Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa nho giáo, nơi mà quan niệm về buôn bán không phải là một giá trị được khuyến khích thể hiện trong việc đề cao người quân tử, một mẫu hình con người sống thanh đạm, văn hay chữ tốt cốt cách phong lưu và đặc biệt xa rời những nhu cầu vật chất tầm thường. Nhưng trong lịch sử dân tộc vẫn có những doanh nhân xứng tầm với địa vị là một nhân vật văn hóa, không chỉ thành công trong việc buôn bán giao thương mà vượt lên lợi ích kinh tế là quá trình giao lưu văn hóa thể hiện trách nhiệm xã hội cao cả đối với dân tộc. ...
Trang 1VÀI SUY NGHĨ VỀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP Ở
VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa nho giáo, nơi mà quan niệm về buôn bán không phải là một giá trị được khuyến khích thể hiện trong việc đề cao người quân tử, một mẫu hình con người sống thanh đạm, văn hay chữ tốt cốt cách phong lưu và đặc biệt xa rời những nhu cầu vật chất tầm thường Nhưng trong lịch sử dân tộc vẫn có những doanh nhân xứng tầm với địa vị là một nhân vật văn hóa, không chỉ thành công trong việc buôn bán giao thương mà vượt lên lợi ích kinh tế là quá trình giao lưu văn hóa thể hiện trách nhiệm xã hội cao cả đối với dân tộc
Trang 2Trong thời kỳ Phong kiến, cái giai đoạn được nhiều người nhận định là sự thịnh hành nhất của chính sách “bế quan tỏa cảng” thì vai trò của những nhà buôn đất Việt không chỉ đem đến sự giàu có sung túc cho gia đình mà còn là một nhân tố kích thích nền thương mại, mở đầu cho quá trình giao lưu văn hóa sâu rộng hơn với thế giới phương Tây.
Lịch sử thì luôn tuân theo quy luật khách quan của nó Khi mà các giá trị văn hóa phương Tây đang
có một sức hút mạnh mẽ vươn cái vòi Bạch tuộc của mình đến những vùng đất xã xôi Viễn Đông Thì
sự ảnh hưởng của nó không chỉ là kiểm soát quyền lực nhà nước mà âm mưu về một sự đồng hòa văn hóa đã được thực hiện và thành công ngoài sự mong đợi Quả thực không thể ngờ được rằng Nho giáo, cái hệ giá trị, nền tảng học thuyết chính trị - xã hội dẫn đường cho nhà nước Phong kiến vốn có tính kép kín cao lại dễ dàng nhường bước trước một
Trang 3sức mạnh bên ngoài sớm như vậy Quá trình nhường ngôi vương chỉ diễn ra trong vẻn vẹn nửa thế kỷ trên mạnh đất vốn đứng ở giữa ba dòng chảy văn hóa như Việt Nam Để rồi nó khúc xạ và ẩn tàng trong những giá trị chuẩn mực quy chiếu vào suy nghĩ đến hành vi của các nhóm xã hội Kết thúc một giai đoạn lịch sử, dân tộc ta bước sang một thời đại mới, nền dân chủ cộng hòa được thiết lập, khẳng định sự thắng thế của những giá trị đến từ phương Tây Đây cũng là điều kiện quạn trọng nhất để cho
sự ra đời một nền tảng kinh tế mới như Max Weber
đã khẳng định cách đây gần một thế kỷ Tuy nhiên, chính quyền buổi sơ khai quả thật đối mặt với đầy khó khăn Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” đó lại ghi dấu vai trò của tầng lớp những nhà tư sản dân tộc, đại diện cho giới doanh nhân lúc bấy giờ thể hiện trách nhiệm đối với xã hội với dân tộc bằng việc xóa đi tình trạng ngân khố trống rỗng bằng những khoản hiến tặng tài sản khổng lồ hưởng ứng
Trang 4“tuần lễ vàng” do Bác Hồ phát động Những việc làm
đó của họ không chỉ đơn giản là để hưởng ứng một cuộc vận động, một lời kêu gọi mà còn thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc từ nhận thức đến hành động Như vậy, khi mà chúng ta chưa biết đến những diễn ngôn học thuật về khái niệm “trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” thì ở xứ ta những tư tưởng cũng như việc làm đã được người ta thực hiện và xác tín về
nó
Lịch sử bao giờ cũng luôn có những điều đáng tiếc Đáng tiếc đối với chúng ta đã để lỡ đi một cơ hội phát triển bằng chính nguồn lực sẵn có của mình với giai đoạn ý chí chính trị bao trùm lên mọi mặt đời sống bằng cơ chế bao cấp Cái cơ chế mà nó không bao giờ đứng cùng phe với yếu tố sáng tạo và sự đột phá, một trong những đặc trưng của doanh nhân Chính vì vậy, chúng ta đã không phát huy
Trang 5được vai trò to lớn của những người tạo ra và khuyến khích sự trao đổi vật chất trong xã hội.
Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ chịu dừng lại, một lần nữa minh triết dân tộc lại được tỏa sáng bằng công cuộc đổi mới vào cuối thập niên 80 Thực
sự đây là một làn gió mới thổi vào xã hội, cởi trói cho những ý chí làm giàu vốn xưa nay còn nung nấu Song hành cùng thành phần kinh tế nhà nước, các thành phần kinh tế khác đại diện cho nhiều hình thức sở hữu khác nhau có hội tỏa sáng thể hiện sức mạnh và vẻ đẹp của mình Khía cạnh kinh tế không bao giờ là một sự xa cách, lại càng không thể là sự đối chọi với giá trị nhân văn mà ngược lại nó bổ trợ cho nhau rất đồng điệu Kinh tế đảm bảo nền tảng vật chất cho nhân văn, đồng thời nhân văn làm cho kinh tế trở nên thân thiện và bền vững hơn Điều đó
đã nói rõ sự cần thiết song hành tồn tại hai nhiệm vụ
Trang 6quan trọng của doanh nghiệp là chức năng lợi ích
và trách nhiệm đối với xã hội.
Hậu kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta như một thiếu nữ thanh xuân tràn đầy nhựa sống, năng động
và sẵn sàng vươn lên Đây cũng là lúc các triết lý quản trị doanh nghiệp cũng cần đổi mới để phù hợp với điều kiện hiện tại Bên cạnh các thành công về lợi nhuận các doanh nghiệp cũng chú trọng đến trách nhiệm đối với người lao động, thể hiện trong các chính sách bảo đảm việc làm, các phúc lợi xã hội… Đặc biệt một phong trào có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đã được phát động khởi đầu từ các doanh nghiệp quốc doanh có sức lan tỏa rộng rãi trong xã hội Đó là phong trào phụng dưỡng, giúp đỡ các Bà
mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội Trong một thời gian dài rất nhiều doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế đều nhận đỡ đầu đối tượng chính sách
Trang 7bằng các khoản trợ cấp thường xuyên, thăm hỏi động viên tinh thần, tặng hiện vật, chữa bệnh nghỉ dưỡng… Ngoài ra một số doanh nghiệp còn có nhiều cách làm sáng tạo như: cho người lao động vay vốn với lãi suất thấp, xây dựng nhà ở, hỗ trợ giáo dục cho con em người lao động, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo,v.v… Tuy nhiên, những việc làm đó mặc dù đã có ý nghĩa xã hội sâu sắc nhưng chỉ mới dừng lại ở những phong trào mang tính chất tự nguyện, xuất phát từ nhận thức
và tấm lòng của lãnh đạo đơn vị cho nên chưa tạo được chiều sâu và tính hiệu quả
Trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới đã tiến hành năm 2002 về việc áp dụng trách nhiệm xã hội trong ngành da giày và dệt may Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy một số rào cản và khó khăn sau:
Trang 8 Có sự khác biệt lớn trong nhận thức và hiểu biết
về trách nhiệm xã hội trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam.
tắc ứng xử không mang lại hiệu quả.
chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt là đối với các DNNVV)
ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, ví dụ trong vấn đề giờ làm thêm hay hoạt động của công đoàn.
nhiệm xã hội trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp.
cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại
Trang 9hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy nhiều vấn đề trắc trở trong tiến trình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Trong
đó có những nguyên do từ chính nhận thức chưa cao của chính các doanh nghiệp, đến sự thiếu hộ trợ về thể chế của nhà nước cũng chưa tạo được
cơ chế hợp tác của cộng đồng
Phần lộn xộn
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR - Corporate Social
Responsibility) đang là xu thế ngày càng lớn mạnh trên thế giới nhưng vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam, mới chỉ tập trung chủ yếu ở ngành da giầy và may mặc do yêu cầu của các khách đặt hàng nước ngoài
Rõ ràng hàng hóa Việt Nam khó có thể cạnh tranh về giá cả hay số lượng với Trung Quốc, vậy con đường nào có thể giúp các doanh nghiệp nội địa có được lợi thế trong cuộc chiến đầy khó khăn trên thương trường này? CSR có thể là câu trả lời nếu doanh nghiệp thực sự hiểu ý nghĩa và biến CSR thành văn hóa, nếp suy nghĩ và phương pháp làm việc.
Định nghĩa về CSR
Có nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đồng ý với một tuyên bố nổi
Trang 10tiếng của Milton Friedman năm 1970 rằng “có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận” Câu nói này khẳng định rằng mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là thỏa mãn nhu cầu của các cổ đông Tuy nhiên ngày càng nhiều doanh nghiệp cổ xúy quan điểm rằng một công ty còn có phải có nghĩa vụ đối với các bên có liên quan và xa hơn nữa, trách nhiệm với môi trường thiên nhiên Các bên có liên quan, theo Edward Freeman, là bất cứ cá nhân hay tổ chức nào có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động của doanh nghiệp
Đã qua rồi thời kỳ khi doanh nghiệp chỉ cạnh tranh bằng giá cả hay
sự khác biệt về sản phẩm Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social
Responsibility) đang dần trở thành một khái niệm được nhiều người quan tâm và có tầm quan trọng chiến lược đối với doanh nghiệp Người ta nhắc tới CSR không chỉ là “điều đúng đắn cần làm” mà còn là “điều khôn ngoan nên làm”
Kể từ khi chuyên đề “Trách nhiệm xã hội của những nhà kinh
doanh” của Bowen (1953) được công bố 50 năm trước, các nhà nghiên cứu và những người làm kinh doanh đã và đang kêu gọi doanh nghiệp hãy hành động có trách nhiệm với xã hội, bởi vì
“không còn nghi ngờ gì nữa, nguyên tắc xử thế của ngày hôm nay
có thể là luật định của ngày hôm sau” (Gaski, 1999).
Vậy phải hiểu chính xác CSR là gì? Đã có rất nhiều định nghĩa được đưa ra như “Trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng
xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 58-64) Hay “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội
về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie.B Carroll, 1979) Maignan và Ferrell cũng đưa ra khái niệm súc tích của riêng họ về CSR: “Một
Trang 11doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những
cá nhân và tổ chức liên quan” Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân tác giả, định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về CSR là hoàn chỉnh và rõ ràng nhất
Theo đó, CSR là “sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao và xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng,…
Lợi ích của hoạt động CSR trong doanh nghiệp
Tục ngữ Trung Hoa có câu: “ Cho người một con cá, bạn nuôi
người đó một ngày Dạy người đó câu cá, bạn nuôi sống anh ta một đời ” Nếu chỉ tính trong ngắn hạn, lợi ích mà CSR có thể đem lại là các đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CSR Tuy nhiên chi phí để áp dụng chương trình CSR có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Những người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng sẽ có mục tiêu hoạt động không chỉ giới hạn bởi lợi nhuận Thước đo thành công của
họ bắt nguồn từ tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã hội Các doanh nhân này tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt hơn và đổi ngược lại, doanh nghiệp của họ sẽ có những điều kiện để phát triển bền vững hơn
Trang 12Lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động Ngoài ra, CSR còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
Quản lý một doanh nghiệp một cách có trách nhiệm với xã hội
Vậy chìa khóa để quản lý một doanh nghiệp một cách có trách nhiệm với xã hội là gì?
Để thành công, khái niệm trách nhiệm xã hội phải được xây dựng từ nền tảng sứ mệnh của doanh nghiệp.
Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu xây dựng văn hóa trách nhiệm xã hội ngay từ khi mới thành lập hơn là thay đổi văn hóa doanh nghiệp sau này.
Chương trình CSR thành công phải được dựa trên việc tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng và công chúng, tất cả cán bộ công nhân viên, các nhà cung cấp và phân phối, các nhà đầu tư và ngân hàng, và cuối cùng là các tổ chức chính quyền.
CSR phải bắt nguồn từ người lãnh đạo Nếu những nhà quản
lý không tin tưởng vào tầm quan trọng của CSR, nếu họ
không chủ động tiên phong hay hỗ trợ các hoạt động CSR tại
cơ sở, nếu họ không thể hiện tính chính trực và trung thực trong công việc cũng như trong cuộc sống cá nhân thì CSR không thể thành công.
CSR cần được áp dụng trong mọi khía cạnh hoạt động của công ty và tất cả các nhóm có quyền lợi liên quan.
Doanh nghiệp cần hiểu rõ về CSR
Tuy nhiên công ty không thể chỉ sống nhờ vào CSR Để phát triển
Trang 13lâu dài, công ty cần tạo ra lợi nhuận Lợi nhuận và CSR có thể song hành, thực tế là trong dài hạn, việc quản lý doanh nghiệp theo hướng có trách nhiệm với xã hội thường đem lại tăng trưởng bền vững và lợi nhuận lớn hơn.
Một số điều doanh nghiệp cần hiểu rõ về CSR:
CSR không phải là một mánh khóe Marketing để quảng cáo hình ảnh cho doanh nghiệp.
CSR không thay thế được cho lợi nhuận.
