1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Làm thế nào để quy hoạch đô thị ở Việt Nam hiệu quả hơn (trường hợp TP.HCM)

23 416 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

TPHCM là trung tâm kinh tế, đại đô thị với 7,4 triệu dân, đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế và dân số mạnh mẽ và nằm trong vùng đô thị gần 18 triệu dân nếu tính cả dân số của các tỉnh lân cận: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Như nhiều thành phố ở các nước đang phát triển, sự phát triển năng động về kinh tế, các dự án lớn đang triển khai, các dự án quy hoạch tích cực của TPHCM đi kèm với các tác động về môi trường, cơ sở hạ tầng đô thị còn yếu, thiếu nhà ở (đặc biệt là nhà ở dành cho người thu nhập thấp), các quy định về quy hoạch không được tuân thủ và nguồn nhân lực cũng như tài chính cần phát triển thêm để quản lý được sự tăng trưởng và đương đầu với các thách thức.Việt Nam quan tâm đến việc làm thế nào để quy hoạch hiệu quả hơn: nhiều giải pháp đã được thực hiện theo hướng này từ nhiều năm nay...

Trang 1

Làm thế nào để quy hoạch

đô thị ở Việt Nam hiệu quả hơn?

Trường hợp TPHCM

Tháng 3 2012

Trang 2

2 I Quy hoạch đô thị tại Việt Nam

Lời nói đầu

Theo đề nghị của Adetef, Cơ quan Quy hoạch đô thị Lyon và Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị (PADDI) cùng biên soạn tài liệu này để trình bày và thảo luận trong khuôn khổ diễn đàn do ADETEF và AFD tổ chức vào tháng 3 năm 2012 tại Hà Nội về chủ đề "Đô thị hóa bền vững vùng ven ở các thành phố của Việt Nam"

Chúng tôi chân thành cảm ở ADETEF và AFD đã tạo điều kiện cho việc biên soạn tài liệu tổng hợp này

Trụ sở của Paddi “Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị (PADDI)” đặt tại TPHCM, có

nhiệm vụ tăng cường năng lực quản lý đô thị cho TPHCM PADDI là cơ quan hợp tác phi tập trung trong lĩnh vực quy hoạch đô thị gữa TPHCM, Vùng Rhône-Alpes và Cộng đồng đô thị Lyon

Các hướng cải thiện quy hoạch đô thị ở Việt Nam được đề xuất trong tài liệu này là kết quả của quá trình trao đổi, do PADDI tổ chức, giữa các sở, ban ngành của TPHCM (trong đó có Viện nghiên cứu phát triển TPHCM - HIDS) với giới chuyên môn của Vùng Rhône - Alpes và

Cơ quan Quy hoạch đô thị Cộng đồng đô thị Lyon

Trang 3

Mục lục

Quy hoạch đô thị vênh với thực tế và nguyên nhân của

Làm thế nào để giảm độ vênh và giúp cho việc lập cũng như triển khai thực

hiện quy hoạch đô thị ở TPHCM hiệu quả hơn?

Cần có sự đồng thuận về lợi ích chung trong dài hạn để mọi chủ thể đều

chấp nhận quy định

B) Các cải thiện phụ thuộc vào những thay đổi trong luật quy hoạch đô thị của

Cần ‘‘hợp nhất’’ và đơn giản hóa các tài liệu quy hoạch

Quy hoạch nên bớt mang tính số học, giảm tính chỉ tiêu, nhưng nên mang tính chiến

lược hơn

Quy hoạch thực tế hơn, có chú trọng đến thực trạng

Quy hoạch mang tính chiến lược hơn, có sự tham gia của nhiều đối tác hơn, tầm nhìn

được nhiều chủ thể cùng đồng thuận hơn và truyền thông mạnh hơn

Quy hoạch được công bố rộng rãi hơn và minh bạch hơn

Cần cải thiện sự phối hợp giữa các chủ thể nhà nước để hành động của nhà nước

đồng bộ hơn và dễ nhận biết hơn

Bảo vệ các yếu tố trọng điểm

Giữ gìn đặc trưng của TPHCM

Phát triển quan hệ đối tác công - tư: cần triển khai thực hiện mang tính định hướng hơn

