1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp với tư cách chủ sở hữu

104 503 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 636,5 KB

Nội dung

Việc thừa nhận sở hữu tư nhân và tạo điềukiện cho kinh tế tư nhân phát triển; việc giao ruộng đất cho hộ gia đình nôngdân sử dụng ổn định và lâu dài với 7 quyền chuyển nhượng, thừa kế, t

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Mục đích, nhiệm vụ 5

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Những đóng góp của đề tài luận văn 6

6 Kết cấu của luận văn 7

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỚI TƯ CÁCH CHỦ SỞ HỮU 8

1.1 Tổng quan Doanh nghiệp Việt Nam 8

1.1.1.Khái niệm về doanh nghiệp 10

1.1.2 Phân loại doanh nghiệp 12

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn nhà nước trong nền kinh tế quốc dân 13

1.1.4 Phương thức tác động vào nền kinh tế quốc dân của nhà nước thông qua DNVSHNN 14

1.2 Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp với tư cách nhà nước tham gia vốn chủ sở hữu 16

1.2.1 Sự cần thiết của QLNN đối với doanh nghiệp 16

1.2.2 Yêu cầu QLNN với tư cách chủ sở hữu vốn trong các

doanh nghiệp 18

1.2.3 Nội dung QLNN với tư cách chủ sở hữu trong các

doanh nghiệp 20

1.2.3.1 QLNN đối với doanh nghiệp nói chung 20

1.2.3.2 QLNN với tư cách chủ sở hữu 28

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỚI TƯ CÁCH CHỦ SỞ HỮU 32 2.1 QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP SAU CHUYỂN

Trang 2

2.1.1 Hoàn cảnh đổi mới doanh nghiệp nhà nước 32

2.1.2 Quá trình đổi mới doanh nhiệp nhà nước 35

2.1.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước 37

2.2 THỰC TRẠNG QLNN VỚI TƯ CÁCH CHỦ SỞ HỮU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 44

2.2.1 Thực trạng thể chế QLNN đối với doanh nghiệp với tư cách chủ sở hữu 44

2.2.2 Thực trạng về tổ chức, bộ máy quản lý doanh nghiệp với tư cách chủ sở hữu 52

2.2.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công nhân trong Doanh nghiệp có sở hữu vốn Nhà nước 54

2.2.3.1 Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước 54

2.2.3.2 Chất lượng lao động làm việc trong khu vực

doanh nghiệp NN 55

2.2.3.3 QLNN về lao động đối với doanh nghiệp sở hữu vốn

nhà nước 57

2.3 MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SỞ HỮU VỐN

NHÀ NƯỚC 59

2.3.1 Nhận thức của cán bộ và cơ quan nhà nước về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước 59

2.3.2 Những hạn chế về cơ chế chính sách quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước 60

2.3.3 Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến chế độ chính sách của Nhà nước về cổ phần hóa 63

2.3.4 Sự điều hành, phối hợp có tính chất liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành 64

2.3.5 Năng lực cán bộ quản lý nhà nước và các doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước 65

Trang 3

CHƯƠNG 3.QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỚI TƯ CÁCH CHỦ SỞ HỮU 71 3.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN CÓ VỐN NHÀ NƯỚC 72 3.1.1 Quan điểm chỉ đạo có tính lâu dài và bền vững 72 3.1.2 Xây dựng đồng bộ các quan điểm về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp CP có vốn nhà nước 74 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG 78 3.2.1 Các chủ trương, chính sách về cổ phần hoá và doanh nghiệp CP

có vốn nhà nước 78 3.2.1.1 Tích cực thực hiện phổ biến, tuyên truyền vai trò của doanh nghiệp CP có vốn nhà nước 78 3.2.1.2 Sửa đổi, bổ sung các thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp

CP có vốn nhà nước 80 3.2.2 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, ban hành đồng bộ và hoàn chỉnh

hệ thống pháp luật đối với doanh nghiệp CP có vốn nhà nước 83 3.3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN CÓ VỐN NHÀ NƯỚC 85 3.3.1 Các giải pháp về bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các

doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước 85 3.3.2 Các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp CP có vốn nhà nước 86 3.3.3 Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước CP có vốn nhà nước

88

3.3.4 Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp CP

có vốn nhà nước 91 3.3.5 Đẩy mạnh công tác cán bộ quản lý nhà nước và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tại doanh nghiệp CP có vốn nhà nước 95 3.3.5.1 Đối lập cán bộ quản lý nhà nước 95 3.3.5.2 Đối với cán bộ tại doanh nghiệp 95 3.3.6 Các giải pháp về việc quản lý lao động tại doanh nghiệp CP có vốn nhà nước 96

Trang 4

3.3.7 Các giải pháp về quản lý nhà nước về đất đai, công sản đối với doanh nghiệp CP có vốn nhà nước 97 3.3.8 Các giải pháp về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp CP có vốn nhà nước 98 3.3.9 Những giải pháp về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối và cổ phần đặc biệt 100 KẾT LUẬN 102

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Theo số liệu thống kê năm 2007 của Tổng cục Thống kê, kinh tế Nhànước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam: đóng góp hơn 40%tổng thu ngân sách; tạo việc làm cho 9% tổng số lao động Thế nhưng, theoxếp loại doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính, trong tổng số doanh nghiệpnhà nước được xếp hạng, thì chỉ có 44,4% xếp loại A, 39,5% xếp loại B,16,1% xếp loại C; 19,5% số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Thực tế cũng chothấy, đầu tư vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp còn dàn trải, chưa tập trungvào những lĩnh vực quan trọng, chiến lược mà Nhà nước cần chi phối Mặtkhác, công tác quản lý vốn còn nhiều đầu mối với nhiều cơ chế khác nhau,dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn nhà nước chưa cao

Thực trạng sử dụng vốn nhà nước chưa hiệu quả Việc quản lý chồngchéo, khó phân xử trách nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp Xuấtphát từ những vấn đề trên hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanhnghiệp cổ phần có vốn nhà nước càng được đặt ra gay gắt

Trong thời gian gần đây, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoahọc, các bài báo, tham luận cũng như hội thảo đã đánh giá thực trạng quản lývốn của nhà nước và quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cổ phần cóvốn của nhà nước, đã đưa ra các giải pháp để công tác quản lý nhà nước đốivới loại hình doanh nghiệp này được hiệu quả hơn Tuy nhiên, cả về lý luận

và thực tiễn, quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp cổ phần có vốnnhà nước còn được ít nghiên cứu một cách toàn diện

Do tính cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn của vấn trên, tôi chọn đề tài

“Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp với tư cách chủ sở hữu” làm đề tài nghiên cứu của luận văn cao học.

2 Mục đích, nhiệm vụ

- Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lýnhà nước với tư cách chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước.Làm rõ thực trạng các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước với tư cách làchủ sở hữu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước đối với

Trang 6

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu về đặc điểm doanh nghiệp có vốn nhà nước và quản lý nhànước đối với loại doanh nghiệp này với tư cách chủ sở hữu

+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp cóvốn nhà nước, rút ra những vấn đề tồn tại cần hoàn thiện, đặc biệt là nhữngbất cập trong quản lý nhà nước

+ Đề ra một số quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp có vốn nhà nước với tư cách chủ sở hữu trong thời gian tới ởnước ta

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các doanh nghiệp cổ phần có vốn củanhà nước ở nước ta hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu doanh nghiệp cổ phần có vốncủa nhà nước và quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này Đề tàitập trung vào nghiên cứu các chủ trương, chính sách cũng như các giải pháptầm vĩ mô về quản lý nhà nước, không đi vào nghiên cứu cụ thể quản trị trongnội bộ doanh nghiệp

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta, đề tài sử dụng các biện phápnghiên cứu chủ yếu là: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, khảo sát, phântích tổng hợp, phân tích thống kê…Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài có khảosát, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới nhằm đối chiếu sosánh, tìm ra những giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu

5 Những đóng góp của đề tài luận văn

Đề tài nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và hệ thống cơ sở lýluận về doanh nghiệp cổ phần có vốn của nhà nước và quản lý nhà nước đốivới loại hình doanh nghiệp này, đồng thời, đánh giá, phân tích thực trạng hệthống doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước, đề xuất các luận cứ khoa học,các quan điểm phương hướng và đưa ra hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lýnhà nước với tư cách chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cổ phần có vốnnhà nước ở nước ta, phù hợp với tiến trình của đất nước, đáp ứng yêu cầu màĐảng và Nhà nước ta đặt ra

Trang 7

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP VỚI TƯ CÁCH CHỦ SỞ HỮU

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP VỚI TƯ CÁCH CHỦ SỞ HỮU

Chương 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNQLNN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỚI TƯ CÁCH CHỦ SỞ HỮU

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỚI TƯ CÁCH CHỦ SỞ HỮU

1.1 Tổng quan Doanh nghiệp Việt Nam

Thập niên 1980 Chính sách đổi mới được chính thức thực hiện từ Đạihội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986, để cứu đất nướckhỏi rơi vào khủng hoảng triền miên và ngày càng trầm trọng hơn, buộc phảichuyển đổi mô hình kinh tế tổng quát Mô hình kinh tế mới mà chúng ta lựachọn là: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy chúng ta vẫncòn đề cập đến chủ nghĩa xã hội, song, đó chỉ là định hướng cho tương lai,một tương lai còn khá xa, cái chính, cái trước hết vẫn là nền kinh tế thịtrường Trên thực tế, chúng ta cũng đã cố gắng tạo dựng cho đất nước mộtnền kinh tế thị trường thực thụ Việc thừa nhận sở hữu tư nhân và tạo điềukiện cho kinh tế tư nhân phát triển; việc giao ruộng đất cho hộ gia đình nôngdân sử dụng ổn định và lâu dài với 7 quyền (chuyển nhượng, thừa kế, thếchấp, cho thuê, chuyển đổi, cho hoặc tặng, góp vốn để kinh doanh); việc nỗlực hình thành đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế (Thị trường vậttư-hàng hoá, thị trường tài chính-tiền tệ; thị trường khoa học - công nghệ; thịtrường lao động, thị trường đất đai - bất động sản), cũng như việc nỗ lực cảicách thể chế kinh tế, làm cho thể chế kinh tế của chúng ta ngày càng phù hợphơn với thế giới, v.v Để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế chúng ta đã hình thànhthừa nhận sự tồn tại đồng thời, song song hình thức sở hữu tư nhân, sở hữunhà nước với têu biểu là các doanh nghiệp, nhà máy, công ty nhà nước có sựtích tụ và huy động tư bản nhà nước (nhằm khắc phục những nhược điểm củakinh tế thị trường) Việc đổi mới nền kinh tế và tạo ra tổ chức gọi là “doanhnghiệp” đó là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường do doanh nghiệp có vịtrí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là một bộ phận cấu thành nền kinh tế

và chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gần đây, hoạtđộng của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng

và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế

xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim

Trang 9

ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả cácvấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo

Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơcấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơcấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương

Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh

là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thếmạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập

Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bền vững

về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề

xã hội, thực tế đó đã được phản ảnh qua kết quả hoạt động của DN sẽ đượcphân tích ở phần sau Chính vì vậy để đổi mới và phát triển nền kinh tế từ tậptrung bao cấp sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước banhành đồng bộ, đầy đủ, hoàn thiện hệ thống pháp lý (lập pháp, hành pháp, tưpháp ) giúp từng bước đổi mới và phát triển kinh tế thị trường như:

 1990: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chếhóa chính thức và đầy đủ hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân Bắtđầu có chủ trương thực hiện cổ phần hóadoanh nghiệp Nhà nước

 Tháng 5 năm 1990: Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp

 1993: Bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốctế

 2000: Luật Doanh nghiệp ra đời

 2001: Ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 2002: Tự do hóa lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng

 2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực

 2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam

chấp nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân

 7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới

Mặc dù vậy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều yếu kém như các

Trang 10

kinh tế thị trường của nước ta, số lượng còn ít, quy mô còn nhỏ bé, năng lựcmọi mặt, đặc biệt là việc tham gia hội nhập với quốc tế còn rất hạn chế Hệthống các loại thị trường: Thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường khoa học -công nghệ, thị trường lao động, thị trường đất đai-bất động sản ở nước ta đangtrong quá trình hình thành, vì thế nó còn rất sơ khai, yếu ớt và hoạt động chưatheo quy luật của kinh tế thị trường Chính điều này làm hạn chế, chậm quátrình đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một cáchsâu rộng, triệt để.

1.1.1.Khái niệm về doanh nghiệp

Trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế ở bất kỳ một quốc gianào, doanh nghiệp cũng là một đơn vị cơ sở, một tế bào của cả nền kinh tế, lànơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là nơi trực tiếp phối hợp cácyếu tố sản xuất một cách hợp lý để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ một cách cóhiệu quả nhất Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật vàthông tin, các hình thức tổ chức doanh nghiệp ngày càng đa dạng, các loại sởhữu doanh nghiệp ngày càng phong phú Do đó nếu đứng trên các quan điểmkhác nhau thì có các định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp

1 Theo quan điểm của nhà tổ chức: Doanh nghiệp là tổng thể các phương

tiện, máy móc, thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt được mộtmục đích

2 Theo quan điểm mục tiêu cơ bản cho mọi hoạt động của mọi doanh nghiệp

là lợi nhuận: Doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, thông qua đó, trong

khuôn khổ một số tài sản nhất định người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuấtkhác nhau nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường nhằm thu

về một khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm

3 Theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh

doanh

nhằm thực hiện một, hoặc một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trìnhđầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc thực hiện các nhiệm vụ nhằmmục đích sinh lãi

4 Theo quan điểm lý thuyết hệ thống: Doanh nghiệp là một bộ phận hợp

thành

Trang 11

trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sức tác độngtương hỗ lẫn nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà nhà nước đặt

ra cho hệ thống kinh tế đó nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội.Mỗi định nghĩa nêu trên đều được phát biểu dựa trên các quan điểm khácnhau, nếu tổng hợp các định nghĩa của các quan điểm khác nhau đó khái niệm

về doanh nghiệp sẽ toàn diện hơn

Định nghĩa: - Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ

chức nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trên thịtrường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận, trên cơ sở tôn trọng pháp luậtnhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng

-Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học.Doanh nghiệp như một cái áo khoác (phương tiện) để thực hiện ý tưởng kinhdoanh Muốn kinh doanh, thương nhân phải chọn lấy cho mình một trong sốnhững loại hình mà pháp luật quy định

- Doanh nghiệp về góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanhnghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, khái niệm vềdoanh nghiệp như sau: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tàisản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định củapháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh "

Về thực chất doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổchức, nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thịtrường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật phápcủa nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng

Từ định nghĩa trên, có thể rút ra đặc điểm hoạt động của doanh nghiệpnhư sau:

Chức năng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp là 2 chức năngkhông thể tách rời nhau, ngược lại chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và tạothành một chu trình khép kín trong hoạt động của doanh nghiệp

Tối đa hóa tiêu dùng là mục tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp, tuynhiên đi kèm mục tiêu kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp còn hướng tớinhững mục tiêu xã hội nhất định

Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phải chấp nhận sự cạnh

Trang 12

chiến lược sản xuất kinh doanh thích ứng cũng như phải có công cụ, giải phápphù hợp để thực hiện chiến lược đó.

1.1.2.Phân loại doanh nghiệp

Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp:

Thứ nhất, dưới góc độ các thành phần kinh tế doanh nghiệp được chia

thành:

- Doanh nghiệp nhà nước;

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thứ hai, căn cứ vào trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp, doanh

nghiệp được chia thành: doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệptrách nhiệm vô hạn

Thứ ba, căn cứ vào cơ cấu chủ sở hữu và phương thức góp vốn vào doanh

nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp một chủ sở hữu (doanhnghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) và doanh nghiệpnhiều chủ sở hữu (công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công tyhợp danh)

Thứ tư, căn cứ vào loại hình tổ chức và hoạt động, doanh nghiệp được

chia thành: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh

và doanh nghiệp tư nhân

nhà nước là một thành viên cổ đông, góp vốn từ nguồn ngân sách nhà nước,

các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với

phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trongphạm vi phần vốn của mình góp vào công ty, như vậy trách nhiệm pháp lýcủa các thành viên trong công ty là trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần

vốn góp của mình được gọi chung là Doanh nghiệp cổ phần có vốn sở hữu

nhà nước (DN CP VSHNN).

Nhà nước góp vốn cùng với các chủ nhân khác để thành lậpDNVSHNN với nhiều mức độ góp vốn khác nhau, nhiều đối tác khác nhautùy theo nhu cầu tình hình phát triển kinh tế- chính trị- xã hội trong dài hạn

mà Nhà nước thành lập góp vốn, do đó có nhiều loại Doanh nghiệp có vốngóp sở hữu Nhà nước được thành lập như sau:

Trang 13

- Căn cứ vào tỷ lệ vốn nhà nước mà người ta chia thành DNVSHNN có

cổ phần chi phối của nhà nước (trên 50% và dưới 50% nhưng ở thế vượt trội)

và DNVSHNN mà Nhà nước chỉ là một cổ đông bình thường

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn nhà nước trong nền kinh tế quốc dân

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phậnchủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP) Những năm gần đây, hoạtđộng của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng vàphát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xãhội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạchxuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xãhội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo Doanh nghiệp là yếu tố quantrọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như:

Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa cácvùng, địa phương

Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh

là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thếmạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.Vai trò DNVSHNN đối với nền kinh tế của như sau:

Thứ nhất, là công cụ của nhà nước để nhà nước thực hiện quản lý trên

vĩ mô nền kinh tế

Thứ hai, thu hút, tích tụ và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn Ở thời

kỳ đầu thế giới phẳng đều thiếu vốn trầm trọng cho đầu tư kỹ thuật, đổi mớicông nghệ là đầu mối, đối tác quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài

và các tập đoàn lớn trên thế giới, tiếp nhận các nguồn vốn để cung cấp sảnphẩm, dịch vụ cho thị trường trong nước và dần dần cho thị truờng quốc tế

Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội Sự đa dạng và linh hoạt

trong quá trình hoạt động của các DN góp phần làm cho cơ cấu kinh tế có sựchuyển dịch sang sản phẩm có giá trị cao Cơ cấu ngành nghề thay đổi đáng

kể từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ

Trang 14

Thứ tư, ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật, tiếp nhận và chuyển

giao công nghệ Việc ứng dụng và phát triển khoa học kỹ thuật được đặc biệtchú trọng

Thứ năm, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Tập đoàn chỉ có thể

thành công khi có đội ngũ các nhà quản lý giỏi, đội ngũ công nhân lành nghề,

vì chỉ có họ mới có khả năng tiếp thu, vận dụng, sáng tạo các tiến bộ khoa họccông nghệ để đưa ra thị trường các sản phẩm, các dịch vụ đủ sức cạnh tranh

DN VSHNN đóng góp rất lớn vào quá trình hình thành đội ngũ các nhà quản

lý, các cán bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng, đóng góp to lớn vào công cuộcphát triển nguồn nhân lực quốc gia

Thứ năm, thúc đẩy hội nhập kinh tế Bên cạnh việc công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, còn đóng vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế.Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh ra nước ngoài mang lại lợi ích chocác nền kinh tế trên toàn cầu Hoạt động thương mại, đầu tư của thế giới làmtăng tính phụ thuộc và gắn kết lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa các quốcgia và các vùng lãnh thổ

1.1.4 Phương thức tác động vào nền kinh tế quốc dân của nhà nước thông qua DNVSHNN

Doanh nghiệp là thành phần cơ bản chủ yếu tạo ra (GDP) và là mộttrong những thước đo sức khỏe nền kinh tế quốc dân Nhà nước muốn cácdoanh nghiệp này thực hiện các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế xãhội, tuân thủ pháp luật… Nhưng nhiều khi mong muốn của Nhà nước không

dễ thực hiện bằng những công cụ cưỡng chế, hình sự hay hành chính, cũngnhư không thể thực hiện ngay bằng các công cụ tuyên truyền, thuyết phục màchỉ thực hiện được bằng cách lập ra các DNVSHNN Chính nhữngDNVSHNN này giúp cho Nhà nước thực hiện được các mong muốn của mìnhbằng các cách sau:

Cách tác động trực tiếp cách 1 Nhà nước can thiệp trực tiếp và đốitượng doanh nghiệp thông qua người đại diện, nguồn vốn, quy định chế tài vềchức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoat động của doanh nghiệp Để làm đượcđiều này nhà nước cần phải thực hiện nắm được những công việc sau:

- Nhà nước nhìn nhận rõ các mong muốn của mình một cách có hệthống đối với hệ thống doanh nghiệp nói chung, đồng thời đặt ra những mong

Trang 15

muốn cụ thể đối với từng doanh nghiệp lớn hoặc nhóm doanh nghiệp cùngloại

- Căn cứ vào các kết quả xác định được về các đơn vị sản xuất kinhdoanh nơi mà Nhà nước đặt những mong muốn, Nhà nước quyết định đưavốn nhà nước vào, mức vốn này đủ để Nhà nước gây ảnh hưởng đối vớidoanh nghiệp để doanh nghiệp này phải thực hiện những mong muốn của Nhànước

- Nhà nước cử người đại diện cho Nhà nước trong việc làm chủ số vốngóp với tư cách cổ đông Người đại diện được trao nhiệm vụ và được trang bịkiến thức để họ có khả năng sử dụng quyền cổ đông của mình trong việc làmcho doanh nghiệp thực hiện những mong muốn của Nhà nước

- Nhà nước thường xuyên giám sát, hỗ trợ người đại diện vốn để họ cóthể làm tròn nhiệm vụ của mình

Để thực hiện quản lý đối với các DNVSHNN ngoài những phương thứcchung về quản lý hành chính Nhà nứơc, nhà nứơc trực tiếp dùng các phươngthức chủ yếu đựơc thể hiện qua sơ đồ sau:

Cách tác động gián tiếp cách 2 Cách nhà nước tác động vào thànhphần trung gian và gián tiếp ảnh hưởng đồng thời điều tiết doanh nghiệp hànhđộng theo ý muốn của mình (như các doanh nghiệp phụ trợ, môi trường hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách, quyết định hành chính

(1)cách tác động trực tiếp

Trang 16

đây ảnh hưởng trên phạm vi rộng và không chỉ các doanh nghiệp có sở hữuvốn nhà nước mà còn các thành phần tham gia hoạt động kinh tế - chính trị -

xã hội khác Trong phạm vi đề tài này xin không đề cập nhiều đến cách tácđộng gián tiếp này

1.2 Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp với tư cách nhà nước tham gia vốn chủ sở hữu

1.2.1 Sự cần thiết của QLNN đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của bất cứquốc gia nào Doanh nghiệp là đơn vị sáng tạo, cơ sở sản xuất ra hàng hoá vàdịch vụ, thu hút chủ yếu nguồn lực của xã hội và trao đổi hàng hoá, dịch vụtrên thị trường, trực tiếp tạo ra tổng sản phẩm quốc nội GDP (GDP là tổng sảnphẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của GrossDomestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuốicùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời giannhất định, thường là một năm Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó cònđược gọi là tổng sản phẩm quốc nội Mọi chủ trương, đường lối và chínhsách của Đảng và Nhà nước, cũng như của các cấp quản lý cần tạo ra nhữngđiều kiện tốt cho doanh nghiệp phát triển, làm ăn có hiệu quả nhằm góp phầnvào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhà nước cần thiếttham gia quản lý sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế là do:

1 Hoạt động kinh tế là hoạt động trọng yếu của xã hội, của một quốcgia;

2 Nền kinh tế quốc dân, thị trường thường có tính chu kỳ, dễ có nhữngbiến động to lớn;

3 Tư nhân không dễ dàng đầu tư vào các hoạt động cần thiết cho phát triểnnền kinh tế, phát triển xã hội, vào các vấn đề chung liên quan đến nhiều địaphương, nhiều đơn vị, liên quan đến tương lai xã hội bởi vì ít lãi hoặc khó thu hồivốn

4 Có những sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp, đưa ra cho xã hộitiêu dùng việc kiểm định được chất lượng rất khó khăn dó thiếu máy mócphương tiện con người cho nên có phần nào đó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ,đến môi trường lao động, môi trường sinh thái;

Trang 17

5 Các chủ doanh nghiệp trong quá trình chạy đua tìm kiếm, săn lùng lợinhuận dễ thoả hiệp với nhau đi đến độc quyền làm ảnh hưởng đến lợi ích củangười tiêu dùng, chèn ép quyền lợi của người làm công, sử dụng các nguồn tàinguyên thiên nhiên kém hiệu quả, cạnh tranh thô bạo với nhau, xung đột vớinhau;

6 Trong xã hội tồn tại những lĩnh vực, lực lượng quan trọng cần đượcđảm bảo đầu tư và điều tiết thu nhập;

7 Sự tham gia, hoà nhập với kinh tế của các nước khác, chịu sức épcạnh tranh quốc tế,

Vì những lý do trên nhà nước cần tham gia vốn Cũng vì những hạn chếcủa doanh nghiệp tư nhân tác động xấu đối với kinh tế-chính trị-xã hội nhànước cần tham gia vốn, cần quản lý Nhưng để điều hành doanh nghiệp, sửdụng đồng vốn của mình sao cho hiệu quả nhà nước phải quản lý doanhnghiệp có sở hữu vốn nhà nước trên các góc độ:

b Chánh tình trạng thất thoát vốn đầu tư của nhà nước làm ảnhhưởng tới tình trạng nợ công Thất thoát vốn ở đây được hiểukhông giới hạn là vốn bằng tiền mà tất cả những gì tính đượcbằng tiền ví dụ: khoa học kỹ thuật, người lao động được nhànước đặc phái, mục đích hoạt động an ninh quốc phòng trongmột giai đoạn, tài nguyên được nhà nước ưu tiên khai thác,những lợi thế tương đối được tạo ra từ chính sách quản lý nhànước

c Ngăn chặn kịp thời những hoạt động không đúng với đường lốichủ chương của Đảng và nhà nước làm ảnh hưởng lâu dài, tổnthất to lớn tới kinh tế-chính trị-xã hội và làm sai lệch, làm giảmhiệu quả đầu tư hay chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốcgia trong dài hạn

d Sử dụng Doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước trong việc điềuchỉnh và hạn chế tác động xấu do mặt trái của cơ chế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Đồng thời điều chỉnh và hạn chếnhững tác động do hoat động của chính các doanh nghiệp nàysản sinh ra

Trang 18

1.2.2 Yêu cầu QLNN với tư cách chủ sở hữu vốn trong các doanh nghiệp

Đảng ta chủ trương phát triển và nâng cao hiệu quả của các thành phầnkinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó kinh tế nhànước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần dầntrở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.Tính chất nhiều thành phần kinh

tế là nét đặc trưng có tính quy luật của nền kinh tế quá độ lên CNXH ở nước

ta Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quá độ luôn luôn vận động, pháttriển trong mối quan hệ, tác động qua lại, đan xen trong cơ cấu kinh tế quốcdân thống nhất, trên cơ sở vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh vớinhau trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và bình đẳng trước phápluật Ở nước ta hiện nay sở hữu nhà nước được hiểu là sở hữu toàn dân màNhà nước là đại diện Sở hữu nhà nước là trình độ thấp hơn của sở hữu toàndân Trong thời kỳ quá độ lên CNXH và trong giai đoạn XHCN chỉ mới có sởhữu nhà nước Nhà nước đại diện cho toàn dân sở hữu những tài nguyên thiênnhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước…, của toàndân, của toàn xã hội Nhà nước không những sở hữu mà còn nhân danh toàndân, toàn xã hội tổ chức quản lý, sử dụng và phân phối những sản phẩm đượctạo ra từ những tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước… Nhưngmuốn thực hiện được điều đó phải thực hiện được lợi ích kinh tế của sở hữunhà nước Nếu không có lợi ích kinh tế thì sở hữu nhà nước chỉ là danh nghĩa.Điều đó đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữucủa Nhà nước đối với những tài nguyên, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngânsách nhà nước… của chung, của toàn dân, của toàn xã hội Doanh nghiệp cóvốn sở hữu nhà nước là doanh nghiệp được giao quyền sử dụng những tàinguyên, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước… thuộc sở hữu nhànước Vì vậy mà yêu cầu đòi hỏi QLNN với những doanh nghiệp này phải có

nghĩa vụ trách nhiệm với khối tài sản và nhà nước, xã hội, toàn dân như sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp thông qua việc doanh nghiệp nộp thuế cho

Nhà nước phần này được coi là trách nhiệm của việc sủ dụng những tài sản,vốn… chung của toàn xã hội, đồng thời giúp công bằng và phân chia lại tàisản xã hội, cũng như sáng tạo tài sản của cải vật chất cho toàn xã hội thì mớithực hiện được lợi ích kinh tế của sở hữu nhà nước Doanh nghiệp có sở hữu

Trang 19

vốn nhà nước, các sở hữu đất đai, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tưliệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước, lực lượng dự trữ thực hiện tốt cácchính sách và hoạt động quản lý, điều hành kinh tế của Nhà nước, bao hàmkhả năng tổ chức và hoạch định chính sách đúng đắn của Nhà nước, bao hàm

sự gắn kết hợp lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước,luật pháp và hiệu lực quản lý của nhà nước Doanh nghiệp có sở hữu vốn nhànước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý

là công cụ để phục vụ cho mục tiêu của chủ đầu tư, hoạt động kinh doanhhoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội doNhà nước giao Doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước là loại hoạt động kinhdoanh vì mục tiêu lợi nhuận, một phần lợi ích công như những tổ chức kinh tếđang quản lý, duy tu, bảo dưỡng cơ sở kinh tế hạ tầng (cầu, đường, sân bay,bến cảng…)

Thứ hai, Doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước là nắm giữ những vị trí

gần như then chốt, yết hầu, xương sống của nền kinh tế, do đó nó có khảnăng, có điều kiện chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, bảođảm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã định

Thứ ba, Doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước là lực lượng bảo đảm

cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế; là lực lượng có khả năng can thiệp,điều tiết, hướng dẫn giúp đỡ và liên kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh

tế khác cùng phát triển

Thứ tư, Doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước có thể tác động tới các

thành phần kinh tế khác không chỉ bằng các công cụ và đòn bẩy kinh tế, màcòn bằng con đường gián tiếp, thông qua những thiết chế và hoạt động củakiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa

Thứ năm, Doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước là dẫn đầu trong việc

ứng dụng khoa hoc – công nghệ hiện đại, tiên tiến; do đó nó có nhịp độ pháttriển nhanh, đóng góp phần lớn cho ngân sách nhà nước, và tự tích tụ để cóthể không ngừng tái sản xuất mở rộng

Thứ sáu, Doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước là lực lượng nòng cốt

hình thành các trung tâm kinh tế, đô thị mới; là lực lượng có khả năng đầu tưvào những lĩnh vực có vị trí quan trọng sống còn, nhưng đòi hỏi vốn lớn mà

Trang 20

1.2.3 Nội dung QLNN với tư cách chủ sở hữu trong các doanh nghiệp

1.2.3.1 QLNN đối với doanh nghiệp nói chung

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây:

 Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hợp lý và ổn định

 Tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân

 Ổn định giá cả, giữ tỷ lệ lạm phát ở mức thấp

 Cân bằng tích cực trong cán cân thanh toán quốc tế

 Ổn định tỷ giá hối đoái

 Phân bố tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế quốc dân

 Có được ngày càng nhiều lợi thế so sánh trong quan hệkinh tế với các nước khác

Để đạt được mục tiêu đó quản lý nhà nước về kinh tế phải:

 Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, trong đó có chiếnlược cơ cấu và định hướng phát triển cho các ngành ở từng giai đoạn

 Tạo môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp

 Hỗ trợ và điều tiết hoạt động cho các doanh nghiệp

 Kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp

1) Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, trong đó có chiến lược cơ

cấu và định hướng phát triển cho từng ngành là chức năng hàng đầu của Nhà nước và cũng là điểm xuất phát của quản lý nhà nước Nó sẽ là cơ sở để vạch

ra các chính sách quản lý kinh tế và cả cơ cấu nhiệm vụ của bộ máy quản lý.Đây là chức năng riêng biệt của nhà nước và nó vượt ra khỏi tầm với của cácdoanh nghiệp Việc hoạch định chiến lược nhằm vạch ra các hướng ưu tiêntrong phát triển các ngành mũi nhọn cũng như các ngành trọng điểm Căn cứ

để hoạch định chiến lược bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài tác độngđến phát triển nền kinh tế Chiến lược phát triển phải được cụ thể hoá thôngqua kế hoạch phát triển dài hạn Kế hoạch là khâu trung tâm của quản lý,

đồng thời cũng là công cụ của quản lý Kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị

trường khác về cơ bản kế hoạch hoá trong thời kỳ bao cấp Trước đây, Nhà

nước định ra hàng loạt chỉ tiêu pháp lệnh cho các doanh nghiệp, định giá đầuvào, đầu ra, chỉ định nơi mua, nơi bán, còn kế hoạch trong nền kinh tế thị

Trang 21

trường ở tầm quốc gia lại chủ yếu xuất phát từ thị trường Nhà nước không

“cầm tay, chỉ việc” cho các doanh nghiệp Trong kế hoạch đó, Nhà nước đưa

ra những thông tin và những chỉ tiêu để hướng dẫn doanh nghiệp Chính phủcông bố những chủ trương, chính sách quan trọng như: xây dựng cơ sở hạtầng phải đi trước một bước, các ngành ưu tiên phát triển là các ngành côngnghiệp trong từng giai đoạn, phát triển khoa học công nghệ và nhân lực làquốc sách hàng đầu, Kế hoạch phát triển dài hạn do Nhà nước đưa ra là căn

cứ cho các doanh nghiệp, thuộc mọi loại hình dựa vào đó để vạch ra kế hoạchcủa doanh nghiệp mình

Để cho kế hoạch nhà nước thực sự hữu ích đối với doanh nghiệp thìngoài việc đầu tư để xây dựng kế hoạch cho có cơ sở khoa học, thực tiễn, khảthi Nhà nước còn phải xây dựng hệ thống thông tin đến từng doanh nghiệp

2) Nhà nước có chức năng tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh

nghiệp hoạt động.

Với tư cách là nơi sản xuất ra các sản phẩm, các doanh nghiệp là nòngcốt của nền kinh tế Nó đảm bảo công ăn việc làm và tạo ra của cải vật chấtcho xã hội Trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển các doanhnghiệp chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố Trước hết doanh nghiệp chịu sựtác động trực tiếp của các loại thị trường như:

 Thị trường vật tư - kỹ thuật

 Các yếu tố văn hoá - địa lý

Có thể thấy rằng, ở bất kỳ nước nào Nhà nước cũng có tác động đáng

kể tới môi trường hoạt động của doanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn hoạtđộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì ngoài những nỗ lực của chính bản

Trang 22

phải xác định rằng, Nhà nước chỉ đóng vai trò “bà đỡ” cho các thị trường xuấthiện, còn việc khai thác và mở rộng thị trường là công việc của doanh nghiệp.

Môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp có thể chia thành 4 loại:

- Môi trường pháp lý: Đó là luật và các quy định làm cơ sở sở pháp lý

cho các doanh nghiệp hoạt động

- Môi trường tâm lý: là thái độ, cách nhìn nhận của Nhà nước cũng như

của nhân dân đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đối với chủdoanh nghiệp cũng như đối với những người làm việc trong doanh nghiệp đó

- Môi trường kinh tế: là toàn bộ các yếu tố kinh tế có tác động đến sự

phát triển của doanh nghiệp, trong đó cơ sở hạ tầng, các chính sách kinh tế vĩ

mô của Nhà nước, tính ổn định của nền kinh tế,

- Môi trường chính trị - xã hội: thể hiện qua đường lối phát triển xã hội,

các thành phần kinh tế, quan hệ kinh tế, chính trị với các nước trong khu vực

và trên thế giới Kinh nghiệm cho thấy, nếu như không có môi trường chínhtrị xã hội ổn định thì các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoàikhông quan tâm để đầu tư vốn để phát triển sản xuất

3) Định hướng, điều tiết, giải quyết các vấn đề chung hỗ trợ cho các

doanh nghiệp là chức năng rất quan trọng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo sự ổn định

bằng các chính sách kinh tế vĩ mô mà phải đi xa hơn bằng cách can thiệp trựctiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau

Ta đã biết cạnh tranh là điểm nổi trội nhất của kinh tế thị trường, tuynhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộcvào nỗ lực của doanh nghiệp đó (mặc dù đây là yếu tố quan trọng nhất), màcòn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: vị trí thuận lợicho giao thông, gần thị trường tiêu thụ, gần nguồn cung cấp nguyên liệu vànăng lượng, là ngành độc quyền, nói cách khác doanh nghiệp có những yếu

tố ưu đãi khác nhau Để đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh thì Nhà nước

phải đứng ra đảm nhiệm chức năng điều tiết nhằm đặt các doanh nghiệp vào một vị thế như nhau để cạnh tranh trong kinh tế thị trường Thông qua việc điều tiết cơ cấu hoạt động các doanh nghiệp, Nhà nước có thể hướng các doanh nghiệp đầu tư vào những vùng, những ngành sản xuất ra những sản

Trang 23

phẩm cần thiết góp phần thực hiện thành công các chương trình phát triển kinh tế của Nhà nước.

Hỗ trợ các doanh nghiệp cũng là một chức năng quan trọng mà chỉ cóNhà nước mới đảm nhận được Hỗ trợ doanh nghiệp không có nghĩa là baocấp, tạo nên sự ỷ lại của doanh nghiệp, mà là giúp đỡ doanh nghiệp trongnhững lúc khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, về đào tạo, về thôngtin khoa học, công nghệ, Để hỗ trợ đạt mục đích và hiệu quả mong muốn,Nhà nước phải nắm vững doanh nghiệp, hiểu rõ đặc điểm và những nhu cầucủa doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ thích ứng

4) Nhà nước phải thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát

-kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và các báo cáo khác Kiểm soát sẽ đảm bảo cho các chính sách vạch

ra được thực hiện một cách thống nhất, đồng thời đảm bảo sự bình đẳng trongcạnh tranh giữa các doanh nghiệp, chống lại các thủ đoạn cạnh tranh bất hợppháp hoặc cấu kết tạo nên độc quyền trong nền kinh tế Tuy nhiên, việc kiểmtra, kiểm soát hoạt động các doanh nghiệp không đồng nghĩa với sự can thiệpthô bạo vào hoạt động tác nghiệp, làm mất quyền tự chủ kinh doanh của cácdoanh nghiệp Việc kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước chỉ có tác dụng hữuhiệu khi có chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách thuế, chính sách tàichính - tiền tệ đúng đắn, đồng thời phải có chế độ kế toán rõ ràng, đơn giản,

dễ thực hiện và đội ngũ kiểm soát viên trung thực, có chuyên môn giỏi

Thế nhưng, cho đến nay, thể chế quản lý nước ta còn nhiều nhược điểm

mà các doanh nghiệp thường khái quát lại là "4 không": không rõ ràng, minh

bạch; không nhất quán (hay thay đổi); không thông suốt (trên thông thoáng,dưới bó lại); và không được thi hành nghiêm túc Bộ máy vẫn còn cồng kềnh,trách nhiệm không rõ ràng, kém hiệu lực và hiệu quả (có tình trạng "trên nói,dưới không nghe"), giải quyết công việc thường trì trệ, kéo đài Đội ngũ cán

bộ, công chức còn những người thoái hóa, biến chất, gây không ít phiền hà,nhũng nhiễu đối với người dân và doanh nghiệp

