Đối với doanh nghiệp các nước phát triển

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

- Cộng đồng trong khu vực và trong xã hội trong nước và thế giới (như vụ sữa nhiễm độc melamine của công ty Tam Lộc ở Trung Quốc); Môi trường sống.

2. Đối với doanh nghiệp các nước phát triển

Trên thế giới, những người khổng lồ đang chi trả rất nhiều tiền để trở thành một hình mẫu kinh doanh lí tưởng, và để trở nên có trách nhiệm với xã hội. Điển hình có hãng điện dân dụng Best Buy với việc áp dụng chương trình tái chế sản phẩm. Starbucks, hãng cà phê có mặt khắp ngóc ngách của hành tinh, đã bắt tay vào hàng loạt các hoạt động cộng đồng. Evian, hãng nước khoáng nổi tiếng của Pháp, phân phối sản phẩm của mình trong những chai nước thân thiện với môi trường. Công cụ tìm kiếm vô địch Google với trụ sở Googleplex đối xử với nhân viên như vàng ngọc. General Electrics sử dụng 2 tỉ đôla hàng năm để nghiên cứu các công nghệ bảo vệ môi trường mới. Phó phòng Quan hệ cộng đồng của Best Buy, Paul Prahl đã phát biểu rằng "Chúng tôi chỉ cảm thấy chúng tôi sẽ thành công trên thị trường nếu chúng tôi chịu trách nhiệm xã hội." Ở nhiều công ty báo cáo trách nhiệm xã hội còn đi kèm với các báo cáo thường niên.

Ngoài việc đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân viên, bảo vệ môi trường, và phát triển các sản phẩm tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng và môi trường. Các công ty còn xây dựng quỹ và làm từ thiện đóng góp vào sự phát triển của xã hội và cộng đồng. Royall Dutch Shell, tập đoàn giàu khí lâu đời, đã thành lập các quỹ từ thiện, trong đó có việc xây dựng trung tâm giáo dục Early Learning Centre ở Nam Phi nhằm giáo dục trẻ em và dạy kĩ năng cho người trưởng thành. Ngân hàng thế giới World Bank và hãng dược phẩm Merck đã đưa ra sáng kiến nhằm phát triển nguồn quỹ lên 50 triệu đôla Mỹ trong đó có cả việc tặng sản phẩm Mectizan để giúp 28 nước Châu Phi loại trừ bệnh tật. Các tỷ phú cùng với quỹ của công ty cũng đóng góp rất nhiều vào việc làm từ thiện như Bill Gates hay Warren Buffett.

Ở các nước phát triển, chi phí trách nhiệm xã hội dành cho việc nghiên cứu và phát triển chiếm nhiều hơn so với các chi phí dùng để làm từ thiện, mặc dù chi phí làm từ thiện cũng không hề nhỏ.C ó thể thấy vấn đề này tuy không còn mới với các doanh nghiệp các nứơc phát triển nhưng luôn là yếu tố quan trọng với sự phát triển của tổ chức.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w