Một số vấn đề chung về mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
1 Xuất khẩu và thị trường xuất khẩu
1.1 Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu
Khái niệm xuất khẩu không được hiểu theo những cách giống nhau ở mọi nơi, mọi giai đoạn, mọi thời kì kinh tế
Những nhà kinh tế học trước kia cho rằng, xuất khẩu đơn giản chỉ là việc hàng hoá hay dịch vụ được sản xuất ở một quốc gia rồi bán sang quốc gia khác 1 Như vậy, có thể thấy đối tượng của xuất khẩu, không thể khác, chính là hàng hoá và dịch vụ Tuy nhiên, những nhà kinh tế học thời kì cận đại cho rằng, hàng hoá đem xuất khẩu chỉ được sản xuất tại một quốc gia Điều này được các nhà quản trị kinh doanh quốc tế bổ sung.
Những nhà quản trị kinh doanh quốc tế cho rằng, xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ ra khỏi biên giới một quốc gia sang một quốc gia khác, để đổi lại một giá trị lợi ích kinh tế nào đó, có thể là tiền, hay cũng có thể là những hàng hoá, dịch vụ khác 2 Tất nhiên, sự trao đổi hàng hoá ở đây phải được các bên tham gia thoả thuận.
1 Kinh tế học II P Samuelson – W Norhalls NXB Thống Kê 2002 Trang 762
2 Kinh doanh quốc tế I GS.TS Nguyễn Thị Hường NXB LĐ-XH 2001 Trang 272
Như vậy, đối tượng của xuất khẩu theo quan điểm của những nhà kinh doanh quốc tế vẫn là hàng hoá và dịch vụ Tuy nhiên, phạm vi thời gian và không gian không còn giới hạn như quan điểm của những nhà kinh tế học cận đại nữa Hàng hóa hay dịch vụ đem xuất khẩu không chỉ được sản xuất tại quốc gia xuất khẩu, mà có thể sản xuất từ một quốc gia khác, sau khi nhập khẩu vào quốc gia của công ty xuất khẩu, rồi lại được công ty này bán cho một công ty ở một quốc gia thứ ba Hình thức này được gọi là tái xuất.
Xuất khẩu là một hình thức xâm nhập thị trường ít rủi ro, không tốn quá nhiều chi phí, và đó là một trong những hình thức xâm nhập thị trường quốc tế đầu tiên của các công ty kinh doanh quốc tế, trước khi họ muốn chuyển sang các hình thức xâm nhập thị trường khác một cách thành công.
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với hoạt động kinh doanh. Đối với các công ty kinh doanh quốc tế, xuất khẩu có vai trò to lớn. Xuất khẩu trước hết là một hình thức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các công ty, qua đó tạo ra doanh thu, lợi nhuận, góp phần duy trì hoạt động của công ty. Thêm nữa, xuất khẩu đã tạo ra và duy trì một hoặc nhiều thị trường của các công ty Việc duy trì những thị trường này trong một thời gian dài giúp cho các hoạt động của công ty không bị xáo trộn và được thực hiện một cách ổn định, qua đó giúp công ty phát triển Mặt khác, xuất khẩu cũng là một hình thức giúp cho các công ty kinh doanh quốc tế tìm hiểu được thị trường tiềm năng, qua đó có những cách xâm nhập thị trường khác phù hợp với điểu kiện hoàn cảnh và thực tế kinh doanh của công ty. Đối với các quốc gia, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng. Không một quốc gia nào là không có xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu giúp tạo ra GDP, làm tăng nguồn ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách, thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị của quốc gia trên thương trường quốc tế, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
1 0 nhiên, thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích đổi mới công nghệ, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân… Như thế, xuất khẩu có vai trò to lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Đặc biệt, nó còn quan trọng hơn rất nhiều đối với những quốc gia đang trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường như nước ta Đối với những nước có nền sản xuất và tiêu dùng còn chưa thực sự phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, không đồng bộ… thì xuất khẩu là giải pháp tốt nhất để tiêu thụ sản phẩm, mơ rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, tranh thủ được nguồn tài trợ vốn, tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa các quốc gia Như vậy, chúng ta có thể nói xuất khẩu hàng hoá dịch vụ là một động lực của sự phát triển kinh tế.
1.2.1 Khái niệm thị trường xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu, cũng như xuất khẩu, được hiểu theo nhiều cách khác nhau Mỗi một thời kì kinh tế, có một cách hiểu, và mỗi người với những thế giới quan khác nhau thường đưa ra cách hiểu của riêng mình.
“Thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó” 1 – theo quan điểm hướng marketing.
“Thị trường xuất khẩu là tập hợp tất cả các thị trường hiện tại và tiềm năng, tập hợp tất cả những khách hàng đã, đang và sẽ có nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc các lĩnh vực hoạt động thương mại của doanh nghiệp trong mối quan hệ với những nhân tố của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh quốc tế” 2
1 “Quản trị DA và DN có vốn FDI”, II PGS.TS Nguyễn Thị Hường.NXB Thống kê 2004
2 “Quản trị kinh doanh” PGS.TS Nguyễn Thành Độ-TS Nguyến Ngọc Huyền NXB LĐ-XH 2004
Có thể thấy thị trường xuất khẩu hàng hoá bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hoá gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian - uỷ thác) Ngoài ra, thị trường xuất khẩu hàng hoá không chỉ giới hạn ở những thị trường nước ngoài Thị trường trong nước trong nhiều trường hợp là thị trường xuất khẩu hàng hóa tại chỗ (nhất là đối với các ngành xuất khẩu dịch vụ như du lịch, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm…).
Như vậy, có thể thấy chủ thể tham gia thị trường xuất khẩu là các bên tham gia thị trường, đó là bên xuất khẩu và bên nhập khẩu (có thể là bên uỷ thác), đối tượng của thị trường xuất khẩu là hàng hoá hữu hình hay dịch vụ vô hình.
1.2.2 Phân loại thị trường xuất khẩu
Có nhiều cách để phân loại thị trường xuất khẩu:
- Căn cứ vào vị trí địa lý:
+ Thị trường châu lục như thị trường châu Âu, thị trường châu Mỹ, thị trường châu Phi
+ Thị trường khu vực như thị trường Đông Nam Á, thị trường Bắc Mỹ…
+ Thị trường trong nước và vùng lãnh thổ, đây là thị trường các quốc gia như thị trường Trung Quốc, thị trường Malaysia, thị trường Anh…
- Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ kinh doanh xuất khẩu: + Thị trường truyền thống
- Căn cứ vào mức độ khó trong việc tiếp cận thị trường:
+ Thị trường khó tính (châu Âu, Bắc Mỹ…)
+ Thị trường dễ tính (châu Á, châu Phi…)
- Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
2 Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
2.1 Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cũng giống như nhiều khái niệm kinh tế khác, mỗi khái niệm đứng trên những giác độ nghiên cứu khác nhau thì cũng có những khái niệm khác nhau về mở rộng thị trường.
Theo quan điểm marketing hiện đại thì: “Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm các thị trường mới bên ngoài lãnh thổ quốc gia mà cần phải tăng thị phần của sản phẩm đó trong các thị trường quốc tế đã có sẵn” 1
Theo quan điểm của những nhà kinh doanh quốc tế, thì: “Mở rộng thị trường xuất khẩu là tổng thể các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để có thể đưa ngày càng nhiều sản phẩm ra thị trường nước ngoài để bán và thu về ngoại tệ mạnh cho công ty Mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ là hoạt động phát triển thêm các thị trường mới mà còn là tăng thêm doanh thu, thêm thị phần ở những thị trường truyền thống” 2
Vậy, đứng trên góc độ doanh nghiệp thì mở rộng thị trường là tổng hợp các cách thức doannh nghiệp để tiêu thụ nhiều hơn các loại sản phẩm.
1 “Quản trị DA và DN có vốn FDI”, II PGS.TS Nguyễn Thị Hường.NXB Thống kê 2004
2” Kinh doanh quốc tế” I GS.TS Nguyễn Thị Hường NXB LĐ-XH 2001
Mở rộng thị trường của doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm những thị trường mới mà còn làm thế nào để tăng thị phần của sản phẩm đó trên các thị trường đã có sẵn Như thế, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu thì các doanh nghiêpj vừa phải đưa sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp thâm nhập những thị trường mới, đồng thời đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu tại thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng của doanh nghiệp.
Nếu xét dưới góc độ nhà quản lý vĩ mô, mở rộng thị trường xuất khẩu của một quốc gia là việc quốc gia đó thực hiện một hệ thống các hoạt động, nhằm đưa sản phẩm của nước mình thâm nhập thị trường quốc tế, phát triển được phạm vi của thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường hiện tại và tiềm năng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường xuất khẩu
1 Các nhân tố khách quan Đó là những yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không có cách nào tránh được hay hạn chế những yếu tố này Để có thể thâm nhập thành công vào một thị trường nào đó thì doanh nghiệp chỉ có cách là tìm ra những biện pháp để thích nghi với những thay đổi và tác động đó Những nhân tố này thuộc về môi trường quốc gia của doanh nghiệp và môi trường quốc gia mà dôanh nghiệp dự định xuất khẩu Ngoài ra, những nhân tố khác của môi trường kinh tế, xã hội, chính trị trên thế giới cũng ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp.
1.1 Các nhân tố bên ngoài quốc gia xuất khẩu
1.1.1 Hệ thống rào cản thương mại
Hệ thống rào cản thương mại bao gồm các rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan, đây là các biện pháp nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước tránh khỏi hay giảm thiểu sự cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài của một quốc gia, vùng lãnh thổ.
Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều đưa ra quan điểm chung là tự do mậu dịch và cùng phối hợp với nhau để dần dần giảm bớt các rào cản đối với hàng hoá của nước này khi thâm nhập sang thị trường khác.Nhưng không có nghĩa là các nhà kinh doanh quốc tế rất thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế Mặt khác, các rào cản đối với hàng hoá xuất khẩu còn phụ thuộc vào việc sản phẩm đó là sản phẩm gì? Nó có thuộc diện những mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế hay không? Vì sự chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu thông thường với mức thuế ưu đãi là rất lớn Do vậy, các doanh nghiệp
TRẦN QUANG HẢO KDQT46A luôn tìm cách đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường vào những thị trường có mức thuế thấp để tăng sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm Mà hiện nay đang nổi lên một biện pháp mà các chính phủ nước nhập khẩu thường dùng để hạn chế sự nhập khẩu hàng hóa vào nước mình đó là các rào cản phi thuế quan. Đây là một hình thức bảo hộ rất tinh xảo, đó là các điều kiện về vệ sinh, các thông số kĩ thuật… đặc biệt là mức giá bán trên thị trường nước nhập khẩu. Ngày nay, các nước trên thế giới luôn nỗ lực để khuyến khích thương mại tự do giữa các nước Một số tổ chức mà mọi người đều biết đến đó là tổ chức thương mại thế giới (WTO) - tổ chức thương mại lớn nhất thế giới mà hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức.
Cùng với tổ chức thương mại thế giới, thì trên khắp thế giới cũng hình thành các liên minh kinh tế ở các mức độ khác nhau Sự phát triển của các liên minh kinh tế đó có tác động trên hai mặt đến các nhà kinh doanh quốc tế Một mặt, gây khó khăn trong quá trình xâm nhập thị trường cho các nhà kinh doanh quốc tế nằm ngoài liên doanh liên kết, nhưng mặt khác nó tạo ra một môi trường kinh doanh rộng lớn và thuần khiết hơn Khi đã thâm nhập được vào thị trường này thì doanh nghiệp có thể được bù đắp bằng doanh số bán hàng và lợi nhuận thu được từ thị trường này mang lại Như vậy, các liên kết kinh tế vừa tạo nên các cơ hội cho các doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra những thách thức đối với các doanh nghiệp nước ngoài đinh thâm nhập vào thị trường đó.
1.1.2 Thị trường Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường xuất khẩu Thị trường sản phẩm tại quốc gia nhập khẩu bao gồm các nhân tố như dung lượng thị trường, mức độ cạnh tranh, xu hướng biến động của thị trường, tình hình cung cầu, mức độ cạnh tranh Do vậy,những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Nhân tố đầu tiên phải kể đến đó là thị trường đó phải có nhu cầu về sản phẩm thị doanh nghiệp mới có khả năng thâm nhập thành công Trên thế giới mỗi một khu vực, mỗi một đất nước đều có một thị hiếu tiêu dùng riêng Do vậy, trên một số thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu dùng lớn, nên đây là một trong những thị trường chiến lược trong tương lai. Nhưng có những đoạn thị trường thị sản phẩm của doanh nghiệp bị tẩy chay, do đó nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm này gần như không có. Doanh nghiệp cần xác định rõ đâu là thị trường trọng tâm của mình, cần tập trung khai thác.
