1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng quản lý thuế ở việt nam hiện nay

33 8,6K 102

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Sự xuất hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn,lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xãhội ấy.Ở khía cạnh nghiên cứu thuế với tư cách là

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương I: Những vấn đề chung về thuế và quản lý thuế 3

I Khái quát chung về thuế 3

1 Lịch sử hình thành, khái niệm, đặc điểm, phân loại thuế 3

2 Các yếu tố cơ bản của một sắc thuế 6

3 Vai trò của thuế 7

4 Hệ thống thuế ở Việt Nam 7

II Khái quát chung về quản lý thuế 8

1 Khái niệm, đặc điểm 8

2 Vai trò của quản lý thuế 9

3 Nguyên tắc quản lý thuế 9

4 Nội dung quản lý thuế 10

5 Mục tiêu, yêu cầu quản lý thu thuế 13

Chương II: Thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay 14

I Thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011 14

1 Chính sách thuế và việc thực hiện chính sách thuế 14

2 Hoạt động của bộ máy quản lý thuế 15

3 Thủ tục hành chính và thực hiện các chức năng quản lý thuế 17

II Những hạn chế và nguyên nhân quản lý thuế kém hiệu quả 20

1 Một số hạn chế 20

2 Nguyên nhân 22

Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay 23

I Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay 23

II Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay 23

1 Về chính sách thuế 26

2 Phân cấp chức năng, nhiệm vụ của từng cấp cơ quan quản lý thuế 28

3 Lực lượng cán bộ quản lý thuế 28

4 Tổ chức thực hiện chức năng quản lý thuế 29

KẾT LUẬN 30

Trang 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

LỜI MỞ ĐẦU

Một quốc gia muốn tồn tại và phát triển ngoài những điều kiện cần thiết thì cần

có một bộ máy lãnh đạo, điều hành, quản lý mọi hoạt động trong mọi lĩnh vực kinhtế-chính trị-xã hội-an ninh quốc phòng Để bộ máy đó được nuôi sống và hoạtđộng thường xuyên liên tục, nhà nước cần có một quỹ tài chính để phục vụ cho cáchoạt động đó Nguồn tài chính ấy được tạo ra chính là các khoản thu của nhà nước

mà thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất Ở Việt Nam, nguồn động viên từthuế luôn giữ một tỉ lệ lớn Tuy nhiên thuế lại là một vấn đề nhạy cảm và thườnggây ra sự phản ứng của người dân Chính vì vậy làm sao để thu thuế đạt hiệu quả

mà vẫn đảm bảo tính công bằng và nguyện vọng của người dân đó là phải thựchiện một công tác quản lý về thuế tốt Nhận thức được vai trò của công tác quản lýthuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, em đã lựa chon đề tài:" Thực trạng quản

lý thuế ở Việt Nam hiện nay" để tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề chung nhất

về thuế và quản lý thuế, tìm hiểu thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam trong giaiđoạn gần đay và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lýthuế ở Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn Quản Lý Thuế Lớp TCC2 Học Viện Hành Chính đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài tiểu luận này!

Trang 3

-Chương I: Những vấn đề chung về thuế và quản

lý thuế

I Khái quát chung về thuế:

1 Lịch sử hình thành, khái niệm, đặc điểm, phân loại thuế:

1.1 Lịch sử hình thành:

Lịch sử xã hội loài người chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu kháchquan, gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước Để duy trì sự tồn tại đồngthời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất

để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội Bằng quyền lực chính trị, nhà nướcthu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó Quan hệ thu nộpnhững nguồn vật chất này chính là thuế Thu thuế được thực hiện bằng hình thứcthu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hình thức giá trị Điều đó cũng cónghĩa thuế xuất hiện ban đầu có hình thức biểu hiện rất đơn giản Quan hệ thuphen,, cống nạp là những loại thuế thể hiện dưới hình thức hiện vật dần có sự phứctạp hơn - hình thức sưu, thuế được cắt đặt một cách thống nhất trong phạm vi lãnhthổ Đến khi tiền tệ ra đời, hình thức thuế thu bằng tiền làm giảm nhẹ sự nghiệtngã của các hình thức cống nộp

Đối với Việt Nam, "thuế má" cũng đã bắt đầu xuất hiện thời kì đầu của chế độphong kiến nhằm tập trung nguồn công quỹ cho nhà vua nhưng chủ yếu dưới dạngcống vật Mặc dù vậy, cho đến năm 1013 vào đời vua Lý Thái Tổ, việc đánh thuếmới được hình thành một cách có tổ chức, hệ thống Đến thế kỉ thứ XVI, ngoài cácloại thuế đã được thu ổn định, các triều đại còn đặt thêm những loại thuế mới (thuế

mỏ, thuế đò, thuế chợ, thuế tuần tuy, thuế muối, thuế xuất cảng, thuế nhập cảng).Bên cạnh một số triều đại có chính sách thuế hợp lòng dân như thời Lý, Trần, Lê

sơ, hệ thống thuế trong thời kì phong kiến có điểm chung là thiếu chuẩn mực vềđạo lý và pháp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu và lợi ích của nhân dân Sử cũ ghilại:"Thuế má thu đến tơ tóc, mà dùng của cải như bùn đất" Đến thời kì Phápthuộc, chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra rất nhiều loại thuế, tiêu biểu là: thuế rượu,thuế muối, thuế quan, thuế môn bài, thuế thổ trạch Sau khi nước Việt Nam dânchủ cộng hòa ra đời, song song với việc xóa bỏ hệ thống thuế phi nhân đạo nhànước dần hình thành hệ thống thuế mới Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội,yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể, hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng

đi tới sự ổn định và hoàn thiện

Trang 4

Như vậy, thuế là hiện tượng tất yếu xuất hiện và tồn tại cùng với các hiệntượng kinh tế xã hội khác Sự xuất hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn,lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xãhội ấy.

