Thuế trong các luồng luân chuyển thu nhập và chi tiêu xã hội Sơ đồ 1.1 Thuế trong các luồng thu nhập và chi tiêu xã hội Thuế gián thu Thị trường hàng hóa Thuế gián thu Cá nhân – Hộ gia
Trang 1Chương 1
Phân Tích Lý Thuyết Thuế Tổng Quan
TS LÊ QUANG CƯỜNG
Trang 2Thuế trong các luồng luân chuyển thu nhập và
chi tiêu xã hội
Sơ đồ 1.1 Thuế trong các luồng thu nhập và chi tiêu xã hội
Thuế gián thu Thị trường hàng hóa Thuế gián thu
Cá nhân – Hộ gia đình Doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân Thu nhập Thuế thu nhập công ty
Tài sản
Thuế tài sản
Trang 3Nguồn gốc thu nhập của xã hội
Sơ đồ 1.2 Nguồn gốc thu nhập của xã hội
Thu nhập
Trang 5Thuế tiền lương
(Payroll tax)
Thuế tiền lương là các loại thuế đánh vào
tiền lương Thuế tiền lương là loại thuế
chuyên dùng (earmarked tax) cùng với thuế tự doanh (self – employment tax)
dùng để tài trợ cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Tại Việt Nam: thuế tiền lương thể hiện
dưới dạng phí bảo hiểm xã hội, phí bảo
hiểm y tế và phí bảo hiểm thất nghiệp.
Trang 6Thuế thu nhập cá nhân
(Individual Income Tax)
Cơ sở tính thuế được mở rộng hơn nhiều so với cơ sở tính thuế tiền lương
Thuế thu nhập cá nhân đánh vào thu nhập tích lũy
trong năm của cá nhân Bao gồm:
- Tiền lương, tiền công, tiền thù lao, tiền lãi, cổ tức,
tiền cấp dưỡng, tiền lương hưu, trợ cấp hưu trí, tiền cho thuê bất động sản, tiền bản quyền, tiền được ủy quyền quản lý, thu nhập từ nông trại, tiền bồi thường mất việc, trợ cấp xã hội, các thu nhập khác
- Thu nhập vốn (Capital gain): thu nhập có được từ
việc bán tài sản vốn.
Trang 7Thuế thu nhập công ty
(Corporate Income Tax)
Thuế thu nhập công ty đánh vào thu nhập kiếm
được của các công ty cổ phần C (Common
Corporation).
Các công ty cổ phần S (Subchapter S Corporation),
công ty hợp danh (Partnership), hình thức kinh doanh một chủ sở hữu (Sole Proprietorship), công
ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability
Company) là các đối tượng không thuộc diện chịu
thuế thu nhập công ty (Passthrough) Thu nhập từ
các loại hình công ty này của các cổ đông hay chủ
công ty sẽ là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trang 8Thuế tài sản (Property tax)
Thuế bất động sản (Real Property Tax): là một loại
thuế tài sản đánh vào giá trị của bất động sản như: nhà, đất đai…
Thuế động sản (Personal Property Tax): là một loại
thuế tài sản đánh vào giá trị của động sản như: cổ phiếu, trái phiếu
Thuế di sản (Inheritance Tax): là một loại thuế tài sản
đánh vào di sản để lại sau khi chết
Thuế quà tặng (Gift Tax): là một loại thuế tài sản đánh
vào giá trị tài sản mà người tặng quà phải nộp khi
tặng tài sản đó
Trang 9Thuế tiêu dùng
(Consumption tax)
Thuế doanh thu bán lẻ (Retail Sales tax): loại thuế
đánh vào doanh thu của khâu bán lẻ cuối cùng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (Excise tax): loại thuế đánh vào
doanh thu bán lẻ của các hàng hóa đặc biệt như khí đốt, thuốc lá, nước uống có cồn hoặc các dịch vụ đặc biệt như khách sạn, nhà nghỉ
Thuế quyền sử dụng (Use tax): loại thuế đánh vào
doanh thu bán lẻ của hàng hóa hữu hình mà cư dân của một tiểu bang đã mua nó tại một tiểu khác nơi áp dụng thuế suất thuế doanh thu bán lẻ thấp hơn tiểu bang nơi
họ cư trú
Trang 10Phân chia thẩm quyền thu thuế
Hình 1 - thể hiện tỷ trọng các loại thuế
được thu của các thẩm quyền tại Mỹ.
