ĐỀ tài THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT THU THUẾ ở VIỆT NAM

15 1.5K 5
ĐỀ tài THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT THU THUẾ ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp Phòng Đào Tạo Sau Đại Học  TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT THU THUẾ VIỆT NAM GV HD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng SV thực hiện: Đinh Thị Huyền Trâm Lớp: Đêm 1 – TCDN K20 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2012 MỤC LỤC MỤC LỤC .2 CHƯƠNG 1 .4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT THU THUẾ .4 1. Cơ sở lý luận về thất thu thuế 4 1.1 Khái niệm thất thu thuế 4 1.2 Các dạng biểu hiện của thất thu thuế .4 1.3 Nguyên nhân thất thu thuế .5 1.4 Ảnh hưởng của thất thu thuế .7 CHƯƠNG 2 .8 THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ VIỆT NAM .8 CHƯƠNG 3 .11 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT THU THUẾ VIỆT NAM 11 LỜI MỞ ĐẦU Chính sách thuế là một trong những nôi dung quan trọng của chính sách Tài chính quốc gia được xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân, điều tiết mọi hoạt độn giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng, nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Mặt khác thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Chính vì vị trí quan trọng của thuế nên đòi hỏi phải thu đúng, thu đủ, việc chống thất thu thuế sao cho có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp, nhưng cũng là yêu cầu cấp bách vừa nhăm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Chính vì thế, đề tàiThực trạng, nguyên nhân, giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam” nhằm đi sâu tìm hiểu những nội dung cơ bản của việc thất thu thuế Việt Nam hiện nay. Đề tài bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thất thu thuế Chương 2 : Thực trạng thất thu thuế Việt Nam Chương 3 : Giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT THU THUẾ 1. Cơ sở lý luận về thất thu thuế 1.1 Khái niệm thất thu thuế Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khóa nào. Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người nộp thuế. Trên thực tế, hai lợi ích này thường mâu thuẫn nhau, Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó người nộp thuế mong muốn càng giảm số thuế phải nộp càng nhiều càng tốt. Hay nói cách khác, đâu có thuế khóa,ở đó có thất thu. Thất thu thuế biểu hiện, diễn biến rất đa dạng và phức tạp tuỳ theo điều kiện của nền kinh tế - xã hội của một quốc gia, song có thể khái quát hoá thành 2 dạng: thất thu thực tế và thất thu tiềm năng. - Thất thu thực tế, có nghĩa là có nhiều khoản thu được quy định rõ ràng trong các luật thuế, song do nhiều nguyên nhân số tiền đó không được tập trung vào ngân sách đúng quy định. - Thất thu tiềm năng, có nghĩa là thực tế có nhiều nguồn thu cần thiết phải động viên vào ngân sách nhưng lại không thu được vì chưa có quy định của luật pháp. 1.2 Các dạng biểu hiện của thất thu thuế Các dạng thất thu thuế được phân loại tương đối theo những biểu hiện bên ngoài của nó, có thể khái quát cơ bản các dạng thất thu thuế như sau: - Thất thu thuế do không bao quát hết số cơ sở sản xuất, kinh doanh: Tình trạng này xảy ra do các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đăng ký kinh doanh, không đăng ký mã số thuế nhưng vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra cũng có thể do các cơ sở này xin tạm nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh. GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Đinh Thị Huyền Trâm 4 Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam - Nhiều đối tượng cố tình kê khai không đúng số thuế đáng lẽ phải nộp theo quy định của pháp luật cũng như thực tế mà các doanh nghiệp đang kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai thấp hơn nhiều so với số thuế thực tế phải nộp bằng cách khai tăng chi phí, giảm doanh thu thậm chí khai sai thuế suất. - Trốn thuế thông qua buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới không những không giảm mà có chiều hướng ngày càng tăng và phức tạp hơn trước. - Thất thu từ hoạt động xây dựng, du lịch, lữ hành, vận tảinhân, cho thuê nhà nghỉ còn lớn do nhà nước chưa có các biện pháp quản lý các hoạt động này có hiệu quả. Vì vậy các cá nhân, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp thường không khai báo, không đăng ký nộp thuế nhằm trốn, tránh nghĩa vụ thuế với nhà nước. - Thất thoát do không bao quát hết thu nhập của người nộp thuế cũng như số lượng người phải nộp thuế thu nhập cá nhân vì số lượng các cá nhân hành nghề tự do còn lớn, chưa có biện pháp quản lý hiệu quả thu nhập của họ. Hiện nay thu nhập của người lao động nước ta có nhiều nguồn thu khác nhau và thường lớn hơn nhiều so với quỹ lương nhưng nhà nước mới chỉ quản lý được phần thu nhập thông qua quỹ lương mà cá cơ quan, đơn vị chi trả, còn những khoản thu nhập từ các nguồn khác thì chưa có biện pháp quản lý hiệu quả. - Thất thu thuế từ các khoản phí, lệ phí do chưa có biện pháp quản lý có hiệu quả ví dụ như tình trạng bán vé cầu đường giả diễn ra rất “tấp nập” mà nhà nước chưa có biện pháp quản lý. - Vì lợi ích cá nhân cán bộ thuế móc ngoặc với người nộp thuế để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN để chia chác. 1.3 Nguyên nhân thất thu thuế Tình trạng thất thu thuế nói trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Xuất phát từ người nộp thuế: Trong lịch sử phát triển của xã hội nhà nước ra đời là tất yếu khách quan trong xã hội có giai cấp. Để có thể đảm bảo quyền lợi của giai cấp thống trị, nhà nước cần có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Đinh Thị Huyền Trâm 5 Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam Nguồn này được lấy bằng cách động viên một phần thu nhập của các tầng lớp trong xã hội. Với quyền lực của mình nhà nước đặt ra các loại thuế buộc mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội phải tuân theo. Nhu cầu chi tiêu của nhà nước càng nhiều thì mức động viên của thuế càng cao. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường mục tiêu của các nhà kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, do vậy họ luôn tìm cách để làm tăng doanh thu, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, mà thuế cũng là một khoản chi mà họ phải nộp cho nhà nước nên sẽ làm giảm lợi nhuận mà họ thu được. Do đó vì lợi ích của mình họ luôn tìm cách làm giảm số thuế đáng lẽ phải nộp mà trốn được thuế không phải nộp thì càng tốt. Như vậy trong thuế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người kinh doanh, vì lẽ đó tình trạng thất thu thuế là không thể tránh khỏi. - Nguyên nhân từ cơ quan thuế: Một phần do trình độ quản lý còn yếu, bộ máy tổ chức kém hiệu quả, hay có thể do trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chưa cao hoặc có thể do chính sách thuế thay đổi liên tục, diễn giải không rõ ràng, còn có những thiếu sót, sơ hở dẫn đến việc hiểu sai luật thuế do đó sẽ dẫn đến thực hiện sai. Thêm nữa, một cán bộ thuế phải quản lý một số lượng lớn doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế nên không thể phát hiện ra những gian lận, sai sót trong các hóa đơn, chứng từ, sổ sách và số lượng chủ thể do vậy người nộp thuế có thể trốn thuế. - Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thuế. Chính quyền các cấp chưa tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế làm việc. Hệ thống cơ sở pháp lý như Luật, các Nghị định, Thông tư ban hành hướng dẫn còn bất cập, thiếu ràng và chồng chéo. - Thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế đã được cải thiện nhiều song vẫn còn nhiều phiền hà, gây khó khăn cho người nộp thuế. Nhiều quy trình quản lý thuế chưa được rà soát, xem xét sửa đổi do vậy gây tâm lý sợ đến cơ quan thuế của người nộp thuế. - Hiện tượng tiêu cực của một số ít cán bộ thuế cũng có tác động không nhỏ dẫn tới việc thất thu thuế một số địa phương. GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Đinh Thị Huyền Trâm 6 Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam 1.4 Ảnh