1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những thách thức của môi trường thế giới và việt nam và các biện pháp quản lý nhà nước chủ yếu để giảm thiểu các thách thức đó

37 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 72,04 KB

Nội dung

Chúng ta đang hy vọng sẽ thúc đẩy cuộc đàm phán giữa các quốc gia về vấn đề khí hậu bằng việc nêu ra những hậu quả sâu sắc và lâu dài do nhữngviệc loài người đã làm với khí quyển Trái đấ

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Đề tài: NHỮNG THÁCH THỨC CỦA MÔI TRƯỜNG THẾ

GIỚI VÀ VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHỦ YẾU ĐỂ GIẢM THIỂU CÁC THÁCH THỨC ĐÓ.

GVHD: PGS.TS.NGUYỄN ĐỨC LƯƠNG

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

PHẦN I 2

KHÁI QUÁT VỀ MÔ TRƯỜNG 2

I MÔI TRƯỜNG: 2

1 Khái niệm: 2

2 Một số quan niệm về môi trường: 2

a Theo Khoa học về sự sống 2

b Theo Khoa học tự nhiên 2

c Theo Nghệ thuật tự do và khoa học xã hội 2

d Theo Khoa học máy tính và thông tin 2

II CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG: 2

PHẦN II 2

NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA 2

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2

I TÀI NGUYÊN BỊ SUY THOÁI: 2

II KHÍ HẬU TOÀN CẦU BIẾN ĐỔI: 2

III DÂN SỐ TĂNG NHANH : 2

IV Ô NHIỄM XẢY RA TRÊN QUY MÔ RỘNG : 2

V NHỮNG THÁCH THỨC KHÁC 2

1 Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững còn thấp: 2

2 Năng lực quản lý môi trường bị hạn chế: 2

PHẦN III 2

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG 2

1 Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành Luật bảo vệ môi trường: 2

2 Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường: 2

3 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương: 2

4 Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên: 2

5 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường: 2

6 Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường 2

Trang 3

7 Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược về bảo vệ môi trường của chính

phủ, quốc tế: 2

8 Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường: 2

9 Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường: 2

KẾT LUẬN 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

1. Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 2

2 Nghi định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2

3. Luật Tài nguyên nước 1998 2

4 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 2

5. Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2 6. Tài liệu giảng dạy của PGS.TS Nguyễn Đức Lương - Giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh 2

7 http://vi.wikipedia.org 2

Trang 4

PH N M Đ U ẦN MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦN MỞ ĐẦU

Kỷ nguyên của sự thay đổi khí hậu đang đến gần, làm thế nào để conngười chúng ta có thể chế ngự và tiếp tục tồn tại Và tới năm 2101, không biếtbằng cách nào mà loài người đã sống sót được qua thời kỳ tồi tệ nhất của tìnhtrạng ấm lên toàn cầu – nhiệt độ cao, mực nước biển dâng lên, hạn hán và bão

lũ khắc nghiệt, không những thế loài người còn thành công trong việc ổn địnhkhí hậu Trái đất Nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính đã vượt qua đỉnh caonhất và có chiều hướng đi xuống trong thế kỷ 22 Sự gia tăng nhiệt độ Trái đất

đã chậm lại và thế giới tự nhiên đang dần dần được phục hồi Xã hội được giữvững Và con người lúc này thì có cuộc sống no đủ, khỏe mạnh và thịnh vượnghơn thế kỷ trước

Viễn cảnh tương lai này đã đặt ra một câu hỏi lớn: Chúng ta phải làm gìtrong thế kỷ 21 – đặc biệt là trong năm 2010 và những năm tiếp theo – để cóđược một tương lai tươi đẹp và chế ngự hoàn toàn các thảm họa khí hậu mà cácnhà khoa học đang chỉ ra Các nhà khoa học cảnh báo rằng, chúng ta chỉ cònmột vài năm để đảo ngược tình trạng gia tăng phát thải các khí nhà kính nhằmtránh những biến đổi khí hậu bất ngờ và thảm khốc