Chính quyền liên bang chủ yếu dựa vào thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công
ty, thuế tiền lương.
Các tiểu bang và địa phương dựa chủ yếu dựa vào thuế tiêu dùng và thuế tài sản.
Trang 11Hình 1 The federal government relies
heavily on the individual income tax
and the payroll tax.State and local governments rely
more heavily on sales taxes and
property taxes
Trang 12(Exemption amount)Taxable income
Trang 13Quy trình tính thu nhập chịu thuế
thu nhập cá nhân
Quy trình bốn bước (The Four – Step Procedure)
Bước 1: Tính tổng thu nhập (Calculate Total Income)
Bước 2: Tính tổng thu nhập điều chỉnh
(Calculate Adjusted Gross Income)
Bước 3: Trừ khoản giảm trừ tiêu chuẩn hoặc các
khoản giảm trừ theo khoản mục chi tiêu.
(Subtract Standard Deduction or Itermized Deductions)
Bước 4: Trừ tổng giá trị miễn thuế
(Subtract Exemption Amount)
Trang 14một chủ: 56.730 Tổng
thu nhập: $104.730
Quy trình tính thu nhập chịu thuế
thu nhập cá nhân
Trang 15Quy trình tính thu nhập chịu thuế
thu nhập cá nhân
Bước 2: Tính tổng thu nhập điều chỉnh (AGI)
Thuế tự doanh năm 2010 của ông Volpe (được tính
trên Mục lục SE, Đơn 1040): $8.016
½ thuế tự doanh $4.008 sẽ được giảm trừ
Trong tháng 6, bà Volpe rút tiền trước hạn nên ngân
Hàng đã tính một khoản tiền phạt $435 Hai ông bà
Volpe được phép giảm trừ khoản tiền phạt này khitính AGI
Tổng giá trị được giảm trừ:
$4.008 + $435 = $4.443
AGI = $104.730 - $4.443 = $100.287
Trang 16Quy trình tính thu nhập chịu thuế
thu nhập cá nhân
Bước 3: Trừ khoản giảm trừ tiêu chuẩn hoặc các khoản giảm trừ theo khoản mục chi tiêu.
Giảm trừ tiêu chuẩn là khoản giảm trừ
tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình Các khoản
giảm trừ cơ bản cho năm 2010 là:
- Đã kết hôn kê khai thuế chung và tình trạng góa
vợ hoặc góa chồng: $11.400
- Đã kết hôn kê khai thuế riêng: 5.700
- Người trụ cột gia đình: 8.400
Trang 17Quy trình tính thu nhập chịu thuế
thu nhập cá nhân
Một cá nhân đến 65 tuổi được hưởng khoản giảm trừ
theo tiêu chuẩn bổ sung
Một cá nhân bị khiếm thị theo quy định của pháp luật cũng
được hưởng khoản giảm trừ tiêu chuẩn bổ sung
Năm 2010, các khoản giảm trừ tiêu chuẩn bổ sung
Trang 18Quy trình tính thu nhập chịu thuế
thu nhập cá nhân
Ông bà Volpe nộp tờ khai chung và đang ở độ tuổi lần lượt là
79 và 75 tuổi
Ông Volpe đang bị khiếm thị theo quy định của pháp luật
Giảm trừ tiêu chuẩn cơ bản: $11.400
Các khoản giảm trừ tiêu chuẩn bổ sung cho ông Volpe:
- Từ 65 tuổi trở lên 1.100
- Khiếm thị theo quy định của pháp luật: 1.100
Giảm trừ tiêu chuẩn bổ sung cho bà Volpe:
- Từ 65 tuổi trở lên 1.100
Giảm trừ theo tiêu chuẩn của ông và bà Volpe: $14.700
Trang 19 Giảm trừ theo khoản mục chi tiêu bao gồm bất cứ
khoản giảm trừ nào cá nhân được hưởng nhưng không thuộc các khoản giảm trừ nằm ở phần trên tờ khai khi tính AGI ở bước 2.
Các cá nhân phải lựa chọn giữa giảm trừ tiêu chuẩn hay giảm trừ theo khoản mục chi tiêu.
Nếu giảm trừ tiêu chuẩn > giảm trừ theo khoản
mục chi tiêu thì họ sẽ lựa chọn giảm trừ tiêu chuẩn.
Nếu giảm trừ tiêu chuẩn < giảm trừ theo khoản
mục chi tiêu thì họ sẽ lựa chọn giảm trừ theo khoản mục chi tiêu.
Cấu trúc thuế thu nhập và
cách tính cơ sở thuế
Trang 20 Trong năm 2010, ông bà Volpe phát sinh các chi phí sau đây đáp ứng đủ điều kiện là các khoản giảm trừ theo khoản mục chi tiêu
Thuế thu nhập cá nhân ở bang Conneticut $5.140Thuế bất động sản 1.920Tiền lãi thế chấp 8.080Các quà tặng từ thiện 1.930
Giảm trừ theo khoản mục chi tiêu: $17.070
Họ sẽ chọn giảm trừ theo khoản mục chi tiêu $17.070 chứ không chọn giảm trừ tiêu chuẩn $14.700
Cấu trúc thuế thu nhập và
cách tính cơ sở thuế
Trang 21Bước 4: Trừ tổng giá trị miễn thuế
Tổng giá trị miễn thuế cá nhân hàng năm bằng giá trị miễn thuế cá nhân hàng năm nhân với số lượng người trong gia đình của cá nhân này
(Giá trị của năm 2010 là $3.650/người)
Gia đình bao gồm: người nộp thuế (hai người nộp thuế trên tờ khai chung) cộng với bất cứ cá
nhân nào có đủ điều kiện là người phụ thuộc
(dependent) của người nộp thuế
Người phụ thuộc phải là người con đáp ứng điều kiện hoặc người bà con họ hàng đáp ứng điều kiện là người phụ thuộc của người nộp thuế
Cấu trúc thuế thu nhập và
cách tính cơ sở thuế
Trang 22Cấu trúc thuế thu nhập và
cách tính cơ sở thuế
Đáp ứng điều kiện nếu:
- Phải ở chung với người nộp thuế hơn ½ năm
- Phải nhỏ tuổi hơn người nộp thuế và dưới 19
tuổi hoặc là một sinh viên dưới 24 tuổi.
- Phải không thể tự chu cấp hơn ½ khoản cấp
dưỡng tài chính cho chính bản thân người phụ thuộc này trong năm
- Người này phải không nộp tờ khai chung với người vợ hoặc chồng trừ khi tờ khai này nộp chỉ với yêu cầu hoàn thuế
Trang 23Cấu trúc thuế thu nhập và
Các khoản giảm trừ ở phía trên tờ khai: (4.443)
AGI: $100.287
Giảm trừ theo khoản mục chi tiêu: (17.070) Tổng giá trị miễn thuế: (14.600)
Thu nhập tính thuế: $68.617
Trang 24Cấu trúc thuế thu nhập Thuế suất và thuế phải nộp
Trang 25Cấu trúc thuế thu nhập Thuế suất và thuế phải nộp
Trang 26Cấu trúc thuế thu nhập Thuế suất và thuế phải nộp
Biểu đồ 1.3 Thuế suất biên dành cho người trụ cột gia đình
kê khai thuế năm 2010
Trang 27Cấu trúc thuế thu nhập Thuế suất và thuế phải nộp
Biểu đồ 1.4 - Thuế suất biên dành cho người độc thân kê
khai thuế năm 2010
Trang 28Tham khảo biểu thuế thu nhập cá nhân lũy
tiến của Việt Nam
Trang 29 Thuế suất biên (Marginal Tax Rate): là tỷ lệ phần trăm
tính trên đồng đô la tiếp theo của thu nhập chịu thuế phải nộp Theo biểu đồ 1.1, thu nhập chịu thuế đến mức
$16.750 sẽ chịu mức thuế biên là 10%; thu nhập vượt quá mức $373.650 sẽ chịu mức thuế suất biên là 35%
Thuế suất trung bình (Average Tax Rate): là tỷ lệ
phần trăm của tổng tiền thuế phải nộp chia cho tổng thu
nhập Theo biểu đồ 1.4, ông A đang độc thân có thu
nhập chịu thuế là $80.000, tổng số tiền thuế phải nộp là:
= $8.375x10% + $25.625x15% + $46.000x25%
= $16.181,25
Thuế suất trung bình là: ($16.181,25/$80.000) = 20,23%
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CÔNG BẰNG CỦA THUẾ
Trang 30MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
ĐẾN SỰ CÔNG BẰNG CỦA THUẾ
Trang 31MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CÔNG BẰNG CỦA THUẾ
Quay lại với ví dụ của ông bà Volpe với tổng thu
nhập là $104.730 – thu nhập tính thuế sau 4 bướclà: $68.617 Thuế thu nhập phải nộp:
Trang 32 Công bằng theo chiều ngang (Horizontal Equity):
những cá nhân với cùng một khả năng nộp thuế như nhau, nợ cùng một khoản thuế như nhau, hệ thống này được mô tả là công bằng theo chiều ngang
Công bằng theo chiều dọc (Vertical Equity): những cá
nhân với một khả năng nộp thuế cao hơn sẽ nợ tiền thuế nhiều hơn những cá nhân có khả năng nộp thuế thấp hơn
Công bằng theo chiều ngang liên quan đến phép đo
lường có chừng mực và không thiên vị của căn cứ
tính thuế (tax base), công bằng theo chiều dọc lại liên
quan đến cấu trúc mức công bằng qua đó tính thuế
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
ĐẾN SỰ CÔNG BẰNG CỦA THUẾ
Trang 33MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CÔNG BẰNG CỦA THUẾ
Bà Buell và ông Deetz chưa kết hôn, cả hai cùng
hưởng mức lương $65.000 hàng năm Cả hai
cũng không có thêm bất cứ một nguồn lực kinh tế đầu vào nào khác Có phải bà Buell và ông Deetz
có cùng khả năng nộp thuế thu nhập hay không?
Nếu chúng ta chỉ xem xét tình trạng hôn nhân và
tiền lương y hệt như nhau, câu trả lời phải là có và
cả hai sẽ nộp tiền thuế như nhau Trường hợp này, thể hiện công bằng theo chiều ngang
Trang 34MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
ĐẾN SỰ CÔNG BẰNG CỦA THUẾ
Giả định rằng bà Buell gánh chịu một chứng bệnh mãn tính
và chi $7.000 chi phí y tế không được bảo hiểm mỗi năm Trong khi đó, ông Deetz có sức khỏe rất tốt Giả định rằng ông Deetz chi $3.650 tiền cấp dưỡng cho người vợ cũ trong khi bà Buell không có nghĩa vụ pháp lý này
Dựa trên cơ sở các chứng cứ mới, chúng ta sẽ còn tiếp tục kết luận bà Buell và ông Deetz có cùng khả năng nộp thuế thu nhập hay không? Các chi phí y tế và tiền cấp dưỡng có tham gia vào việc tính toán thu nhập chịu thuế hay không? Chắc chắn rằng hai cá nhân sẽ tranh luận rằng chỉ công bằng khi ta xem xét đến các biến số này Trường
hợp này, công bằng theo chiều dọc cần được quan tâm
đến.
Trang 35 Có nhiều cách đo lường công bằng theo chiều dọc.
Thuế lũy tiến (Progressive Tax): là loại thuế
có thuế suất trung bình gia tăng theo thu nhập.
Thuế tỷ lệ cố định (Proportionate Tax) là loại
thuế có thuế trung bình không thay đổi theo thu nhập.
Thuế lũy thoái (Regressive Tax): là loại thuế
có thuế trung bình giảm theo thu nhập.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
ĐẾN SỰ CÔNG BẰNG CỦA THUẾ
Trang 36Xác định cơ sở thuế thu nhập Định nghĩa thu nhập của Haig-Simons
Định nghĩa tổng thu nhập của Haig-Simons:
Nguồn lực bị đánh thuế bằng với sự thay đổi về
sức tiêu dùng của cá nhân trong năm Sức tiêu
dùng bằng với tổng tiêu dùng của cá nhân trong năm cộng với bất kỳ sự gia tăng nào về giá trị
của của cải.