Ở khía cạnh nghiên cứu thuế với tư cách là một nội dung điều chỉnh của phápluật, các chuyên gia về luật thuế cũng đã nhận định:"Thuế là một trật tự đã đượcthiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện nghĩa

vụ thu nộp vào ngân sách Thuế không có sự phân biệt đối xử nào với các banghay vùng lãnh thổ"

Hiểu một cách chung nhất:"Thuế là hình thức động viên bắt buộc của nhà nướctheo luật định nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các thể nhân và pháp nhânvào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước và phục vụ lợiích công cộng"

1.3 Đặc điểm:

Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra khái niệmriêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình về thuế Tuy vậy, thuế bao giờcũng mang những đặc tính nhất định, việc xác định đặc tính của thuế giúp chochúng ta nhận diện thuế trong các hình thức thu nhập tài chính Trên phương diệnđiều chỉnh pháp luật, việc nghiên cứu đặc tính của thuế một mặt giúp nhà làm luậtlựa chọn sự điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp đối với thuế, mặt khác giúpcho các đối tượng có liên quan thực hiện đầy đủ chức trách và nhiệm vụ của mình.Thuế có 3 đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc vào ngân sách nhà nước.Tính bắt buộc thể hiện đó là đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyểngiao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệthanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng Đối với các cơ quan thu thuế,khi thay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhất định cũng không được phép lựachọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đối xử đốivới người nộp thuế Đặc tính bắt buộc của thuế là một trong những dấu hiệu quantrọng để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở tự nguyện hình thành ngânsách nhà nước Điều này có ý nghĩa pháp lý quan trọng khi ban hành pháp luật về

Trang 5

thuế và chi phối phương pháp thực hiện thu thuế của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền.

Thứ hai, thuế là một khoản thu của ngân sách nhà nước mang tính chất khônghoàn trả trực tiếp

Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận đượcmột lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước Bất kì ai khi đủ điều kiệnđều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước không phân biệt họ đã nhậnđược những lợi ích công cộng nào Điều này cho phép phân biệt thuế với cáckhoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đã nhận đượcmột lợi ích nhất định từ phía nhà nước Đó là các khoản thu từ phí, lệ phí Thuếxuất hiện do nhu cầu chi tiêu của nhà nước, của các chủ thể quản lý xã hội Kếtquả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm công - nhữnglợi ích không thể xác định chính xác được theo giá trị vật chất Điều đó lý giải vìsao thuế là các khoản thu mang tính chất không hoàn trả Tuy vậy, những sảnphẩm do nhà nước sử dụng các khoản thu từ thuế lại được thụ hưởng bởi chínhnhững đối tượng nộp thuế, đó là sự an toàn xã hội, chế độ phúc lợi công cộng, Thứ ba, thuế là một hình thức phân phối của cải xã hội chứa đựng các yếu tốchính trị, kinh tế, xã hội

Nhà nước không chỉ dùng quyền lực chính trị của mình để tập trung một phầnthu nhập của xã hội vào quỹ tài chính của mình mà còn thực hiện hình thức phânphối lại đối với các cá nhân, tổ chức trong xã hội Việc phân phối này là cần thiếtnhằm đem lại sự ổn định chính trị, công bằng xã hội và phát triển kinh tế Thể hiện

sự phân phối của cải thông qua tỉ lệ thuế suất giữa nhà nước với doanh nghiệp.Thông qua tỉ lệ này nhà nước đã tự phân phối của cải cho mình Bên cạnh đó, nhànước còn phân phối lại giữa các đối tượng giàu nghèo khác nhau nhằm rút ngắnkhoảng cách giàu nghèo trong xã hội Vì vây, thuế chứa đựng các yếu tố chính trị,kinh tế, xã hội qua hình thức phân phối

- Thuế gián thu bao gồm các loại thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế gắn vớisản xuất và bán hàng hóa Người nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau Ngườigánh chịu thuế là khách hàng nhưng người nộp thuế lại là người bán hàng, nhà

Trang 6

nhập khẩu Nói khác đi, đã có sự chuyển nghĩa vụ thuế từ khách hàng sang ngườikinh doanh Thuế gián thu có ưu điểm thường hạn chế sự phản ứng từ người gánhchịu thuế nhưng lại không tạo ra sự bình đẳng về điều tiết thu nhập của những đốitượng có thu nhập chênh lệch.

Theo nội dung của cơ sở thuế, có thể phân loại thuế thành:

- Thuế đánh vào thu nhập: chỉ được thực hiện đối với những đối tượng có giátrị thặng dư do phát sinh từ tài sản của họ Các loại thuế như thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế thu nhập cá nhân có đối tượng tính thuế là những phần thu nhập phátsinh trong quá trình sử dụng tài sản của mình hay do kết quả của lao động

- Thuế đánh vào tiêu dùng: phần lớn là các loại thuế gián thu như thuế giá trịgia tăng, thuế tiêu thu đặc biệt Đặ điểm của các loại thuế trong nhóm thuế này đốitượng tính thuế chính là phần thu nhập của người chịu thuế được mang tiêu dùngvào thời điểm chịu thuế

- Thuế đánh vào tài sản: là thuế đánh vào bản thân tài sản chứ không phải đánhvào phần thu nhập phát sinh từ tài sản đó Các loại thuế như thuế nhà đất, thuếvốn, thuế chuyển nhượng tài sản, chuyển nhượng vốn là loại thuế tài sản

2 Các yếu tố cơ bản của một sắc thuế:

Mỗi sắc thuế có mục đích, yêu cầu riêng nhưng đều được cấu thành bởi nhữngyếu tố sau:

1- Tên gọi của thuế

2- Đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế: Xác định thuếđược đánh trên loại đối tượng nào (hàng hóa, dịch vụ ) hoặc thuế không đánh vàođối tượng nào Yếu tố này thường được sử dụng trong các sắc thuế gián thu

3- Đối tượng nộp thuế, đối tượng không phải nộp thuế: Xác định tổ chức hay

cá nhân nào có nghĩa vụ phải nộp hoặc không phải nộp một loại thuế nhất định.4- Cơ sở tính thuế:Xác định mức thuế được tính trên cơ sở nào

5- Thuế suất, mức thuế, biểu thuế

Thuế suất là linh hồn của một sắc thuế ,biểu hiện mức độ động viên đối với cácđối tượng

+Thuế suất cố định: là một loại thuế áp dụng cho một đối tượng tính thuế nhấtđịnh

+ Thuế suất lũy thoái là loại thuế ngược lại với thuế suất lũy tiến, thuế suấtgiảm dần khi cơ sở thuế tăng dần

+ Thuế suất tỉ lệ: không thay đổi theo qui mô của cơ sở thuế

+Thuế suất lũy tiến:Thuế suất tăng dần theo mức độ tăng của đối tượng tínhthuế Gồm hai loại:

Thuế suất lũy tiến từng phần: Thuế được tính từng phần theo từng bậc thunhập chịu thuế theo thuế suất tương ứng Số thuế phải nộp cuối cùng là tổng cộng

số thuế đó tính cho từng phần

Thuế suất lũy tiến toàn phần: Thuế được tính trên toàn bộ đối tượng tính

Trang 7

thuế theo thuế suất tương ứng.

Biểu thuế mức thuế nhất định: tỉ lệ động viên được quy định là một mức tuyệtđối Là bảng tổng hợp các thuế suất hoặc các mức thuế nhất định trong một sắcthuế

6- Chế độ miễn giảm thuế :

Để chiếu cố đến hoàn cảnh khách quan mang lại khó khăn làm giảm thu nhậpcủa đối tượng nộp thuế hoặc để khuyến khích một số ngành nghề, lĩnh vực cầnkhuyến khích, thường trong một sắc thuế quy định chế độ miễn, giảm thuế baogồm : các trường hợp miễn, giảm điều kiện thủ tục miễn, giảm, mức độ miễn giảmthẩm quyền của các cấp trong việc xết duyệt miễn giảm

7-Trách nhiệm ,nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế: Quy định trách nhiệm,nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc đăng ký, kê khai, nộp quyết toán, lưugiữ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn theo quy định

3 Vai trò của thuế:

Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu của nhà nước nhằm huy động, tập trung mộtphần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách nhà nước

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, chiếm hơn 80% nguồn thuvào ngân sách nhà nước Thông qua thuế nhà nước thực hiên chức năng tái phânphối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội Tuy nhiên để thực hiện tốt vai trò nàycũng cần chú ý đến một số điều kiện như khả năng chịu thuế của người dân, côngbằng trong điều tiết thu nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng

Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế - xãhội

Chính sách thuế góp phần định hướng đầu tư trong nước, thực hiện ưu đãi heongành nghề hay vùng lãnh thổ, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo ngành nghềhay vùng lãnh thổ Thông qa thuế suất có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạtđộng kinh doanh tiến đến xác lập cân đối cung cầu hàng hóa Thuế còn thực hiệnchính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước (xây dựng lộ trình giảm thuế khi gianhập WTO)

Thứ ba, thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trongphân phối

Do các khuyết tật của thị trường, các nguồn lực trong xã hội có thể không đượcphân bố hiệu quả Các chính sách thuế tác động đến cung cầu nguyên vật liệu hànghóa, điều chỉnh quá trình phân phối của thị trường, ảnh hưởng đến quá trình tái sảnxuất xã hội Thuế góp phần điều chỉnh phân phối các nguồn lực, tham gia vào quátrình phân phối thu nhập từ kết quả sản xuất kinh doanh Người có thu nhập thấp

sẽ không phải chịu thuế, người có thu nhập cao sẽ chịu thuế càng cao Điều đó làmgiảm chênh lệch khoảng cách giàu nghèo tiến tới công bằng xã hội

