Hiện nay, chính phủ Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) đã triển khai quy trình chọn lọc các dự án thí điểm theo hình thức hợp tác với lĩnh vực tư nhân (đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và/hoặc quản lý dịch vụ công) trên cơ sở một khuôn khổ pháp lý (Quyết định số 71/2010) do Thủ tướng ban hành. Để thực hiện được điều này, một mặt phải xác định được các cơ hội mở ra cho các bộ ngành và chính quyền địa phương Việt Nam trong việc cải thiện dịch vụ công, mặt khác phải có những năng lực cần thiết để triển khai các dự án có tính chất phức tạp này. Trên thực tế, việc triển khai cơ chế đối tác nhà nước – tư nhân cần tới năng lực hành chính và quản lý đặc thù để có thể hỗ trợ các dự án trong suốt vòng đời của chúng : từ việc xây dựng và điều chỉnh dự án cho phù hợp với các chính sách phát triển của lĩnh vực tới thiết kế kỹ thuật và tài chính, quản lý đấu thầu, chia sẻ rủi ro, trách nhiệm và sau cùng là năng lực theo dõi và điều chỉnh đối với các dự án dài hạn. Bài viết này nhằm giới thiệu cơ hội triển khai các dự án PPP tại khu vực ven đô cho chính quyền Việt Nam (trung ương và địa phương) thông qua việc phân tích các đặc điểm cơ bản của cơ chế này. Trong phần đầu tiên, chúng tôi giới thiệu các nguyên tắc chính của PPP và phần hai sẽ được dành để nói về những định hướng nhằm cải thiện dịch vụ đô thị trong bối cảnh của Việt Nam thông qua công cụ PPP...
ADETEF Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt Pháp khóa 9 19-20 tháng 3 năm 2012, Hà Nội 1 Quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân : Cơ hội phát triển nào cho khu vực ven đô tại Việt Nam ? Sarah Botton 1 và Nguyễn Thị Thanh An 2 ( 3 ) Cơ quan phát triển Pháp working paper Hiện nay, chính phủ Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) đã triển khai quy trình chọn lọc các dự án thí điểm theo hình thức hợp tác với lĩnh vực tư nhân (đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và/hoặc quản lý dịch vụ công) trên cơ sở một khuôn khổ pháp lý (Quyết định số 71/2010) do Thủ tướng ban hành. Để thực hiện được điều này, một mặt phải xác định được các cơ hội mở ra cho các bộ ngành và chính quyền địa phương Việt Nam trong việc cải thiện dịch vụ công, mặt khác phải có những năng lực cần thiết để triển khai các dự án có tính chất phức tạp này. Trên thực tế, việc triển khai cơ chế đối tác nhà nước – tư nhân cần tới năng lực hành chính và quản lý đặc thù để có thể hỗ trợ các dự án trong suốt vòng đời của chúng : từ việc xây dựng và điều chỉnh dự án cho phù hợp với các chính sách phát triển của lĩnh vực tới thiết kế kỹ thuật và tài chính, quản lý đấu thầu, chia sẻ rủi ro, trách nhiệm và sau cùng là năng lực theo dõi và điều chỉnh đối với các dự án dài hạn. Bài viết này nhằm giới thiệu cơ hội triển khai các dự án PPP tại khu vực ven đô cho chính quyền Việt Nam (trung ương và địa phương) thông qua việc phân tích các đặc điểm cơ bản của cơ chế này. Trong phần đầu tiên, chúng tôi giới thiệu các nguyên tắc chính của PPP và phần hai sẽ được dành để nói về những định hướng nhằm cải thiện dịch vụ đô thị trong bối cảnh của Việt Nam thông qua công cụ PPP. 1. Nguyên tắc chính của quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân 1 Sarah BOTTON là trưởng các dự án đào tạo tại CEFEB (Trung tâm nghiên cứu kinh tế và tài chính của AFD) phụ trách mảng « Quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân» [liên hệ : bottons@afd.fr] 2 NGUYỄN Thị Thanh An phụ trách chương trình tại cơ quan AFD tại Hà Nội, ban tài chính và đối tác [liên hệ : afdhanoi@afd.fr] 3 Các tác giả gửi lời cảm ơn trân trọng tới Mr Jan G. Janssens, JJC Advisory đã đọc lại bài viết và có những lời bình luận thiết thực, tới Mr Hubert Jenny, Ngân hàng Phát triển châu Á vì những trao đổi hữu ích về các thách thức trong lĩnh vực nước của Việt Nam cũng như tới các đồng nghiệp tại AFD, Aymeric Blanc, Matthieu Discour, và Pierre Garreau, vì những giúp đỡ quý báu cho việc soạn thảo tài liệu này. ADETEF Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt Pháp khóa 9 19-20 tháng 3 năm 2012, Hà Nội 2 Theo nghĩa rộng, quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân cho phép chính quyền và các đối tác tư nhân cùng phối hợp để thiết kế, đầu tư, xây dựng, quản lý hoặc bảo tồn một dự án công ích. Các dự án PPP có thể được triển khai trong nhiều lĩnh vực ít nhiều mang tính chất của « dịch vụ công » (theo nghĩa « dịch vụ cung cấp cho một đối tượng/công dân ») : từ các lĩnh vực dịch vụ đô thị công cộng loại « cổ điển » như nước và vệ sinh môi trường, cung cấp điện, xử lý rác thải, giao thông đô thị cho tới các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật cung ứng dịch vụ không chỉ cho một đối tượng cụ thể, như dự án xây dựng cầu, cảng sân bay, đường sắt, phát triển khu công nghiệp, cho tới các dự án phi đô thị : khai thác mỏ, chuyển nhượng đất rừng, tới các lĩnh vực xã hội : y tế, đào tạo nghề, giáo dục. Như vậy cách hiểu rộng nhất về PPP trên bao gồm đồng thời các định nghĩa rất quen thuộc về các quan hệ đối tác này (xây dựng một hạ tầng kỹ thuật cho một dịch vụ công) hay các cách tiếp cận về PPP « linh hoạt » hơn (đối thoại giữa nhà nước và tư nhân theo từng lĩnh vực, ví dụ lĩnh vực đào tạo nghề). Như vậy có thể nói dưới một tên gọi «cơ chế đối tác nhà nước - tư nhân» có thể có nhiều hình thức đối tác và việc triển khai thực hiện trên cơ sở chính sách của từng lĩnh vực đặc thù. Có thể tóm lại một vài ý chính về PPP như sau: Theo cách tiếp cận nào? Ủy quyền cung ứng dịch vụ công hay hợp đồng đối tác (Project Finance Initiative)? Trước hết, khái niệm PPP chỉ các dự án có bản chất tương đối khác nhau, tùy theo cách tiếp cận theo kiểu Pháp còn gọi là « délégation de service public – giao dịch vụ công » (DSP) 4 hay theo quan điểm mới hơn của các nước anglo-saxon là « Project Finance Initiative – Sáng kiến tài trợ dự án» (PFI) 5 . Theo cách tiếp cận của Pháp, PPP (DSP) chỉ toàn bộ các hợp đồng theo đó một pháp nhân công pháp giao việc quản lý một dịch vụ công thuộc trách nhiệm quản lý của mình cho một đối tác công pháp hoặc tư nhân mà trong đó lợi nhuận phát sinh phụ thuộc vào kết quả khai thác dịch vụ. Đây là một khái niệm trong luật của Pháp. Giao lại dịch vụ công là hình thức phổ biến nhất của việc ủy quyền quản lý dịch vụ công, mặt khác địa phương vẫn có thể chọn lựa quản lý trực tiếp dịch vụ (cơ chế tự quản lý). Trong trường hợp của DSP, doanh nghiệp tư nhân được giao khai thác dịch vụ (thường đối với các khoản đầu tư mới) dưới sự quản lý của nhà nước, nhà nước vẫn là chủ sở hữu của hạ tầng. Điều đặc biệt ở đây là doanh nghiệp tư nhân có mối liên hệ trực tiếp với người sử dụng dịch vụ công (cung cấp nước, điện…) và phải quản lý rủi ro thương mại liên quan tới dịch vụ. 4 Giao quyền quản lý dịch vụ công không phải là chủ đề mới ở Pháp và nước này đã có kinh nghiệm ngay từ thế kỷ 17 với việc bộ trưởng Tài chính Colbert cho xây dựng kênh Midi, và đặc biệt là kể từ thế kỷ 19 với việc thành lập Tổng công ty cấp thoát nước (hiện nay là tập đoàn Véolia) và Công ty cấp thoát nước và chiếu sáng Lyon đối với các dịch vụ đô thị (hiện nay là tập đoàn Suez). 5 Nguyên tắc Project finance có từ thời kỳ Hy Lạp và Rome cổ đại (tài trợ cho các chuyến thám hiểm đường biển). Sau đó nó được sử dụng kể từ đầu thế kỷ 20 để tài trợ cho các dự án hạ tầng kỹ thuật (kênh đào Panama). Và đặc biệt, với việc chính phủ của John Major triển khai «Project Finance Initiatve » tại năm 1992, nguyên tắc này đã phát triển mạnh và sau đó được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật. ADETEF Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt Pháp khóa 9 19-20 tháng 3 năm 2012, Hà Nội 3 Sơ đồ 1 – Tam giác ủy quyền cung ứng dịch vụ công : chia sẻ trách nhiệm Nguồn : do các tác giả soạn theo CEFEB 2008 Theo cách tiếp cận của các nước anglo - saxon, PPP (PFI) là một hợp đồng hành chính theo đó một cơ quan Nhà nước có thể giao cho một doanh nghiệp, hoặc một tập hợp doanh nghiệp nhiệm vụ : đóng góp các khoản đầu tư phi vật chất, đóng góp công trình hoặc thiết bị mới cần thiết cho dịch vụ công (tức là nói đến « greenfield » - đầu tư mới), cho việc xây dựng và cải tạo các công trình hoặc thiết bị đã tồn tại (hay còn gọi là « brownfield » - đầu tư bổ sung), cho việc bảo trì, bảo dưỡng, khai thác hoặc quản lý, hoặc nếu cần, cho việc cung cấp các dịch vụ khác phục vụ việc cung ứng dịch vụ công của cơ quan nhà nước. Ngoài ra, một cách không bắt buộc, đối tác tư nhân có thể được giao tất cả hoặc một phần công việc thiết kế. Trong trường hợp của PFI, nhà nước quyết định giao cho một doanh nghiệp tư nhân xây dựng hạ tầng kỹ thuật mới (và thường sau đó là việc quản lý dịch vụ) theo các nguyên tắc của dự án đầu tư bởi dòng tiền tương lai phát sinh bởi dự án). Trong trường hợp này, doanh nghiệp được giao (còn gọi là Special Purpose Vehicule – Doanh nghiệp chuyên trách / Doanh nghiệp hay SPV / SPC) sẽ triển khai dự án và có liên hệ trực tiếp với nhà nước chứ không phải với người sử dụng cuối cùng (ví dụ xây dựng một trạm xử lý nước, bãi chôn rác thải, trạm phân phối điện ). Doanh nghiệp Người sử dụng Chính quyền Hợp đồng DSP Nhiệm kỳ bầu cử Hợp đồng dịch vụ và thuê bao Thanh toán hóa đơn Bầu + Nộp thuế Yêu cầu + (Hỗ trợ tài chính) ADETEF Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt Pháp khóa 9 19-20 tháng 3 năm 2012, Hà Nội 4 Sơ đồ 2 – triển khai PPP theo Dự án Đầu tư : chia sẻ rủi ro Nguồn : do các tác giả soạn theo CEFEB 2008 Chính phủ Việt Nam có thể nghiên cứu khả năng phát triển các khu vực ven đô thông qua các dự án PPP hoặc dưới hình thức giao lại dịch vụ (cung cấp nước, xử lý nước, rác thải, giao thông, cung cấp điện…) hoặc theo hình thức tài trợ dự án (xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật : bệnh viện, trạm xử lý nước, bãi chôn lấp rác thải…). Điều quan trọng là phải xác định được các đặc thù về tài chính, công tác quản lý và quan hệ đối tác của mỗi hình thức này. Mặc dù hai cách tiếp cận về PPP, một là