hưởng của thất thu thuế Thuế ra đời là một tất yếu khách quan, nó tồn tại cùng sự phát triển của bất cứ Nhà nước nào, nó xuất phát từ nhu cầu quản lý và thực hiện chức năng của Nhà nước, nó được sử dụng như một công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn lực cho Nhà nước, nó cũng góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập xã hội vì vậy Thuế luôn là vấn đề cần quan tâm của mọi Quốc gia, do vậy việc quản lý thu thuế là một công việc hết sức quan trọng trong quá trình quản lý Nhà nước. Trong tình hình hiện nay, tình hình an ninh có nguy cơ bị đe dọa, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như thất nghiệp, lạm phát tăng cao, nhà nước phải chi ngân sách rất mạnh: chi phát triển sự nghiệp kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh, chi trả nợ, viện trợ nên dù tăng thu ngân sách song vẫn không đủ. Thực tế thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thất thu thuế càng làm cho bội chi ngân sách tăng, dẫn đến tăng vay nợ, viện trợ làm tăng sự phụ thuộc kinh tế, chính trị vào các khoản vay, đặc biệt vay nợ nước ngoài. Thất thu thuế không những chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách nhà nước mà còn là vấn đề đạo đức ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội. Khi thất thu thuế thì các công cụ quản lý bằng thuế giảm tính hiệu lực không còn phát huy tác dụng của nó. GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Đinh Thị Huyền Trâm 7 Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ VIỆT NAM nước ta, hiện tượng trốn lậu thuế hay cụ thể là gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đang là hiện tượng rất phổ biến, thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Theo kết quả kiểm toán hàng năm, đã phát hiện một số sai phạm phổ biến như: hạch toán doanh thu không đúng niên độ kế toán, doanh thu ghi trên hoá đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán để giảm thuế giá trị gia tăng đầu ra và giảm thu nhập chịu thuế, áp dụng sai thuế suất thuế giá trị gia tăng, không phân bổ thuế giá trị gia tăng đối với hàng không chịu thuế . Đối với thuế TNDN chủ yếu vi phạm những khoản chi không được phép hạch toán như quà biếu, tham quan, chi khuyến mãi . hoặc các hành vi gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng như thành lập nhiều doanh nghiệp trung gian nhiều nơi khác nhau, tổ chức mua bán lòng vòng hàng hoá, dịch vụ lập hồ sơ khống nhằm hạn chế sự kiểm soát của cơ quan thuế; lập hồ sơ khống xuất khẩu hàng hoá nhất là hàng nông, lâm, hải sản chưa chế biến qua đường biên giới đất liền để được hoàn thuế .; từ khi thực hiện việc điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng, lập tức xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu hạ giá khai báo tính thuế để gian lận thuế. Nếu như trước kia, hành vi gian lận về thuế qua giá chỉ xuất hiện hàng nhập khẩu thì thời gian gần đây, lực lượng hải quan đã phát hiện hành vi gian lận thuế qua giá đối với cả hàng xuất khẩu. Có những trường hợp doanh nghiệp “ẩn lậu” lên tới cả trăm tỷ đồng. Việc thành lập doanh nghiệp để mua bán, sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng bất hợp pháp đang là chiêu bài làm giàu bất chính được nhiều đối tượng sử dụng hiện nay. Loại tội phạm này thường hoạt động dưới phương thứcthủ đoạn là thành lập doanh nghiệp với rất nhiều ngành nghề kinh doanh, thuê nhà với hợp đồng ngắn hạn làm trụ sở công ty để có điều kiện mua hóa đơn giá trị gia tăng. Sau khi mua được hóa đơn, các đối tượng bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Đinh Thị Huyền Trâm 8 Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam Trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư bất động sản thì tính thuếthu thuế còn lỗ hổng lớn hơn nữa. Thực tế những dự án bất động sản, kinh doanh địa ốc, tranh cãi giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế là về giá tính thuế. Đúng lý, giá đất phải do UBND cấp tỉnh, thành phố ra quyết định, nhưng việc phối hợp giữa hai bên lâu nay không chặt chẽ. Hay