế, các chính sách liên quan đến đối tượng doanh nghiệp này cũng cần được thiết lập một cách bài bản và đồng bộ một cách tương ứng theo nguyên tắc:
- Gỡ bỏ rào cản chính sách, thiết lập môi trường thuận lợi và tạo điều kiện ưu đãi phát triển khởi nghiệp và đầu tư cho các cá nhân khởi nghiệp.
- Huy động, tạo điều kiện liên kết, phối hợp các nguồn lực từ phía nhà nước và nguồn lực xã hội hóa trong nước, nước ngoài hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Triển khai xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia và các hệ sinh thái khởi nghiệp trong các khu vực, vùng địa lý, ngành kinh tế có tiềm năng một cách thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước. b) Mục tiêu cụ thể
- Bước đầu kiến tạo và phát triển văn hóa khởi nghiệp và sáng tạo trong đời sống nhân dân, đặc biệt là trong giới trẻ, học sinh, sinh viên.
- Cơ bản hoàn thiện hệ thống pháp lý cho việc đăng ký thành lập và hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư cho khởi nghiệp, cơ sở ươm tạo, khu làm việc tập trung cho thu hút vốn đầu tư
- Thiết lập một số cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho phát triển khởi nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
- Bước đầu phát triển hệ thống, mạng lưới cá nhân, tổ chức trung gian tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ phát triển khởi nghiệp
- Tăng cường trao đổi, phát triển hợp tác trong nước, nước ngoài tạo điều kiện nâng cao năng lực tiếp cận, mở rộng thị trường, phát triển hơn nữa quy mô của doanh nghiệp khởi nghiệp và sáng tạo tại Việt Nam.
- Tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp gắn với phát triển ngành kinh tế mũi nhọn,trọng điểm, giải quyết những vấn đề, thách thức xã hội.
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý để phát triển tổng thể hệ sinh thái khởi nghiệp, trong đó chú trọng thu hút nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế tới Việt Nam.
- Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam và các hệ sinh thái khởi nghiệp trên thế giới.
Nhanh chóng triển khai các chính sách liên quan đến khởi nghiệp mới ban hành:
- Thông tư quy định về quản lý đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ KNST;
- Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017.
- Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Nghị định số 76/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chuyển giao công nghệ.
Tiếp tục hoàn thiện và sớm ban hành các quy định pháp lý mới liên quan tới khởi nghiệp đặc biệt là khởi nghiệp của sinh viên:
- Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế thu nhập cá nhân và luật thuế tài nguyên;
- Dự thảo luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc;
- Dự thảo điều lệ tổ chức, hoạt động của quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiên cho startup tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ quỹ theo đúng tinh thần Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017.
- Dự thảo quyết định về điều lệ và tổ chức của quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới (trong đó cho phép: tài trợ vốn một phần vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp; bổ sung một số nội dung chi liên quan như: chi phí marketing, xây dựng thị trường ban đầu; cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn).
Tăng cường hiệu quả triển khai các đề án, các chương trình quốc gia về khởi nghiệp:
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đề án 844, đề án 1665, đề án 939, chương trình của TW Đoàn TNCS HCM để triển khai các hoạt động liên quan đến nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về khởi nghiệp, triển khai việc đào tạo, tập huấn cho các đối tượng khởi nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức hỗ trợ DN khởi nghiệp, nhà hoạch định chính sách, tăng cường hợp tác quốc tế thông qua việc tổ chức các sự kiện quốc tế về khởi nghiệp tại Việt Nam và tham gia các sự kiện tương tự trong khu vực và quốc tế.
Ban hành các chính sách gắn với các nhu cầu thực tiễn của công tác quản lý, hỗ trợ khởi nghiệp : Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật đấu thầu hoặc các văn bản hướng dẫn nhằm cho phép và khuyến khích các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội có thể dùng một phần kinh phí để mua lại sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp /dự án khởi nghiệp nhằm thực hiện các nhu cầu cấp thiết của kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển bền vững (thông qua việc miễn các điều kiện về số năm kinh nghiệm, khả năng tài chính, thay việc cạnh tranh dựa trên giá cả bằng việc cho phép các doanh nghiệp mới khởi nghiệp cạnh tranh dựa trên chất lượng sản phẩm /dịch vụ; đưa ra tỷ lệ phần trăm tối thiểu mà các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội cần mua sản phẩm /dịch vụ từ các doanh nghiệp này.
