Kết hợp lực, thế, thời trong xây dựng nền Quốc phịng tồn dân

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TẠO SỨC MẠNH TỔNG HỢP BẰNG LỰC, THẾ, THỜI CỦA ĐẢNG TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (Trang 39 - 62)

Vận dụng đúng đắn và phát triển sáng tạo tư tưởng lực, thế, thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng, khơng chỉ là nhân tố bảo đảm cho đất nước hồ bình, ổn định, mà cịn là nhân tố bảo đảm cho đất nước có khả năng ngăn ngừa và đánh bại cuộc tiến công “tổng lực” của kẻ thù trong thời bình đồng thời sẵn sàng đối phó thắng lợi với các tình huống phức tạp khác có thể xảy ra, kể cả khi có chiến tranh. Tuy nhiên tư tưởng quân sự về

lực, thế, thời của Người gồm nhiều nội dung hết sức phong phú, do đó luận văn chỉ có thể tập trung vào một số nội dung sau:

- Kết hợp tạo lực

Phương pháp luận quân sự cho thấy “lực” là cơ sở vật chất của “thế”, “thế” là chỗ dựa cho “lực” đi lên, có “lực” mà khơng có “thế” thì “lực” cũng khơng phát huy được tác dụng và ngược lại có “thế” mà khơng có “lực” thì “thế” cũng khơng phát huy được. Cho nên muốn xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân vững mạnh, trước hết phải “tạo lực” có chất lượng cao, có số lượng và thành phần phù hợp với yêu cầu của “thế”.

Tạo lực vận dụng vào điều kiện cụ thể hiện nay ở nước ta là phải tạo ra “lực tổng hợp”. Đó là sức mạnh tồn dân cả về chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật, ngoại giao… là lực lượng chính trị của quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, là sức mạnh huy động được từ nội lực trong nước và sự đồng tình ủng hộ của bạn bè thế giới.

Để tạo ra “lực tổng hợp” cần xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Trong chiến tranh cách mạng Đảng ta đã rạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân và sức mạnh tổng hợp đó được động viên và phát huy trên tất cả các lĩnh vực của chiến tranh nhân dân, chiến tranh cách mạng để đánh bại kẻ thù giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

Ngày nay xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân nhằm huy động, sử dụng ngay trong cuộc đấu tranh thời bình để phịng, chống DBHB, loại trừ bạo loạn lật đổ, đẩy lùi, ngăn chặn chiến tranh của các thế lực thù địch, đối phó thắng lợi với các tình huống khác có thể xảy ra, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia về mọi mặt, giữ vững hồ bình ổn định, tạo mơi trường thuận lợi cho CNH – HĐH đất nước theo định hướng XHCN thành cơng.

Thế trận quốc phịng là thế trận giữ nước, là tổ chức và bố trí lực lượng tồn diện và tiềm lực các mặt của tồn dân. Do vậy q trình “tạo lực” phải đi liền với quá trình “lập thế”, xây dựng và tổ chức bố trí sao cho phát huy được sức mạnh của toàn dân cả về chính trị, qn sự, kinh tế, khoa học và cơng

nghệ… trong xử lý các tình huống bảo vệ Tổ quốc XHCN. Nghị quyết đại hội VIII của Đảng cũng đã chỉ rõ: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước, xây dựng vững chắc nền QPTD, thế trận Quốc phịng tồn dân gắn với an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân…”

Xây dựng tiềm lực quốc phòng của đất nước hiện nay để tạo ra “lực tổng hợp” của toàn dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị - tinh thần, kinh tế, khoa học và công nghệ, quân sự. Các tiềm lực đó biểu hiện một phần ở thực lực (lực lượng thường trực, trực tiếp và thường xuyên làm nhiệm vụ quân sự); còn một phần cực kỳ quan trọng khác ở trạng thái tiềm tàng trong lực lượng mọi mặt của toàn xã hội, cho nên “tạo lực” phải chăm lo xây dựng cả thực lực và tiềm lực.

Khác với thực lực quốc phòng là sức mạnh hiện thực của bản thân đất nước và chế độ đã nắm trong tay và được đem sử dụng bất cứ lúc nào, tiềm lực quốc phòng là khả năng về vật chất và tinh thần đã trải qua điều tra, nghiên cứu, xác định có khả năng thực tế huy động, khai thác để không ngừng bổ sung, phát triển thực lực trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ. Tiềm lực ngày nay là thực lực của những ngày sắp tới. Với ý nghĩa đó, xây dựng tiềm lực quốc phịng khơng chỉ là vấn đề “ tạo lực” mà còn là sự kết hợp giữa “lực” và “thế” trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Một trong những bài học kinh nghiệm của nhân dân việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là dân tộc ta đã tạo được “lực tổng hợp”, và lực đó được triển khai đấu tranh trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, nhờ vậy đã phát huy được sức mạnh to lớn hơn kẻ thù xâm lược để đánh thắng chúng.

