1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt nhựa sang thị trường Châu Âu của Công ty CP sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú

47 341 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 208,74 KB

Nội dung

Các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp...13 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MINH PH

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ

và góp ý tận tình của các thầy cô trong trường Đại học Thương mại

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình dạy bảo em trong suốt quá trình em học tập tại trường Đại học Thương mại !

Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong bộ môn Kinh tế quốc tế, đặc biệt

là cô ThS Phan Thu Giang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp !

Đồng thời, Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị là cán bộ của Công ty Cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập Nếu không có khoảng thời gian thực tập cùng những lời chỉ bảo của cô giáo và các anh, chị thì em khó có thể thực hiện được khóa luận cuối khóa này

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình nhưng do hạn chế vềmặt kiến thức cũng như những kinh nghiệm nên trong bài không thể tránh được những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2018

Sinh viên:

Nguyễn Thủy Tiên

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài: 3

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu chính : 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu : 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu : 3

1.6 Kết cấu của khóa luận 4

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 5

2.1 Khái niệm xuất khẩu 5

2.2 Một số lý thuyết về xuất khẩu: 5

2.2.1 Vai trò của xuất khẩu 5

2.2.2 Các hình thức xuất khẩu 7

2.2.3 Một số chỉ tiêu đo lường chất lượng hàng hóa 8

2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 8

2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu của những công trình năm trước : 11

2.4 Phân đinh nội dung vấn đề nghiên cứu đề tài : 12

2.4.1 Đặc điểm thị trường xuất khẩu : 12

2.4.2 Các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 13

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MINH PHÚ 16

3.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú 16

Trang 3

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 16 3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần sản xuất đầu tư thương mại Minh Phú 16 3.1.3 Nhân lực của đơn vị 18

3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại Minh Phú 18

3.2.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú 18 3.2.2 Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú 18 3.2.3 Thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú 20

3.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa sang thị trường Châu Âu của Công ty Cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú 21

3.3.1 Đặc điểm chung của thị trường Châu Âu 21 3.3.2 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt nhựa tái sinh của Công

ty Cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú vào thị trường EU 23 3.3.3 Tình hình xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa tái sinh sang thị trường EU của Công ty

Cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú 27

3.4 Đánh giá chung về thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Công ty Cổ Phần sản xuất và đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú 28

3.4.1 Những thành tựu đạt được 28 3.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 30

CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NHỰA TÁI SINH CỦA CÔNG TY CP SẢN XUẤT ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI QUỐC

TẾ MINH PHÚ TRONG THỜI GIAN TỚI 32 4.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú sang thị trường Châu Âu trong thời gian tới 32

Trang 4

4.1.2 Định hướng xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa của Công ty sản xuất đầu tư thương

mại quốc tế Minh Phú sang thị trường Châu Âu 32

4.2 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hạt nhựa của Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú sang thị trường Châu Âu 33

4.2.1.Giải pháp từ phía Công ty 33

4.2.2 Giải pháp từ phía nhà nước 37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần sản xuất và đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú 17 Bảng 3.1 : Các sản phẩm chủ yếu của công ty Cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú ở thị trường nước ngoài từ năm 2014-2017 19 Bảng 3.2 Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường chính của công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại Minh Phú từ năm 2014-2017 20 Bảng 3.3 Tình hình vốn của công ty Cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú từ năm 20014 đến năm 2017 26 Bảng 3.4 Kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2014-2017 29

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 Danh mục từ viết tắt tiếng Việt

2 Công ty Công ty Cổ phần sản xuất đầu tư thương

mại quốc tế Minh Phú

2 Danh mục từ viết tắt tiếng nước ngoài

Số thứ tự Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt

3 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

4 TBT Technicals Bariers to Trade Hiệp định hàng rào kĩ thuật

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong tình hình nền kinh tế có xu hướng hội nhập toàn cầu và tiến trình mở cửa thịtrường như hiện nay, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng

và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho nềnkinh tế quốc dân, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tác động làm chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, mở rộng quan hệ kinh tế dối ngoại của mỗiquốc gia Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu là hoạt động tất yếu của mỗi quốc gia, mỗi doanhnghiệp, đặc biệt trong tình hình nền kinh tế hội nhập như hiện nay