Chúng ta đang hy vọng sẽ thúc đẩy cuộc đàm phán giữa các quốc gia

về vấn đề khí hậu bằng việc nêu ra những hậu quả sâu sắc và lâu dài do nhữngviệc loài người đã làm với khí quyển Trái đất, trong đó đặc biệt nhấn mạnhnhững ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến sức khỏe con người và hệ sinh thái tựnhiên Đó là khả năng tạo ra những ngành công nghiệp mới, những ngành nghềmới ở cả những nước giàu và nước nghèo

Tình hình kinh tế xã hội nước ta trong thời gian qua, đặc biệt là từ khithực hiện chính sách đổi mới đã có những bước phát triển đáng khích lệ Tốc

độ tăng trưởng GDP bình quân trong 10 năm gần đây là 7 % Cơ cấu của nền

Trang 5

kinh tế đã bắt đầu chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cáclĩnh vực bảo vệ sức khỏe, giáo dục, văn hóa xã hội cũng đã thu được nhiềuthành tựu quan trọng, và đặc biệt công tác bảo vệ môi trường đã thu đượcnhững thành công bước đầu Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau trongquá trình phát triển cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường nghiêmtrọng Môi trường đất, nước, không khí đã và đang bị suy gảm, đa dạng sinhhọc bị cạn kiệt; môi trường biển, ven bờ và hải đảo đã có dấu hiệu xuống cấp,

sự cố môi trường có chiều hướng ngày một gia tăng, gây nên những thách thứcmôi trường nghiêm trọng

Thách thức môi trường đang là vấn đề sống còn của nhân loại, ảnhhưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới và cả nước

ta Biểu hiện cụ thể nhất là trong vài thập kỷ trở lại đây, con người đã và đangphải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do thiên tai gây ra Đông đất ởTrung Quốc, sóng thần ở Thái Lan, bão Catina ở Mỹ, lũ lụt, bão tố liên tục xảy

ra ở nước ta, đặc biệt là đợt rét đậm, rét hại năm 2008 đã gây thiệt hại vềngười và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống con người.Thách thức môi trường không chỉ đơn thuần là vấn đề về môi trường mà còn làvấn đề về phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoahọc, nhiều nhà quản lý và các chính khách trên thế giới Thách thức môi trườngđang từng ngày, từng giờ đe dọa đến hòa bình và an ninh tòan cầu, đe dọanghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên thếgiới; trong đó có Việt Nam Vậy môi trường là gì, nó có vai trò như thế nào đốivới con người; thách thức môi trường gây tác hại như thế nào, làm gì để giảmthiểu thiệt hại của thách thức môi trường Đó là những vấn đề được làm sáng tỏtrong bài viết này với các nội dung chủ đạo như sau:

- Tìm hiểu khái quát về môi rường;

- Những thách thức về môi trường Việt Nam và thế giới;

Trang 6

- Một số giải pháp nhằm hạn chế thách thức về môi trường.

Do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu hạn chế nên người viếtkhó lòng trình bày một cách tường minh các vấn đề nêu trên Vì thế, tiểu luậnnày chắc chắn còn nhiều thiếu sót Rất mong sự thông cảm của thầy hướng dẫn

Trang 7

PHẦN I KHÁI QUÁT VỀ MÔ TRƯỜNG

1 Khái niệm:

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên

xu hướng và tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tập hợp,trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con Môi trường của một hệthống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó

Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố

tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,

xã hội loài người và các thể chế.

Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điềukiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng baoquanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng

Khái niệm chung về môi trường nói trên được cụ thể hóa đối với từng đốitượng và mục đích nghiên cứu Đối với cơ thể sống thì môi trường sống là tổnghợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống và phát triển của cơthể Đối với con người thì môi trường sống là tổng hợp các điều kiện vật lý,hóa học, sinh học bao quanh con người, ảnh hưởng đến sự sống và sự phát triểncủa từng cá nhân, từng cộng đồng và tòan bộ loài người trên hành tinh Luật

Bảo vệ môi trường Việt Nam ( 10/01/1994 ), đã qui định : “ Môi trường bao

gồm các yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với

Trang 8

nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” Như vậy, từ khái niệm về

môi trường, thành phần của nó bao gồm các yếu tố : không khí, nước, đất, âmthanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, cáckhu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danhlam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật thể khác

Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường thiênnhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo Môi trường thiên nhiên baogồm các nhân tố tự nhiên, vật lý, hóa học ( gọi chung là một trường vật lý ),sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chiphối của con người Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa các cáthể, cộng đồng người, hợp thành quốc gia, xã hội, từ đó tạo nên các hình thái,

tổ chức, các thể chế kinh tế xã hội Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tốvật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người

Ba loại môi trường này tồn tại đan xen với nhau và tương tác chặt chẽ cùngnhau

2 Một số quan niệm về môi trường:

a Theo Khoa h c v s s ng ọc về sự sống ề sự sống ự sống ống

Trong sinh vật học, môi trường có thể định nghĩa như là tổ hợp của cácyếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thểsống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng Vì thế, môi trườngbao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổichất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng,

không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác Xem thêm môi trường tựnhiên

Trang 9

Trong kiến trúc, khoa học lao động và bảo hộ lao động thì môi trường làtoàn bộ các yếu tố trong phòng hay của tòa nhà có ảnh hưởng đến tìnhtrạng sức khỏe và hiệu quả làm việc của những người sống trong đó—bao gồm kích thước và sự sắp xếp không gian sống và các vật dụng, ánhsáng, sự thông gió, nhiệt độ, tiếng ồn, v.v Nó cũng có thể nói đến như làtập hợp của kết cấu xây dựng Xem thêm môi trường kiến trúc.

Xem thêm địa lý để biết thêm về chủ thể được nghiên cứu của môitrường Trong các sách báo phương Tây có thuật ngữ viết tắt như SOSE

(Studies of Society & the Environment) không chỉ là các nghiên cứu về

môi trường mà còn là của các bộ môn khoa học xã hội

Trong tâm lý học, môi trường luận là một học thuyết cho rằng môi

trường (trong ý nghĩa chung cũng như trong ý nghĩa xã hội) đóng vai tròquan trọng hơn di truyền trong việc xác định sự phát triển của cá nhân

b Theo Khoa h c t nhiên ọc về sự sống ự sống

Trong nhiệt động lực học, môi trường được hiểu như là bất kỳ một kháchthể nào không phải là một bộ phận của hệ thống đang nghiên cứu, và nó

có thể nhận nhiệt từ hệ thống hay cung cấp ngược lại cho hệ thống; xemthêm môi trường (nhiệt động lực học)

Trong hóa học và hóa sinh học, môi trường là tính chất hóa học của dungdịch trong đó phản ứng hóa học diễn ra, chủ yếu là chỉ số pH của nó (tức

là dung dịch mang tính axít hay tính kiềm)

Trong luyện kim và gốm sứ, môi trường thông thường được nói đến như

là đặc trưng mang tính ôxi hóa hay khử của luồng hơi đốt hay lửa chủđạo trong một số công nghệ sử dụng nhiệt độ cao

Trang 10

c Theo Ngh thu t t do và khoa h c xã h i ệ thuật tự do và khoa học xã hội ật tự do và khoa học xã hội ự sống ọc về sự sống ội

Trong ngữ cảnh phi kỹ thuật, chẳng hạn như chính trị, môi trường thông

thường được nói đến là môi trường tự nhiên, là một phần của thế giới tựnhiên mà được coi là có giá trị hay quan trọng đối với loài người vì bất

kỳ lý do nào Xem thêm môi trường tự nhiên

Trong văn học, lịch sử và xã hội học, môi trường là nền văn hóa màtrong đó các cá nhân sinh sống hay được giáo dục cũng như là các cánhân khác và các thiết chế về quan hệ xã hội mà cá nhân đó tiếp xúc vàtương tác Xem thêm môi trường xã hội

Trong các tổ chức và cơ quan, môi trường được coi là các điều kiện xãhội và tâm lý mà các thành viên của các tổ chức này cảm nhận được.Xem môi trường công việc

Trong bất kỳ cuộc họp mặt hay hội nghị nào, môi trường có thể coi làbiểu hiện của tâm trạng hay sở thích chủ đạo của những người tham dự.Trong thế giới tưởng tượng, đặc biệt là trong khoa học viễn tưởng môitrường có thể là thế giới viễn tưởng nào đó hay những khung cảnh màtrong đó các câu chuyện khác nhau được đưa ra Xem thế giới viễntưởng

d Theo Khoa h c máy tính và thông tin ọc về sự sống

Trong khoa học máy tính, môi trường có nghĩa chung là các dữ liệu, tiếntrình hay thiết bị mặc dù không được đặt tên gọi một cách rõ ràng như làcác tham số của ngành khoa học tính toán, nhưng có thể ảnh hưởng tớiđầu ra của nó

Trong lập trình chức năng, phép tính lambda và các ngôn ngữ lập trình,môi trường thông thường có nghĩa là các từ định danh đã được định

Trang 11

khác, môi trường là mọi thứ có phạm vi tổng thể hay không cục bộ đốivới hàm đó.

Trong một số hệ điều hành như Unix, DOS và Microsoft Windows, môitrường là một tập hợp của các biến môi trường trong dạng var=giá trị

được sử dụng bởi các ứng dụng và thư viện để tác động tới các ưu tiêntiêu chuẩn

Tổng quát hơn, môi trường còn có nghĩa là các phần cứng và hệ điều

thống máy tính

II CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG:

quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về khôngkhí, độ ẩm, nước, nhà ở cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác Tất cảcác nhu cầu này đều do môi trường cung cấp Tuy nhiên khả năng cung cấp cácnhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triểncủa từng quốc gia và ở từng thời kì

người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật Tất cả các tài nguyên này đều

do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khanhiếm và giá trị của nó trong xã hội - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóacác chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môitrường Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trườngdưới dạng các chất thải Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinhhọc phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người Tuynhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn Nếu

Trang 12

con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ônhiễm môi trường.

tại và phát triển của con người cũng như thiên nhiên Trong đó chức năng quantrọng nhất đối với đời sống và sự phát triển của xã hội loài người là : khônggian sống của con người; nơi hình thành và tích lũy nguồn tài nguyên thiênnhiên; nơi chứa đựng và đồng hóa chất thải Vì vậy, con người sống hòa hợpvới thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chính là giữ gìn và bảo vệ cuộc sống củachính mình Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển, con người phải sản xuất, phảicần khai thác, sữ dụng tài nguyên thiên nhiên; và trong sinh hoạt hàng ngày,con người đều thải chất thải vào môi trường Nhưng khả năng đồng hóa củamôi trường thì có giới hạn; cho nên dòi hỏi con người phải khai thác và sữdụng tài nguyên hợp lý cũng như hạn chế việc thải chất thải vào môi trường.Song do nhiều nguyên nhân khác nhau của quá trình phát triển, đã phát sinhnhiều vấn đề về môi trường hết sức nghiêm trọng, gây ra những thách thức môitrường đe dọa đến sự sống còn của con người

Trang 13

PH N II ẦN MỞ ĐẦU

NHỮNG THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Trong bối cảnh chung của thế giới và Việt Nam, môi trường sống củachúng ta đang đứng trước những thách thức sau đây:

I TÀI NGUYÊN BỊ SUY THOÁI:

1 Diện tích rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng:

Trước đây trên thế giới có 60 triệu Km2 rừng Năm 1958 còn 44 triệukm2 năm 1973 còn 33,37triệu km2, nay còn 29 triệu km2 gồm 1/3 rừng ôn đới,2/3 rừng nhiệt đới Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Tài nguyên - Môi trường,sau 50 năm, diện tích rừng nước ta từ 14,2 triệu ha ( năm 1948 ), chiếm 43,5 %diện tích tự nhiên, giảm còn 8,6 triệu ha vào năm 1993 Tỷ lệ mất rừng ở nước

ta vào loại cao nhất thế giớ Tỉ lệ mất rừng bình quân 150.000-200.000 m Ởmột số vùng, rừng tự nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng Ở Tây nguyên, diệntích rừng bị mất hàng năm cao hơn rừng trồng.Mặt khác chất lượng rừng tựnhiên ngày càng giảm Tỷ lệ rừng giàu hiện nay ở nước ta thấp, chỉ chiếm hơn