Trang 4

4 I Quy hoạch đô thị tại Việt Nam

Giới thiệu

TPHCM là trung tâm kinh tế, đại đô thị với 7,4 triệu dân, đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế và dân số mạnh mẽ và nằm trong vùng đô thị gần 18 triệu dân nếu tính

cả dân số của các tỉnh lân cận: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

Như nhiều thành phố ở các nước đang phát triển, sự phát triển năng động về kinh

tế, các dự án lớn đang triển khai, các dự án quy hoạch tích cực của TPHCM đi kèm với các tác động về môi trường, cơ sở hạ tầng

đô thị còn yếu, thiếu nhà ở (đặc biệt là nhà

ở dành cho người thu nhập thấp), các quy định về quy hoạch không được tuân thủ

và nguồn nhân lực cũng như tài chính cần phát triển thêm để quản lý được sự tăng trưởng và đương đầu với các thách thức

Việt Nam quan tâm đến việc làm thế nào để quy hoạch hiệu quả hơn: nhiều giải pháp

đã được thực hiện theo hướng này từ nhiều năm nay:

ở cấp quốc gia, luật quy hoạch đô thị được ban hành năm 2009, đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép xây dưng

ở TPHCM, các dự án quy hoạch đô thị lớn được chuẩn bị bằng các cuộc thi quốc tế hoặc phát triển với các đối tác tư nhân và các dự án lớn về cơ sở hạ tầng được thực hiện trong khuôn khổ đối tác công - tư

Điều này góp phần đáng kể vào việc cải thiện quy hoạch

‘‘Cùng với sự phát triển của đất nước, quy hoạch đô thị đã có những chuyển biến nhất định nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội Tuy nhiên, nhìn từ góc độ phương pháp,

lý luận và thực tiễn, quy hoạch đô thị ở Việt Nam đi lên từ nền kinh tế tập trung, do đó còn một số tồn tại như sau:

sản phẩm quy hoạch nhanh chóng bị lạc hậu trước những thay đổi liên tục của thực tiễn,

cách tiếp cận còn nặng từ trên xuống, mang tính áp đặt nên làm cho quy hoạch thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng phát huy mọi nguồn lực trong xã hội,

sự phối hợp liên ngành vẫn còn rất hạn chế, dẫn đến sự chồng chéo với các quy hoạch ngành,

tụt hậu về mặt phương pháp luận trong bối cảnh toàn cầu hóa’’.

Nguồn: HIDS, (Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM)

Có lẽ giống như Hà Nội hoặc các thành phố lớn khác của Việt Nam, chính quyền TPHCM nhận định: có độ vênh giữa quy hoạch đô thị và những gì đã và đang diễn

ra trên thực tế; TPHCM mong muốn tìm giải pháp cho vấn đề này

Trang 5

‘‘Việt Nam đang đối mặt với sự phát triển theo cơ chế thị trường trên tất cả các mặt Điều này tác động đến hệ thống quy hoạch rườm rà và gắn chặt với các chỉ tiêu chính thức vốn vênh với thực tế Quy hoạch nên gần với thực tế hơn, linh hoạt hơn với các biến động, do đó nên phân cấp mạnh hơn, tinh gọn hơn, tập trung nhiều hơn vào các

ưu tiên và có độ tin cậy cao hơn đối với các nhà đầu tư’’ (PADDI).

Độ vênh này thể hiện ở nhiều điểm:

quy mô dân số ở các quận/huyện trong

quy hoạch và trong thực tế,

chủ đầu tư không tuân thủ giấy phép xây

dựng và xây dựng sai phép trên thực tế,

không tuân thủ quy hoạch ban đầu (đối

với các dự án lớn) và không xây dựng cơ

sở hạ tầng đã quy hoạch (không mở rộng

các tuyến đường như đã dự kiến trong

quy hoạch, ),

cơ sở hạ tầng trong quy hoạch khác với cơ

sở hạ tầng thực hiện trên thực tế,

phát triển đô thị ở các khu đất nông

nghiệp, đất tự nhiện hoặc đất có khả năng

bị ngập lụt (những khu vực không xây

dựng được): xung quanh các khu công

nghiệp ở vùng ven, đô thị hóa tự phát

(không có cơ sở hạ tầng), phát triển đô thị

tự phát ở vùng ven, không tôn trọng đất

nông nghiệp, hoa màu và các khu vực có

khả năng bị ngập,

nhiều tòa nhà xây vượt quá chiều cao cho

phép,

phá bỏ những tòa nhà thông thường

nhưng có giá trị di sản (ví dụ: biệt thự, )

Điều này là do nhiều nguyên nhân:

a) Thiếu ‘‘hợp đồng xã hội” giữa các chủ

thể trong lĩnh vực phát triển đô thị, mặc

dù hiện đang có nhiều điểm tiến bộ (luật

quy hoạch năm 2009 nhằm hạn chế vi

phạm)

Thiếu sự đồng thuận và “hợp đồng xã hội”

về khái niệm lợi ích công và do đó các

quy định của nhà nước chưa được tuân thủ

có khi khác với quy định,

do người sử dụng, chủ sở hữu, người dân đôi khi nhận thấy các quyền của mình không được tôn trọng và cơ quan nhà nước ‘‘luôn luôn có quyền’’, do đó ít có khả năng khiếu nại

Thiếu đảm bảo an toàn cho các quyền về đất đai và bất động sản, thiếu an toàn trong quá trình đề nghị cấp phép xây dựng (mặc

dù hiện nay việc cải cách hình chính đang được thực hiện)

Thiếu đảm bảo an toàn cho tiền tiết kiệm

b) Một số lý do khác bắt nguồn từ tốc độ tăng trưởng đô thị khó quản lý và với các khiếm khuyết trong hệ thống quy hoạch cũng như nguồn lực ở Việt Nam.

Tăng trưởng đô thị luôn luôn rất cao (tốc độ tăng dân số hơn 3%) và nhu cầu lớn về đất xây dựng cũng như xây dựng nhà ở tại các quận/huyện, luôn luôn đi trước quy hoạchKhá nhiều công trình xây dựng không có giấy phép, đặc biệt là ở các quận ven, dẫn đến đô thị hóa tự phát mạnh mẽ và xâm hại đất dành cho nông nghiệp

Các vấn đề trên thực tế chưa được quan tâm đầy đủ và đúng mức trong quy hoạch:

phần hiện trạng trong quy hoạch thường không được lấy từ kết quả khảo sát chi tiết trên ‘‘hực địa’’

Hệ thống quy hoạch tương đối phức tạp.Quy hoạch vẫn còn nặng tính chỉ tiêu kể cả sau khi thực hiện chính sách Đổi Mới và áp dụng cơ chế thị trường đối với thị trường bất động sản: ví dụ, các dự báo dân số (cho 10 năm hoặc 15 năm) theo quận/huyện được cố định ở cấp quốc gia và thường khác với thực

tế

Đôi khi các quyết định đưa ra tùy theo từng

sự vụ cụ thể vì thiếu chiến lược và thiếu ưu tiên

Thiếu điều phối, phối hợp giữa các đơn vị của nhà nước với nhau, giữa các đơn vị của Thành phố với quận/huyện và giữa nhà nước với khu vực tư nhân

Phát triển ở vùng ven tại TPHCM

Trang 6

6 I Quy hoạch đô thị tại Việt Nam

Ở các thành phố Châu Âu, từ hơn 40 năm nay, cách thức quy hoạch đã có nhiều

thay đổi để làm cho quy hoạch hiệu quả hơn trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến động liên tục: tùy theo quốc gia và thành phố, các quy hoạch này ngày càng mang tính chiến lược hơn tuy nhiên, sự phát triển của đô thị là kết quả của những việc ngoài dự kiến, các ràng buộc và quyết tâm:

Những điều ngoài dự kiến (quyết định tùy theo sự vụ, sự kiện bất ngờ, tai nạn ) Các ràng buộc về mặt cơ cấu, địa lý, khí hậu và tình hình kinh tế - xã hội (dân số,

thị trường đất đai và bất động sản; các ràng buộc trước mắt, các yêu cầu của tình hình, sự cần thiết tăng tính cạnh tranh về kinh tế)

Quyết tâm, tầm nhìn chiến lược trong dài hạn, thể hiện bằng các quyết định của

nhà nước có sự tham gia của các đối tác

Theo quy trình này, vai trò của nhà quy hoạch khá khiêm tốn, nhưng có thể kiểm soát một cách tương đối quá trình phát triển đô thị qua việc kết hợp đồng bộ 3 hành động sau:

Tầm nhìn và chiến lược (quốc tế, kinh tế và xã hội, môi trường, đất đai, chính sách

giao thông đô thị, chính sách nhà ở ) được theo dõi thực hiện liên tục

Các dự án lớn ở đô thị (cơ sở hạ tầng, cải tạo và mở rộng đô thị) Quy hoạch đô thị, kể cả quy hoạch đô thị ở địa phương (các quyền về đất đai) và

thực hiện quy hoạch trên thực tế

Trang 7

Cần có sự đồng thuận về ‘‘lợi ích

chung trong dài hạn’’ cho thành

phố và người dân để các quy

định được mọi thành phần tuân

thủ tốt hơn

Khái niệm lợi ích chung và tài sản công chưa

rõ đối với mọi chủ thể và chưa có được sự

đồng thuận của mọi thành phần: khái niệm

phát triển bền vững, tôn trọng tài sản công,

lựa chọn các hạng mục cần bảo tồn trong

dài hạn, khái niệm công bằng, chia sẻ lẫn

nhau giữa các tầng lớp nhân dân với mức

thu nhập rất khác nhau và giữa các quận/

huyện, chất lượng đô thị ở các khu vực

Đôi khi, khái niệm lợi ích chung trở

thành thứ yếu Một số cơ quan nhà nước ở

các cấp vì quan tâm đến việc tối đa hóa lợi

ích khi bán tài sản của mình hoặc lợi ích của

cơ quan mình (bộ, sở, quận/huyện ) nên

đôi khi hành động như một đơn vị tư nhân

tìm kiếm lợi nhuận trước mắt và không đáp

ứng nhu cầu chung và nhu cầu trong dài

hạn

Việc làm rõ thế nào là lợi ích chung, cụ

thể hóa điều đó trong quy hoạch, và tính

minh bạch của các quy định là những yếu

tố đảm bảo các quy định được tuân thủ

(quy định về chiều cao, về nơi không được

phép xây dựng hoặc xây dựng hạn chế), các

quy định được mọi người chấp nhận và hạn

chế vi phạm cũng như độ vênh nêu trên

Các quyết định của nhà nước cần được

giải thích nhiều hơn nữa trên cơ sở lợi ích

chung, nên được thông báo rộng rãi hơn

nữa và nên tăng thêm tính minh bạch

Việc giải thích và thông tin rộng rãi là điều kiện để mọi người chấp nhận quy định và tuân thủ các quy định đó

Trong trường hợp có thể, quyết định của nhà nước nên để dành một khoảng cho người dân có thể có ý kiến phản biện về cơ

sở ra quyết định

Ghi chú: ở nhiều thành phố của Pháp, một

số dự án có thể dẫn đến tranh luận, khiếu nại và có thể đưa ra pháp luật

Cần có sự công bằng trong quá trình biến đổi đô thị

Giống như phần lớn các thành phố ở những nước đang phát triển, quá trình biến đổi đô thị nên đảm bảo tính công bằng cho mọi tầng lớp nhân dân, bắt đầu từ người nghèo

Điều này đòi hỏi cần phải:

Tôn trọng quyền về đất đai và tài sản trên đất của mọi người

Có sự đảm bảo an toàn về đất đai, đặc biệt

là đối với người thu nhập thấp, đây là yếu tố đảm bảo sự gắn kết xã hội

Công bằng trong cơ chế đền bù đối với các trường hợp thu hồi đất, dù tiền đền bù là của nhà nước hay của tư nhân

Đảm bảo độ tin cậy của giấy phép xây dựng (giảm vi phạm, tuân thủ các yêu cầu của giấy phép xây dựng đã được cấp)

Thông tin, truyền thông tốt hơn và tăng tính minh bạch đối với các quyết định của nhà nước trong quá trình cải tạo đô thị

Làm thế nào để giảm độ vênh giữa quy hoạch và thực tế

Làm thế nào để công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch đô thị ở TPHCM có hiệu quả hơn?

A) Các cải thiện phụ thuộc vào những thay đổi về hành

vi của các chủ thể ở các thành phố của Việt Nam, đặc

biệt là TPHCM

Trang 8

8 I Quy hoạch đô thị tại Việt Nam

Quy hoạch vùng Mục tiêu dân số, kinh tế

Quy hoạch vùng (nhiều tỉnh) Quy hoạch chung

Quy hoạch chung sử dụng đất Quy hoạch chung xây dựng Quy hoạch chung của các ngành

Quy hoạch chung quận/huyện 1/5 000 Quy hoạch cụm liên phường 1/ 2 000 và quy hoạch chi tiết do chủ đầu tư tư nhân lập ở tỉ lệ 1/500 1/200

Cần ‘‘hợp nhất’’ và đơn giản hóa các tài liệu quy hoạch

Giống như ở các địa phương khác của Việt Nam, quy hoạch đô thị của TPHCM gồm ba loại:

Quy hoạch sử dụng đất (do Sở Tài

nguyên - Môi trường lập),

Quy hoạch xây dựng

(do Viện quy hoạch đô thị lập),

Các quy hoạch ngành (giao thông đô thị,

mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và cấp thoát nước, nhà ở, kinh tế) do các sở ngành trực tiếp phụ trách lập

Cả ba loại quy hoạch này đều được áp dụng từ cấp thành phố (quy hoạch chung của thành phố) đến cấp quận/huyện (quy hoạch chung của quận/huyện) và cấp khu vực liên phường

Ba loại quy hoạch này do các cơ quan khác nhau lập và thiếu sự phối hợp với nhau Hai trong số ba loại quy hoạch này cần được hợp nhất:

Việc hợp nhất quy hoạch sử dụng đất (xác định mục đích sử dụng đất) với quy hoạch xây dựng (xác định các quyền về xây dựng), giống như ở hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ đơn giản hóa thủ tục quy hoạch và do đó sẽ tạo thuận lợi cho việc phối hợp giữa các chủ thể

Quy hoạch sử dụng đất của TPHCM

Quy hoạch xây dựng của TPHCM

Quy hoạch ngành: Giao thông đô thị:

B) Các cải thiện phụ thuộc vào những thay đổi trong luật quy hoạch đô thị của Việt Nam

-

-

-

Trang 9

Các chỉ tiêu về dân số và quy hoạch

‘‘Ở Việt Nam, công tác quy hoạch dựa trên chỉ tiêu dân số Các cơ quan chức năng đưa ra dự báo dân số trên cả nước

và cho mỗi địa phương Dự báo quy mô dân số được trình bày, thảo luận và phê duyệt Sau khi được phê duyệt, dự

báo này làm cơ sở cho công tác quy hoạch ở tất cả các ngành (y tế, giao thông, giáo dục, nhà ở…) Ví dụ, phải có một

trạm y tế cho chừng đó dân cư, hoặc chừng đó m2 trường học cho một học sinh,…Vì vậy, mỗi địa phương cần phải

giữ một số diện tích đất và lập quy hoạch xây dựng để nhằm đạt được chỉ tiêu ghi trong luật Ngân sách và những hỗ

trợ của các cấp trên dành cho địa phương tùy thuộc vào quy hoạch này

Phương pháp quy hoạch dựa trên số liệu điều tra dân số cũng đã được sử dụng ở Pháp sau Thế chiến 2 Nhưng hiện

nay áp dụng phương pháp quy hoạch theo mẫu khảo sát vì ta không chỉ quan tâm đến biến động của dân số mà còn

quan tâm đến xu hướng và tính chất của sự biến động đó (nhóm đối tượng nào tăng? nhóm nào giảm?)

Sự di chuyển nơi ở của người Pháp cũng là một hiện tượng giải thích cho việc tại sao quy hoạch ở Pháp không còn

dựa trên dự báo dân số nữa Hơn nữa, luật ở Pháp cho phép người dân được tự do cư trú: họ có thể ở bất cứ nơi nào

trong cả nước mà không cần phải khai báo Ở Pháp, không có hộ khẩu như ở Việt Nam hoặc một số nước khác Do

đó rất khó dự báo biến động dân số cho một thành phố trong dài hạn Các dự báo chủ yếu được thực hiện trong

ngắn hạn, qua từng năm

Ví dụ, người ta sẽ dự kiến xây dựng thêm số phòng học cho năm học tới’’

Nguồn: PADDI

Quy hoạch ít tính toán số học

hơn, ít theo chỉ tiêu và mang

tính chiến lược hơn

Kế thừa nền kinh tế kế hoạch hóa và tập

trung, quy hoạch của Việt Nam dựa trên

cơ sở các chỉ tiêu quy định ở cấp quốc gia

trong quy hoạch kinh tế - xã hội: quy định

dân số cho mỗi quận/huyện, chỉ tiêu cơ sở

hạ tầng theo đầu người, ví dụ trường học,

không gian xanh, sử dụng đất

Các chỉ tiêu về dân số thường không được tuân thủ và các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng thường chỉ là những ràng buộc về số học, có trong các tài liệu quy hoạch, nhưng thường không được tuân thủ trên thực tế

Các chỉ tiêu này ‘‘mang tính bắt buộc giả’’

làm cho công tác lập quy hoạch trở nên phức tạp ở tất cả các cấp Các chỉ tiêu này sẽ

có ích hơn nếu chỉ mang tính tham khảo

và hỗ trợ ra quyết định, như tại hầu hết các thành phố trên thế giới

Chỉ tiêu

2 - 2,5 1,5 - 2

22 - 23

6,97 3,14 2,3

1,88 1,77 13,41

14,5 3 5,2 6,8

Chỉ tiêu trong quy hoạch một số quận ở TPHCM

Như vậy, công tác quy hoạch sẽ bớt tính toán

số học hơn, thực tiễn hơn và gần với cuộc sống hơn; và việc xây dựng cơ sở hạ tầng

sẽ dựa trên các điều chỉnh liên tục tùy theo nhu cầu thực tế được ghi nhận và tùy theo khả năng tài chính của địa phương, như ở các thành phố của Pháp trong lĩnh vực giáo dục

Trang 10

10 I Quy hoạch đô thị tại Việt Nam

Quy hoạch thực tế hơn nhờ chú ý

nhiều hơn đến hiện trạng

Một số điểm vênh giữa quy hoạch và thực

tế nói trên xuất phát từ việc chưa có đầy

đủ thông tin và chưa quan tâm đúng mức

đến hiện trạng Việc phân tích tốt hơn hiện

trạng và thành lập trung tâm theo dõi tình

hình thực tế với sự hỗ trợ của Hệ thống

thông tin địa lý sẽ:

giúp chia sẻ thông tin,

tăng tính minh bạch,

hỗ trợ chính quyền trong việc ra quyết

định

Điều này càng đúng hơn nữa đối với việc

thành lập Trung tâm theo dõi đất đai để

làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách đất

đai

Quy hoạch mang tính chiến lược hơn đối với những điểm chính yếu

Từ nhiều năm nay, chính quyền TPHCM tìm cách tiếp cận quy hoạch chiến lược để làm cho quy hoạch hiệu quả hơn bằng cách kết hợp giữa quy hoạch không gian với kinh tế

- xã hội, giữa các dự án lớn của Thành phố với quy hoạch ở quận/huyện

Quy hoạch chiến lược dựa trên bảy

nguyên tắc chính: tầm nhìn mang tính

dự báo và có sự thống nhất giữa các chủ thể (có sự thảo luận rộng rãi) và thông tin rộng rãi, kể cả ở cấp lãnh đạo cao nhất , tập trung vào những điểm chính yếu, xác định rõ các ưu tiên và địa điểm chiến lược cho phát triển, phân chia rõ ràng vai trò của các chủ thể trong việc triển khai thực hiện (chủ thể nhà nước: bộ, UBND

Thành phố, Quận/huyện; ngoài ra còn có cộng đồng địa phương, khu vực tư nhân ),

thường xuyên đánh giá việc triển khai thực hiện và điều chỉnh độ vênh nếu có thể

Quy hoạch chiến lược một mặt dựa trên các nguyên tắc tổ chức không gian rất mạnh và bất biến trong dài hạn (kết cấu chính của đô thị, giao thông công cộng có sức chở lớn, mảng xanh không được phép xây dựng trong đó có các khu vực có nguy

cơ tự nhiên và công nghệ) và mặt khác dựa trên sự linh động trong quá trình phát triển

đô thị tùy theo sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội

Quy hoạch có sự tham gia của nhiều đối tác hơn, tầm nhìn được nhiều bên thống nhất hơn và thông tin về quy hoạch được phổ biến rộng rãi hơn

Theo quy trình lập quy hoạch chung xây dựng TPHCM vừa qua, do Viện quy hoạch

đô thị chủ trì, phần lớn công tác lập quy hoạch được giao cho một đơn vị tư vấn bên ngoài và có một số cách tiếp cận mang tính chiến lược Thật vậy, không có sự tham gia đông đảo của các đối tác, điều này làm cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch trở nên khó khăn hơn; sự phối hợp chưa đầy đủ giữa các sở, ban ngành của Thành phố, các quận/huyện chưa tham gia đầy đủ vào quy trình, đối thoại với các nhà đầu tư và doanh nghiệp (để xây dựng tầm nhìn thống nhất) chưa được thực hiện rõ ràng

Cùng thống nhất tầm nhìn về các điểm thiết yếu cho sự phát triển của Thành phố (mảng xanh trong dài hạn, kết cấu chung của toàn

đô thị và hệ thống đa trung tâm, các trung tâm và các tuyến giao thông công cộng có sức chở lớn để kết nối chúng với nhau, các địa điểm chiến lược phát triển) sẽ giúp cho tất cả các chủ thể, trong đó có nhà đầu tư, hiểu rõ các ưu tiên của chính quyền và tầm nhìn của Thành phố về sự phát triển

Tầm nhìn này cần được phổ biến rộng rãi, được giải thích bằng sa bàn hoặc bản đồ đơn giản, như Quy hoạch tổng thể của

Lyon năm 1990 (xem bản đồ bên dưới) và một phần của Quy hoạch chung xây dựng TPHCM năm 2010

C) Các cải thiện phụ thuộc vào luật và các quyết định của chính quyền

TPHCM

Quy hoạch chung của Lyon 2010, phê duyệt năm 1990

Bản đồ quy hoạch ngành đơn giản hóa

Nhu cầu quy hoạch có sự tham

gia của nhiều chủ thể hơn và có

tính liên ngành mạnh hơn

-

-

-

Trang 11

Bản đồ chiến lược tổ chức không gian

tổng thể, còn gọi là bản đồ tầm nhìn,

Bản đồ sử dụng đất,

Các bản đồ quy hoạch ngành đơn giản

hóa cho từng chính sách (các trung tâm,

địa điểm chiến lược cho phát triển, môi

trường, giao thông, nhà ở, kinh tế )

dân ở các quận/huyện chỉ được tiếp cận một cách có hạn chế về thông tin về quy hoạch.Đôi khi người dân và kể cả báo chí cũng không biết thông tin về quy hoạch Việc thiếu minh bạch làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc chấp nhận và tuân thủ các quy định ở tất

cả các chủ thể (lãnh đạo, nhà đầu tư, người dân)