4 Hệ thống thuế ở Việt Nam:

Hệ thống thuế của một nước là tập hợp các sắc thuế cụ thể của nước đó Ở Việt

Trang 8

Nam, hệ thống thuế bao gồm:

- Thuế giá trị gia tăng

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế xuất nhập khẩu

- Thuế môn bài

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Thuế tài nguyên

- Thuế thu nhập cá nhân

- Thuế nhà đất (hết hiệu lực 1/1/2012)

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (có hiệu lực 1/1/2012)

- Thuế bảo vệ môi trường (có hiệu lực 1/1/2012)

II Khái quát chung về quản lý thuế:

1 Khái niệm, đặc điểm:

1.1 Khái niệm:

Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.Quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế cảu nhà nước, là hoạt độngtácđộng và điều hành họt động đóng thuế của người nộp thuế

Theo nghĩa rộng, quản lý thuế là hoạt động mang tính lạp pháp về thuế gồmcác hoạt động về: hoạt động xây dựng chính sách thuế, ban hành pháp luật thuế,hoạt động tổ chức hành thu, xử lý vi phạm pháp luật thuế

1.2 Đặc điểm:

Thứ nhât, quản lý thuế là việc quản lý bằng pháp luật

Hoạt động quản lý thuế được quy định rõ trong pháp luật quản lý thuế (Luậtquản lý thuế 2006) Theo đó việc quy định quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm củangười nộp thuế trên cơ sở hệ thống các văn bản quản lý thuế cũng như quyền hạn,nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý

Thứ hai, quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính.Trong quản lý, để đạt được hiệu quả có thể sử dụng nhiều phương pháp khácnhau như: phương pháp kinh tế, phương pháp cưỡng chế, phương pháp giáo dụcthuyết phục, phương pháp hành chính Tuy nhiên trong quản lý thuế việc sử dụngphương pháp hành chính là chủ yếu Phương pháp này thể hiện việc tuân thủ mệnhlệnh, quyết định đơn phương của cơ quan quản lý cấp trên là chủ yếu Đối tượngnộp thuế phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết dịnh quản lý của cơ quan cấp trên vềlĩnh vực nộp thuế Cơ quan quản lý thì ra những quyết định quản lý buộc đối tượngnộp thuế phải thực hiện Nếu không chấp hành thì đối tượng nộp thuế sẽ phải chịumức phạt hành chính theo quy định

Thứ ba, quản lý thuế là hoạt động mang tính kĩ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, việc thu thuế để xây dựng

và bảo vệ đất nước là nghĩa vụ của mội công dân Tuy nhiên, thuế lại dễ gây ra

Trang 9

những phản ứng từ người phải gánh chịu Vì vậy, để thu được thuế không phải làmột điều đơn giản, buộc những cán bộ ngành thuê phải có chuyên môn, nghiệp vụnhất định trong quản lý thu nộp thuế, đồng thời phải nắm bắt được những kĩ thuậtnghiệp vụ chủ yếu để việc thu thuế thành công, đóng góp vào ngân sách nhà nước.

2 Vai trò của quản lý thuế:

Như đã biết thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Trong quản lýthu ngân sách nhà nước thì việc đảm bảo quản lý thu thuế là quan trọng nhất vàmang tính quyết định Điều đó xuất phát từ vai trò của quản lý thuế:

Thứ nhất, quản lý thuế quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế đượctập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định vào ngân sách nhà nước.Công tác quản lý thuế hiệu quả, đảm bảo được các yêu cầu và nguyện vọngcủa nhân dân thì việc thu thuế được tiến hành một cách nhanh chóng, dễ dàng.Nguồn thu từ thuế kịp thời, ổn định góp phần phát triển kinh tế xã hội bởi nhànước có đủ kinh phí để chi trả cho những chi tiêu của mình, phục vụ lợi ích côngcộng, lợi ích xã hội Vì vậy, quản lý thuế sẽ đảm bảo được các nguồn thu đượcthực hiện hiệu quả, tập trung một lượng lớn nguồn thu vào ngân sách nhà nước.Thứ hai, quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như cácquy định về quản lý thuế

Thông qua công tác quản lý thuế có thể có những yêu cầu phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh thực tế nhưng cũng có những quy định không khả thi Quản lý làquá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý Thôngqua quản lý, chủ thể hay các cơ quan quản lý có thể hiểu được đối tượng quản lýcủa mình Từ đó có những phương pháp phù hợp để tác động lên đối tượng lànhững người nộp thuế, đạt được hiệu quả quản lý Như vậy, quản lý thuế giúphoàn thiện hơn các chính sách, pháp luật đã đề ra sao cho phù hợp với hoàn cảnhthực tế, đảm bảo ổn định, công bằng xã hội

Thứ ba, quản lý thuế làm phát huy việc kiểm soát và điều tiết các hoạt độngkinh tế xã hội

Đới với mỗi lĩnh vực khác nhau, nhà nước có những sắc thuế khác nhau đểkiểm soát sự tăng trưởng hay kìm hãm sự phát triển của hoạt động đó Quản lýthuế cũng chính là quản lý trên những lĩnh vực mà nhà nước đánh thuế Khi nềnkinh tế trong thời kì lạm phát, nhà nước sẽ tăng thuế và cắt giảm chi tiêu của chínhphủ Ngược lại, khi nền kinh tế trong giai đoạn thiểu phát thì nhà nước sẽ giảmthuế và tăng chi tiêu chính phủ Có thể nhận thấy, khi nhà nước tăng thuế sẽ làmgiảm sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh và khi giảm thuế thì cáchoạt động này lại phát triển hơn Như vậy, quản lý thuế sẽ kiểm soát và điều tiếtcác hoạt động kinh tế xã hội

3 Nguyên tắc quản lý thuế:

Để hoạt động quản lý thuế đạt hiệu quả cần tuân thủ theo một số nguyên tắcnhất định Cụ thể:

Trang 10

Thứ nhất, quản lý thuế phải tuân thủ đúng pháp luật.

Tuân thủ đúng pháp luật là thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệmđược quy định trong luật quản lý thuế 2006 Theo đó, cả người nộp thuế và ngườithực hiện quản lý phải tuân thủ theo những gì pháp luật quy định, không làm tráithẩm quyền của mình và làm theo trình tự, thủ tục nộp thuế

Thứ hai, quản lý thuế phải đảm bảo tính hiệu quả

Cần phân biệt hiệu quả quản lý và hiệu năng trong quản lý thuế Hiệu năng cóthể đạt được mà không tính đến chi phí Hiệu quả tức là số chi phí bỏ ra phải nhỏhơn số lợi nhuận thu vê Trong quản lý thuế thì hiệu quả tức là số thu từ thuế đạtđược lớn nhất nhưng chi phí lại tiết kiệm nhất Muốn chi phí tiết kiệm thì cần cómột cơ chế quản lý tốt, một bộ máy gọn nhẹ để giảm thiểu những thủ tục rườm rà

Có như vậy mới có thể có được nguồn thu từ thuế lớn nhất và chi phí là ít nhất.Thứ ba, quản lý thuế phải thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế.Việc quản lý thuế phải làm sao cho đảm bảo được các yêu cầu trong quản lý.Đảm bảo đối tượng nộp thuế phải hoàn thành đúng nghĩa vụ, trách nhiệm củamình, không trốn thuế, tránh thuế Quản lý nhằm hướng các đối tượng hiểu đượcquyền lợi và nghĩa vụ của mình, giáo dục họ để đưa các đối tượng tụ ý thức bảnthân và tuân thủ theo các quy định luật quản lý thuế

Thứ tư, quản lý thuế phải theo nguyên tắc công khai, minh bạch

Vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên mọi hoạt động củaquản lý nhà nước đều phải được công khai cho toàn thể nhân dân biết Công khaitrong quản lý thuế là công khai quy trình, thủ tục nộp thuế, thu thuế Nếu côngkhai quy trình thu nộp thuế thì mọi người dân có thể nắm rõ được những việc cầnphải làm và từ đó sẽ thuận lợi và giảm thiểu thời gian hơn trong nộp thuế Việccông khai, minh bạch trong quản lý thuê có tác dụng tránh sự nhũng nhiễu của cán

bộ thuế đối với người dân nộp thuế và tạo điều kiện cho người nộp thuế dễ dàngthực hiện nghĩa vụ của mình

Thứ năm, quản lý thuế phải tuân thủ và phù hợp với các thông lệ quốc tế

Quản lý thuế không những đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trongnước mà còn phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tuân thủ các hiệp định đãđược kí kết nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác trong xu thế hội nhập và toàn cầuhóa Quản lý để tránh mắc phải những vi phạm chung đã được thỏa thuận tạo môitrường ổn định cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội

4 Nội dung quản lý thuế:

Quản lý thuế bao gồm 3 nội dung chủ yếu sau:

4.1 Thiết kế chính sách thuế và thể chế hóa thành pháp luật thuế:

Nội dung đầu tiên quan trọng của quản lý thuế là việc thiết kế chính sách vàpháp luật thuế Chính sách thuế là hệ thống quan điểm, đường lối, phương châmđiều tiết thu nhập của các tổ chức và cá nhân xã hội thông qua thuế Việc tạo racác chính sách về thuế sẽ định hướng cho việc thực hiện các nhiệm vụ trong những

Trang 11

năm tới Chiến lược tài chính đến năm 2020 tỉ lệ động viên từ nền kinh tế vào ngânsách nhà nước ở mức hợp lý, cân đối ngân sách nhà nước tích cực, giảm dần tỉ lệbội chi ngân sách nhà nước Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-

2020, QĐ732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 Mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồnthu mới phát sinh và cơ cấu lại theo hướng tăng nguồn thu nội địa (không kể thu từdầu thô) đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu ngân sách nhà nước và đến năm

2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước

Pháp luật thuế phải đảm bảo các yêu cầu về công bằng, hiệu quả, ổn định, đơngiản.Tính hiệu quả đó là hiệu quả trong phân bổ và hiệu quả về kinh tế Về hiệuquả trong phân bổ thể hiện qua việc thuế không làm bóp méo các hành vi kinh tế.Thuế quá nặng, các cá nhân và đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ giảm sản xuất kinhdoanh để mức lợi nhuận thu được không nằm trong khoảng phải chịu thuế Nhưvậy thuế đã gián tiếp làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh để mức thuế phảichịu ít hơn số thuế phải nộp nếu gia tăng sản xuất Về hiệu quả kinh tế như đãphân tích ở trên, số thu từ thuế phải lớn hơn chi phí hành thu thuế Hiệu quả trongpháp luật thuế là vẫn đảm bảo được hiệu quả mà không gây phản ừng từ phíangười dân

Pháp luật thuế phải đảm bảo sự công bằng Công bằng được hiểu cả về côngbằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc Những chính sách pháp luậtđược xây dựng nhằm hướng đến con người, xã hội và phải đáp ứng yêu cầu củatoàn thể nhân dân Việc đánh thuế sẽ gây ra nhiều phản ứng của người dân nếuchính sách thuế và pháp luật thuế đề ra không đảm bảo sự công bằng Công bằngtheo chiều ngang, mọi cá nhân và tổ chức có thu nhập như nhau thì phải chịu thuếnhư nhau, không có sự phân biệt giữa thuế nhiều hơn hay ít hơn Bên cạnh côngbằng về chiều ngang thì còn công bằng về chiều dọc Không phải mọi thu nhậpnhư nhau nào cũng có hoàn cảnh giống nhau Khả năng nộp thuế của mọi người làkhác nhau Có thể dựa vào gia cảnh của mỗi thu nhập để giảm trừ tiền thuế phảinộp cho các cá nhân, tổ chức Công bằng trong thuế là công bằng theo nghĩa vụnộp thuế Mỗi các nhân, tổ chức đều có nghĩa vụ nộp thuế khác nhau Nộp thuế làquyền lợi và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, vì vậy phải đảm bảo thực hiện nộpthuế theo chính sách, pháp luật sao cho công bằng

Về tính ổn định của pháp luật thuế, một luật thuế phải đảm bảo tính ổn định đểlàm cơ sở cho việc thu nộp thuế, tính thuế Các cơ sở thuế phải ít thay đổi để ngườithực hiện nghĩa vụ thuế có thể nắm bắt được mà không phải mất nhiều thời giantìm hiểu về những pháp luật thuế mới thay đổi

Bên cạnh đó, pháp luật thuế phải đảm bảo tính đơn giản Đơn giản là luật thuếphải rõ ràng, dễ hiểu, phải đơn giản nhất để người dân dễ dàng nắm bắt được vàthực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

Như vậy, thiết kế chính sách thuế và thể chế thành pháp luật thuế phải đảm bảođược các yêu cầu cần có để có một chính sách thuế hiệu quả, đảm bảo nguồn thu

Trang 12

chủ yếu vào ngân sách nhà nước.

4.2 Xây dựng tổ chức bộ máy thu thuế:

Để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho việc thựchiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước trong từng thời kì nhất định, nhànước ban hành pháp luật thuế để huy động một bộ phận thu nhập quốc dân thôngqua điều tiết một phần thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào taynhà nước Các luật thuế muốn được thực thi trong đời sống xã hội phải thông quahoạt động của bộ máy thu thuế Bộ máy thu thuế là tổng thể các cơ quan hànhchính có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vị và quan hệ côngtác được quy định để tổ chức thưc thi các luật thuế

Bộ máy thu thuế được phân chia thành các cấp khác nhau từ trung ương, đếntỉnh, huyện Tổng cục thuế đề ra chế độ, chính sách về thuế Cục thuế và chi cụcthuế tham gia trực tiếp vào việc thu thuế Để bộ máy thu thuế dạt hiệu quả cần chú

ý đến các nội dung về xây dựng cơ cấu tổ chức các cơ quan trong bộ máy thu thuế,xây dựng hệ thống các quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ trong bộmáy và xây dựng lực lượng cán bộ Về mô hình tổ chức bộ máy thu thuế có nhiềuloại khác nhau như: mô hình tổ chức bộ máy thu thuế theo đối tượng, mô hình tổchức bộ máy thu thuế theo sắc thuế, mô hình tổ chức bộ máy thu thuế theo sắcthuế, mô hình tổ chức bộ máy thu thuế theo chức năng, mô hình tổ chức bộ máythu thuế hỗn hợp Mỗi mô hình có những ưu, nhược điểm nhất định, tùy vào điềukiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia mà áp dụng các mô hình cho phù hợp Ở ViệtNam, tổ chức bộ máy thu thuế theo mô hình hỗn hợp giữa mô hình chức năng và

mô hình theo sắc thuế Tuy nhiên mô hình theo chức năng là nổi trội hơn cả Việcxây dựng hệ thống các quy định về chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ trong bộmáy được phân chia theo các cơ quan trong bộ máy, mỗi bộ phận nắm giữ mộtchức năng riêng và có nhiệm vụ nhất định để hoàn thành tốt việc thu thuế hiệuquả, công bằng