9 % Rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn vẫn bị chặt phá nghiêm trọng, gây lũ lụt

và xói lỡ đất Một số địa phương luôn là điểm nóng về khai thác rừng trái phépnhư Bình thuận ( Tánh linh ), Đắk lăk…

Trang 14

tính mỗi ngày có từ 70.000 - 150.000m3 cát bị khai thác Tình trạng tận thu cátsỏi lòng sông Đồng Nai đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cát, gây sạt lở hàngtrăm ngàn mét vuông đất Tình trang hủy hoại môi trường không thể chấm dứtnếu chính quyền các địa phương còn thờ ơ ( nguồn Báo tuổi trẻ chủ nhật số 33-2004)

3 Tài nguyên nước kiệt quệ:

Tài nguyên nước mặt bao gồm nước trong các biển, sông, suối, ao hồ.Các nhà khoa học tính tóan rằng trong số 1.386 x 10 triệu km3 nước bao phủtrái đất chỉ có 2,5 % nước ngọt nhưng con người cũng chỉ sữ dụng được 2,6 %

vì còn lại ở dạng đóng băng và nước biển Tuy nhiên do quá trình khai thác, sữdụng không hợp lý nên hiện nay tài nguyên nước đang bị kiệt quệ và ô nhiểmnghiêm trọng Trên thế giới hiện nay gần 20% dân số không có nước sạch để sửdụng, 50 % sữ dụng nước không an tòan Theo UNCEF, hằng năm có hơn118,9 triệu trẻ em toàn cầu mắc bệnh có liên quan đến đường ruột do thiếunước sạch Việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức trong thời gian qua làmmực nước ngầm hạ thấp, suy giảm trữ lượng, có thể làm mất khả năng phục hồicủa nước ngầm, tăng xâm nhập nước mặn gây sụt lở đất, hư hại công trình xâydựng, làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt, ô nhiễm tầng nước ngầm Hiệnnay, hậu quả của sự cạn kiện nước dẫn đến một số sông không còn dòng chảy,

nhiều hồ nướ c bị cạn kiệt ( Nghệ An cạn 579 hồ, Quảng Bình cạn 110 hồ,

Quảng Trị cạn 85 hồ Tình trạng này khiến 898.962 ha lúa bị hạn (chiếm 12%diện tích cả nước), trong đó có 122.081 ha bị mất trắng Năm 2005 Đắc Lắcmất trắng 19.000 ha ngô, 10.000 ha đậu, lạc, vải, 1061 ha lúa nước, diện tích càphê khô hạn 68.406ha Tổng thiệt hại hơn 200 tỉ đồng

4 Suy giảm đa dạng sinh học:

Trang 15

Loài người đã làm thay đổi các hệ sinh thái một cách hết sức nhanhchóng trong khoảng 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây Diệntích các vùng hoang dã đã được chuyển đổi thành đất nông nghiệp, chỉ tínhriêng từ năm 1945 đến nay đã lớn hơn cả trong thế kỷ thứ 18 và 19 cộng lại.Tất cả những điều đó đã gây nên những sự mất mát về đa dạng sinh học trênthế giới một cách nghiêm trọng không thể nào đảo ngược được, trong đó cókhoảng 10 đến 30% số loài chim, thú và bò sát hiện đang có nguy cơ bị tiêudiệt Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng sự biến đôi khí hậu, biến đổi của các

hệ sinh thái, như suy thoái rừng, sẽ gây thêm bệnh tật cho con người, như bệnhsốt rét, bệnh tả, và cả nguy cơ bùng nổ của nhiều bệnh mới Bảo vệ rừng khôngchỉ có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học mà còn để cung cấp nước ngọt và giảmbớt khí CO2 phát thải (Chương trình Đánh giá thiên niên kỷ về hệ sinh thái,Millenium Ecosystem Assessment (MA) Synthesis Report, 2005)

Sự xâm nhập của các loài ngoại lai đang tăng lên với tốc độ đáng lo ngại

do tăng nhanh các hoạt động buôn bán hàng hoá và các loài sinh vật một cáchrộng rãi trên thế giới Sự xâm nhập của các loài ngoại lai (như ốc bươu vànghay cây mai dương ở nước ta) hiện đang là mối đe dọa lớn nhất lên tính ổn định

và đa dạng của các hệ sinh thái, chỉ sau nguy cơ mất sinh cảnh Các đảo nhỏ vàcác hệ sinh thái thủy vực nước ngọt là nhũng nơi bị tác động nhiều nhất Mất

đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có,

kể từ thời kỳ các loài khủng long bị tiêu diệt cách đây khoảng 65 triệu năm vàtốc độ biến mất của các loài hiện nay ước tính gấp khoảng 100 lần so với tốc

độ mất các loài trong lịch sử Trái đất, và trong những thập kỷ sắp tới mức độbiến mất của các loài sẽ gấp 1.000 -10.000 lần (MA 2005) Có khoảng 10%các loài đã biết được trên thế giới đang cần phải có những biện pháp bảo vệ,trong đó có khoảng 16.000 loài được xem là đang có nguy cơ bị tiêu diệt.Trong số các loài thuộc các nhóm động vật có xương sống chính đã được

Trang 16

nghiên cứu khá kỹ, có hơn 30% các loài ếch nhái, 23% các loài thú và 12% cácloài chim (IUCN 2005), nhưng thực tế số loài đang nguy cấp lớn hơn rất nhiều.

Tình trạng nguy cấp của các loài không phân bố đều giữa các vùng trênthế giới Các vùng rừng ẩm nhiết đới có số loài nguy cấp nhiều nhất, trong đo

có nước ta, rồi đến các vùng rừng khô nhiệt đới, vùng đồng cỏ miền núi Sựphân bố của các loài nguy cấp nước ngọt chưa được nghiên cứu kỹ, nhưng kếtquả nghiên cứu ở một số vùng cho biết rằng các loài ở nước ngọt nhìn chung cónguy cơ bị tiêu diệt cao hơn rất nhiều so với các loài ở trên đất liền (Smith vàDarwall 2006, Stein và cs 2000) Nghề khai thác thuỷ sản đã bị suy thoáinghiêm trọng, và đã có đến 75% ngư trường trên thế giới đã bị khai thác cạnkiệt hay khai thác quá mức ( GEO 4, 2007 ).Nguyên nhân mất mát đa dạng sinhhọc chính là mất nơi sinh sống và nơi sinh sống bị phân cách; khai thác quámức các loài hoang dã; xâm nhập của các loài ngoại lai; ô nhiễm; và thay đổikhí hậu toàn cầu hiện nay được xem là một nguyên nhân nghiêm trọng chưa thểlường trước được Sự giảm bớt số các loài được nuôi trồng, đồng thời đã làmgiảm nguồn gen trong nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi

Ước tính đã có khoảng 60% khả năng dịch vụ cho sự sống trên Trái đấtcủa các hệ sinh thái – như nguồn nước ngọt, nguồn cá, điều chỉnh không khí vànước, điều chỉnh khí hậu vùng, điều chỉnh các thiên tai và dịch bệnh tự nhiên

đã bị suy thoái hay sử dụng một cách không bền vững Các nhà khoa học cũng

đã cảnh báo rằng tác động tiêu cực của những suy thoái nói trên sẽ phát triểnnhanh chóng trong khoảng 50 năm sắp tới (Hans van Ginkel, 2005)

Biến đổi khí hậu toàn cầu : Ngoài những những biến đổi lý sinh học nóitrên, hiện nay chúng ta còn đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề bức xúc gây

ra do khí hậu của Trái đất đang tăng lên một cách đột ngột do sự thay đổi thànhphần hoá học của khí quyển, trong tình trạng mất mát đa dạng sinh học và suy

Trang 17

thoái các hệ sinh thái như báo cáo của Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu(IPCC) 2001, 2007 và MA, 2005 đã nêu lên.

