1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN và GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT THU THUẾ ở VIỆT NAM

23 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 742,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------- BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ Đề tài: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT THU THUẾ VIỆT NAM KHẮC PHỤC THẤT THU THUẾ VIỆT NAM Giảng viên : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Học viên : Hồ Thị Thanh Lan Lớp : Tài chính Doanh nghiệp Đêm 1 – Khóa 20 - Tháng 05/2012 – NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU . 1 CHƯƠNG 1 : KHUNG LÝ THUYẾT . 2 1. 1. Các khái niệm 2 1.1.1. Khái niệm thất thu thuế . 2 1.1.2. Khái niệm hành vi trốn thuế . 2 1.1.3. Khái niệm hành vi tránh thuế . 2 1.2. Các hình thức trốn thuế, tránh thuế 3 1.2.1. Các hình thức trốn thuế . 3 1.2.2. Các hình thức tránh thuế . 3 1.2.3. Các phương thức tránh thuế điển hình . 3 CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ TẠI VIỆT NAM . 6 2.1. Kết quả đạt được 6 2.2. Tồn tại 7 2.2.1. Thực trạng thất thu thuế trong các lĩnh vực trọng tâm 7 2.2.2. Thực trạng thất thu thuế giá trị gia tăng 9 2.3. Nguyên nhân khách quan của thực trạng thất thu thuế . 12 CHƯƠNG 3 : KIẾN NGHỊ 13 3.1. Giải pháp khắc phục tình trạng thất thu thuế 13 3.1.1. Đối với các cơ quan chức năng 13 3.1.2. Đối với cán bộ thuế 14 3.1.3. Đối với sắc thuế giá trị gia tăng . 15 KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 Phần mở đầu PHẦN MỞ ĐẦU Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, đóng vai trò quyết định trong việc duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời là công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế - xã hội. Thế nhưng, thời gian qua, kết quả việc thực thi các luật thuế là chưa cao, số tiền thuế thất thu còn lớn mà nguyên nhân chủ yếu là từ tình trạng trốn thuế, tránh thuế. Những hành vi trốn thuế, tránh thuế đang diễn biến phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô ngày càng lớn thủ đoạn rất tinh vi . Trong khi nguồn lực cho quản lý thu thuế nước ta hiện nay là rất hạn hẹp dẫn đến nhiều khó khăn hơn đối với cơ quan thuế trước sức ép phải tăng thu ngân sách nhà nước hàng năm để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho một xã hội đang phát triển. Nếu không chống thất thu thuế quyết liệt thì khó mà giữ được trật tự, kỉ cương trong lĩnh vực tài chính công cũng như công bằng trong xã hội. Ngoài ra, chống thất thu thuế còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của người dân vào Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần phải thực hiện một cách triệt để. Muốn ngăn chặn, hạn chế tình trạng trốn thuế, tránh thuế trước hết chúng ta phải phân tích, đánh giá đúng tình hình, phải xác định rõ các thủ đoạn trốn thuế cũng như các phương pháp tránh thuế để từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp. Trang 1 Chương 1: Khung lý thuyết CHƯƠNG 1 : KHUNG LÝ THUYẾT 1. 1. CÁC KHÁI NIỆM: 1.1.1. Khái niệm thất thu thuế:  Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khóa nào. Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: Lợi ích nhà nước lợi ích của người nộp thuế. Thực tế thì hai lợi ích này thường mâu thuẫn với nhau, Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó người nộp thuế luôn mong muốn càng giảm số thuế phải nộp càng nhiều càng tốt, hay nói cách khác đâu có thuế khóa thì đó có thất thu thuế, thất thu thuế biểu hiện rất đa dạng phức tạp tùy theo điều kiện kinh tế xã hội. Thất thu thuế là khoản thuế quy định trong luật thuế phải thu được tập trung vào ngân sách nhà nước, song do nhiều nguyên nhân số tiền trên không được thu đủ để tập trung vào ngân sách nhà nước đúng quy định. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế chủ yếu xuất phát từ các hành vi trốn thuế tránh thuế. 1.1.2. Khái niệm hành vi trốn thuế:  Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Trốn thuế là một thuật ngữ chung cho những nỗ lực của cá nhân, các tập đoàn , tín thác các tổ chức khác để trốn thuế bằng phương tiện bất hợp pháp. Trốn thuế thường đòi hỏi người nộp thuế cố tình sai lệch hoặc che giấu tình trạng thực sự của công việc của mình cho cơ quan thuế để giảm nghĩa vụ thuế của họ, bao gồm, trong đó, báo cáo thuế không trung thực (như kê khai thu nhập, lợi nhuận thấp hơn so với thực tế phát sinh, hoặc phóng đại khấu trừ). 1.1.3. Khái niệm hành vi tránh thuế:  Tránh thuế là hành vi lợi dụng những quy định của pháp luật thuế nhằm làm giảm số thuế phải nộp cho Nhà nước. Tránh thuế hợp pháp không bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi lẽ, đối tượng nộp thuế am hiểu rõ về pháp luật thuế vận dụng tốt những phương thức hạch toán hợp pháp để giảm thiểu các khoản thuế phải đóng, mà không trái với quy định pháp luật. Trang 2 Chương 1: Khung lý thuyết Tránh thuế mặt khác, là việc sử dụng hợp pháp của chế độ thuế có lợi thế của mình, để làm giảm số thuế phải nộp bằng phương tiện có trong quy định của pháp luật. 1.2. CÁC HÌNH THỨC TRỐN THUẾ, TRÁNH THUẾ: 1.2.1. Các hình thức trốn thuế:  Việc trốn thuế Việt Nam thường diễn ra dưới nhiều hình thức nhiều loại thuế khác nhau. Chẳng hạn, trường hợp doanh nghiệp trong nước bắt tay với đối tác bán hàng nước ngoài hạ giá hàng hóa nhập khẩu nhằm trốn thuế nhập khẩu; tổ chức, cá nhân mua bán hóa đơn đầu vào khống (thuế giá trị gia tăng); doanh nghiệp không khai báo đầy đủ doanh thu hay khai khống chi phí (thuế thu nhập doanh nghiệp); cá nhân không kê khai thu nhập chịu thuế (thuế thu nhập cá nhân), hạ giá của hàng hóa mua bán chịu thuế trước bạ (như xe hơi hay nhà ở) để giảm thiểu số thuế trước bạ phải đóng… 1.2.2. Các hình thức tránh thuế:  Chuyển dịch thu nhập;  Hoãn thuế;  Trung gian thuế (ví dụ bán cho doanh nghiệp khác tài sản sau thuê lại, doanh nghiệp đó không đủ điều kiện khấu hao nhanh);  Lợi dụng những ưu đãi của pháp luật thuế;  Lợi dụng những quy định bất cập của pháp luật thuế (cách phân bổ chi phí);  Sử dụng phương pháp hạch toán chi phí thích hợp;  Chuyển giá 1.2.3. Các phương thức tránh thuế điển hình: Rõ ràng, ứng dụng tránh thuế hợp pháp có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số phương thức điển hình của trường hợp tránh thuế hợp pháp theo các quy định của pháp luật thuế Việt Nam. - Trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể là (i) đăng ký trích khấu hao nhanh tài sản cố định trong trường hợp dự kiến có lãi nhiều hay ngược lại đăng ký trích khấu hao chậm nếu đang trong thời gian được ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; (ii) chọn đăng ký phương thức khấu hao thích hợp tùy theo dự kiến doanh nghiệp sẽ có lãi hay bị lỗ (phương thức đường thẳng; theo số dư giảm dần có điều chỉnh; hay theo số lượng, khối lượng sản phẩm); (iii) đăng ký chuyển lỗ trong vòng 5 năm vào những năm tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ có lãi lớn để dùng số lỗ đó giảm thu nhập chịu Trang 3 Chương 1: Khung lý thuyết thuế; (iv) doanh nghiệp đi vay tiền chịu lãi để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đưa tiền lãi đó vào chi phí để giảm thu nhập chịu thuế thay vì yêu cầu cổ đông, thành viên góp vốn tự đi vay tiền để góp vốn điều lệ (tiền lãi từ tiền vay phục vụ cho việc góp vốn vào doanh nghiệp không được xem là chi phí hợp lý). - Trong lĩnh vực thuế nhập khẩu, có thể là nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ những nước có ký các hiệp định về ưu đãi thuế quan với Việt Nam (Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN) để được hưởng mức thuế suất thấp. - Trong lĩnh vực thuế nhà thầu, có thể là (i) chọn giữa việc đăng ký thực hiện chế độ kế toán Việt Nam (đăng ký, kê khai trả thuế trên doanh thu thực nhận chi phí thực tế phát sinh) hay không đăng ký thực hiện chế độ kế toán Việt Nam (đăng ký, kê khai trả thuế theo phương thức khoán trên doanh thu theo hợp đồng); (ii) ký hợp đồng dịch vụ với những công ty là đối tượng cư trú những nước có ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Theo đó, công ty dịch