1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận lý thuyết công tác xã hội ứng dụng lý thuyết công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại huyện bình chánh

21 419 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 739,28 KB

Nội dung

Nhận thấy được vấn đề, bản thân là một nhân viên công tác xã hội trong tươnglai, em biết được vai trò của mình phải làm gì để giúp đỡ các em.. Nội dung cơ bản của thuyết nhu cầu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

-o0o -BÀI TIỂU LUẬN HẾT MÔN Môn: LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI

Đề tài:

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM

CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH

Giảng viên bộ môn : Ths Vũ Thị Minh Phương

Họ và Tên sinh viên : Nguyễn Trọng Hoàng Ân

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

ĐIỂM Chữ ký của giảng viên

Ghi bằng số Ghi bằng chữ Giảng viên 1 Giảng viên 2

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

PHẦN NỘI DUNG I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 2

II XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 3

1 Xác định vấn đề 3

2 Nguyên nhân vấn đề 3

3 Nguồn lực trợ giúp 3

4 Những điểm hạn chế liên quan 4

III CÁC LÝ THUYẾT ĐƯỢC ÁP DỤNG 4

1 Thuyết nhu cầu 4

2 Thuyết hệ thống 7

3 Thuyết hành vi 10

IV VẬN DỤNG CÁC LÝ THUYẾT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Vận dụng thuyết nhu cầu 14

2 Vận dụng thuyết hệ thống 15

3 Vận dụng thuyết hành vi 16

PHẦN KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quá trình đô thị hóa tại TP Hồ Chí Minh tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi, nókhông chỉ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấulao động, thay đổi sự phân bố dân cư mà còn tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập chongười lao động Quá trình đó đã đưa TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn, một trungtâm kinh tế - chính trị - xã hội nhộn nhịp và phồn hoa nhất cả nước Đồng thời đâycũng là đô thị đa văn hóa với hơn 8 triệu dân từ khắp các tỉnh thành trên cả nước đếnsinh sống và làm việc Sự phát triển quá nhanh của TP Hồ Chí Minh đã tạo sức ép vềkinh tế rất lớn lên mọi người dân sinh sống và làm việc tại đây, đặc biệt là đối tượngkinh tế khó khăn, các hộ gia đình nhập cư, Những sức ép về kinh tế đó là tác nhânkhiến cho thái độ sống của con người với nhau dần trở nên xa lạ hơn, mối quan hệ,tính cố kết cộng đồng ngày càng lõng lẽo Cuộc sống hiện đại đã kéo những người ởđây vào guồng quay “cơm ăn, áo mặc” không có điểm đầu – điểm cuối, những bậnrộn, hối hả, có khi là cả toan tính nhỏ nhặt đời thường, Tuy không phải là tất cả,nhưng khi áp lực đồng tiền gắng nặng trên vai, thì đâu đó cũng có một bộ phận nhữngngười họ từ chối hoặc không còn thời gian để quan tâm tới các mối quan hệ xã hội,tình cảm cá nhân, gia đình Lâu dần, thái độ hờ hững, lối sống vô cảm, thờ ơ cũng dầndần lớn lên và lan rộng ra trong mỗi người và trong xã hội Đó cũng là một trongnhững nguyên nhân ngày càng xuất hiện những người vô gia cư không nơi nương tựa,những hệ lụy xã hội, nghèo đói, lạc hậu, mù chữ, các tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc,trộm cắp, cũng dần xuất hiện nhiều hơn Đáng tiếc hơn nữa, nạn nhân của những hệlụy xã hội đó lại các em thanh thiếu niên, các bé trai, bé gái khôi ngô và ngờ nghệch, lẽ

ra ở độ tuổi này, các em phải được đến trường, được ăn, được học và được vui chơi,nhưng những bất công xã hội đã “ngăn cản” không cho các em được có những quyền

đó Đi một vòng TP Hồ Chí Minh, không khó để chúng ta bắt gặp các em nhỏ bán vé

số, đánh giày, nhặt ve chai, xin tiền, Sự thật là các em chỉ mới 6 tuổi, 7 tuổi, có em 8tuổi, 10 tuổi, Cùng trang lứa các em, các bạn ấy đang ngồi học trong lớp, đang đichơi với bố mẹ ngoài công viên, đang cùng anh chị trong các trung tâm mua sắm Còncác em, các em đang phải tự mình bước ra đường kiếm miếng cơm ăn, kiếm cái áomặc và kiếm cái để để mưu sinh Rồi trên con đường mưu sinh ấy, có khi các em còn

bị xua đuổi, đánh đập, hành hạ, cướp giật, đối mặt với biết bao nhiêu là khó khăn, mà

Trang 5

cũng biết đâu được, các em có lúc mệt mỏi quá rồi lỡ sa chân vào những con đường tệnạn

Nhận thấy được vấn đề, bản thân là một nhân viên công tác xã hội trong tươnglai, em biết được vai trò của mình phải làm gì để giúp đỡ các em Bài tiểu luận “Côngtác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” này sẽ là hành động đầu tiên của cá nhân

em, lên tiếng nói giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi cho các em – những mầm xanh của đấtnước Trong giới hạn của một bài tiểu luận môn học, em chỉ đưa ra được một ví dụminh họa cụ thể và bằng những kiến thức đã nắm được thông qua các bài giảng trênlớp, kiến thức thực tiễn bản thân em sẽ cố gắng đưa ra được những giải pháp tốt nhất

và bà ngoại trong một ngôi nhà nhỏ được dựng lên từ những tấm tôn cũ Mai đã mắcphải HIV do một lần trong lúc đi nhặt ve chia ở ngoài bãi cỏ, em đã dẫm phải kimtiêm Từ đó, Mai luôn bị mọi người trong xóm kì thị và sự xa lánh từ của họ hàng Chỉ

có bà là luôn quan tâm, chăm sóc và ở bên cạnh em Mẹ Mai đã mất khi vừa sinh em

ra đời, cha Mai thì cũng từ đó bắt đầu bê tha nhậu nhẹt, không lo làm ăn và thườngxuyên đánh đập hai bà cháu Mai Em có đôi lần được tiếp xúc với Đoàn thanh niên tạiđịa phương, cũng có đi sinh hoạt đoàn, em cảm thấy rất vui vì được tham gia nhữngtrò chơi bổ ích Có lần Mai đang sinh hoạt thì bị ba nhìn thấy Về nhà em bị đánh đếngần chết đi sống lại do không đi bán mà ham chơi Nhiều lần chính quyền đến canngăn nhưng đều vô ích, ông ta vẫn chứng nào tật nấy Mai muốn được đi học nhưnhững bạn đồng trang lứa khác, nhưng do hoàn cảnh không thuận lợi nên em phải đibán vé số đồng thời cùng bà nhặt ve chai hàng ngày Chính quyền đã đến động viêngia đình để xin phép cho Mai được đến trường học nhưng cha em nhất quyết khôngcho với lý do em phải đi làm kiếm tiền, nếu không cả nhà sẽ chết đói Thấy gia đìnhmình quá khó khăn, nhiều lần Mai có trộm đồ ở chợ và bị bắt, bị đánh, đôi lần bị đưa

Trang 6

lên công an xã Em còn bị rủ rê tập tành hút thuốc lá, đánh bạc, với một số đối tượngkhông tốt trong vùng Trong một buổi tối nọ, trên đường về nhà, em bị hai thanh niên

lạ mặt chặn đường và thực hiện hành vi đồi bại Đau đớn tủi nhục, Mai chạy về nhànói với bà, gia đình lên công an trình báo và hiện em đang có ý định tự tử Chínhquyền nhờ nhân viên Công tác xã hội giúp đỡ để em có suy nghĩ tích cực hơn về cuộcsống hiện tại của mình

2 Nguyên nhân vấn đề

- Về nguyên nhân sâu xa, em bị thiếu đi tình yêu thương của mẹ, thường xuyên

bị ngược đãi, đánh đập, hành hạ từ người cha

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn em phải ra ngoài đi bán vé số,nhặt ve chai và bị kẻ xấu hãm hại

3 Những nguồn lực trợ giúp

- Bà của Mai, vì trong gia đình chỉ có bà là người yêu thương em hết mực

- Chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên, vì là một tổ chức có thể ngăn cảnhành vi đánh đập của cha, cho em nơi sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, giúp đỡ em vàgiới thiệu nhân viên công tác xã hội cho em

- Nhân viên Công tác xã hội

Trang 7

4 Những điểm hạn chế liên quan

- Cha thường xuyên đánh đập em, ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và tưduy của M sau này

- Họ hàng, láng giềng luôn kì thị, ghét bỏ như vậy sẽ khiến em cảm thấy bị côlập, không ai yêu thương

- Đối tượng xấu mà M tiếp xúc

III CÁC LÝ THUYẾT ĐƯỢC ÁP DỤNG

1 Thuyết nhu cầu

1.1 Tiểu sử tác giả

Abraham Maslow (1908 – 1970), sinh ra ở Brookly - New York, là con cả trongmột gia đình người Do Thái có 7 anh em, nhập cư từ Nga Bố mẹ ông không được ănhọc đến nơi đến chốn nhưng họ quyết tâm đầu tư cho Maslow được học hành vàkhuyến khích ông nên học ngành Luật Ông là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ

Là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻcủa chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học

Maslow bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Brooklyn College Trong suốt thời giannày ông đã gặp gỡ nhiều nhà tâm lý học hàng đầu Châu Âu như Alfred Adler và ErichFromm Năm 1951, Maslow trở thành trưởng khoa Tâm lý học tại Brandeis Universitynơi mà ông bắt đầu với công tác nghiên cứu học thuyết của mình Ông đã gặp KurtGoldstein, người đã giới thiệu ông ta về ý tưởng của sự tự nhận thức về nhu cầu Ôngvề hưu tại California Chết vì đau tim năm 1979, thọ 62, sau nhiều năm sức khoẻ kém

1.2 Nội dung cơ bản của thuyết nhu cầu

Lý thuyết nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đápứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thểchất lẫn tinh thần

Giúp cho chúng ta hiểu biết về những nhu cầu của con người bằng cách nhậndiện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phátsinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của conngười tư thấp đến cao

Trang 8

- Nhu cầu sinh lý:

+ Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu

ăn uống, ngủ nghỉ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục Là nhu cầu cơ bản nhất,nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người Nếu thiếu những nhu cầu

cơ bản này con người sẽ không thể tồn tại được Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụthuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này

+ Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tớimức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ khôngthể tiến thêm nữa

- Nhu cầu về an toàn:

+ An toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sựphát triển liên tục và lành mạnh của con người

+ An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dungkhác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế,

an toàn về chỗ ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những nhu cầukhá cơ bản và phổ biến của con người Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựngtrên cơ sở nhu cầu về sự an toàn

+ Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người

sẽ không thể tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiệnđược Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quytắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác

- Nhu cầu tình yêu, sự thuộc về:

+ Do mỗi con người đều là một tế bào quan trọng của xã hội nên họ cầnnằm trong xã hội và được thuộc về ai đó

+ Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo

sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòngtrung thành giữa con người với nhau

+ Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn Bao gồmcác vấn đề tâm lý như được xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ,mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dungcao nhất của nhu cầu này Đó là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và đượcthừa nhận luôn theo đuổi Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trongquá trình phát triển của nhân loại

Trang 9

- Nhu cầu được tôn trọng:

+ Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được ngườikhác tôn trọng Lòng tự trọng bao gồm việc có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích,độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện bản thân mình.Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được lòng tin, được uy tín,được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,…

+ Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốtcông việc được giao Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối vớimỗi con người

- Nhu cầu phát huy bản ngã (thể hiện bản thân):

+ Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu

cơ bản của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhânđạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó

+ Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết,nghiên cứu,…), nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mụcđích của mình bằng khả năng của cá nhân

1.3 Vận dụng thuyết nhu cầu trong Công tác xã hội

- Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà tham vấn xác định đượcnhững nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa mãn tại thờiđiểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ, nhận ra khi nào thì nhữngnhu cầu cụ thể của thân chủ chưa được thỏa mãn và cần đáp ứng

- Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhân viên Công tác xã hội hiểu được conngười có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần

Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm giác an toàn, đượcphát huy bản ngã,… Do đó trong việc trợ giúp cho thân chủ, nhân viên Công tác xã hộikhông chỉ trợ giúp thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà cao hơn nữa phải tậptrung trợ giúp cho thân chủ nhằm giúp thân chủ thỏa mãn các nhau cầu tinh thần đểsống lành mạnh hơn

- Nhân viên Công tác xã hội sử dụng thuyết nhu cầu để giúp đỡ thân chủ thỏamãn các nhu cầu của họ Điều này có nghĩa là nhân viên Công tác xã hội làm việc vớithân chủ để giúp họ xác định các hành động có thể thực hiện được để thay đổi tìnhhuống và tập trung vào các vấn đề tình cảm có thể đang cản trở thân chủ trong việcthỏa mãn nhu cầu của chính họ

Trang 10

- Trong một số trường hợp, thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu

cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhưng đây là công việccủa các tổ chức từ thiện Còn nhân viên Công tác xã hội tăng cường năng lực cho thânchủ bằng cách lắng nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ vàgiúp thân chủ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượtlên nấc thang nhu cầu cao hơn

2 Thuyết hệ thống

2.1 Tiểu sử tác giả

Bertalanffy sinh ngày 19/09/1901 tại Vienna và mất 12/06/1972 tại

Newyork-Mĩ Ông đã tốt nghiệp các trường đại học: Vienna (1948), London (1949), Montreal(1949) Ông là một nhà sinh học nổi tiếng Lý thuyết của ông là một lý thuyết sinh họccho rằng: Mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống

và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn Do đó con người là một bộ phậncủa xã hội và được tạo nên từ các phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏhơn

2.2 Nội dung lý thuyết

2.2.1 Khái niệm

- Khái niệm “Hệ thống”:

+ Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chứcnăng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất (Theo từđiển Tiếng Việt)

+ Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệvới nhau để hoạt đông thống nhất (Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hộihiện đại”)

Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống,đồng thời là một bộ phận của hệthống lớn hơn

- Khái niệm “Tiểu hệ thống”

+ Tiểu hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ Các tiểu hệthống được phân biệt với nhau bởi các ranh giới là một bộ phận của hệ thống lớn Conngười được coi như là một tiểu hệ thống, gia đình là hệ thống trung mô và xã hội là hệthống vĩ mô

Trang 11

2.2.2 Nguyên tắc hoạt động của hệ thống:

- Nguyên tắc 1: Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn

- Nguyên tắc 2: Mọi hệ thống đều có thể được chia thành một hệ thống khác lớnhơn

- Nguyên tắc 3: Mọi hệ thống đều có tương tác với các hệ thống khác và thunhận thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại

- Nguyên tắc 4: Mọi hệ thống cần đầu vào hoặc năng lượng bên ngoài để tồn tại

- Nguyên tắc 5: Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với những hệ thốngkhác

- Phản hồi: Thông tin và năng lượng được chạy qua hệ thống do kết quả đầu ra

có tác động tới môi trường, qua đó thấy rằng phản hồi có kết quả từ đầu ra của nó(hành vi của thân chủ được thể hiện ra bên ngoài do tác động của môi trường cà nó cóảnh hưởng tới môi trường ngược lại môi trường tác động ngược trở lại làm thay đổi

- Entropy: Các hệ thống sử dụng năng lượng riêng nhằm duy trì sự vận hành,điều này cũng có nghĩa là trừ khi các hệ thống nhận được nguồn năng lượng đầu vàotừ bên ngoài ranh giới sau đó hệ thống suy lụi và chết dần (có thể hiểu entropy là nănglương riêng của mỗi cá nhân khi tham gia hệ thống và để duy trì hệ thống Tuy nhiênkhông thể thiếu các năng lượng đầu vào khác vì nếu không có chúng hệ thống khôngthể hoạt động bình thường)

2.2.4 Trạng thái của một hệ thống

Các trạng thái của một hệ thống được xác định thông qua 5 đặc trưng:

- Trạng thái ổn định: hệ thống tự duy trì sự ổn định của nó qua quá trình tiếpnhận thông tin ở đầu vào và sử dụng thông tin

Ngày đăng: 17/10/2019, 16:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w