một thực tế khác, đó là vướng mắc trong cách tính thuế các dự án xây dựng rồi chuyển giao có cấu phần bất động sản là khấu trừ tiền sử dụng đất cho các dự án hạ tầng như nhà máy xử lý nước thải, hay đoạn đường…Việc hạch toán ban đầu dự án hạ tầng một mức, khi thực hiện giá có thể gấp 2-3 lần, Cũng như khi đền bù giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp vẫn có khoản chi ngoài quy định cho người dân. Nhưng hạch toán thể nào để bù trừ tiền sử dụng đất lại không dễ. Còn những năm thị trường địa ốc lên rực rỡ, có được suất giá nội bộ là bộn tiền, thực tế doanh nghiệp lãi lớn nhưng lại “không quên” tránh thuế. Các doanh nghiệp bất động sản “ít khi” bán hàng trực tiếp mà cứ phải qua sàn, qua các doanh nghiệp con, cháu…tất nhiên không có chuyện doanh nghiệp chịu tốn chi phí thêm mà thực tế mỗi lần qua một nấc thủ tục như thế, cơ hội trốn thuế cũng khác đi. Từ chuyện “chưa rõ” trong định giá đất, trong xác định giá tính thuế… tranh cãi về thuế trong lĩnh vực bất động sản có nhiều dự án, là nguyên nhân chính dẫn tới kéo dài thời gian nộp thuế của doanh nghiệp. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2011, các khoản thu về nhà đất (gồm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thu bán nhà thuộc sở hữu nhà nước) đạt khoảng 49,411 nghìn tỷ đồng, tăng 42,3% so với thực hiện năm trước và chiếm khoảng 7,3% tổng thu ngân sách. Năm 2011, toàn ngành thuế đã thanh tra, kiểm tra tại 50.276 doanh nghiệp (đạt 90,65% chỉ tiêu kế hoạch và bằng 158,3% so năm 2010), xử lý truy thu, truy hoàn và phạt qua thanh tra, kiểm tra 7.582 tỉ đồng, bằng 138,8% (7.582 tỉ đồng/5.462 tỉ đồng) so năm 2010, giảm khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra là 567 tỉ, giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra là 11.021 tỉ đồng. Trong đó, thanh tra tại 6.167 doanh nghiệp, xử lý truy thu và phạt 3.386 tỉ đồng, giảm lỗ qua thanh tra là 7.011 tỉ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng 209 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước 2.093 tỉ đồng bằng 120.9% so với năm 2010. Đối với thanh tra chống chuyển giá đã thực hiện thanh tra tại 921 doanh nghiệp lỗ, doanh GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Đinh Thị Huyền Trâm 9 Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp khắc phục thất thu thuế Việt Nam nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ 6.617 tỉ đồng (tăng 3,5 lần so với năm trước), truy thu thuế và phạt 1.669 tỉ đồng (tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước). Năm 2012, ngành Thuế đã xác định 7 lĩnh vực trọng tâm của ngành Thuế trong công tác chống thất thuthu hồi nợ đọng năm 2012: Thứ nhất, đấu tranh chống chuyển giá từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và gần đây là cả các doanh nghiệp trong nước. Những cách thức chuyển giá của các doanh nghiệp này bước đầu đã được định dạng để cơ quan thuế tập trung đấu tranh. Thứ hai, nhóm lĩnh vực liên quan đến thu từ thuế giá trị gia tăng và khâu hoàn thuế cũng là lĩnh vực xảy ra nhiều vi phạm. Thứ ba, nguồn thu liên quan đến bất động sản như thu tiền sử dụng đất, thuế trước bạ. Đây cũng là khâu cần chấn chỉnh vì thực trạng tại nhiều địa phương việc thu còn tồn tại nợ đọng, thu không đúng, không đủ. Thứ tư, thất thu liên quan đến nhóm chi phí không hợp lý, hợp lệ. Thứ năm, chống thất thu đối với khu biên mậu, hàng biên giới, khu kinh tế vốn đã được xác định là một khâu chứa đựng nhiều rủi ro cao về thất thu ngân sách, đòi hỏi cơ quan thuế và các cơ quan khác phải có những biện pháp để phòng ngừa rủi ro và chống thất thu. Thứ sáu, rủi ro về thất thu trong thương mại điện tử, dịch vụ kinh doanh qua mạng, nguồn thu từ quảng cáo của các đơn vị kinh doanh mạng xã hội. Thứ bảy, cuối cùng là tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế việc thất thu tại các lĩnh vực truyền thống, đặc biệt tại các đô thị. GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng SVTH: Đinh Thị Huyền Trâm 10

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan