1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHỆ THUẬT TẠO SỨC MẠNH TỔNG HỢP BẰNG LỰC, THẾ, THỜI CỦA ĐẢNG TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

63 2,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 323 KB

Nội dung

Những loại hình nghệ thuật quân sự tiêu biểu như: Nghệthuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang, nghệ thuật tạo sứcmạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu kế… Tuỳ vào t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

- -NGUYỄN THỊ KHUÊ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHỆ THUẬT TẠO SỨC MẠNH TỔNG HỢP BẰNG LỰC, THẾ, THỜI CỦA ĐẢNG TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

HÀ NỘI, 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

- -NGUYỄN THỊ KHUÊ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHỆ THUẬT TẠO SỨC MẠNH TỔNG HỢP BẰNG LỰC, THẾ, THỜI CỦA ĐẢNG TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Người hướng dẫn: Đại tá Nguyễn Ngọc Cư

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

- -NGUYỄN THỊ KHUÊ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHỆ THUẬT TẠO SỨC MẠNH TỔNG HỢP BẰNG LỰC, THẾ, THỜI CỦA ĐẢNG TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Giảng viên hướng dẫn

Đại tá Nguyễn Ngọc Cư

Hà Nội, tháng 4 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Khuê

Trang 4

LỜI CẢM ƠN!

Trong quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng tại khoa Giáo dục Quốc phòng trường Đại học sư phạm Hà Nội, được sự quan tâm dìu dắt của các thầy, cô giáo trong khoa đến nay em đã hoàn thành xong khoá luận của mình.

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục Quốc phòng cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tạo điều kiện để em hoàn thành khoá luận.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Ngọc Cư, thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.

Em xin cảm ơn những tình cảm tốt đẹp nhất tới gia đình, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên để em hoàn thành khoá luận của mình.

Vì thời gian nghiên cứu có hạn, khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp của các thầy,

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CNH-HĐH

Quốc phòng – an ninh QP-AN

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Cấu trúc khoá luận 2

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Nghệ thuật quân sự 3

1.1.2 Lực, thế, thời 3

1.2 Cơ sở lý luận 5

1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp lực, thế, thời 5

1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh 5

1.3 Cơ sở thực tiễn 11

1.3.1 Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời của ông cha ta 11

1.3.2 Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời từ khi có Đảng lãnh đạo 14

Kết luận chương 1 16 Chương 2 NGHỆ THUẬT TẠO SỨC MẠNH TỔNG HỢP BẰNG LỰC, THẾ, THỜI CỦA ĐẢNG TA TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 18 2.1 Nghệ thuật tạo lực, tạo thế, tạo thời trong kháng chiến chống Mỹ 18 2.1.1 Tạo lực 18

2.1.2 Tạo thế 21

Trang 7

2.2 Kết hợp lực, thế, thời trong kháng chiến chống Mỹ 27 2.3 Vận dụng nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời trong xây dựng thế trận Quốc phòng toàn dân trong thời kỳ mới 31

2.3.1 Quan điểm của Đảng về xây dựng nền Quốc phòng toàn dân 31 2.3.2 Kết hợp lực, thế, thời trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân 33

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hơn 4000 năm lịch sử, dân tộc Việt Nam có truyền thống đấu tranh vũtrang rất anh hùng.Trong suốt chiều dài lịch sử ấy, dân tộc ta liên tục phảichống lại kẻ thù xâm lược trong tình thế chiến đấu không cân sức (so sánh lựclượng đối kháng), chúng ta thua kém trên nhiều phương diện Kẻ thù xâmlược có tiềm lực quân sự và kinh tế mạnh, số quân đông, vũ khí trang bị hiệnđại Trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nghệ thuật quân sự ViệtNam đã được hình thành và không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vàothắng lợi của dân tộc Những loại hình nghệ thuật quân sự tiêu biểu như: Nghệthuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang, nghệ thuật tạo sứcmạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu kế… Tuỳ vào tình hình cụ thể của ta

và địch nên trong mỗi trận đánh khác nhau mà ông cha ta đã sử dụng các loạihình quân sự sao cho phù hợp Nhưng trong các loại hình nghệ thuật ấy, nghệthuật tạo sức mạnh tổng hợp tổng hợp bằng lực, thế, thời được Đảng ta kế thừa

và vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam

Lực, thế, thời là ba yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau tạo ra chiếnthắng, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù có sức mạnh quân

sự, tiềm lực kinh tế hơn ta nhưng Đảng ta đã vận dụng được lực lượng, thếtrận và nắm bắt, tạo thời cơ đúng lúc để giành chiến thắng đối phương điểnhình như Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, Chiến dịch Hồ Chí Minh…

Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời có vai trò đặc biệtquan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, có ý nghĩa quyếtđịnh đến vận mệnh của một quốc gia, giúp chúng ta hiểu được nghệ thuật tạosức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời là bài học kinh nghiệm vô cùng quýbáu, cũng là cơ sở để Đảng ta vận dụng nghệ thuật đó vào trong công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay vì vậy tác giả chọn đề

tài: “Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời của Đảng ta

Trang 9

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nghệ thuật tạo sức mạnh tổnghợp bằng lực, thế, thời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đồngthời đưa ra một số giải pháp vận dụng trong xây dựng thế trận quốc phòngtoàn dân ngày nay

4 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời dưới

sự lãnh đạo của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh…

- Sử dụng phương pháp lý luận thông qua việc nghiên cứu thu thập tàiliệu, các kênh thông tin quân đội, lịch sử quân sự Việt Nam

- Sử dụng phương pháp hệ thống để thể hiện đầy đủ quá trình hìnhthành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam

- Lấy ý kiến chuyên gia

6 Cấu trúc khoá luận

Phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời củaĐảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Trang 10

Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn trong quá trình thực hiệnchiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang ra đời cùng với quân đội và xuấthiện khi có chiến tranh, xác định những nguyên tắc và phương thức tiến hànhđấu tranh vũ tranh, là nghệ thuật tạo ra và sử dụng có hiệu quả nhất thế và lực,tận dụng thời cơ để chiến thắng.

Nghệ thuật quân sự được hình thành từ ba bộ phận: Chiến lược quân

sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật Ba bộ phận nghệ thuật quân sự làmột thể thống nhất có quan hệ biện chứng chặt chẽ, trong đó chiến lược quân

sự đóng vai trò chủ đạo

1.1.2 Lực, thế, thời

Theo từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam:

- Lực

Có lực lượng Quân sự, lực lượng chính trị, lực lượng kinh tế, lực lượng

vũ trang, lực lượng tinh thần…“Lực”: Gọi tắt của lực lượng, thường dùng điđôi với thuật ngữ thế Lực là toàn bộ sinh lực, phương tiện vật chất và các khảnăng khác được dùng để tiến hành chiến tranh và các hoạt động quân sự

Lực là sinh lực, phương tiện vật chất được sử dụng để tác chiến, bảođảm và phục vụ tác chiến như lực lượng chủ yếu, thứ yếu, tiến công

