Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

Hội thảo của chúng ta diễn ra trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn. Nhân loại đang đứng trước những nguy cơ lớn về khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, trái đất ấm lên do hiệu ứng khí thải. Tất cả các hiện tượng này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về trách nhiệm xã hội của chính phủ, của doanh nghiệp, của người dân và xã hội dân sự. Cuộc khủng hoảng toàn cầu khởi đầu từ nước Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra các nước khác trên thế giới, từ khủng hoảng tài chính - tiền tệ lan sang khủng hoảng “nền kinh tế thực” (real economy), dẫn đến khủng hoảng việc làm và khủng hoảng xã hội. Ở một số nước đã và sẽ diễn ra khủng hoảng chính trị như ở Băng Đảo (iceland). Câu hỏi được đặt ra là, hệ thống kinh tế thị trường hiện nay với các biến thể của nó từ kinh tế thị trường tân tự do (Neoliberalism) ở Hoa Kỳ đến nền kinh tế thị trường xã hội (Social market economy) như ở Đức, nền kinh tế phúc lợi xã hội (wealthfare economy) như ở Bắc Âu, trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của thị trường và doanh nhân, trách nhiệm và quyền giám sát của người dân có những thiếu sót gì để dẫn đến một thảm hoạ như vậy. Mới đây, vụ sữa nhiễm độc melamine của công ty Tam Lộc (San Lu) ở Trung Quốc đã gây ra biết bao đau khổ cho các gia đình, trẻ nhỏ thì trách nhiệm của nhà nước, của doanh nghiệp như thế nào. Trách nhiệm (responsibility) là một khái niệm rất rộng và được nhiều khoa học cùng nghiên cứu. Luật học xác định các khái niệm trách nhiệm khác nhau, như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kinh tế trách nhiệm tài chính và trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể, v.v., kèm theo đó là những quy định chặt chẽ về trách nhiệm bồi thường, các mức phạt cao thấp khác nhau nếu vi phạm.

Xã hội học coi trách nhiệm xã hội như một sự cam kết về tinh thần, đạo đức, văn hoá đối với gia đình, cộng đồng địa phương và toàn xã hội, nhân viên, môi trường. Trong nền kinh tế thị trường, mọi cá nhân và doanh nghiệp đều hành xử sao cho có lợi nhất cho mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Kinh tế thị trường được mô tả trong Tư bản của C.Mác không có trách nhiệm xã hội, ở đó người ta thấy người chủ tư bản được mô tả là một kẻ bóc lột tàn bạo, mù quáng, mất nhân tính, vô văn hoá đến kiệt sức người lao động nhằm tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn. Sự mô tả chính xác đó đã giúp kinh tế thị trường tự hoàn thiện trong quá trình đấu tranh của nhân dân cùng với tiến bộ trong nhận thức của khoa học kinh tế. (Chẳng hạn như kinh tế học về thông tin đã chỉ rõ bản chất của sự lừa đảo là bất đối xứng thông tin, giải pháp là công khai, minh bạch, giám sát nhằm giảm bớt sự bất đối xứng thông tin đó chứ không phải gán ghép lừa đảo như một bản chất của kinh tế thị trường). Kinh tế kế hoạch hoá tập trung dưới chế độ toàn trị một đảng đã không đem lại giải pháp thực chất và bền vững cho tăng trưởng, không đem lại hệ thống động lực cho người lao động, không phát huy sức sáng tạo, sáng kiến của mỗi một cá nhân, nên nó đã không vượt qua được thử thách của lịch sử. Trong một chế độ như vậy, khái niệm trách nhiệm xã hội chỉ thuộc về những người có quyền quyết định, người dân chỉ biết tuân thủ các quy định và được thụ hưởng trong phần họ được cho phép. Các hiện tượng lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ém nhẹm các tai hoạ là những ví dụ về thiếu trách nhiệm xã hội trong quá trình quyết định và điều hành nền kinh tế theo mô hình này. Kinh tế thị trường ngày nay đã hình thành một hệ thống các quy định pháp luật chi tiết nhằm chế định hành vi của các bên tham gia và bảo vệ lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Các quy định đó đã giảm bớt đáng kể những hành vi vô trách nhiệm một cách thái quá của những người có quyền lực trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp. Chính trị gia không được lòng dân sẽ bị hệ thống bầu cử dân chủ thay thế (như việc bầu cử tổng thống Obama thay thế tổng thống Bush vừa qua). Doanh nhân hành xử tư lợi, thiếu hiệu quả, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế khi doanh nghiệp thua lỗ hay phá sản.

Song, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã cho thấy mô hình hiện thời của kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước không những không hoàn hảo mà còn có những khiếm khuyết nghiêm trọng, rất cần được phát hiện và chỉnh sửa. Việc đóng gói (packaging) những món nợ hay thế chấp (debt and mortgages) thành những sản phẩm phái sinh điên loạn (derivates) đem bán trên thị trường chứng khoán, việc nới lỏng trần tín dụng để đẩy việc xây nhà và tiêu dùng lên cao, việc đồng loã giữa các công ty đánh giá và xếp hạng (rating company) với ngân hàng được xếp hạng (như Lehman Brothers), che dấu và lừa dối khách hàng, việc cho phép lòng tham vô hạn độ của những người điều hành hệ thống tài chính ngân hàng hoành hành, v. v. đều cần phải điều chỉnh và xem xét trách nhiệm của từng bên tham gia và có quy định pháp luật chặt chẽ để khắc phục.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility CSR) có thể được định nghĩa ngắn gọn như một sự cam kết của công ty trong ứng xử phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của khách hàng, nhà cung ứng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, môi trường. Theo đó, trách nhiệm xã hội được coi là một phạm trù của đạo đức kinh doanh (Business Ethics), có liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ở thế kỷ thứ XXI, trong nền kinh tế toàn cầu hoá, khi ý thức của loài người về các nguy cơ đối với môi trường sống ngày càng cao thì các đòi hỏi về trách nhiệm xã hội cũng ngày càng tăng lên, như đòi hỏi phải kiểm soát khí thải của xe hơi lưu hành trên đường phố, kiểm soát mức độ khói bụi trong các khu dân cư, v.v.. Như vậy, có thể thấy, ít nhất đã có bốn nhóm đối tượng mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong ứng xử đối với các đối tượng sau đây:

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w