Các chính sách về cơ chế tài chính trong hỗ trợ khởi nghiệp:
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế tài chính đối với Đề án 844 Xây dựng các quy định về định mức và nội dung chi phù hợp với các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp như:
Chi cho các hoạt động đưa đại diện các doanh nghiệp mới khởi nghiệp tiêu biểu tham gia các vườn ươm /khu làm việc chung nổi tiếng trên thế giới; chi các hoạt động của đại diện khởi nghiệp và sáng tạo của Việt Nam tại một số hệ sinh thái khởi nghiệp; chi vé máy bay, công lao động phù hợp để mời chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp chất lượng cao đến tham gia đào tạo, huấn luyện Hình thức này cũng chính là hình thức gọi vốn cộng đồng dưới hình thức vốn vay tham gia sự kiện khởi nghiệp quốc gia; cho phép việc tài trợ khởi nghiệp cho các nội dung quan trọng như tìm hiểu thị trường, thuê chuyên gia, trả công lao động và thương mại hóa công nghệ/ sản phẩm/ dịch vụ mới…; Đề xuất sửa đổi, bổ sung luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp sao cho việc bảo toàn và phát triển vốn không phải là yêu cầu bắt buộc đối với đầu tư khởi nghiệp Thay vào đó, có sự đánh giá về các tác động khác của đầu tư từ nhà nước cho khởi nghiệp như số lượng việc làm mới được tạo ra, số các kết quả nghiên cứu /công nghệ mới được đăng ký bảo hộ và đưa vào áp dụng tại các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, số sản phẩm /dịch vụ mới được đưa ra thị trường, tỷ lệ sống sót của doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư tiếp theo (sau khi nhận được tài trợ), tổng trị giá của các khoản đầu tư tiếp theo, mức tăng tổng giá trị của doanh nghiệp khởi nghiệp kể từ khi được hỗ trợ,…;
Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý
Cần phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể tăng cường tổ chức các phong trào nghiên cứu khoa học, sáng tạo của sinh viên, thanh niên, phụ nữ, xây dựng đầu mối kết nối, đặt hàng với các trường đại học về các sản phẩm /dịch vụ mà thị trường của Việt Nam cần.
Cần ưu tiên phát triển các dự án ươm tạo khởi nghiệp.
Cần rà soát các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định hợp tác với các nước và khu vực để hoàn thiện hệ thống luật pháp về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn- đo lường - chất lượng để làm nền tảng cho hoạt động khởi nghiệp.
Cần hướng dẫn việc khai thác thông tin sáng chế phục vụ hoạt động khởi nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp, nhất là các nhóm khởi nghiệp đang hình thành:
(1) Việc khai thác thông tin sáng chế giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp xác định được hướng nghiên cứu: nắm bắt được tình trạng nghiên cứu hiện tại (patent) và xu hướng phát triển công nghệ, từ đó, khai thác để sử dụng /áp dụng công nghệ được mô tả sẵn trong các patent (đã được công bố rộng rãi) một cách hợp pháp (công chúng ai cũng có thể sử dụng, vì patent đó không đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hoặc có đăng ký nhưng đã hết thời gian bảo hộ) Ngoài ra, nó còn hỗ trợ việc xác định hướng nghiên cứu công nghệ mới hoặc làm ra công nghệ phù hợp với nhu cầu của mỗi địa phương, cơ sở,… Điều này rất quan trọng vì nó giúp tránh sự lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc do nghiên cứu trùng lặp của các dự án khởi nghiệp.
(2) Cần định hướng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp áp dụng sáng chế, khai thác thông tin sáng chế của nước ngoài Trên thực tế, lượng sáng chế nước ngoài đăng ký vào Việt Nam rất ít, hơn nữa lượng sáng chế của người việt chỉ chiếm khoảng 3 - 5% trên tổng số sáng chế được cấp tại Việt Nam, nên việc khai thác thông tin sáng chế nước ngoài là rất cần thiết để tận dụng nguồn tài sản trí tuệ vô giá của nhân loại mà không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều nước đi trước đã minh chứng cho sự thành công ngày hôm nay như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Cần khuyến khích các sinh viên khởi nghiệp áp dụng sáng chế để tạo ra các sản phẩm mới nhằm phát huy nguồn lực tiềm năng của đất nước nhưng còn thiếu và yếu:nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ,công nghệ thông tin, du lịch, khai khoáng,… đặc biệt là cần hướng tới các tác giả, nhà sang chế là người Việt Nam ở nước ngoài quay về để xây dựng tổ quốc.