Do nghiệp vụ thu thuế là một nghiệp vụ mang tính chuyên ngành vì vậy các cán bộlàm việc trong các cơ quan, tổ chức cần phải có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đểđảm bảo thực hiện đúng quy trình thu thuế Vấn đề xây dựng lực lượng cán bộ dápứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của bộ máy thu thuế được quy định trong Điều 18Luật quản lý thuế

4.3 Xây dựng quy trình quản lý thuế:

Quy trình quản lý thuế được hiểu là trình tự thực hiện và trách nhiệm thực hiệncông việc trong quản lý thu thuế Quy trình quản lý thu thuế bao gồm những côngviệc, thao tác nghiệp vụ của cán bộ quản lý thuế đối với đối tượng nộp thuế, tráchnhiệm của từng bộ phận trong công việc quản lý, mối quan hệ phối hợp giữa các

bộ phận, thời hạn và thời điểm phải hoàn thành những bước công việc, yêu cầuphải đạt được của công việc cụ thể Quy trình quản lý thuế phải được quy định rõràng và công khai Phải quy định rõ trách nhiệm của đối tượng nộp thuế nhất là

Trang 13

việc phải phân chia rõ các doanh nghiệp và các hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

Có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban chức năng của cơ quanthuế Đối với quản lý thuế các phần việc phải được quy định một cách khoa học,liên hoàn, thống nhất theo thứ tự yêu cầu quản lý và thuận lợi cho người nộp thuế

4.4 Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế:

Quản lý thuế thực hiện nhiều chức năng khác nhau gồm: tuyên truyền giáo dụcpháp luật thuế, hỗ trợ đối tượng nộp thuế, quản lý kê khai nộp thuế, kiểm tra thanhtra thuế, đôn đốc thu nộp thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế,

xử lý vi phạm pháp luật về thuế Mỗi chức năng có những biện pháp thực hiệnkhác nhau, phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau mà các chức năng được thựchiện tốt hơn

Tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế có thể được thực hiện bằng nhiều biệnpháp khác nhau như: báo, đài, treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức các cuộc thi tìmhiểu và tập huấn, lồng ghép tuyên truyền quản lý thuế trong các sản phẩm vănhóa, Với mục đích là nằm nâng cao hiểu biết và ý thức tự giác của người dân vềthuế Tùy thuộc vào trình độ của người dân ở mỗi địa phương mà áp dụng nhữngbiện pháp phù hợp với địa phương mình

Chức năng hỗ trợ đối tượng nộp thuế cũng có nhiều biện pháp khác nhau: kêkhai thuế qua mạng, tổ chức các buổi tập huấn về thuế, gửi công văn hướng dẫnđến các cơ quan, giải đáp trực tiếp hoặc qua email, điện thoại, Với mục đích giúpđối tượng nộp thuế dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thuế của mình

Về quản lý đăng ký, kê khai và nộp thuế gồm các nội dung về cấp mã số thuế,thu thập,xử lý thông tin về đối tượng nộp thuế, quản lý kê khai và nộp thuế Đây làchức năng mang tính nghiệp vụ cụ thể và thực hiện theo quy trình quản lý

Kiểm tra, thanh tra thuế dưới nhiều hình thức khác nhau: kiểm tra hồ sơ thuếtại trụ sở cơ quan quản lý thuế, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế với mục đíchđánh giá tính chính xác, đầy đủ của thông tin chứng từ trong hồ sơ thuế và sự tuânthủ pháp luật của đối tượng nộp thuế Thanh tra thuế cũng được thực hiện dưới cáchình thức khác nhau và các đối tượng khác nhau để giải quyết các khiếu nại, tốcáo, ngăn cặn những dấu hiệu vi phạm về thuế

Đôn đốc thu nộp thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khikhông nộp thuế khi đã hết hạn, hết thời gian gia hạn hoặc còn nợ tiền thuế, tiềnphạt nhưng có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn Các biện pháp cưỡng chế đượcthực hiện là: trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản, khấu trừ mộtphần tiền lương hoặc thu nhập, kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, thu tiềntài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ,dừng làm thủ tục hải quan với hàng hóa nhập khẩu, thu hồi mã số thuế, đình chỉviệc sử dụng hàng hóa, thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập

và hoạt động, giấy phép hành nghề

Xử lý vi phạm pháp luật vê thuế bằng biện pháp xử phạt hành chính hoặc có

Trang 14

thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đó là các vi phạm về thủ tục thuế, nộp tiềnthuế chậm, khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp nhưng được tăng số thuế đượchoàn, trốn thuế, gian lận thuế.

5 Mục tiêu, yêu cầu quản lý thu thuế:

Mục tiêu quản lý thu thuế thứ nhất là bảo đảm thực hiện tốt nhất dự toán thuế

Dự toán thuế do chính những cơ quan sử dụng trực tiếp ngân sách nhà nước lập dựtoán thuế, được lập cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước và được thựchiện cùng thời gian của năm ngân sách Thứ hai, quản lý thu thuế phải đảm bảo thihành nghiêm pháp luật về thuế và phát huy được vai trò tích cực của thuế

Yêu cầu quản lý thu thuế gồm các yêu cầu về thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.Đúng theo nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế Thu đủ số thuế phải nộp Thu kịpthời theo đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về số thuế phải nộp Quản lýthu thuế phải tạo thuận lợi cho người thu thuế và người nộp thuế tối thiểu hóa chiphí hành thu Tiết kiệm thời gian cho người nộp thuế và thu thuế thông qua bộmáy quản lý thu thuế hiệu quả Bên cạnh đó cải cách quá trình thu nộp thuế Quản

lý thuế phải gắn với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội vĩ mô của nhà nướcnhư: chống lạm phát, Phải gắn với thục tế và thực hiện các mục tiêu kinh tế xãhội

Trang 15

Chương II: Thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay

I Thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011:

1 Chính sách thuế và việc thực hiện chính sách thuế:

Luật Quản Lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của QuốcHội khóa XI, kỳ họp thứ 10 năm 2006 ra đời là cơ sở để tiến hành, thực hiện việcquản lý thu thuế ở nước ta theo đúng quy trình thủ tục và theo đúng các quy địnhcủa pháp luật Trong đó Luật quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng,nội dung quản lý thuế, các nguyên tắc trong quản lý thuế, nghĩa vụ của người nộpthuế, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, thủ tục hành chính thuế, Ngoài racòn có một số văn bản liên quan đến quản lý thuế đó là: Nghị định số 85/2007/NĐ-

CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2007 Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Quản lý thuế Thông tư số 60/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày14/6/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thihành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.Ngày 25/7/2007, Bộ Tài chính đã

có Quyết định số 2476/QĐ-BTC Về việc đính chính Thông tư số 60/2007/TT-BTCngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản

lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.Thông tư85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Luật quản

lý thuế về việc đăng ký thuế Công văn số 3267/TCT–CS của Tổng cục thuế ngày

14 tháng 8 năm 2007 Về việc hướng dẫn áp dụng mẫu tờ khai thuế GTGT thựchiện theo Luật Quản lý thuế Công văn số 10490 /BTC–TCT của Bộ Tài chínhngày 07 tháng 8 năm 2007 Về việc áp dụng mẫu tờ khai theo ứng dụng phần mềm

hỗ trợ kê khai

Hơn 20 năm qua, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở cửa vàhội nhập, hệ thống chính sách thuế đã được cải cách và hoàn thiện để đáp ứng nhucầu phát triển của đất nước Các luật thuế đã được Quốc hội ban hành tương đốiđồng bộ và có phạm vi điều chỉnh toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội.Đồng thời trong từng luật thuế đã quy định nội dung quản lý thuế mang tính chấtkhung, trên cơ sở đó Chính phủ, Bộ Tài chính đã có những quy định cụ thể đểhướng dẫn, tổ chức công tác quản lý thuế đảm bảo việc thực thi chính sách thuếtheo quy định của pháp luật.Luật Quản lý thuế đã tạo khung pháp lý chung để thựcthi tất cả các luật, pháp lệnh về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhànước do cơ quan quản lý thuế thu Sự ra đời của Luật Quản lý thuế khắc phụcđược tình trạng chia cắt tách biệt về phương thức quản lý giữa các loại thuế Từ đó

Trang 16

tạo nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại theohướng tự tính, tự khai, tự nộp thuế.

Về chính sách thuế, hệ thống chính sách đạt được xây dựng đồng bộ có cơ cấuhợp lý bao quát hầu hết các nguồn thu, thực sự trở thành công cụ quan trọng củaĐảng và Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo hướng khuyến khích đầu tư,khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuấtkinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Hệ thống chính sách thuế được sửa đổi, bổ sung kịp thời đã góp phần đảm bảocho nền kinh tế tăng trưởng khá, bình quân 7%/năm, góp phần ổn định và nâng caođời sống nhân dân Quy mô thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010 tăng gấp

2 lần so với giai đoạn 2001-2005 Tỷ lệ động viên thu NSNN bình quân đạt 23%GDP (không bao gồm yếu tố tăng giá, do giá dầu thô ở mức cao và thu từ đất đai)

so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đặt ra là 21-22% GDP, trong

đó động viên từ thuế và phí vào ngân sách nhà nước bình quân đạt 22% GDP sovới mục tiêu Chiến lược cải cách hệ thống đến năm 2010 đặt ra là 20-21% GDP.Tốc độ tăng thu từ thuế, phí và lệ phí vào ngân sách nhà nước bình quân hàng nămđạt 19,6%

Cơ cấu thu ngân sách nhà nước được cải thiện theo chiều hướng tích cực đảmbảo tính ổn định, bền vững, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước tăng dầnqua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước,năm 2006 tỷ trọng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) trong tổng thu ngân sáchnhà nước là 52% thì đến năm 2010 đã tăng lên 63,4%

2 Hoạt động của bộ máy quản lý thuế:

Sơ đồ bộ máy quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w