Ngoài những nhân tố kể trên thuộc thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ẩnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, thì còn những nhân tố khác mà tầm ảnh hưởng của nó cũng rất quan trọng: Những nhân tố đó là:
- Nhân tố văn hoá Mỗi một quốc gia trên thế giới đếu có những nét văn hoá riêng, có khi còn trái ngược nhau hoàn toàn Nhân tố này rât quan trọng, nó có tác động đến nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm đó trên thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định có mở rộng thị trường xuất khẩu hay không của doanh nghiệp Để có thể thâm nhập thành công thì doanh nghiệp phải cố gắng làm cho sản phẩm của mình phù hợp với những nét văn hoá của thị trường đó.
- Nhân tố về kinh tế Các nhân tố về kinh tế cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp, các nhân tố đó có thể là thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp…
- Các nhân tố chính trị – pháp luật – xã hội Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhân tố này.
- Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, và các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh.
1.2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm
Một doanh nghiệp có thể tham gia xuất khẩu nhiều sản phẩm khác nhau Việc sản phẩm đó chiếm một vị trí như thế nào trong chiến lược phát triển sản phẩm của quốc gia, của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là một trong những sản phẩm xuất khẩu chiến lược của quốc gia, thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những thông tin về thị trường, và sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.
1.2.2 Các quy định có liên quan của Chính phủ. Đây là những quy định thuộc về chính sách của Nhà nước, những chính sách này có tác động đến những doanh nghiệp theo những chiều hướng khác nhau, nhưng nó tạo nên môi trường pháp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp Nếu những quy định pháp luật quá phức tạp, rườm rà, sẽ rất dễ gây ra hiện tượng chồng chéo, làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về mở rộng thị trường và các hoạt động mở rộng thị trường.
Các quy định của pháp luật liên quan đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp gồm có: các quy định về thuế xuất khẩu, các quy định
3 0 về tài chính, về vay tín dụng, ngân hàng, các quy định liên quan đến sử dụng lao động…
2 Các nhân tố chủ quan
2.1 Chiến lược của doanh nghiệp
Chiến lược của doanh nghiệp là kế hoạch hoạt động dài hạn của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung thì việc chú trọng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá là một việc hết sức cần thiết Nếu trong chiến lược của doanh nghiệp đề cập đến vấn đề này thì doanh nghiệp cần tìm mọi cách để hiện thực hoá chiến lược này.
2.2 Tiềm lực của doanh nghiệp
Sự cần thiết của việc phải mở rộng thị trường xuất khẩu
Nói đến thị trường xuất khẩu là nói đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thị trường xuất khẩu là yếu tố sống còn Phạm vi thị trường rộng lớn,đồng đều đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội lớn trong việc tiếp cận với những khách hàng tiềm năng tại những thị trường đó Một thị trường xuất khẩu rộng lớn ngoài việc đem lại một doanh thu xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp,qua đó giảm tỷ lệ nhập siêu của cả doanh nghiệp lẫn quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu, còn đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều các lợi thế khác Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng theo đó mà tăng lên, thị phần đối với các sản phẩm xuất khẩu được đảm bảo Việc thị trường xuất khẩu được mở rộng cũng giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động tại quốc gia xuất khẩu Mặt khác, giá trị xuất khẩu đóng góp trực tiếp vào GDP của quốc gia, việc tăng kim ngạch xuất khẩu sẽ đóng góp vào việc tăng GDP, và qua đó
3 2 tăng thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó Rõ ràng có rất nhiều lợi ích từ việc tăng giá trị xuất khẩu, mà việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã trực tiếp mang lại.
Rõ ràng, vai trò của việc mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng Các doanh nghiệp nhất thiết phải quan tâm đến hoạt động này, nếu không muốn đứng ngoài trong công cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt về thị trường, sản phẩm và thị phần.
Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản
1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1 Giới thiệu tổng quát về công ty
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản, với tên giao dịch quốc tế là MINEXPORT JSC., được thành lập từ năm 1993 và bắt đầu được cổ phần hoá từ năm 2006 Hiện nay, công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản có trụ sở tại 28 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
1.1.2 Các hoạt động kinh doanh của công ty
Hiện nay, công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản là đơn vị kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng chủ yếu vẫn là kinh doanh xuất nhập khẩu các loại khoáng sản, hóa chất Cụ thể, công ty có những hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau (căn cứ vào giấy phép đăng kí kinh doanh số 0103011397):
- Kinh doanh nguyên vật liệu khoáng sản, các loại quặng và tính quặng kim loại (bao gồm cả các loại khoáng sản dùng trong ngành xây dựng và hóa chất trừ kim loại khoáng sản, loại hóa chất mà Nhà nước cấm); kim loại đen,
3 4 kim loại mầu và các loại hợp kim; nguyên vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị thi công công trình, thiết bị điện phục vụ ngành điện;
- Kinh doanh các loại hóa chất Nhà nước không cấm, nhựa đường, chất dẻo, dầu nhờn và các loại phụ gia kể cả nhựa đường và các sản phẩm hóa dầu;
- Kinh doanh các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, điện tử, điện máy, ôtô, xe đạp, xe máy, điều hòa nhiệt độ, rượu, bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh nhà hàng, quán bar); nguyên phụ liệu thuốc lá (không bao gồm sản xuất thuốc lá);
- Kinh doanh lương thực, thực phẩm, gạo, các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản, phân bón, phân hữu cơ, phân vi sinh (trừ các loại lâm sản Nhà nước cấm);
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, gỗ và lâm sản, trang thiết bị y tế, dụng cụ thiết bị âm thanh, nhạc cụ, thiết bị văn phòng, nội thất;
- Đại lý kinh doanh các mặt hàng Nhà nước không cấm cho khách hàng trong và ngoài nước;
- Dịch vụ môi giới vận tải, đại lý và giao nhận vận chuyển hàng hóa; dịch vụ đóng gói hàng hóa, bao bì;
- Dịch vụ môi giới bất động sản, nhà đất, cho thuê văn phòng, nhà ở, kho bãi, nhà xưởng, thi công công trình xây dựng và giao thông,; tư vấn đầu tư theo quy định của pháp luật (không bao gồm tư vấn pháp luật và hoạt động tư vấn về giá đất);
- Dịch vụ tổ chức phục vụ hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty;
- Liên doanh, liên kết đầu tư, gia công, chế biến các mặt hàng khoáng sản và các mặt hàng khác mà Nhà nước không cấm.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản, với tiền thân là công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản, truớc đây là một trong những đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công Thương) Theo quyết định số 331TM/TCCP ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ thương mại, công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản được thành lập lại và chuyển từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản thành Công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản (MINEXPORT) MINEXPORT lần lượt bàn giao tất cả các mặt hàng chủ lực như than, xi măng, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, sắt thép, hóa chất, dược phẩm, và các mặt hàng khoáng sản khác sang cho các bộ ngành khác Như vậy, sau khi tách khỏi Tổng công ty xuất nhập khẩu khoáng sản (được thành lập từ năm 1956), công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản được thành lập lại vào năm 1993 Từ đây, công ty đã bắt đầu một thời kì mới Đất nước bước vào thời kì đổi mới chưa được lâu, nền kinh tế mới với cơ chế thị trường tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức Đối với một công ty Nhà nước như công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản, khó khăn lại càng không phải là nhỏ Công ty phải bắt tay vào làm lại từ đầu, phải đối mặt với nền kinh tế thị trường còn mới mẻ với nhiều khó khăn, công ty cũng không còn các mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất nhập khẩu cao, không còn được đỡ đầu bởi tổng công ty, chỉ có vốn liếng duy nhất là danh tiếng MINEXPORT, công ty đã phải tự tìm kiếm thị trường mới và các mặt hàng xuất khẩu mới Công việc này bước đầu còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt khi mà cơ chế thị trường cho phép các thành phần kinh tế khác cũng được tham gia vào việc xuất nhập khẩu Việc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian đầu Tuy nhiên,được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ thương mại, đồng thời với việc lĩnh hội được những ý kiến đóng góp, gợi ý của lãnh đạo Bộ, ban lãnh đạo công ty
3 6 đã tự nhìn nhận, đánh giá lại mình, và cố gắng vượt qua những khó khăn bước đầu, tận dụng mọi cơ hội có thể có, qua đó có thể tìm ra một lối riêng cho công ty
Hiện nay, công ty hoạt động theo giấy chứng nhận ĐKKD số 108037 do Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp ngày 21/04/1993, và các lần đăng kí bổ sung do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, đăng kí thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty
Bước đầu thành lập còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, cho đến ngày hôm nay, công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản đã đi vào hoạt động ổn định và có được những bước phát triển lớn, những thành tựu hết sức đáng trân trọng.
Thực hiện chính sách đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước, ngày 26/04/2005, Bộ trưởng Bộ thương mại ra quyết định số 1266/QĐ-BTM về việc cho phép công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản (MINEXPORT) tiến hành cổ phần hóa. Đầu năm 2006, với sự tư vấn của công ty Chứng khoán Bảo Việt, công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản đã tiến hành cổ phần hóa một cách thành công, chính thức đưa công ty bước sang một thời kì phát triển mới.
Sau khi tiến hành cổ phần hóa, công ty đã trở thành một công ty đại chúng với tên gọi mới, công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản – MINEXPORT JSC Với tên gọi mới, công ty cũng đối diện với những sự thay đổi mới Nhà nước giờ đây chỉ còn nắm giữ số cố phần 30% tại công ty, không còn chi phối mọi hoạt động của công ty như trước nữa Công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với những hoạt động của mình, lãi hay lỗ giờ đây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty Cơ cấu nhân sự sau khi cổ phần hóa cũng được tinh giảm sao cho gọn nhẹ nhất để bảo đảm hiệu quả hoạt động của công ty Bước đầu với mô hình công ty cổ phần, mọi
TRẦN QUANG HẢO KDQT46A hoạt động của công ty đã gặp không ít những khó khăn vì sự thay đổi về cơ chế, về tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động, về sự gia tăng cạnh tranh
2 Đặc điểm của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản.
2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản
Kể từ khi cổ phần hóa, cấu trúc tổ chức của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu hoạt động theo mô hình công ty cổ phần của công ty Bộ máy quản lý của công ty được cấu trúc theo kiểu chức năng Hiện nay, ngoài trụ sở chính của công ty được đặt tại số 28 Bà Triệu, công ty còn có 2 văn phòng đại diện tại các thành phố
Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản
Hình 3: Doanh thu xuất khẩu của công ty qua các năm
Nguồn: BCKQKD Công ty CP XNK Khoáng sản
Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên, có thể dễ dàng nhận ra xu hướng giảm xuống của kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây Trong khi vào năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt tới mức hơn 3 triệu USD, nhưng chỉ 5 năm sau, vào năm 2006, con số này giảm xuống chỉ còn 1 phần 10 năm 2001, đạt mức trên 300 ngàn USD Sự giảm sút này là do nhiều nguyên nhân Số lượng các mặt hàng xuất khẩu giảm, thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng này cũng giảm, hoặc số lượng các mặt hàng thì không giảm nhưng giá trị xuất khẩu của những mặt hàng này lại giảm… Có thể thấy rằng một trong những nguyên nhân quan trọng đó là phạm vi thị trường xuất khẩu của công ty có xu hướng giảm rõ rệt Thị trường xuất khẩu của công ty đã tập trung hơn vào những khu vực truyền thống như Đông Á…
2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là Zircon, thiếc, Ilmenite hoá chất, gang đúc, kao lin, mành tre, tinh dầu, wolfram… Cùng với việc kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm thì qua các năm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty cũng có rất nhiều sự thay đổi Có những mặt hàng năm trước xuất hiện trong danh mục hàng hoá xuất khẩu của công ty nhưng năm sau lại được thay thế bởi một mặt hàng hoàn toàn khác Đó chính là biểu hiện của sự thiếu ổn định trong kinh doanh hàng xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản, điều có thể sẽ phải thay đổi trong thời gian tới.
Dưới đây là cơ cấu các mặt hàng thường xuyên nằm trong danh mục xuất khẩu của công ty trong những năm vừa qua Có thể thấy danh mục các mặt hàng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của chúng thay đổi hàng năm theo xu hướng giảm dần, nhưng vẫn có những loại hàng hoá đóng vai trò xuất khẩu chính yếu.
Bảng 2 : Top các mặt hàng xuất khẩu thường xuyên của công ty Đơn vị: USD
Giá trị xuất khẩu trong các năm
Nguồn: Công ty CP XNK Khoáng sản
Thực trạng hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản
ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản
1 Tổng quan về thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản
1.1 Phạm vi thị trường xuất khẩu của công ty
Thị trường xuất khẩu của công ty trải rộng trên khắp thế giới, từ châu Á, đến châu Âu, rồi qua châu Mỹ, trong đó, thị trường châu Á đóng vai trò là thị trường xuất khẩu chính của công ty Từ năm 2002 đến 2006, các sản phẩm
TRẦN QUANG HẢO KDQT46A xuất khẩu của công ty đã được xuất khẩu sang tổng cộng 21 quốc gia và vùng lãnh thổ Tuy nhiên, các thị trường này là không ổn định qua các năm, biểu hiện ở chỗ công ty chỉ xuất khẩu 1 lần sang các quốc gia như: Italy, Canada, Ả Rập, Camphuchia, Bỉ, Hà Lan, Nga… Những thị trường thường xuyên của công ty gồm có Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Philipin Ngoài các thị trường trên, công ty còn xuất khẩu sản phẩm của mình sang các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Hongkong, Ukraine, Đức, Hy Lạp, Malaysia, Ấn Độ, Cộng Hoà Séc Cơ cấu các mặt hàng và thị trường xuất khẩu sẽ được thể hiện rõ ở phần sau của chuyên đề.
Bảng 3 : Top các thị trường xuất khẩu thường xuyên của công ty Đơn vị: USD
Giá trị xuất khẩu trong các năm
Nguồn: Công ty CP XNK Khoáng sản
Bảng trên cho biết những thị trường thường xuyên của công ty Có một điều dễ nhận thấy, đó là chỉ có Đài Loan, Hàn Quốc, Philipin và Nhật Bản là những thị trường thường xuyên, liên tục nhất mà các sản phẩm của công ty có
4 6 xuất khẩu sang Những thị trường khác hoặc là đã không còn được quan tâm, hoặc là mới chỉ quan tâm đến trong một vài năm trở lại đây Có thể thấy, từ năm 2005, một thị trường cực kì tiềm năng như Trung Quốc mới được công ty quan tâm và xúc tiến thương mại để khai thác xuất khẩu Trong khi đó, cũng từ năm 2005, những thị trường rất lớn cho những sản phẩm như thiếc và hoá chất là Anh và Hy Lạp đã không còn nằm trong danh mục xuất khẩu của công ty nữa Công ty đang cố gắng đi tìm những thị trường mới, nhưng lại bỏ qua những thị trường cũ, những bạn hàng lâu năm, và đây là một điều không nên làm, vì dù sao, nếu tận dụng tốt những thị trường cũ, thì cũng coi như một hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.
1.2 Đặc điểm chủ yếu của thị trường
Như vậy, có thể nói, đặc điểm chủ yếu của thị trường xuất khẩu của công ty là tính ổn định không cao Số lượng thị trường mới xuất hiện thì không nhiều, trong khi lượng thị trường mất đi là rất đáng kể Điều đó đồng nghĩa với việc kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nằm tronh danh mục xuất khẩu của công ty cũng giảm theo từng năm, nhất là những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như thiếc, gang, hoá chất Qua các năm thị trường xuất khẩu liên tục thay đổi Thông qua một con số thống kê, đó là kể từ năm 2000 đến 2006, các sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang tổng cộng 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi đó lại chỉ có 4 thị trường được coi là thường xuyên, hầu như năm nào cũng được xuất khẩu sang Con số này ngoài việc cho thấy thị trường xuất khẩu của công ty không thực sự ổn định, mà còn cho thấy sự lãng phí các nguồn lực Công ty đã tập trung nghiên cứu xuất khẩu sang một thị trường, nhưng lại không tận dụng được những thông tin, để có thể thực sự thâm nhập những thị trường này, mà chỉ năm trước năm sau, một thị trường khác lại nhảy vào thế chỗ Có thể thấy, công ty đã lãng phí các nguồn lực để
TRẦN QUANG HẢO KDQT46A nghiên cứu và xâm nhập thị trường điều này vô tình gây nên những lãng phí trong việc nghiên cứu và xâm nhập thị trường
2 Những hoạt động nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty
2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Có thể thấy, công ty cũng đã đầu tư khá nhiều nguồn lực vào việc nghiên cứu các thị trường xuất khẩu tiềm năng Trong một vài năm trở lại đây, khi công ty đã tiến hành cổ phần hoá và trở thành công ty đại chúng, những hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty đã trở nên thường xuyên và đa dạng hơn Việc hoạt động mở rộng thị trường được xác định rõ trong mục tiêu chiến lược của công ty giai đoạn từ 2006 – 2008 đã làm cho các hoạt động nghiên cứu và thăm dò được trở nên quan tâm hơn, và ít nhiều nó đã cho những kết quả nhất định Các thị trường lớn và tiềm năng như Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu được công ty quan tâm trong những năm trở lại đây (sẽ được phân tích kĩ ở phần sau của chuyên đề), đó chắc chắn là kết quả của những sự nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng của công ty Tuy nhiên, có thể thấy rằng, việc chỉ xâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy khả năng nắm bắt thị trường và cơ hội xuất khẩu của công ty là chưa thực sự cao Trong thời gian tới, nhất định công ty phải thực hiện những biện pháp đồng bộ để có thể có một chiến lược nghiên cứu và xâm nhập vào các thị trường tiềm năng một cách hiệu quả và kịp thời hơn nữa.
2.2 Lựa chọn, đánh giá thị trường và đối tác xuất khẩu.
Trong những năm trước đây, phạm vi thị trường của công ty là rất rộng lớn, không có nhiều những thị trường được chú ý đặc biệt với tư cách là thị trường chủ lực của công ty, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo đó mà cũng rất đa dạng và phức tạp Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc xuất khẩu của công ty đã hướng vào một số thị trường trọng điểm và truyền thống, vốn là bạn hàng lâu năm của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
3 Những thị trường xuất khẩu chính của công ty
Nhật Bản là một trong những thị trường truyền thống của công ty CP XNK Khoáng sản Kể từ năm 2000, Nhật Bản là thị trường thường xuyên nhất của công ty.
Bảng 4 : Giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Giá trị xuất khẩu vào thị trường
Tỷ lệ trên tổng giá trị xuất khẩu (%)
Nguồn: Công ty CP XNK Khoáng sản
Căn cứ vào bảng số liệu trên, có thể thấy rằng, giá trị xuất khẩu vào thị trường Nhật có xu hướng giảm qua các năm cả về giá trị và tỷ lệ Mặc dù xu hướng này là không thật sự rõ ràng khi nó lên xuống khá không ổn định nhưng để đánh giá chung, có thể thấy đó là xu hướng giảm xuống Nguyên nhân có khá nhiều, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là do kim ngạch xuất
TRẦN QUANG HẢO KDQT46A khẩu của công ty nhìn chung là giảm dần Một nguyên nhân khác là do cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng có nhiều sự biến đổi.
Bảng 5 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vào Nhật Bản Đơn vị: USD Năm
Nguồn: Công ty CP XNK Khoáng sản
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản có sự thay đổi liên tục qua các năm Vào những năm 2000, có tới 3 hoặc 4 sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật Bản, tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, số các sản phẩm này đã thực sự giảm, chỉ còn 1 hoặc 2 mặt hàng Chỉ có quặng Inemite là liên tục xuất hiện trong danh mục các sản phẩm của công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản Điều này lý giải tại sao giá trị xuất khẩu của toàn công ty vào thị trường rất tiềm năng này cũng giảm sút qua các năm.
Bảng 6 : Giá trị xuất khẩu sang thị trường Đài Loan
Giá trị xuất khẩu vào thị trường Đài Loan
Nguồn: Công ty CP XNK Khoáng sản
Có thể nhận thấy một điều tại thị trường Đài Loan, đó là trong những năm từ 2000 đến 2002, giá trị xuất khẩu vào thị trường này chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị xuất khẩu cả năm của công ty Đặc biệt vào năm
2002, con số này lên đến 33% Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong xu hướng giảm sút của kim ngạch xuất khẩu và xu thế chuyển dần sang thị trường Trung Quốc đại lục, trong những năm từ 2003 trở lại đây, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan giảm xuống một con số rất thấp, giá trị thực tế cũng ở mức không cao Đây là một thị trường rất tiềm năng đối với sản phẩm hoá chất của công ty Công ty cần tiếp tục khai thác thị trường này Đây là một thị trường rất gần với Việt Nam về vị trí địa lý Đài Loan là một vùng lãnh thổ cũng không có những yêu cầu quá khắt khe về chất lượng sản phẩm…
Hàn Quốc cũng là một bạn hàng lâu năm của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu khoáng sản Kể từ khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường này năm
2001, Hàn Quốc luôn là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của công ty
Bảng 7 : Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc
Giá trị xuất khẩu vào thị trường Hàn
Tỷ lệ trên tổng giá trị xuất khẩu
Nguồn: Công ty CP XNK Khoáng sản
Có thể thấy rằng, trong một vài năm trở lại đây, công ty đã quan tâm nhiều hơn đến thị trường Hàn Quốc, khi tỷ trọng giá trị xuất khẩu sang thị trường này luôn ở mức khá cao, và là mức cao nếu so sánh trong mối tương quan với các thị trường khác Công ty nên tiếp tục phát huy những lợi thế đối với thị trường này, để tiếp tục mở rộng, đa dạng hoá hơn nữa danh mục các sản phẩm xuất khẩu sang đây.
Đánh giá tình hình thị trường thế giới và tiềm năng xuất khẩu
1 Dự báo thị trường thế giới
Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với những biến động lớn về mặt kinh tế Tình trạng lạm phát tăng cao trên phạm vi toàn thế giới, đã ảnh hưởng đến sức tíêu thụ của tất cả các mặt hàng Giá cả của các mặt hàng xuất khẩu cũng trở nên cao hơn, và việc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn Hiện tại, vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới là giá nhiên liệu và giá lương thực thực phẩm Trong thời gian sắp tới, đây rõ ràng là những sản phẩm có tiềm năng rất lớn Việt Nam là một nước nhập khẩu năng lượng, nhưng lại là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới Công ty hoàn toàn có thể để lương thực thực phẩm trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của mình Và biết đâu trong một vài năm tới, đó sẽ là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty.
2 Những thị trường tiềm năng
Những thị trường rất lớn và tiềm năng như Ấn Độ, Mỹ và các thị trường Tây Âu cần được công ty quan tâm hơn nữa Chúng ta có thể thấy rằng, trong những năm trước đây, những thị trường lớn như Anh và Hy Lạp đã đóng góp rất đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Nhưng vài năm trở lại đây, 2 thị trường này gần như đã bị bỏ quên Rõ ràng công ty có thể tiếp tục khai thác hai thị trường này, những thị trường rất tiềm năng cho những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty như Thiếc hay Hoá chất.
Những mặt hàng nông sản nằm trong danh mục xuất khẩu của công ty như tinh dầu và cao su hoàn toàn có thể nhắm đến các thị trường lớn của Châu Âu như Pháp, Đức và Italia Pháp là một thị trường hầu như hoàn toàn mới đối với công ty, nhưng đây lại là quốc gia tiêu thụ tinh dầu lớn nhất thế giới Đức cũng là một thị trường khá mới, mặc dù công ty đã từng quan hệ với các đối tác đến từ nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới Đây là một quốc gia sản xuất ô tô lớn
TRẦN QUANG HẢO KDQT46A thứ 3 thế giới, và do đó, sản phẩm cao su đối với thị trường này là rất tiềm năng.
Phân tích môi trường xuất khẩu của công ty
1 Môi trường bên trong công ty
1.1 Những thuận lợi cần phát huy
- Những thành tựu của những năm qua của công ty và 22 năm đổi mới của đất nước, đồng thời với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đã làm cho thế và lực của đất nước ta lớn mạnh hơn rất nhiều Đất nước tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, kinh tế và xã hội, tạo niềm tin cho toàn dân, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó cũng nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia, đồng thời có thể thúc đẩy việc tiêu thụ hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với hội nhập kinh tế quốc tế bước đầu đã hình thành và vận hành có hiệu quả Những cơ chế chính sách ban hành đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực, thu hút cao hơn các nguồn đầu tư từ xã hội.
- Tư duy kinh tế đã có bước đổi mới mạnh mẽ và được thể hiện ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9, tạo điều kiện thuận lợi để có hoạch định các cơ chế, chính sách thông thoáng hơn trong việc thu hút các nguồn lực và cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
- Mối quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và phát triển, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã đứng vững được trên nhiều thị trường và có triển vọng sẽ được mở rộng Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới chủ động, việc thực hiện các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, cũng như các cam kết đối với tổ chức thương mại thế giới sẽ tạo điều kiện phát huy tốt hơn những thế mạnh trong nước.
- Sự ổn định về chính trị và tăng trưởng khá về kinh tế là điều kiện thuận lợi, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Kinh tế thế giới nói chung và các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á nói riêng đều có mức tăng trưởng cao Việc mở rộng quan hệ quốc tế với các nước sẽ tạo cơ hội lớn về mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu, góp phần vào việc thúc đẩy đầu tư thương mại
1.2 Những khó khăn phải đối mặt và khắc phục
- Thách thức lớn nhất hiện nay là sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu và so với mặt bằng chung của thế giới, trong đó, việc thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định quốc tế khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp.
- Áp lực hội nhập kinh tế nước ta ngày càng lớn trong khi xuất phát điểm kinh tế của nước ta còn ở mức thấp, tiềm lực kinh tế còn yếu chưa theo kịp với trình độ phát triển của kinh tế khu vực và thế giới Nền sản xuất của cả nước còn lạc hậu, năng suất chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm còn thấp Đa số hàng xuất khẩu còn ở dạng thô đem lại hiệu quả chưa cao Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đem lại cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Từ việc đánh giá tình hình trong nước, tình hình thế giới cũng như đánh giá những thuận lợi và khó khăn, công ty đã đế ra những mục tiêu cho thời gian tới, đó là: Công ty phải giữ vững và ổn định tốc độ tăng trưởng, duy trì những mặt hàng kinh doanh đem lại hiệu quả cao, ổn định, giữ vững và mở rộng thị phần Xây dựng chiến lược đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường, đa dạng hoá ngành hàng kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm tạo công ăn việc làm,
TRẦN QUANG HẢO KDQT46A tăng lợi nhuận và thu nhập, ổn định công việc và nâng cao đời sống cho người lao động.
Như vậy, có thể thấy rằng, mở rộng thị trường là một trong những hoạt động rất được quan tâm trong mục tiêu kế hoạch chiến lược của công ty trong thời gian tới Đây là một điều thuận lợi đối với hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty Khi đã có kế hoạch và chiến lược cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, những nỗ lực của công ty sẽ được tập trung để đạt được mục tiêu này.
1.4 Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu
Hiện nay, danh mục thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu là rất đa dạng, trải đều trên mọi châu lục Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng là trong số các thị trường xuất khẩu của công ty, chưa xuất hiện những thị trường trọng điểm Có rất nhiều sản phẩm được xuất khẩu sang rất nhiều thị trường khác nhau Công ty đang cố gắng để đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường theo chiều sâu, có trọng điểm Trong thời gian tới, lãnh đạo công ty có kế hoạch mở rộng khai thác một số mặt hàng mới như tinh dầu, lót giầy sang thị trường Đức, quặng Zircon sang thị trường Ấn Độ, ngoài ra còn các mục tiêu như khai thác các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su…
2.1.1 Tình hình cạnh tranh trong ngành
Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới, thị trường xuất khẩu được mở rộng, đó là một cơ hộ rất lớn Tuy nhiên, cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp khác cũng kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khai khoáng, và do đó mà cường độ cạnh tranh đối với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
6 2 công ty trước kia cũng tăng lên Đối với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản như quặng Zircon, hoá chất… thì mức độ cạnh tranh lại càng khốc liệt Công ty cần xác định những mặt hàng chủ lực hơn nữa, tạo ra giá trị gia tăng để tăng giá trị xuất khẩu, đồng thời tạo ra lợi thế trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
2.1.2 Hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động của công ty.
Hiện nay, khi mà tình trạng nhập siêu của Việt Nam đang ngày càng gia tăng, Chính phủ đã có những chính sách, những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu Đây là một điều hết sức thuận lợi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chính phủ đã xúc tiến nhiều hơn những hoạt động nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, về sản phẩm đối với các doanh nghiệp Những hoạt động trực tiếp liên quan đến nghiệp vụ xuất khẩu như về hải quan, vận tải… cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư sâu sát.
Những điều này đã tạo ra một môi trường xuất khẩu rất thuận lợi, và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải biết để có thể tận dụng một cách có hiệu quả cao nhất.
2.2 Môi trường xuất khẩu quốc tế
Môi trường xuất khẩu quốc tế tạo ra cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít các thách thức Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO Khi tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung phải đối mặt với những quy chế, những chính sách, những điều kiện mà Việt Nam đã thoả thuận khi đàm phán gia nhập Khi đã tham gia vào sân chơi thương mại toàn cầu, những tiêu chuẩn giờ đây đã mang tính chất quốc tế Điều này sẽ trực tiếp gây ra những khó khăn nhất định cho những sản phẩm của những doanh nghiệp chưa chịu thay đổi để thích ứng Những doanh
Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian tới
1 Đề xuất các giải pháp đối với công ty
1.1 Xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể của công ty
Chiến lược là định hướng cho mọi hoạt động của công ty Xây dựng và hoạch định chiến lược là một hoạt động vô cùng quan trọng Quan tâm phân tích mọi cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của công ty để đề ra những chiến lược đúng đắn và hợp lý trong điều kiện hiện nay là một việc làm không thể thiếu Nếu thiếu một chiến lược tổng thể và rõ ràng, công ty sẽ không biết
6 4 mình sẽ đi về đâu, sẽ lúng túng trong việc hoạch định những kế hoạch tác nghiệp nhỏ hơn, và do đó, không đạt được những gì mà mục tiêu của công ty đã đề ra Một khi đã được xác định, chiến lược của công ty cần xác định rõ những thị trường trọng điểm và những thị trường tiềm năng cần khai thác trong khoảng thời gian chiến lược, song song với đó là những hành động cần làm để có thể đạt được những mục tiêu đề ra trong chiến lược đó một cách tốt nhất
Chiến lược về thị trường, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa, quan tâm hơn nữa tới những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, những thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ Mặt khác, những thị trường lớn trước kia của công ty cũng cần được tận dụng, nghiên cứu Nếu chỉ tập trung vào việc tìm kiếm những thị trường mới, mà lại bỏ qua những thị trường cũ, thì hiệu quả của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty sẽ không cao.
Chiến lược về sản phẩm Cần đẩy mạnh nghiên cứu về các thị trường cho những sản phẩm trọng điểm của công ty như gang, thiếc, hoá chất… Cần nghiên cứu những chính sách, cơ chế của Nhà nước về việc xuất khẩu những sản phẩm này.
1.2 Triển khai nghiên cứu, thăm dò các thị trường tiềm năng
Việc xác định những thị trường tiềm năng trong bản chiến lược tổng thể là rất cần thiết Bước tiếp theo là cần có các biện pháp triển khai nghiên cứu, thăm dò các thị trường này Trong những năm trở lại đây, như đã trình bày ở phần trên của chuyên đề, công ty đã bắt đầu quan tâm khai thác những thị trường rộng lớn và tiềm năng như Trung Quốc và Ấn Độ Việc nghiên cứu các thị trường này cần được thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên, liên tục Tuy nhiên, những thị trường như Anh, Đức, Hy Lạp… cũng đều là những thị trương lớn trước kia công ty có quan hệ, nhưng những năm trở lại
TRẦN QUANG HẢO KDQT46A đây lại biến mất trong danh mục các thị trường xuất khẩu trọng điểm của công ty Công ty nên tận dụng những hiểu biết sẵn có về những thị trường này để tiếp tục nghiên cứu triển khai các biện pháp mở rộnh việc xuất khẩu tại những thị trường này Công ty cũng có thể sử dụng các nguồn thông tin từ các cơ quan Nhà nước, các đại diện thương mại của những quốc gia xuất khẩu tiềm năng của công ty.
1.3 Nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty.
Con người là nhân tố quan trọng trong mọi quá trình kinh doanh Sự thất bại hay thành công trong kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu là do nhân tố con người quyết định Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới thị môi trường kinh doanh ngày càng rộng lớn, điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ của nhân viên của công ty phải có kiến thức, kinh nghiệm và nhạy bén trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh Cán bộ công nhân viên tuy không phải là người trực tiếp tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu của công ty, song họ là những người trực tiếp quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty khi trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán và kí kết các hợp đồng kinh tế. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty còn có nhiều hạn chế trong các nghiệp vụ xuất khẩu, đặc biệt là trong công tác nghiên cứu và thăm dò thị trường Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Để nâng cao trình độ cán bộ nhân viên tại các phòng xuất khẩu thì lãnh đạo công ty cần tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ, cử cán bộ đi học tập thêm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công ty.
2 Kiến nghị các giải pháp đối với các cơ quan Nhà nước.
2.1 Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu là một hoạt động hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu các thông tin về thị trường, những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường Đây là một việc vô cùng quan trọng của Chính phủ đối với các doanh nghiệp Thông qua các thông tin xúc tiến xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể dễ dàng cập nhật và nắm bắt được những thông tin về thị trường xuất khẩu, qua đó có những chiến lược và hoạt động tiếp cận thị trường một cách hợp lý Chính phủ cần có một chiến lược rõ ràng và nhất quán trong việc xác định những sản phẩm chiến lược quốc gia, đồng thời đẩy mạnh các việc thiết lập các đại diện thương mại, những tham tán thương mại và các hoạt động giao lưu thương mại… tại các quốc gia có thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với các sản phẩm đó Song song với việc này, các cơ quan Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thông tin đối với các doanh nghiệp, sao cho các doanh nghiệp nắm được thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất, qua đó có thể tận dụng được những cơ hội xuất khẩu tiềm năng.
2.2 Tạo dựng một hành lang pháp lý thuận lợi hơn đối với các hoạt động xuất nhập khẩu
Các cơ quan Nhà nước cần phải nghiên cứu ban hành một số chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu và hỗ trợ hoạt động xuất khẩu như thông qua việc ưu đãi về thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu, các ưu đãi khi xuất khẩu hàng hoá
Thủ tục hải quan ở các cảng biển cần được minh bạch hoá ở mức cao nhất, điều này sẽ tạo ra một môi trường xuất khẩu lành mạnh, qua đó thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu từ phía các doanh nghiệp.
Nhà nước cần sớm đưa vào triển khai các biện pháp và những cam kết trong quá trình hội nhập WTO Đây cho dù là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng đồng thời đó cũng sẽ là những cơ hội mở
TRẦN QUANG HẢO KDQT46A rộng thị trường rất lớn và tiềm năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tận dụng Nhưng để có thể tận dụng việc này, như đã đề cập ở phần trước, Chính phủ đồng thời cũng phải có những chính sách và hành động mạnh hơn nữa trong việc xúc tiến xuất khẩu.
PHẦN KẾT LUẬN Đất nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO Khi phải thực hiện những cam kết đối với tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, Việt Nam cũng đồng thời mở rộng những mối quan hệ kinh doanh với tất cả các thành viên còn lại của tổ chức này, điều này mở ra rất nhiều cơ hội, song cũng có rất nhìều thách thức đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế của đất nước, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản là vốn là một công ty Nhà nước, nay trở thành công ty
6 8 cổ phần, với cách quản lý mới, với một cơ cấu mới đã gặp không ít những khó khăn về thị trường và sản phẩm xuất khẩu.
Với tư cách là một sinh viên có may mắn được thực tập tại công ty cổ phần khoáng sản, tôi thực hiện việc nghiên cứu chuyên đề này không có tham vọng đưa ra những giải pháp tốt nhất giúp cho công ty có thể mở rộng thị trường một cách thành công, đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Tuy nhiên, chuyên đề cũng đã cố gắng gợi ra những vấn đề mang tính lý thuyết và thực tiễn, để ban lãnh đạo công ty có thể tham khảo phần nào, qua đó có những chính sách và hành động hợp lý, để có thể đạt được những mục tiêu mà công ty đã đề ra.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này