• Khi kết thúc buổi học, học viên có thể :• Hiểu được tâm lý của trẻ trong hoàn cảnh khó khăn • Giúp học viên có thể nhận diện được các vấn đề của trẻ • Tìm ra phương cách hỗ trợ và đáp
Trang 1Tâm lý trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn
ThS Nguyễn Ngọc Lâm
2008
Trang 2• Khi kết thúc buổi học, học viên có thể :
• Hiểu được tâm lý của trẻ trong hoàn cảnh khó khăn
• Giúp học viên có thể nhận diện được các vấn đề của trẻ
• Tìm ra phương cách hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu của trẻ
Trang 41 Khái niệm Hoàn cảnh khó khăn
• Phức tạp và do nhiều nguyên
nhân
• Hoàn cảnh gây tổn thương trẻ
hoặc khiến trẻ có nguy cơ bị
tổn thương
• Khi có sự tương phản quá lớn
giũa thực trạng và những
mong đợi hợp lý của trẻ
• Các yếu tố tiêu cực : bị bỏ bê,
thiếu ăn, bệnh tật, thất học, bị
lạm dụng…bị hành hạ về mặt
thể xác và tinh thần
• Không đủ các yếu tố tích cực :
Trang 51 Khái niệm Hoàn cảnh khó khăn
Khái niệm khó khăn :
Mức độ khó khăn nào mới gây
sự chú ý của quần chúng để
được bảo vệ, can thiệp
Thường không có sẳn tài
nguyên hỗ trợ, chỉ khi nào một
số lớn trẻ rơi vào hoàn cảnh
khó khăn thì mới được huy
động.
Trang 62 Các yếu tố gây “khó khăn”
• Thiếu ăn thiếu mặc
• Thiếu chổ trú thân
• Thiếu sự chăm sóc y tế
• Thiếu tình thương và quan tâm hỗ trợ
• Thiếu cơ hội học hành, vui chơi, giải trí
• Người có trách nhiệm thiếu kiến thức về nhu
cầu của trẻ
• Người có trách nhiệm thiếu phương tiện đáp
ứng nhu cầu của trẻ
• Thiếu sự bảo vệ
• Quá nhiều cám dỗ và thử thách
• Quá nhiều trách nhiệm trước tuổi.
Trang 72 Các yếu tố gây “khó khăn”
Các nguyên nhân gây ra hoàn cảnh khó khăn.
• Thiên tai, chiến tranh
• Nguyên nhân không do đột biến, từng bước một, tạo sự thử thách sức chịu đựng của trẻ, bề ngoài không nhìn
thấy sự tác động Nếu mạng lưới hỗ trợ của công đồng yếu kém thì không ai thấy và không ai chịu trách nhiệm Chỉ khi nào có trường hợp thương tâm, gây xúc động cho dư luận xã hội thì xã hội mới quan tâm đến.
• Nghèo đói
• Cha mẹ có vấn đề : cơ chế giận cá chém thớt.
Trang 83 Các dạng trẻ trong hoàn cảnh khó khăn.
Trẻ có trách nhiệm quá nặng nề như nuôi cha mẹ
Trẻ bị lạm dụng trong gia đình, âm thầm chịu đựng
Trẻ bị bỏ rơi và đưa vào các trường trại
Trẻ không được đi học
Trang 93 Các dạng trẻ trong hoàn cảnh khó khăn.
Trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt là trẻ em có
hoàn cảnh không bình
thường về thể chất hoặc
tinh thần, không đủ điều
kiện để thực hiện quyền
cơ bản và hòa nhập với
gia đình, cộng đồng.
(Điều 3, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và
Giáo dục trẻ em 2004)
Trang 103 Các dạng trẻ trong hoàn cảnh khó khăn.