Trên trái đất chúng ta có 1,4 triệu loài sinh vật nhưng hiện nay đều đang

bị đe dọa nghiêm trọng Rừng nhiệt đới mất 17.000 loài/ năm Chim, thú bị tiêudiệt gấp 100-1.000 lần tự nhiên

Ở nước ta,vùng biển Ninh Thuận chỉ còn 3 loài rùa sinh sống là vích, đồimồi, rùa xanh Số lượng rùa hiện nay giảm 80-90% so với 25 năm về trước.Năm 2001, quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) phối hợp Sở Khoa học côngnghệ- môi trường Ninh Thuận thực hiện dự án bảo vệ rùa biển dựa vào ý thứccộng đồng ( nguồn : báo Tuổi Trẻ Chủ nhật /2003)

Sếu đầu đỏ, một loại chim quý hiếm nằm trong sách đỏ hiện nay còn rất

ít trên thế giới Tại Việt Nam, sếu đầu đỏ thường về trú ngụ tại vuờn quốc giatràm chim (Đồng Tháp và Hòn Chông - Kiên Lương - Kiên Giang) Tại KiênGiang đang có dự án làm đầm nuôi tôm sú do đó đang báo động tình trạng sếuđầu đỏ sẽ không có nơi trú ngụ Vấn đề đặt ra là “Không nên vì cái lợi trướcmắt để mất môi trường sinh thái’’

II KHÍ HẬU TOÀN CẦU BIẾN ĐỔI:

1 Trái đất ngày càng nóng dần lên:

Theo báo cáo của IPCC, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lêngần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng

25 năm nay (từ 1980 đến 2005) Đến năm 2035 nhiệt độ bề mặt địa cầu sẽ tăngthêm 2°C Về dài hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm 5°C Nhiệt độ

bề mặt trái đất sẽ tăng thêm 2 dộ và đến thế kỷ XXI sẽ tăng thêm từ 1,4 – 4 độ.Nhiệt độ bề mặt tăng lên sẽ làm băng tan và mực nước biển dâng cao Hệ quả

là nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu vực đông dân cư, các đồngbằng lớn, các đảo thấp trên trái đất có thể bị ngập chìm trong nước biển Theo

Trang 18

đánh giá của UNDP, Việt Nam nằm trong tốp 5 nước đứng đầu thế giới dễ bịtổn thương nhất và tổn thương trực tiếp do quá trình biến đổi khí hậu Nếu mựcnước biển tăng 1 m thì Việt Nam sẽ mất 5 % diện tích đất đai; khỏang 11 %dân số mất nhà cửa, giảm 7 % sản lượng nông nghiệp và 10 % thu nhập quốcnội Gần 50 % đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìmkhông còn khả năng canh tác Vùng đồng bằng sông Hồng và tòan bộ dân cưsống dọc theo 3.200 km bờ biển cũng bị ảnh hưởng lớn.

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Môi trường và phát triển GermanWatch(Đức) cho biết trong năm 2007, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của hơn 15.000người trên thế giới, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người và gây thiệthại ước tính lên tới hơn 80 tỷ USD Ông Sven Harmeling, cố vấn cấp cao củaGermanWatch và tác giả của báo cáo nhấn mạnh: “Kết luận rút ra từ báo cáonày là các nước nghèo chịu tác động của thiên tai nhiều hơn các nước giàu” và

“người dân nước nghèo có ít khả năng đối phó với thiên tai bất thường hơnngười dân các nước giàu”

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết : Khỏang 10 năm trở lại đây, ViệtNam đã phải gánh chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu Bằng chứng là cáchiện tượng thời tiết cực đoan; thiên tai liên tục xảy ra, gia tăng về cường độ,qui mô và mức độ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản Tính riêng năm 2006,thiệt hại do bão gây ra ở Việt Nam lên đến 1,2 tỉ USD Đặc biệt, mùa đông năm

2007 – 2008, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày đã làm chết hơn 53.000gia súc, khỏang 34.000 héc ta lúa xuân đã cấy và hàng chục nghìn héc ta mạ ởtất cả các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ bị mất trắng; thiệt hại ướctính hơn 11.6000 tỉ đồng và 723.900 lượt hộ với hơn 3 triệu nhân khẩu rơi vàocảnh thiếu ăn Dịch cúm gia cầm, bệnh lợn tai xanh… đã bùng phát ở nhiều nơi

và tái diễn dai dẵng

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 Khác
2. Nghi định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Khác
3. Luật Tài nguyên nước 1998 Khác
4. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 Khác
5. Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng Khác
6. Tài liệu giảng dạy của PGS.TS Nguyễn Đức Lương - Giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w