- Cộng đồng trong khu vực và trong xã hội trong nước và thế giới (như vụ sữa nhiễm độc melamine của công ty Tam Lộc ở Trung Quốc); Môi trường sống.
3. Đối với doanh nghiệp Việt Nam
Ở Việt Nam, CSR vẫn là một khái niệm xa lạ vì thiếu sự hiểu biết và quan tâm của dân chúng. Thái độ của cộng đồng đối với hoạt động của doanh nghiệp ít khi căng thẳng. Chưa bao giờ có một vụ án tập thể nào thưa kiện một công ty tại toà án về các vi phạm của họ trong khi hoạt động. Công ty có gây ô nhiễm thì công chúng chỉ viết lên báo hay tố cáo với cơ quan hữu trách, chứ không có một cuộc tranh chấp trực diện ngoài toà án. Về môi trường, chúng ta sống nghèo, sống chật quen nên chưa quan tâm đến môi trường sạch đẹp. Chúng ta ít sửa chữa một môi trường đang có mà thường dọn ra một môi trường mới để đi tìm cái sạch và đẹp. Thay vì nêu lên để giải quyết vấn đề thì chúng ta tìm cách rời bỏ nó. Do vậy, các công ty chưa bị áp lực về đạo đức kinh doanh.
Tuy nhiên, khi những lo lắng về biến đổi khí hậu, huỷ hoại môi trường ngày một trở nên ám ảnh hơn, đã đến lúc cần thay đổi nhận thức của công chúng về vấn đề này. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hơn lúc nào hết, cần được đặt ra. "Chúng tôi tốt", chứ không chỉ "sản phẩm của chúng tôi rẻ, đẹp, bền" cần được coi là một thang giá trị để thu hút khách mua hàng.
Thực tếtừ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền vững"
được tổ chức bởi Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may tổ chức, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập. Năm 2006 đã có 50 doanh nghiệp ngành dệt may và da giày tham dự. Theo tiến sỹ Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, "CSR trở thành một trong những yêu cầu đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không tuân thủ CSR sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới." Tuy nhiên ở Việt Nam việc thực hiện CSR còn tương đối khó khăn. Trước hết đó là sự hiểu biết của doanh nghiệp về CSR chưa đầy đủ, doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là làm từ thiện mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR là từ ngay trong doanh nghiệp. Việc làm thứ hai tác động đến việc thực hiện CSR là do doanh nghiệp thiếu nguồn tài chính, và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR đặc
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc đánh giá thực hiện CSR quy định trong các quy tắc của Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct hay Code of Ethics) và các tiêu chuẩn như SA8000, WRAP, ISO 14000, GRI..., tuy nhiên các tiêu chuẩn này không phải là thoả thuận giữa các chính phủ hay quy định của các công ước quốc tế, vì vậy, ràng buộc chỉ là giữa các nhà xuất nhập khẩu hoặc do chính doanh nghiệp tự đặt ra. Chúng ta đã có các doanh nghiệp sản xuất sạch: sản xuất rau sạch, nuôi trồng thủy sản sạch, sản xuất than sạch... Nhưng những việc làm này mang nhiều tính bắt buộc hoặc là tự phát hơn là một việc làm tự nguyện gắn liền với hoạt động kinh doanh và hình ảnh của doanh nghiệp.
Nước ta cũng có những doanh nhân làm từ thiện gắn với hình ảnh các doanh nghiệp đó là bà Dương Thị Bạch Diệp, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Diệp Bạch Dương, đã ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” của UBMTTQ Việt Nam 18 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Diệu Hiền, Giám đốc Công ty TNHH chế biến thủy sản Bình An...; ngoài ra chúng ta cũng có các hoạt động ủng hộ thiên tai, bão lụt của các doanh nghiệp và doanh nhân. Và tất cả mới chỉ dừng lại ở đó.
Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh ở các nước phát triển, trong khi đó ở Việt Nam, các doanh nghiệp phần lớn chỉ thực hiện do mang tính bắt buộc hay từ thiện tâm của người đứng đầu doanh nghiệp.