Nhà nước chỉ nên quản lý tối thiểu, nghĩa là chỉ quản lý những nội dung chủ yếu liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình tài chính, chất lượng sản phẩm, các nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện với Nhà nước

Trang 24

Đặc biệt, sau khi đăng ký kinh doanh, Nhà nước quản lý các doanhnghiệp thông qua việc theo dõi các báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quýcủa doanh nghiệp Việc đổi mới tổ chức quản lý sẽ chỉ mang lại hiệu quả nếunhư công tác quản lý có được năng lực vận hành các doanh nghiệp hoạt độngtheo nguyên tắc quản lý tài chính và hạch toán thực sự Các doanh nghiệp ítnhất phải tuân thủ nghiêm túc theo các tiêu chuẩn tài chính kế toán và thống

kê, mặt khác Nhà nước cũng cần có những thông tin bổ sung để tiến hànhkiểm tra Nếu như một doanh nghiệp không thể cung cấp được các số liệunày, thì đó là dấu hiệu chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng quản lýhoạt động kinh tế có hiệu quả Nhà nước không quản lý hoạt động kinhdoanh, vì vốn dĩ đó là chức năng của chủ doanh nghiệp Nhưng quen với cáchlàm cũ, một số người cảm thấy luật quá thông thoáng, lo rằng doanh nghiệp sẽlợi dụng làm bậy Lẽ ra mọi người, nhất là cán bộ quản lý nhà nước, cần thấyrằng tuy doanh nghiệp có được nhiều quyền rộng thật, nhưng trách nhiệm của

họ cũng rất nặng Nếu vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt, nếu sai lầm trong kinhdoanh sẽ phải trả giá đắt, có thể tới mức phá sản Chính phủ phải đẩy mạnh

cải cách nền hành chính trong quản lý kinh tế một cách đồng bộ trên cả 3 mặt

thể chế - bộ máy - công chức (con người):

* Về thể chế liên quan đến doanh nghiệp, Chính phủ cần phải tiếp tục

bổ sung và hoàn chỉnh các Luật về kinh tế thương mại và doanh nghiệp, tạohành lang pháp lý bình đẳng cho mọi loại hình, hạn chế độc quyền, khuyếnkhích cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nhất là cốgắng ban hành ngay (kịp thời sớm) các Nghị định để cụ thể hóa các Luật

* Về bộ máy và công chức Nhà nước, là vấn đề không đơn giản, nhiều khi

giải quyết nó còn khó khăn và mất nhiều thời gian hơn là nghiên cứu, thảo luận

và ban hành Luật Hiện nay hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhànước chưa cao, còn gây nhiều phiền hà sách nhiễu, đặc biệt là ở các cơ quan trựctiếp giải quyết công việc của người dân và các doanh nghiệp; mà nguyên nhânquan trọng là ở khâu cán bộ (là những công chức Nhà nước) Chính phủ cần phảithực hiện nhiều biện pháp nâng cao trách nhiệm, đạo đức, giác ngộ chính trị củađội ngũ công chức, đồng thời với việc nâng cao trình độ chuyên môn của họ, đặcbiệt là phải nhanh chóng sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, tăng cường côngtác kiểm tra năng lực phẩm chất công chức trong thi hành công vụ, chống tham

Trang 25

nhũng kiên quyết loại ra khỏi bộ máy những cán bộ thoái hóa, biến chất Tất cảcác Bộ ngành, địa phương phải chỉ đạo chặt chẽ cơ chế xin cho, xóa bỏ ngaynhững phiền hà sách nhiễu, nghiêm túc với khẩu hiệu vì nhân dân phục vụ vàphải luôn xem đó là tiêu chuẩn đạo đức của mỗi cán bộ, công chức và cả bộ máycông quyền Một yêu cầu cấp bách đang được đặt ra là đổi mới kinh tế và cảicách hành chính phải gắn bó chặt chẽ với nhau, phải được tiến hành đồng thời,cùng một nhịp, lồng vào nhau, thậm chí hai việc như là một việc, nếu không, đổimới không thể thành công Cuộc cải cách hành chính phải chăng cần hướng vàodoanh nghiệp mà xóa bỏ những gì gây phiền hà, trở ngại, gây thêm tốn kém vềthời gian và gây tốn kém cho doanh nghiệp Phải xây dựng cho được những thủtục hành chính tạo thuận lợi nhiều nhất cho công việc kinh doanh của doanhnghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo được sự quản lý cần thiết của Nhà nước Bộ máyhành chính của Nhà nước và công chức cũng phải được cải cách mạnh mẽ theohướng đó.

Không thể cứ để xẩy ra liên tục những chuyện nghịch lý: đổi mới kinh

tế đang được đẩy mạnh, có những chuyển động rất quan trọng trong thể chế quản lý, nhưng bộ máy quản lý Nhà nước và công chức chuyển đổi không kịp, đang trở thành vật cản đối với công cuộc đổi mới kinh tế Bộ máy chưa sắp xếp lại theo yêu cầu của thể chế mới; không những thế, vẫn còn một số công chức lưu luyến cung cách quản lý cũ, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy đây là một cuộc đấu tranh hết sức gay go, quyết liệtgiữa đổi mới và ngược lại với đổi mới, là thời cơ và thách thức hết sức gaygắt đặt ra cho nền kinh tế Trong khi Đảng và Nhà nước kêu gọi phát huy nộilực, giải phóng sức sản xuất, tạo môi trường kinh doanh, thì không thể cứ đểtồn tại những cơ quan, những công chức vì lợi ích cục bộ hoặc cá nhân màhành động trái ngược với quy định của luật pháp Công chức trong bộ máyNhà nước phải biết coi doanh nghiệp là những cơ sở làm ra của cải nuôi sốngtoàn xã hội, đóng thuế nuôi bộ máy Nhà nước, phải coi những doanh nhân lànhững người cần tôn vinh vì dũng cảm bỏ vốn liếng, tài năng, trí tuệ ra kinhdoanh Cần phải khắc phục tình trạng gây phiền hà, khó dễ, phân biệt đối xửgiữa các loại doanh nghiệp Cần loại trừ ngay những cán bộ, công chức thoáihóa, biến chất đã làm biến dạng, làm sai lệch những chủ trương, chính sách

Trang 26

từng nhiều lần phê phán, và càng không thể cứ chỉ để dừng lại ở việc phêphán: Bộ máy hành chính của ta trở thành "hành dân là chính" Trong lúc này,cần phải đảm bảo kỷ cương, phép nước, khắc phục tình trạng cấp dưới khôngthực hiện quyết định của cấp trên, công chức không thi hành luật pháp Xâydựng chính sách cải cách hành chính nhà nước cùng với đổi mới quản lý kinh

tế Chính những yếu kém của nền Hành chính Nhà nước đang là lực cản chủyếu đối với công cuộc đổi mới kinh tế, cản trở việc thực hiện đường lối, chủtrương phát huy nội lực, làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Vì vậy,quản lý Nhà nước cần chuyển dịch theo hướng:

- Trao lại quyền quản lý sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, bảođảm cho doanh nghiệp thực sự trở thành đơn vị sản xuất hàng hóa kinh doanh

tự chủ, tự hạch toán lãi lỗ; bảo đảm cho doanh nghiệp của các thành phầnkinh tế đều bình đẳng trong thị trường; đồng thời tăng cường sự quản lý vĩ môcủa Nhà nước, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phùhợp với yêu cầu của kinh tế vĩ mô;

- Chuyển từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp, khắc phục tìnhtrạng cơ quan nhà nước can thiệp cụ thể vào hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, như kế hoạch kinh doanh, hoạt động đầu tư, phân phối lợinhuận, tiền lương, tiền thưởng ; chuyển sang làm tốt các nhiệm vụ chủ yếu làđịnh hướng, đề ra các thể chế, chính sách quản lý vĩ mô, làm tốt các công việcnhư quy hoạch, kế hoạch phát triển, kiểm tra, giám sát

- Chuyển từ quản lý theo bộ sang quản lý theo ngành nghề (mà lâu naythường nói là xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản), xóa bỏ

sự phân biệt doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương, cũng cónghĩa là mỗi bộ, ngành chuyển từ chỗ chỉ quản lý những doanh nghiệp thuộc

bộ, ngành mình sang quản lý toàn ngành, phục vụ toàn ngành

Tổ chức bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, nhiệm vụ của tổ chức phải rõràng, nêu đầy đủ phạm vi có thẩm quyền ra quyết định, quan hệ với các cơquan có liên quan Chức năng của nó không được chồng chéo trùng lắp vớichức năng của các cơ quan khác; tập trung bộ máy có hiệu quả và gồm cáccán bộ thật sự có năng lực Số lượng cán bộ thích hợp phải tùy thuộc vàoquyết định về chức năng của tổ chức đó, nhưng điều chủ yếu là phải tạo ramột tổ chức quản lý có năng lực và không quan liêu Cần tránh việc thuyên

Trang 27

chuyển viên chức, cán bộ lãnh đạo các cơ quan nhà nước vào các DNNN, vì

kỹ năng làm công tác cơ quan dân chính không giống với kỹ năng của ngườikinh doanh, phải hết sức cố gắng để phân biệt thật rõ hai loại nghề nghiệpnày

