VẤN đề lạm THU và THẤT THU THUẾ THU NHẬP cá NHÂN ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

15 1.1K 1
VẤN đề lạm THU và THẤT THU THUẾ THU NHẬP cá NHÂN ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC LỚP CAO HỌC TCDN ĐÊM 2 KHÓA 20  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỀ TÀI SỐ 19: VẤN ĐỀ LẠM THU THẤT THU THUẾ THU NHẬP NHÂN VIỆT NAM THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC GVHD : PGS.TS. Vũ Ngọc Hùng SVTH : Nguyễn Tuấn Ngọc TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2012 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………… TPHCM, ngày tháng năm 2012 PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG MỤC LỤC I. Lời mở đầu …………………………….………………………………… 1 II.Thuế TNCN Khái niệm đặc trưng……… . …………………………2 A. Khái niệm……….…………………………………………………………2 B. Đặc trưng ……………….……………………………………………… 2 III. Thực tiễn thi hành hạn chế của pháp luật thuế TNCN Việt Nam … .2 A. Thực tiễn thi hành………………………………………………………….3 B. Hạn chế………………………………………………………………… .4 a) Lạm thu thuế……………………………………………………… 5 b) Thất thu thuế……………………………………………………… 7 IV. Phương hướng hoàn thiện pháp luật thuế TNCN Việt Nam ……………9 I. LỜI MỞ ĐẦU Thuế thu nhập nói chung thuế thu nhập nhân (TNCN) nói riêng đã được áp dụng từ lâu trên thế giới có lịch sử hàng trăm năm. Việt Nam, cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện nền kinh tế mở, sản xuất kinh doanh trong nước đầu tư nước ngoài đều tăng mạnh, đời sống kinh tế xã hội có những bước chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, kèm theo đó là sự phát triển chênh lệch về mức sống ngày càng rõ rệt, tiền lương, tiền công của người lao động trong các đơn vị, nhất là khu vực kinh tế quốc doanh khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có sự khác biệt ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó, hệ thống chính sách thuế được cải cách bước 1 (năm 1990), bên cạnh luật thuế lợi tức được áp dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, Quốc hội ủy quyền cho Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 27/12/1990 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/1991, nhằm động viên sự đóng góp của những nhânthu nhập cao. Trong quá trình thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã có 05 lần sửa đổi, bổ sung vào tháng 6/1994, tháng 2/1998, tháng 7/1999, tháng 5/2001 tháng 3/2007. Các lần sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập nhân nêu trên đã mở rộng phạm vi thu thuế thu nhập nhân sang các khu vực hưởng lương khác tại các Doanh nghiệp trong nước một số cơ quan Nhà nước, nhânthu nhập cao, tăng cường công tác quản lý thu nộp thuế. Nhưng, chủ yếu các lần sửa đổi vẫn là sửa mức khởi điểm tính thuế, thuế suất, giản cách thu nhập chịu thuế giữa các bậc thuế của biểu thuế. Thuế thu nhập với người có thu nhập cao đóng góp ngày càng tăng vào tổng số thu từ thuế cho ngân sách nhà nước (Năm 2006 khoảng 5.100 tỷ đồng, năm 2007 khoảng 7.015 tỷ đồng, năm 2008 khoảng 10.200 tỷ đồng). Sự ra đời phát triển thuế thu nhập nhân là một tất yếu khách quan xuất phát từ sự phát triển của nền kinh tế xã hội nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập tạo nguồn thu cho nhà nước để trang trải nhu cầu chi tiêu khi một số loại thuế khác có xu hướng giảm do sự hội nhập kinh tế quốc tế những cam kết cắt giảm thuế của các tổ chức liên minh thương mại quốc tế (AFTA, WTO). nước ta, thuế thu nhập nhân được QH ban hành lần đầu tiên vào ngày 27-12-1990, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-4-1991 với tên gọi “ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao” dưới hình thức pháp lệnh. Từ đó đến nay đã qua rất nhiều lần bổ sung sửa đổi. Ngày 21-11-2007 QH khóa 12 đã thông qua luật “Thuế thu nhập nhân”, áp dụng chính thức từ 01-01- 2009. Trên thực tế kể từ khi bắt đầu áp dụng đến nay đã xuất hiện nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. Bài viết này mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn chỉnh hơn luật thuế đang rất còn mới mẻ này nước ta. II. THUẾ TNCN KHÁI NIỆM ĐẶC TRƯNG A. Khái niệm Thuế thu nhập là sắc thuế trực thu được ban hành nhằm phân phối một phần thu nhập của các nhân, doanh nghiệp cho nhà nước. Thuế thu nhập thường được phân chia thành hai loại là thuế thu nhập doanh nghiệp thuế thu nhập nhân. Thuế thu nhập doanh nghiệp có đối tượng chịu thuếthu nhập từ hoạt động kinh doanh, mà chủ yếu là các loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó, thuế TNCN là loại thuế có đối tượng chịu thuếthu nhập của các nhân. biệt có một số quốc gia, thuế TNCN được xác định như là một loại thuế mà chủ thể nộp thuế là hộ gia đình, hoặc nhà nước ban hành thuế thu nhập áp dụng chung cho cả doanh nghiệp nhân Thuế TNCN Việt Nam hiện nay được quy định trong Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Do mục đích ban hành là chỉ nhằm điều tiết thu nhập đối với những nhân được coi là có thu nhập cao, nên phạm vi điều chỉnh của loại thuế này Việt Nam về cơ bản là hẹp hơn thuế TNCN những quốc gia khác. B. Đặc trưng Ngoài những đặc trưng chung của một sắc thuế, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành có một số đặc trưng sau đây: a) Thuế TNCN hiện nay hướng đến những nhânthu nhập cao, với mục đích kiến tạo sự công bằng hơn là mục tiêu tăng thu ngân sách. Ngay trong phần mở đầu của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1991 đã nêu rõ, việc ban hành sắc thuế này là để: “góp phần thực hiện công bằng xã hội, động viên một phần thu nhập của nhânthu nhập cao cho ngân sách nhà nước”. Có thể nhận thấy trong suốt thời gian qua, thuế TNCN mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng mục đích chỉ thu thuế đối với những người có thu nhập vượt hơn hẳn mức thu nhập bình quân của một nhân vẫn được duy trì. b) Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với thu nhập có nguồn gốc kinh doanh của nhân. Hiện nay, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của nhân, hộ gia đình chịu sự điều chỉnh của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc dù các chủ thể trên đây không phải là doanh nghiệp nhưng việc quy định này có ý nghĩa như là sự khuyến khích đối với hoạt động kinh doanh của nhânthuế thu nhập doanh nghiệp không đánh thuế theo thuế suất luỹ tiến. III. THỰC TIỄN THI HÀNH HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT THUẾ TNCN VIỆT NAM A. Thực tiễn thi hành: Trong những năm qua, việc thực thi pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã đem lại những kết quả nhất định. Một là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần tạo nguồn thu ngày càng đáng kể cho ngân sách nhà nước. Theo số liệu dự toán ngân sách năm 2007, số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nhiều gấp 3 lần tổng số thu các loại thuế về đất. Hai là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Quy định về ngưỡng chịu thuế suất dương (tức là mức thu nhập bắt đầu phải đóng thuế với mức thuế suất lớn hơn 0%) được đánh giá là phù hợp với sự gia tăng mức thu nhập bình quân, nên thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng, nhất là khu vực thành thị. Bên cạnh đó, những khoản thu từ thuế, trong đó có thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, sẽ đảm bảo cho Nhà nước có khả năng cung cấp ngày càng tốt hơn các khoản chi phúc lợi xã hội, giúp cho những người nghèo cơ hội có được mức sống cải thiện hơn. Ba là, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là sự chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thuế TNCN một cách toàn diện. Việc áp dụng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trong nhiều năm qua đã làm cho người dân “quen” dần với loại thuế này. Tâm lí quen thuộc cùng với những hiểu biết ngày càng