Theo luật quy hoạch đô thị năm 2009 (điều 21, 53 và 54), việc công bố các tài liệu quy hoạch là bắt buộc (Thành phố Hà Nội hiện đang thực hiện việc này) Tuy nhiên, luật không xác định rõ các phương thức công bố thông tin quy hoạch (báo chí, truyền thông

đa phương tiện, triễn lãm, trang web ) và cũng không xác định phương thức mà người dân có thể khiếu nại về quy hoạch

Việc tổ chức công bố các sản phẩm quy hoạch cần được dự tính trước và thực hiện vào những thời điểm quan trọng của các dự

án nhằm thông tin và lấy ý kiến đóng góp Việc thỏa thuận, hiệp thương, đặc biệt là đối với các dự án lớn, cần luôn luôn được thực hiện với quy trình rõ ràng

Hiển nhiên, tính minh bạch có thể sẽ dẫn đến việc có các ý kiến phản biện trái chiều Hiện nay, ý kiến của người dân về các dự

án có vẻ khá hạn chế Nên mở rộng hơn nữa điều kiện cho người dân có ý kiến Nếu được

tổ chức tốt, công tác hiệp thương có thể giúp cải thiện thật sự các dự án và công tác quy hoạch, từ đó tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện

Hiện nay, việc khiếu kiện ra tòa hành chính khi có tranh chấp là rất hiếm ở TPHCM

vì người dân e ngại thủ tục hành chính và ít khi yêu cầu của họ được lắng nghe Hệ thống pháp lý của Việt Nam có thể nên đơn giản hóa nhằm cho phép người dân tiến hành khiếu nại dễ hơn và từ đó góp phần tăng tính công bằng trong quy hoạch và cải tạo đô thị

Quy hoạch chung của TPHCM, phê duyệt năm 2010

Bản đồ chiến lược: các trung tâm và hành lang Kết cấu các trung tâm của TPHCM

Thành phần bản vẽ trong hồ sơ đồ án quy hoạch chung TPHCM gồm:

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng, tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/100.000 hoặc 1/250.000.

Các bản đồ hiện trạng gồm: hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông, cấp điện và chiếu sáng

đô thị,cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước bẩn, thu gom chất thải rắn, nghĩa trang, môi trường, đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.

Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.

Sơ đồ định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng của khu vực đô thị trung tâm theo các giai đoạn quy hoạch, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

Ngày đăng: 20/05/2014, 15:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thực tế với sự hỗ trợ của Hệ thống - Làm thế nào để quy hoạch đô thị ở Việt Nam hiệu quả hơn (trường hợp TP.HCM)
Hình th ực tế với sự hỗ trợ của Hệ thống (Trang 10)
Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000. - Làm thế nào để quy hoạch đô thị ở Việt Nam hiệu quả hơn (trường hợp TP.HCM)
nh hướng phát triển không gian toàn đô thị, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 (Trang 11)
Sơ đồ định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 - Làm thế nào để quy hoạch đô thị ở Việt Nam hiệu quả hơn (trường hợp TP.HCM)
nh hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị, tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 (Trang 11)
Sơ đồ nguyên tắc nhóm các - Làm thế nào để quy hoạch đô thị ở Việt Nam hiệu quả hơn (trường hợp TP.HCM)
Sơ đồ nguy ên tắc nhóm các (Trang 13)
Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng, tỷ - Làm thế nào để quy hoạch đô thị ở Việt Nam hiệu quả hơn (trường hợp TP.HCM)
Sơ đồ v ị trí và mối liên hệ vùng, tỷ (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w