vụ, trong một số trường hợp, có thể được hưởng thuế suất thấp hơn lẽ đương nhiên sẽ giảm giá mua bán hàng hóa/dịch vụ với doanh nghiệp. - Trong lĩnh vực thuế trước bạ, thường xuất hiện trường hợp “chạy thuế”, tức là mua trước hay mua sau một mốc thời gian quan trọng nhất định đối với một số loại hàng hóa hay dịch vụ để tận dụng việc tăng hay giảm của mức thuế trước bạ dành cho loại hàng hóa hay dịch vụ đó. - Đối với Luật Thuế thu nhập cá nhân mới, cũng có một số cách có thể tránh thuế hợp pháp. Đó là (i) chọn đối tượng nộp thuế là vợ hoặc chồng tùy theo thu nhập cao thấp của từng người trong việc kê khai giảm trừ gia cảnh đối với số người phụ thuộc trong gia đình nhằm mục đích giảm số thuế phải trả; (ii) doanh nghiệp không trả lương cho các cổ đông cá nhân tham gia hoạt động quản lý doanh nghiệp (thuế suất tối đa đối với tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân mức 35%) để cổ đông nhận được cổ tức cao hơn (doanh nghiệp chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 25% trên thu nhập trước thuế cổ đông cá nhân đóng 5% thuế thu nhập cá nhân trên cổ tức nhận được). Trong quá trình tìm kiếm các giải pháp khả thi để giảm thiểu chi phí, ngoài việc xem xét giảm lương, giảm giờ làm, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, thương lượng giảm giá hàng hóa/dịch vụ với các nhà cung cấp, thanh lý tài sản không cần thiết, doanh Trang 4 Chương 1: Khung lý thuyết nghiệp cũng nên chú ý đến việc xem xét các biện pháp tránh thuế mà luật pháp cho phép. Nếu chuyên môn pháp nghiệp vụ về thuế, kế toán chưa vững, chủ doanh nghiệp có thể tìm đến các công ty luật, công ty kiểm toán có kinh nghiệm để được tư vấn có thể đạt mục đích mà không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành. Trang 5 Chương 2: Đánh giá thực trạng thất thu thuế tại Việt Nam CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ TẠI VIỆT NAM 2.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Năm 2011, toàn ngành Thuế đã thanh tra, kiểm tra tại 50.276 doanh nghiệp (đạt 90,65% chỉ tiêu kế hoạch bằng 158,3% so năm 2010), xử lý truy thu, truy hoàn phạt qua thanh tra, kiểm tra 7.582 tỉ đồng, bằng 138,8% (7.582 tỉ đồng/5.462 tỉ đồng) so năm 2010, giảm khấu trừ qua thanh tra, kiểm tra là 567 tỉ, giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra là 11.021 tỉ đồng. Trong đó, Thanh tra tại 6.167 doanh nghiệp, xử lý truy thu phạt 3.386 tỉ đồng, giảm lỗ qua thanh tra là 7.011 tỉ đồng, giảm khấu trừ thuế GTGT 209 tỉ đồng; Nộp ngân sách nhà nước (“NSNN”) 2.093 tỉ đồng bằng 120.9% so với năm 2010. Đối với thanh tra chống chuyển giá đã thực hiện thanh tra tại 921 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ 6.617 tỉ đồng (tăng 3,5 lần so với năm trước), truy thu thuế phạt 1.669 tỉ đồng (tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm trước). Theo Báo cáo Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2011của Bộ Tài chính, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chống thất thu thuế; đấu tranh chống chuyển giá, nhất là đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các khoản thu liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản, tài nguyên khoáng sản thuế xuất-nhập khẩu được xem là một trong những thành công đáng ghi nhận nhất trong năm 2011 của ngành tài chính. Nhờ tích cực chống thất thu nợ đọng thuế, nên thu ngân sách cả năm 2011 vẫn đạt 647.500 tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán, tăng 20,6% so với năm 2010. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2011, ngành thuế đã thu hồi 67% số nợ thuế năm 2010 chuyển sang, với tổng số tiền lên tới 18.039 tỷ đồng, ngành hải quan đã xử lý thu trên 709 tỷ đồng tiền nợ thuế. Năm 2011, qua công tác kiểm tra lại tại 44.109 doanh nghiệp, toàn ngành Thuế đã xử lý truy thu, truy hoàn phạt các đơn vị vi phạm 4.196 tỉ đồng, bằng 187% so năm 2010, giảm lỗ qua kiểm tra là 4.010 tỉ đồng, đã nộp ngân sách Nhà nước 2.433 tỉ đồng bằng 175,3% so với năm 2010. Trang 6

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w