- Thế

Thế là tổng thể các hoàn cảnh, điều kiện cùng với xu thế vận động và

Trang 11

chiến tranh Những yếu tố cơ bản của thế: Địa hình, trận địa, điểm đứng,khí hậu, thuỷ văn, địa bàn tác chiến, số lượng, chất lượng của lực lượngtham gia, hình thái bố trí, cách đánh…cùng với diễn biến, kết quả tác chiến

và sự chuyển biến so sánh lực lượng, trạng thái tâm lý – tinh thần giữa cácbên tham chiến, tình hình chính trị trong nước, khu vực, thế giới Thế lợithì lực nhỏ trở thành mạnh, thế không lợi thì lực mạnh trở nên yếu Nghệthuật quân sự Việt Nam coi thế là nhân tố quan trọng, thế lợi kết hợp vớilực tạo thành sức mạnh đánh thắng kẻ thù

Thế trận là tổ chức, bố trí, triển khai lực lượng và thiết bị chiến trườngnhằm tạo “thế” có lợi và phát huy cao nhất sức mạnh chiến đấu của các lựclượng tham chiến để giành thắng lợi trong tác chiến Thế trận phải phù hợpvới ý định tác chiến Thế trận luôn vận động và phát triển theo các hoàn cảnh,điều kiện cụ thể của việc đối chọi mưu kế và cách đánh giữa hai bên đối địch.Thế trận trong phạm vi chiến thuật là đội hình chiến đấu, trong phạm vi chiếndịch là bố trí chiến dịch, trong phạm vi cả cuộc chiến tranh là thế bố trí chiếnlược Thế trận càng hiểm với mưu kế càng hay thì sức mạnh của lực lượngcàng lớn Trong chiến tranh nhân dân ở Việt Nam thế trận rất phong phú như:Thế trận xen kẽ cài răng lược…

- Thời

Thời là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định rất có lợi cho việcphát huy sức mạnh giành thắng lợi trong khởi nghĩa, chiến tranh và trong tácchiến Thời cơ có thể do năng động chủ quan tạo nên và cũng có thể do sailầm của đối phương hoặc điều kiện khách quan đưa đến Thời cơ thường xuấthiện rất nhanh, đột ngột và đi cũng rất nhanh Có thời cơ chiến lược, chiếndịch, chiến thuật Tạo thời cơ, nắm bắt đúng thời cơ, hành động đúng thời cơ

có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giành thắng lợi

Thời cơ khởi nghĩa là thời cơ bảo đảm cho khởi nghĩa giành thắnglợi, đó là: Kẻ thù khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng, đa số quần chúngủng hộ khởi nghĩa, tổ chức lãnh đạo khởi nghĩa đã sẵn sàng hành động

Trang 12

Thời cơ khởi nghĩa chỉ xuất hiện khi các điều kiện khách quan và chủ quan

đã chín muồi, có sự tác động, kết hợp chặt chẽ với nhau, chớp đúng thời cơkhởi nghĩa thành công

Ph.Ăngghen chỉ ra rằng “nếu trong buôn bán, thời gian là tiền bạc thìtrong chiến tranh thời gian là thắng lợi” Vì thế, “bỏ lỡ thời cơ thuận lợi, khônglợi dụng cơ hội để tung vào chiến đấu với địch những lực lượng vượt trội thì cónghĩa là sai lầm lớn nhất mà người ta có thể mắc phải trong chiến tranh”

Phân tích đặc điểm, tình hình nước Nga năm 1917 V.I.Lênin đã kêu gọiphải “lập tức chuyển sang khởi nghĩa”, vì thời cơ đã hoàn toàn chín muồi, “trì

hoãn là một tội ác” Và “những người cách mạng sẽ phạm tội ác vô cùng lớn,

nếu họ bỏ mất thời cơ” Nhờ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng bôn-sê-vích đứngđầu là V.I.Lênin, giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động ở Nga

đã đứng lên làm cuộc cách mạng vô sản thành công, mở ra kỷ nguyên mớitrong lịch sử nhân loại, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh

Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề thời cơ được Đảng và Bác

Hồ đã vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.Tranh thời kết hợp với tạo lực và lập thế ở cách mạng nước ta đã giành đượcnhiều thắng lợi to lớn điển hình như hai cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và Đế quốc Mỹ

Trang 13

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị kiệt xuất, một danhnhân văn hoá, mà còn là một nhà chiến lược quân sự thiên tài Nét nổi bật trongnghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nghệ thuật tạo lực, lập thế,tranh thời, biết đánh địch bằng mưu, thắng địch bằng thế, lấy ít thắng nhiều, trên

cơ sở chất lượng cao thắng số lượng đông, luôn đánh địch trên thế mạnh

Người chỉ rõ việc tạo lực cách mạng như lúc mới bắt đầu "nhóm lửa".Đây là công việc rất khó, nhưng biết cách làm, biết cách dựa vào dân thì chắcchắn làm được Do đó, người cách mạng phải có "tín tâm" và "quyết tâm",biết đi vào quần chúng để thức tỉnh họ; tổ chức, đoàn kết, huấn luyện họ; làmcho dân ta ai cũng biết "đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh"

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong điều kiện cụ thể của nước ta, lựclượng để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng không chỉđơn thuần dựa vào lực lượng vũ trang, quân đội, mà trước hết và quan trọngnhất là lực lượng chính trị của quần chúng được giác ngộ, được tổ chức chặtchẽ và rộng khắp; phải bắt đầu bằng việc xây dựng lực lượng chính trị quầnchúng, rồi trên cơ sở đó xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt của cáchmạng Lực lượng chính trị quần chúng không chỉ là nền tảng vững chắc vànguồn tiếp sức vô hạn cho việc phát triển lực lượng vũ trang nhân dân, màcòn là một lực lượng trực tiếp tiến công địch, tiến hành công tác binh vận,địch vận, làm tan rã hàng ngũ địch Hơn nữa theo Người, lực lượng của cáchmạng, của kháng chiến không ngừng được phát huy, phát triển trong quá trìnhthực hiện đường lối "khởi nghĩa toàn dân" và "chiến tranh nhân dân" Đườnglối đó lôi cuốn được hết thảy mọi người Việt Nam yêu nước tham gia, "người

có tiền góp tiền", "người có sức góp sức", mỗi người dân là một chiến sĩ, đánhđịch trên tất cả các mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao,tiến công địch ở khắp mọi lúc, mọi nơi, cả ở tiền tuyến và hậu phương Nhờ

đó, đã huy động và tạo thành sức mạnh to lớn của toàn dân đánh giặc Sứcmạnh ấy còn được nhân lên gấp bội bằng sự kết hợp lực lượng mọi mặt củatoàn dân tộc với lực lượng cách mạng của thời đại, tranh thủ được sự giúp đỡ

Trang 14

của các nước anh em, bầu bạn trong mặt trận chống đế quốc xâm lược.