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và từng bướchội nhập vào nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất khẩu mang ý nghĩa chiến lược,xuất khẩu

là tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tếcông nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1/2007,

lý do quan trọng nhất để gia nhập WTO là nhằm hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nềnkinh tế toàn cầu Được kỳ vọng rằng với việc gia nhập WTO, Việt Nam có thể tiếp cận cácthị trường xuất khẩu và nhập khẩu một cách ổn định và dễ dự đoán hơn, từ đó, số lượng vàchất lượng hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu sẽ tăng theo, cũng như gia nhập WTO gópphần tăng cường thu hút FDI…Từ khi gia nhập WTO đến nay, Đảng và nhà nước khôngngừng đặt các mục tiêu phấn đấu, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu Dự báo trongnăm 2018, Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành sẽ quyết tâm cải thiện mạnh mẽ môitrường đầu tư kinh doanh, tạo ra những tiến bộ trong cải cách hành chính, đơn giản hóa thủtục đầu tư, những đổi mới hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới, sáng tạothúc đẩy sản xuất, tạo thêm nguồn hàng cho xuất khẩu

Từ năm 2016 đến nay, sản phẩm hạt nhựa tái sinh ở Việt Nam có nhiều cơ hội lớntrong việc mở rộng thị trường xuất khẩu Nguyên nhân do giá dầu thô thế giới liên tụcgiảm, thuế suất xuất khẩu sản phẩm hạt nhựa tới Hàn Quốc, Nhật Bản và Châu Âu đượchưởng nhiều ưu đãi Bên canh đó nhu cầu nhập khẩu sản phẩm hạt nhưa tái sinh tại thịtrường Châu Âu (EU) vẫn ở mức cao và các DN Việt Nam cũng có khả năng thâm nhập tốt

Trang 8

giá Vì vậy, đây chính là dấu hiệu tốt, là cơ hội đối với các nhà sản xuất hạt nhựa xuất khẩucủa Việt Nam, kích thích các doanh nghiệp xây dựng mục tiêu chiến lược trong xuất khẩusang thị trường này.

Mặc dù ngành nhựa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng thị trường,nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng ngành nhựa phát triển chưa tương xứng với điều kiệnthuận lợi Các DN ngành nhựa cũng đang gặp nhiều thách thức, không những khó cạnhtranh tại nước ngoài, mà còn cạnh tranh trong nước Bởi hiện nay, với sự mở cửa của thịtrường, nhiều DN nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan đã tiến vào đầu tư xây dựng nhà máy tạiViệt Nam hoặc đầu tư, mua cổ phần, liên kết với các DN trong nước Điều này khiến các

DN trong nước luôn phải “đau đầu” với vấn đề cạnh tranh Chưa nói đến việc cạnh tranh tạithi trường xuất khẩu, mà ngay trong nước, DN không chỉ phải đối mặt với sản phẩm nhựađến từ các nước trong khối ASEAN và sản phẩm nhựa giá rẻ đến từ Trung Quốc

Tuy vậy, Việt nam vẫn có khả năng cạnh tranh cao do chi phí lao động ở nước ta vẫnđang ở mức thấp, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp Hơn nữa, so với đốithủ cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc, chúng ta vẫn nắm ưu thế hơn họ bởi các sản phẩmhạt nhựa của Việt Nam khi sang thị trường Châu Âu đã được bãi bỏ thuế chống bán phágiá, còn Trung Quốc thì vẫn chưa Thậm chí sản phẩm hạt nhựa của chúng ta được đánh giácao hơn về mặt an toàn vệ sinh hơn sản phẩm từ các nhà sản xuất Trung Quốc

Đứng trước tình hình trên, khi cơ hội mở ra lớn hơn tại thị trường EU, nếu đẩy mạnhđược xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa, công ty sẽ cải thiện nhanh chóng hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình, nâng cao lợi nhuận, uy tín và thương hiệu cho công ty, đồng thời đưangành sản xuất hạt nhựa của Việt Nam dần trở nên lớn mạnh và có vị trí trên thị trườngquốc tế

Việc đẩy mạnh xuất khẩu hạt nhựa tái sinh sang thị trường EU là việc làm cần thiếtđối với Công ty Cổ phần sản xuất đầu tư thượng mại quốc tế Minh Phú và để thực hiệnđược mục tiêu trên, công ty cần đề ra những giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh xuất khẩusang thị trường EU

Trang 9

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài:

Xuất phát từ việc thấy được tầm quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế Việtnam và nhận thấy tính cấp thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu hạt nhựa tái sinh sang thịtrường EU của Công ty CP đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú, trong thời gian thực tậptại công ty, em đã đề xuất vấn đề nghiên cứu cho bài luận văn tốt nghiệp: “ Giải pháp đẩymạnh xuất khẩu sản phẩm hạt nhựa sang thị trường Châu Âu của Công ty CP sản xuất đầu

tư thương mại quốc tế Minh Phú”

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu chính :

Luận văn của em sẽ tập trung vào ba mục tiêu nghiên cứu chính :

- Hệ thống những vấn đề lý luận về xuất khẩu mặt hàng hạt chựa tái sinh

- Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa tái sinh sang thị trường EU củaCông ty CP sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú giai đoạn 2014-2017

- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa tái sinh sang thịtrường EU tại Công ty CP sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú

1.4 Phương pháp nghiên cứu :

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, thống kê,tổng hợp, so sánh, phân loại và mô hình hóa Đồng thời tham khảo tư liệu thông tin và kếthừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành đêthu thập các dữ liệu cần thiết

Trang 10

1.6 Kết cấu của khóa luận

Luận văn tốt nghiệp của em bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa táisinh

Chương 3: Phân tích thực trạng xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa tái sinh sang thị trường

EU của Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú từ đó đưa ra nhữngđánh giá chung

Chương 4: Các kết luận và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt nhựa táisinh sang thị trường Châu Âu của công ty Cổ Phần sản xuất và đầu tư thương mại quốc tếMinh Phú

Trang 11

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG

XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia kháctrên cơ sở dung tiền tệ là phương tiện thanh toán với mục tiêu là lợi nhuận Tiền tệ ở đây cóthể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc vơi cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động này

là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc giatrong phân công lao động quốc tế

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưavào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theoquy định của pháp luật

2.2 Một số lý thuyết về xuất khẩu:

2.2.1 Vai trò của xuất khẩu

2.2.1.1 Đối với nền kinh tế.

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động nhằm khai thác những lợi thế và khắc phục nhữngbất lợi trong cơ cấu nền kinh tế Vì vậy, xuất khẩu là một trong những nhân tố có tác độngđến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế các quốc gia :

- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ nông nghiệp sangcông nghiệp và dịch vụ Tạo tiền đề cho các ngành khác có cơ hội cùng phát triển nhưngành cơ khí – chế tạo, kỹ thuật…

- Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm cải thiện đờisống nhân dân

- Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất củatừng quốc gia

- Xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ cho một quốc gia, tạo nguồn vốn chonhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Xuất khẩu tạo ra khả năng thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp đầu vào cho sảnxuất nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước phục vụ nhu cầu của thị trường

Trang 12

- Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề để xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối ngoạisau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiển quốc

tế, tín dụng quốc tế,…Ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạtđộng xuất khẩu, làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển

Nói chung, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của cácquốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối đa lợi íchcủa hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

2.2.1.2 Đối với các doanh nghiệp :

- Tăng doanh số bán hàng: Khi thị trường trong nước trở lên bão hoà thì xuất khẩu làhoạt động làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi mở rộng thị trường quốc tế

- Xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, tăng doanh thu, lợi nhuận cho các doanhnghiệp qua đó đảm bảo lợi ích, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanhnghiệp, nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị,nguyên vật liệu…phục vụ cho quá trình phát triển

- Đa dạng hoá thị trường đầu ra: Đa dạng hoá thị trường đầu ra sẽ giúp cho công ty cóthể ổn định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp Việc đa dạng hoá thị trường sẽ tạo

ra nguồn thu cho công ty và từ nguồn thu này công ty có thể đầu tư tiếp để tiếp tục đa dạnghoá thị trường tránh sự phụ thuộc quá mức vào một thị tường nào đó hay tạo điều kiện vàthuận lợi cho thị trường đầu vào của doanh nghiệp

- Thu được các kinh nghiệm quốc tế: Các nhà kinh doanh và nhà quản lý sẽ tham giakinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà quản lý hoạt động trong những môitrường kinh tế xã hội, kinh tế, chính trị khác nhau Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanhquản lý phải học hỏi, do đó kiến thức của họ sẽ phong phú hơn và qua quá trình hoạt động

lý luận sẽ được kiểm chứng trong thực tế Do vậy, họ sẽ tích luỹ được kiến thức và kinhnghiệm hoạt động của mình qua quá trình kinh doanh quốc tế Trong đó hoạt động xuấtkhẩu là hoạt động mang lại kinh nghiệm với chi phí và rủi ro thấp nhất

- Mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với đối tác nước ngoài tại thị trường xuất khẩu trên cơ sở đôi bên cùng có lợi

Trang 13

2.2.2 Các hình thức xuất khẩu.

2.2.2.1 Xuất khẩu trực tiếp.

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của công ty cho khách hàng của mình ở nước ngoài bằng phương thức xuất khẩu trong đó người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt hoặc thông qua các phương tiện thông tin như thư từ, điện tín,… để bàn bạc và thỏa thuận với nhau về hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán

và các điều kiện giao dịch khác

2.2.2.2 Xuất khẩu gián tiếp:

Xuất khẩu gián tiếp là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian thương mại (thông qua người thứ ba) Các trung gian mua bán không chiếm hữu hàng hoá của công ty mà trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài Các trung gian xuất khẩu như: đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu và công

ty kinh doanh xuất nhập khẩu

2.2.2.3 Buôn bán đối lưu:

Buôn bán đối lưu là phương thức mua bán trong đó hai bên trực tiếp trao đổi các hànghoá hay dịch vụ có giá trị tương đương với nhau Bản chất của buôn bán đối lưu là hoạt động xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu

2.2.2.4.Gia công quốc tế:

Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại mà bên đặt gia công hoặc bên nhậngia công là thương nhân nước ngoài Theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao

2.2.2.5 Tái xuất khẩu.

Là việc xuất khẩu những hàng hoá đã nhập khẩu vào nước mình nhưng chưa qua chế biến Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước : nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhậpkhẩu

Trang 14

2.2.3 Một số chỉ tiêu đo lường chất lượng hàng hóa

2.2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị thu về từ hoạt động xuất khẩu một ngành hàng trong một khoảng thời gian nhất định như năm, quý, tháng Đơn vị tính là một đồng tiền nào đó Giá trị này càng lớn thì càng thể hiện khả năng kinh doanh của ngành hàng đó có hiệu quả

2.2.3.2 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình doanhthu Công thức tính như sau :

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x (Lợi nhuận sau thuế)

(Doanh thu)

Đơn vị tính là %

Lợi nhuận sau thuế và doanh thu lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.tỷ sốcàng lớn nghĩa là công ty đang càng có lãi lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty đangthua lỗ

2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

2.2.4.1 Hàng rào thuế quan và phi thuế quan của nước nhập khẩu :

 Rào cản thuế quan của nước nhập khẩu :