Trong thời kỳ mới, trước kẻ thù có tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn, sử dụng phương thức tiến công tổng hợp vào độc lập dân tộc và CNXH ở Việt Nam thì cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống kẻ thù đó cũng phải được triển khai (và thực tế đã triển khai) trên mọi lĩnh vực chính trị tư tưởng, văn hố giáo dục, văn học nghệ thuật, tơn giáo tín ngưỡng, kinh tế, khoa học và cơng

nghệ, Quốc phịng an ninh… Mỗi lĩnh vực đó là một mặt trận đấu tranh và tổng hợp tất cả các mặt trận đấu tranh đó chính là thế trận đấu tranh chung trên cả nước.

Khác với chiến tranh giải phóng, việc “tạo lực”, “lập thế”, kết hợp “lực” với “thế” ngày nay là phải xây dựng tiềm lực QP - AN, thế chiến lược mới về kinh tế và quốc phòng an ninh trên phạm vi cả nước. Do vậy phải quán triệt và tổ chức thực hiện tốt quan điểm tư tưởng chỉ đạo: “Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế hay củng cố QP - AN phải gắn chặt với CNH - HĐH đất nước”.

Kết hợp kinh tế với quốc phòng là một nội dung cơ bản để xây dựng sức mạnh tổng hợp của tồn dân. Vì vậy trong khi xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, chúng ta khơng được bng lỏng nhiệm vụ quốc phịng và an ninh, xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc. Vì lẽ đó mà trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như trong chiến lược và kế hoạch củng cố QP - AN phải thực hiện sự kết hợp đó sao cho mỗi bước phát triển kinh tế phải là một bước tăng thêm tiềm lực QP - AN và ngược lại QP - AN ngày càng được vững chắc lại tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, có như vậy chúng ta mới tạo ra “lực mạnh” và vừa xây dựng được “thế vững” để bảo vệ Tổ quốc và chế độ XHCN.

Cần bảo đảm sự kết hợp đó trên phạm vi cả nước, trong từng địa phương, từng vùng, từng ngành, đặc biệt chú trọng những địa bàn chiến lược trọng điểm (vùng núi, vùng biển, khu công nghiệp, thành thị…). Các kế hoạch, các cơng trình kinh tế phải đảm bảo khả năng tự vệ và góp phần giữ vững thế trận QP - AN chung. Xây dựng tạo cơ sở cho bảo vệ, bảo vệ là điều kiện của xây dựng. Sức mạnh để tự vệ được tạo lập ngay trong q trình xây dựng, cơng cuộc xây dựng chỉ có giá trị thật sự khi đáp ứng được nhu cầu bảo vệ. Mặt khác mỗi cơng trình quốc phịng phải bảo đảm an tồn cho hoạt động kinh tế, an ninh chung cho khu vực và toàn cục. Vấn đề cơ bản là mỗi người dân phải ý thức đầy đủ về nghĩa vụ lao động và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; toàn dân vừa lao

động sản xuất, vừa bảo vệ Tổ quốc; từng địa phương, từng cơ sở sản xuất vừa là một công trường xây dựng CNXH, vừa là một mặt trận bảo đảm nền QP - AN trong thời bình và sẵn sàng đánh thắng kẻ thù trong thời chiến.

Tạo lực tổng hợp của quốc phịng tồn dân quan trọng nhất là xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong thời kỳ mới, Đảng ta xác định: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của tồn dân”, đồng thời cịn khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là động lực cơ bản và là một yếu tố quyết định thắng lợi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước”. Đây là sự phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về “tạo lực”: “chúng ta phải dựa vào dân để hoạt động, khi tổ chức được dân, đồn kết được dân thì việc gì cũng làm được”. Tuy nhiên trước đây từ chỗ cách mạng chưa có lực lượng hoặc lực lượng cịn q ít chúng ta dựa vào dân để xây dựng, phát triển lực lượng. Ngày nay dân số nước ta hơn 90 triệu người, thực chất là một lực lượng cách mạng đã được xây dựng; dựa vào dân là để giữ vững, củng cố, phát huy khai thác được lực lượng đó cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thuận lợi là lực lượng cách mạng đã được tổ chức, nhưng khó ở chỗ nếu khơng có giải pháp thích hợp với điều kiện mới, lực lượng đó khơng phát huy được. Lực lượng toàn dân được quy tụ, tổ chức đúng đắn, phù hợp với cuộc đấu tranh giữ nước thì lực lượng đó rất mạnh. Cho nên xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng hiện nay cũng phải xây dựng, tổ chức rộng rãi lực lượng trong quần chúng nhân dân, nhưng vấn đề cơ bản là phải thực hiện cho được đại đoàn kết dân tộc và tổ chức toàn dân đấu tranh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, vấn đề đại đoàn kết dân tộc trở thành một nhân tố cực kỳ quan trọng bởi vì: “đồn kết, đồn kết, đại đồn kết; thành cơng, thành công, đại thành công”. Mặt khác, sự nghiệp đổi mới tồn diện và sâu sắc, cơng cuộc CNH – HĐH đất nước chỉ có thể thành cơng khi Đảng ta

có đường lối đúng, khi tồn dân ta đồn kết một lịng, đồng tâm nhất trí mang hết nghị lực và tài năng cống hiến cho đất nước, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Trong thời kỳ mới của công cuộc xây dựng đất nước, nhân dân ta càng có điều kiện mở rộng khối đại đồn kết tồn dân tộc, lấy liên minh giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu giữ vững độc lập thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Để thực hiện cần có các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các dân tộc trong nước, Việt kiều ở nước ngoài tạo ra động lực mới, thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân, đồng thời tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội, tạo nên một sự ổn định vững chắc trong xã hội, thực hiện kế sách “yêu dân” trên cơ sở đó mà tổ chức tồn dân đấu tranh.

Trong đấu tranh thời bình, lực lượng chủ yếu là lực lượng chính trị của quần chúng nhân dân, là từng người dân. Vì vậy nhân dân phải được chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, được tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện cách thức hành động trong đấu tranh với địch trên các mặt trận. Cơ sở tổ chức toàn dân đấu tranh là làng, xã, phường, thị trấn, là khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), huyện (quận). Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự làm tham mưu để lãnh đạo, điều hành thế trận đấu tranh. Lực lượng toàn dân được tổ chức chặt chẽ, được chuẩn bị cụ thể cho từng loại đấu tranh theo điều kiện của từng địa phương, khu vực, cơ quan, xí nghiệp thì sức mạnh sẽ lớn và hiệu lực đấu tranh của lực lượng toàn dân sẽ cao. Vấn đề cơ bản là:

Sự ổn định về chính trị, sự tin tưởng của nhân dân đối với đường lối đổi mới của Đảng, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, giữa quân và dân, sự vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là nền tảng vững chắc của QPTD. Do đó phải rất coi trọng xây dựng “trận địa lịng dân”, quan tâm thích đáng tới các vùng sâu, vùng xa,

miền núi và các căn cứ cách mạng trước đây, thực hiện thắng lợi các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các chính sách xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; kiên quyết đấu tranh với tệ nạn cửa quyền, quan liêu, tham nhũng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Đây là yếu tố cơ bản để xây dựng lực lượng chính trị của tồn dân và tổ chức tồn dân đấu tranh có hiệu lực.

Trên cơ sở xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng, phải chăm lo xây dựng LLVT làm nịng cốt cho tồn dân bảo vệ Tổ quốc. Tập trung sức nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là quân đội và công an theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đây là một nội dung trọng tâm của việc xây dựng nền QPTD và cũng là trọng tâm của vấn đề “tạo Lực”.

Trước hết phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân về chính trị, làm cho cán bộ và chiến sĩ nắm vững quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, kiên định con đường, mục tiêu mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Đấu tranh chống bảo thủ, giáo điều, đồng thời kiên quyết phê phán những quan điểm, cơ hội xét lại, khuynh hướng phủ nhận quá khứ tốt đẹp của Đảng, của dân tộc, muốn đưa đất nước đi chệch con đường XHCN. Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, gương mẫu trong học tập, huấn luyện, lao động, cần kiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; không mơ hồ địch - ta, xử lý chính xác, kịp thời mọi tình huống, đấu tranh ngăn chặn và đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên mặt trận chính trị tư tưởng, văn hố, lối sống, phân biệt rõ ranh giới một cách rứt khoát giữa độc lập dân tộc và lệ thuộc, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; thực sự “miễn dịch” đối với thủ đoạn làm cho nội bộ ta tự chuyển hoá; ngăn chặn và làm thất bại âm mưu “trung lập hố”, “phi chính trị hố” đi đến

vơ hiệu hố lực lượng vũ trang nhân dân, bảo đảm cho lực lượng vũ trang nhân dân ta ln ln là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước XHCN, là chỗ dựa,niềm tin của nhân dân.

Trên cơ sở xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân về chính trị, phấn đấu tạo sự chuyển biến vững chắc hơn, toàn diện hơn về chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân. Tập trung nghiên cứu chấn chỉnh, ổn định tổ chức biên chế cơ quan, đơn vị, nhà trường phù hợp với u cầu thời bình, sẵn sàng đối phó hiệu quả với các tình huống có thể xảy ra. Nâng cao chất lượng huấn luyện bộ đội theo yêu cầu nhiệm vụ, sát thực tế, khả năng trang bị và cách đánh của ta. Chú trọng huấn luyện đồng bộ các thứ quân, các quân binh chủng, đẩy mạnh xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành điều lệnh, điều lệ, quản lý chặt chẽ bộ đội, vũ khí trang bị; coi trọng việc xây dựng và nâng cao

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TẠO SỨC MẠNH TỔNG HỢP BẰNG LỰC, THẾ, THỜI CỦA ĐẢNG TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (Trang 39 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w