Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/05/2011 (theo hành Quyết định số 732/2011/QĐ-TTg) là văn bản pháp lý quan trọng là kim chỉ nam để ngành Thuế thực hiện cải cách, triển khai các giải pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.
Quyết định số 732/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 và quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2015 và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020.
Trong lĩnh vực cải cách chính sách thuế, sẽ xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư ứng dụng công nghệ cao, vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của ngân sách nhà nước.
Hệ thống chính sách thuế được xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh và cơ cấu lại theo hướng tăng nguồn thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu ngân sách nhà nước và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước.
Tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 23 - 24% GDP, trong đó tỷlệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22 - 23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm từ 16% - 18%/năm. Trong giai đoạn 2016 -2020, tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước và tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý theo hướng giảm mức động viên về thuế trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.
phí và lệ phí chủ yếu sau đây: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế tài nguyên; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Thuế bảo vệ môi trường; và Các khoản phí và lệ phí. Bên cạnh đó, chuyển thuế môn bài thành một khoản thu lệ phí quản lý hoạt động kinh doanh hàng năm; hoàn thiện các chế độ, chính sách thu ngân sách nhà nước từ tài nguyên, khoáng sản quốc gia như: thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu đấu giá quyền khai thác khoáng sản và thu từ dầu khí.
Về cải cách quản lý thuế, hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức,đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.
Ngành Thuế đã xây dựng Chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế đến năm 2010 và được Bộ Chính trị phê duyệt tháng 7-2004, trong đó xác định rõ mục tiêu hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ… Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, minh bạch và tạo thuận tiện cho người dân.
Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ cấp bách, khâu đột phá, có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội và môi trường kinh doanh, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thuế đã và đang triển khai xây dựng Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 với những định hướng quan trọng, giải pháp đồng bộ với trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách Tthủ tục hành chính thuế, tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế thông qua các chương trình hiện đại hóa và thuế điện tử.
Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm số lần kê khai, chi phí của người nộp thuế; đồng thời công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý tại trụ sở cơ quan thuế các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của ngành thuế. Sửa đổi, bổ sung các luật về chính sách thuế và các văn bản pháp luật khác có liên
quan để bảo đảm tính đơn giản, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện tạo thuận lợi cho người nộp thuế tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế. Phối hợp cơ quan bảo hiểm xã hội nghiên cứu cơ chế phối hợp thu thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chia sẻ thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nâng cao hiệu quả thu và quản lý nguồn thu từ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; bảo vệ quyền lợi của người lao động; cắt giảm khoản 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. Ðẩy mạnh hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế và phát triển hệ thống tin học ngành thuế theo chuẩn mực quốc tế. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục khai thuế, nộp thuế, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chínhvà giảm chi phí cho người nộp thuế.Về mục tiêu, phải hiện đại hoá bộ máy quản lý thuế cả về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, đủ sức thực hiện thắng lợi mục tiêu, chương trình cải cách và hiện đại hoá đã được Bộ Chính trị thông qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Thực hiện tốt các quy định của Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội ban hành.
Quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan Tổng cục Thuế phải đảm bảo các nguyên tắc: Thứ nhất, phản ảnh đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, có phân công, phân cấp rõ ràng. Bộ máy của Tổng Cục Thuế vẫn tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương như hiện nay. Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý thuế thống nhất tại tất cả cơ quan thuế các cấp chủ yếu theo mô hình chức năng, phù hợp với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Mỗi chức năng quản lý thuế như tuyền truyền - hỗ trợ; xử lý tờ khai thuế; quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế; kiểm tra, thanh tra thuế có một bộ phận chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ quản lý. Thứ ba, cơ cấu bộ máy cơ quan thuế hợp lý; chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phải đầy đủ, rõ ràng, không chồng chéo, không bỏ sót. Quy mô của từng bộ phận cơ cấu phải hợp lý, tương xứng với khối lượng công việc được phân công và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn mới. Thứ tư, tổ chức bộ máy Tổng Cục Thuế phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam về quản lý hành chính, kinh tế, ngân sách, về trình độ của người nộp thuế... trong giai đoạn hiện nay và khả năng chuyển đổi trong giai đoạn sắp tới; đáp ứng hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với thế giới và các nước trong khu vực.