Có những e ngại rằng áp dụng CSR ở doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) gặp nhiều khó khăn hơn những doanh nghiệp lớn vì các nguồn tài nguyên của DNVVN quá hạn chế không thể đáp ứng được những chương trình CSR đắt tiền Quan điểm đó không hoàn toàn chính xác, một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập nếu muốn thành công và phát triển bền vững thì không thể không tham gia vào các hoạt động mang tính trách nhiệm đối với xã hội ngay từ đầu
Hơn nữa, chương trình CSR không nhất thiết phải tốn kém CSR là quan trọng nhưng không phải ở tờ giấy chứng nhận mà ở chính quy trình thực hiện nó Nếu doanh nghiệp chỉ chạy theo hình thức
mà không thực thi nghiêm túc thì CSR không còn ý nghĩa Doanh nghiệp sẽ thành công trong việc áp dụng CSR nếu có sự cam kết của ban lãnh đạo, thực sự hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích CSR sẽ mang lại trong dài hạn và biến CSR thành một phần văn hóa doanh nghiệp.
Trang 14Một số rào cản và cơ hội khi thực hiện CSR trong doanh nghiệp Việt Năm 2002, Ngân hàng thế giới đã tiến hành nghiên cứu về việc áp dụng CSR trong ngành da giày và dệt may Việt Nam Kết quả
nghiên cứu cho thấy một số rào cản và khó khăn sau:
Có sự khác biệt lớn trong nhận thức và hiểu biết về CSR trong
và giữa các doanh nghiệp Việt Nam.
Việc một công ty áp dụng đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử không mang lại hiệu quả.
Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là đối với các DNNVV)
Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, ví dụ trong vấn đề giờ làm thêm hay hoạt động của công đoàn.
Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng CSR trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh
nghiệp.
Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn,
ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng.
Báo cáo cũng cho thấy những lợi ích và cơ hội mà CSR đã và sẽ đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam:
Một số công ty Việt Nam đã thu được lợi ích thị trường từ CSR, thể hiện bằng các hợp đồng mới và hợp đồng gia hạn từ các công ty đặt hàng nước ngoài.
Cũng những công ty này nói rằng năng suất lao động tăng lên
do công nhân có sức khỏe tốt hơn và hài lòng với công việc hơn.
Khách hàng đang tìm kiếm các giải pháp hợp tác cho phép chia sẻ chi phí và tạo ra tác động lớn hơn ở một số lĩnh vực như xây dựng năng lực sản xuất.
Trang 15Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức Khi lợi thế
về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam nữa thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia sân chơi lớn buộc phải bổ sung thêm cho mình năng lực cạnh tranh mới Nếu sớm được nhận thức và áp dụng, CSR chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Theo 360.chungta.com
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?
Khái niệm này có vẻ mới lạ nhưng thực ra các hoạt động vì trách nhiệm xã hội đã được các doanh nhânthực hiện từ lâu Ngay trong lịch sử Việt Nam, các doanh nhân như Lương Văn Can, Trịnh Văn Bô đãtừng lấy mục đích phụng sự xã hội làm đạo lý cho các hoạt động kinh doanh của mình Trên thế giới, cácdoanh nhân như Bill Gates, các chính trị gia như Bill Clinton cũng đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm xãhội Người ta cũng đã thể chế hóa khái niệm và hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông
qua việc xây dựng và áp dụng các bộ tiêu chuẩn như: SA8000 (Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội); WRAP (Trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc); ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp; hay FSC (Hệ thống tiêu chuẩn bảo vệ rừng bền vững.)
Một định nghĩa đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là camkết đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội thông qua các hoạt động cụ thể nhằm nâng caochất lượng cuộc sống con người, an sinh cho cộng đồng” Theo định nghĩa này, trách nhiệm xã hội cóphạm vi rộng, đa dạng hóa về hình thức: từ việc tuân thủ pháp luật đến việc tôn trọng các cam kết vớiđối tác, khách hàng hay việc tuân thủ những ưu tiên trong hành động để bảo tồn và phát triển cộngđồng
Tại sao doanh nghiệp nên thực hiện trách nhiệm xã hội?
Trang 16Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách
Bài viết tập trung phân tích nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và một số vấn đề đặt ra trong việc thực thi trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Theo tác giả, việc các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân doanh nghiệpphát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội Trên cơ sở làm rõ những lợi ích
to lớn từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và đánh giá khái quát tình hình thực thi tráchnhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tếđang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc.Chính những vấn đề đó đang đòi hỏicác chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu khôngbản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xãhội
Trên thực tế, không phải đến bây giờ, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới được đặt ra; mà trái lại,ngay trong thời bao cấp, người ta cũng đã nói nhiều về trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp đối với nhà nước
và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung.Nhưng, trong những năm gần đây, trách nhiệm xãhội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương diện pháp lý Nhữngtác hại về môi trường do một số doanh nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án vềphương diện đạo đức, mà quan trọng hơn là cần phải được xử lý nghiêm khắc về phương diện pháp lý Do đó,không phải ngẫu nhiên, trong những năm gần đây, trên sách báo và nhiều diễn đàn ở Việt Nam, thuật ngữ
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang được sử dụng ngày càng phổ biến Tuy nhiên, ở Việt Nam
hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều cáchkhác nhau Trong bài viết này, chúng tôi muốn tập trung làm rõ nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và một số vấn đề thực tiễn đang được đặt ra ởViệt Nam hiện nay.
1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một số vấn đề lý luận
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới chính thức xuất hiện cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social
Responsibilities of the Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sảnkhông làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệthại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ýnâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổbiến” (Prakash, Sethi, 1975: 58 – 64) Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm
sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểmnhất định” (Archie B Carroll, 1979), v.v
Hiện đang tồn tại hai quan điểm đối lập nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Những người ủng hộquan điểm thứ nhất cho rằng, doanh nghiệp không có trách nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với
cổ đông và người lao động của doanh nghiệp, còn nhà nước phải có trách nhiệm với xã hội; doanh nghiệp đã
có trách nhiệm thông qua việc nộp thuế cho nhà nước Trái lại, những người khác lại có quan điểm cho rằng,với tư cách là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn lựccủa xã hội, khai thác các nguồn lực tự nhiên và trong quá trình đó, họ gây ra những tổn hại không tốt đối vớimôi trường tự nhiên Vì vậy, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn có trách nhiệm xã hội đối với môitrường, cộng đồng, người lao động, v.v
Trang 17Còn ở Việt Nam, trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế
tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Theo đó, “Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc pháttriển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động vàcác thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát
Nói cách khác, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về bảo vệ môitrường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triểnnhân viên và phát triển cộng đồng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện một cách cụ thể trêncác yếu tố, các mặt, như: 1 Bảo vệ môi trường; 2 Đóng góp cho cộng đồng xã hội; 3 Thực hiện tốt tráchnhiệm với nhà cung cấp; 4 Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; 5 Quan hệ tốt với người lao động;
và 6 Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao đông trong doanh nghiệp Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên thểhiện trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp, còn hai yếu tố cuối thể hiện trách nhiệm bên trong, nội tại củadoanh nghiệp Tất nhiên, sự phân chia thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ có ý nghĩatương đối và không thể nói trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nào
Với những nội dung cụ thể như vậy về trách nhiệm xã hội thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của
Như chúng ta đều biết, ở Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chiến lược và được đề ra từnhững năm 80 của thế kỷ XX Cùng với thời gian, khái niệm phát triển bền vững đã có sự thay đổi về nội hàm
và ngày càng được bổ sung thêm những nội dung mới
Xét về nguồn gốc, thuật ngữ phát triển bền vững ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX và bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu về môi trường và phát triển quốc tế nhờ sự ra đời của công trình Chiến lược bảo
tồn thế giới(1980)(2) Sau đó, tư tưởng về phát triển bền vững được trình bày trong một loạt công trình, như Tương lai chung của chúng ta (1987), Chăm lo cho trái đất (1991)(3)… Khi nói về sự phát triển bền vững,
người ta thường sử dụng hai định nghĩa đã được nêu ra trong các cuốn sách nói trên Trong cuốn Tương lai
chung của chúng ta, phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai; còn trong cuốn Chăm lo cho trái đất, phát
triển bền vững được xác định là việc nâng cao chất lượng đời sống con người khi đang tồn tại trong khuôn khổ
bảo đảm các hệ sinh thái Nhìn chung, cả hai định nghĩa đó đều quy phát triển bền vững về việc sử dụng một
cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi truờng sao cho thế hệ hôm nay vẫn phát triển được mà không làm ảnh hưởng đến tương lai của các thế hệ sau.