Mỗi quốc gia có những chính sách thuế quan riêng quy định đối với từng mặt hàngnhập khẩu như một công cụ bảo hộ mậu dịch mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủđúng theo các chính sách này Các doanh nghiệp vừa phải tìm cách tăng cường thâm nhậpthị trường, vừa phải tìm cách để không phải là đối tượng của cách biện pháp bảo hộ Nếudoanh nghiệp xuất khẩu bị vướng vào các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống

tự vệ là một bất lợi bởi việc kiện tụng thường tốn nhiều thời gian và tiền của, khả năng bị

áp thuế cũng tương đối cao Việc bị áp thuế cao sẽ gây trở ngại lớn cho hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp

Trang 15

Các loại rào cản thuế quan :

- Thuế nhập khẩu :

Thuế nhập khẩu làm giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so vớicác mặt thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu làm giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu.Nước nhập khẩu thường không áp dụng chung một mức thuế nhập khẩu đối với tất cả cácnước xuất khẩu mặt hàng đó mà trong cam kết giữa các quốc gia với nhau, giữa các khuvực với nhau có quy định mức thuế ưu đãi đối với mặt hàng xuất khẩu của một hay mộtnhóm nước Theo đó, nước được hưởng mức thuế ưu đãi sẽ có lợi hơn so với nước khôngđược hưởng mức thuế ưu đãi

Các biện pháp này thường là áp thêm một khoản thuế nhập khẩu đối với sản phẩm bịcoi là bán phá giá nhằm đưa các mức giá của sản phẩm đó xấp xỉ với mức giá chung của thịtrường

Nước nhập khẩu áp mức thuế chống bán phá giá quá cao đối với một nước xuất khẩunào đó có thể dẫn đến các doanh nghiệp của nước xuất khẩu không thể tiếp tục xuất khẩuđược hàng hóa vào thị trường này nữa, việc khôi phục lại thị trường sau khi thuế chống bánphá giá hết hiệu lực cũng không hề dễ dàng

- Thuế chống trợ cấp :

Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại nỏ các tác động tiêu cực gây ra chongành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nướcxuất khẩu Đối với mặt hàng được nhà nước trợ cấp xuất khẩu sẽ rất dễ phải đối mặt vớiviệc bị kiện chống trợ cấp

Trang 16

- Thuế tự vệ :

Biện pháp tự vệ thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hànghóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp nhằm hạn chếnhững tác động gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do tình trạng gia tăngbất thường của hàng hóa nhập khẩu Như vậy, biện pháp tự vệ có thể được áp đụng kể cảkhi các đối tác thương mại thực hiện kinh doanh một cách chính đáng, không có tình trạngbán phá giá hoặc trợ cấp

Việc nước nhập khẩu sử dụng các biện pháp tự vệ một cách quá đáng gây trở ngại rấtlớn tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.:

Rào cản phi thuế quan của nước nhập khẩu :

Rào cản phi thuế quan được xem là những rào cản thương mại cực kì nguy hiểm vàmang nặng tính bảo hộ đối với sản xuất trong nước Xu hướng này ngày càng gia tăng vì nó

có thể hạn chế hiệu quả việc nhập khẩu và nhập siêu

Rào cản kỹ thuật là biện pháp kỹ thuật chủ yếu mà nước nhập khẩu sử dụng để bảo vệlợi ích người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địacủa các quốc gia nhập khẩu Cụ thể là các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về

sự an toàn cho người dùng, tiêu chuẩn về môi trường, điều kiện về lao động… Ở tầm thếgiới, các biện pháp này tập trung trong Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (viếttắt theo tiếng anh là TBT) do Tổ chức thương mại thế giới (WTO) soạn thảo

Muốn có thể xâm nhập vào một thị trường nào đó, sản phẩm của doanh nghiệp cầnphải vượt qua những hàng rào kỹ thuật này của nước nhập khẩu Đó là lý do vì sao cácdoanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình bằng việcthường xuyên nâng cấp, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật Tuy nhiên việc nâng cấp và đổi mớitrang thiết bị kỹ thuật đối với các doanh nghiệp là không dễ thực hiện vì các doanh nghiệpcần phải bỏ ra nguồn vốn rất lớn để đầu tư thực hiện hoạt động này

