Nêu những thách thức của môi trường Việt nam và thế giới. các biên pháp quản lí nhà nước chủ yêu để giảm thiểu những thách đố đó
Trang 1TiÓu luËn m«n qu¶n lý nhµ níc vÒ tµi nguyªn vµ m«i trêng
Trang 2I Những thách thức của môi trường toàn cầu
Có rất nhiều định nghĩa về môi trường Theo “Luật Bảo vệ Môi trường
của Việt Nam”, thì : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chấtnhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đếnđời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”
Còn theo kinh tế học: “Môi trường là toàn bộ các vùng vật lý và sinh học,các điều kiện vật chất - tự nhiên với tư cách là sản phẩm lâu dài của tạo hóa, cótrước con người, có tương tác lẫn nhau, và cùng tác động đến sự hình thành,sinh tồn và phát triển của con người, cùng các hoạt động xã hội của họ Về cơcấu, môi trường bao gồm sinh quyển (không khí, nước, đất đai, ánh sáng ) và
hệ sinh sống, mà giữa chúng có ảnh hưởng tương tác đến nhau, và cùng ảnhhưởng đến cuộc sống của con người”
Vậy nhưng, môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi
và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người Và con người đangđứng trước những thách thức lớn về môi trường toàn cầu
a) Ô nhiễm tầng khí quyển và hiệu ứng nhà kính
Khí thải công nghiệp, khí thải của các phương tiện giao thông có động cơ,khí thoát ra từ các qúa trình sinh học đã là các nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môitrường không khí Hàm lượng ngày càng tăng của các loại khí CO2, CH4, làloại khí thải do các ngành công nghiệp có sử dụng nhiên liệu hoá thạch thải ra
đã gây hiệu ứng nhà kính với hậu quả nghiêm trọng Hậu quả đó được thể hiện ởhai dạng:
- Sự thay đổi khí hậu của quả đất dẫn đến sự mất cân bằng của hệ sinh thái
đã có ở đây
- Mực nước biển dâng cao Theo dự báo, đến giữa thế kỉ 21 nhiệt độ
không khí bình quân trên trái đất sẽ tăng thêm từ 1,5 - 4,5oC và mực nước biểntrên toàn cầu sẽ dâng cao thêm từ 0,25 - 1,4m
Trang 3Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện có tới 50% dân số thành thị trênthế giới sống trong môi trường không khí có mức khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn
và hơn 1 tỉ người đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quátiêu chuẩn cho phép Những năm gần đây, lượng khí thải ngày càng tăng lên(trong vòng 20 năm tới sẽ tăng gấp 15 lần so với hiện nay) Sự ô nhiễm khôngkhí có thể trực tiếp giết chết hoặc hủy hoại sức khỏe các sinh vật sống, gây ra
“hiệu ứng nhà kính” và các trận mưa a xít không biên giới làm biến dạng và suythoái môi trường, hủy diệt hệ sinh thái
Ðồng thời, Hiện tượng El-nino, La- nina làm gia tăng mưa bão và hạn hán
nghiêm trọng cho một số vùng trên thế giới
b) Vấn đề mưa a-xít
Mưa a-xít là là do SO2 và NOx do các ngành công nghiệp thải ra khôngkhí, sau đó kết hợp với nước, tạo thành các a-xít sulfuric và nitric A-xít theonước mưa, tuyết, sương, rơi trở lại mặt đất Mưa a-xít có thể tạo ra ô nhiễmxuyên biên giới, khi di chuyển cùng gió và mây từ vùng này sang vùng khác.Các hậu quả tiềm tàng của mưa a-xít bao gồm phá huỷ cây trồng, rừng và làmgiảm sản lượng nông nghiệp, ô nhiễm các dòng sông, các hồ ảnh hưởng đếnnuôi trồng thuỷ sản và các sinh vật khác, phá huỷ các công trình kiến trúc
c) Ô nhiễm biển và đại dương
Ước tính đến năm 2000, tổng lượng chất phóng xạ có trong đại dương sẽtăng nhiều lần so với năm 1970, trong đó các chất thoát biến và chất phóng xạ sẽtăng lên 100 lần, chất triti (hidro siêu nặng) sẽ tăng 1000 lần
Lượng dầu do đắm tàu, rò rỉ trong vận chuyển và phun ra từ giếng khaithác vào các đại dương từ 5 - 10 triệu tấn/năm, số dầu do các xí nghiệp côngnghiệp thải từ 3 - 5 triệu tấn
Các hợp chất hữu cơ, kim loại nặng, các nguồn chất thải từ đất liền đã gây
ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng
Biển Ðông cũng đang nằm trong tình trạng chung như các đại dương vàbiển khác
Trang 4e) Ô nhiễm nguồn nước
Sự ô nhiễm các nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do thiếu biện pháp
xử lý cần thiết các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùngtrong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ, nhiễm bẩn từ các nguyên vật liệukhác dùng trong sản xuất; ô nhiễm do các loài thực vật nổi trên mặt nước sinhsôi mạnh làm động vật biển chết hàng loạt do thiếu ô xy Một vài loài thực vậtnổi còn có thể sinh ra độc tố nguy hiểm cho hệ động vật và cả con người; ônhiễm do khai thác đáy biển lấy dầu khí và các loại khoáng sản quí hiếm khác; ônhiễm còn do các chất thải trong thiên nhiên (ước tính mỗi năm có hơn 60 vạntấn chất thải từ không trung rơi xuống nhất là chất hydro các bua từ khí quyển -gọi là mưa khí quyển)
Hiện nay, có từ 40-50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên quả đất
bị ô nhiễm Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng
25 năm tới Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học thì, ước tính cókhoảng 96,5% nước trên quả đất là nước mặn nằm trong các đại dương Chỉ có2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinhhoạt của con người Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăngnhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất Có thể nói, sau nguy
cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là
Trang 5thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hộicủa mình
Hiện nay, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bịthiếu nước với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếunước nghiêm trọng Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bịnhiễm bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch
h) Ô nhiễm đất
Trên toàn thế giới đang có xu hướng tăng hiện tượng đất bị ô nhiễm, bởi:một là, do con người quá lạm dụng hoặc do tác động phụ của việc sử dụng phânhóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác Mỗinăm, trên thế giới có hàng nghìn hóa chất mới được đưa vào sử dụng trong khicon người vẫn chưa hiểu biết hết tác động phụ của chúng đối với hệ sinh vật.Hai là, không xử lý đúng kỹ thuật các chất thải công nghiệp và sinh hoạt kháccủa người và súc vật, hoặc các xác sinh vật chết gây ra Ô nhiễm đất làm giảmnăng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong nhữngkhu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông quavật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng
nề cho hệ sinh sống
Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ, bức xạ, sự mất ổnđịnh về khí hậu đều gây hại trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe và di truyền củasinh vật, thực vật sống, trong đó có con người Hậu quả sẽ thật khủng khiếp vàkhó lường Những tổn thất về con người và vật chất do môi trường suy thoái gây
Trang 6ra đã và đang vượt quá tổn thất về người và của do các biến động xã hội và từchiến tranh
Dự báo, những năm đầu thế kỷ này, số nạn nhân của môi trường sẽ lênđến ít nhất 50 triệu người Con người đang đứng trước sự cảnh báo mới : Trừchiến tranh hạt nhân, thì sự biến đổi của khí hậu sẽ là mối đe dọa lớn nhất với sựtồn vong của loài người và tương lai của quả đất Đó là những lời cảnh báo đểcon người mau chóng có những hành động tích cực với môi trường, vì môitrường và vì sự sống của chính mình
II Những thách thức đối với môi trường Việt Nam
Hiện trạng môi trường tiếp tục xuống cấp và các vấn đề môi trường toàncầu vừa nêu là những thách thức nghiêm trọng đối với môi trường Việt Nam
- Phát triển kinh tế - xã hội: Theo dự kiến, tốc độ tăng trưởng GDP phải
đạt xấp xỉ 7%/năm và được duy trì liên tục đến 2010 Theo tính toán của cácchuyên gia nước ngoài, nếu GDP tăng gấp đôi thì nguy cơ ô nhiễm tăng gấp 3đến 5 lần
Từ các mục tiêu của kịch bản tăng trưởng kinh tế nêu trên có thể thấy nếunhư trình độ công nghệ sản xuất, cơ cấu sản xuất và trình độ quản lý sản xuất,quản lý môi trường không được cải tiến thì sự tăng trưởng sẽ kéo theo tăng khaithác, tiêu thụ tài nguyên, năng lượng, dẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên thiênnhiên, tạo ra sự gia tăng các loại chất thải gây sức ép lên môi trường Tình trạngtài nguyên thiên bị cạn kiệt, chất lượng môi trường bị xuống cấp cũng chính lànhững thách thức đặt ra đối với phát triển kinh tế- xã hội
- Sự tăng dân số và di dân tự do: Những thách thức về nhân khẩu của
nước ta là rất nghiêm trọng đối với tất cả các vấn đề môi trường và tài nguyênthiên nhiên Tăng dân số vẫn ở mức cao và di dân nội bộ từ các khu vực nghèotài nguyên thiên nhiên và kinh tế kém phát triển vẫn đang tăng lên, không kiểmsoát được Trung bình trong 10 năm qua (1989 - 1999) tỷ lệ tăng trưởng dân số
là 1,7% Với mức tăng trưởng như vậy thì theo các dự báo đến năm 2020 số dânnước ta sẽ xấp xỉ 100 triệu người, tức là phải bảo đảm cuộc sống cho thêm gần
Trang 725 triệu người, tương ứng với một số dân nước ta trước năm 1945, trong khi tàinguyên đất, tài nguyên nước và các dạng tài nguyên khác có xu thế suy giảm,vấn đề nghèo đói ở các vùng sâu vùng xa chưa được giải quyết triệt để (hiện có
1750 xã ở diện đói nghèo) Tất cả những vấn đề trên là những thách thứcnghiêm trọng, gây ra sức ép to lớn đối với cả tài nguyên và môi trường trênphạm vi toàn quốc
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Quá trình này đòi hỏi các nhu cầu về
năng lượng, nguyên liệu ngày càng to lớn, kéo theo chất lượng môi trường sốngngày càng xấu đi, nếu không có biện pháp hữu hiệu ngay từ đầu Mặt khác quátrình phát triển công nghiệp và đô thị hoá ở nhiều khu vực, vùng lãnh thổ chưaquán triệt đầy đủ hoặc quán triệt chưa đúng quan điểm phát triển bền vững, tức
là chưa tính toán đầy đủ hoặc tính đúng các yếu tố môi trường trong phát triểnkinh tế - xã hội của nhiều ngành, địa phương
- Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững còn thấp: Kiến thức
và nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa được nâng cao cho cácnhà ra quyết định, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng.Còn tồn tạinhiều quan điểm cực đoan về môi trường
- Du lịch, thương mại và môi trường: Trong nền kinh tế thị trường có
tính đến các yếu tố môi trường và hòa nhập với du lịch, thương mại khu vực vàtoàn cầu, nhất thiết phải xem xét việc thay đổi mẫu hình tiêu thụ, phát triển cácsản phẩm thân thiện môi trường, chuẩn bị cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải,năng lượng đồng thời với việc xem xét đồng bộ vấn đề môi trường xã hội, vănhoá, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học Việc phát triển kinh tế phải đi liềnbảo vệ môi trường, điều chỉnh dân số, xóa đói giảm nghèo trong tất cả các vũnglãnh thổ, các vùng sinh thái của đất nước Ðâylà một thách thức nghiêm trọngđối với nước ta
- Năng lực quản lý môi trường bị hạn chế: Hiện trạng về công tác quản
lý môi trường đang có nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý Nhànước về bảo vệ môi trường, hệ thống tổ chức quản lý hiện nay còn nhiều bất cập
Trang 8về nhân lực, nguồn lực và trang bị kỹ thuật và các cơ chế phối hợp có hiệu quảgiữa các bộ/ ngành và địa phương; đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường cònquá ít và thiếu tập trung, hệ thống các chính sách, luật pháp còn chưa đồng bộ,thiếu tính hệ thống, các chính sách công cụ kinh tế trong quản lý môi trường còn
ít được áp dụng
Các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường chưađược tiến hành rộng khắp, chưa phát huy được vai trò của các đoàn thể, các tổchức chính trị và xã hội, cũng như các phong trào quần chúng tham gia công tácbảo vệ môi trường
Các kiến thức phổ cập về môi trường chưa được đưa vào hệ thống giáodục ở các cấp học, bậc học
Các thông tin về môi trường, về chính sách, pháp luật chưa được cung cấp
và phổ biến thường xuyên đến cộng đồng
- Mẫu hình tiêu thụ: Phát triển kinh tế đang đem lại mức tăng thu nhập,
mức tăng này sẽ làm tăng mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ xa xỉ, đồng thờicũng làm tăng thêm lượng chất thải lên môi trường Mẫu hình tiêu thụ này làkhông phù hợp, thói quen này sẽ tác động nghiêm trọng lên môi trường, đòi hỏiphải có sự thay đổi từ nhận thức đến hành động thực tế
Chương II: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỂ GIẢM THIỂU CÁC THÁCH THỨC CỦA MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Trang 9I Đối với môi trường toàn cầu
