1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vi phạm hành chính về đất đai ở thái bình - thực trạng và giải pháp khắc phục

123 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 611,5 KB

Nội dung

Nghị định 182/2004/NĐ-CPđược ban hành trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn thi hành Nghị định04/NĐ-CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ phù hợp với Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chínhkhông thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâmnghiệp, là một bộ phận không thể tách rời lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủquyền quốc gia, là nơi trên đó, con người xây dựng nhà cửa, các công trình kiếntrúc…; là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa; là nơi phân bổ các vùng kinh tế,các khu dân cư; là thành quả cách mạng của cả dân téc; là cơ sở để phát triển hệsinh thái, tạo nên môi trường, duy trì sự sống của con người và sinh vật C.Mác

đã khái quát vai trò kinh tế của đất đai: "Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh

ra mọi của cải vật chất" [4, tr.189]

Đất đai có vai trò quan trọng như vậy, nên Đảng và Nhà nước ta luôn luônquan tâm vấn đề đất đai, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai Chánh cươngvắn tắt của Đảng năm 1930 đã chỉ rõ: "Thâu tóm hết ruộng đất của đế quốc chủnghĩa làm của công chia cho dân cày" Ngay sau Cách mạng tháng Tám thànhcông, Nhà nước ta đã ban hành nhiều Sắc lệnh, đạo luật để quản lý đất đai Khicuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp chưa hoàn thành, ngày 04/12/1953, Nhànước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Luật Cải cách ruộng đất nhằmxóa bỏ sự bóc lột của đế quốc, phong kiến do chiếm hữu đất đai mang lại Cũng

từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, ban hành, sửa đổi, bổ sung cácquy định, các chủ trương, đường lối, chính sách trong quản lý nhà nước về đấtđai cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Mét trong các biện pháp hữu hiệu được Nhà nước chú trọng để nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai đó là xử lý các vi phạm hànhchính về đất đai Các văn bản quan trọng liên quan đến xử lý vi phạm hànhchính về đất đai là Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 của Hội đồng Chính phủban hành Điều lệ Xử phạt vi cảnh; Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày30/11/1989 của Hội đồng Nhà nước; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày

Trang 2

06/7/1995 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định 04/NĐ-CP ngày10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 của Uỷ ban Thường vụQuốc hội; Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Nghị định 182/2004/NĐ-CPđược ban hành trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn thi hành Nghị định04/NĐ-CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ phù hợp với Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính ngày 02/7/2002, có tính đến các yêu cầu mới về đấu tranh,phòng, chống vi phạm pháp luật đất đai trong điều kiện nước ta mở cửa, xây dựngnền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Các văn bản trên đã gópphần lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai, hạn chế những tiêu cực nảy sinh

Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dùNhà nước có nhiều văn bản để quản lý và xử lý vi phạm về đất đai, nhưng do đấtđai trở thành hàng hoá mà giá trị của nó ngày càng tăng với tốc độ rất cao, lợinhuận thu được từ việc mua bán đất đai không có mặt hàng và nghề kinh doanhnào sánh nổi Vì vậy những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, trục lợi từ đấtdiễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng Những hành vi vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực đất đai tuy chưa đến mức nguy hiểm là tội phạm nhưng diễn ra ởkhắp mọi nơi, hàng ngày, hàng giê, không những gây khó khăn cho quản lý nhànước về đất đai, mà còn là nguyên nhân của những tranh chấp, mâu thuẫn gaygắt trong nội bộ nhân dân và xã hội; nhiều khi chuyển hoá thành vụ việc hình sự,thành điểm nóng, thậm chí trở thành vấn đề chính trị Về mặt thực tiễn, do chủquan, coi thường những vi phạm nhỏ nên xử lý không kiên quyết, thiếu nghiêmminh dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, vi phạm ngày càng tràn lan, khókiểm soát Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về vi phạm hành chính và xử lý viphạm hành chính trong lĩnh vực đất đai góp phần lập lại trật tự kỷ cương, phòng,chống vi phạm, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai thực sự có ý nghĩa cấpbách cả về lý luận cũng như thực tiễn đặt ra

Trang 3

Thái Bình là mét tỉnh ven biển thuộc lưu vực sông Hồng, là tỉnh thuầnnông, diện tích đất tự nhiên 154.542,0396 ha, dân số 1.845.000 người [2, tr.3].Nhiều thập kỷ, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, người dân Thái Bình đãlao động cần cù, "một nắng, hai sương", sử dụng đất có hiệu quả, Ýt có vi phạmpháp luật đất đai; đã lập nên những kỳ tích với "Bài ca 5 tấn", rồi 10 tấn, 12 tấnthóc/ha… Nhưng rồi, tháng 5/1997, Thái Bình đã xảy ra khiếu kiện đông người,gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; một trong những nguyênnhân đó là do “ cấp đất, bán đất trái thẩm quyền một cách phổ biến; chínhquyền ở nhiều cơ sở đã lạm dụng việc xử phạt hành chính một cách tùy tiện, tráiquy định, quá sức chịu đựng của dân, gây bất bình trong dân” [51, tr.7] Sau sùkiện trên, các cấp, các ngành trong tỉnh đã rút kinh nghiệm; đề ra các chủtrương, giải pháp sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót; chấn chỉnhcông tác quản lý, xử phạt các vi phạm hành chính về đất đai, vì vậy các vi phạmpháp luật về đất đai ngày càng giảm Những năm gần đây, Thái Bình đẩy mạnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, xây dựngnhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung; với phong trào “xây dựngcánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm và hé gia đình thu nhập đạt

50 triệu đồng/ha/năm” [57, tr.1] Với quyết tâm trên, Thái Bình từ tỉnh có thungân sách trên địa bàn đạt 235 tỷ đồng năm 2001, đã vinh dự được vào câu lạc

bộ tỉnh có thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.000 tỷ đồng năm 2004 Nhưng bêncạnh đó:

Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cấp xã, cấp huyện trongtỉnh còn bị buông lỏng; còn tình trạng cấp đất, giao đất sai thẩmquyền Một số địa phương lợi dụng chủ trương chuyển đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi đã chuyển đổi không đúng mục đích theo quy định củatỉnh Một số doanh nghiệp trong cụm công nghiệp của huyện ĐôngHưng còn vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai Việc xử lý các vi phạmtrên chưa kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân [79, tr.8]

Trang 4

Chính vì vậy, làm thế nào để hạn chế các vi phạm hành chính về đất đai,bảo đảm xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính về đất đai, đặc biệt

là với Thái Bình, một tỉnh đất chật người đông thì càng trở thành những yêu cầubức xúc Là giảng viên giảng dạy môn Quản lý Nhà nước - Luật tại trườngChính trị Thái Bình, qua thực tiễn giảng dạy và tìm hiểu thực tế vi phạm hànhchính về đất đai ở Thái Bình và xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về lý luận

và thực tiễn nêu trên, tôi lùa chọn đề tài "Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình - thực trạng và giải pháp khắc phục" để nghiên cứu, nhằm góp phần tăng

cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở Thái Bình trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu

Nội dung vi phạm hành chính là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạycảm; nhưng do nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thựctiễn của vấn đề này, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ

khác nhau như: Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính của Hoàng Xuân Hoan

- Nguyễn Trí Hòa (1993), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Hỏi đáp về Pháp lệnh

Xử phạt vi phạm hành chính của Đặng Thanh Sơn - Hà Thị Nga (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tìm hiểu về xử phạt vi phạm hành chính của Phạm Dòng - Hoàng Sao (1998), Nxb Pháp lý; Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn của tiến sĩ Vũ Thư (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay (2003), Luận án tiến sĩ Luật học của Bùi Minh Thanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và giải pháp xử lý, Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Nguyễn Nam

Ninh (2004), Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội … Hoặc một số công trình

có đề cập nội dung rất nhỏ liên quan đến vi phạm pháp luật nói chung như:

Chính sách đất đai của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Tôn

Gia Huyên (trong cuốn bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam năm 2002); Về thực trạng chính sách đất đai ở Việt Nam của Phạm Hữu Nghị, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 8/2002; Một số vấn đề quản lý

Trang 5

nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay của tiến sĩ Nguyễn Đình Bồng, Tạp chí Quản lý nhà nước, 4/2001; Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai qua thực tiễn tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn

Mạnh Hùng (2003), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội…

Nhìn chung, các công trình trên mới chỉ đề cập đến vi phạm pháp luật, viphạm hành chính nói chung; hoặc vi phạm pháp luật ở lĩnh vực cụ thể là hảiquan; hoặc ở một phạm vi rộng hơn, trong đó có nội dung nhỏ đề cập đến viphạm pháp luật nói chung về đất đai…; mà chưa đề cập đến vi phạm hành chính

về đất đai, đặc biệt cụ thể là ở tỉnh Thái Bình Chính vì vậy, đề tài “Vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình - thực trạng và giải pháp khắc phục” được

xem là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề vi phạm hành chính về đất đai ởmột địa phương cụ thể

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

+ Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phòng, chống vi phạm hành chính vềđất đai ở Thái Bình hiện nay

+ Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa và phân tích lý luận chung về vi phạm pháp luật và viphạm hành chính

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về vi phạm hànhchính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Phân tích thực trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính vềđất đai ở Thái Bình

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp phòng, chống vi phạm hành chính

về đất đai ở Thái Bình trong thời gian tới

+ Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Từ tháng 7/1995 (thời gian Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính năm 1995 có hiệu lực thi hành) đến hết năm 2004

Trang 6

- Về nội dung và không gian: Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu một vấn đề

cụ thể là vi phạm hành chính về đất đai tại Thái Bình

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

+ Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời dùa trên quan điểm của Đảng vàNhà nước ta về Nhà nước và pháp luật nói chung, về quản lý nhà nước đối vớiđất đai, trong đó có xử lý vi phạm hành chính về đất đai nói riêng

+ Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác-Lênin; kếthợp với các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê

5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài

+ Luận văn thạc sĩ này là công trình đầu tiên dưới góc độ chuyên ngành

Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật nghiên cứu vi phạm hành chính tronglĩnh vực đất đai ở Thái Bình Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và các quyđịnh của pháp luật về vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnhvực đất đai, phân tích đánh giá thực trạng vi phạm hành chính về đất đai, từ đóđưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống vi phạm hànhchính về đất đai ở Thái Bình góp phần tăng cường quản lý nhà nước về đất đai ởThái Bình cũng như trên phạm vi cả nước

Ngoài những đóng góp chung nêu trên luận văn có những đóng góp mới

Trang 7

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương với 8 tiết, kết luận, phụ lục vàdanh mục tài liệu tham khảo

Trang 8

Chương 1

CƠ Sở Lý LUậN Và quy định của pháp luật

Về VI PHạM HàNH CHíNH, xử lý vi phạm hành chính

TRONG LĩNH VựC ĐấT ĐAI

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VI PHẠM HÀNH CHÍNH

1.1.1 Khái niệm, phân loại vi phạm pháp luật

a Khái niệm vi phạm pháp luật và cấu thành vi phạm pháp luật

+ Khái niệm vi phạm pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn của hành vicon người Hành vi là những phản ứng, cách ứng xử được biểu hiện ra bên ngoàicủa con người trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định Mỗi hành vi đềuđược hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, mà chủ thể ýthức được và chủ động thực hiện nó Những hoạt động của con người không thểcoi là hành vi, nếu con người hoạt động trong trạng thái vô thức

Trong hoạt động của mỗi người thường có rất nhiều hành vi khác nhauđược thể hiện bằng những phương thức khác nhau trong quá trình sản xuất, traođổi, sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống Song tuỳ theo tính chất, đặc điểm vànhững lĩnh vực thể hiện của hành vi con người mà xã hội đặt ra những tiêuchuẩn, những công cụ điều chỉnh chúng khác nhau Những hành vi nào của conngười được pháp luật quy định, điều chỉnh thì được gọi là hành vi pháp luật.Hành vi pháp luật gắn liền với các quy định của pháp luật, những hành vi khôngđược pháp luật quy định, điều chỉnh thì không phải là hành vi pháp luật

Hành vi pháp luật rất đa dạng nên có thể phân chia chúng dùa theo nhiềutiêu chí khác nhau

- Căn cứ vào phương thức biểu đạt ra bên ngoài có thể chia hành vi phápluật thành hành vi hành động và hành vi không hành động

Hành vi hành động là hành vi mà chủ thể phải thực hiện bằng những thaotác nhất định Chẳng hạn, hành vi ký hợp đồng, hành vi tham gia giao thông trênđường phố

Trang 9

Hành vi không hành động là hành vi mà chủ thể thực hiện nó bằng cáchkhông tiến hành những thao tác nhất định Chẳng hạn, hành vi không tố giácngười phạm tội, hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểmđến tính mạng

- Căn cứ vào chủ thể thực hiện có thể chia hành vi pháp luật thành hành

vi của cá nhân và hành vi (hoạt động) của tổ chức

- Căn cứ vào sự phù hợp của hành vi với quy định của pháp luật có thểchia hành vi pháp luật thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp

Hành vi hợp pháp là những hành vi được thực hiện phù hợp với yêu cầu,đòi hỏi của pháp luật