Ngoài ra còn có các quy định về xuất xứ, trách nhiệm xã hội, bảo hộ sở hữu trí tuệ,các chương trình hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiếng quảng cáo…Nếu doanh nghiệp không đáp ứngđược những yêu cầu trên của nước nhập khẩu thì sẽ không thể xuất khẩu được sản phẩmcủa mình

Trang 17

2.2.4.2 Năng lực của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh

Những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu của mỗi doanhnghiệp đó chính là năng lực của công ty như tài chính, nhân lực, công nghệ, danh tiếng…Bên nhập khẩu sẽ luôn muốn lựa chọn đối tác của mình là những công ty có danh tiếng, uytín,năng lực, chất lượng sản phẩm tốt để ký kết hợp đồng

Doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn nhân lực mạnh, có tay nghề chuyên môn cao cũngnhư sở hữu những trang thiết bị công nghệ hiện đại sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượngtốt, năng suất lao động cao Bộ phận nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược cho công

ty giúp công ty có khả năng nắm bắt tình hình thị trường xuất khẩu để từ đó đưa ra nhữngchiến lược kinh doanh có hiệu quả

Các doanh nghiệp luôn luôn nâng cao, cải thiện và không ngừng đổi mới để tạo nênlợi thế cạnh tranh của mình so với các công ty cùng ngành Năng lực của đối thủ cạnhtranh cùng ngành mạnh là yếu tố gây trở ngại đối với hoạt động xuất khẩu của công ty Vìvậy, công ty cần phải tạo nên một lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ bằng cách khôngngừng nâng cao thương hiệu, luôn có chính sách nghiên cứu thị trường tốt để tạo ra nhữngsản phẩm có chất lượng sẽ có tính cạnh tranh cao hơn

2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu của những công trình năm trước :

Trong các luận văn của các khóa trước, đã có một số đề tài nghiên cứu về giải phápđẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU Ví dụ như :

Đề tài : “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU tại Công ty Cổphần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam” _ SVTT: Chu Tiến Minh _ Trường Đại họcThương Mại _ Năm 2017

Đề tài : ‘‘Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU tại Công

ty may Thăng Long’’ – SVTT : Đỗ Ngọc Bích –Trường Đại học Thương mại _ Năm 2010

Đề tài : ‘‘Gải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xe đạp và phụ tùng xe đạp sang thị trường EUcủa công ty Cổ phần LIXEHA’’ _ SVTT : Đoàn Vân Anh _ Trường Đại học Thương mại _Năm 2011

Em đã đề xuất thực hiện đề tài : ‘‘ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt nhựa

Trang 18

Minh Phú ’’ Đề tài em chọn là một đề tài mới, không trùng với đề tài nào khác của nhữngnăm trước về hướng nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa tái sinh sang thịtrường EU, về thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2017 và về không gian nghiêncứu tại Công ty CP sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú.

2.4 Phân đinh nội dung vấn đề nghiên cứu đề tài :

2.4.1 Đặc điểm thị trường xuất khẩu :

2.4.1.1 Đặc tính tiêu dùng của người dân tại thị trường xuất khẩu :

Đặc tính tiêu dùng của người dân thể hiện chung nhất thị hiếu, yêu cầu của phần đôngngười sử dụng ở thị trường này Đây là yếu tố được doanh nghiệp xuất khẩu rất quan tâm

do nó ảnh hưởng đến khâu sản xuất cũng như khả năng xuất khẩu của daonh nghiệp Sảnphẩm của doanh nghiệp có đáp ứng với mong muốn của người sử dụng hay không mới cókhả năng xuất khẩu được hay không

2.4.1.2 Các chính sách của nước nhập khẩu :

Để thuận lợi trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang một thị trường chúng ta cầnquan tâm đến các chính sách của nước nhập khẩu :

- Chính sách pháp luật : Hiểu biết chính sách pháp luật của nước nhập khẩu giúpdoanh nghiệp có thể chủ động thực hiện đúng theo những quy định pháp lý của nước đó vềchính sách giá cả, chính sách thuế nhập khẩu, luật chống bán phá giá, tránh những hậu quả

có thể xảy ra đối với doanh nghiệp bị áp thuế chống bán phá giá làm sụt giảm nghiêm trọnglượng hàng xuất khẩu

- Hàng rào kỹ thuật : Năm rõ hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu là cơ sở để doanhnghiệp nghiên cứu sản xuất, đầu tư cải tiến trang thiết bị, sản xuất theo công nghệ tiên tiến

để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn với người sửdụng, quy định về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm… tránh trường hợp hàngxuất đi bị trả lại do không đạt tiêu chuẩn gây thiệt hại lớn cho công ty về tài chính cũng như

uy tín và danh tiếng của Công ty

Trang 19

2.4.2 Các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

2.4.2.1.Nhóm giải pháp liên quan tới cung :

- Quy mô sản xuất :

Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là khả năng sản xuất ra số lượng hàng hoá tronggiới hạn khả năng về vốn, nhân lực và công nghệ của doanh nghiệp Muốn thúc đẩy xuấtkhẩu thì doanh nghiệp phải tận dụng tối đa năng lực sản xuất của mình để mở rộng quy môsản xuất, làm gia tăng sản lượng sản xuất cung ứng cho nhu cầu thị trường

Khi mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp phải huy động sự đầu tư về vốn, nhânlực, công nghệ Doanh nghiệp cần tuyển thêm lao động quản lý cũng như lao động trực tiếpsản xuất Hai bộ phận này phải kết hợp với nhau tạo nên sự thống nhất trong các khâu từlập kế hoạch tới sản xuất Tuy nhiên, có nguồn nhân lực tốt chưa đủ, bên cạnh nguồn nhânlực một yếu tố rất quan trọng cho quy trình sản xuất sản phẩm là trang thiết bị máy móc Do

đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào trang thiết bị máy móc nhà xưởng, nguyên vật liệuđầu vào

- Chất lượng sản phẩm :

Chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo lên ưu thế cạnh tranh của sản phẩm.Chất lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã và các các dịch vụcủa doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường Sản phẩm có chất lượng cao, giá cả, mẫu

mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín riêng của doanh nghiệp về sảnphẩm của mình

Các doanh nghiệp xuất khẩu nên áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đểkhẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ragiá cả hợp lý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

- Đa dạng hoá mặt hàng :

Con người luôn thích đổi mới Vì vậy, họ cũng luôn luôn thích tiêu dùng các sảnphẩm đa dạng về mẫu mã chủng loại Dựa vào tâm lý này, các doanh nghiệp cũng cần đadạng hoá bằng cách tạo nhiều mẫu mã hay sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để tạo ra sựkhác biệt và phong phú cho sản phẩm

Trang 20

2.4.2.2 Các giải pháp liên quan đến cầu :

- Nghiên cứu mở rộng thị trường :

Trước khi kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào, các doanh nghiệp đều phải thực hiệncác nghiên cứu về thị trường đó Nghiên cứu thị trường là việc thu thập thông tin và xử lýthông tin giúp các nhà kinh doanh ra quyết định có nên xuất khẩu sản phẩm của mình vàothị trường đó hay không

Doanh nghiệp cần thường xuyên đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên chức năng

để nắm bắt thông tin và xử lý thông tin kịp thời, chính xác, tránh tình trạng để mất cơ hộixuất khẩu

- Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài :

Người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm của bạn nếu như họ biết đến tên tuổi của bạn Bởivậy, khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần tạo ra hình ảnh riêngbiệt về sản phẩm của mình, giới thiệu nó đến với người tiêu dùng Niềm tin của khách hàngđối với sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố thúc đẩy lượng tiêu dùng tăng lên Do đó, nó

là điều kiện tốt để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Các biện pháp mà doanh nghiệp thường áp dụng để tiến hành xúc tiến, quảng bá sảnphẩm của mình:

- Tham gia các hội chợ, triển lãm

- Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh qua các phương tiện như: qua báo chí, truyền hình,qua mạng

- Tài trợ cho các hoạt động xã hội

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm, về doanh nghiệp

- Khuyến mại sản phẩm và tổ chức dùng thử sản phẩm tại nơi công cộng hoặc tại giađình

- Thông qua hệ thống kênh phân phối nước sở tại để quảng bá sản phẩm và hình ảnhcủa mình

Có thể nói hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu,quảng bá thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới Điều này giúp nâng cao khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt

Trang 21

2.4.2.3.Các giải pháp khác

- Giải pháp về vốn :

Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, muốn thúc đẩy xuất khẩu thì cần vốn để mở rộng quy

mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng

và để đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường, cho công tác xúc tiến và quảng bá sảnphẩm, hình ảnh của công ty…

- Về nhân lực :

Con người vừa là người thực hiện vừa là mục tiêu của các hoạt động kinh doanh Vìvậy, doanh nghiệp cần có chính sách nhân lực đúng đắn tạo nên lợi thế cạnh tranh củamình Doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển hợp lý để bồidưỡng nguồn nhân lực

Trang 22

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI QUỐC

TẾ MINH PHÚ 3.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú được thành lập tháng

07 năm 2014, theo giấy chứng nhận doanh nghiệp số 2300854662 Qua hơn 03 năm xâydựng và phát triển, Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú đã pháttriển lớn mạnh Công ty chuyên cung cấp hạt nhựa, nguyên liệu nhựa sạch, chất lượng cao.Đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả mọi yêu cầu của khách hàng với những sản phẩm tốt vàchất lượng nhất:

Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú

Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Điện thoại: 0977 244 056

Web: http//hatnhuaminhphu.com

Qua 3 năm xây dựng và phát triển, công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc

tế Minh Phú vẫn là một doanh nghiệp trẻ, tuy nhiên với sự dẫn dắt của ban lãnh đạo dàydặn kinh nghiệm và đội ngũ nhận viên nhiệt huyết, năng động, ham học hỏi, làm việc hếtmình, Công ty đang dần định hình ngày một rõ nét hơn vị trí của mình Đây chính là nềntảng cho sức mạnh, giá trị và tương lai mà công ty đang nỗ lực xây dựng

Năm 2014: Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại Minh Phú được thành lập.Năm 2015: Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú mở thêmmột xưởng sản xuất tại Hải Dương

Năm 2016: Công ty đạt được giấy khen- bằng khen do các cơ quan ban ngành traotặng

Năm 2017: Công ty đã được trao tặng cup- bằng khen Top 10 doanh nghiệp xuất sắcnăm 2017

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần sản xuất đầu tư thương mại Minh Phú.

3.1.2.1 Ban lãnh đạo của Công ty cổ phần sản xuất đầu tư thương mại quốc tế Minh Phú

Ban lãnh đạo của Công ty bao gồm :

1 Bà Nguyễn Thị Hưởng

Trang 23

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng Giám đốc

2 Bà Mẫn Thị Phú

Thành viên Hội đồng quản trị

3 Ông Trịnh Minh Anh

Thành viên hội đồng quản trị

4.Ông Nguyễn Văn Trưởng

Phó Giám đốc

3.1.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần sản xuất và đầu tư thương mại

quốc tế Minh Phú.

Bộ máy quản lý của công ty có sự phân chia thành các phòng ban và có sự chuyênmôn hóa cao Bộ máy quản lý khá tinh giản và gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu của hoạt động

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG

WEB/SEO

PHÒNG MARKETING PHÒNG

HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

BỘ PHẬN CHĂM SÓC KH PHÒNG DỰ

ÁN

Ngày đăng: 21/04/2020, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w