Ðứng trước những diễn biến xấu của môi trường toàn cầu, cộng đồngquốc tế và khu vực đều cam kết phối hợp nỗ lực nhằm cải thiện môi trường vìmục tiêu phát triển bên vững cho cả thế hệ hiện nay và các thế hệ sau này; camkết hỗ trợ các nước chậm phát triển giải quyết các vấn đề môi trường sinh thái.Ðặc biệt, các tổ chức tài chính thế giới cũng khuyến khích các dự án đầu tư theohướng thân môi trường Nếu có định hướng đúng và sớm tăng cường năng lựctiếp thu thì nước ta có thể tranh thủ được các nguồn tài trợ quốc tế để giải quyếtcác vấn đề môi trường bức xúc và bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia
Chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá, cả thành công lẫn khôngthành công, của các nước khác để có thể lựa chọn lộ trình thích hợp nhất choquá trình phát triển của mình, để sao cho vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh
tế mà không phải trả giá cao về môi trường So với nhiều nước, nước ta vẫn còn
có những lợi thế nhất định về môi trường và tài nguyên thiên nhiên Nếu cácnguồn tài nguyên đó được sử dụng chuẩn mực và được bảo vệ đúng quy cách,thì các nguồn tài nguyên này sẽ trở thành một lợi thế trong cạnh tranh quốc tế,
kể cả trước mắt lẫn lâu dài Cho dù các kỹ năng quản lý môi trường của nước tacòn bị hạn chế, nhưng những kinh nghiệm tích luỹ trong những năm gần đây sẽgiúp chúng ta có khả năng xác định các định hướng và lựa chọn đúng đắn hướngphát triển của mình trong thập kỷ tới đây
II Đối với môi trường Việt Nam
1 Các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo
Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra những quan điểm, nguyêntắc cơ bản, thể hiện đường lối, chủ trương về bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta: "Coi công tác bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
Trang 10tất cả các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
Chính phủ cũng đã cam kết vận dụng các nguyên tắc và nội dung cơ bản
của Chương trình Nghị sự 21 vào điều kiện cụ thể của nước ta: "Coi phòng
ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững".
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Ðảng và cam kết của Chính phủ, Chiếnlược bảo vệ môi trường quốc gia 2001 - 2010 phải được xây dựng dựa trênnhững nguyên tắc cơ bản sau:
- Mục tiêu và nội dung của chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia khôngtách rời mục tiêu và nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mà nóphải là một bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đượcxây dựng theo hướng phát triển bền vững
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia phải dựa trên việc phân tích hiệntrạng và dự báo xu thế biến động môi trường của đất nước, trong bối cảnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Ðồng thời chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia phảiphù hợp với nguồn lực của quốc gia, được xây dựng trên cơ sở tiếp thu các bàihọc kinh nghiệm của các nước, thu hút được đầu tư của nước ngoài và là cơ sởpháp lý cho việc xây dựng các kế hoạch môi trường quốc gia trung hạn và ngắnhạn
2 Các mục tiêu chiến lược
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Không ngừng bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm nâng cao chất lượngcuộc sống và sức khoẻ của nhân dân, bảo đảm sự phát triển bền vững của đấtnước
2.2 Mục tiêu chiến lược
Trang 11Tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chútrọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường
3.3 Các mục tiêu cụ thể
- Phòng ngừa ô nhiễm:
Tăng cường khả năng về quản lý, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giảipháp hỗ trợ phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn, và chấtthải rắn độc hại; nâng cao nhận thức và kiến thức, cung cấp đầy đủ thông tin vềphòng ngừa ô nhiễm cho toàn cộng đồng
Xây dựng quy hoạch phát triển bền vững cho các đô thị, khu công nghiệp,nông thôn, các vùng sinh thái
Áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và xử lý
ô nhiễm môi trường
Ðảm bảo thực hiện được tiêu chuẩn về môi trường tiệm cận với tiêuchuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực
- Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học:
Tăng cường khả năng về quản lý, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giảipháp hỗ trợ để thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinhhọc của các hệ sinh thái: rừng, biển, trên cạn, dưới nước
