Để xây dựng nền Quốc phịng tồn dân Đảng ta đã đưa ra 3 quan điểm chính: Thứ nhất: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
Đây là quan điểm cơ bản của Đảng trong xây dựng và củng cố nền quốc phịng tồn dân, quan điểm này phản ánh quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, “dựng nước phải đi đơi với giữ nước”, đó là quy luật phổ biến của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay.
Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ hữu cơ, mật thiết, là cơ sở và điều kiện của nhau. Hiện nay, xây dựng và bảo vệ phải gắn kết khăng khít, xây dựng là gốc của bảo vệ và bảo vệ là bộ phận hợp thành của xây dựng. Xây dựng đất nước vững mạnh tự nó đã có sức mạnh bảo vệ, bảo vệ Tổ quốc ngày nay không chỉ đơn thuần là ngăn ngừa, chống lại kẻ thù, mà xây dựng đạt kết quả tốt cũng chính là một phương thức tích cực, chủ động để tự bảo vệ. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cho Tổ quốc và chế độ ngày càng bền vững và phát triển, cần khắc phục những nhận thức và hành động không đúng như: xem nhẹ một trong hai nhiệm vụ, tách rời hoặc đối lập hai nhiệm vụ đó.
Trong tình hình quốc tế, khu vực có những biến đổi to lớn, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta, bên cạnh thời cơ, vận hội, chúng ta đang phải đương đầu với nhiều thách thức, nguy cơ. Đáng chú ý là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chống phá cách mạng nước ta. Kết hợp chặt chẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là vấn đề tất yếu, phù hợp với quy luật, phản ánh yêu cầu khách quan của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay. Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định: “trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”.
Thứ hai: Độc là tự chủ, tự lực tự cường trong xây dựng và củng cố nền quốc phịng tồn dân.
Quốc phòng, chiến tranh là hai việc hệ trọng của một quốc gia, liên quan đến an nguy, thịnh suy của đất nước, vinh nhục của một dân tộc. Việc xây dựng và củng cố quốc phịng khơng thể trông chờ vào sự viện trợ, giúp đỡ từ bên ngồi. Vì vậy, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường của cả dân tộc trong xây dựng và củng cố quốc phịng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh: “độc lập tự chủ, tự lực tự cường” đã
trở thành quan điểm, tư tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời đó cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Trong tình hình mới địi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, khắc phục khó khăn, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng mọi mặt của đất nước, đồng thời tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, từng bước tạo ra sức mạnh thực sự nền Quốc phịng tồn dân; phải thực hiện tiết kiệm, kiên quyết đấu tranh chống tham ơ, lãng phí, làm giảm sức mạnh quốc phịng.
Thứ ba: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và củng cố nền quốc phịng tồn dân.
Phát huy sức mạnh tổng hợp là quan điểm cơ bản của Đảng trong đấu tranh cách mạng trước đây cũng như trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Đó là sức mạnh của tồn Đảng, toàn dân, toàn quân của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến cơ sở, trên từng địa phương và trong cả nước. Đó cũng là sức mạnh của các yếu tố, trên các lĩnh vực: chính trị tinh thần, kinh tế, qn sự, văn hố xã hội… cả lực lượng và thế trận, cả sức mạnh truyền thống và hiện đại, cả phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực, tạo thành nguồn lực tổng hợp để xây dựng và củng cố nền Quốc phịng tồn dân vững mạnh, đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi hoàn cảnh.