nhiều hơn về thuế TNCN cũng như trách nhiệm công dân trong việc thực thi nghĩa vụ thuế sẽ góp phần đáng kể cho quá trình triển khai hiệu quả Luật thuế TNCN trong tương lai không xa. Bên cạnh đó, những kinh nghiệm quý trong việc thực thi thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao sẽ giúp cho các cơ quan quản lí nhà nước trong việc quản lí thu nhập quản lý quy trình thu nộp thuế, đảm bảo hạn chế phát sinh tiêu cực khi Luật thuế TNCN được triển khai thực hiện (khi đó, sẽ có số lượng chủ thể nộp thuế đông đảo hơn hiện nay, do vậy việc quản lý thuế sẽ phức tạp hơn). Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong thời gian qua việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao còn bộc lộ nhiều bất cập. Trong nội dung bài viết này, xin được đề cập những hạn chế chủ yếu sau đây: - Thứ nhất, những quy định pháp luật hiện hành về thuế TNCN còn nhiều bất cập. Những bất cập này sẽ được đề cập trong phần sau của bài viết này. - Thứ hai, việc quản lí thu nhập của nhân hiện nay còn nhiều hạn chế, do đó cơ quan thuế không có khả năng kiểm soát tốt TNCN, dẫn đến có nhiều trường hợp trốn, lậu thuế. Một trong những nguyên nhân cơ bản là hiện nay nước ta chưa có hệ thống các quy định pháp lí cần thiết để minh bạch thu nhập. Với những cố gắng rất lớn của cơ quan lập pháp, Luật phòng, chống tham nhũng ngày 9/12/2005 đã ra đời có hiệu lực ngày 01/6/2006, gần đây được cụ thể hoá bằng Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 9/3/2007. Những văn bản này đã tạo cơ sở phápđể một số chủ thể phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, góp phần kiểm soát thu nhập. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, các văn bản này nhằm kiểm soát ngăn chặn những thu nhập không hợp pháp chứ không phải nhằm quản lí nguồn thu nhập hợp pháp để xác định nghĩa vụ nộp thuế. Do đó, những chủ thể có nghĩa vụ kê khai thu nhập rất hẹp, chỉ bao gồm những chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước. Từ đó có thể khẳng định, hệ thống những quy định nhằm quản lí thu nhập chịu thuế thu nhập hiện còn rất sơ sài. - Thứ ba, ý thức của nhân dân về thuế TNCN vẫn còn thấp. những quốc gia phát triển, thuế TNCN đã có lịch sử hàng trăm năm do đó người dân cảm thấy quen với nghĩa vụ đóng thuế. Việt Nam, mặc dù thuế lợi tức nhân đã từng được chính quyền Bảo Đại sau đó là chính quyền Việt Nam cộng hoà áp dụng (đối với khu vực phía nam) nhưng sau đó bị bãi bỏ nên hiện nay người dân chưa quen với tâm lí là người nộp thuế. Chính vì vậy, trừ những trường hợp khấu trừ thuế tại nguồn được các tổ chức chi trả thu nhập thực hiện đối với thu nhập của những người làm công ăn lương hoặc người cung cấp dịch vụ, còn lại những nhân hành nghề tự do thường không thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người Việt Nam được coi là một trở ngại đáng kể cho công tác hành thu thuế nói chung đối với thuế TNCN nói riêng. Việc sử dụng tiền mặt phổ biến làm cho công tác giám sát thu nhập của cơ quan chức năng bị hạn chế, đồng thời tạo cơ hội cho các chủ thể che giấu nguồn thu nhập hoặc dịch chuyển tài sản, từ đó không khai báo để nộp thuế theo quy định. B. Hạn chế: a) Lạm thu thuế - Thứ nhất, pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện nay có phạm vi điều chỉnh tương đối hẹp. Phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là áp dụng cho những thu nhập phi kinh doanh của những người có thu nhập cao, do vậy số chủ thể thuộc diện chịu thuế không nhiều. Điều này không những ảnh hưởng đến hiệu quả thu ngân sách mà còn làm cho thuế TNCN mất cơ hội phổ biến rộng rãi đến nhân dân, tạo tiền đề cần thiết cho việc áp dụng Luật thuế thu nhập nhân sau này. Qua nhiều lần sửa đổi, quy định về ngưỡng chịu thuế suất dương, người viết nhận thấy tốc độ gia tăng mức khởi điểm chịu thuế suất dương trong những lần sửa đổi gần đây còn nhanh hơn