Chủ động phòng chốn gô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường:

Một phần của tài liệu những thách thức của môi trường thế giới và việt nam và các biện pháp quản lý nhà nước chủ yếu để giảm thiểu các thách thức đó (Trang 32 - 36)

V. NHỮNG THÁCH THỨC KHÁC

9. Chủ động phòng chốn gô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường:

suy thoái môi trường:

Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật bảo vệ môi trường về báo cáo đánh giá tác động môi trường trong việc xét duyệt cấp phép các quy hoạch,

các dự án đầu tư. Nếu báo cáo đánh giá tác động môi trường không được chấp nhận thì không cho thực hiện các quy hoạch, dự án này.

Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, căn cứ vào kết quả đánh giá tác động môi trường các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố tổ chức phân loại các cơ sở gây ô nhiễm và có kế hoạch xử lý phù hợp: cơ sở nào gây ô nhiễm quá mức cho phép, thì phải quy định thời gian xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, cơ sở nào gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất thì kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc di chuyển địa điểm.

Áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng. Các đô thị, các khu công nghiệp phải sớm có và thực hiện tốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại, chất thải bệnh viện.

Chính phủ khẩn trương thông qua kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển, kế hoạch nghiên cứu khắc phục hậu quả chất độc hoá học dùng trong chiến tranh đối với môi trường và con người.

KẾT LUẬN

Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự tác động của con người như: phá rừng, hậu quả của công nghiệp hóa (chất thoải công nghiệp), gia tăng dân số, tàn phá hệ sinh thái(đánh bắt, khai thác quá mức), đắp đê ngăn nước(làm thủy điện, trữ nước).v.v.. Hậu quả của nó là con người phải chịu nhiều thiên tai, dịch họa như sóng thần, động đất, lũ lụt gây thiệt hại rất lớn về vật chất và sinh mạng con người.

Tuy thực tế hậu quả của ô nhiễm môi trường tự nhiên đã và đang diễn ra nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tàn phá môi trường của con người vì mục tiêu kinh tế. Hiện nay, nhiều tổ chức môi trường mang tính quốc tế đang cố gắng thực hiện nhiều chương trình nhằm cứu lấy môi trường toàn cầu. Với vai trò quản lý nhà nước, Chính phủ Việt Nam nên tích cực tham gia thực hiện tất cả các chương trình phù hợp với đặc điểm của Việt Nam.

Riêng ở nước ta, tình trạng phá rừng còn rất phổ biến, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng nguyên sinh. Chính phủ nên có biện pháp mạnh đối với nạn “lâm tặc”, có chính sách ưu đãi đối với các hộ được khoán giữ và

trồng rừng. Chính phủ phải mạnh dạng đầu tư cho các nhà khoa học chuyên ngành nghiên cứu tái sinh, phục hồi và bảo tồn rừng theo kế hoạch dài hạn.

Người dân Việt Nam còn thiếu nhiều kiến thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước, đất, rừng, hệ sinh thái. Vấn đề đánh bắt bừa bãi, khai thác cạn kiện nguồn hải sản, thú rừng quý hiếm; khai thác không có kế hoạch nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất.v.v. là rất phổ biến. Chính phủ, chính quyền địa phương phải có biện pháp giáo dục môi trường để người dân nhận thức được tầm quan trọng của môi trường. Trước mắt, nên dùng Luậtquy định rõ các hình thức phạt thật nặng để tránh ngay các thực trạng nêu trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.

2. Nghi định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ

Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Luật Tài nguyên nước 1998.

4. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.

5. Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng

6. Tài liệu giảng dạy của PGS.TS Nguyễn Đức Lương - Giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu những thách thức của môi trường thế giới và việt nam và các biện pháp quản lý nhà nước chủ yếu để giảm thiểu các thách thức đó (Trang 32 - 36)