Trong chỉ đạo thực tiễn, để tạo lực lượng cho cách mạng, từ năm 1941khi về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch HồChí Minh chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, thúc đẩy việc xây dựngcác tổ chức cách mạng của quần chúng, hình thành các đạo quân chính trịngày càng hùng hậu Trên cơ sở đó, Người chỉ thị tổ chức các đội du kích,thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đồng thời chăm lo xâydựng các vùng căn cứ địa và chính quyền cách mạng ở các địa phương Nhờthế mà khi thời cơ đến, với lực lượng cách mạng được chuẩn bị sẵn sàng vàchu đáo, nhân dân ta trên mọi miền đất nước đã vùng lên giành toàn bộ chínhquyền bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 Kế đó, trong khángchiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủtrương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, ra sức phát triển kinh tế để bồi dưỡngsức dân, tăng thực lực kháng chiến Người và Đảng ta chăm lo chỉ đạo côngtác xây dựng và bảo vệ vững chắc hậu phương kháng chiến vững mạnh vềmọi mặt, xem đó là một nhân tố thường xuyên, quyết định thắng lợi của sựnghiệp kháng chiến

Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tạo lực phải đi đôi với lập thế,bởi thế và lực có mối quan hệ khăng khít Nếu chỉ có lực không thôi thì chưa

đủ, mà còn phải có thế thì mới phát huy được tác dụng của lực Trong chiếntranh cũng vậy, chỉ có lực mà không có thế, thì cũng không thể đánh thắngđược quân địch Thế trong nghệ thuật quân sự là tình thế, thế nước, thế trậnchiến tranh, thế bố trí lực lượng gắn với địa hình và điều kiện địa lý nhất định

Để nâng cao hiểu biết cho các cấp chỉ huy của ta về thế và sự lợi hại của thế,Người dẫn ý kiến Tôn Tử ví tính chất của mỗi thế trận như tính chất củanước: nước lúc nào cũng chảy xuống chỗ trũng chứ không thể chảy ngược lêncao được và được thế tốt thì đánh địch như xoay gỗ với đá Gỗ với đá khi yênthì nó tĩnh, khi nguy thì nó động Vuông thì nằm, tròn thì nó lăn Cho nên lúcđánh địch, thì thế như lăn đá tròn xuống dốc núi cao mấy ngàn thước Điều đó

Trang 15

còn có nghĩa rằng thế là nhân tố có thể làm tăng hiệu quả của lực, nhưng phải

là thế tốt, thế hay và chỉ có như vậy mới phát huy hết tác dụng của lực Đànhrằng, thế bao giờ cũng lấy lực làm cơ sở và do lực quyết định, nhưng ở thế cólợi, thế hiểm thì một lực nhỏ cũng có thể chuyển hoá thành lực lớn và ngượclại, một lực lớn nhưng ở vào thế bất lợi hoặc bị mất thế cũng dễ bị suy yếu

Do đó, trong chiến tranh cũng như trong từng trận đánh, người chỉ huy phảiluôn biết tạo thế lợi, thế hay để lấy thế bù lực, để tăng lực

Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn nguyên tắc tương tác giữa cácyếu tố “thế” và “lực” trong chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳngđịnh: thế địch như lửa, thế ta như nước Nước nhất định thắng lửa, thế ta ngàycàng mạnh, thế địch ngày càng yếu, thế ta thắng đã rõ ràng, thế địch thua đã

rõ ràng Người giải thích: quả cân chỉ có một ki lô gam, ở vào thế lợi thì lựccủa nó tăng lên nhiều lần, có sức mạnh làm bổng được vật nặng hàng trăm ki

lô gam, đó là “thế” thắng “lực” Như vậy, theo tư tưởng quân sự Hồ ChíMinh, muốn đánh địch phải có thế và được thế hay, thế tốt thì một lực lượngquân sự dù nhỏ hơn, vũ khí, kỹ thuật ít và kém hiện đại nhưng vẫn có thể ítbiến thành nhiều, nhỏ biến thành lớn và nhất định giành thắng lợi Người chỉrõ: Ta đánh Mỹ, lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi Vì thế, taphải biết lập thế ta đi đôi với phá thế địch, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗyếu của địch, đồng thời không ngừng phát triển sức mạnh của lực lượng ta.Tuy nhiên, Người không quên căn dặn rằng, thế mạnh và thế yếu giữa ta vàđịch chỉ là tương đối, chứ không phải là tuyệt đối, do đó, không được chủquan, khinh địch mà phải luôn luôn chủ động, sáng tạo thế trận mới, ngàycàng hiểm hóc, lợi hại đối với địch và không ngừng nhân lên thế và lực của

ta Ở một tầm rộng lớn hơn, trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta làm cáchmạng và tiến hành chiến tranh giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng taluôn chủ động tạo thế cho cách mạng Việt Nam Người đặc biệt chú trọng đến

vị thế đất nước trên trường quốc tế, thế chính nghĩa, thế trận chiến tranh nhândân, thế chiến lược vững chắc và lợi hại, tạo điều kiện cho toàn dân toàn quân

Trang 16

ta trên khắp chiến trường thực hiện chia cắt, vây hãm và chủ động tiến côngquân địch ở mọi nơi, mọi lúc bằng nhiều hình thức tác chiến, với mọi thứ vũkhí trang bị có trong tay Rơi vào thế trận hiểm hóc đó của chiến tranh nhândân Việt Nam, quân xâm lược dẫu đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu và bị salầy trong thế trận toàn dân đánh giặc của chúng ta, và cuối cùng chúng bị thấtbại hoàn toàn.

Lực và thế trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh luôn kết hợp chặt chẽvới nhau, tạo điều kiện cho nhau, dùng lực để lập thế, tạo thời và cũng là đểphát huy lực, tạo thế để thúc đẩy thời cơ, dùng mưu kế tạo thế ta, phá thếđịch, hạn chế cái mạnh của địch, phát huy cái mạnh của ta, tranh thủ thời cơgiành thắng lợi Mối quan hệ đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng tagiải quyết thành công trong cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền vàtrong hai cuộc kháng chiến Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945,chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa Xuân 1975 là nhữngmốc son chói lọi của cách mạng Việt Nam và cũng là những mẫu mực vềnghệ thuật kết hợp lực, thế để giành toàn thắng dưới ngọn cờ lãnh đạo củaĐảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, có lực, có thế nhưng phải biếttạo thời và tranh thời Mùa thu năm 1944, biết thời cơ chưa đến, Người đã kịpthời chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Cao - Bắc - Lạng, tránh cho cách mạng khỏi

bị tổn thất Tháng 10 năm 1944, Người dự đoán “Cơ hội cho dân tộc ta giải

phóng chỉ ở trong vòng một năm hoặc năm rưỡi nữa Thời gian rất gấp Ta

phải làm nhanh!” Tháng 8 năm 1945, trước tình hình thế giới, trong nướcchuyển biến dồn dập, Người khẳng định: Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù

phải hy sinh đến đâu, “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên

quyết giành cho được độc lập”

Thời cơ là một hiện tượng khách quan Nó là sản phẩm sự vận độngtổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan; nhưng động lực chủ yếu

và trực tiếp làm nảy sinh thời cơ là nỗ lực chủ quan của con người trong quá

Trang 17

trình hoạt động cải tạo sự vật, hiện tượng.

Thời cơ không phải là một yếu tố vật chất, nên tự nó không thể đem lạihiệu quả vật chất nào hết Thời cơ chỉ là điều kiện, khả năng và điều quyếtđịnh là con người nhận biết và sử dụng điều kiện, khả năng ấy như thế nào đểđạt tới mục đích của mình Nếu nắm đúng thời cơ và hành động phù hợp vớithời cơ thì sức mạnh được tăng lên gấp bội Ngược lại, bỏ lỡ thời cơ thì hànhđộng không đạt được kết quả mong muốn, thậm chí có thể rơi vào thế bị độngsuy thoái Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài học đánh cờ đã viết: “Lạc nước,hai xe đành bỏ phí, gặp thời, một tốt cũng thành công” Nguyễn Trãi, Ngườianh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài của dân tộc ta cũng đã tổng kết “thời

cơ, thời cơ, chớ nên để lỡ” Trong thực tiễn, Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi luôn

chỉ đạo nghĩa quân Lam Sơn nắm đúng thời cơ, hành động đúng thời cơ

Cũng như mọi sự vật, hiện tượng khác, thời cơ hình thành và phát triểntheo quy luật từ những biến đổi về lượng chuyển hoá thành biến đổi về chất,

từ sự phát triển tuần tự đến những bước nhảy vọt Thời cơ là những điểm núttrong suốt tiến trình tác chiến và chiến tranh, là sản phẩm của sự tích tụ nhữngđiều kiện cần thiết cho sự nảy sinh cái mới Tuy nhiên, khi đến những điểmnút ấy, sự biến đổi về chất hay bước nhảy vọt có diễn ra được hay không còntuỳ thuộc vào hoạt động của con người Thời cơ là lúc mâu thuẫn đã phát triểnđến độ chín muồi cần giải quyết Vì vậy, nghệ thuật vận dụng thời cơ giữ một

vị trí quan trọng trong nghệ thuật chỉ đạo tiến hành chiến tranh, trong nghệthuật tác chiến

Lực, thế, thời là ba yếu tố được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng và cầnphải vận dụng trong chiến đấu Nhân lực và vật lực, vũ khí trang thiết bị luônthua kém quân địch, bởi vậy Người nói:

“Lạc nước hai xe đành bỏ phí

Gặp thời một tốt cũng thành công”

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ta lấy ít thắng nhiều, lấy ít thắngnhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi Thế ta thắng đã rõ ràng, thế địch thua

Trang 18

đã rõ ràng, nhưng chúng vẫn ngoan cố, chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lượcnước ta”.

Lực, thế, thời trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh luôn kết hợp chặtchẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau, làm chuyển hoá lẫn nhau trong nhữngđiều kiện cụ thể Dùng lực để lập thế, tạo thời; tạo thế, tạo lực cũng chính là

để nhanh chóng thúc đẩy thời cơ

Trong tương lai, nếu kẻ thù gây chiến tranh xâm lược nước ta; nhân dân

ta phải tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện bảo vệ Tổquốc Trong điều kiện ấy, ta vẫn phải thực hiện “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địchnhiều”, “lấy vũ khí trang bị kém hiện đại để thắng kẻ thù có vũ khí thiết bịhiện đại hơn

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời của ông cha ta

Việt Nam có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùngoanh liệt Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta luôn phải liên tục chống lại

kẻ thù xâm lược và thường ở trong tình thế chiến đấu không cân sức, nhất làvào thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh So với lực lượng đốikháng, nói chung chúng ta thua kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ tinhthần yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí độc lập tự do của nhân dân Chínhtrong cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rấtnhiều loại hình nghệ thuật quân sự đặc sắc như nghệ thuật chiến tranh nhândân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật,nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang nghệ thuật toàn dân là binh, cả nước đánhgiặc…và nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời đã được ôngcha ta vận dụng một cách tài tình qua nhiều trận đánh và giành được nhiềuthắng lợi to lớn như: Kháng chiến chống quân Tống trên phòng tuyến sôngNhư Nguyệt của Lý Thường Kiệt, chống quân xâm lược phương Bắc củaQuang Trung hay chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng… Tất cảnhững thắng lợi đó đã đã cho ta thấy được sự tài ba của ông cha ta trong việc

Trang 19

vận dụng lực, thế, thời khi hoàn cảnh đất nước còn nghèo nàn, thường xuyên

bị quân giặc phương Bắc sang xâm lược, quân sĩ chưa đủ mạnh… Nhận thức

rõ được điều đó các vị tướng tài của dân tộc nhận thức được rằng không thểdùng trứng chọi đá mà phải dùng mưu, mưu muốn thành thì phải lợi dụng thếtrận, lực lượng, thời cơ mà vận dụng trong chiến đấu

Trong trận Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đánh quân Nam Hán cũngvận dụng thế, thời một cách tài tình Ngô quyền chỉ có một đội quân nhỏ màtrong mấy ngày đã đánh tan đội quân Nam Hán lớn mạnh hơn Đội quân nhỏcủa Ngô Quyền đã biết dùng thế và thời để chiến thắng Cọc dưới lòng sôngBạch Đằng là “thế”, thuỷ triều là “thời” Do vận dụng thế, thời một cách tàitình nên Ngô Quyền đã giành thắng lợi, chiến tranh chỉ diễn ra trong có mấyngày Đây là cuộc chiến tranh ngắn nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời được hình thành và vậndụng đạt hiệu quả cao trong chiến đấu

Năm 1075 cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lý Thường Kiệt trênphòng tuyến sông Như Nguyệt cũng là một minh chứng cho tài thao lược củaông cha ta trong việc vận dụng nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế,thời Nổi bật trong trận chiến này là thế trận trên sông Như Nguyệt: Dưới sựchỉ huy của Lý Thường Kiệt, chiến tuyến khúc sông này được xây dựng theothế “Hoành trận” Sông sâu, thành luỹ cao, rào chắc… tất cả kết hợp lại mộtcách có tổ chức, tạo thành một thê trận phòng ngự có quy mô lớn, vững chắc.Đặc điểm nổi bật của thế trận này là bố trí trên diện rộng, có chiều sâu, có trọngđiểm, phối hợp chặt chẽ với quân chủ lực và quân địa phương nhằm đánh địch

cả phía trước và sau lưng Về lực lượng ta có 60.000 quân trong khi lực lượngđịch có 100.000 quân và có sự hỗ trợ của lượng lượng thuỷ binh Tuy rằng lựclượng của ta kém hơn nhưng nhờ trí thông minh của Lý Thường Kiệt, sau vàitrận giao chiến ông nhận ra được quân địch vào nước ta bị suy yếu do khôngchịu được khí hậu của Đại Việt cộng thêm chúng đang hoang mang và lo sợsau hai lần thất bại, nhận thấy thời cơ đã đến, Lý Thường Kiệt cho quân phảncông và giành được thắng lợi to lớn

Trang 20

Các nhà nghiên cứu hiện đại đánh giá đây là chiến thắng lớn nhất và làtrận chiến ác liệt nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việttrong việc chống phương Bắc xâm lược Chiến thắng này đã đánh dấu sựthành công của ông cha ta trong việc vận dụng nghệ thuật tạo sức mạnh tổnghợp bằng lực, thế, thời.

