1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều kiện lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

8 708 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 33,16 KB

Nội dung

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa. Tình hình điều kiện lao động tại doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ TP - Theo điều tra mới nhất của Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) về cải thiện điều kiện lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ 20% doanh nghiệp có điều kiện lao động đạt yêu cầu; 80% doanh nghiệp có điều kiện lao động chưa đạt yêu cầu. Trong đó, có 8% doanh nghiệp có điều kiện ở tình trạng rất xấu. Hiện, có khoảng 90% doanh nghiệp nhỏ của tư nhân sử dụng máy, thiết bị cũ, lạc hậu từ 10-20 năm trước. Nhiều người lao động trong các doanh nghiệp trên phải làm việc trong môi trường nặng nhọc - nguy hiểm - độc hại (30,7% trong điều kiện nóng bức; 24,3% trong độ ồn cao và 16,5% trong bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép)...

Trang 1

Phần nội dung

Chương I:Cơ sở lý luận

1.1Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNNVV)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn,

lao động hay doanh thu Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa [1]

1.2 Ý nghĩa của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 96%) Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể

Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ

và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế

Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên

dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh

Trang 2

Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương

1.3 Tình hình điều kiện lao động tại doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ

TP - Theo điều tra mới nhất của Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) về cải thiện điều kiện lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ 20% doanh nghiệp

có điều kiện lao động đạt yêu cầu; 80% doanh nghiệp có điều kiện lao động chưa đạt yêu cầu

Trong đó, có 8% doanh nghiệp có điều kiện ở tình trạng rất xấu Hiện, có khoảng 90% doanh nghiệp nhỏ của tư nhân sử dụng máy, thiết bị cũ, lạc hậu từ 10-20 năm trước

Nhiều người lao động trong các doanh nghiệp trên phải làm việc trong môi trường nặng nhọc - nguy hiểm - độc hại (30,7% trong điều kiện nóng bức; 24,3% trong độ

ồn cao và 16,5% trong bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép)

Bà Đoàn Minh Hòa - Cục trưởng An toàn lao động cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ được hình thành và phát triển từ các hộ sản xuất với mức vốn thấp (dưới 10 tỷ đồng) nên việc trang bị máy, thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến rất hạn chế

Chương II:Điều kiện lao động tại doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ

80% doanh nghiệp vừa và nhỏ không đảm bảo về điều kiện lao động

Trong khi đó, việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động chưa được nghiêm Hàng năm, mới chỉ có khoảng từ 5-8% số doanh nghiệp được thanh, kiểm tra

2.1khai quat ve doanh nghiep…

2.1 thực trạng Điều kiện lao động tại doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ

Điều kiện và môi trường lao động còn nhiều hạn chế Về điều kiện và môi trường lao động trong các doanh nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế, năm 2009 tại Hội thảo quốc gia về “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình hội nhập” do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ

Trang 3

lao động tổ chức đã có nhiều báo cáo tham luận và ý kiến của các chuyên gia và nhà khoa học về vấn đề này

Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức về tăng trưởng kinh tế và bảo

vệ môi trường Nền sản xuất công nghiệp còn mang nặng dấu ấn của một nền công nghiệp lạc hậu về công nghệ và thiết bị Đa số là các cơ sở sản xuất (CSSX) vừa và nhỏ nằm rải rác trong các đô thị và khu dân cư, cơ cấu ngành công nghiệp không hoàn chỉnh Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay nước ta có khoảng 200.000 doanh nghiệp với gần 10 triệu người lao động hoạt động trong mọi lĩnh vực sản xuất Trước sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất mà phần nhiều có công nghệ chắp vá, nhà xưởng chật chội cộng với việc phân

bố các cơ sở sản xuất thiếu qui hoạch đã đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, ẩn chứa nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Kết quả điều tra, khảo sát trong 7 năm vừa qua của Viện NCKHKTBHLĐ đối với 2.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên toàn quốc với nhiều ngành sản xuất, nhiều loại hình doanh nghiệp (quốc doanh, ngoài quốc doanh, liên doanh ) cho thấy, trừ một số ít các CSSX có môi trường lao động ở mức hợp vệ sinh (có giá trị các yếu tố gây ô nhiễm nhỏ hơn hoặc bằng tiêu chuẩn cho phép) đa số đều bị ô nhiễm từ mức độ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm rất nhiều Kết quả đo đạc các yếu tố trong môi trường lao động từ năm 2005-2008 với tần suất là

100 CSSX/năm, yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép chủ yếu là bụi, tiếng ồn, ánh sáng, hơi khí độc, nhiệt ẩm, rung động và các bức xạ có hại

Công nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là công nghệ lạc hậu, chỉ có rất ít CSSX có thiết

bị làm giảm bụi còn hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại Các CSSX thường phân tán, nhiều cơ sở lại nằm trong khu vực nội thành đông dân cư nên vấn

đề ô nhiễm môi trường là đáng lo ngại

2.2 nguyên nhân Điều kiện lao động tại doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ

Trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất chủ yếu là các yếu tố vật lý có hại như: nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ, bụi, rung động, tiếng ồn, thiếu ánh sáng; các yếu tố hóa học có hại như: các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ; các yếu tố sinh học có hại như: các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, rắn; các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi, không đảm bảo vệ sinh công nghiệp, các yếu tố không thuận về tâm lý

Còn các cơ sở khác vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, công nghệ cũ, lạc hậu, chưa có điều kiện để đổi mới hoặc thay thế công nghệ tiên tiến… hầu hết tập trung ở các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, nhà máy, xí nghiệp phân bố rải rác ở nhiều nơi, thậm chí xen kẽ trong khu dân cư và chưa có quy

Trang 4

hoạch tập trung Các doanh nghiệp này mới chỉ quan tâm đến lợi nhuận doanh nghiệp, chưa quan tâm đến môi trường lao động

Chương III:Giải pháp khắc phục

3.1 Một số giải pháp phát triển DNN&V Nghệ An trong giai đoạn tới

Về phía UBND, các sở, ban ngành tỉnh Nghệ An

Giải pháp thứ nhất: Rà soát, đánh giá để kịp thời có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách

Nói chung các cơ chế, chính sách khi thực thi phải phù hợp với khả năng của các DNN&V và của địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh và tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động Hiện nay, các cơ chế chính sách đưa vào cuộc sống đều góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DNN&V phát triển Nhưng khi thực hiện những chính sách này thì vẫn còn nhiều bất cập: Hoặc do các chính sách chồng chéo lên nhau, hoặc do năng lực của cán bộ thi hành, hoặc do ý thức chấp hành của các doanh nghiệp chưa cao…Vì vậy, việc kịp thời rà soát, sửa đổi bổ sung các chính sách cho phù hợp với thực tiễn là việc làm quan trọng Nếu chính sách thay đổi quá chậm so với yêu cầu thì sẽ là lực cản cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động

Giải pháp thứ hai: Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng Đây là việc làm nhằm tạo điều kiện thuận lợi, qua đó sẽ làm giảm được những chi phí cơ hội cho cả các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng Để thực hiện được tốt công việc này, trước hết cần phải chú ý đến khâu bồi dưỡng và đào tạo cán bộ Trình độ chuyên môn yếu và ý thức kém của cán bộ thực thi công vụ là sự tồn tại khá phổ biến hiện nay Đây là nguyên nhân trực tiếp tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng Để khắc phục tồn tại này, ngoài việc nâng cao trình độ cán bộ, cần có chế tài hợp lý đối với cán bộ khi thực hiện công

vụ mà mắc phải các sai phạm

Giải pháp thứ ba: Nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo

Đây là cơ sở để nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm ngay tại địa bàn khi các doanh nghiệp

có nhu cầu; điều này cũng giúp thu hút đầu tư khi nguồn nhân lực của địa phương

có chất lượng, nguồn cung của địa phương ổn định Để có thể thực hiện tốt giải pháp này, tỉnh nên khuyến khích sự liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ

sở đào tạo Có như vậy các cơ sở đào tạo mới có nắm bắt được nhu cầu thực tế về lao động, đồng thời mới nâng cao được chất lượng của nguồn cung lao do đào tạo đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần phải có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các giáo viên học tập, nâng cao trình độ, khuyến khích những công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao

Trang 5

Bên cạnh việc chăm lo nâng cao chất lượng nguồn lao động, hiện nay chúng Nghệ

An đang có chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ năng kinh doanh cho các doanh nhân

Có thể nói, đây là một chương trình thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nhân trong việc nâng cao kiến thức quản lý doanh nghiệp, trau dồi kỹ năng kinh doanh, nâng cao kiến thức trong việc lập và thực thi các dự án kinh doanh Phổ biến được các thông tin về các chính sách của Nhà nước, các chính sách của địa phương; các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO Hiện nay chương trình này đã được khởi động Vì vậy chưa thể có kết luận về hiệu quả của

nó đối với các doanh nhân Nghệ An cũng như đối với các doanh nghiệp Dù vậy, nếu chương trình này đi vào hoạt động và có hiệu quả thì đây sẽ là cú hích tạo thêm lực để giúp các doanh nghiệp phát triển Điều quan trọng là, nội dung chương trình giảng dạy cần thường xuyên cập nhật các thông tin về các loại thị trường (kể

cả thị trường đầu vào cũng như thông tin về thị trường các loại sản phẩm, thị trường trong nước và thị trường thế giới…); phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, kinh nghiệm trong kinh doanh; thông tin về cơ chế chính sách của Nhà nước, địa phương…Những nội dung như thế sẽ là cẩm nang trong quản lý, kinh doanh của các doanh nhân, giúp họ vững vàng hơn trong thương trường

Giải pháp thứ 4: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng ở các khu công nghiệp

Có một thực tế đang tồn tại là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm, hạ tầng các khu công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu Thực trạng này đã có tác động không nhỏ đến quyết định của các nhà đầu tư Hiện nay, tỉnh đã có 4 khu công nghiệp đi vào hoạt động là Nam Cấm, Bắc Vinh, Hoàng Mai, Cửa Lò với tổng diện tích sử dụng lên tới 811,33 ha Các khu công nghiệp này được quy hoạch xây dựng tại các địa điểm rất thuận lợi về giao thông, nguồn cấp điện nước và gần các vùng nguyên liệu…nhằm làm tăng ưu thế và sự hấp dẫn cho các khu công nghiệp Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc ở đây Đó là tình trạng chậm giải phóng mặt bằng; công tác đền bù chưa thoả đáng cho người dân; cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện (điện chiếu sáng, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống xử lý rác thải, nước dùng cho sản xuất kinh doanh…) Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khu công nghiệp chưa tốt (chậm hoàn thành các thủ tục hành chính, quảng bá thông tin thiếu và yếu, xúc tiến đầu tư chưa đồng bộ, quản lý, kiểm tra và hỗ trợ các dự án lúng túng và thiếu hiệu quả…) Vì thế, chúng ta chưa huy động được các nguồn vốn tương xứng để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp

Giải pháp thứ 5: Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các trung tâm xúc tiến

hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Hiện nay Nghệ An đã có các trung tâm gồm: Ban trợ giúp phát triển DNN&V của tỉnh, trung tâm xúc tiến đầu tư, trung tâm xúc tiến thương mại, các trung tâm

Trang 6

khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm…Mục tiêu của các trung tâm này là hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất trên cơ sở các kế hoạch phát triển, và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp Vì thế, cần đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ kinh doanh: Hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ kiến thức về ngành nghề, hỗ trợ kiến thức về phân tích thị trường, hỗ trợ về công nghệ và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ bồi dưỡng năng lực cho doanh nhân, doanh nghiệp…

Thực hiện Chỉ thị số 27/2003/CT-TTg, Quyết định 94/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh cần tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ, bộ máy, cán bộ các trung tâm để sắp xếp, bổ sung, điều chỉnh hợp lý về tổ chức, về chức năng nhiệm vụ Qua đó sớm xây dựng cơ chế phối hợp trong việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp và nên tập trung một đầu mối theo tinh thần Quyết định

94/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

3.2 Về phía các DNN&V

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, tính cạnh tranh cao, tính chất cạnh tranh gay gắt, nên những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ bị đào thải, những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tính thích nghi cao sẽ tồn tại

và phát triển Vì thế, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải dần hoàn thiện mình để thích nghi với thực tế

Một là: Phát huy vai trò của chủ doanh nghiệp Các DNN&V của Việt Nam, nhất

là các DNN&V Nghệ An nói riêng (nhất là các DNN&V thuộc khu vực kinh tế tư nhân) có một đặc điểm là: Người chủ sở hữu vốn cũng đồng thời là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp Vì thế, người chủ doanh nghiệp cần biết dùng đúng người, đúng việc, biết kết hợp các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý Khi chất lượng các nguồn lực đầu vào không như nhau cả về tính chất và trình độ, nếu không được sử dụng hiệu quả thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ không đạt mục đích, thậm chí có thể đến bờ vực của sự phá sản Vì thế, trong vai trò đứng đầu quản lý, người chủ doanh nghiệp phải coi yếu tố con người trong doanh nghiệp là quan trọng nhất Bên cạnh việc chú trọng phát huy yếu tố con người, các yếu tố khác như công nghệ, nguyên liệu…cũng phải được quan tâm Do vậy, người chủ doanh nghiệp phải chủ động trong tìm hiểu thông tin về đầu vào: Công nghệ, vốn, đất, thị trường nguyên liệu, thị trường lao động…để chủ động bố trí kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý, cải tiến, thay đổi công nghệ cho phù hợp…Là một chủ doanh nghiệp, hơn ai hết, phải nắm rõ thực lực hiện có của doanh nghiệp

và phải có được những phương án, lộ trình tăng trưởng nhất định Để nắm được những cơ hội mà thương trường mang đến, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường để có thể dự báo được những thời cơ, thách thức mà môi trường kinh doanh mang lại

Hai là: Các doanh nghiệp, nhất là các DNN&V phải biết tạo mối liên kết với nhau,

hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động Các DNN&V có thể tham gia làm gia công, lắp ráp cho các doanh nghiệp sản xuất lớn, hoặc tham gia chế tạo chi tiết của một

Trang 7

sản phẩm (làm chức năng CN phụ trợ)…Bài học về sự hợp tác giữa các DNN&V với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, ngay cả những tập đoàn lớn như Sony, Toyota cũng đã từng là những doanh nghiệp có quy

mô nhỏ…Hiện nay có một xu hướng là các doanh nghiệp thường liên kết với nhau

để phát triển mạng phân phối và đẩy mạnh tiếp thị

Ba là: Các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới mình Kinh nghiệm của các tập đoàn lớn như BBC, Microsoft, Dell, …chỉ ra rằng, trong môi trường kinh doanh biến động với tốc độ nhanh như ngày nay, thì việc các doanh nghiệp, các công ty phải thường xuyên làm mới mình là điều đương nhiên Để có thể tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cải tiến và đổi mới là điều đương nhiên, nhưng phải cải tiến và đổi mới như thế nào ? Lời khuyên mà các

“ông lớn” này đưa ra là: Cải tiến và đổi mới theo 4 quan điểm: Tăng cường lợi ích của sản phẩm; tăng cường lợi ích của khách hàng; phát triển hệ thống phân phối; tăng cường đẩy mạnh tiếp thị và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức doanh nghiệp

Thực tế cho thấy, khách hàng đánh giá lợi ích của mình thông qua những gì mà sản phẩm của doang nghiệp mang lại Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm cải tiến tiện ích của sản phẩm Doanh nghiệp cần rà soát và tìm ra khách hàng và thị trường tiềm năng Các DNN&V Nghệ An nói riêng đang có một thị trường được đánh giá

là có dung lượng rất lớn, trên 3 triệu dân với sức mua đang lên Đổi mới và cải tiến quy trình hoạt động và tổ chức của doanh nghiệp để có những bước đột phá trong quy trình hoạt động nhằm đưa ra sản phẩm mới, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh nhất, hiệu quả nhất Với các giải pháp này, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực đầu vào của sản xuất một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn Qua đó doanh nghiệp sẽ ngày càng nâng cao hơn hiệu quả hoạt động, góp phần cùng toàn tỉnh giải quyết những vấn đề về kinh tế-xã hội, sớm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong tỉnh “Khá” như lúc sinh thời Bác Hồ đã căn dặn /

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

điều tra của Cục An toàn lao động 2011(Bộ LĐ-TB&XH)

Theo PGS.TS Lê Vân Trình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động (NCKHKTBHLĐ) bên cạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội,

Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới

Ngày đăng: 27/05/2014, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w