Ðiều 40 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em
bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật
(Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004)
Trang 114 Ảnh hưởng của sự lạm dụng
• Ảnh hưởng sự bỏ bê đối với trẻ em đã được tập trung chú ý trong nhiều nghiên cứu Nhiều trẻ em chịu nguy cơ bỏ bê xuất thân từ môi trường kinh tế xã hội thấp và kém may mắn hoặc các nhóm thiểu số bị thiệt thòi về văn hóa Các em khác đến từ những gia đình loạn chức năng ở đó có những vấn đề tâm lý, lạm dụng ma túy và/hoặc rượu chè hoặc có những vấn đề về tài chánh Sự bỏ bê có thể dẫn tới những vấn đề về hành vi,
chuyên cần kém, điểm học tập thấp và nói chung là thành đạt yếu Trẻ em bị bỏ bê cho thấy mối nguy cơ cao có triệu chứng sau này trong đời bị rối loạn nhân cách có tính chống xã hội
Trang 124 Ảnh hưởng của sự lạm dụng
• Các cha mẹ lạm dụng thân thể có đặc điểm chung là không nhận trách nhiệm về hành vi của họ, đổ tội cho con, không nhất quán nói một đàng làm một nẻo, dùng quyền lực đối với con cái, không tin cậy các con, ích kỷ, và quá quan tâm tới nhu cầu của chính họ
Trang 134 Ảnh hưởng của sự lạm dụng
• Các nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài về lạm dụng tình dục trẻ em
cho thấy rằng, khi lớn lên, các nạn nhân của sự lạm dụng ấy có mức
độ cao về những vấn đề thuộc sức khỏe tâm thần, kể cả trầm cảm, rối loạn lo lắng, lạm dụng ma túy, loạn chức năng tình dục và những khó khăn trong giao tiếp với người khác
• Garnefski và Diekstra (1996) lưu ý rằng các em trai bị lạm dụng tình dục bị xúc động rất nhiều và có những vấn đề về hành vi, bao gồm hành vi tự tử nhiều hơn là các nạn nhân nữ Nghiên cứu của các vị
ấy cho thấy hậu quả của sự lạm dụng tình dục đối với các bé trai tệ hại và phức tạp hơn đối với các bé gái Bé gái vị thành niên bị lạm dụng tình dục thường có mặc cảm tự ti hoặc chán ghét nữ tính và tình dục của mình Rõ ràng là bị lạm dụng tình dục tuổi thiếu nhi và xáo trộn về hình ảnh thân thể là có liên quan với nhau
Trang 14chịu, hoặc chứng kiến,
cảnh bạo lực trong gia
đình có vẻ chính mình
cũng trở thành hung bạo
Trang 155 Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn
5.1 Niềm tin huỷ hoại
Các trẻ em thường có một số niềm tin đưa các em tới chỗ cư
xử hoặc suy nghĩ, theo những hướng có hại cho các em TS Albert Ellis, người sáng lập phép trị liệu lý trí tình cảm, hiện nay được mọi người biết đến như là phép trị liệu hành vi lý trí tình cảm (REBT=Rational Emotive Behavior Therapy- 1955) phép trị liệu này kéo sự chú ý tới yêu cầu là các nhà tham vấn
thách thức điều mà ông mô tả thân chủ là “những niềm tin vô lý” của thân chủ.
Lý thuyết này đôi khi được mô tả theo khung ABC :
• A : là sự kiện tác động (Activating event)
• B : là niềm tin (Belief) chi phối phản ứng đối với sự kiện
• C : là hậu quả (Consequence) của phản ứng
Trang 165 Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn
Những niềm tin tự hủy hoại khớp với các loại sau đây :
• Những niềm tin “phải, buộc phải”: phải làm những điều người khác muốn trẻ phải làm chứ không phải để đạt các nhu cầu của bản thân
• Những niềm tin gây thảm họa: không đưa đến một khả năng lựa chọn nào cho tương lai và không tránh khỏi khiến trẻ cảm thấy thất vọng chán nản ( Em không bao giờ học nữa)
• Những niềm tin “luôn luôn” và “không bao giờ”: Sự phóng đại sự thật và khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì có những lúc có điều tích cực xảy ra đều bị làm ngơ hoặc phủ nhận “Mọi người luôn luôn chỉ trích em”
• Những niềm tin không khoan dung người khác: niềm tin cho rằng người khác vốn hư hèn, xấu xa hoặc ác ý, không làm điều đáng ra họ phải làm và không đạt tới kỳ vọng của trẻ đưa đến những cảm nghĩ tiêu cực và làm hỏng các mối quan hệ.
• Những niềm tin đổ lỗi: kiếm cớ khước từ nhu cầu tự sửa đổi, và muốn ai khác phải thay đổi
• Những niềm tin nhận thức tiêu cực về bản thân: “Em khó ưa, em là
Trang 175 Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn
5.2 Sự ứng phó với trầm cảm
• Trầm cảm được biểu lộ bằng trạng thái suy kém rõ ràng với sự mất quan tâm hoặc vui thú trong các hoạt động bình thường
• Sự trầm cảm cũng có thể là kết quả của những ý nghĩa tiêu
cực Những ý nghĩa này có thể bao gồm cái nhìn tiêu cực về bản thân, những diễn dịch tiêu cực về các kinh nghiệm riêng
và những quan điểm tiêu cực về tương lai
Trang 185 Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có
tuệ yếu, choáng váng,
căng cơ bắp hoặc dễ bị
mệt
Trang 195 Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có
Trang 205 Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn
5.5 Hoài nghi, thiếu tin tưởng : Trẻ sống trong hoàn
cảnh khó khăn thường có đủ lý do để ngờ vực
Những người lớn mà các em thường gặp thường có
vẻ xa cách với trẻ và không hiểu được những khó khăn này.
5.6 Khó diễn tả cảm xúc bằng lời : Có thể do bị choáng
ngộp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được
khuyến khích để tự nói về mình và không có đủ lời
để diễn tả tâm trạng.
Trang 215 Các đặc điểm tâm lý của trẻ em có
những điều hay hoặc những
điều mà người lớn muốn
nghe), cố ý nói dối để tránh
câu chuyện, không muốn
tiếp xúc với người khác
hoặc để gây sự chú ý của
người nghe
Trang 226 Tâm trạng của trẻ trong
• Ít tập trung và nhiều bức rứt : Trẻ buồn, lo lắng thường khó tập trung tư tưởng Đôi khi căng thẳng quá, trẻ trở nên hết sức
năng động, bức rứt : chạy nhảy khắp nơi, không thể ngồi yên
và có thái độ gàn dỡ, dễ bị kích động
• Hung hăng và phá phách : Trẻ dễ đâm ra hung hăng, phá
phách khi có cảm xúc mạnh Vì không thể diễn tả tâm trạng bằng lời nói, trẻ có thể đánh đập người khác khi chúng cảm
Trang 236 Tâm trạng của trẻ trong
hoàn cảnh khó khăn.
• Không tin tưởng vào người lớn nếu trẻ đã từng bị
người lớn đối xử hung bạo Tuy nhiên, những trẻ
mồ côi lại bám chặt lấy người lớn như sợ sẽ bị bỏ rơi, có trẻ lại không muốn đem lòng thương mến ai.
• Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu.
• Trẻ không phải lúc nào cũng có thể nói về tâm trạng
của mình Trẻ có thể vì quá bối rối hoặc sợ hãi nên không xác định được tâm trạng của mình hoặc
không biết nói như thế nào để diễn tả tâm trạng.
Trang 24và đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của trẻ, giúp trẻ thay
đổi tích cực để dễ dàng
hội nhập và phát triển một
cách bình thường trong
cuộc sống bình thường
Trang 25Cám ơn các
bạn đã cùng
tham gia
phân tích vấn đề