Cần nghiên cứu thị trường và hướng hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ thương mại hóa kết quả sản phẩm /dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp, thông qua cục sở hữu trí tuệ.
(2) Đối với các Bộ, ngành liên quan:
Cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đổi mới và sáng tạo, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Đặc biệt, cần có chính sách hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp tại các trường đại học, các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp.
(3) Đối với UBND các tỉnh, thành phố: Tiếp tục thực hiện các giải pháp, nhất là đầu tư kinh phí cho khởi nghiệp tại địa phương; triển khai mạnh các dự án phát triển sản xuất dựa trên nền tảng công nghệ; thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia vào các giá trị ứng dụng, chuyển giao công nghệ; chủ động đề xuất đặt hàng đối với các công nghệ mà địa phương cần
(4) Đối với các trường đại học:
Tăng cường đào tạo nâng cao nhận thức cho sinh viên /nhà nghiên cứu về gắn nghiên cứu với khởi nghiệp: về tầm quan trọng của việc gắn nghiên cứu với khởi nghiệp, thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu trong hệ thống giáo dục đại học Cần hình thành và nuôi dưỡng văn hóa khởi nghiệp từ trong nhà trường, nỗ lực đưa chương trình đào tạo về khởi nghiệp vào giảng dạy trong các trường đại học Qua các chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức, các nhà khoa học sẽ năng động hơn, vận động tốt hơn việc định hướng nghiên cứu gắn với thị trường Cần có quy định cụ thể về quản lí và chia sẻ lợi ích từ khởi nghiệp: (1) Các trường đại học tại Việt Nam cần phải thiết lập quy định quản lý chi tiết hoạt động khởi nghiệp, thương mại hóa kết quả nghiên cứu Quy định phải cụ thể bao gồm các vấn đề như các loại tài sản trí tuệ do trường quản lý, bộ phận quản lý và triển khai thương mại hóa; các quy định về việc hỗ trợ giảng viên và cán bộ đăng ký xác lập quyền sở hữu và thương mại hóa tài sản trí tuệ; vấn đề về phân chia lợi nhuận sau khi thương mại hóa tài sản trí tuệ, các chính sách khuyến khích và khen thưởng Hơn nữa, cần thúc đẩy mối quan hệ giữa trường và doanh nghiệp nhằm giúp trường xây dựng một cơ sở khoa học bền vững và mang tính cạnh tranh; (2) Xác định rõ chủ sở hữu kết quả nghiên cứu; cơ sở để phân định quyền sở hữu của mỗi bên đối với mỗi đơn vị tài sản cụ thể.(3) Phân chia lợi nhuận là một trong các công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo trong trường cũng như nhằm tổ chức và quản lý hoạt động khởi nghiệp Hiện nay, tại Việt Nam chưa có quy định pháp lý thật cụ thể việc phân chia này đó là tư vấn cho các sinh viên trong trường đại học về khởi nghiệp; hỗ trợ ươm tạo các ý tưởng công nghệ của sinh viên; hỗ trợ kết nối, huy động vốn đầu tư từ các quỹ gọi vốn cộng đồng, các nhà đầu tư thiên thần… cho các cá nhân, nhóm cá nhân khởi nghiệp; nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường công nghệ, nhu cầu công nghệ làm cơ sở định hướng nghiên cứu cho trường đại học.
Hiện nay, thậm chí trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện các khái niệm mới về mô hình “trường đại học thông minh” Đây được hiểu là trường đại học của tương lai, nơi có môi trường học tập được công nghệ hỗ trợ nhằm tạo sự thích ứng và cung cấp hỗ trợ thích hợp (như hướng dẫn, phản hồi, gợi ý hoặc các công cụ hỗ trợ) ở đúng chỗ và đúng thời điểm dựa trên nhu cầu của cá thể người học.
