Kinh tế thị trường, xã hội dân sự và trách nhiệm xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 27 - 31)

- Cộng đồng trong khu vực và trong xã hội trong nước và thế giới (như vụ sữa nhiễm độc melamine của công ty Tam Lộc ở Trung Quốc); Môi trường sống.

2. Kinh tế thị trường, xã hội dân sự và trách nhiệm xã hội ở Việt Nam

Chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trong đó nhà nước có vai trò tuyệt đối trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đang từng bước hình thành các tổ chức của xã hội dân sự. Các tổ chức xã hội đông đảo của Việt Nam được hình thành và có thói quen hoạt động theo mô hình kinh tế chỉ huy trước đây đang từng bước thay đổi để hoạt động có hiệu quả hơn trong kinh tế thị trường. Các tổ chức đó đang từng bước chuyển sang cách hoạt động tự chịu trách nhiệm, phản ứng kịp thời trước các biến động của kinh tế thị trường, như ô nhiễm môi trường, đình công, v.v.. Hiện nay, Việt Nam chưa có Luật về các hội, khái niệm xã hội dân sự chưa được chính thức chấp nhận, các cơ quan nhà nước đang đảm nhận một khối lượng ngày càng lớn các công việc và bị quá tải. Bộ máy nhà nước ngày càng được mở rộng hơn; mặc dù đã có sự kêu gọi giảm biên chế, nhưng cấp xã hiện nay vẫn được giao (theo thống kê chưa đầy đủ) đến 320 việc (từ cấm đốt pháo đến hạn chế sinh con thứ ba, xoá đói giảm nghèo, đăng ký hộ khẩu đến chuẩn bị hồ sơ để trình cấp huyện cấp sổ đỏ sở hữu đất đai, v.v.) với bộ máy đầy đủ lên đến hơn 100 người. Bộ máy nhà nước không thể thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, như bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm, chất lượng dịch vụ massage, cắt tóc, v.v..

Hệ thống luật pháp đã được đổi mới và xây dựng lại một cách sâu rộng, từ Hiến pháp đến hệ thống luật, nghị định song còn thiếu đồng bộ, giữa các luật được chuẩn bị bởi các Bộ khác nhau, được ban hành vào những thời điểm khác nhau còn không ít chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Việc thực thi luật pháp còn có nhiều vấn đề phải đổi mới, khoảng cách giữa luật trên văn bản và luật trong thực tế còn lớn.

Do cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý còn chưa được thể chế hoá đầy đủ và cụ thể, cơ quan đảng có quyền quyết định cao nhất, trong khi Nhà nước, cụ thể là Chính phủ chịu trách nhiệm trước pháp luật và Quốc hội về việc tổ chức thực hiện làm cho quá trình quyết định và tổ chức thực hiện khá phức tạp, như sơ đồ sau đây cho thấy.

Hệ quả là hiệu lực của pháp luật chưa cao, trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật chưa cao. Đã xuất hiện nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận, như vụ công ty Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải nhưng không được xử lý nghiêm minh; có tới bốn Bộ chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế), nhưng trách nhiệm chưa rõ ràng và tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều thiếu sót kéo dài.

Về các doanh nghiệp tham gia thị trường, bên cạnh khoảng 350.000 doanh nghiệp có đăng ký có đến 3 triệu hộ kinh doanh gia đình, 5 triệu hộ nông dân có quy mô rất nhỏ. Nhiều doanh nghiệp chưa có thương hiệu, chưa đăng ký chất lượng sản phẩm, số nông sản được sản xuất theo quy trình hiện đại (GAP Good Agricultural Practice), có đăng ký nhãn hiệu vùng sản xuất, như thanh long, xoài, cà phê, bưởi, v. v. tuy đã tăng lên nhiều, nhưng vẫn còn ít so với tổng sản lượng các sản phẩm gieo trồng và chăn nuôi. Việc các doanh nghiệp lớn như Metro đã ký kết hợp đồng và hướng dẫn sản xuất, thu mua nhiều mặt hàng nông sản bảo đảm chất lượng đã đem lại nhiều tiến bộ trong cung ứng nông sản, kể cả cho xuất khẩu. Trình độ hiểu biết về pháp luật và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp nhỏ còn nhiều hạn chế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lớn đã được đề cao và có nhiều tiến bộ, song tại các doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình và hộ nông dân, việc tuân thủ luật lao động, các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhều hạn chế.

Các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, có nhãn hiệu đăng ký, hoạt động trên lĩnh vực xuất khẩu đạt trình độ về trách nhiệm xã hội được các nhà nhập khẩu chấp nhận được. Các doanh nghiệp này thực hiện đầy đủ nghiêm túc các tiêu chuẩn SA 8000, ISPO 14000, bảo đảm trình độ vệ sinh và an toàn thực phẩm tốt. Các doanh nghiệp này đã có chiến lược dài hạn để thực hiện ngày càng đầy đủ hơn trách nhiệm xã hội cả về bảo vệ môi trường, hạn chế lượng khí thải v.v.. Một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam là các doanh nghiệp tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, như giúp đỡ nạn nhân của bão lụt, thiên tai hay tai nạn, đóng góp vào Quỹ xoá đói giảm nghèo của các tổ chức quần chúng khác nhau. Bên cạnh mặt tích cực của sự đóng góp, do thiếu quy định pháp luật chặt chẽ về việc khấu trừ số tiền đóng góp vào chi phí trước thuế, v.v., nên còn có không ít ý kiến khác nhau về động cơ lành mạnh của sự đóng góp này và liệu có thể đồng nhất sự đóng góp với trách nhiệm xã hội hay không. Bên cạnh ý kiến hoan nghênh, có không ít ý kiến cho rằng, một số doanh nghiệp có động cơ “đánh bóng hình ảnh” và có mục đích vụ lợi.

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khung pháp luật và hướng dẫn về việc các doanh nghiệp phải có báo cáo về hạch toán xã hội, kiểm toán xã hội và báo cáo xã hội để cộng đồng biết và giám sát.

Về luật pháp chế định các thể chế kinh tế thị trường, Việt Nam đã ban hành luật Cạnh tranh, nhưng chưa có Luật Kiểm soát độc quyền và việc thực hiện Luật Cạnh tranh còn có nhiều hạn chế. Các luật pháp về kế toán, kiểm toán, các chuẩn mực đã được ban hành, nhưng việc thực hiện trong thực tế còn nhiều hạn chế. Việt Nam đang chuẩn bị Luật về Quyền tiếp cận thông tin, song chưa có luật về Hiệp hội và chưa chuẩn bị Luật về Vận động hành lanh. Thông tin kinh tế còn nhiều hạn chế, nhiều số liệu chưa được công bố công khai và kịp thời. Các hoạt động giám sát đối với ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản còn sơ khai và cần được nhanh chóng hoàn thiện.

Các tổ chức thuộc xã hội dân sự Việt Nam đã được hình thành và hoạt động, có đóng góp thiết thực, như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành nghề, như Dệt may, Xuất khẩu Thuỷ sản, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, v. v… Nhiều tổ chức đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn, vận động thực hiện các tiêu chuẩn và quy định của trách nhiệm xã hội, nhất là đối với người lao động và người tiêu dùng. Song, do thiếu cơ sở pháp lý cần thiết, nên sự đóng góp đó còn hạn chế. Bản thân các hiệp hội đó còn cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả thiết thực đối với hội viên.

Tóm lại, trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện. Chắc chắn rằng, cùng với quá trình phát triển của đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao hơn cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị trường và các thể chế của xã hội dân sự.

Lê Đăng Doanh, TS. Viện Nghiên cứu phát triển Tạp chí Triết học

kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội không chỉ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên con đường hội nhập mà còn là động lực góp phần thúc đầy tăng trưởng và thịnh vượng ở mỗi quốc gia” là nhận định của Ts.Đoàn Duy Khương – Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tại Hội thảo: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu” do VCCI tổ chức.

Ts.Đoàn Duy Khương – Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) phát biểu tại Hội thảo: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

trong bối cảnh kinh tế toàn cầu” do VCCI tổ

chức.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Giám đốc Văn phòng phát triển doanh nghiệp bền vững VCCI kiêm Tổng thư kí VBCSD cho biết CRS là một yếu tố khá quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. CSR được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và trở thành điều kiện để doanh nghiệp phát triển, nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh. Trước những quan tâm và đòi hỏi của người tiêu dùng, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ, những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường.

Đồng tình với ông Vinh, ông Witcha Simsiri – Thành viên Ban điều hành VBCSD cho biết CSR là lĩnh vực đang còn mới ở Việt Nam nhưng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. CSR không phụ thuộc vào quy mô mà nó nằm ở nhận thức của từng doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp hãy chọn cách làm phù hợp nhất với khả năng của mình, không nên chờ đến khi giàu và có thương hiệu nhất định rồi mới thực hiện CSR.

Liên quan đến vấn đề nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội, ông Khương cho biết CSR chính là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng làm việc, chất lượng đời sống của người lao động; là môi trường làm việc tốt và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tuân thủ các trách nhiệm về bảo vệ môi trường, về an toàn lao động, quyền lợi lao động và phát triển cộng đồng... Trách nhiệm xã hội vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của các doanh nghiệp. Với việc tham gia mạng lưới và đẩy mạnh các hoạt động CSR, doanh nghiệp một mặt góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của đất nước; mặt khác góp phần nâng cao uy tín, giá trị

thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà đầu tư cũng như khuyến khích tinh thần lao động của nhân viên, gia tăng năng suất lao động.

Tuy nhiên hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhận thức đầy đủ cũng như chưa thật sự quan tâm tới CSR khiến cho việc thực hiện CSR vẫn còn tương đối khó khăn. Trước hết đó là sự hiểu biết của doanh nghiệp về CSR chưa đầy đủ, doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là làm từ thiện trích từ lợi nhuận mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR phải được tích hợp ngay trong kế hoạch sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp. Việc làm thứ hai tác động đến việc thực hiện CSR là do áp dụng những hệ thống quy tắc ứng xử du nhập từ quốc tế, nơi mặt bằng vật chất cao hơn so với mặt bằng vật chất của Việt Nam. Trong khi đó doanh nghiệp thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa việc triển khai thực hiện CSR còn thiếu các chính sách, pháp luật đồng bộ và hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng kỹ thuật và xã hội. Theo ông Khương, để thúc đẩy việc thực hiện CSR, tốt nhất nên có một hiệp hội hoặc tổ chức giám sát, tư vấn cho doanh nghiệp và Nhà nước nên tạo ra những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện CSR. Ngoài ra việc quảng bá CSR sâu rộng sẽ giúp ngăn chặn ngay từ đầu những thảm họa do việc thiếu ý thức trách nhiệm xã hội của những doanh nghiệp kinh doanh bất chấp những hậu quả về môi trường và xã hội.

Qua những tài liệu đã tham khảo và nhận thức của bản thân em có thể đưa ra một số nhận

định về vấn đề này :

• Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ trở thành một tiêu chí quan trọng đối với

sự sống còn của doanh nghiệp.

• Nhà nứơc đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của doanh

nghiệp đảm bảo trách nhiệm xã hội luôn được đặt lên hàng đầu chứ không phải là yêu tố lợi nhuận.

• Việc áp dụng các quy trình công nghệ mớian toàn cho công nhân và người tiêu

dùng,không gây ô nhiễm môi trường là rất tốn kém nhưng về lâu dài sẽ tạo được tên tuổi cho thương hiệu doanh nghiệp với khách hàng nên sẽ bán được hàng nhiều hơn.

• Trách nhiệm xã hội không có nghĩa là làm từ thiện mà là quan tâm đến tất cả

những vấn đề lien quan đến con người,môi trường…..

• Cần đầu tư phát triển đồng bộ nền kinh tế thị trường ;một thị trường lành mạnh,

khỏe khoắn chính là một cơ chế hoàn thiện để doanh nghiệp có thể phát huy tối đa trách nhiệm xã hội của mình

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w