Cũng nói về nghệ thuật này, năm 1788-1789, Quang Trung đã sử dụngloại hình nghệ thuật này trong kháng chiến chống quân xâm lược phươngBắc Đây là trận tiêu diệt chiến lược gọn gàng nhất và nhanh nhất của quândân Việt Nam chống quân xâm lược Quang Trung diệt 29 vạn quân Thanhchỉ trong 2 tháng (11-1788 – 30-12- 1788), nếu chỉ thời gian tham chiến thìchỉ mất có 5 ngày Quang Trung nhận định muốn lấy ít thắng nhiều thì cần tạo

ra bất ngờ, tạo thời cơ Quang Trung đã nhận thấy trước thời cơ và chọn thời

cơ là tết Kỷ Dậu làm thời điểm quyết chiến chiến lược ngay từ khi ông còn ởPhú Xuân Về thế trận: 5 mũi tiến công của Quang Trung trong thành ThăngLong được Quang Trung bố trí rất bài bản, vừa hợp lý, vừa rất lợi hại, khácnào giăng lưới bủa vây con thú rừng để rồi sau đó phóng lao đâm chết nó.Quang Trung đã tận dụng khả năng ở các con sông lớn để phát huy sức mạnhcủa thuỷ quân Lập thế trận hiểm hóc, tận dụng thời cơ, tập trung lực lượng ởđịa điểm và thời gian quyết định, đánh đòn quyết định, giành thắng lợi nhanh,tiêu diệt gọn địch là đặc điểm của nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ màchúng ta cần học tập

Hơn 4000 năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cũng là hơn

4000 năm nghệ thuật quân sự Việt Nam được hình thành và vận dụng trongcác trận chiến đấu và giành nhiều thắng lợi to lớn Nghệ thuật tạo sức mạnhtổng hợp bằng lực, thế, thời đã được hình thành và lưu truyền cho đến tậnngày nay và được Đảng ta vận dụng và sáng tạo trong mỗi trận chiến đấu

Đúng như Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đã nói, nước nhỏ đánh mộtnước lớn thì phải dùng “thế” và “thời”

Trang 21

Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết:

“Yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ,

Ít địch nhiều thường dùng mai phục”

Trong Quân Trung Từ Mệnh Tập, Nguyễn Trãi viết: “Được thời có thếthì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn Không thời mất thế thì to hoá ra nhỏ,mạnh hoá ra yếu, an lại thành nguy”

1.3.2 Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời từ khi có Đảng lãnh đạo

Giai đoạn 1930 – 1945: Đây là giai đoạn được đánh dấu bằng nhiềumốc son lịch sử đánh dấu cho sự chuẩn bị về lực lượng của Đảng ta Năm

1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đưa ra đường lối và quyết sách đưacách mạng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Một trong những đườnglối đó là việc xây dựng và chuẩn bị lực lượng, dự đoán thời cơ, xây dựng thếtrận để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng trong cuộckháng chiến chống Pháp Trong điều kiện cụ thể của nước ta, lực lượng đểtiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng không chỉ đơn thuầndựa vào lực lượng vũ trang, quân đội, mà trước hết và quan trọng nhất là lựclượng chính trị của quần chúng được giác ngộ, được tổ chức chặt chẽ và rộngkhắp; phải bắt đầu bằng việc xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, rồitrên cơ sở đó xây dựng và phát triển lực lượng mọi mặt của cách mạng Lựclượng chính trị quần chúng không chỉ là nền tảng vững chắc và nguồn tiếpsức vô hạn cho việc phát triển lực lượng vũ trang nhân dân, mà còn là một lựclượng trực tiếp tiến công địch, tiến hành công tác binh vận, địch vận, làm tan

rã hàng ngũ địch Hơn nữa lực lượng của cách mạng, của kháng chiến khôngngừng được phát huy, phát triển trong quá trình thực hiện đường lối "khởinghĩa toàn dân" và "chiến tranh nhân dân" Đường lối đó lôi cuốn được mọingười Việt Nam tham gia, "người có tiền góp tiền", "người có sức góp sức",mỗi người dân là một chiến sĩ, đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự,chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, tiến công địch ở khắp mọi lúc, mọi nơi,

Trang 22

cả ở tiền tuyến và hậu phương Nhờ đó, đã huy động và tạo thành sức mạnh tolớn của toàn dân đánh giặc Sức mạnh ấy còn được nhân lên gấp bội bằng sựkết hợp lực lượng mọi mặt của toàn dân tộc với lực lượng cách mạng của thờiđại, tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước anh em, bầu bạn trong mặt trậnchống đế quốc xâm lược.

Trong chỉ đạo thực tiễn, để tạo lực lượng cho cách mạng, từ năm 1941khi về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch HồChí Minh chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, thúc đẩy việc xây dựngcác tổ chức cách mạng của quần chúng, hình thành các đạo quân chính trịngày càng hùng hậu Trên cơ sở đó, Người chỉ thị tổ chức các đội du kích,thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đồng thời chăm lo xâydựng các vùng căn cứ địa và chính quyền cách mạng ở các địa phương Nhờthế mà khi thời cơ đến, với lực lượng cách mạng được chuẩn bị sẵn sàng vàchu đáo, nhân dân ta trên mọi miền đất nước đã vùng lên giành toàn bộ chínhquyền bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 Cuộc cách mạngtháng 8 năm 1945 đánh dấu bước thành công lớn của nghệ thuật tạo sức mạnhtổng hợp bằng lực, thế, thời

Giai đoạn 1945 – 1954: Sau thành công của Cách mạng tháng 8 năm

1945 là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.Trong chiến thắng Điện BiênPhủ, chúng ta đã lợi dụng được địa hình hiểm trở của núi rừng để đề ra cácphương thức tác chiến trong mỗi trận đánh: cách thức kéo pháo vào trận địa,dấu pháo ở sườn núi, đào công sự, hầm hào Nhưng tất cả những yếu tố đóđều được đặt trên một nền tảng quan trọng là sự đồng lòng đồng sức của tinhthần “tất cả cho tiền tuyến và tất cả để chiến thắng”

Nhân dân ở vùng tự do Thanh - Nghệ Tĩnh, vùng mới giải phóng TâyBắc cũng như vùng sau lưng địch đều hăng hái tham gia phục vụ trận tuyến.Chúng ta đã tổ chức những tuyến cung cấp dài 400 - 500 km từ Thanh Hóa,Phú Thọ đến Tây Bắc Chúng ta đã huy động mọi phương tiện hiện đại và thô

sơ có thể huy động được để vận chuyển lương thực, đạn dược ra mặt trận Các

Trang 23

đoàn xe ôtô đi không đèn trong suốt nhiều đêm, hàng vạn xe đạp thồ, xe đẩythô sơ, hàng ngàn thuyền mảng, đoàn lừa, ngựa được sử dụng để vận chuyểnlương thực, đạn dược qua đường lớn, đường nhỏ, suối sâu, đèo cao, chi việncho tiền tuyến Cả dân tộc Việt Nam đã đảm bảo công việc hậu cần cho mộtlực lượng bộ đội lớn, tác chiến trên một mặt trận rất xa hậu phương, trong mộtthời gian dài; một việc làm mà quân Pháp không thể lường trước được, nằmngoài sức tưởng tượng của chúng.

Như vậy tinh thần quyết chiến, quyết thắng, đoàn kết đồng lòng, đồngsức của dân tộc ta và nghệ thuật phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi” đã lànhững nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh tổng lực làm nên chiến thắngĐiện Biên Phủ

Phát huy nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời đượcphát huy cao trong các cuộc kháng chiến, đặc biệt đã làm nên chiến thắng lớn,chiến dịch Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến chống Pháp

Kết luận chương 1

Trong nghệ thuật quân sự Việt Nam có nhiều loại hình nghệ thuật quân

sự khác nhau như lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, nghệ thuật chiến tranhnhân dân, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang… và điển hình là nghệ thuật tạo sứcmạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực,thế, thời đã được ông cha ta vận dụng một cách tài tình qua nhiều trận đánh vàgiành được nhiều thắng lợi to lớn như: Kháng chiến chống quân Tống trênphòng tuyến sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt, chống quân xâm lượcphương Bắc của Quang Trung hay chiến thắng của Ngô Quyền trên sông BạchĐằng… Tất cả những thắng lợi đó đã đã cho ta thấy được sự tài ba của ông cha

ta trong việc vận dụng lực, thế, thời khi hoàn cảnh đất nước còn nghèo nàn,thường xuyên bị quân giặc phương Bắc sang xâm lược, quân sĩ chưa đủmạnh… Nhận thức rõ được điều đó các vị tướng tài của dân tộc nhận thứcđược rằng không thể dùng trứng chọi đá mà phải dùng mưu, mưu muốn thànhthì phải lợi dụng thế trận, lực lượng, thời cơ mà vận dụng trong chiến đấu

Trang 24

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 đánh dấu bước ngoặt lịch sửcủa cách mạng Việt Nam Đảng ra đời với những đường lối, quyết sách đúngđắn đã đưa cách mạng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đảng cộngsản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng quan điểmcủa chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo vào trong hoàn cảnh của ViệtNam, cùng với đó là những kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta để lại Trongcuộc kháng chiến chống Pháp nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực,thế, thời từ khi có Đảng lãnh đạo đã giành được nhiều thắng lợi to lớn nhưcách mạng tháng 8 năm 1945 hay chiến dịch Điện Phủ… Các yếu tố về việc

sử dụng lực lượng kết hợp với thế trận cùng thời cơ đã làm phong phú thêmnền nghệ thuật quân sự của nước nhà Đảng ta đã vận dụng tài tình loại hìnhnghệ thuật quân sự này vào trong các trận chiến đấu để làm nên những thắnglợi to lớn và tạo tiền đề cho cuộc kháng chiến chống Mỹ

Trang 25

Chương 2 NGHỆ THUẬT TẠO SỨC MẠNH TỔNG HỢP BẰNG LỰC, THẾ, THỜI CỦA ĐẢNG TA TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 2.1 Nghệ thuật tạo lực, tạo thế, tạo thời trong kháng chiến chống Mỹ

2.1.1 Tạo lực

Trong mỗi thời kì khác nhau của chiến tranh, việc xây dựng lực lượng,xác định vị trí của các lực lượng cách mạng và chiến tranh cách mạng, và sửdụng các lực lượng đều có khác nhau, nó phục tùng mục tiêu chiến lược vàphương thức tiến hành chiến tranh của từng giai đoạn

Trong cuộc quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh, để thực hiệnmục tiêu chiến lược tiêu diệt hàng triệu quân, phá tan cả bộ máy chính trịphản động lớn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, Đảng ta đã phát triển chưatừng có, việc động viên và xây dựng lực lượng cả về số lượng và chất lượngvới những hình thức tổ chức thích hợp, bảo đảm thực hiện quyết tâm chiếnlược, kể cả khi có bước nhảy vọt lớn của cục diện chiến trường

Trên cơ sở đường lối xây dựng lực lượng của Đảng là, động viên và tổchức toàn dân xây dựng lực lượng chính trị rộng rãi của quần chúng, đồngthời xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh gồm 3 thứ quân làmnòng cốt cho toàn dân đánh giặc, phát huy sức mạnh tổng hợp của hai lựclượng chính trị và quân sự trong trận quyết chiến chiến lược, kết thúc chiếntranh Chúng ta thấy trong quyết tâm chiến lược, Đảng ta chỉ rõ vai trò củađòn bẩy của chủ lực thúc đẩy các lực lượng khác cùng phát triển để giải quyếtnhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất của chiến tranh là tiêu diệt lực lượng vũ trangcủa đối phương mà trước hết là khối chủ lực Khối chủ lực của ta trong giaiđoạn cuối của chiến tranh đã có các quân đoàn chủ lực binh chủng hợp thành,được trang bị mạnh, có pháo binh, cơ giới và cả xe tăng thiết giáp trong biênchế, có khả năng tổ chức chiến dịch hiệp đồng binh chủng trên từng hướngchiến dịch và có bộ máy chỉ huy chiến dịch, chiến lược quy mô nhiều quânđoàn để tiêu diệt trung tâm Sài Gòn, do nhiều sư đoàn địch phòng giữ Các

Trang 26

chiến dịch quy mô quân đoàn diễn ra liên tiếp và đồng thời trên các hướngchiến trường chiến lược như Tây Nguyên - Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng,miền Đông Nam Bộ.

Trên bản thống kê tương quan lực lượng giữa ta và địch, chúng ta đãthấy trong trận quyết chiến chiến lược với lực lượng ta và địch có sự chênhlệch theo hướng có lợi cho địch, nhưng tương quan lực lượng đã thay đổi hếtsức nhanh chóng sau từng chiến dịch lớn

Nói tới lực lượng là phải nói tới vật chất, lương thực, đạn dược, xăngdầu bảo đảm cả số quân bổ xung với số lượng đủ cho các chiến dịch lớn, liêntiếp trong thời gian ngắn Thành công lớn của ta là, đã bảo đảm tốt các yêucầu vật chất các loại với một khối lượng lớn mà nếu không có sự chuẩn bịtrước, khi mở đầu chiến cuộc đã được bố trí vào các địa bàn dự kiến, thìkhông thể bảo đảm kịp thời Cụ thể trong mùa Xuân 1975, khối lượng vậtchất bảo đảm đã lên tới 576.963 tấn, đã phải sử dụng tới trên 17.000 chiếc ô

tô, xe kích, 270 tàu thuyền và xà lan, 300 toa xe lửa và nhiều chuyến máy bay

để vận chuyển

Một vấn đề lớn cho việc sử dụng lực lượng trong trận quyết chiến chiếnlược là lực lượng dự bị chiến lược và quân bổ sung Chúng ta đã có một quânđoàn, 3 sư đoàn dự bị chiến lược ngoài 3 khối chủ lực mạnh đã bố trí sẵn trên

3 chiến trường chủ yếu khi mở đầu cuộc chiến, và đến khi tiến hành chiếndịch Hồ Chí Minh, trong tay Bộ tổng tư lệnh còn 4 sư đoàn mạnh Ngoài ra ta

đã chuẩn bị một lực lượng quân bổ sung đông đảo trong 2 năm 1973 – 1974 là

26 vạn, riêng mấy tháng đầu năm 1975, đã huy động 23 vạn quân bổ sung con

số hết sức lớn nếu so với tổng số quân là 418.225 lúc mở đầu chiến dịch

Xây dựng, tích luỹ và sử dụng tối ưu các lực lượng dự bị chiến lược cácloại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chỉ đạo chiến lược Đó làmột trong những nhân tố để giành và giữ quyền chủ động chiến lược Xâydựng những binh đoàn dự bị lớn trong một thời gian ngắn và bất ngờ đối vớiđịch, sẽ có thể có được ưu thế quyết định về lực lượng và khi có thời cơ, kịp

Trang 27

thời nắm thời cơ chiến lược quyết định trạng thái chiến tranh Việc này khôngthể làm trong một vài tháng mà có kết quả lớn về chiến lược được, cần phảilàm một cách có kế hoạch Trái lại, lực lượng dự bị chiến lược của địch ngàycàng bị phân tán, bó chân vào các chiến trường, không thể huy động để đốiphó với các tình huống khẩn cấp, do đó tác dụng của chủ lực cơ động tậptrung vào trọng điểm ngày càng lớn.