Bảo vệ, khôi phục và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiênnhiên hiện có như tài nguyên đất, rừng, nước, khoáng sản, năng lượng và tàinguyên đa dạng sinh học, v.v phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đấtnước
Bảo tồn các vùng có hệ sinh thái đặc thù để duy trì cân bằng sinh thái,nâng tổng diện tích các khu bảo vệ đa dạng sinh học (công viên, vườn và khubảo tồn quốc gia) lên khoảng 2% diện tích tự nhiên của cả nước
- Cải thiện môi trường:
Trang 12Tăng cường khả năng về quản lý, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giảipháp hỗ trợ để tiến tới xử lý triệt để các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu,gây ô nhiễm nghiêm trọng
Tiến tới thu gom, xử lý về cơ bản chất thải rắn, chất thải công nghiệp,chất thải bệnh viện và chất thải sinh hoạt ở các thành phố và khu dân cư đôngđúc
Tăng cường phục hồi và trồng mới rừng tiến tới đạt mức độ che phủ trên40% diện tích cả nước vào năm 2010
Hạn chế sử dụng các hoá chất độc hại như: phân bón hoá học, thuốc trừsâu, các chất bảo quản nông sản, thực phẩm, v.v
Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo 90% dân số được dùng nước hợp vệsinh và các hệ thống vệ sinh đạt tiêu chuẩn môi trường, xử lý về cơ bản các khuvực bị ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh
để lại và do hoạt động sản xuất gây ra
3 Các nội dung chủ yếu của chiến lược
3.1 Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống sản xuất
và sinh hoạt của con người, để bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này,trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2001-2010 cần ban hành
bổ sung các tiêu chuẩn và các quy định bảo vệ đối với các nguồn nước ngầm,nước mặt, các lưu vực, các đập chắn nước, đưa chất lượng nước ở các thuỷ vựclớn đạt tiêu chuẩn chất lượng nước đã ban hành, đảm bảo chất lượng nước biểntại khu vực ven biển cửa sông đạt tiêu chuẩn cho phép
Phấn đấu đến năm 2005 cải tạo được khoảng 40% các dòng sông, hệthống tiêu thoát nước, đặc biệt là các dòng sông đi qua các khu dân cư tập trung,các khu công nghiệp và đô thị Cả nước cần tập trung xử lý triệt để 90% cácnguồn gây ô nhiễm nước nghiêm trọng tại các khu công nghiệp, giải quyết đượccác vấn đề về nước đối với các khu vực hoang mạc hoá
Trang 13Tổ chức đánh giá và kiểm soát được chất lượng, trữ lượng nước ngầm, có
kế hoạch khai thác và ban hành những quy định cụ thể về khai thác nguồn này
3.2 Bảo vệ môi trường đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất
Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch và các văn bản pháp quy quản lý tàinguyên đất, bảo đảm việc quản lý và sử dụng đất trống có hiệu quả Việc sửdụng các hệ sinh thái, và địa lý đặc thù phải dựa trên cơ sở cân bằng sinh thái vàqui hoạch các khu bảo tồn
Tăng cường các biện pháp quản lý, luật pháp và các biện pháp hỗ trợ đểgiải quyết hài hoà các mâu thuẫn trong sử dụng đất với bảo vệ môi trường, giữakhai thác khoáng sản với tài nguyên đất và các dạng tài nguyên khác
3.3 Bảo tồn đa dạng sinh học
Các bộ, ngành và địa phương cần phối hợp tổ chức thực hiện tốt các nộidung kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học, đồng thời tiến hành cácchương trình bảo vệ, tăng cường tài trợ, quản lý các vườn quốc gia, công viênbiển, mở rộng các khu bảo vệ, phân cấp cho địa phương, các tổ chức đoàn thể vàcộng đồng quản lý những khu hệ bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với năng lựccủa từng đơn vị
Ðể bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả cần nâng độ che phủ rừng lên40% diện tích, trong đó khoảng 20-30% rừng đặc dụng(bảo vệ) và khoảng10-20% rừng sản xuất Phải coi tăng diện tích rừng như là một biện pháp hữu hiệucân bằng sinh thái tự nhiên giữa các hệ sinh thái và chất lượng môi trường
Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học các hệ sinh tháirừng phải đồng bộ với việc bảo vệ các hệ sinh thái biển và xem đó là một nộidung quan trọng của chiến lược này
3.4 Bảo vệ môi trường không khí
Với chức năng và nhiệm vụ của mình, từng đơn vị sản xuất, kinh doanh
và các cơ quan quản lý phải kiểm soát chặt chẽ việc phát thải khí CO2, SO2,CO,
ô nhiễm bụi do các hoạt động sản xuất công nghiệp, năng lượng, xây dựng, nông