Xây dựng các chỉ tiêu vận hành hoạt động của DN Một hệ thống đánhgiá công tác quản lý doanh nghiệp đầy đủ phải bao gồm một nguồn thông tinphù hợp đáng tin cậy và kịp thời theo các mẫu tiêu chuẩn hóa; mục tiêu, chỉ tiêu

và các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá; một cơ chế kiểm tra khách quan để điềuhành và đánh giá các kết quả; một tổ chức soạn thảo các quyết định tác động vàocác vấn đề mới phát sinh; một chương trình đẩy mạnh quản lý

Cần phát triển luồng thông tin vận hành với hệ thống các số liệu kịpthời và chính xác theo một mẫu thuận lợi sử dụng cho các cơ quan kiểm tracủa Nhà nước, đồng thời phải áp dụng các cách tính toán, phải đào tạo độingũ kế toán và cán bộ thanh tra

Muốn những chỉ tiêu này là tín hiệu thông tin rõ ràng, thì chỉ tiêu phải

ít, không trùng lắp, và có thể tính toán được Trong đó lợi nhuận là chỉ tiêuhùng hồn để xác định hiệu quả hoạt động, để phán đoán chất lượng hoạt độngcủa doanh nghiệp Tuy nhiên lợi nhuận cũng chỉ là một chỉ tiêu vô nghĩa nếudoanh nghiệp không cạnh tranh hoặc cạnh tranh không đầy đủ (nếu doanhnghiệp phải chịu đựng các thứ giá hành chính áp đặt ở đầu vào và đầu ra, nếu

có những mục tiêu khác biệt hoặc mâu thuẫn với việc tối đa hóa lợi nhuận như các tiện ích công cộng và ngành vận tải hành khách chẳng hạn) Đánh giákết quả hoạt động của các doanh nghiệp như vậy đòi hỏi phải có những kỹthuật đặc biệt và cực kỳ quan trọng, bởi vì đối với một số doanh nghiệp thuộcloại lớn, có ảnh hưỏng kinh tế cao nhất hoặc thuộc loại DNNN công ích sẽđược Nhà nước hỗ trợ nhiều

-* Một chế độ quy định dù chưa hoàn hảo hoặc chỉ quy định được phầnnào về việc xác lập các chỉ tiêu đánh giá kết quả của doanh nghiệp thì vẫn tốthơn là không có quy định nào Nền kinh tế sẽ xảy ra sự trì trệ hoặc rối loạn,nếu Nhà nước không quan tâm tốt đến các doanh nghiệp của mình

* Một cách rất tốt đối với các cơ quan quản lý là làm cho các giám đốcDNNN có trách nhiệm, là không tham gia hoặc can thiệp sâu vào các yếu tố

Trang 28

thuộc thẩm quyền của giám đốc, tốt nhất là để cho giám đốc doanh nghiệp tựgiải quyết các vấn đề phát sinh, còn Nhà nước giữ vai trò giám hộ.

* Việc đánh giá kết quả vận hành quản lý không thể thay thế cho mộtthẩm định về khả năng tồn tại của doanh nghiệp nói chung, cũng không thểthay thế cho các thẩm định về chi phí, lợi nhuận của các khoản đầu tư mớivào doanh nghiệp

Tóm lại, Nhà nước nên quản lý thông qua việc tạo môi trường hoạtđộng cho doanh nghiệp trong một trật tự ổn định Nếu Nhà nước quá chútrọng đến mục tiêu quản lý bằng sự kiểm soát và can thiệp sâu vào hoạt độngcủa doanh nghiệp, thì sẽ là hành vi cản trở

1.2.3.2 QLNN với tư cách chủ sở hữu

Quản lý nhà nước với tư cách là chủ sở hữu là “việc nhà nước sử dụng

tổng hợp các công cụ pháp luật, cơ chế chính sách tổ chức nhân sự, tài chính… tác động, điều chỉnh đến hoạt động của Doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước thông qua nguồn vốn sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp làm cho hoat động doanh nghiệp và doanh nghiệp thực hiện theo mục đích của mình” Như vậy nhà nước có hai cách sử dụng quyền lực nhà nước để can

thiệp vào hoạt động doanh nghiệp cách trực tiếp là bằng các biện pháp quản

lý nhà nước với tư cách là chủ sở hữu nguồn vốn tác động và điều chỉnhnguồn vốn như là các chủ đầu tư khác Với tư cách là chủ sơ hữu nguồn vốndoanh nghiệp và bằng biện pháp hành chính Nhà nước đã chọn người hoặc tổchức đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp cho mình hoặc bằng các biệnpháp hành chính tác động vào vốn sở hữu Theo phương thức này, nhà nuớcvới tư cách chủ sở hữu, bằng quyền lực Nhà nước (công quyền) trực tiếp quyđịnh các điều kiện, chế độ… trong việc thành lập cũng như hoạt động của cácdoanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nhà nước Chẳng hạn quy định về vốn, lĩnhvực phạm vi hoạt động; nhân sự… cho các doanh nghiệp Ngoài ra còn trựctiếp thực hiện thanh tra, kiểm tra các công ty Người đại diện này thực hiệnchức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo như pháp luật quy địnhriêng cho mình Như vậy người đại diện tham gia giám sát, điều hành vàquyết định theo phần đại diện vốn góp vào doanh nghiệp và có trách nhiệmbáo cáo cho cơ quan cấp trên có thẩm quyền theo luật

+ Nghĩa vụ và trách nhiệm của Người đại diện do được ủy quyền

Trang 29

Thay mặt theo dõi, giám sát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh,tài chính tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, Điều lệ doanh nghiệp

Chủ động quyết định biểu quyết tại Hội đồng quản trị (nếu Người đạidiện là thành viên Hội đồng quản trị) các vấn đề sau trong trường hợp Điều lệdoanh nghiệp không có quy định khác:

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán củatừng loại;

- Kiến nghị chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đượcquyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thứckhác;

- Kiến nghị giá chào bán cổ phần và trái phiếu của doanh nghiệp;

- Kiến nghị mua lại cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền vàgiới hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc Điều lệ doanh nghiệp;

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị nhỏhơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất củadoanh nghiệp hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ doanh nghiệp,trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 LuậtDoanh nghiệp;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồngđối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc tại doanh nghiệp có vốn góp của Tổngcông ty dưới 50% vốn điều lệ và người quản lý quan trọng khác (do Điều lệdoanh nghiệp quy định); quyết định mức lương và lợi ích khác của nhữngngười quản lý đó; cử Người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổphần hoặc phần vốn góp của doanh nghiệp ở doanh nghiệp khác, quyết địnhmức thù lao và lợi ích khác của những người đó;

- Tham gia giám sát Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lýkhác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp;

- Tham gia Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ doanhnghiệp, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện

và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

Trang 30

- Góp ý duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng

cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng

cổ đông thông qua quyết định;

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổđông;

- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổtức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản doanhnghiệp;

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp vàĐiều lệ doanh nghiệp

+ Cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan có thẩm quyền bằng văn bảntrước ít nhất 05 ngày làm việc kèm theo báo cáo Tham gia ý kiến (theo Mẫu:

TT 04/TCT) để cơ quan có thẩm quyền có ý kiến bằng văn bản về từng nộidung sau trước khi biểu quyết tại các cuộc họp Hội đồng quản trị và Đại hộiđồng cổ đông:

- Phương hướng, chiến lược kinh doanh, kế hoạch trung và dài hạn, kếhoạch sản xuất/kinh doanh hàng năm;

- Phương án thay đổi cơ cấu, mô hình của doanh nghiệp; phương ánthành lập công ty con, chi nhánh; phương án giải thể, phá sản doanh nghiệp;phương án thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thành viênhoặc doanh nghiệp có vốn góp chi phối của doanh nghiệp;

- Bổ sung, sửa đổi Điều lệ doanh nghiệp;

- Đề cử người tham gia Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát Phương án

bổ nhiệm Giám đốc, Tổng Giám đốc các doanh nghiệp có vốn chi phối củaTổng công ty Phương án xử lý các vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị,thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc, Tổng Giám đốc các doanh nghiệp cóvốn chi phối của Tổng công ty gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cổ đông;

- Các phương án có liên quan đến tăng, giảm vốn điều lệ Phương ánchào bán, chuyển nhượng cổ phần, phương án mua lại cổ phần với khối lượnglớn (quy định tại Điều lệ doanh nghiệp);

- Các phương án đầu tư góp vốn; mua, bán tài sản; vay, cho vay hoặccác phương án phát hành giấy tờ nợ có giá trị lớn hơn 50% (hoặc tỷ lệ nhỏhơn phải xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông do Điều lệ doanh nghiệp quy định)

Trang 31

tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của doanhnghiệp;

- Việc thông qua Báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng lợinhuận và chia cổ tức;

- Các phương án đầu tư thêm, bán bớt hoặc bán hết vốn Nhà nước tạidoanh nghiệp;

- Các nội dung khác theo dự kiến chương trình Đại hội đồng cổ đôngthường niên và bất thường; hoặc theo đề nghị của Tổng công ty;

Đối với trường hợp người đại diện không tham gia Hội đồng quản trị,Ban Kiểm soát, Ban quản lý điều hành doanh nghiệp hoặc là cán bộ các cơquan quản lý nhà nước thuộc Trung ương, địa phương không có khả năng tiếpcận được các tài liệu nêu trên, đề nghị thông báo kịp thời cho Tổng công ty,đồng thời yêu cầu Hội đồng quản trị doanh nghiệp thực hiện cung cấp tài liệu,thông tin theo đúng quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp;

+Theo dõi, đôn đốc thu hồi công nợ và các nghĩa vụ tài chính đối vớinhà nước tại doanh nghiệp gồm: Tiền thu về cổ phần hóa doanh nghiệp phảinộp Nhà nước, vốn cho người lao động vay để mua cổ phần, tiền bán cổ phầnchậm trả cho người lao động, cổ phần cấp cho người lao động để hưởng cổtức, tiền chuyển nhượng cổ phần của Nhà nước, thu cổ tức và các lợi ích đượcchia khác từ vốn góp vào doanh nghiệp

+ Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin định kỳ, đột xuất và báo cáo kháctheo qui định tại theo Quy chế

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng công ty về các tổn thất vàthiệt hại do mình là Người đại diện gây ra

+ Người đại diện ở doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối củaTổng công ty có trách nhiệm hướng doanh nghiệp đó đi đúng mục tiêu, địnhhướng của Tổng công ty và Nhà nước Khi phát hiện doanh nghiệp đi chệchmục tiêu định hướng của Nhà nước phải báo cáo ngay Tổng công ty và đềxuất giải pháp khắc phục Sau khi Tổng công ty có ý kiến phải tổ chức thựchiện ngay để nhanh chóng hướng doanh nghiệp đi đúng mục tiêu, định hướng

đã xác định

+ Người đại diện phải chủ động đề xuất phương hướng, biện pháp hoạtđộng của mình tại doanh nghiệp để trình Tổng công ty phê duyệt

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỚI TƯ CÁCH CHỦ SỞ HỮU

2.1 QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP SAU CHUYỂN ĐỔI

2.1.1 Hoàn cảnh đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam

đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Về tìnhhình chuyển đổi cơ chế kinh tế và xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hơn 20 năm qua tại Hội nghịTrung ương 6, khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam được nhìn nhận Đổi Mới

là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do ĐảngCộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980 Chính sách Đổi Mới đượcchính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm

1986 Đổi Mới về kinh tế được thực hiện trước tiên Trong những năm đầu thế

kỷ 21, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện Đổi Mới trên các mặt khác: xã hội, chínhtrị, tư duy, cơ chế, văn hóa Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiệndần trong quá trình thực hiện Ngày nay, Đổi Mới về kinh tế được Nhà nước

Việt Nam định nghĩa là: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập

trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đổi Mới về kinh tế với những Đặc điểm sau:

Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thànhphần kinh tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quyđịnh có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thểtiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sởhữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp) Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai tròchủ đạo

Trang 33

Cơ chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hỗn hợp, lànền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế đượcvận hành bởi hai bàn tay: thị trường và Nhà nước Điều này có ưu điểm là nóphát huy tính tối ưu trong phân bổ nguồn lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuậnthông qua cạnh tranh, mặt khác, sự quản lý của Nhà nước giúp tránh đượcnhững thất bại của thị trường như lạm phát, phân hóa giàu nghèo, khủnghoảng kinh tế

Nhà nước từng bước xây dựng hệ thống pháp lý trên nhiều mặt của đờisống kinh tế- chính trị- xã hội giúp cho quá trình đổi mới Nền kinh tế chuyển

từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế giới, giai đoạn thể hiệnkinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước được luật hoá từ năm 1990: Luật công

ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa chính thức và đầy đủhơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân Bắt đầu có chủ trương thực hiện cổphần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháplệnh ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp

Năm 1993: Bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chínhquốc tế

Năm 2000: Luật Doanh nghiệp ra đời

Năm 2001: Ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Năm 2002: Tự do hóa lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng.Năm 2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực

Năm 2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản ViệtNam chấp nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân

Ngày 7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổchức Thương mại Thế giới

Đây là những mốc thời gian quan trọng trong quản lý doanh nghiệp vàdoanh nghiệp nhà nước từng bước trưởng thành, cạnh tranh sòng phẳng ở sânnhà cùng với thế giới

Doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay từng bước hội nhập sâu rộngvào WTO điều này có được nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh và thông thương hàng hóa, sản phẩm được bảo hộ trong hệ thống nhãn

Trang 34

những lợi ích thì cũng có rất nhiều sự cạnh tranh từ phía doanh nghiệp bạn, vàcũng nhiều hàng hóa thay thế, nhiều rủi ro tiềm ẩn khác trong cùng hệ thốngthường gọi là rủi ro kỹ thuật.v.v…

Trong giai đoạn hiện nay khoa học kỹ thuật bùng nổ chính điều nàylàm cho các doanh nghiệp luôn bị sức ép về phải đổi mới công nghệ, thay đổimẫu mã,bao bì, bao gói, chất lượng sản phẩm ngày càng cao giá thành ngàycàng giảm Chính những điều này vừa là xu hướng, xu thế và sức ép chodoanh nghiệp và doanh nghiệp hiểu những điều đó hơn ai hết

Xuất hiện những loại hình, phương thức kinh doanh mới như internetlàm bùng nổ trào lưu mua hàng qua mạng điều này cùng làm cho doanhnghiệp được hưởng lợi nhiều như: nhanh nhậy hơn với những thay đổi thịtrường, giảm đươc chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, giảm thời gian đưasản phẩm vào thị trường điều đó có nghĩa chu kỳ sống của một sản phẩmngày càng ngắn hơn…

Cũng chính điều kiện kỹ thuật thay đổi đòi hỏi trình độ người lao độngtrong các nhà máy, doanh nghiệp ngày càng được đào tạo có trình trình độchuyên môn cao để có thể chế ngự, sử dụng thành thạo được công nghệ sảnxuất mới, người công nhân cũng như giới chủ ngày càng lệ thuộc nhiều hơnvào máy móc, công nghệ…

Trong khi nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm điều này cũng làm cơhội và chi phí đầu vào ngày càng tăng, đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng tiếtkiệm hiệu quả, và khai thác những nguyên liệu, thay đổi nguyên liệu đầu vàođiều này càng gắn chặt hơn với thành tựu khoa học, công nghệ và dây chuyềnsản xuất

Tóm lại trọng hoàn cảnh mới với những thách thức và thời cơ mớidoanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng ngày càng bịnhiều sức ép cạnh tranh hơn và đòi hởi khắt khe từ phía người làm luật, thựcthi luật và khách hàng

Chính vì vậy Doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước cũng không nằmngoài tiến trình đổi mới và phải coi đổi mới là tồn tại và muốn tồn tại phảiđổi mới sâu sắc toàn diện từ cách thức tác phong người lao động, công nghệ,phương thức kinh doanh sản xuất, quản lý, tư duy kinh doanh mới…

Trang 35

2.1.2 Quá trình đổi mới doanh nhiệp nhà nước

Thời kỳ bao cấp nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Kinh tế nhà nướcvới lực lượng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể với lựclượng chủ yếu là các hợp tác xã Kinh tế tư nhân bị xóa bỏ hầu như hoàn toàntrong hầu hết các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân; kinh tế cáthể chỉ được hoạt động riêng lẻ trong nông nghiệp, thủ công nghiệp và dịch

vụ Doanh nghiệp nhà nước chiếm vị trí độc tôn, được Nhà nước trực tiếpphân bổ các nguồn lực và kiểm soát tất cả các khâu hoạt động kinh tế nênkhông chú trọng đến chỉ tiêu, hiệu quả, càng không cần phải cạnh tranh thịtrường và do vậy, cũng không cần quan tâm đến năng suất, chất lượng sảnphẩm Chính vì vậy, tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả đã kéo dài

và phổ biến không chỉ trong doanh nghiệp nhà nước, mà còn ở cả hầu hết cáchợp tác xã, đã dẫn đến khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế vào nhữngnăm 80 của thế kỷ XX Từ Đại hội VI và tiếp theo là các Đại hội VII, VIII,

IX, X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dàicủa nhiều thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể,kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài Trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của các thành phầnkinh tế khác nhau như vậy, nhận thức về vai trò của doanh nghiệp nhà nướccũng được được đổi mới một cách căn bản mà theo đó, kinh tế quốc doanhkhông nhất thiết tham gia và chiếm tỷ trọng lớn trong tất cả các lĩnh vực kinhtế; những lĩnh vực nào mà các thành phần kinh tế khác có thể làm tốt, có lợicho nền kinh tế đều được tạo điều kiện cho tham gia và phát triển Đảng Cộngsản Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quản lý mới với khu vực doanhnghiệp nhà nước Đại hội IX, X và Hội nghị Trung ương 6 khóa X đã quyếtđịnh chuyển tất cả các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp nhà nước từ hoạtđộng theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang hoạt độngtheo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Sự đổi mới quan trọng ởđây là phân biệt rõ quyền sở hữu nhà nước về tài sản có tại các doanh nghiệp

và quyền sử dụng tài sản đó để hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanhnghiệp Sự phân biệt này có những nội dung cụ thể như sau:

Trang 36

- Một là, tách bạch vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy công

quyền quản lý toàn bộ nền kinh tế – xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản củaNhà nước

- Hai là, tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức

năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước

- Ba là, thu hẹp và tiến tới xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà

nước của các bộ, ủy ban nhân dân đối với tài sản, vốn nhà nước tại các doanhnghiệp có tài sản, vốn nhà nước

- Bốn là, tiếp tục đổi mới, củng cố và phát huy vai trò của mô hình

công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước”

Nghị quyết số 05-NQ/TƯ ngày 24/9/2001 của Hội nghị lần thứ III Banchấp hành Trung ương Đảng khoá 9 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước đã đưa ra những giải pháp lớn sauđây:

Một là, định hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp Nhà nước hoạt

động kinh doanh và hoạt động công ích

Hai là, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp hoạt

động kinh doanh đảm bảo doanh nghiệp tự chủ quyết định kinh doanh theoquan hệ cung cầu trên thị trường, phù hợp với mục tiêu thành lập và điều lệhoạt động, xoá bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp

Ba là, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty

Nhà nước, hình thành một số Tập đoàn kinh tế mạnh

Bốn là, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.

Năm là, thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải

thể, phá sản doanh nghiệp Nhà nước

Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương khoá IXngày 3/2/2004 cũng xác định trong các chủ trương giải pháp chủ yếu để pháttriển kinh tế là “tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khuvực doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá mạnh hơn nữa…”

Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước, mặc dù đã có nhiều đổi mới và pháttriển, nhưng cũng còn nhiều hạn chế Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới doanhnghiệp nhà nước vẫn là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lượclâu dài trong công cuộc đổi mới ở nước ta Đổi mới Doanh nghiệp thì cốt lõi

Trang 37

đổi mới hình thức sở hữu điều này đã thể hiện trong luật Thời kinh tế tậptrung bao cấp, kinh tế tư doanh bị xóa sổ, kinh tế quốc doanh chiếm vị trí độctôn Vì Nhà nước vừa là cơ quan quyền lực, vừa là chủ sở hữu kinh tế quốcdoanh, nên quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh gắn chặt với nhau Khichuyển sang kinh tế thị trường, xuất hiện chủ trương tách quản lý nhà nướcvới quản lý kinh doanh các doanh nghiệp nhà nước Nếu các cơ quan quản lýngành tiếp tục thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế, thì cơ quan nào quản lý các doanh nghiệp nhànước với tư cách chủ sở hữu? Thực tế cho thấy các tổng công ty, và sau này là

cả các tập đoàn kinh tế, đều không đảm đương nổi chức năng này Cho đếnnay vấn đề cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước với tư cách chủ sở hữu vẫnđang định hình, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước dần minh định hơn.Nhưng thực ra, Nghị định 25/2009/NĐ-CP về chuyển các doanh nghiệp nhànước thành công ty TNHH một thành viên đã đề cập tới vấn đề này khi quyđịnh cá nhân (Thủ tướng Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh) hoặc tổ chức(cơ quan quản lý ngành ở Trung ương và địa phương) làm chủ sở hữu công tyTNHH một thành viên Song quyền hạn, trách nhiệm chủ sở hữu lại chưa quyđịnh Vẫn tồn tại nghịch lý: quản lý kinh doanh, việc của doanh nhân, nhưng lạigiao cho chính khách cấp quốc gia và cấp tỉnh hoặc lại đưa trở về cơ quan quản lýnhà nước

2.1.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước

Theo nguồn Tổng cục thống kê, Hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp NN có mức tăng trưởng khá mạnh Tổng doanh thu thuần 2008đạt 2.223.086 tỷ đồng tăng 27,03% so với năm năm 2007, bình quân giai đoạn

2001 - 2005 tăng 28,72%/năm Trong các ngành sản xuất - kinh doanh chính,công nghiệp tăng bình quân 31,26%, xây dựng: 29,51%, thương nghiệp24,23%, vận tải 31,76%, khách sạn - nhà hàng 26,26%, các dịch vụ khác39,96% Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích cho thấy, hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp vẫn còn đạt thấp và có xu hướng giảm Tỷ suất lợinhuận trên vốn bình quân năm 2008 đạt 4,42%, so với mức 4,85% năm 2007.Trong khi đó, số doanh nghiệp lỗ và mức lỗ bình quân một doanh nghiệp

Trang 38

bình quân 1 doanh nghiệp là 592 triệu đồng, số doanh nghiệp lãi chiếm62,58% và mức lãi bình quân mỗi doanh nghiệp là 1.931 triệu đồng Tiếp tụclàm bộc lộ điểm yếu lớn nhất của doanh nghiệp NN là quy mô nhìn chung vẫncòn nhỏ, đi kèm với trình độ công nghệ còn thấp Nếu lấy tiêu chí doanhnghiệp nhỏ và vừa là dưới 300 lao động và vốn dưới 10 tỷ đồng thì có tới96,81% doanh nghiệp thuộc nhóm nhỏ và vừa Trong đó, nếu xét về quy môlao động thì số doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm 51.3%, từ 10 - 200 laođộng chiếm 44,07%, từ 200 - 300 lao động chỉ chiếm 1,43% Nếu xét dướitiêu chí vốn thì số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%, doanhnghiệp có 1 - 5 tỷ đồng tiền vốn chiếm 37,03%, doanh nghiệp có 5 - 10 tỷđồng tiền vốn chỉ chiếm 8,18% Về trình độ công nghệ, nếu xét dưới góc độtrang bị tài sản cố định thì số doanh nghiệp có tài sản cố định dưới 5 tỷ đồngchiếm 86% Tài sản cố định của doanh nghiệp như trên là thấp nhưng nếu nếuxét trên tiêu chí tài sản cố định trên mỗi lao động lại càng thấp hơn, bình quân

1 lao động chỉ đạt 153 triệu đồng Trong doanh nghiệp nhà nước khả dĩ nhất

là 239 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 221 triệuđồng/lao động, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đứng thấp nhất 66 triệu đồng/lao động Theo Văn phòng Chính phủ, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanhvốn nhà nước (SCIC) được thành lập năm 2005 theo Quyết định số 151 và152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vàchính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2006 Với tinh thần năng động vàhiệu quả nhằm đem lại giá trị tối đa và sự phát triển bền vững cho các khoảnđầu tư, tầm nhìn dài hạn của SCIC là theo đuổi 4 sứ mệnh:

- Thứ nhất, nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ;

- Thứ hai, cổ đông năng động của doanh nghiệp;

- Thứ ba, nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp;

- Thứ tư, doanh nghiệp được quản trị theo chuẩn mực quốc tế …

Nhằm hoàn thành 4 sứ mệnh lớn lao này, hoạt động của SCIC được

định hướng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau: Đại diện chủ sở hữu vốn

Nhà nước tại doanh nghiệp: Tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu tại các

doanh nghiệp; Thực hiện quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp với tưcách đại diện chủ sở hữu; Đầu tư (bổ sung) hoặc thoái đầu tư tại các doanhnghiệp có vốn đầu tư của SCIC; Cơ cấu lại doanh nghiệp có vốn đầu tư của

Trang 39

Nhà nước Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp: Đầu tư vào những ngành, lĩnh

vực quan trọng cần có sự tham gia của Nhà nước; Góp vốn liên doanh, liênkết, góp vốn cổ phần với các doanh nghiệp khác; Đầu tư một phần hoặc toàn

bộ vào doanh nghiệp khác; Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường chứngkhoán thông qua mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác

Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính: Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp; Tư vấn cổ

phần hóa; Tư vấn đầu tư; Bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu…

Thực hiện huy động vốn: Vay vốn; Phát hành trái phiếu trên thị trường

trong và ngoài nước; Nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư;

Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh vốn: Tổ

chức, tham gia các diễn đàn đầu tư trong nước và quốc tế; Đàm phán, ký kết,tiếp nhận các khoản vay, viện trợ của nước ngoài;

Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác: Tổ chức chương trình đào tạo cho

doanh nghiệp có vốn góp của SCIC; Tổ chức hội thảo, cung cấp thông tinkinh tế, cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp Nằm trong tiến trình cải cách kinh tếnói chung và cải cách doanh nghiệp Nhà nước nói riêng, có thể nói, sự ra đờicủa SCIC là tất yếu khách quan Mô hình của SCIC nếu được thiết kế và vậnhành tốt, như kinh nghiệm của Singapore cho thấy, sẽ góp phần tích cực trực tiếpvào thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu đa dạng cả cấp vĩ mô, cũng như vi mô, nhất

là bãi bỏ cơ chế bộ chủ quản, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ chế quản lý vốnNhà nước đầu tư tại doanh nghiệp từ phương thức hành chính sang đầu tư vàkinh doanh vốn, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng và phát triển vốn và tàisản Nhà nước trong nền kinh tế thị trường; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển

và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; góp phần cơ cấu lại doanh nghiệpNhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đồng thời giúptăng trưởng giá trị bền vững, cải thiện môi trường, phương thức và hiệu quảquản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, trước hết về khả năng cạnh tranh

và phát triển, tình hình tài chính, tiến bộ công nghệ và chất lượng đội ngũ lãnhđạo, nhân viên

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thihành là một mô hình liên kết kinh tế của các doanh nghiệp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của các thành viên Bước đầu đã thiết lập được hệ thống

Trang 40

không biệt giữa các thành phần kinh tế, giảm thiểu các thủ tục gia nhập thịtrường; hoàn thiện tổ chức quản lý, quản trị doanh nghiệp, trong đó quyền vànghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp đã được sửa đổi theohướng Nhà nước chỉ thực hiện các quyền và nghĩa vụ như các chủ đầu tư, sởhữu vốn góp vào doanh nghiệp như các chủ đầu tư, chủ sở hữu thuộc cácthành phần kinh tế khác tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước nâng caotính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hiệu quả sản xuất kinh doanh phù hợp với cơchế thị trường nhằm giải phóng và phát huy tối đa các nguồn lực trong doanhnghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước, phù hợp với lộ trình thực hiện cáccam kết quốc tế Cụ thể là đã ban hành:

- Tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viênhạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước làm cơ sở cho việc xây dựng

đề án sắp xếp, tổ chức lại khu vực doanh nghiệp nhà nước theo hướng thu hẹpngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần giữ 100% vốn tại doanh nghiệp, cổ phầnhoặc vốn góp chi phối tại doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa, đa dạnghóa sở hữu

- Các cơ chế, chính sách nhằm đổi mới cơ chế, tổ chức quản lý doanhnghiệp nhà nước như quy định về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sởhữu nhà nước đối với công ty nhà nước; quy định về giám sát, đánh giá hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; về quy chế quản lý tài chính củacông ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; vềchuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên; về chuyển tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước quy mô lớn sanghoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, hình thành các tập đoànkinh tế,… nhằm đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm của công ty nhà nước; quy định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, động lực cũng như trách nhiệm của bộ máy quản lý công ty nhànước; đổi mới mô hình, cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động của tổng công tynhà nước,

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được coi là giải pháp hàng đầu bởi

lẽ nó đi thẳng vào một vấn đề rất quan trọng là vấn đề sở hữu, cổ phần hóa

mở rộng đối tượng chủ sử hữu doanh nghiệp nhưng lại xác định rõ chủ sở hữudoanh nghiệp là ai và từ đó xác định lại quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhằm

Ngày đăng: 27/05/2014, 11:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến 31/12 hàng năm - hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp với tư cách chủ sở hữu
Bảng 2.2 Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến 31/12 hàng năm (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w