Xác định vai trò, vị trí của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang,của đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, của khởi nghĩa, tổng khởi nghĩa

và tiến công quân sự, tổng công kích trong mối quan hệ kết hợp giữa hai mặtđấu tranh của một phương thức tổng thể trong quy luật chiến tranh cáchmạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam, mà thế giới đã từng gọi là phát minhcủa thời đại, là một vấn đề lớn trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, chiếntranh và cả trong lý luận cách mạng của Đảng ta trong suốt ba chục năm tiếnhành chiến tranh giải phóng đất nước

Trong mỗi thời kỳ khác nhau của chiến tranh, việc xây dựng lực lượng,xác định vị trí của các lực lượng cách mạng và chiến tranh cách mạng, sửdụng các lực lượng đều khác nhau, nó phục tùng mục tiêu chiến lược vàphương thức tiến hành chiến tranh của từng giai đoạn Như trong thư gửiTrung ương Cục miền Nam của đồng chí Lê Duẩn, tháng 7- 1970, đã viết:Phải đánh giá đúng lực lượng so sánh cụ thể giữa ta và địch trong từng thờigian, ở từng vùng để có phương hướng đúng đắn trong việc xây dựng, pháttriển lực lượng cũng như trong việc phối hợp các mặt đấu tranh, đặc biệt phảiđánh giá thật đầy đủ vai trò của quần chúng nổi dậy dưới sự lãnh đạo củaĐảng, vai trò của ba thứ quân Chúng ta chủ trương kết hợp đấu tranh quân sựvới đấu tranh chính trị, nhưng có khi chính trị đi trước, có khi quân sự đitrước, rồi mới thực hiện được đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị kếthợp, mới có thể thực hiện phương châm: hai châm, ba mũi Trong trận quyếtchiến chiến lược để kết thúc chiến tranh, chúng ta thấy vai trò đòn bẩy củachủ lực giải phóng nhiệm vụ cơ bản chủ yếu nhất của chiến tranh là tiêu diệt

Trang 28

lực lượng vũ trang mà chủ yếu là khối chủ lực của địch Khối chủ lực của tatrong giai đoạn cuối cùng chiến tranh so sánh với khối chủ lực của địch là: ta

35 vạn; địch 34 vạn Ta đã có các binh đoàn chủ lực binh chủng hợp thànhđược trang bị mạnh, có pháo binh cơ giới (riêng trong chiến dịch Hồ ChíMinh ta đã dùng 50 tiểu đoàn pháo) và cả xe tăng thiết giáp trong biên chế(trên 600 chiếc), có khả năng tổ chức chiến dịch hiệp đồng binh chủng trêntừng hướng chiến dịch và có bộ máy chỉ huy chiến dịch chiến lược quy mônhiều quân đoàn để tiêu diệt trung tâm Sài Gòn, do nhiều sư đoàn địch phònggiữ Các chiến dịch quy mô quân đoàn đã diễn ra liên tiếp và đồng thời trêncác địa bàn chiến lược, như Tây Nguyên, Trị Thiên, Quảng Nam…

Lực lượng của ta trong cuộc tổng công kích và nổi dậy mùa Xuân 1975

đã giữ vai trò trực tiếp, quyết định tiêu diệt quân chủ lực nguỵ, xương sốngcủa “Việt Nam hoá chiến tranh” trong ba chiến dịch lớn có ý nghĩa chiếnlược: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ ChíMinh, đã kéo theo sự sụp đổ của bộ máy nguỵ quyền, tạo điều kiện cho quầnchúng nổi dậy, đã chứng minh sự chỉ đạo đúng đắn của Bộ Chính trị và Quân

uỷ Trung ương Trong cuộc chiến tranh cách mạng, vai trò chủ lực của lựclượng chính trị và lực lượng vũ trang địa phương có ý nghĩa chiến lược to lớn,

đã từng là lực lượng chủ yếu để giành thắng lợi chiến lược trong đồng khởinghĩa 1959-1960, trong quá trình chiến tranh đã buộc đế quốc Mỹ và tay saiphải dàn mỏng lực lượng, chủ lực cơ động chiến lược cũng bị phân tán đốiphó với từng địa phương, tạo điều kiện cho chủ lực ta giáng đòn quyết định ởnơi quyết định

Như vậy, tạo lực có ý nghĩa to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹcủa dân tộc ta, tạo lên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân Vớitinh thần yêu nước và ý chí quyết chiến, quyết thắng là nền tảng cho thắng lợicủa mỗi trận chiến

2.1.2 Tạo thế

Lực lượng là một yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh hơn địch để

Trang 29

chiến thắng Nhưng lực lượng có khi đông hơn cũng chưa phải đã giành chiếnthắng nếu không biết sử dụng một cách khéo léo Khi lực lượng không ưu thếhơn mà muốn thắng kẻ địch đông hơn thì nghệ thuật quân sự lại càng phải caohơn Quá trình chống ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa đến nay kẻ địch thườngđông hơn ta, do có truyền thống của nghệ thuật quân sự Việt nam là lấy ítđịch nhiều, lấy yếu đánh mạnh Nghệ thuật quân sự tài giỏi của dân tộc đãđược phát huy đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh, mà nội dung quantrọng là lập thế ta, phá thế địch, để với một lực lượng ít hơn tạo ra một sứcmạnh lớn hơn đối phương để giành chiến thắng.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với lực lượngđịch đông đảo hơn ta, Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 1-1975 đã quyết định:

“Phải hướng mũi nhọn tiến công vào những nơi hiểm yếu nhất của địch lànông thôn, rừng núi, đồng bằng và ven đô thị, nhưng muốn giành được thắnglợi hoàn toàn thì cuối cùng phải tập trung lực lượng tiêu diệt lực lượng quân

sự địch trên chiến trường được lựa chọn, đồng thời tiến công vào sào huyệtcủa chúng là thành thị, đánh đổ chính quyền đầu não của chúng, giành toànthắng về tay nhân dân” Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tư lệnhcủa ta đã lập thế trận chiến lược rất hiểm, cho nên đã tạo nên một sức mạnh

áp đảo, giành thắng lợi quyết định trong thời gian ngắn

Thế trận được thể hiện trên cơ sở ta đã triển khai được cả lực lượngquân sự, chính trị, cả 3 thứ quân vào một thế chiến lược hiểm và cơ động.Nòng cốt của thế trận này là thế trận của khối chủ lực và trên các hướng gồmcác quân đoàn, sư đoàn của quân khu và Bộ tổng tư lệnh Ta bố trí 3 khối chủlực lớn ở Tây Nguyên - Huế - Quảng Nam, miền Đông Nam Bộ, có khả nănggiáng những đòn tiêu diệt lớn về chiến dịch trên từng khu vực và khi cần cóthể tập trung nhanh chóng tạo được thế áp đảo trên hướng quyết định

Ngoài lực lượng chủ lực, ta biết tập trung các lực lượng vũ trang địaphương và lực lượng chính trị vào các thành phố, thị xã, quận lỵ, chi khu đểsẵn sàng đối phó với chủ lực của địch khi có thời cơ

Trang 30

Thế trận này đã tạo ra các khả năng:

Một là, vừa đánh được địch trên diện rộng lại vừa tập trung được lựclượng đánh địch mạnh trên hướng chủ yếu, đánh được địch trên cả 3 vùngchiến lược, rừng núi, đồng bằng, đô thị và khi cần nhanh chóng tập trung vào

đô thị, trung tâm quân sự chính trị, kinh tế của từng vùng, kể cả như toànmiền Nam, buộc địch phân tán lực lượng, kể cả khối chủ lực cơ động chiếnlược, không sao tập trung nổi

Hai là, thế trận có thể chia cắt chiến lược Tây Nguyên và miềnTrung,bao vây, cô lập cụm quân phía Bắc, không cho địch rút lui, co cụmchiến lược, không cho địch ứng cứu lẫn nhau

Ba là, có thể cơ động lực lượng, tập trung nhanh chóng, chớp thời cơchiến lược mới xuất hiện vào hướng chủ yếu là Sài Gòn – Gia Định

Bốn là, có thể đánh đòn tiến công mạnh vào các nơi hiểm yếu của địch

là Tây Nguyên, tạo nên một phản ứng mạnh làm cho địch rối loạn và suy sụpnhanh chóng, có tính chất dây chuyền ở từng khu vực cũng như trên quy môtoàn bộ chiến trường Thế trận này bảo đảm đánh địch trong phương án thời

cơ, bảo đảm giành thắng lợi của cuộc tiến công theo quy luật nhảy vọt củagiai đoạn kết thúc chiến tranh

Thế trận thể hiện nghệ thuật sử dụng lực lượng trong mối tương quanvới kẻ địch cụ thể, cả về lực và thế - thế trận không phải chỉ là biết tập trunglực lượng vào địa điểm và thời cơ cụ thể để đánh đòn tiêu diệt, mà còn phảibiết phân tán địch cao độ, điều khiển được địch theo ý muốn của ta trong quatrình tác chiến

Thế trận vận động, chuyển hoá trên chiến trường chiến lược chứ khôngtĩnh tại ở một khu vực, một điểm, nó bao gồm cả tập trung lực lượng ta, phântán lực lượng địch, tạo nên sự phát triển dây truyền, từ phá vỡ đối phương đếnkhuyếch trương thắng lợi và tiêu diệt địch khi thời cơ đến, cho nên không nênhiểu thế trận chỉ là bố trí lực lượng

Trang 31

Quan trọng là, với lực lượng không hơn địch mà biết bố trí,sử dụng lựclượng và buộc địch phải phân tán dàn mỏng lực lượng, tạo ra sơ hở ở khu hiểmyếu, để tập trung mọi nỗ lực chủ yếu của lực lượng vào chỉ đạo đánh đòn mởđầu choáng váng, phá vỡ thế chiến lược đó mà phát triển các đòn tiếp nối và đònquyết định đánh bại hoàn toàn quân địch vào điểm quyết định cuối cùng.

Tạo thế trận có lợi cho ta thì lực lượng nhỏ cũng hoá thành sức mạnhlớn, lực lượng lớn lại càng phát huy tác dụng gấp nhiều lần và có thể tạo nênmột sức mạnh gấp bội áp đảo đối phương, giành thắng lợi trong thời gianngắn với hiệu suất cao Đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như đại thắngĐông Xuân 1953 – 1954, đã thể hiện nghệ thuật quân sự tài tình của ta trongviệc lập thế trận ta và phá vỡ thế trận địch Chỉ trong một thời gian ngắn màhàng triệu quân địch trong một thế trận ổn định, xây dựng hàng chục năm trờicũng tan vỡ ra từng mảnh rất nhanh Nghệ thuật lập thế, tạo thế được thể hiệntrên quyết tâm ở việc xác định đúng phương hướng và mục tiêu tiến công Bộmáy chiến tranh của địch được bố trí trên toàn bộ chiến trường miền Nam rộnglớn, làm thế nào chọn hướng và mục tiêu để đánh đòn chủ yếu quyết định tiêudiệt, làm tan rã địch trên quy mô lớn, phá vỡ thế bố trí chiến lược, tạo ra mộtphản ứng dây chuyền làm rung chuyển thế chiến lược, dẫn đến đòn quyết địnhnhất Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ta đã chọn thủ đô nguỵ

là Sài Gòn – Gia Định làm phương hướng và mục tiêu chủ yếu quyết định sốphận của nguỵ quân và nguỵ quyền Nhưng với lực lượng có hạn, phải dùng 3đòn liên tiếp có tác động dây chuyền thì việc chọn hướng và mục tiêu cho đòn

mở đầu cuộc tổng tiến công có tác dụng hết sức quan trọng, chứ không thểđánh mở đầu ngay vào Sài Gòn mà kết thúc được chiến tranh Bộ chính trị đãchọn Tây Nguyên là nơi địch yếu hơn cả, nhưng lại hiểm yếu, có tác dụng chiacắt chiến lược, cô lập Quân khu 1 và khi cần có thể tập trung lực lượng nhanhvào hướng chủ yếu Thắng lợi ở Tây Nguyên vừa có ý nghĩa tiêu diệt một lựclượng quân sự có ý nghĩa chiến lược, vừa có ý nghĩa phá thế phòng ngự hoànchỉnh về chiến lược của địch và có khả năng thực tế tạo ra một thế mới đểkhuyếch trương thắng lợi, chuyển thắng lợi cục bộ thành thắng lợi toàn bộ

Ngày đăng: 26/05/2014, 21:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Giáo dục Quốc phòng lớp 10, 11, 12, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Quốc phòng lớp 10, 11, 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Giáo dục Quốc phòng, bậc Đại học, Cao đẳng, NXB Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giáo dục Quốc phòng
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2005
3. Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam (1997), Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghệ thuậtchiến dịch Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Tác giả: Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam
Nhà XB: NXB Quân độinhân dân
Năm: 1997
4. Hồ Chí Minh (1958), Những bài viết và nói về quân sự (Tập 1). NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài viết và nói về quân sự (Tập 1)
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXBQuân đội nhân dân
Năm: 1958
5. Hoàng Minh (1972), Tìm hiểu về Tổ tiên ta đánh giặc . NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về Tổ tiên ta đánh giặc
Tác giả: Hoàng Minh
Nhà XB: NXB Quân độinhân dân
Năm: 1972
6. Hoàng Minh Thảo (1990), Nghệ thuật tác chiến - mấy vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tác chiến - mấy vấn đề về lý luậnvà thực tiễn
Tác giả: Hoàng Minh Thảo
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 1990
7. Lê Mãn Hậu (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử Việt Nam
Tác giả: Lê Mãn Hậu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
8. Lê Trọng Tấn (1985), Mấy vấn đề về Nghệ thuật quân sự trong cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về Nghệ thuật quân sự trong cuộc tiếncông và nổi dậy Xuân 1975
Tác giả: Lê Trọng Tấn
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 1985
9. Phan Huy Lê (1976), Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dântộc
Tác giả: Phan Huy Lê
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1976
10.Ph. Ăng-ghen (1978), Tuyển tập luận văn quân sự (Tập 2), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập luận văn quân sự (Tập 2)
Tác giả: Ph. Ăng-ghen
Nhà XB: NXB Quânđội nhân dân
Năm: 1978
11.Viện sử học UBKHXH Việt Nam (1976), Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi toàn tập
Tác giả: Viện sử học UBKHXH Việt Nam
Nhà XB: NXBKhoa học xã hội
Năm: 1976
12.Viện LSQS Việt Nam BQP (1985), Nghệ thuật quân sự Việt Nam cổ - trung đại, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật quân sự Việt Nam cổ -trung đại
Tác giả: Viện LSQS Việt Nam BQP
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 1985
13.Viện sử học Việt Nam BQP (1991), Chiến dịch Hồ Chí Minh (Xuân 1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến dịch Hồ Chí Minh (Xuân1975)
Tác giả: Viện sử học Việt Nam BQP
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 1991
14.Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
15.Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w