Hành vi không hợp pháp là hành vi được thực hiện trái với những quyđịnh của pháp luật như không làm những việc mà pháp luật yêu cầu, làm nhữngviệc mà pháp luật cấm, hành động vượt quá phạm vi cho phép của pháp luật

Hành vi không hợp pháp được phân thành hành vi vi phạm pháp luật vànhững hành vi trái pháp luật nhưng không bị coi là vi phạm pháp luật

Hành vi vi phạm pháp luật là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, tráipháp luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện Vậymuốn xác định hành vi vi phạm pháp luật thì phải dùa vào các dấu hiệu cơ bản sau:

- Thứ nhất, là hành vi nguy hiểm cho xã hội: Như ta đã biết các quy định của

pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi của con người C.Mác đã nhấnmạnh:

Ngoài hành vi của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại đối vớipháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó Những hành vicủa tôi - đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tôi đụng chạm với pháp luật,bởi vì hành vi là cái duy nhất vì nó mà tôi đòi quyền tồn tại, quyềnhiện thực, và như vậy là do nó mà tôi rơi vào quyền lực của pháp luậthiện hành [5, tr.19]

Trang 10

Cho nên vi phạm pháp luật trước hết là hành vi của con người hoặc là hoạtđộng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội nguy hiểm hoặc có khảnăng gây nguy hiểm cho xã hội Khi xác định vi phạm pháp luật thì dấu hiệuhành vi là không thể thiếu được, nói cách khác, không có hành vi nguy hiểm củacon người thì không có vi phạm pháp luật

- Thứ hai, là hành vi trái pháp luật: Đã là hành vi xâm hại tới các quan hệ

xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ Vi phạm pháp luật không những phải

có dấu hiệu là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn phải có dấu hiệu trái phápluật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ

- Thứ ba, có lỗi của chủ thể: Dấu hiệu trái pháp luật chỉ là biểu hiện bên

ngoài của hành vi, để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quancủa hành vi, nghĩa là, xác định lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạmpháp luật đó Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vitrái pháp luật của mình Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do nhữngđiều kiện và hoàn cảnh khách quan, chủ thể thực hiện hành vi đó không cố ý vàcũng không vô ý hoặc không thể nhận thức được, từ đó không lùa chọn đượccách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể thực hiện hành vi đó không bịcoi là có lỗi và hành vi đó không bị coi là vi phạm pháp luật Kể cả những hành

vi trái pháp luật mà chủ thể buộc phải thực hiện khi không có sự lựa chọn kháccũng có thể không bị coi là vi phạm pháp luật

- Thứ tư, chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý: Năng lực trách nhiệm

pháp lý là khả năng tự mình chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luậttrước cơ quan nhà nước có thẩm quyền Vì vậy chủ thể của vi phạm pháp luậtphải là những người đã đạt tới một độ tuổi nhất định, không mắc bệnh tâm thần

và các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vicủa mình, có điều kiện lùa chọn và quyết định cách xử sự Vì vậy, pháp luật chỉ

Trang 11

quy định năng lực trách nhiệm pháp lý cho những người đã đạt được một độ tuổinhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí

Tóm lại, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có

năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cè ý hoặc vô ý, xâm hại cácquan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

+ Cấu thành vi phạm pháp luật

Là mét sự kiện pháp lý, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi mặt kháchquan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể

- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Là những biểu hiện ra bên ngoài

của vi phạm pháp luật, bao gồm: Hành vi trái pháp luật; hậu quả do hành vi trái

pháp luật gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả

mà nó gây ra cho xã hội

Ngoài những yếu tố trên trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn

có các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, phương tiện và công cụ vi phạm

- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Là những biểu hiện tâm lý bên

trong của chủ thể vi phạm pháp luật Nó bao gồm những yếu tố như:

Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật: Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối

với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra Khoa học pháp

lý chia lỗi ra thành hai loại lỗi cố ý và lỗi vô ý Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếphoặc cố ý gián tiếp Lỗi vô ý có thÓ là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả

Động cơ vi phạm: Động cơ được hiểu là động lực thúc đẩy chủ thể thực

hiện hành vi vi phạm pháp luật Thông thường khi thực hiện hành vi vi phạmpháp luật chủ thể thường được thúc đẩy bởi một động cơ nào đó Động cơ đó cóthể là vụ lợi, trả thù, hay đê hèn

Mục đích vi phạm: Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của

mình, chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Tuy nhiên, không phải khi nào kết quả mà chủ thể vi phạm đạt được trong thực

Trang 12

tế cũng trùng hợp với mục đích mà chủ thể vi phạm mong muốn đạt được.Chẳng hạn, H chỉ muốn làm K đau (mục đích gây thương tích) nhưng kết quảthực tế K chết (cái chết của K nằm ngoài mong muốn của H).

- Chủ thể vi phạm pháp luật: Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân

hoặc tổ chức có năng lực chủ thể, nghĩa là theo quy định của pháp luật thì họphải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi trái pháp luật của mình

- Khách thể vi phạm pháp luật: Là những quan hệ xã hội được pháp luật

bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại Những quan hệ xã hội khácnhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và tầm quantrọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm cho xãhội của hành vi vi phạm pháp luật

b Phân loại vi phạm pháp luật

Hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng, nên có thể phânchia vi phạm pháp luật theo nhiều tiêu chí khác nhau

+ Theo loại quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ bị xâm hại, thì vi phạmpháp luật phân thành vi phạm pháp luật về tài chính, vi phạm pháp luật về laođộng, vi phạm pháp luật về đất đai, vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm phápluật dân sự

+ Theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thì vi phạm pháp luậtphân thành vi phạm pháp luật là tội phạm và vi phạm hành chính

+ Theo tính chất vi phạm và trách nhiệm pháp lý, thì vi phạm pháp luậtphân thành vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm hànhchính, vi phạm kỷ luật Nhà nước

- Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): Là hành vi nguy hiểm cho xã hội

được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sựthực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền vănhóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi Ých hợp pháp của tổ

Trang 13

chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, cácquyền, lợi Ých hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác củatrật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa (Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự) [37, tr.19].