corporate finance (tài chính doanh nghiệp) và hai là project finance (tài trợ dự án) đến từ hai hệ thống luật pháp và tài chính khác nhau nhưng chúng hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau khi có sự tham gia của lĩnh vực tư nhân vào nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia, Nhà nước cần xác định nên ưu tiên phương thức nào, triển khai vào thời điểm nào tùy từng lĩnh vực liên quan (mỗi một lĩnh vực có đặc thù riêng), tùy thuộc việc hạ tầng liên quan là mới hay cũ (thiết kế mới hay cải tạo ?), tùy thuộc tính chất « phụ thuộc » của hạ tầng (một sân bay mới – không phụ thuộc – xây dựng một trạm xử lý nước mới phải gắn với hệ thống cung cấp nước đã tồn tại – phụ thuộc), và phụ thuộc vào “tình trạng của dịch vụ” để thu hút đầu tư tư nhân (hạ tầng ở trong tình trạng nào ? phí sử dụng dịch vụ là bao nhiêu ? mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp ?)…. Hai cách tiếp cận này không nên được coi như là những mô hình để các nhà hoạch định chính sách chọn lựa hoặc áp dụng một cách cứng nhắc mà có thể phối hợp chúng một cách đồng bộ để đảm bảo cải thiện các dịch vụ trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật. Cần lưu ý là quyết định 71 theo định hướng trên vì Thủ tướng mong muốn văn bản này có thể giúp mở rộng phạm vi áp dụng cho PPP tại Việt Nam vốn từ trước đến giờ mới chỉ được được biết đến dưới hình thức BOT (phương pháp PFI). Như vậy quyết định này có mục tiêu đầu tiên là tìm kiếm các nguồn đầu tư mới cho hạ tầng kỹ thuật và tiếp đó là tìm kiếm các mô hình quản lý mới thông qua việc triển khai PPP (MPI, 2011 b). Doanh nghiệp thực hiện dự án SPV Bên khai thác Bên xây dựng Chính quyền Cổ đông Bên cho vay Hợp đồng bán Hợp đồng khai thác, bảo trì và bảo dưỡng Hợp đồng PPP Thỏa thuận giữa các cổ đông Hợp đồng tín dụng Hợp đồng xây dựng Nhà cung cấp Bên bảo hiểm Bảo hiểm ADETEF Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt Pháp khóa 9 19-20 tháng 3 năm 2012, Hà Nội 5 Định hướng theo từng lĩnh vực : áp dụng vào thời điểm nào ? theo quy mô nào ?? Một trong những nguyên tắc chính đã được thống nhất về PPP là một cơ chế đối tác muốn thành công thì các đối tác trong cơ chế đó phải thực hiện tốt vai trò của mình và gánh lấy các rủi ro mà mình là người có thể đảm nhiệm tốt nhất. Nếu coi cơ chế PPP là một quá trình với nhiều giai đoạn thì tùy theo lĩnh vực, có thể thay đổi phương thức đối tác (DSP và PFI) ở từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ, tại các nước đang phát triển, một số địa phương muốn mời lĩnh vực tư nhân tham gia đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật và quản lý dịch vụ xử lý rác thải. Như vậy cơ chế đối tác này sẽ là một chu trình với nhiều giai đoạn: về tổng thể nếu địa phương vẫn quản lý dịch vụ thì có thể giao dịch vụ thu gom rác ban đầu (tức là từ các hộ gia đình tới các công ten nơ trung gian) cho các hiệp hội hoặc doanh nghiệp nhỏ thực hiện một cách không chính thức. Việc triển khai một cơ chế DSP như vậy vừa cho phép đối tác tư nhân chuyên nghiệp hóa hoạt động của mình (thông qua trợ cấp thiết bị hoặc đào tạo nghề nghiệp) vừa giúp nhà nước quản lý tốt hơn rủi ro về sức khỏe cộng đồng mà mình phải gánh (tránh được các bãi đổ rác tự phát trong thành phố). Bên cạnh đó, địa phương có thể triển khai cơ chế đối tác (PFI) với một doanh nghiệp tư nhân khác nhằm thiết kế một bãi chôn lấp rác hoặc một xưởng tái chế rác hoặc sản xuất năng lượng (khí biogaz) vốn cần tới trình độ công nghệ mà đối tác tư nhân có thể đảm nhiệm do chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế. Tương tự như vậy, lĩnh vực điện cũng có thể coi là một ví dụ điển hình để minh họa cho vấn đề trên. Ở giai đoạn đầu, nếu gặp khó khăn trong cung cấp điện, Nhà nước có thể triển khai cơ chế PPP (theo PFI) với các nhà sản xuất nhỏ độc lập (còn gọi là Independent Power Producers hay IPP) theo đó Nhà nước có thể ký kết các hợp đồng power purchase agreement (hay ppa) để đảm bảo một mức độ thu nhập – cho dù năng lượng sản xuất ra cuối cùng có được tiêu thụ hay không (take or pay). Ở giai đoạn sau, nếu đơn vị cung cấp điện gặp khó khăn trong quản lý (mất mát kỹ thuật và thương mại lớn, rơi vào tình trạng yếu kém, thừa nhân sự…), Nhà nước có thể kêu gọi lĩnh vực tư nhân, với năng lực kỹ thuật và thương mại tốt, tham gia vực dậy dịch vụ nhằm tăng nguồn thu, cải thiện chất lượng dịch vụ tới tay người sử dụng cũng như đảm bảo việc người dân được tiếp cận với điện. Về quy mô của PPP, từ nhiều năm nay đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về khả năng triển khai các hợp đồng PPP quy mô nhỏ trong ngành nước, đặc biệt thông qua việc xây dựng hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ (Blanc, Botton, 2010). Các dự án PPP quy mô nhỏ này có thể triển khai dưới danh nghĩa hoặc bổ sung cho một doanh nghiệp lớn chính (ví dụ tại các khu vực ven đô chưa có điện) hoặc khuyến khích triển khai các hợp đồng cơ chế PPP tại các đô thị loại 2, thị trấn thậm chí tại khu vực nông thôn, những nơi mà doanh nghiệp «truyền thống» không có mặt (do không có được lợi thế kinh tế theo quy mô khi cung cấp dịch vụ tập trung). Ý tưởng « tiếp sức » cho các doanh nghiệp truyền thống thông qua các hợp đồng PPP nhỏ (cho dù doanh nghiệp tiếp sức là bên được « giao lại dịch vụ» bởi một doanh nghiệp mà bản thân cũng được giao dịch vụ hoặc chỉ đơn giản là bên “được giao” bởi một doanh nghiệp nhà nước) không chỉ cho phép củng cố mối liên hệ giữa cung và cầu (các doanh nghiệp tư nhân nhỏ có thể đề xuất một dịch vụ tại các vùng sâu, vùng xa hoặc trong thời hạn ngắn hơn) mà còn giúp nhanh đạt được các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ mà nhiều chính phủ, trong đó có chính phủ Việt Nam đề ra. Dù là trong trường hợp nào, với các chức năng khuyến khích, điều hành và kiểm tra, Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo lợi ích chung vì người hưởng lợi thực sự từ dịch vụ chính là người dân. Thách thức đặt ra là phải đảm bảo một sự cân bằng giữa lợi ích về kinh tế, tài chính, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường cho cơ chế PPP. ADETEF Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt Pháp khóa 9 19-20 tháng 3 năm 2012, Hà Nội 6 Xây dựng một dự án PPP: Cần phải chuẩn bị những gì? Động cơ nào? Hướng về việc đảm bảo lợi ích chung của nhà nước và tư nhân. Trước khi tham gia vào cơ chế PPP, Nhà nước cần xác định rõ và đánh giá được lợi ích của hai bên trong quá trình triển khai dự án. Để đảm bảo sự tham gia một cách lâu dài của lĩnh vực tư nhân, cơ chế PPP cần phải mang lại lợi nhuận về tài chính cho lĩnh vực này. Như vậy PPP cần phải mang lại lợi nhuận cả trong quá trình xây dựng cũng như khai thác. Đồng thời, cơ chế này phải được phát triển trong một môi trường tin cậy lẫn nhau: lĩnh vực tư cần được bảo đảm là nhà nước sẽ gánh một số rủi ro, đặc biệt rủi ro về chính trị. Trong khi đó, Nhà nước lại cần được đảm bảo rằng lĩnh vực tư có đủ khả năng tham gia vào cung ứng một dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội chứ không chỉ là việc lĩnh vực tư nhân phát triển một hoạt động sinh lời cho mình. Đối với Nhà nước, một trong những động cơ đầu tiên khi triển khai cơ chế PPP chính là khả năng đóng góp nguồn đầu tư bổ sung của lĩnh vực tư nhân. Tất nhiên, khả năng đầu tư trước một số khoản của lĩnh vực tư nhân chính là yếu tố khiến cho PPP trở nên thu hút, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng khoản đầu tư trước này sẽ được người nộp thuế hoặc người sử dụng dịch vụ thanh toán vào lúc sau cùng. Như vậy, trước khi triển khai PPP, nhà nước cần tính toán để đảm bảo thanh toán các chi phí của mình (ví dụ tiền thuê để xây dựng/khai thác một hạ tầng kỹ thuật theo cơ chế PFI) hay để người sử dụng có thể trả phí dịch vụ một cách hợp lý (trường hợp giao dịch vụ). Ngoài ra, nhà nước cũng hy vọng có thể giảm hoặc phân tán các khoản phải chi cho ngân sách Nhà nước để tập trung vào các lĩnh vực chủ chốt khác (giáo dục, y tế, an ninh ). Trên thực tế, việc kêu gọi vốn tư nhân sẽ làm giảm nhu cầu cần tới ngân sách nhà nước. Tất nhiên thông thường nhà nước sẽ phải trả cho phía tư nhân một khoản thù lao có thể được coi như một khoản nợ. Tuy nhiên, trong trường hợp một dự án PPP, khoản thù lao đó sẽ phụ thuộc vào kết quả đạt được trong sự tuân thủ bản mô tả công việc - ngược lại với trường hợp khi nhà nước cấp vốn cho một dự án thì khoản tài trợ đó được hoàn lại một cách độc lập với kết quả của dự án tài trợ (AFD, 2006). Ngoài ra, thông qua cơ chế PPP, nhà nước có thể huy động năng lực quản lý và trình độ phát triển công nghệ của lĩnh vực tư nhân, giúp tăng cường mối liên hệ giữa chất lượng-giá cả của dịch vụ công ích. Trên thực tế, khi có sự tham gia của lĩnh vực tư nhân vào dự án, các quyết định đúng đắn – trong việc chọn lựa công nghệ và công tác quản lý – thường được thông qua dễ dàng và nhanh chóng hơn. Từ đó giúp giảm thiểu chi phí, ổn định chất lượng dịch vụ và khiến người sử dụng dịch vụ yên tâm (AFD, 2006). Một số lợi ích khác của Nhà nước khi tham gia vào cơ chế PPP có thể kể ra ở đây: cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất (thông qua hạn chế can thiệp chính trị) ; đảm bảo sự điều hành tốt của nhà nước thông qua việc xác định nghĩa vụ về kết quả thay vì về phương tiện ; thúc đẩy cạnh tranh và phát triển các thị trường trong nước (thị trường tài chính, cung ứng dịch vụ) Cần thận trọng vì đây là một quá trình lâu dài, tốn kém và phải thực tế Như chúng tôi vừa mới đề cập ở phần trên, nhà nước có nhiều động cơ để tham gia vào cơ chế PPP. Tuy nhiên, tại thời điểm này, trước khi khai thác các mô hình PPP có thể áp dụng được và tìm kiếm các cơ hội mở ra cho Việt Nam, cần phải lưu ý rằng PPP là quá trình lâu dài, tốn kém và không thể lấy mô hình triển khai trong một hoàn cảnh để áp dụng nguyên xi cho một hoàn cảnh khác. Mỗi hoàn cảnh cần phải có một mô hình « cho riêng mình ». ADETEF Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt Pháp khóa 9 19-20 tháng 3 năm 2012, Hà Nội 7 Ngoài ra, một số nhà kinh tế đã chỉ ra rằng cần thiết phải so sánh chi phí cơ hội của các quỹ công theo khả năng sinh lời của từng lĩnh vực khác nhau (Auriol, Blanc, 2007). Trong một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn (như trường hợp các doanh nghiệp điện thoại di động hoặc doanh nghiệp nhỏ cung cấp nước, đối tượng sử dụng dịch vụ là tầng lớp người tiêu dùng nghèo và trung bình nhưng có khả năng thanh toán dịch vụ) và trong bối cảnh khó có thể tăng nguồn thu thu thuế thì cơ chế đối tác nhà nước – tư nhân tối ưu nhất không nhất thiết phải là như những gì mà các chuyên gia ca ngợi (tức là phải xây dựng các hợp đồng PPP lớn cho dịch vụ công). Trong trường hợp này, nhà nước nên giữ lại các doanh nghiệp công và không nên trợ cấp cho giá dịch vụ (vì đối tượng sử dụng có khả năng thanh toán được) để thay vào đó đầu tư cho kết nối (để đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận dịch vụ và tăng lợi nhuận). Các phân tích trên cho thấy các nước đang phát triển không thể cứ đơn giản « lấy lại » các mô hình PPP giao lại dịch vụ công đã được áp dụng tại các nước phương Bắc vì lợi ích kinh tế tối ưu của mỗi quốc gia là khác nhau khi chi phí cơ hội của ngân sách nhà nước là khác nhau (gò bó về ngân sách). Tại các nước đang phát triển, việc giao lại dịch vụ công cho lĩnh vực tư nhân thường dẫn đến tình trạng « cherry picking » khiến các phân đoạn mang lại lợi nhuận nhất của thị trường lại về tay lĩnh vực tư nhân (trong khi đó lẽ ra nhà nước đã có thể có them nguồn thu cho ngân sách) trong khi đó các nước này gặp nhiều khó khăn về ngân sách và khả năng tăng thuế là rất ít (còn các nước phương Bắc với khả năng tăng nguồn thu thuế có thể đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản, và sau đó lĩnh vực tư nhân tiếp nhận quản lý dịch vụ và thu được lợi nhuận một cách dễ dàng thông qua việc đánh phí sử dụng dịch vụ). Mặt khác, để chuẩn bị cho một dự án PPP, ngay cả các nước đã triển khai thành công PPP vẫn cần tới các nguồn tài chính để chọn lọc, thực hiện nghiên cứu khả thi và chi trả các dịch vụ tư vấn nhằm phục vụ cho quá trình lên dự án và đấu thầu. Anh là nước đã đạt được một mức độ chuẩn hóa PPP nhất định, nhưng các chi phí trên tăng lên trung bình khoảng 2,6 % chi phí đầu tư trong một thời kỳ (thời gian trung bình là 36 tháng) từ giai đoạn chọn lựa ban đầu đến khi khóa sổ tài chính. Các nước ít kinh nghiệm hơn về PPP chắc chắn sẽ cần nhiều thời gian và tiền bạc hơn để thực hiện loại dự án này. Việc triển khai thành công một dự án PPP cần rất nhiều thời gian và nguồn lực (Delmon, 2010). Vì vậy, trước khi triển khai cần phải đặt ra câu hỏi về chi phí cơ hội của một dự án PPP. Phân chia vai trò : giao dịch vụ ở mức độ nào? Chia sẻ rủi ro và trách nhiệm ra sao ? Sau khi phân tích một cách cẩn trọng và thực hiện nghiên cứu khả thi, nhà nước có thể chọn lựa các mô hình giao dịch vụ trên cơ sở sự phân chia rủi ro và trách nhiệm giữa nhà nước và tư nhân trong khuôn khổ cụ thể của dự án. Ở đây chúng tôi không đề cập tới quá trình chọn lựa mô hình PPP, vấn đề quản lý rủi ro (được đề cập cụ thể tại phụ lục 1) cũng như công cụ đánh giá các mô hình PPP (phụ lục 2). Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh tới việc có nhiều mô hình đối tác có thể triển khai tùy vào mức độ nhà nước giao dịch vụ cho lĩnh vực tư nhân : có thể chỉ là một hợp đồng quản lý đơn giản theo đó doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm một số vấn đề trong quản lý (lên hóa đơn, thu tiền, những dịch vụ trả trọn gói cho doanh nghiệp), hoặc hợp đồng quản lý (doanh nghiệp được thanh toán theo kết quả thu được), cho tới các mô hình mà người sử dụng dịch vụ trả tiền cho doanh nghiệp (gánh rủi ro thương mại) trong đó doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng hạ tầng (còn gọi là concession) hoặc không phải đầu tư xây dựng hạ tầng (còn gọi là affermage) (mô hình trung gian của 2 hình thức này còn là « affermage concessif » theo đó doanh nghiệp tư nhân phải đóng góp một phần đầu tư) cho tới các mô hình tư nhân hóa hoàn toàn trong đó lĩnh vực tư nhân là chủ sở hữu của hạ tầng (quyền sở hữu được chuyển lại cho nhà nước khi kết thúc hợp đồng đối với các hợp đồng BOT 6 hoặc vẫn thuộc về tư nhân đối với trường hợp tư nhân hóa 6 Build Operate Transfer (Xây dựng Khai thác Chuyển giao). Đối với loại hình hợp đồng này, bên tư nhân phải đầu tư, thiết kế, xây dựng và quản lý một hạ tầng kỹ thuật cho phía nhà nước. Đây là một hợp đồng dài hạn cho phép doanh nghiệp tư nhân khấu trừ các khoản đầu tư của mình (và chi phí khai thác và bảo dưỡng). Theo hợp đồng, vai trò chủ sở hữu hạ tầng thuộc về nhà nước. ADETEF Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt Pháp khóa 9 19-20 tháng 3 năm 2012, Hà Nội 8 qua bán cổ phiếu). Có thể gặp lại ở đây ta lại thấy mô hình concession là điểm chung giữa phương pháp tiếp cận theo kiểu Pháp và của các nước anglo saxon: concession à paiement par l’usager (DSP) (trong đó người sử dụng dịch vụ thanh toán), concession à paiement public (nhà nước đầu tư) trong trường hợp các dự án PPP theo hình thức tài trợ dự án. Chúng tôi không đi vào giới thiệu các thách thức liên quan tới việc chọn lựa mô hình quan hệ hợp đồng mà muốn nhấn mạnh tới một vài điểm chính sau đây: 1. Chọn lựa một mô hình PPP đúng đắn vào thời điểm thích hợp : vai trò quan trọng của bước lựa chọn giai đoạn để triển khai Trước khi tiến hành nghiên cứu và chọn lọc các dự án thí điểm để triển khai theo cơ chế PPP, một mặt, nhà nước cần đánh giá nghiêm túc và sâu sắc về tình trạng của dịch vụ ở địa phương và mặt khác, phải hiểu rõ mục tiêu của việc triển khai này (để cải thiện vấn đề quản lý ? để đầu tư cho một hạ tầng ? hay tìm kiếm các đối tác mới - tiếp sức quản lý dịch vụ ?). Trên thực tế, không thể thu hút được các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư và quản lý một hạ tầng mới nếu các điều kiện tối thiểu không được bảo đảm. Lấy ví dụ minh họa trong ngành nước : việc xây dựng một trạm xử lý nước theo cơ chế PPP ở một địa phương có tỉ lệ thất thoát nước 50% là một điều phi logic (và thậm chí không hề có hiệu quả !) vì như vậy một nửa số nước được xử lý tại trạm đó sẽ bị thất thoát (kỹ thuật và tài chính). Như vậy, nên nghĩ tới phân cấp và lựa chọn mô hình PPP phù hợp cho từng giai đoạn. Có thể áp dụng giải pháp sau: trước hết, cơ quan quản lý cung cấp nước triển khai hợp đồng dịch vụ (quản lý thất thoát kỹ thuật) theo cơ chế PPP hoặc một hợp đồng quản lý với một doanh nghiệp tư nhân (theo DSP) nhằm cải thiện hệ thống cấp nước và hiệu quả tổng thể của dịch vụ, sau đó xây dựng một hợp đồng BOT (theo PFI) để xây dựng một trạm xử lý nước mới. Trên quan điểm đó, và đây cũng là một vấn đề quan trọng đối với Việt Nam, phí sử dụng dịch vụ công cần phải ở mức phù hợp để doanh nghiệp tư nhân có thể thu hồi lại chi phí đã bỏ ra bởi đây là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp và cũng là yếu tố thu hút đầu tư từ lĩnh vực tư nhân. Sơ đồ sau đây sẽ cho thấy cải cách ngành dịch vụ công cần phải bao gồm việc tái cơ cấu thương mại và tài chính của doanh nghiệp và tăng một phí dịch vụ một cách hợp lý. Để đảm bảo mục tiêu thu hút lĩnh vực tư nhân đầu tư vào hạ tầng mới cho dịch vụ công, chính phủ Việt Nam cân nhắc các điều kiện về khả năng sinh thu hồi chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư cho dự án và dịch vụ. Sơ đồ 3 – Kinh tế chính trị của cải cách dịch vụ công Nguồn : Janssens, 2011 ADETEF Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt Pháp khóa 9 19-20 tháng 3 năm 2012, Hà Nội 9 2. Sự cần thiết phải chú trọng tới đặc thù của từng lĩnh vực Việc ban hành Quyết định 71 nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý linh hoạt và trong nhiều lĩnh vực cho việc triển khai PPP. Văn bản này quy định việc xác định các dự án thí điểm của các địa phương Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như hạ tầng đường bộ, đường sông và đường biển (đường, cầu cống, đường hầm), đường sắt, cảng và cảng sân bay, giao thông đô thị, cung cấp nước sạch, nhà máy sản xuất điện, bệnh viện, trạm xử lý rác thải…. Như vậy, đây là quy định chung cho nhiều lĩnh vực, từ hạ tầng kỹ thuật của các dịch vụ đô thị công « cổ điển » (như nước, vệ sinh môi trường, điện, rác thải), hạ tầng xã hội (bệnh viện), tới các hạ tầng lớn (cảng, sân bay) mà trên thực tế mỗi lĩnh vực lại có thách thức và phương thức hoạt động khác nhau. Quy định này cũng gộp luôn các lĩnh vực nhỏ với những thách thức (và đặc biệt là kinh nghiệm) về kỹ thuật và thể chế khác nhau : ví dụ, vấn đề đầu tư cho dịch vụ vệ sinh môi trường (là một lĩnh vực nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ công cộng đô thị, cần tới kỹ thuật, đặt ra thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng, không có dịch vụ thay thế nhưng đối với người sử dụng và doanh nghiệp tư nhân, dịch vụ này ít « lợi nhuận » ) hoàn toàn khác so với vấn đề đầu tư cho mạng lưới xe bus đô thị (nhiều phương án thay thế có thể –phương tiện hai bánh, ô tô-, vấn đề mức phí dịch vụ ). Như vậy, quyết định 71 mở ra các khả năng hấp dẫn cho việc khai thác các mô hình đối tác hoặc các phương thức đầu tư cho các dịch vụ thiết yếu, tuy nhiên dường như chưa quy định cụ thể cho từng lĩnh vực đặc thù, điều này có thể khiến các địa phương tìm mọi cách đề xuất các dự án thí điểm trước khi nghiên cứu một cách sâu sắc các ưu tiên (hoàn toàn khác nhau) của mỗi lĩnh vực. Lưu ý này đặc biệt quan trọng cho việc nghiên cứu các thách thức của PPP cho sự phát triển của các khu vực ven đô. Đối với khu vực này, nên đi sâu vào phân tích khả năng phát triển các dịch vụ đô thị như nước, vệ sinh, giao thông hơn là các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật lớn như sân bay, cảng… cũng được quy định trong quyết định 71. Ngân hàng thế giới đã có một bài nghiên cứu về kết quả triển khai PPP trong lĩnh vực cung cấp nước sau 15 năm và nghiên cứu đã kết luận rằng : « Trong những năm 1990, ý tưởng chính của việc triển khai đối tác nhà nước – tư nhân trong ngành nước nhằm thu hút nguồn vốn từ phía tư nhân là dựa trên quan điểm phần lớn sai lệch. Thực tế, sự đóng góp chủ yếu của các doanh nghiệp tư nhân chính là việc cải thiện chất lượng của dịch vụ và hiệu quả hoạt động. Như vậy, trong phần lớn các trường hợp, đầu tư trực tiếp của lĩnh vực tư nhân đã không đáp ứng được như mong đợi. Khoản đóng góp tài chính của các doanh nghiệp làm ăn có lãi là dương, tuy nhiên nó chủ yếu là gián tiếp khi phần lớn là thể hiện qua việc cải thiện khả năng thanh toán của các doanh nghiệp cung cấp nước cho phép doanh nghiệp dễ dàng có được thêm các nguồn đầu tư và với các điều kiện tốt hơn» (Marin, 2009) 3. Vai trò của các thách thức về thể chế Phân chia trách nhiệm như thế nào ? Các thách thức về thể chế và vai trò điều tiết. Ngoài việc chuẩn bị nguồn lực tài chính và các công cụ quản lý và giảm thiểu rủi ro, một yếu tố cần có là năng lực của các thể chế để đảm bảo sự thành công dự án PPP. Cụ thể năng lực của các thể chế muốn nói đến điều gì ? Trước hết, không thể bỏ qua vai trò của công tác điều tiết để đảm bảo việc triển khai thuận lợi và theo dõi sát sao hợp đồng đối tác nhà nước – tư nhân. Điều tiết là công việc cần thiết để bù đắp những khiếm khuyết của thị trường. Ví dụ như cơ chế đối tác nhà nước – tư nhân đòi hỏi phải có các sự bất đối xứng về thông tin giữa các đối tác để đảm bảo cho việc theo dõi dự án. Các phạm vi điều tiết được xác định dựa trên khiếm khuyết của thị trường. Ví dụ trong ngành nước, điều tiết khiếm khuyết của thị trường về « độc quyền tự nhiên » vốn là đặc tính của lĩnh vực này. Việc điều tiết phải tính đến các yếu ADETEF Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt Pháp khóa 9 19-20 tháng 3 năm 2012, Hà Nội 10 tố về chất lượng dịch vụ, liên hệ với người tiêu thụ, chi phí thực tế, mức phí … của doanh nghiệp. Tuy nhiên điều tiết không chỉ các khía cạnh mang tính « kinh tế » của dịch vụ, mà cần phải bao quát cả các yếu tố về môi trường, xã hội và y tế. Bảng 1 – Khiếm khuyết của thị trường và phạm vi điều tiết Khiếm khuyết của thị trường Phạm vi điều tiết Độc quyền tự nhiên Điều tiết kinh tế : mức phí và chất lượng dịch vụ, bảo vệ người tiêu dùng và giải quyết khiếu nại, điều tiết cạnh tranh (nhằm giảm mức độ độc quyền và cho phép doanh nghiệp khác cung cấp dịch vụ một cách bình đẳng) Thông tin bất đối xứng Điều tiết kinh tế : được tiếp cận với thông tin về chi phí, đầu tư, bảo dưỡng (đặc biệt Điều tiết về vệ sinh (chất lượng nước và tiêu chí xả thải) Tác động môi trường bên ngoài Điều tiết môi trường (bao gồm bảo vệ tài nguyên và tiêu chí xả thải) Về mặt xã hội Điều tiết xã hội (tiếp cận dịch vụ, công bằng) Nguồn : Tremolet & Binder, 2010 Tuy nhiên, điều tiết không chỉ đơn thuần là tạo ra các quy định. Xây dựng quy định là một trong những yếu tố chính của công tác điều tiết (các quy định cần phải được xây dựng và tuân thủ một cách rõ ràng) nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Đương nhiên, điều tiết chính là việc « một cơ quan công quyền kiểm tra theo dõi chặt chẽ các hoạt động mang lại lợi ích đối với cộng đồng », tuy nhiên cần phải lưu ý ngoài việc nhà lập pháp xây dựng các quy định để bầu ra luật hay sắc lệnh (luật pháp) thì vai trò của nhà điều tiết là phải giải thích các quy định này và kiểm tra việc tuân thủ đúng tinh thần của các quy định đó dựa trên tình hình thực tế (Tremolet & Binder, 2010). Vì vậy, để đảm bảo điều tiết tốt thì chính quyền ngoài việc cần phải có đủ khả năng theo dõi hoạt động của lĩnh vực tư nhân, hướng dẫn việc triển khai các quy định pháp luật và áp dụng các chế tài xử phạt nếu cần thì cũng cần phải hiểu và phân tích diễn biến của hoạt động nhằm điều chỉnh các quy định nếu chúng không còn phù hợp với thực tế (khả năng dự báo và điều chỉnh). Điều này khẳng định vai trò quan trọng của việc tăng cường năng lực của nhà nước để nhà nước có thể thực hiện tốt vai trò định hướng và điều tiết dịch vụ (đặc biệt trong các mô hình DSP). Việc xây dựng chính sách cho từng lĩnh vực, kiểm soát các công cụ theo dõi giám sát, xác định các chỉ số đúng về hiệu quả hoạt động, khả năng xử phạt lĩnh vực tư nhân nếu cần thiết là những thách thức mà nhà nước cần phải vượt qua để có thể đảm bảo tốt công tác điều tiết. Hơn nữa, chức năng điều tiết này không chỉ có ở cơ chế PPP mà còn có trong tất cả các mô hình quản lý dịch vụ (ngay cả đối với cơ chế nhà nước tự quản lý) và mô hình điều tiết (thành lập một cơ quan điều tiết hay không, điều tiết bởi hợp đồng, điều tiết hỗn hợp, ). Như vậy, để có thể chuẩn bị tốt một dự án PPP trước hết cần phải đánh giá chắc chắn về rủi ro và trách nhiệm mà nhà nước và tư nhân phải gánh. Ta cũng đã thấy mô hình đối tác có nhiều, công cụ triển khai phức tạp cộng với việc mỗi địa phương lại có các điều kiện và năng lực thể chế khác nhau. Nếu thêm vào đó những khó khăn trong việc nhân rộng các « trường hợp thành công » và sự cần thiết phải xây dựng các dự án phù hợp « cho từng bối cảnh », có thể hiểu tại sao cần phải thận trọng, thực tế và xác định rõ tình hình kinh tế, tài chính, thể chế chính trị và xã hội. Phần tiếp sau đây chúng tôi sẽ phân tích các cơ hội phát triển các dự án PPP tại Việt Nam. 2. Cơ hội cải thiện dịch vụ công tại khu vực ven đô thông qua các dự án PPP tại Việt Nam [...]... giao cho nh u t, nu khụng s lm mt cõn bng trong quan h m phỏn gõy bt li cho nh nc Liu cú th chp nhn cỏc iu kin v ti chớnh ca mt nh u t da trờn c tớnh ca chớnh nh u t ny ? Trong c ch PPP, cnh tranh l quy tc cho phộp chn la ra i tỏc t nhõn, tuy nhiờn quy tc ny khụng phi lỳc no cng c ỏp dng Vit Nam Bỏo cỏo thanh tra gn õy nht ca MPI cho thy trong s hn 20 d ỏn PPP do y ban nhõn dõn mt thnh ph ln ca Vit Nam. .. nghốo nn, thiu y bỏc s v chm súc bnh nhõn kộm Phn ln chi tiờu cho ngnh y t l t ngun vin phớ ca bnh nhõn (chim hn 60% nm 2006) (London, 2008), ngõn sỏch nh nc cho y t gi mc thp (chim t 0,5 n 1% GDP t nm 1995 n 2005) (Nghiờn cu CARO - 2009) Nm 2006, ngõn sỏch Nh nc dnh cho y t chim 18% tng chi tiờu cho lnh vc ny (B Y t 2007) Chớnh ph Vit Nam ó cho phộp lnh vc t nhõn tham gia vo lnh vc y t k t 1987 (cỏc... thỏng 3 nm 2012, H Ni Nhu cu v h tng k thut ti Vit Nam : mt lung giú mi cho cỏc d ỏn PPP ? Da trờn cỏc quy hoch nhm iu tit nn kinh t ca t nc, Chớnh ph Vit Nam hin nay t ra cỏc mc tiờu tham vng cho lnh vc h tng k thut : nh nc d tớnh cn khong gn 160 t ụ t nay n 2020 ỏp ng nhu cu cho lnh vc ny Nu ch nhỡn vo cỏc con s trờn, khú cú th bit c õu l nhu cu cho cỏc d ỏn ln vỡ li ớch quc gia (xõy dng ng xỏ, sõn... th gii nhm mc tiờu truyn bỏ kin thc chuyờn mụn cho cỏc chuyờn gia ca Vit Nam kt lun cho bi vit ny, chỳng tụi xin nhn mnh chớnh quyn Vit Nam cn phi lu ý khi xõy dng d ỏn PPP rng lnh vc t nhõn s ti tr trc cho d ỏn nhng thc cht chớnh nhng cash flows (i vi PPP theo PFI) hay phớ dch v (i vi PPP theo DSP) c tr vo lỳc cui cựng bi ngi s dng dch v mi l tin u t cho d ỏn hoc dch v Nh vy, cn phi ci cỏch rng rói... vc t nhõn v nh nc mi quan tõm ti vic cn chỳ trng ti yu t xó hi trong cụng tỏc chun b hp ng gim thiu ri ro xó hi, kinh nghim cho thy vic trin khai mt s hp ng PPP theo DSP cú xõy dng hp phn ô k thut xó hiằ (nh iu tit cỏc dch v thit yu ti cỏc khu ph nghốo, khuyn khớch s tham gia ca i tng hng li t dch v vo giai on xõy dng gim chi phớ v iu chnh tiờu chun k thut cho phự hp) mt mt cho phộp ngi s dng, ngay... lng cung cp dch v cụng (theo logic ca DSP) khụng phi l ni dung trng tõm trong quy nh mi ny Ngoi ra, quyt nh ny cho thy chớnh ph Vit Nam ó xõy dng mt khung phỏp lý linh hot hn ngh nh 108/2009 v BOT ban hnh trc ú iu ny minh chng cho quyt tõm ô learning by doing va hc va lm ằ ca Chớnh ph Vit Nam Tuy nhiờn, vn cũn mt s vn cũn sút li cú th ly c hon ton lũng tin ca cỏc nh u t t nhõn, ú l : s tham gia ca... trũ ch o cho MPI, vic thiu kinh nghim v k nng v PPP ca cỏc B ngnh v chớnh quyn a phng cú th lm chm tin trin khai cỏc d ỏn thớ im Vn ct lừi m bo s thnh cụng ca cỏc d ỏn thớ im chớnh l phi s phi hp cht ch gia cỏc n v cú liờn quan Kinh nghim trin khai PPP ti Vit Nam : hụ ho nhiu nhng trin khai ớt Hin nay rt khú cú th a ra bng tng kt v tỡnh hỡnh trin khai PPP ti Vit Nam S lng d ỏn PPP ti Vit Nam thỡ... nhõn theo mụ hỡnh BOT Phỳ M 2.2 l d ỏn xõy dng, khai thỏc sau ú chuyn giao cho chớnh ph Vit Nam mt nh mỏy in 715 MW chy bng khớ gaz t nhiờn Vic xõy dng, u t v khai thỏc c giao cho MEKONG ENERGY COMPANY LIMITED (MECO) Ton b ti sn ca d ỏn sau ú s c chuyn giao min phớ cho B Cụng thng MEKONG ENERGY COMPANY LIMITED (MECO) l cụng ty Vit Nam c thnh lp bi t hp bao gm Cụng ty in lc Phỏp (EDF) v 2 cụng ty Nht l... xy ra Mt vi nh hng v khuyn ngh Ngun ti chớnh nhn ri luụn l ch luụn c quan tõm v khụng th b qua nu mun thc s khi ng c ch PPP i vi khú khn u tiờn l chi phớ cho cỏc nghiờn cu kh thi : cú rt nhiu nghiờn cu kh thi cú chi phớ t 1 n 5 triu ụ Tuy nhiờn, mt s nh ti tr cú th huy ng ngun lc min phớ hoc r hn (WB, JICA) cho ch u t, hay mt s khỏc (BAD, AFD) trin khai chng trỡnh h tr ti chớnh cho bc nghiờn cu ny... trỡnh PDF ny s c cp 40 triu ụ v õy s l mt qu khi ng v quay vũng, cho phộp ti tr cho cỏc nghiờn cu chun b quỏ trỡnh u thu PPP Khú khn tip theo l s u t ca nh nc cho PPP cn phi cú s tham gia rng hn v ng b hn ca cỏc c quan : trờn thc t, cỏc mụ hỡnh PPP cú th cn ti s úng gúp bng tin ca nh nc hon thnh k hoch u t (viability gap) Chớnh quyn Vit Nam khụng th b qua nhu cu ny v nờn tỡm kim cỏc ngun lc ti chớnh . Nguồn : do các tác giả soạn theo CEFEB 2008 Theo cách tiếp cận của các nước anglo - saxon, PPP (PFI) là một hợp đồng hành chính theo đó một cơ quan Nhà nước có thể giao cho một doanh. hình concession là điểm chung giữa phương pháp tiếp cận theo kiểu Pháp và của các nước anglo saxon: concession à paiement par l’usager (DSP) (trong đó người sử dụng dịch vụ thanh toán), concession. giao cho MEKONG ENERGY COMPANY LIMITED (MECO). Toàn bộ tài sản của dự án sau đó sẽ được chuyển giao miễn phí cho Bộ Công thương. MEKONG ENERGY COMPANY LIMITED (MECO) là công ty Việt Nam