mức độ gia tăng bình quân của thu nhập quốc dân. Chính vì vậy, số lượng nhân đóng thuế thu nhập có xu hướng giảm tỉ trọng thuế thu nhập trên tổng thu ngân sách hầu như không tăng trong suốt những năm qua. Đây là một thực tế cần suy ngẫm bởi lẽ trong giai đoạn hiện nay, có nhiều lí do để ngân sách nhà nước phải kì vọng vào thuế TNCN hơn trước đây. - Thứ hai, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành chưa thật sự công bằng. Công bằng là tiêu chuẩn, đồng thời là mục tiêu mà một hệ thống thuế phải đạt tới. Hiện nay, nhiều quy định của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chưa thực sự công bằng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu thuế dễ tạo ra tâm lí “phản kháng” của chủ thể nộp thuế.  Một là, còn phân biệt biểu thuế áp dụng đối với công dân Việt Nam người nước ngoài. Hiện nay, biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng cho công dân Việt Nam có mức khởi điểm chịu thuế suất dương thấp hơn, đồng thời độ dốc luỹ tiến lại cao hơn so với người nước ngoài. Điều đó có nghĩa, với cùng một mức độ thu nhập, công dân Việt Nam phải nộp thuế nhiều hơn người nước ngoài. Quy định này đã từng được giải thích là nhằm khuyến khích người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam để mang theo kinh nghiệm quản lí, kĩ thuật tiên tiến, v.v Tuy nhiên, những lí do này không đủ thuyết phục vì nó làm mất đi sự công bằng đối với công dân Việt Nam, đồng thời cho thấy Nhà nước đã “làm thay” doanh nghiệp trong việc thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Nhà nước đã chính thức xoá bỏ những quy định “hai giá” để phân biệt mức giá chi tiêu giữa người Việt Nam người nước ngoài thì cũng đã đến lúc phải xoá bỏ sự phân biệt thuế suất giữa hai nhóm chủ thể này.  Hai là, không khấu trừ chi phí sinh hoạt, các chi phí khác để tạo ra thu nhập. Việc không khấu trừ chi phí tạo ra thu nhập là đặc điểm khác biệt rất quan trọng giữa việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao với thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc dù việc khấu trừ thu nhập đối với nhân là việc làm không đơn giản, nhưng rõ ràng, nếu không khấu trừ chi phí thì sẽ làm ảnh hưởng đến tính công bằng của thuế. Ví dụ: Hai người có mức thu nhập bình quân tháng bằng nhau nhưng một người phải nuôi người phụ thuộc sẽ có mức chi phí cao hơn trong khi vẫn phải nộp thuế giống như người sống độc thân. Mặc dù pháp luật hiện hành đã khấu trừ chi phí cho một số đối tượng nhưng như thế lại làm cho sự công bằng càng bị ảnh hưởng vì những chủ thể khác không được hưởng ưu đãi này  Nghĩa vụ thuế còn khá cao, cha công bằng giữa các loại thu nhập đối tượng nộp thuế. Hiện luật thuế TNCN quy định thuế suất TNCN với những người trong nước được tính theo biểu thuế như sau: + Bậc 1: thu nhập tính thuế thu nhập nhân (tính thuế TNCN) đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%: + Bậc 2: thu nhập tính thuế thu nhập nhân (tính thuế TNCN) trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: + Bậc 3: thu nhập tính thuế thu nhập nhân (tính thuế TNCN) trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%: + Bậc 4: thu nhập tính thuế thu nhập nhân (tính thuế TNCN) trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: + Bậc 5: thu nhập tính thuế thu nhập nhân (tính thuế TNCN) trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%: + Bậc 6: thu nhập tính thuế thu nhập nhân (tính thuế TNCN) trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%: + Bậc 7: thu nhập tính thuế thu nhập nhân (tính thuế TNCN) trên 80 triệu đồng đến 82,8 triệu đồng, thuế suất 35%: . Thuế suất này cao hơn nhiều một số nuớc, lãnh thổ châu Á mà ngời dân có thu nhập cao hơn ngời dân Việt Nam rất nhiều lần, chẳng hạn như Singapore thuế suất cao nhất là 22%; Nhật 37%; Thái Lan:37%; Indonesia: 35%; Philippines: 32%; Malaysia: 28%; Hông Kông (Trung Quốc): 17%. Như vậy, mức thuế suất cao có thể gây ảnh huởng đến môi trờng đầu tư, đặc biệt là việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật quản lý cao từ nước ngoài. Thuế suất thuế TNCN hiện hành được quy định từ 10-40% trên thu nhập chịu thuế. Trong khi đó thuế suất thuế TNDN đợc quy định thống nhất 28% trên thu nhập chịu thuế, thuế suất thuế chuyển quyền sử dụng đất là 2% đối với đất nông nghiệp 4% đối với các loại đất khác tính trên doanh thu chuyển quyền sử dụng đất. Các chính sách thuế này cũng có các quy định khác nhau về phạm vi, đối t- ượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, các khoản khấu trừ, miễn giảm… Điều này dẫn đến tỷ lệ động viên thuế còn chưa công bằng giữa các loại thu nhập chịu thuế khác nhau.Theo quy định của chính sách thuế TNCN hiện hành, cấu trúc bậc thuế còn có sự phân biệt giữa ngời Việt Nam ngời nớc ngoài, áp dụng thuế 10% đối với ngời Việt Namthu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở lên ngời nớc ngoài có thu nhập 8 triệu đồng/tháng trở lên; mức thu nhập áp dụng thuế suất 40% đối với ngời Việt Namthu nhập trên 40 triệu đồng/tháng, người nước ngoài có thu nhập trên 80 triệu đồng/tháng. Mức thuế thu nhập nhân cao nh vậy có rất nhiều bất lợi: Thứ nhất là không khuyến khích các công ty nước ngoài Việt Nam đề bạt trả lơng cao cho người Việt Nam vì nếu họ trả lương cao thì số tiền đó sẽ vào ngấn sách nhà nước chứ không phải người lao động. Trong trường hợp đó, họ có thể chọn người Indonesia hay người Singapore vào thay vị trí đó vì chi phí họ trả sẽ thấp hơn. Có thể nói với mức thuế như hiện nay thì lao động chất xám của Việt Nam thuộc diện đắt đỏ nhất thế giới. Thứ hai là do mức thuế quá cao nên không khuyến khích người lao động khai thuế một cách trung thực. Nói cách khác, ngời ta sẽ bỏ nhiều thời gian để làm sao tránh thuế hơn là để nộp thuế. Như vậy, ngân sách sẽ bị thâm hụt. Thuế thu nhập nhân hiện nay gây cảm giác là chỉ tác động vào những ngời dễ bị kiểm soát, chủ yếu là những người làm trong các công ty nước ngoài, vì các công ty n- ước ngoài thường trả lơng theo phương pháp chuyển khoản thông qua hệ thống ngân hàng do vậy lương bao nhiêu đều hiện lên đó cả. Những giao dịch khác có nguồn thu nhiều hơn như buôn bán chuyển nhượng đất đai thì rất khó kiểm soát. b) Thất thu thuế  Nhiều khoản thu nhập bị “bỏ qua”, không bị đánh thuế. Theo quy định của pháp luật hiện hành, rất nhiều khoản thu nhập của nhân đã bị bỏ qua, không đưa vào diện thu nhập chịu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao như: Các khoản thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng tài sản, quà biếu, quà tặng, thừa kế… Về mặt lí luận, thuế TNCN phải được đánh trên toàn bộ thu nhập của nhân mới đảm bảo tính công bằng của thuế. Về thực tiễn, hiện nay có rất nhiều nhânthu nhập cao từ những hoạt động kể trên mà không bị đánh thuế nên gây lãng phí nguồn thu cho ngân sách.  Đối tượng nộp thuế chưa được quản lý một cách toàn diện Hiện nay, tình trạng không quản lý đợc ngời lao động đang diễn ra phổ biến, đặc biệt khu vực ngoài Nhà nớc. Dù đã có Pháp lệnh mới về thuế thu nhập nhân, cơ quan thuế vẫn không quản lý đợc lao động tự do. Pháp lệnh thuế thu nhập nhân có hiệu lực từ ngày 1/7/2004. Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ ngành thuế cho rằng “rất khó thu theo kiểu khấu trừ với đối tợng hành nghề tự do như ca sĩ, giáo viên dạy ngoại ngữ, luật sư, người nước ngoài…” Mặt khác, đối với ngời nớc ngoài, trớc đây quy định ngời Việt Nam dới 30 ngày đợc miễn thuế, nay chỉ trên 1 ngày là bị thu thuế. Tuy nhiên, chúng ta bị thất thu rất nhiều với đối tợng ngời nớc ngoài. Hàng năm, có trên 200.000 ngời n- ớc ngoài đến Việt Nam với mục đích kinh doanh thu nhập thờng xuyên tại Việt Nam nhng chúng ta chỉ thu thuế được trên 7.000 người.

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan