IV.NHẬN ĐỊNH CỦA BẢN THÂ N:

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

- Cộng đồng trong khu vực và trong xã hội trong nước và thế giới (như vụ sữa nhiễm độc melamine của công ty Tam Lộc ở Trung Quốc); Môi trường sống.

IV.NHẬN ĐỊNH CỦA BẢN THÂ N:

Qua những tài liệu đã tham khảo và nhận thức của bản thân em có thể đưa ra một số nhận định về vấn đề này :

• Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ trở thành một tiêu chí quan trọng đối với

sự sống còn của doanh nghiệp.

• Nhà nứơc đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của doanh

nghiệp đảm bảo trách nhiệm xã hội luôn được đặt lên hàng đầu chứ không phải là yêu tố lợi nhuận.

• Việc áp dụng các quy trình công nghệ mớian toàn cho công nhân và người tiêu

dùng,không gây ô nhiễm môi trường là rất tốn kém nhưng về lâu dài sẽ tạo được tên tuổi cho thương hiệu doanh nghiệp với khách hàng nên sẽ bán được hàng nhiều hơn.

• Trách nhiệm xã hội không có nghĩa là làm từ thiện mà là quan tâm đến tất cả

những vấn đề lien quan đến con người,môi trường…..

• Cần đầu tư phát triển đồng bộ nền kinh tế thị trường ;một thị trường lành mạnh,

khỏe khoắn chính là một cơ chế hoàn thiện để doanh nghiệp có thể phát huy tối đa trách nhiệm xã hội của mình

C.KẾT LUẬN:

Khái niệm trách nhiệm xã hội còn tương đối mới ở Việt Nam, vì vậy việc thực hiện cho đến nay vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, khi mức độ hội nhập ngày càng sâu, việc đáp ứng các chuẩn quốc tế trong kinh doanh không chỉ là mục đích mà còn là phương tiện cho các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ tiếp cận thị trường ngoài quốc gia, doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài luật chơi chung. Việc tiếp cận và thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội là đòi hỏi tất yếu. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới qua việc thực hiện trách nhiệm xã hội nói chung và đảm bảo tính môi trường của sản phẩm nói riêng.

Với quy trình sản xuất sạch hơn và tiết kiệm hơn, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí sản xuất. Ví dụ như các bệnh viện áp dụng công nghệ phân hủy chất thải y tế thay vì phương pháp tiêu hủy thủ công, vừa tốn thời gian và nhân lực vừa gây ô nhiễm môi trường.

Với chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng nguyên vật liệu rẻ cho nhà đầu tư. Việc pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành quy định danh mục các dự án đầu tư phải gắn với kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu là một ví dụ.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến môi trường xã hội trong công việc sản xuất kinh doanh của mình. Ngày nay xu hướng trên toàn thế giới là người ta ngày càng chú ý nhiều hơn tới những nhân tố khuyến khích doanh nghiệp đối xử có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm trong cải thiện quan hệ xã hội, môi trường và đạo đức, văn hoá ở doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w