Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
148,5 KB
Nội dung
ThựctrạngchuyểngiátạiViệtNamvàgiảiphápkhắcphục GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Đề tài môn học Phân tích chính sách thuế THỰCTRẠNGCHUYỂNGIÁTẠIVIỆTNAMVÀGIẢIPHÁPKHẮCPHỤC GVHD: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG HV: NGUYỄN HOÀNG TÍN LỚP: NGÂN HÀNG – ĐÊM 6 – K20 TP.Hồ Chí Minh - Tháng 08 Năm 2012 MỤC LỤC 1 ThựctrạngchuyểngiátạiViệtNamvàgiảiphápkhắcphục GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng LỜI MỞ ĐẦU 04 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂNGIÁ .05 1. Khái niệm chuyểngiá 05 2. Nguyên nhân của chuyểngiá .05 3. Phạm vi chuyểngiá . 07 4. Các kĩ thuật chuyểngiá .07 4.1.Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn .07 4.2.Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị vô hình 08 4.3. Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công ty đối tác trong liên doanh với giá cao 08 4.4. Chuyểngiá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý 08 4.5. Thực hiện chuyểngiá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa .09 4.6. Chuyểngiá thông qua hình thứctài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ .09 4.7. Chuyểngiá qua thông các trung tâm tái tạo hóa đơn .09 5. Tác động của chuyểngiá .09 5.1. Đối với các công ty đa quốc gia (MNCs) .09 5.2. Đối với các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư .10 5.3. Đối với các quốc gia xuất khẩu đầu tư .10 CHƯƠNG II: THỰCTRẠNG VỀ CHUYỂNGIÁTẠIVIỆTNAM .11 1. Các quy định, quy chế liên quan đến kiểm soát chuyểngiá .11 2. Thựctrạng hoạt động chuyểngiátạiviệtNam .12 3. Một số trường hợp chuyểngiá điển hình .13 3.1. Chuyểngiá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm hay thành phẩm .13 3.2. Chuyểngiá thông qua các Tài sản cố định hữu hình 14 3.3. Chuyểngiá thông qua việc mua các Tài sản cố định vô hình 14 3.4. Các hình thứckhác .14 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢIPHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂNGIÁTẠIVIỆTNAM 1. Giảipháp ở hệ thống thuế .15 2. Tăng cường hiệu quả trong bộ phận quản lý và chính sách 16 2.1. Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh 16 2 ThựctrạngchuyểngiátạiViệtNamvàgiảiphápkhắcphục GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 2.2. Gói giảipháp từ chính sách kinh tế và môi trường vĩ mô 18 2.3. Áp dụng các biện pháp hành chính và chế tài 19 3. Thông qua các nguồn tài trợ .20 4. Xây dựng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành .20 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 LỜI MỞ ĐẦU 3 ThựctrạngchuyểngiátạiViệtNamvàgiảiphápkhắcphục GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Ngày nay khi mà xu hướng toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ thì sự xuất hiện của quan hệ kinh tế xuyên quốc gia không còn là một hiện tượng hiếm thấy. Điều đó tất yếu dẫn đến sự ra đời ngày càng nhiều hơn các công ty, tập đoàn kinh tế đa quốc gia với các “chân rết” là các công ty con, các công ty trực thuộc đặt tại nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Như vậy một vấn đề đặt ra đối với các công ty, tập đoàn đa quốc gia là việc xác định lợi ích kinh tế không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi một chủ thể kinh doanh riêng lẻ mà được tính trong lợi ích chung của cả một tập đoàn, nhóm công ty, khi đó làm cách nào để lợi ích tổng thể đạt mức tối ưu luôn được các nhà quản trị tập đoàn quan tâm. Chuyểngiá được xem là một lời giải cho bài toán lợi ích mà ở đó nhà đầu tư không cần thêm vốn hay mở rộng sản xuất. Đơn giản vì phương cách này giúp họ giảm tổng nghĩa vụ thuế. Từ đó lợi nhuận sau thuế sẽ gia tăng. Đối với Việt Nam, sự xuất hiện của các công ty, tập đoàn đa quốc gia chỉ thật sự phổ biến trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, song song với nó là hiện tượng chuyểngiá tất yếu cũng vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Do đó, chuyểngiá sẽ dễ được các công ty, tập đoàn này sử dụng nhằm thay đối nghĩa vụ thuế phải thực hiện với Nhà nước Việt Nam, gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách. Vì thế qua bài tiểu luận này, ngoài mục đích khái quát về thựctrạngchuyểngiá ở Việt Nam, tôi xin đề xuất một số giảipháp để hoàn thiện hơn cơ chế chống chuyểngiá ở ViệtNam hiện nay, từ đó tạo được sân chơi công bằng cho tất cả các chủ thể kinh doanh khác trong nước với các tập đoàn, công ty đa quốc giavà tránh làm thất thoát nguồn thu cho ngân sách nước