(5) Đối với các cá nhân khởi nghiệp:
Nhiều cá nhân khởi nghiệp thất bại do thiếu kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, do vậy, nhà sáng lập cần lưu ý những điều sau:
(1) Nhiều ý kiến chung nhận định người việt không có thói quen thất bại Đó là lý do không phải ai cũng muốn làm gì đó quá mạo hiểm, đặc biệt là trong kinh doanh Tuy nhiên, muốn trở thành nhà khởi nghiệp, không thể mãi hoạt động trong vùng an toàn;
(2) Kể cả trong môi trường phát triển nhanh, các startup cũng cần có thời gian để lập các kế hoạch, xác định và chia sẻ các thách thức hoạt động sinh viên khởi nghiệp cần thiết lập các mục tiêu và có quy trình quản lý, dự báo tốt về hiệu suất, tạo ra các quy trình giải pháp mới và kêu gọi vốn thành công Ngoài ra, cần lưu ý việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp - chính là việc làm quan trọng, là nhân tố thu hút và thúc đẩy nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển;
(3) Sở hữu trí tuệ là vấn đề các startup cần quan tâm ngay khi mới bắt đầu nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của chu trình kinh doanh Vì vậy, khi bắt đầu hợp tác, các startup cần phải ý thức được rằng đối tượng sở hữu trí tuệ nào có khả năng sẽ được tạo ra,quyền sở hữu và cách thức bảo vệ.
Một số kiến nghị, giải pháp cần đặc biệt quan tâm rút ra từ nghiên cứu định lượng
(1) Cần đặc biệt quan tâm đến vai trò của các cơ quan quản lý các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới, hạn chế tối đa sự quan liêu đến từ các cán bộ nhân viên của các cơ quan này Mức đánh giá thấp, không tin tưởng vào quan sát “
Sự quan liêu của các cơ quan công quyền không gây cản trở nhiều với các doanh nghiệp mới” của sinh viên được khảo sát, phần nào đã làm rõ nhận định trên Việc này làm tăng tâm lý e ngại khởi nghiệp, tạo rào cản khởi nghiệp Mặt khác cũng cần cung cấp thông tin đa chiều, rõ ràng đến sinh viên, tránh tình trạng sinh viên chưa nhận thức đúng và đủ các vấn đề liên quan đến tham nhũng, quan liêu, dẫn tới những đánh giá tiêu cực quá mức về cơ quan công quyền, làm giảm nhuệ khí, mong muốn khởi nghiệp và tất nhiên giảm cơ hội khởi nghiệp.
(2) Đối tượng khảo sát là sinh viên đã đánh giá quan sát “việc tiếp cận nguồn vốn vay tại các tổ chức tín dụng là khá dễ dàng” ở mức tiêu cực, điều này minh chứng cho việc e ngại xuất phát từ những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn khởi nghiệp đã trình bày ở trên, do vậy cần tạo điều kiện hơn nữa về các chính sách tín dụng cho sinh viên khởi nghiệp Ngoài ra, NCS nhận định, lý do một phần của kết quả định lượng này cũng do sinh viên chưa thể tìm hiểu hết các hỗ trợ về tài chính rất đa dạng, rất nhiều thông tin hỗ trợ với nhiều đầu mối như hiện nay, do vậy sự đánh giá phản ánh đúng tâm lý sợ rủi ro, khó khăn trong kinh doanh của sinh viên Tóm lại, cần tăng cường các chính sách hỗ trợ tín dụng, loại bỏ các rào cản chính sách, thực hiện thống nhất các đầu mối hỗ trợ sinh viên, tuyên truyền giới thiệu để sinh viên nói riêng và các cá nhân khởi nghiệp khác nói chung nắm được những thông tin này.
(3) Tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm đào tạo khởi nghiệp từ các bậc giáo dục tiểu học, trung học Tạo cảm hứng, thay đổi thói quen khó chấp nhận thất bại, và cung cấp những kiến thức nền vững chắc để khởi nghiệp ví dụ như cung cấp những nguyên tắc thị trường cơ bản, cung cầu, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, chính phủ, quản lý nhà nước,…cho học sinh Đối với các các trường đại học, cần đưa nội dung giáo dục khởi nghiệp vào giảng dạy chính thức, thành lập các vườn ươm tạo khởi nghiệp, các quỹ cho khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức các cuộc thi chọn ý tưởng start-up, xây dựng phát triển ý tưởng, khuyến khích sinh viên tham gia các cuộc thi gọi vốn của trung ương và địa phương Tích cực nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy, quan tâm đến chương trình khung, xây dựng đề cương môn học sát với thực tế kinh doanh hiện nay.