Như vậy, nếu xét theo nguồn gốc của thuật ngữ, phát triển bền vững là một sự phát triển bảo đảm tăng trưởngkinh tế trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường tự nhiên nhằmvừa có thể thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không làm ảnh hưởng đến điều kiện thỏa mãn nhucầu và môi trường sống của các thế hệ mai sau Thực chất của sự phát triển bền vững là giải quyết mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm sự công bằng giữa các thế hệ trong việc sửdụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài nội dung trên đây, khái niệm phát triển bền vững còn được bổ sung thêm nhiềunội dung mới Việt Nam đang chủ trương xây dựng chiến lược phát triển bền vững phù hợp với điều kiện, hoàncảnh cụ thể của đất nước Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam bao gồm:
Một là , phát triển nhanh phải đi đôi với tính bền vững Điều đó phải được kết hợp ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, ở
Hai là , tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế
Ba là , trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển
theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức
Bốn là , phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ,
tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với
Năm là , phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển Sáu là , phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, coi đây là tiền đề, điều kiện
để phát triển nhanh và bền vững(4)
Trang 18Có thể nói, đây là những nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam Chiến lược đó
đã thể hiện khá rõ sự kết hợp giữa quan điểm truyền thống, kinh điển và quan điểm mới, riêng của Việt Nam Trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy rằng:
Thứ nhất , yếu tố ổn định chính trị – xã hội được xem là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững Thứ hai , chiến lược phát triển nhanh, bền vững tập trung nâng cao chất lượng phát triển, kết hợp giữa phát
triển kinh tế với việc phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiềuviệc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, với việc coi trọngbảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển
Thứ ba , chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đã đề cập một cách khá toàn diện các khía cạnh khác
nhau của sự phát triển, trong đó nổi lên việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ, như hài hòa giữa phát triển
nhanh và bền vững, giữa tăng trưởng về số lượng và nâng cao chất lượng, giữa phát triển theo chiều rộng vàphát triển theo chiều sâu; hài hòa giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, giữa tăng trưởng kinh
tế với bảo vệ và cải thiện môi trường, v.v Hài hòa là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược
Thứ tư , vấn đề trọng tâm, mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển bền vững chính là vấn đề dân sinh Điều
đó được thể hiện trong nội dung của chiến lược mà chúng tôi vừa trình bày Chiến lược phát triển nhanh và bềnvững đã chú trọng đến chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế, những mục tiêu của sự tăng trưởng hướng tới sựphát triển toàn diện của con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cảithiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, với việc coi trọng bảo vệ vàcải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển Rõ ràng, mục tiêu của sự tăng trưởng như vậy là nhằmgiải quyết ngày càng tốt hơn vấn đề dân sinh, bảo đảm cho mọi người dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.Trên thực tế, chiến lược phát triển nhanh, bền vững là phương thức hữu hiệu bảo đảm cho sự phát triển đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh”
Rõ ràng là, với mục tiêu của phát triển bền vững như vậy, việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp gópphần quan trọng vào chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam
Mặt khác, khi tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chúng ta cần tiếp cận cả trên phương diện đạo
đứclẫn phương diện pháp lý Chúng ta không nên chỉ hiểu trách nhiệm của doanh nghiệp ở khía cạnh đạo đức
của chủ doanh nghiệp, ở công tác từ thiện của doanh nghiệp, mà cần hiểu cả ở khía cạnh pháp lý, tức thực thitrách nhiệm xã hội là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp Việc kết hợp cả hai phương diện đạo đức
và pháp lý là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một số vấn đề thực tiễn của Việt Nam
Trên thế giới, đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trách nhiệm xã hội không còn là vấn đề xa
lạ Các doanh nghiệp nếu thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình sẽ đạt được một chứng chỉ quốc tế hoặc ápdụng những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC) Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và phúclợi cộng đồng Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thịtrường quốc tế
Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện trách nhiệm
xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới Chúng ta có thể dẫn ra đây một số ví dụ về lợi ích củaviệc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thứ nhất , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất Một doanh nghiệp có thể tiết
kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt các thiết bị mới Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làmgiảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí(5)
Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự Một hệ thống quản lýnhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể Chế độ lương, thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục
Trang 19đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới Tất
cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động
Thứ hai , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu Mỗi doanh nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất
định Do đó, việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu Chẳng hạn, Công ty Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm 70 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếunguồn cung ứng sữa bò từ địa phương và do vậy, đã bị lỗ trầm trọng Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiếtlập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương Nhờ đó, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn(6)
Thứ ba , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty Trách
nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể Đến lượt nó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tưởng Chẳng hạn, hãng điện tử dân dụng Best Buy đã có chương trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; hãng nước khoáng nổi tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trongnhững chai nước thân thiện với môi trường Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của ThụyĐiển) là những ví dụ điển hình Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình, mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội(7)
Thứ tư , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi Nguồn lao động giỏi, có năng lực
là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Có một thực tế là, ở các nước đang phát triển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao không nhiều Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thu hút, giữ chân họ và phát huy hết khả năng của họ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thứclớn đối với các doanh nghiệp Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ
có khả năng thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao
Tất cả những điều nói trên là cơ sở để luận chứng cho sự cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp nói chung, đồng thời là những kinh nghiệm bổ ích, có giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp Việt Nam
Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý Bằng chứng là, từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thựctrong sản xuất kinh doanh Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97% Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao(8)
Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước,
đã đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động
Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh
Trang 20doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội
Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần tìm nguyên nhân của các hiện tượng và những giải pháp để khắc phục tình trạng
đó
Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam Một số người cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là “các khoản đóng góp từ thiện” Một số người khác cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn thực hiện trách nhiệm xã hội Nói tóm lại, việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp ở Việt Nam còn tương đối khó khăn Sở dĩ như vậy trước hết là do sự hiểu biết chưa đầy
đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội; trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chỉ đơn thuần được hiểu là các
khoản đóng góp từ thiện Thứ hai, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng gây ra những khó
khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm
xã hội Điều này đặc biệt khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nói một cách toàn diện hơn, theo nghiên cứu năm 2002 của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, những rào cản
và thách thức lớn nhất cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm:
1 Nhận thức về trách nhiệm xã hội trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn có sự khác nhau khá lớn
2 Năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ quy tắc ứng xử (CoC)
3 Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt là
��ối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ)
4 Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn
5 Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực t�� đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp
6 Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng(9)
Những nguyên nhân được liệt kê ra trên đây có thể quy lại thành ba nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân về
nhận thức,nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân pháp lý Do đó, để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp,
cần bám sát những nguyên nhân nói trên để đề ra những giải pháp phù hợp Cụ thể là:
Thứ nhất , cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp, trước hết là các chủ doanh nghiệp về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ bó gọn trong công tác từ thiện Công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan trọng, bởi tất cả những hành vi củacon người đều thông qua ý thức của con người, đều do ý thức của họ điều khiển Do đó, vấn đề đặt ra là, phải làm sao cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của các chủ doanh nghiệp Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết cần được xem là một hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức Đây chính là giải pháp bên trong đạo đức
Thứ hai , cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một
cách đầy đủ và nghiêm túc Điều này liên quan đến trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi trường và khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động Khung pháp lý chính là biện pháp có hiệu lực nhất đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; đồng thời, là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho giải pháp về đạo đức, làm cho các động cơ đạo đức thường xuyên được củng cố và ngày càng có hiệu lực trên thực tế Cái khó khăn cho Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung là trong bối cảnh cần phải thu hút đầu tư nước ngoài, nếu đặt nặng các mục tiêu về môi trường và xã hội thì các doanh nghiệp khó có thể thu hút đầu tư nước
Trang 21ngoài Nhưng, nếu không đặt mạnh vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì những hậu quả về môi trường và xã hội sẽ không thể bù đắp được bằng các kết quả của sự tăng trưởng kinh tế Mục tiêu phát triển bền vững, do vậy, cũng không thể thực hiện được.
Kết luận
Nhan xet
Cũng nói về tính xã hội, đạo đức kinh doanh Ít nhiều những người tham gia topic này cũng hiểu được tầm quan trọng của nó, và ít nhiều các doanh nghiệp cũng nhận ra vị trí đặc biệt của nó trong công việc kinh doanh của mình
Một điều dễ hiểu là, bất kỳ nỗ lực sản xuất, tạo ra sản phẩm và đánh bóng sản phẩm… – thìmục đích cuối cùng cũng là hướng đến khách hàng – tức là hướng đến xã hội Càng ngày, nền kinh tế càng phát triển kéo theo cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn với xã hội hiện đại -> nhu cầu về tiêu dùng càng cao và tất nhiên là chất lượng phải đảm bảo Điều đó, đòi hỏi cácdoanh nghiệp cần thiết đưa ra những chiến lược cạnh tranh với đối thủ để thu hút khách hàng Những doanh nghiệp nào trong quá trình tập trung thu hút khách hàng mà quan tâm,chú trọng đến giá trị đạo đức trong kinh doanh và tính xã hội thì chắc chắn rằng phần thắng
sẽ về mình
Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970 chỉ hoạt động được với50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương, và do vậy đã lỗ trầm trọng
Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn
Để trở thành một doanh nhân, những người làm kinh doanh đều hiểu phải có 3 tiêu chí TÀI – TÂM – TẦM.� Người có Tài thì mới làm nên việc lớn, (bỏ qua mấy anh ngồi chờ may mắn, quý nhân phù trợ đến mà không làm gì) Và để cái làng kinh doanh nể phục mình, xã hội tôn trong mình tức là để làm nên cái Tầm của mình thì bản thân mình phải có cái Tâm Cái Tài của một người làm kinh doanh giỏi là tạo được chỗ đứng không những vững chắc mà cònphải nổi bật cho sản phẩm của mình trong lòng khách hàng, và để làm được mục tiêu đó thì nhà kinh doanh phải có cái Tâm tức - Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh Hai chữ T đầu tiên sẽ xây dựng cho chữ T thứ ba
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Trang 22Thương hiệu trong nền kinh tế thị trường
Theo cơ chế cạnh tranh của thị trường tự do, trong bất cứ ngành hàng nào, từ hàng tiêu dùng nhanh, hàng điện máy, ngành quần áo thời trang hay các ngành dịch vụ,… các thương hiệu luôn xuất hiện, cạnh tranh và tồn tại trong những phân khúc giá khác nhau
Lấy ví dụ tại thị trường Việt Nam Trong ngành dầu gội, giá bán của Sunsilk đắt gần gấp 3 lần giá bán của dầu gội đầu Mỹ Hảo Trong ngành điện máy, giá bán của tivi Sony đắt gấp đội so với giá của nhãn hiệu nội địa Darling Trong ngành dịch vụ quảng cáo hay trong dịch
vụ về luật, giá dịch vụ của các hãng nước ngoài đắt hơn từ 3 đến 10 lần so với giá của các công ty của Việt Nam
Tuy có mức chênh lệch giá rất lớn giữa các thương hiệu ở phân khúc thấp so với phân khúc cao cấp, nhưng càng ngày, chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) giữa các phân khúc càng bớt khác biệt Ngày nay, nếu bỏ nhãn hiệu đi và cho người khách hàng dùng thử, nhiều loại sản phẩm và dịch vụ có giá rất chênh nhau những lại hầu như không tạo ra sự khác biệt
Trên thực tế các tập đoàn đa quốc gia đã chuyển khâu sản xuất của nhiều loại sản phẩm và các ngành dịch vụ sang các nước đang phát triển, nơi mà giá nhân công rẻ hơn tại thị trường tiêu thụ nhiều lần
Chuyện gì đã xảy ra khi mức chênh lệch giá không thể hiện ở các ích lợi của sản phẩm hay của dịch vụ? Và tại sao người ta phải bỏ thêm những khoản tiền lớn để được sử dụng
thương hiệu mà họ yêu thích?
Vấn đề về lợi nhuận và đạo đức kinh doanh? Hiện nay bất cứ nhà kinh doanh nào cũng đều muốn nâng giá của sản phẩm, hay của dịch vụ lên càng cao càng tốt Khi một sản phẩm có giá cao, rõ ràng khả năng mang lại lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể, mà công sức và thời gian
và chi phí kinh doanh sẽ giám xuống Còn gì bằng khi mà một chai bia Heineken có giá bán gần gấp 3 lần chai bia Sài Gòn (trên thực tế mức lợi nhuận sẽ chênh nhau đến cả chục lần) Tại sao một đôi giày thể thao Nike được sản xuất tại Việt Nam có giá xuất xưởng chưa tới 15Đô-la Mỹ lại có giá bán gần 200 Đô-la Mỹ?
Tất cả những người làm kinh doanh, những chuyên gia marketing và các giám đốc nhãn hiệu đều có chung một khát khao là làm sao có thể nâng được giá bán của sản phẩm lên thật cao ở mức tối đa mà người tiêu dùng có thể chấp nhận
Một vấn đề lớn được đặt ra rằng liệu đã đến lúc phải làm rõ chuyện “bóc lột trắng trợn” của những người chủ thương hiệu đối với người tiêu dùng? Theo như những gì đang xảy ra, liệu các chủ thương hiệu có quá nhẫn tâm và tham lam khi nâng mức giá lên cao quá mức như vậy?
Trong tác phẩm “No Logo”, Naomi Klein đã nêu ra thực tế là người tiêu dùng ở các nước phương tây đã thấy rõ tình trạng này từ những thập niên chín mươi của thế kỷ XX Đã có hàng loạt những cuộc biểu tình phản đối và tẩy chay các nhãn hiệu toàn cầu Theo như những gì mà mọi người thấy được thì có lẽ người tiêu dùng đang bị các tập đoàn sở hữu những thương hiệu lớn bóc lột “tới tận xương”
Trang 23Nếu mọi chuyện đúng như vậy thì tất cả những người làm nghề xây dựng thương hiệu đều
là những kẻ tham lam, vô đạo đức và lừa bịp khách hàng chăng?
Là một người đã nhiều năm làm nghề truyền thông tiếp thị với mục đích xây dựng nên những thương hiệu có giá trị cao (tức làm cho người tiêu dùng phải “hài lòng” bỏ tiền ra mua và sử dụng thương hiệu được quảng bá), tác giả bài viết này đã thật sự “sốc” khi đọc được những tài liệu trong cuốn sách của tiến sĩ Naomi Klein
Là chuyên gia quản lý thương hiệu, hoặc là một chủ doanh nghiệp, liệu có gì sai khi chúng
ta muốn tạo nên những thương hiệu “đắt hơn những nhãn hiệu khác nhiều lần” mà vẫn hấp dẫn người tiêu dùng? Liệu có gì trái với đạo đức kinh doanh trong việc tìm cách bắt người tiêu dùng phải trả thêm tiền chỉ bởi sản phẩm được gắn thêm một cái tên “khác biệt”?
Sự thật phía sau những cảm nhận đắt giá
Số liệu thực tế cho thấy, sự trung thành của người tiêu dùng (hay nói cách khác là sự lệ thuộc của họ) vào các thương hiệu đắt tiền luôn bền vững và ngày càng tăng Trong một nghiên cứu về người uống bia tại thị trường Việt Nam, khi trả lời cho câu hỏi: “nếu được thoải mái lựa chọn thì bạn sẽ chọn loại bia nào?”, hơn 70% người được hỏi đã trả lời
Heineken
Quả thật là các thương hiệu mạnh luôn có giá cao hơn hẳn những đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng Tuy vậy, nếu bạn tìm hiểu kỹ lưỡng thì sẽ thấy rằng, các sản phẩm “cao cấp” đắt tiền luôn được ưa chuộng, và ngày càng được ưa chuộng hơn Trong một đợt phỏng vấn
bỏ túi với khoảng 60 phụ nữ được hỏi ý kiến, tất cả mọi người đều chọn Sunsilk làm dầu gội thay vì chọn một nhãn dầu nội địa khác có chất lượng tốt và giá rẻ hơn Trong cuốn “The Cult of The Luxury Brand” (tạm dịch Mốt Xài Hàng Hiệu Sang Trọng) nêu ra một số dẫn chứng về xu hướng thích xài hàng hiệu của người tiêu dùng Đặc biệt tại Châu Á, người dân ngày càng thích chọn mua những loại hàng hóa có nhãn hiệu rất đắt tiền (có đến 94% phụ
nữ ở Tokyo sử dụng sản phẩm của Louis Vuitton – một nhãn hiệu hàng hóa thuộc loại đắt nhất thế giới) Hẳn việc ưa chuộng các sản phẩm giá cao sẽ cho cảm nhận là sản phẩm tốt hơn, dẫn đến việc sẽ hài lòng hơn khi sử dụng
Dựa trên những phân tích về giá trị của sản phẩm và giá trị của thương hiệu, chúng ta dễ thấy được là một sản phẩm mang thương hiệu sẽ tạo ra 2 loại giá trị khác biệt rất rõ ràng: giá trị lý tính và giá trị cảm tính
Giá trị lý tính: Đây chính là những lợi ích mà một loại hàng hóa, hay một loại dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng Cà phê đơn thuần là một loại thức uống gây nghiện và giúp người uống tỉnh táo hơn, sảng khoái hơn Uốn tóc là một dịch vụ giúp cho các bà các cô có mái tóckiểu cách và đẹp hơn Nếu một sản phẩm không có thương hiệu, nó được gọi là hàng hóa
Giá trị cảm tính: Là một loại giá trị do các thương hiệu mang lại Khi một loại hàng hóa với những đặc điểm cụ thể tạo nên sự khác biệt, người bán hàng sẽ được gắn thêm tên gọi cho hàng hóa đó để người tiêu dùng dễ phân biệt, dễ nhận biết Chính cái tên mà người bán
Trang 24hàng gắn cho loại sản phẩm có những đặc điểm khác biệt là lý do để cho chúng ta phải trả thêm tiền để mua sản phẩm đó Nói một cách khác, sản phẩm đó có kèm theo thương hiệu Thương hiệu cà phê Highland có giá trên dưới 20 ngàn một ly, trong khi ly cà phê của dì Ba bán ở góc đường (cũng ngon không kém) thì giá chỉ có 4 ngàn đồng Dịch vụ cũng vậy, uốn một cái đầu tại tiệm uốn tóc bình dân Hồng ở trong xóm giá chỉ 100 ngàn đồng, nhưng cũnguốn một kiểu tóc tương tự ở tiệm Khôi sang trọng thì giá suýt soát 1 triệu đồng Tuy nhiên,
sự khác biệt về giá cả không chỉ bởi cái tên thương hiệu Trên thực tế, sự chênh lệch về giá
ở đây thể hiện mức độ cảm nhận, hay nói cách khác là lượng cảm xúc tốt mà người khách hàng có được từ sản phẩm hay dịch vụ có cái tên đặc thù đó
Hãy xem xét sự khác biệt
Trước hết, tất cả mọi người đều phải công nhận rằng hàng hiệu thứ thật luôn luôn có những đặc điểm khác biệt vượt trội với chất lượng “không thể chê vào đâu được” Kế đến là nó tạo
ra các giá trị cảm tính như sự tự hào, sự hãnh diện và rất tự tin cho người xài hàng hiệu Làm sao mà lại có thể không tự hào khi bạn mặc một chiếc áo sơ mi “hàng độc” có giá đến
6 triệu đồng, đeo một cái thắt lưng có giá 18 triệu đồng và đi một đôi giày da nai “chính hiệu” có giá gần 30 triệu đồng,…
Một thương hiệu đắt tiền luôn tạo ra sự khao khát của người tiêu dùng và làm cho họ thỏa mãn hơn rất nhiều so với một nhãn hiệu bình dân
Như vậy sự thỏa mãn chính là điều khác biệt cơ bản Một thương hiệu bình dân sẽ đáp ứng cho những nhu cầu cơ bản của khách hàng bằng các giá trị lý tính, nhưng một thương hiệu cao cấp sẽ tạo ra thêm những giá trị cảm tính và các giá trị cảm tính này là loại mà không
dễ gì mà người tiêu dùng có được (như sự hãnh diện, sự thỏa mãn, sự tự tin,…) Các giá trị cảm tính này thực tế là các cảm xúc tốt ở mức độ cao và sẽ xuất hiện mỗi khi nhãn hiệu được sử dụng
Bạn nên biết rằng giá trị của một vật chính là lượng cảm xúc tốt mà vật đó mang lại cho người sử dụng Đây cũng là điểm khác biệt lớn hoặc rất lớn về giá bán giữa nhãn hiệu thường và nhãn hiệu cao cấp Để tạo ra một thương hiệu “đắt tiền” là một công việc cực kỳ khó khăn, bởi nếu người tiêu dùng không “cảm thấy” và không tin rằng thương hiệu có giá trị đúng như giá bán thì chắc chắn họ sẽ không thể nào có được cái cảm giác sử dụng “hànghiệu” và không đời nào họ bỏ tiền ra để mua
Theo những phân tích trên đây, việc tạo ra một nhãn hiệu cao cấp sẽ đòi hỏi rất nhiều tiền bạc cũng như nhiều thời gian Để duy trì sự “cao cấp” đó thì còn là việc khó khăn hơn nữa Thật may mắn là cuối cùng, những người làm nghề xây dựng nên các thương hiệu đắt tiền
đã có thể tự hào rằng mình đang làm những việc rất có đạo đức chứ không phải là việc phi đạo đức như nhiều người lầm tưởng Bằng việc tạo ra những thương hiệu cao cấp và cực kỳ sang trọng, người làm thương hiệu đã mang lại cho người tiêu dùng những cảm giác thỏa mãn, những phút giây hạnh phúc không dễ có được trong cuộc sống Hàng hiệu là một công
cụ làm cho sản phẩm, hay dịch vụ trở nên đầy cảm hứng, tạo ra sự thỏa mãn và hài lòng cho hàng ngàn hoặc hàng triệu người trong cái thế giới đầy stress và buồn tẻ này
Trang 25Tóm lại, giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó được tạo nên từ giá trị lý tính và giá trị cảm tính Tuy nhiên đó cũng chưa phải là tất cả Bên cạnh hai loại giá trị này còn có một loại khác nữa là giá trị tinh thần mà chúng ta sẽ cùng xem xét vào một dịp khác.
ch nhiệm xã hội doanh nghiệp
Đặng Đình Cung
Thứ Ba, 25/8/2009, 09:07 (GMT+7)
(TBKTSG) - Nước ta có Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường và những nghị định hướng dẫn thi hành nhưng doanh nghiệp Việt Nam chưa thể hiện một cách rõ ràng việc thực hành những văn bản pháp quy đó bằng những tiêu chuẩn kiểm định và công bố hiệu quả thực hiện Ở các nước khác, mối quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp về lao động và môi trường được gom chung vào một khái niệm gọi là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
Trong bài này, người viết xin trình bày trách nhiệm xã hội doanhnghiệp, lợi ích của nó cùng một số tiêu chuẩn và văn bảnhướng dẫn thực hành
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì?
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là phương pháp tiến hành tự nguyện có tầm nhìn về phát triển bền vững, kết hợp xã hội và khả năng cạnh tranh Khái niệm này bao gồm những tác động liên quan đến xã hội, môi trường và kinh tế
Thực ra những tổ chức quốc gia và quốc tế cũng như những tổ chức phi chính phủ chưa đồng thuận về nội dung của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Các nước Anglo Saxon biểu hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với khái niệm PPP bao gồm ba lĩnh vực: con người (people), hành tinh (planet) và lợi nhuận (profit) Một số tổ chức lại còn thêm lĩnh vực quản trị (governance) Nhưng ý kiến này bị đả phá vì quản trị doanh nghiệp không có tính cách tự nguyện
Trong quy chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giới hạn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở hai lĩnh vực lao động và môi trường nhưng cũng đặt thêm tiêu chí “hoạt động kinh doanh có hiệu quả kinh tế” Nói một cách khác, VCCI cũng dùng khái niệm PPP như đa số các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế
Lợi ích của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Vào thập niên 90 thế kỷ trước, một bà ký giả nước ngoài khám phá một nhà máy ở Việt Nam sản xuất giày gia công cho Nike, công nhân phải làm việc trong một môi trường không khí nguy hại đến sức khỏe Độc giả tờ báo của bà ngay tức khắc phổ biến tin này và kêu gọi tẩy chay không mua giày của Nike nữa Dĩ nhiên, Nike kiện tờ báo và đã thua kiện
Trước doanh số xuống dốc, Nike đành phải công bố một chính sách trách nhiệm xã hội đối với những nhà cung cấp của họ: những nhà cung cấp phải tuân thủ những điều lệ của Nike về trách nhiệm xã hội Sau một thời hạn ân hạn, những đối tác nào không tuân theo tiêu chuẩn Nike sẽ bị cắt hợp đồng Một đoàn kiểm định được thành lập để kiểm định có định kỳ những cơ sở sản xuất Những cá nhân hay tổ chức nào khám phá một cơ sở sản xuất gia công cho Nike không theo tiêu
Trang 26chuẩn đó thì có thể gửi thư tố cáo đến địa chỉ nikeresponsibility@nike.com
Để chứng minh chính sách này được thực hành thông thoáng, Nike đăng trên trang web
www.nike.com những tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của họ cùng với danh sách 700 nhà máy gia công cho họ ở 51 nước, trong đó có 35 nhà máy ở Việt Nam
Cũng như Nike, nhiều tập đoàn quốc tế cũng có chính sách tương tự Đặc biệt những tập đoàn bán
lẻ như Wal-Mart, Cora, Carrefour thường xuyên cử người đi kiểm định các nhà cung cấp của họ ởViệt Nam Nói chung, những tập đoàn đa quốc gia thường tránh kinh doanh với những nước không
có pháp quy về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vì sợ bị mang tiếng
Một số ngân hàng lớn, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới, thực thi những nguyên tắc Equator (Equator Principles) Nguyên tắc Equator là những cam kết tự nguyện của các cơ quan tài chính nghiên cứu những dự án họ tài trợ trên cơ sở tác động xã hội và môi trường: bên mượn tiền phải định giá tác động của dự án đến xã hội và môi trường
Những tiêu chuẩn và công cụ quản lý trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động và đối với môi trường chẳng qua chỉ là những vấn đề chất lượng tương tự như chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp đã quen thuộc: chất lượng lao động và chất lượng đời sống
Ở những nước châu Âu, người ta có khái niệm QSE (quality safety environment, chất lượng - an toàn lao động - môi trường) Mục đích là mở rộng chính sách quản lý doanh nghiệp vượt khỏi khái niệm chất lượng để bao hàm thêm trách nhiệm xã hội, mở rộng sổ tay chất lượng (Quality Manual) thành sổ tay QSE (QSE Manual) và chứng nhận doanh nghiệp cùng một lúc theo cả ba tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động và môi trường Thực hiện đầy đủ cùng lúc ba chính sách này sẽ có thêm hiệu ứng hỗ trợ và giảm chi phí so với thực hiện riêng lẻ mỗi chính sách
Các tiêu chuẩn và công cụ về chất lượng và môi trường thì ai cũng biết ISO (International
Organization for Standardization, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) đã công bố bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường Hai tiểu ban của ISO chuyên về các bộ tiêu chuẩn này đã thống nhất những phương pháp thực hành tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thiết lập một chính sách toàn bộ chung cho cả hai hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
Còn về khía cạnh quản lý nhân lực, vấn đề này phức tạp vì không phải là một vấn đề kỹ thuật Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau: (a) an toàn lao động là trách nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm tập thể, (b) quyền lợi tối thiểu của người lao động về nhân phẩm và tính dân chủ do phía thuê lao động tự nguyện ban cho hay phải theo quy định của nhà nước và thương lượng tập thể
Nhóm làm việc của ISO về trách nhiệm xã hội (WG SR) đã tham khảo rộng rãi mọi đối tác Chỉ riêngtrong năm 2007 có 320 đại diện của 55 nước và 26 tổ chức quốc tế tham gia hội nghị của WC SR Nếu không có gì thay đổi thì tiêu chuẩn hướng dẫn ISO 26000 sẽ được công bố vào năm 2010 Điều cần chú ý là tiêu chuẩn ISO 26000 chỉ là một tiêu chuẩn hướng dẫn nên không thể dùng làm
cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp
Dưới đây là những tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở để chứng nhận một doanh nghiệp: Các tiêu chuẩn của ILO (International Labor Organization, Tổ chức Lao động quốc tế), ISO 9001 về hệ thốngquản lý chất lượng, ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường, OHSAS 8001 về an toàn lao động,
và SA 8000 về quản lý nhân sự
Ngoài ra có một số tài liệu hướng dẫn cách trình bày một báo cáo về trách nhiệm xã hội như là GRI (Global Reporting Initiative, khởi đầu báo cáo toàn diện) hay AA 1000 Asurance Standard của ISEA (Institute of Social and Ethical Accountability, Viện Trách nhiệm xã hội và đạo đức)
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã dịch sang tiếng Việt các bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 Để hoàn tất, tổng cục còn phải tiếp tục dịch và đưa ngay vào thực hành những tiêu chuẩn và văn bản hướng dẫn khác vừa nêu trên
Trang 27Các mâu thuẫn trên gây ra rất nhiều câu hỏi và các cuộc tranh luận trong xã hội Trong đó có mấy câuhỏi nổi bật Thứ nhất, các mâu thuẫn trên tuy phổ biến nhưng có phải là đa số, chiếm ưu thế trong hoạtđộng kinh doanh?
Thứ hai, các hiện tượng trên có phải là các khuyết tật của nền kinh tế thị trường hay nói khác đi có phải
cứ kinh doanh trên thương trường là phải trốn thuế, lừa đảo? Thứ ba, có thể dung hòa mâu thuẫn giữalợi ích xã hội và lợi ích kinh doanh của các doanh nghiệp?
Thật ra, không chỉ ở Việt Nam, các vấn đề này thu hút sự chú ý và tranh luận của hầu hết quốc gia trênthế giới, nó dẫn đến các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm ở nhiều quốc gia về vấn đề này Từ đây hìnhthành một trào lưu trong khoa học quản trị và tiếp thị - trào lưu trách nhiệm xã hội trong kinh doanh Nộihàm chính của trào lưu này là để có thể phát triển lâu dài và thịnh vượng, các doanh nghiệp không chỉhướng đến phục vụ thật tốt khách hàng - mục tiêu của mình - mà còn phải tuân thủ tốt các giá trị, qui định(tập quán, luật pháp) của cộng đồng/xã hội, đồng thời đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của cộngđồng/xã hội mà doanh nghiệp đang là thành viên Rất nhiều quan sát và nghiên cứu đều chỉ ra mối quan
hệ dương tính giữa trách nhiệm xã hội và lợi nhuận, mức độ phát triển của doanh nghiệp
Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của các nhà kinh doanh thành đạt lại không phải là liệu chúng ta có thể dunghòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội (như cách đặt vấn đề ở trên) mà là chỉ khi các doanh nghiệpcam kết và thực hiện tốt trách nhiệm với khách hàng và cộng đồng thì khi đó doanh nghiệp phát triển vàthịnh vượng Nghĩa là trách nhiệm xã hội đã không còn là trách nhiệm, nó trở thành sứ mệnh (mission)
và mục tiêu định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp Đến đây rất nhiều doanh nghiệp bănkhoăn, đành rằng các giá trị cộng đồng/xã hội là điều tốt, nên làm, nhưng thực hiện chúng liệu có cảithiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hay chỉ làm gia tăng các chi phí cho doanh nghiệp? Kinhnghiệm của các doanh nghiệp cho thấy trong ngắn hạn chi phí có thể gia tăng, nhưng về lâu dài chi phígiảm xuống đi kèm theo sự gia tăng của các lợi ích
Doanh nghiệp nhận được lợi ích gì từ việc thực hiện các trách nhiệm xã hội?Đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng một hình ảnh tốt về doanh nghiệp trong cộng đồng - một nềntảng quan trọng của lợi thế cạnh tranh Một hình ảnh tốt chính là cơ sở để hình thành và xây dựng cácthương hiệu mạnh
Thứ hai, thực hiện nghiêm túc các giá trị, qui định của xã hội giúp doanh nghiệp có được một môi trườngkinh doanh (bên trong và bên ngoài) lành mạnh, một đội ngũ nhân viên tận tụy, cam kết và đạo đức - yêucầu tất yếu của phát triển
Thứ ba, các yêu cầu về trách nhiệm xã hội hiện nay đã trở thành các tiêu chuẩn phải có trong kinh doanhchẳng hạn như SA8000 của dệt may Thực hiện các tiêu chuẩn này là điều kiện để tham gia các thịtrường lớn như EU, Nhật, Mỹ Thực tiễn ở các doanh nghiệp ban đầu khi chưa quen các tiêu chuẩn thìcòn nhiều khó chịu và khúc mắc, nhưng khi đi vào vận hành thì các tiêu chuẩn này còn giúp gia tăng