Khái niệm này là thước đo tốt nhất để đo lường khả năng nộp thuế, dù cá nhân đó dành thu nhập cho tiêu dùng hay tiết kiệm.
Trang 37 Định nghĩa Haig-Simons giúp cho phân tích tính công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc
Công bằng theo chiều dọc: những người có nhiều
nguồn lực hơn phải nộp thuế cao hơn Ví dụ: nếu A và
B đều có tiền lương giống nhau nhưng A có nhiều bảo hiểm y tế hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn B
Công bằng theo chiều ngang: những người có nguồn
lực như nhau nộp thuế bằng nhau, bất kể hình thức mà
họ nhận hay chi tiêu nguồn lực của họ Ví dụ: A có mức lương $1.000 và B có mức lương $2.000 nhưng A được công ty chi trả tiền thuê nhà $1.000 Cả A và B đều có cùng nguồn lực $2.000 nên phải nộp thuế bằng nhau
Xác định cơ sở thuế thu nhập Định nghĩa thông thu nhập của Haig-Simons
Trang 38Xác định cơ sở thuế thu nhập
Giảm trừ thu nhập Haig-Simons
Bàn luận về 02 vấn đề khó khăn của định nghĩa của Haig-Simons:
Thứ nhất: xác định sức mua/hay khả
năng chi trả.
Thứ hai: xử lý các khoản chi tiêu liên
quan đến công việc/hay tiêu dùng cá nhân.
Trang 39Xác định cơ sở thuế thu nhập
Giảm trừ do xem xét đến khả năng thanh toán
Thứ nhất, có nhiều thử thách trong việc xác định khả năng nộp thuế của cá nhân
Nhiều chi phí khác nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế và được sử dụng để giảm trừ:
Tổn thất do thiên tai.
Chi phí chăm sóc y tế.
Các khoản thuế đã nộp cho chính quyền địa phương và ở nước ngoài.
Tuy nhiên, việc kiểm soát các khoản chi phí này là vô
cùng phức tạp và phát sinh những tranh cãi về mức giới hạn các khoản chi phí này theo quy định của chính phủ.
Trang 40 Thứ hai: khoản chi không vì mục đích phục vụ cho tiêu dùng cá nhân mà khoản chi tiêu liên quan đến công việc
Có những khoản chi phí bị chồng chéo giữa chi phí tiêu dùng cá nhân và chi phí liên quan đến công việc
Ví dụ: chi phí cho các buổi tiệc và giải trí Rất khó
xác định trong đó bao nhiêu là tiêu dùng của cá nhân?
và bao nhiêu là chi phí của công ty?
Cá nhân và công ty sẽ chia sẻ lợi ích thuế với nhau bằng cách chuyển hóa từ chi phí công ty sang chi phí
tiêu dùng cá nhân thông qua kế hoạch chi trả thù lao
cho nhân viên
Xác định cơ sở thuế thu nhập Giảm trừ do xem xét đến khả năng thanh toán
Trang 41Xác định cơ sở thuế thu nhập Giảm trừ do xem xét đến khả năng thanh toán
Ví dụ: một nhân viên kinh doanh thay vì ký hợp đồng lao động với mức lương 10 triệu đồng/tháng thì sẽ phải nộp thuế trên thu nhập 10 triệu đồng và chi tiền ăn và
tiền tiếp khách của bản thân cá nhân bằng thu nhập
sau thuế Cá nhân này có thể đề nghị ký hợp đồng lao
động 8 triệu đồng/tháng và công ty sẽ chi khoản tiền tiếp khách 2 triệu đồng/tháng Khi đó, công ty vẫn được giảm trừ chi phí 10 triệu đồng còn cá nhân chỉ nộp thuế trên 8 triệu đồng 2 triệu đồng tiếp khách khó phân biệt được giữa khách của công ty hay khách của bản thân cá nhân hoặc tiền ăn với khách hàng công ty hay tiền ăn của cá nhân Quan trọng là cá nhân chi bằng 2 triệu đồng tiền trước thuế chứ không phải sau thuế