(4) Cần học tập mô hình thị trường chứng khoán riêng cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, với các quy định đắc biệt do tính chất đặc thù của những doanh nghiệp này Hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho họ tham gia nhanh nhất và khi cần thoái vốn, cũng tạo điều kiện cho họ rút ra nhanh, an toàn, điều này là do các Start-up thường đi kèm rủi ro rất cao, nếu không linh hoạt trong quản lý, các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất e ngại tham gia vào thị trường mà sự bảo vệ dành cho họ là không cao Do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn đầu tư cho khởi nghiệp, cần xây dựng ngay thị trường chứng khoán riêng cho khởi nghiệp, có thể học hỏi các mô hình thành công đến từ HànQuốc, Mỹ, Úc,…
Hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam đã và đang trên đà phát triển tích cực, cùng với xu hướng phát triển chung của phong trào khởi nghiệp và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên toàn cầu Ước tính số lượng và chất lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đã gia tăng đáng kể trong một vài năm gần đây thể hiện bằng tổng số vốn đầu tư thu hút được từ trong nước và nước ngoài Đã có nhiều hơn các quỹ đầu tư mạo hiểm và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp Một số Bộ, Ngành, địa phương, đã bắt đầu có các kế hoạch, chương trình khởi nghiệp của mình Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bắt đầu xây dựng được hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế Để có được kết quả như vậy, không thể không nhắc đến vai trò to lớn của Đảng và Nhà nước trong việc tập trung khuyến khích khởi nghiệp trong những chủ trương, chính sách trọng điểm.
Tuy nhiên, hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định Cụ thể là chưa phát huy được nguồn nhân lực tốt nhất cho hoạt động sáng tạo, từ hoạt động của đội ngũ nhân lực KH&CN trong nước lẫn khó khăn trong việc thu hút lao động chất lượng cao từ nước ngoài Nhận thức về khởi nghiệp vẫn còn thấp, có gốc rễ từ đặc điểm chưa nhiều tư duy sáng tạo, sợ rủi ro, khó chấp nhận thất bại của người Việt, đồng thời công tác thi đua, sáng tạo còn hình thức Các nguồn đầu tư cho khởi nghiệp đã có những chưa thật đầy đủ, các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp còn nhiều bất cập khi chưa thực sự thu hút được nhiều nhà đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng cao Mạng lưới thông tin về khởi nghiệp còn yếu, dẫn đến khó khăn trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực của hệ sinh thái và các nhà hoạch định chính sách khó có thể xây dựng chính sách mới dựa trên bằng chứng khoa học. Để giải quyết các khó khăn nêu trên, đồng thời phát triển các tiềm năng sẵn có của khởi nghiệp tại Việt Nam, cần: (1)Nhanh chóng triển khai các chính sách liên quan đến khởi nghiệp vừa ra đời; (2)Tiếp tục hoàn thiện và sớm ban hành các quy định pháp lý về khởi nghiệp; và (3)Tăng cường hiệu quả triển khai các đề án, chương trình quốc gia về khởi nghiệp.
Về lâu dài, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ về cải cách thể chế, bổ sung sửa đổi các chính sách giáo dục, đặc biệt là giáo dục khởi nghiệp chú trọng trải đều các cấp học; từng bước thay đổi nhận thức về khởi nghiệp thông quan các chính sách về truyền thông; tăng cường các nguồn lực phục vụ khởi nghiệp gồm các cá chinh sách hỗ trợ tài chính, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, bảo hộ và sở hữu trí tuệ,…
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1 Nguyễn Ngọc Thức (2018), “Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự khởi nghiệp của sinh viên”, Tạp chí Công thương, số 15, tháng 12/2018, trang 200-205.
2 Nguyễn Ngọc Thức (2019), “Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp của sinh viên”, Tạp chí Công thương, số 17, tháng 9/2019, trang 181-186.
3 Nguyễn Ngọc Thức (2019), “Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và cơ hội khởi nghiệp của sinh viên các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia, trang 228-235.