- Vi phạm dân sự: Là những hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm hại tới

những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân

- Vi phạm kỷ luật Nhà nước: Là những hành vi có lỗi, trái với những quy

chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, xí nghiệp, trường học ,nói cách khác, là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được

đề ra trong cơ quan, xí nghiệp, trường học đó Cần chú ý là chủ thể vi phạm kỷluật có thể là cá nhân, tập thể (cán bộ, công nhân, công chức, học sinh, sinhviên ) có quan hệ ràng buộc với cơ quan, xí nghiệp, trường học nào đó

- Vi phạm hành chính: Nói khái quát là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái

pháp luật, do tổ chức, cá nhân thực hiện nhưng chưa đến mức là tội phạm hình

sự Vấn đề này là cơ sở lý luận của vấn đề mà luận văn nghiên cứu, sẽ đượctrình bày trong phần 1.1.2 dưới đây

Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệmđối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính

a Khái niệm vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biếntrong đời sống xã hội Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so vớitội phạm hình sự nhưng vi phạm hành chính là những hành vi gây thiệt hại hoặc

đe dọa gây thiệt hại cho lợi Ých của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân cũngnhư lợi Ých chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình trạngphạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không đượcngăn chặn và xử lý kịp thời Chính vì lẽ đó, công tác đấu tranh phòng và chống

vi phạm hành chính luôn là vấn đề được xã hội ta quan tâm Từ trước đến nayNhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành

Trang 14

chính và các biện pháp xử lý đối với loại vi phạm này, trong đó phải kể đếnNghị định 143/CP ngày 27/5/1977 của Chính phủ ban hành Điều lệ Xử phạt vicảnh và hàng loạt các nghị định khác quy định cụ thể về vi phạm hành chính vàviệc xử lý các vi phạm hành chính đó trên các lĩnh vực khác nhau của quản lýhành chính nhà nước.

Để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại viphạm này, đặc biệt là việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tộiphạm, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để xử lý cũng như đấu tranh phòng, chống mộtcách có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính, cần thiết phải đưa ra một kháiniệm chính thức

Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, khái niệm vi phạm hành chínhphải phản ánh đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng của loại vi phạm này, trong đóthể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của chúng, đồng thời cũng phải thểhiện được sự khác biệt giữa loại vi phạm này với tội phạm về mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi

Khái niệm vi phạm hành chính lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh

Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 Điều 1 của Pháp lệnh này đã ghirõ: "Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ýhoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạmhình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính"

Tại khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, viphạm hành chính cũng được định nghĩa một cách gián tiếp: "Xử phạt vi phạmhành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung

là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của phápluật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của phápluật phải bị xử phạt hành chính" [63, tr.6]

Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, song quan niệm về vi phạm hànhchính trong các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất với nhau về những

Trang 15

dấu hiệu bản chất của loại vi phạm pháp luật này Trên cơ sở những nội dung đãđược nêu ra trong hai văn bản pháp luật nêu trên, có thể đưa ra khái niệm về viphạm hành chính như sau:

Vi phạm hành chính là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

b Đặc điểm của vi phạm hành chính

Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay khôngcần xác định các dấu hiệu pháp lý của chúng Các dấu hiệu pháp lý này được thểhiện ở bốn yếu tố là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể

+ Dấu hiệu trong mặt khách quan

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành

vi vi phạm hành chính Như vậy, khi xem xét để đi đến kết luận rằng hành vi của

cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay không thì ta phải có nhữngcăn cứ pháp lý xác định hành vi đó phải được pháp luật quy định là hành vi viphạm hành chính và hành vi đó phải bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hànhchính Cần tránh tình trạng áp dụng "nguyên tắc suy đoán" hoặc “áp dụng tương tựpháp luật” trong việc xác định vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân

Đối với một số loại vi phạm hành chính thì dấu hiệu trong mặt khách quancủa nó còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác Những yếu tố khác, cóthể là:

- Thời gian thực hiện hành vi vi phạm;

- Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm;

- Công cụ, phương tiện vi phạm;

- Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

+ Dấu hiệu trong mặt chủ quan

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệulỗi của chủ thể vi phạm Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi, thể hiện

Trang 16

dưới dạng lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý Cụ thể, người thực hiện hành vi này phải trongtrạng thái có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình nhưng

đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được điều đó hoặc nhận thứcđược nhưng vẫn cố tình thực hiện vi phạm Còn nếu chủ thể thực hiện hành vi

đó khi không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì chúng

ta kết luận rằng không có vi phạm hành chính xảy ra

Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hànhchính, thì trong một số vi phạm hành chính cụ thể, pháp luật còn xác định dấuhiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc Vì thế, khi xử phạt cá nhân, tổ chức về viphạm hành chính này cần xác định rõ hành vi của họ có thoả mãn đầy đủ dấuhiệu mục đích hay không, ngoài việc xem xét các dấu hiệu khác

Khi xác định dấu hiệu lỗi trong mặt khách quan của vi phạm hành chính,thì dấu hiệu lỗi trong vi phạm hành chính của tổ chức là vấn đề còn có nhiều ýkiến khác nhau Có ý kiến cho rằng, lỗi là trạng thái tâm lý của cá nhân trong khithực hiện hành vi vi phạm hành chính nên không đặt ra vấn đề lỗi đối với tổchức vi phạm hành chính Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, chỉcần xác định tổ chức đó có hành vi trái pháp luật và hành vi đó theo quy địnhcủa pháp luật bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là đủđiều kiện để xử phạt hành chính Cũng có quan điểm cho rằng, cần phải xác địnhlỗi của tổ chức khi vi phạm hành chính thì mới có đầy đủ cơ sở để tiến hành hoạtđộng xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức vi phạm Theo quan điểm này,lỗi của tổ chức được xác định bằng lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khithực hiện nhiệm vụ, công cụ được tổ chức đó giao cho Tuy nhiên, Pháp lệnh Xử

lý vi phạm hành chính hiện hành chỉ quy định chung rằng: “Tổ chức bị xử phạthành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra” (Điểm b, khoản 1, Điều

6 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính) [63, tr.10] và có nghĩa vụ chấp hànhquyết định xử phạt vi phạm hành chính Đồng thời, tổ chức phải có trách nhiệmxác định lỗi của người thuộc tổ chức mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính

Trang 17

trong khi thi hành công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và bồithường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

+ Dấu hiệu về chủ thể

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân cónăng lực chủ thể

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạmhành chính là người không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khảnăng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và đủ độ tuổi dopháp luật quy định, cụ thể là:

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể là chủ thể của vi phạm hànhchính với lỗi cố ý Như vậy, khi xác định người ở độ tuổi này có vi phạm hànhchính hay không, cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của họ

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chínhtrong mọi trường hợp

- Tổ chức có thể là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm các cơ quan nhànước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trangnhân dân

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng có thể là chủ thể vi phạm hành chínhtheo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà ViệtNam ký kết hoặc tham gia có quy định khác (Khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính) [63, tr.10]

+ Dấu hiệu về khách thể

Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm hạiđến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Dấu hiệu khách thể để xác định viphạm hành chính là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lý hànhchính nhà nước, hay vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định củapháp luật về quản lý nhà nước như quy tắc về an toàn giao thông, quy tắc về an

Trang 18

ninh trật tự, an toàn xã hội được quy định trong các văn bản pháp luật của các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC LOẠI HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

a Khái nệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Trên cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật và vi phạm hành chính đã trìnhbày ở phần 1.1 ta có thể đưa ra khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đấtđai như sau:

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi trái pháp luật đất đai, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quyền sở hữu đất đai của Nhà nước, quyền và lợi Ých của người sử dụng đất cũng như các quy định của pháp luật về chế độ sử dụng các loại đất, mà không phải là tội phạm,

và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

b Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là một dạng của vi phạm hànhchính vì vậy mà đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng đượcthể hiện ở bốn yếu tố là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể

+ Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là nhữngbiểu hiện ra bên ngoài của vi phạm hành chính về đất đai, nó gồm có những yếu

tố sau:

- Hành vi trái pháp luật đất đai Để xác định có hành vi trái pháp luật đấtđai thì ta phải căn cứ vào những quy định của pháp luật về đất đai, về đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai đểxem xét về một hành vi cụ thể

Nếu một chủ thể thực hiện những việc mà pháp luật đất đai nghiêm cấmhoặc không làm những việc mà pháp luật đất đai yêu cầu thì người đó là người

có hành vi vi phạm pháp luật đất đai Vì vậy hành vi trái pháp luật đất đai là

Trang 19

hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của phápluật đất đai Hành vi không bị coi là trái pháp luật đất đai khi nó có liên quanđến việc thực hiện một mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩmquyền hoặc những sự kiện xảy ra ngoài ý chí và khả năng của người sử dụng đất

(tình thế cấp thiết hay sự kiện bất ngờ)

- Hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) do hành vi trái pháp luật đất đai gây ra.Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật đất đai thể hiện ở chỗ nóxâm hại quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai hoặc xâm hại đến quyền lợicủa người sử dụng đất Cụ thể:

Sự xâm phạm quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai thường thể hiệntrong việc định đoạt một cách bất hợp pháp số phận pháp lý của đất đai nhưkhông tuân theo những thủ tục cấp đất do pháp luật quy định, giao đất khôngđúng thÈm quyền, không đúng đối tượng, mua, bán, chuyển nhượng quyền sửdụng đất trái phép dưới nhiều hình thức như nóp dưới danh nghĩa thanh lý tàisản, thanh lý nhà cửa hoặc thu tiền bán đất trên danh nghĩa đền bù nhưng sửdụng số tiền đó không đúng mục đích, hoặc tự tiện chuyển giao đất cho ngườithừa kế, hoặc sử dụng đất không đúng mục đích được giao, tù ý thay đổi mụcđích sử dụng đất khi chưa có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Xâm phạm quyền lợi của người sử dụng đất như mượn tạm đất sử dụngtrong một thời gian nhất định khi hết thời hạn không trả lại chủ cũ mà chiếmluôn để sử dụng, hoặc tự tiện chuyển dịch ranh giới ra ngoài phần đất được giao,hoặc lấy quá mức đất mà Nhà nước giao cho mình

Mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đaiđược xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đối với diện tíchđất bị vi phạm thành tiền theo giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương nơi có đất đó quy định

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chÝnh về đất đai vớihậu quả mà nó gây ra cho xã hội thể hiện sự thiệt hại cho xã hội là do chính

Trang 20

hành vi vi phạm hành chính về đất đai gây ra Song không phải mọi vi phạmhành chính về đất đai đều bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả và quan hệ nhânquả mà nhiÒu vi phạm hành chính về đất đai chỉ cần dấu hiệu “cấu thành hìnhthức” là đủ căn cứ để xử phạt hành chính

Ngoài ra khi nghiên cứu mặt khách quan của vi phạm hành chính về đấtđai trong một số trường hợp cần xem xét thêm một số dấu hiệu khác như thờigian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi

+ Mặt chủ quan của vi phạm hành chính về đất đai là những biểu hiện tâm

lý bên trong của chủ thể vi phạm, gồm lỗi, động cơ và mục đích

- Lỗi là trạng thái tâm lý, là ý chí chủ quan của con người đối với hành vi

vi phạm và hậu quả do hành vi đó gây ra được thực hiện một cách cố ý hoặc vô

ý Vì vậy phải xét yếu tố lỗi chính xác để xác định được hình thức xử lý phù hợpvới hành vi vi phạm pháp luật đất đai

Hành vi vi phạm hành chính về đất đai có thể thực hiện bằng hành độngnhư lấn, chiếm đất đai, phá vỡ mặt bằng đất canh tác, sử dụng đất không đúngmục đích hoặc không hành động như không sử dụng đất, không cải tạo, bồi bổđất, không ngăn chặn sự xói mòn đất đai

- Mục đích, động cơ trong vi phạm hành chính về đất đai

Mục đích của vi phạm hành chính là cái “đích” trong ý thức của người viphạm được đặt ra cho hành vi vi phạm đạt tới Mục đích của vi phạm hành chính

về đất đai chỉ có ở trong một số hành vi vi phạm hành chính về đất đai nhất định

và được thực hiện với lỗi cố ý ví dụ “ hành vi tẩy, xoá, sửa chữa giấy tờ, chứng từtrong việc sử dụng đất”(Khoản 1 Điều 21 Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai)

Động cơ vi phạm hành chính được hiểu là động lực bên trong thúc đẩyngười thực hiện hành vi vi phạm hành chính Trừ những hành vi vi phạm hànhchính về đất đai với lỗi cố ý thì động cơ, mục đích rõ rệt còn các vi phạm hànhchính về đất đai khác thì động cơ, mục đích không rõ nét Trong các trường hợp

Trang 21

này vi phạm hành chính về đất đai chủ yếu do thiếu thận trọng, vô tình hay coi nhẹcác nghĩa vụ pháp lý mà vi phạm ở mức độ nhỏ và trên thực tế thiệt hại ở nhữngtrường hợp này là không đáng kể Do đó động cơ, mục đích trong vi phạm hànhchính về đất đai cũng như vi phạm hành chính nói chung không coi là dấu hiệu bắtbuộc.

Hành vi trái pháp luật là sự thực hiện trên thực tế của người vi phạm cònlỗi thể hiện mục đích cần đạt được của hành vi đó Việc truy cứu trách nhiệmpháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai khác với việc truy cứu tráchnhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật khác là trong đa số các trườnghợp chỉ cần hai dấu hiệu là có hành vi trái pháp luật đất đai và có lỗi là đủ căn

cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có đầy đủ cả các yếu tốkhác như có thiệt hại thực tế sảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vàhậu quả bởi vì Luật Đất đai điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp

từ quá trình sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai Mà đất đai thuộc quyền sở hữutoàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, do đó mọi hành vi xâm phạm tớiquyền sở hữu đều là hành vi vi phạm pháp luật

+ Khách thể của vi phạm hành chính về đất đai

Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được phápluật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại Vậy khách thể của viphạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là những quan hệ trong quản lý, sử dụngđất đai bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại

+ Chủ thể của vi phạm hành chính về đất đai

Vi phạm hành chính về đất đai là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện

cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật đất đai bảo vệ

Do vậy, chủ thể của vi phạm hành chính về đất đai là những cá nhân, tổ chức cónăng lực chủ thể Những hành vi này đều xâm hại đến các quan hệ pháp luật đấtđai đang được duy trì, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.Song do tính chất và mức độ xâm hại của hành vi chưa đến mức nguy hiểm cho

Trang 22

xã hội để trở thành tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xửphạt hành chính

1.2.3 Các loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Theo quy định tại điều 3 Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi

vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm:

a Các hành vi vi phạm trong sử dụng đất đai

- Sử dụng đất không đúng mục đích;

- Lấn, chiếm đất;

- Huỷ hoại đất;

- Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;

- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng choquyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất màkhông thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Tù chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiệnchuyển quyền sử dụng đất;

- Cố ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích

sử dụng đất;

- Chậm thực hiện bồi thường;

- Chậm nép tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhànước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đÊt cho phép;

- Cố ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;

- Không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Tù tiện di chuyển, làm sai lệch mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốcchỉ giới hành lang an toàn của công trình;

- Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất

b Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ về đất đai

Trang 23

- Hành vi vi phạm trong hành nghề tư vấn về giá đất mà không được cơquan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Hành vi vi phạm trong hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hành nghề;

- Hành vi vi phạm trong hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai, dịch vụ

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hoạt động của các chủthể có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực đất đai để quyết định xử phạt vi phạm hành chính và ápdụng các biện pháp xử lý hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quyđịnh của pháp luật) đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về đất đai

Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có các đặcđiểm sau đây:

- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được áp dụng đối với

tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật Nóicách khác, vi phạm hành chính về đất đai là cơ sở để tiến hành hoạt động xửphạt vi phạm hành chính Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định hành vi vi phạmhành chính, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cánhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là cơ sở pháp lý quan trọng đểtiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Trang 24

- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được tiến hành bởicác chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Pháp lệnh Xử lý viphạm hành chính và Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chínhphủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã xác định

cụ thể chủ thể có thẩm quyền, hình thức, mức xử phạt mà họ được phép áp dụngđối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về đất đai

- Xử phạt vi phạm hành chính về đất đai được tiến hành theo nhữngnguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính và Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về đất đai thể hiện ởquyết định xử phạt, trong đó ghi nhận các hình thức, mức xử phạt áp dụng đốivới tổ chức, cá nhân vi phạm Việc quyết định áp dụng hình thức xử phạt đó thểhiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân vi phạmhành chính về đất đai, qua đó giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ pháp luậtđất đai nói riêng và pháp luật nói chung

Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì ngoài việc ápdụng các hình thức xử phạt ra còn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khácbao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào

cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chÝnh Tuy nhiên, theoNghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực đất đai thì không áp dụng các biện pháp xử lý hànhchính khác với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai Như vậy,khi nói đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chỉ gồm xử phạthành chính, mà không có các biện pháp xử lý hành chính khác Theo điều 6 củaNghị định trên thì các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

là cảnh cáo, phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạmhành chính; buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm

Trang 25

1.3.2 Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo cácnguyên tắc sau:

a Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịpthời gắn với trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở, với công tác kiểm tra, thanhtra đất đai Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng,công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắcphục theo quy định của Nghị định 182/2004/ND-CP và quy định của pháp luật cóliên quan

b Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính khi thực hiện hành vi viphạm hành chính quy định trong Nghị định 182/2004/NĐ-CP của Chính phủngày 29/10/2004

c Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền quyđịnh tại các Điều 25, 26 và 27 của Nghị định 182/2004/NĐ-CP thực hiện

d Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chÝnh một lần.Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì từngngười vi phạm đều bị xử phạt

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt vềtừng hành vi vi phạm

e Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thếcấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trongkhi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thứchoặc khả năng điều khiển hành vi của mình

g Hình thức xử phạt hành chính được áp dông độc lập; hình thức xử phạt

bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xửphạt chính đối với những hành vi vi phạm hành chính có quy định hình thức xửphạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả trong Nghị định 182/2004/NĐ-CPtrừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định 182/2004/NĐ-CP

Trang 26

h Hình thức, mức độ xử phạt được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ

vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, nhân thân của người thựchiện hành vi vi phạm hành chính, tình tiÕt giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được áp dụng theo quy định tạiĐiều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính

i Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình củamức xử phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thìmức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn, nhưng không được giảm quá mức tốithiểu của mức xử phạt; nếu hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiềnphạt có thể tăng lên cao hơn, nhưng không được vượt quá mức tối đa của mức

xử phạt

k Mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định theonguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm thànhtiền theo giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất đóquy định và chia thành 4 mức sau đây:

* Mức mét (1): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị

vi phạm quy đổi thành tiền dưới hai triệu (2.000.000) đồng đối với đất nôngnghiệp, dưới mười triệu (10.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;

* Mức hai (2): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị

vi phạm quy đổi thành tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến dưới năm triệu(5.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ mười triệu (10.000.000) đồng đếndưới hai mươi lăm triệu (25.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;

* Mức ba (3): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi

phạm quy đổi thành tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến dưới mười triệu(10.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ hai mươi lăm triệu đồng(25.000.000) đồng đến dưới năm mươi triệu đồng (50.000.000) đồng đối với đấtphi nông nghiệp;

Trang 27

* Mức bèn (4): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị

vi phạm quy đổi thành tiền từ mười trỉệu (10.000.000) đồng trở lên đối với đấtnông nghiệp, từ năm mươi triệu (50.000.000) đồng trở lên đối với đất phi nôngnghiệp

Đối với diện tích đất bị vi phạm là đất chưa sử dụng thì áp dụng giá đấtnông nghiệp thấp nhất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại thời điểm

xử phạt (Điều 7- Điều 8, Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 củaChính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) [9, tr 6-8]

m Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hai (02)năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện

2 Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét

xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều trahoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, thìthời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba (03) tháng kể từ ngày người có thẩmquyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vô vi phạm

3 Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính mà hành vi viphạm hành chính chưa bị xử phạt thì người có thẩm quyền không thực hiện xửphạt vi phạm hành chính mà áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tạikhoản 3 Điều 6 của Nghị định 182/2004/NĐ-CP

4 Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định182/2004/NĐ-CP mà người có hành vi vi phạm lại có hành vi vi phạm hànhchính mới quy định tại Nghị định 182/2004/NĐ-CP hoặc cố tình trèn tránh, cảntrở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm có hành vi viphạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trèn tránh, cản trởviệc xử phạt (Điều 5 Nghị định số182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chínhphủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) [9, tr.5]

1.3.3 Hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Trang 28

Pháp luật hiện hành quy định hình thức và mức xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực đất đai cụ thể như sau:

a Hành vi sử dụng đất không đúng mục đích (Điều 9 Nghị định 182

/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).

1 Sử dụng đất không đúng mục đích mà không thuộc trường hợp quyđịnh tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Nghị định 182/2004/NĐ-CP thì hình thức

- Phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến năm trăm nghìn(500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

- Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến ba triệu (3.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

- Phạt tiền từ ba triệu (3.000.000) đồng đến năm triệu (5.000.000) đồngnếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

- Phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4)

Trang 29

3 Chuyển đất có rừng đặc dụng, đất có rừng phòng hộ sang sử dụng vàomục đích khác mà không được UBND cấp có thẩm quyền cho phép thì hìnhthức và mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn(500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

- Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến ba triệu (3.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

- Phạt tiền từ ba triệu (3.000.000) đồng đến mười lăm triệu (15.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

- Phạt tiền từ mười lăm triệu (15.000.000) đồng đến ba mươi triệu(30.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4)

4 Chuyển từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sửdụng đất sang đất phi nông nghiệp theo quy định phải nép tiền sử dụng đất hoặcchuyển từ đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở mà không đượcUBND cấp có thẩm quyền cho phép thì hình thức và mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

- Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồngnếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

- Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu(20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

- Phạt tiền từ hai mươi triệu (20.000.000) đồng đến ba mươi triệu(30.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4)

5 Sử dụng đất để xây dựng công trình, đầu tư bất động sản thuộc khu vực

đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế trái với quy hoạch sửdụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được công bố thì hình thức vàmức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi vi phạm thuộc mức một (1);

Trang 30

- Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồngnếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

- Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu(20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

- Phạt tiền từ hai mươi triệu (20.000.000) đồng đến ba mươi triệu(30.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4)

6 Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với cáchành vi quy định tại các khoản 1,2,3,4 và 5 Điều 9 Nghị định 182/2004/NĐ-CP

b Lấn, chiếm đất (Điều 10 Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/ 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).

1 Lấn, chiếm đất mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và

3 Điều 10 Nghị định 182/2004/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến năm trăm nghìn(500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

- Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

- Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồngnếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

- Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu(20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4)

2 Lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, đất thuộckhu vực đô thị, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếphạng hoặc được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệthì hình thức và mức xử phạt theo quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến hành lang bảo vệ an toàn côngtrình, đô thị, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; trường hợp pháp luật vềchuyên ngành liên quan chưa quy định thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Trang 31

- Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn(500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

- Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến ba triệu (3.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

- Phạt tiền từ ba triệu (3.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồngnếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

- Phạt tiền từ mười (10.000.000) đồng đến ba mươi triệu (30.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4)

3 Lấn, chiếm đất sử dụng vào mục đích quốc phòng thì hình thức xử phạt,mức phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực quốc phòng

4 Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành viquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 182/2004/NĐ-CP

c Huỷ hoại đất (Điều 11 Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

1 Làm suy giảm chất lượng đất hoặc làm biến dạng địa hình gây hậu quảlàm cho đất giảm hoặc mất khả năng sử dụng theo mục đích sử dụng đã đượcxác định thì hình thức và mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn(500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

- Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

- Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồngnếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

- Phạt tiền từ mười (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4)

2 Gây ô nhiễm đất mà gây hậu quả làm cho đất mất khả năng sử dụngtheo mục đích đã được xác định thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Trang 32

- Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

- Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồngnếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

- Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu(20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

- Phạt tiền từ hai mươi (20.000.000) đồng đến ba mươi triệu (30.000.000)đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4)

3 Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi viphạm hành chính hoặc buộc có biện pháp khắc phục hoạt động gây ô nhiễm,buộc khôi phục lại địa hình của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định 182/2004/NĐ-CP

d Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác (Điều 12 Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).

1 Phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000)đồng đối với hành vi tù ý để vật liệu xây dựng, chất thải hay các vật khác lên thửađất của người khác gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác

2 Phạt tiền từ năm trăm ngàn (500.000) đồng đến ba triệu (3.000.000)đồng đối với hành vi tù ý đưa vật liệu, chất thải hay các vật khác lên thửa đấtcủa người khác làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác hoặc làm thiệthại cho việc sử dụng đất của người khác

3 Phạt tiền từ một triệu (1.000.000) đồng đến năm triệu (5.000.000) đồngđối với hành vi tù ý đào bới gây cản trở hoặc làm thiệt hại cho việc sử dụng đấtcủa người khác

4 Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi viphạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đốivới hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 Nghị định 182/2004/NĐ-CP

Trang 33

e. Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai (Điều 13, Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).

Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm ngàn (500.000)đồng đối với hành vi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa

kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sửdụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của phápluật về đất đai

g. Tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện

chuyển quyền sử dụng đất (Điều 14 Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).

1 Phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000)đồng đối với hành vi tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không

đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất quy định tại Điều 106 của Luật Đất đai

2 Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu(20.000.000) đồng đối với hành vi sử dụng đất lấn, chiếm mà đem chuyển đổi,chuyển nhượng, tặng cho

3 Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm, buộc trả lạiphần đất lấn, chiếm

h Cố ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích

sử dụng đất (Điều 15 Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến haitrăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi cố ý đăng ký không đúng chủng loạiđất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất

i. Chậm thực hiện bồi thường ( Điều 16 Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

Trang 34

Phạt tiền ở mức 0,04% số tiền phải bồi thường cho mỗi ngày chậm thựchiện bồi thường kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phải thựchiện bồi thường đối với hành vi chậm thực hiện bồi thường.

k. Chậm nép tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép (Điều 17 Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền ở mức 0,02% số tiền phải nép cho mỗi ngàychậm nép kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phải nép tiền sửdụng đất, tiền thuê đất đối với hành vi chậm thực hiện nép tiền sử dụng đất, tiềnthuê đất

m Cố ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (Điều 18 Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai

trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi không có mặt tại địa điểm bàn giao đấttheo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng

2 Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn(500.000) đồng đối với hành vi ngăn cản cán bộ, công chức của cơ quan nhànước có thẩm quyền tiến hành xác định mốc giới, bàn giao đất, cho thuê đất, thuhồi đất trên thực địa

n Không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 19 Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến ba triệu (3.000.000) đồngđối với hành vi cố ý trèn tránh, chây ì không trả lại đất đúng thời hạn trả lại đấttheo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà phương ánbồi thường đã được thực hiện theo quy định của pháp luật

p Tự tiện di chuyển, làm sai lệch, hư háng mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình (Điều 20 Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

Trang 35

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến haitrăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốcchỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình.

2 Phạt tiền từ một triệu (1.000.000) đồng đến năm triệu (5.000.000) đồngđối với hành vi cố ý làm hư háng mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc chỉgiới hành lang an toàn của công trình

3 Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi

phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghịđịnh 182/2004/NĐ-CP

q Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất (Điều 21 Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

1 Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến một triệu (1.000.000)

đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đấtkhông thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 182/2004/NĐ-CP

2 Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000)

đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đấtlàm cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sửdụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

f Hành nghề tư vấn về giá đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Điều 22 Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai

trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi hành nghề tư vấn về giá đất màkhông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

2 Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu

(20.000.000) đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định182/2004/NĐ-CP mà gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho người khác

Trang 36

3 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai

trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi hành nghề tư vấn về giá đất được cơquan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng không thực hiện đúng nguyêntắc, phương pháp xác định giá đất theo quy định của pháp luật

4 Phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000)

đồng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 182/2004/NĐ-CP

mà gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho người khác

t. Hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hành nghề (Điều 23 Nghị định 182/2004/NĐ-CP)

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến nămtrăm nghìn (500.000) đồng đối với hành vi hành nghề tư vấn về lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hành nghề tưvấn về lập quy hoạch, kÕ hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật

r Hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động, hành nghề dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Điều 24 Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai

trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ về thông tin đấtđai mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hoặc hành nghề dịch vụ về đo đạc

và bản đồ địa chính mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

2 Phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000)đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 182/2004/NĐ-CP

mà gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho người khác

1.3.4 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

a Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp (Điều 25 Nghị định

182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai).

+ Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có quyền:

Trang 37

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến năm trăm nghìn (500.000) đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính cógiá trị đến năm trăm nghìn (500.000) đồng;

- Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm

+ Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

- Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm

+ Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

- Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm

b Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về đất đai (Điều 26 Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

+ Thanh tra viên đất đai đang thi hành công vụ có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến hai trăm nghìn (200.000) đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính cógiá trị đến hai triệu (2.000.000) đồng

+ Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến hai mươi triệu đồng (20.000.000) đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

- Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm

+ Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:

Trang 38

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

- Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm

c Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính và nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (Điều 27, Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

Việc uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính và nguyên tắc xác định thẩmquyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 41 vàĐiều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật cóliên quan Cụ thể là trong trường hợp người có thẩm quyền xử lý vi phạm hànhchính mà vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có thẩm quyền xử lý vi phạmhành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt củanhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện

Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vàomức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể

Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạmhành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau:

- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đềuthuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc ngườiđó

- Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành

vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vô vi phạmđến cấp có thẩm quyền xử phạt

- Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc cácngành khác nhau thì quyền xử phạt thuộc chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền xửphạt nơi sảy ra vi phạm

Trang 39

d Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp phải thu hồi đất, phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động dịch

vụ về đất đai (Điều 28 Nghị định 182/2004/NĐ-CP).

+ Khi xử lý vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính đó thuộc trườnghợp phải thu hồi đất quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai thì thực hiện theoquy định sau đây:

- Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 25, 26 và 27 củaNghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 mà có thẩm quyền thu hồi đất quyđịnh tại Điều 44 của Luật Đất đai thì thực hiện đồng thời việc xử phạt vi phạmhành chính và việc thu hồi đất

- Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 25, 26 và 27 củaNghị định 182/2004/NĐ-CP nhưng không có thẩm quyền thu hồi đất thì thựchiện xử phạt vi phạm hành chính và có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị UBNDcấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất Uỷ ban nhân dân cấp có thẩmquyền có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi đất đối với trường hợp đủ căn cứ;trường hợp không đủ căn cứ theo quy định của pháp luật về đất đai thì phảithông báo cho người đề nghị, người bị xử phạt, UBND xã, phường, thị trấn nơi

+ Khi xử lý vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính đó thuộc trườnghợp quy định tại Điều 22 và Điều 24 của Nghị định 182/2004/NĐ-CP thì người

có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơquan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép hành nghề để tiếp tục xử lý theo quyđịnh của pháp luật

Trang 40

+ Khi xem xét vô vi phạm để quyết định xử phạt hành chính, nếu xét thấyhành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạmhành chính phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cóthẩm quyền mà không được giữ lại để xử phạt hành chính.

Trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi viphạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sựthì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn ba(03) ngày, kể từ ngày huỷ quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vô vi phạm cho

cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Phong Ba (2002), Thực hiện“dồn điền, đổi thửa”và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện“dồn điền, đổi thửa”và cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất nông nghiệp phục vụ chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình
Tác giả: Đặng Phong Ba
Năm: 2002
2. Cục Thống kê Thái Bình (2000), Báo cáo xu hướng biến động dân số và tác động của nó đến sự phát triển của Thái Bình,Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xu hướng biến động dân số và tácđộng của nó đến sự phát triển của Thái Bình
Tác giả: Cục Thống kê Thái Bình
Năm: 2000
3. Cục Thống kê Thái Bình (2001), Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình năm 2000, Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bìnhnăm 2000
Tác giả: Cục Thống kê Thái Bình
Năm: 2001
6. V.M. CoGan (1997), Các đặc tính xã hội của tình trạng tội phạm, NxbTiến bộ, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các đặc tính xã hội của tình trạng tội phạm
Tác giả: V.M. CoGan
Nhà XB: NxbTiếnbộ
Năm: 1997
7. TS. Trần Thị Cúc, ThS. Nguyễn Thị Phượng (2003), "Luật Đất đai- Những bất cập và giải pháp", Tạp chí Quản lý nhà nước, (4), tr.15 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đất đai- Nhữngbất cập và giải pháp
Tác giả: TS. Trần Thị Cúc, ThS. Nguyễn Thị Phượng
Năm: 2003
8. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 củaChính phủ về thi hành Luật Đất đai
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
9. Chính phủ (2004), Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đÊt đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chínhphủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đÊt đai
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm BanChấp hành Trung ương khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn Quốc giữa nhiệm kỳ khoá XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn Quốcgiữa nhiệm kỳ khoá XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấphành Trung ương khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998),Văn kiện Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấphành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấphành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấphành Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
18. Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Đất đai
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an Nhândân
Năm: 2003
19. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước vàpháp luật
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2004
20. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hành chính
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công annhân dân
Năm: 2004
21. PGS, TS Trần Ngọc Đường (1998), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật,Tập 1
Tác giả: PGS, TS Trần Ngọc Đường
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
22. Học viện Hành chính Quốc gia (2004), Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hành chính và Tàiphán hành chính Việt Nam
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w