nhà. I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN GIÁ: 4 ThựctrạngchuyểngiátạiViệtNamvàgiảiphápkhắcphục GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 1. Khái niệm chuyển giá: - Chuyểngiá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tài sản trong quan hệ giữa các bên liên kết nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên kết. - Hành vi đó có đối tượng tác động là giá cả và được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hoá, tài sản, cung cấp dịch vụ. - Các đối tác liên kết ở đây có thể là: Các công ty thành viên trong một công ty đa quốc gia. Công ty đa quốc gia (MNC) là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ không chỉ giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà mở rộng ra ít nhất tại hai quốc gia Các công ty hoặc đơn vị thành viên trong một tổng công ty, công ty. Các công ty độc lập mà chủ sở hữu của chúng có mối quan hệ đặc biệt, thường là mối quan hệ thân nhân. 2. Nguyên nhân của chuyển giá: - Thông thường có những lí do dẫn đến hoạt động chuyểngiá như sau: Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục. Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra. - Cho nên, chuyểngiá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có mối quan hệ liên kết. Để làm điều này họ phải thiết lập một chính sách về giá mà ở đó giáchuyển giao có thể được định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt được từ những giao 5 ThựctrạngchuyểngiátạiViệtNamvàgiảiphápkhắcphục GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng dịch như thế. Chúng ta cần phân biệt điều này với trường hợp khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn thuế nhưng đằng sau đó họ vẫn thực hiện thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuận. Trong khi đó nếu giao dịch bị chuyển giá, họ sẽ không phải thực hiện vế sau của việc thanh toán trên và thậm chí họ có thể định giá giao dịch cao. Các đối tượng này nắm bắt và vận dụng được những quy định khác biệt về thuế giữa các quốc gia, các ưu đãi trong quy định thuế để hưởng lợi có vẻ như hoàn toàn hợp pháp. Như thế, vô hình chung, chuyểngiá đã gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh tranh. - Tuy vậy, thật không đơn giản để xác định một chủ thể đã thực hiện chuyển giá. Vấn đề ở chỗ, nếu định giá cao hoặc thấp mà làm tăng số thu thuế một cách cục bộ cho một nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền nên định lại giáchuyển giao. Chẳng hạn, giá mua đầu vào nếu được xác định thấp, điều đó có thể hình thành chi phí thấp và hệ quả là thu nhập trước thuế sẽ cao, kéo theo thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) tăng; hoặc giả như giá xuất khẩu định cao cũng làm doanh thu tăng và kết quả là cũng làm tăng số thuế mà nhà nước thu được. Nhưng cần hiểu rằng điều đó cũng có nghĩa rằng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp liên kết ở đầu kia có khả năng đã giảm xuống do chuyển một phần nghĩa vụ của mình qua giá sang doanh nghiệp liên kết này. - Hành vi này chỉ có thể được thực hiện thông qua giao dịch của các chủ thể có quan hệ liên kết. Biểu hiện cụ thể của hành vi là giao kết về giá. Nhưng giao kết về giá chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá. Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối tượng giao dịch thì không có cơ sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ích. Như vậy, ta có thể xem chuyểngiá hoàn thành khi có sự chuyển giao đối tượng giao dịch cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay chưa. - Giá giao kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ có thể đánh giá một giao dịch có chuyểngiá hay không khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương ứng với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển giá. 3. Phạm vi chuyển giá: - Chuyểngiá với ý nghĩa chuyển giao giá trị trong quan hệ nội bộ nên hành vi phải được xem xét trong phạm vi giao dịch của các chủ thể liên kết. Điều 9 Công ước mẫu của OECD về định giáchuyển giao ghi nhận “Hai doanh nghiệp được xem là liên kết (associated enterprises) khi: 6 ThựctrạngchuyểngiátạiViệtNamvàgiảiphápkhắcphục GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian. Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể (entities) khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thông qua trung gian” - Yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn chính là điều kiện quyết định sự ảnh hưởng, sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể này nên cũng là cơ sở để xác định mối quan hệ liên kết. Tính chất của những biểu hiện này không mang tính quyết định. Như thế các doanh nghiệp liên kết có thể được hình thành trong cùng một quốc gia hoặc có thể ở nhiều quốc giakhác nhau. Từ đó, chuyểngiá không chỉ diễn ra trong các giao dịch quốc tế mà có thể cả trong những giao dịch quốc nội. - Trên thực tế, chuyểngiá thường được quan tâm đánh giá đối với các giao dịch quốc tế hơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia được thể hiện rõ hơn. Trong khi đó, do phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia nên các nghĩa vụ thuế hình thành từ các giao dịch trong nước ít có sự cách biệt. Vì thế, phần lớn các quốc gia hiện nay thường chỉ quy định về chuyểngiá đối với giao dịch quốc tế. Theo đó, giao dịch quốc tế được xác định là giao dịch giữa hai hay nhiều doanh nghiệp liên kết mà trong số đó có đối tượng tham gia là chủ thể không cư trú (non-residents). Sự khác biệt chính yếu nằm ở sự cách biệt về mức thuế suất thuế TNDN của các quốc gia. Một giá trị lợi nhuận chuyển qua giá từ doanh nghiệp liên kết cư trú tại quốc gia có thuế suất cao sang doanh nghiệp liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp. Ngược lại một lượng chi phí tăng lên qua giá mua sẽ làm giảm thu nhập cục bộ ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập cao. Trong hai trường hợp đều cho ra những kết quả tương tự là làm tổng thu nhập sau thuế của toàn bộ nhóm liên kết tăng lên. 4. Các kĩ thuật chuyển giá: 4.1. Chuyểngiá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn: - Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần vốn góp của bên phía có ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó, sự chi phối trong các quyết định liên quan đến hoạt dộng của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được chia sẽ tăng. Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giátài sản được chia cao hơn. - Đối với các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài sản góp vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm, làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư: 7 ThựctrạngchuyểngiátạiViệtNamvàgiảiphápkhắcphục GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư. Giảm mức thuế TNDN phải đóng cho nước tiếp nhận đầu tư. 4.2. Chuyểngiá bằng cách nâng khống trị giátài sản vô hình: - Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi dụng việc này mà các MNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công thức pha chế, chuyển giao công nghệ… nhằm tăng phần góp vốn của mình lên. Một số trường hợp phía góp vốn bằn tài sản vô hình có xuất trình gấy chứng nhận của công ty kiểm toán nhưng độ tin cậy, trung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định. 4.3. Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công ty đối tác trong liên doanh với giá cao: - Đây là hình thứcchuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá đắt làm chi phí sản xuất tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế TNDN giảm. 4.4. Chuyểngiá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý: - Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê trung gian. Một số đối tác liên doanh còn bị ép nhận chuyêngia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại thấp. Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu. - Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra còn phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý. Ở một số trường hợp cũng có hiện tượng chuyểngiá ở khâu này khi công ty cung cấp nguồn nhân lực cũng là công ty con của cùng một tập đoàn. - Một số trường hợp còn thực hiện chuyểngiá thông qua hình thức đào tạo ở nước ngoài: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi phí cao. - Một hình thứcchuyểngiá của công ty có vốn FDI là trả lương, chi phí cho chuyêngia tư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn này rất khó xác định số lượng và chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp. Lợi dụng điều này, nhiều công ty FDI thực hiện hành vi chuyểngiá mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước dưới danh nghĩa là phí dịch vụ tư vấn. 4.5. Thực hiện chuyểngiá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa: - Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với giá thấp nhằm tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này, công ty mẹ sẽ tăng cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua lại sản phẩm với giá thấp. 8 ThựctrạngchuyểngiátạiViệtNamvàgiảiphápkhắcphục GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Đối với hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp, thì công ty ký hợp đồng nhập khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí để tránh thuế. 4.6. Chuyểngiá thông qua hình thứctài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty mẹ: - Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý như dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định vàtài sản đầu tư dài hạn mà không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính lên cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… vàchuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau. 4.7. Chuyểngiá qua thông các trung tâm tái tạo hóa đơn: - Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty mẹ và các công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty nơi sản xuất hàng hóa qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm này lại bán lại cho công ty phân phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Thông qua việc này sẽ định vị lại loại ngoại tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa đơn. Nhưng trên thực tế, hàng hóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất qua thẳng công ty phân phối mà không qua trung tâm tái tạo hóa đơn. Hình thức này thường xảy ra trong ngành dược phẩm. 5. Tác động của chuyển giá: 5.1. Đối với các công ty đa quốc gia (MNCs): - Những tác động tích cực: Được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư (như thuế suất, lĩnh vực đầu tư…) tạo điều kiện cho các MNC dễ dàng trong việc thực hiện giảm thiểu trách nhiệm ở quốc gia MNC đang đầu tư. Thực hiện chuyển giá, các MNC sẽ bảo toàn được nguồn vốn đầu tư, nhanh chóng có được dòng ngân lưu cho các cơ hội đầu tư khác. Thực hiện chuyểngiá sẽ giúp các MNC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở các nước đang đầu tư. - Tác động tiêu cực: Nếu bị các quốc gia phát hiện vàthực hiện chế tài thì các MNC phải chịu một khoản phạt rất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh tại quốc gia đó hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng trên thương trường quốc tế dẫn tới sự chú ý nhiều và chặt chẽ hơn của các cơ quan thuế ở những nước MNC đi đầu tư sau đó. 5.2. Đối với các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư: 9 ThựctrạngchuyểngiátạiViệtNamvàgiảiphápkhắcphục GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng - Tác động tích cực: Khi có hoạt động chuyểngiá ngược, do nước thu hút đầu tư có mức thuế thu nhập thấp làm tăng thu nhập cho nước tiếp nhận vốn. - Những tác động tiêu cực: Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi do việc thực hiện hành vi chuyểngiá của các MNC làm các luồng vốn chảy vào nhanh mạnh, sau đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn. Hậu quả là tạo ra một bức tranh kinh tế bị sai lệch ở các quốc gia này trong các thời kì khác nhau. Đối với các quốc gia được coi là thiên đường về thuế, họ là người được hưởng lợi từ hoạt động chuyểngiá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ phải đương đầu với các khó khăn tài chính khi các MNC thoái vốn do các thu nhập không bền vững trước đây trong ngắn hạn không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế. Với việc thực hiện hành vi chuyểngiávà thao túng thị trường, chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô và khó khăn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển. Hoạt động chuyểngiá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch kinh tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn tới lệ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc, về lâu dài có thể dẫn tới lệ thuộc về chính trị. 5.3 Đối với các quốc gia xuất khẩu đầu tư: - Tác động tích cực: Nước xuất khẩu vốn thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. Sự hoạt động của các công ty mẹ tốt hơn về hình thức thì cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội: đóng góp nhiều thuế hơn cho nhà nước, tác động tốt tới tăng trưởng GNP của nước xuất khẩu vốn đầu tư. - Những tác động tiêu cực: Nếu thuế suất ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư thấp hơn thuế suất ở chính quốc, sẽ làm cho các nước xuất khẩu đầu tư bị mất cân đối trong kế hoạch thuế của nước này do việc thất thu một khoản thu nhập từ thuế. Mục tiêu quản lý nền kinh tế vĩ mô ở các quốc gia này sẽ gặp một số khó khăn nhất định do việc các dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý muốn quản lý của chính phủ. II. THỰCTRẠNG VỀ CHUYỂNGIÁTẠIVIỆT NAM: 10