- Cộng đồng trong khu vực và trong xã hội trong nước và thế giới (như vụ sữa nhiễm độc melamine của công ty Tam Lộc ở Trung Quốc); Môi trường sống.
III.HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP :
viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, dù chi phí ban đầu có thể sẽ nặng, lợi ích có thể chưa thấy ngay, nhưng chắc chắn về lâu về dài sẽ chẳng có gì thiệt thòi khi doanh nghiệp tôn trọng lợi ích của những bộ phận thiết yếu này. Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đối tác khác. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Làm thương hiệu không gì khác hơn là làm cho các bên có liên quan, không chỉ khách hàng mà cả nhân viên, đối tác và cộng đồng, thương yêu cái hiệu, cái tên của công ty mình. Ví dụ, nếu có dịp xem qua trang web của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, ta sẽ thấy họ ngày càng ít giới thiệu công ty qua những sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ giới thiệu các thành tích trong việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh bằng cách nêu lên những nỗ lực của công ty để trở thành ông chủ tốt, đối tác tốt, công dân tốt và là người bảo vệ môi trường. Điều này cho thấy rõ đâu là xu hướng chính trong các chiến lược làm thương hiệu và kinh doanh ngày nay.
Tóm lại, thực hiện trách nhiệm xã hội trong kinh doanh có thể không mang lại những lợi nhuận trước mắt nhưng cũng không phải là gánh nặng cho các doanh nghiệp. Nếu biết cách đưa những vấn đề này vào trong chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp và cả xã hội sẽ có thể phát triển theo hướng tích cực và bền vững hơn.
III.HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP : NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP :
Một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm và bàn luận là việc sau khi Việt Nam gia gia nhập WTO thì vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ được thực hiện như thế nào? Bởi lẽ khi tham gia WTO, có nghĩa Việt Nam đã tham gia vào
một sân chơi quốc tế, ở đó tất cảcác vấn đề phát triển thương mại đều phải gắn liền với những "luật chơi" mà nếu thành viên nào không thực hiện sẽbị loại ra khỏi "cuộc chơi" đó. Chẳng hạn muốn thâm nhập thị trưòng, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu về quan hệ lao động, môi trường, sức khoẻ, an toàn và bảo vệ môi trường... Thậm chí các đối tác thương mại sẽ tẩy chay sản phẩm hàng hoá của nước thành viên nào mà doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó không thực hiện đúng chuẩn mực về các trách nhiệm xã hội. Người tiêu dùng, hay nước nhập khẩu sản phẩm rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới sự sống còn của doanh nghiệp.
Khi đã gia nhập WTO, một trong những vấn đề mà người tiêu dùng ở các nước thành viên quan tâm là sản phẩm đó đã được sản xuất ra như thế nào? Ông Jon Vera -Giám đốc quan hệ quốc tế thuộc liên đoàn giới chủ Na Uy, ví dụ cách đây gần 10 năm ở Na Uy có nhập khẩu một số lượng lớn quả bóng từ Pakistan, nhưng sau khi biết sản phẩm này được sản xuất bởi lao động trẻ em chưa đến 15 tuổi, và phải làm việc rất nặng nhọc, người dân NaUy đã tẩy chay không sử dụng sản phẩm này. Cuối cùng nhà nhập khẩu cũng phải thay đổi nhà cung ứng sản phẩm sang các Cty có sử dụng nguồn lao động được bảo đảm tốt môi trường sản xuất. Ông cũng cho rằng ngoài việc phải đảm bảo phát triển thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO cũng cần phải đảm bảo thương hiệu của mình là một doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, điều này có ý nghĩa quan trọng không kém gì việc đảm bảo thương hiệu sản phẩm mà doanh nghiệp đó làm ra.
Trước đây, yếu tố trụ cột gắn liền với mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào, kể cả doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân đó là yếu tố kinh tế, lợi nhuận. Nhưng ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, các yếu tố cấu thành lợi nhuận không chỉ là yếu tố kinh tế, mà còn phải kể đến những yếu tố bên ngoài như môi trường, xã hội... Ví dụ, vài năm trước đây các doanh nghiệp thường cho rằng việc ô nhiễm môi trường chưa nghiêm trọng mấy ở những nước đang phát triển, do vậy ít ai quan tâm tới vấn đề này. Tại các nước công nghiệp phát triển , ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nan giải, luật pháp xử nghiêm việc thải chất độc ra môi trường, thậm chí các doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho sự ô nhiễm môi trường do mình gây ra. Còn tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, hiện tượng gây ô nhiễm môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái, huỷ hoại những cánh đồng, ao cá, nguồn nước... từ các nhà máy đã được các cơ quan thông tấn, báo chí nhắc nhiều song vấn đề này vẫn còn tiếp diễn và hầu như vẫn chưa có giải pháp xử lý thích
hợp và triệt để.Danh tiếng thương hiệu lừng lẫy hàng chục năm trời đã tạo dựng có thể
bị hủy hoại chỉ trong chốc lát chỉ vì những sự cố như xì căng đan lừa đảo vài khâu trong
quy trình công nghệ, hoặc hiểm họa môi trường. Lấy ví dụ tập đoàn Nike năm 1990 đã
từng bị tẩy chay toàn cầu vì điều kiện lao động khắc nghiệt của công nhân tại Đông Á
và Đông Nam Á, công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải
đã bị đóng cửa nhà máy và xử lý trứơc pháp luật.
Có thể nói rằng nếu như doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì chắc chắn sẽ khó có thể hoạt động lâu dài được.Và tất nhiên môi trường tự nhiên,kinh
tế ,xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.Như vậy trách nhiệm xã hội đã không còn là
trách nhiệm, nó trở thành sứ mệnh (mission) và mục tiêu định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp.