1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực việt nam giai đoạn 2001 2008

89 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Văn Tốt Nghiệp Đầu Tư Phát Triển Nguồn Nhân Lực Việt Nam Giai Đoạn 2001 2008
Tác giả Vũ Thanh Tùng
Trường học Đại học
Chuyên ngành Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2008
Thành phố Việt Nam
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 519,96 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Phát triển nguồn nhân lực (1)
    • 1.1.1 Nguồn nhân lực (1)
    • 1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực (0)
      • 1.3.1.1 Đầu tư cho chương trình giảng dạy (4)
      • 1.3.1.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục (5)
    • 1.3.2 Đầu tư y tế và chăm sóc sức khỏe (6)
      • 1.3.2.1 Đầu tư cơ sở vật chất (bệnh viện) (6)
      • 1.3.2.2 Đầu tư trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe (7)
      • 1.3.2.3. Đầu tư cho cán bộ y tế (9)
    • 1.3.3 Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động (10)
    • 1.3.4. Đầu tư cho tiền lương (11)
  • 1.5 Các học thuyết đầu tư phát triển nguồn nhân lực (12)
  • 1.6. Lợi ích của đầu tư phát triển nguồn nhân lực (23)
  • 1.7 Các chỉ tiêu đánh giá đầu tư phát triển nguồn nhân lực (27)
  • Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2001-2008 (30)
    • 2.1. Tổng quan về nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2001-2008 (30)
      • 2.1.1. Cơ cấu và số lượng lao động (30)
      • 2.1.2. Trình độ lao động (32)
      • 2.1.1. Đầu tư cho kế hoạch hóa dân số (33)
      • 2.1.2 Đầu tư cho y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân (34)
    • 2.2. Đầu tư cho giáo dục đào tạo (35)
      • 2.2.1. Nguồn vốn và quy mô vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (35)
      • 2.2.2. Đầu tư cho giáo dục đào tạo (39)
        • 2.2.2.1. Đầu tư giáo dục mầm non (39)
        • 2.2.2.2. Đầu tư giáo dục phổ thông (39)
        • 2.2.2.3. Đầu tư giáo dục bậc đại học, cao đẳng (40)
        • 2.2.2.4. Đào tạo cho giáo dục sau đại học (41)
        • 2.2.2.5. Đầu tư cho hệ thống dạy nghề (42)
    • 2.3. Đầu tư tạo việc làm (43)
      • 2.3.1 Đầu tư tạo việc làm cho lao động (43)
    • 2.4. Đầu tư xã hội và xuất khẩu lao động (45)
      • 2.4.1. Đầu tư toàn xã hội (45)
      • 2.4.2. Xuất khẩu lao động (46)
    • 2.5. Đầu tư cải thiện môi trường lao động (46)
      • 2.5.1. Tiền lương (46)
      • 2.5.2. Bảo hiểm (48)
      • 2.5.3. Công đoàn (48)
      • 2.5.4. Điều kiện làm việc (49)
    • 2.6. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực (51)
      • 2.6.1. Về sức khỏe (51)
      • 2.6.2. Về trình độ văn hóa (52)
      • 2.6.3. Về chuyên môn kỹ thuật (52)
      • 2.6.4. Chỉ số tổng hợp (54)
    • 2.7 Những tồn tại trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực và nguyên nhân (55)
  • Chương 3: Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt (58)
    • 3.1. Cơ hội và thách thức đối với đầu tư phát triển nguồn nhân lực (58)
      • 3.1.2. Thách thức trong bối cảnh hiện nay (60)
    • 3.2. Giải pháp đầu tư bảo vệ và tăng cường thể lực nguồn nhân lực (64)
      • 3.2.1. Đầu tư tăng cường thể lực (64)
      • 3.2.2. Đầu tư bảo vệ thể lực (65)
    • 3.3. Giải pháp đầu tư phát triển trí lực và kỹ năng nguồn nhân lực (66)
      • 3.2.1.1. Đầu tư đào tạo dạy nghề khối kỹ thuật nông nghiệp (73)
    • 3.4 Giải pháp đầu tư về việc làm và chống thất nghiệp (76)
  • Tài liệu tham khảo (86)

Nội dung

Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực (Human resources) là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực có thể xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổi địa phương (Tỉnh, Thành Phố …) và nó khác với các nguồn lực khác (Tài chính, đất đai, công nghệ …) ở chỗ nguồn lực với hoạt động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nghiên và trong quá trình lao động nảy sinh các vấn quan hệ lao động và quan hệ xã hội, cụ thể hơn nguồn nhân lực của một quốc gia biểu hiện ở các khía cạnh sau đây:

 Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội bao gồm toàn bọ dân cư trong xã hội có khả năng lao động.

 Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực là khả năng lao động ở các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.

 Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố về thể lực và trí lực, thuộc những người có giới hạn tuổi từ 15 trở lên.

Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng thì nguồn nhân lực được thể hện qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ về mặt chất lượng được thể hiện trên các mặt trình độ văn hoá, trình độ chính thức chuyên môn, năng lực phẩm chất Như vậy, mặc dù có các biểu hiện khác nhau nhưng nguồn nhân lực một quốc gia phản ánh các đặc điểm quan trọng sau đây:

 Nguồn nhân lực là nhân lực con người.

 Nguồn nhân lực là bộ phận của dân số, gắn với cung lao động.

 Nguồn nhân lực phản ánh khả năng lao động của một xã hội 1.1

2Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng bao gồm cả số lượng và chất lượng dân số, do vậy phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) về thực chất là liên quan đến cả hai khía cạnh đó Tuy nhiên, hiện nay đối với thế giới và đặc biệt các nước đang phát triển thì vấn đề nổi cộm là chất lượng dân số và do vậy các nghiên cứu về PTNNL trong những thập kỷ gần đây chủ yếu nhằm vào chất lượng nguồn nhân lự, tức nhấn mạnh chủ yếu đến nguồn vốn nhân lực Còn đối với khía cạnh số lượng, do tốc độ tăng dân số quá mức trong những thập niên gần đây, điều quan tâm của các chính phủ các nước đang phát triển là hạn chế gia tăng dân số Như vậy hướng PTNNL hiện nay đang được đặc biệt quan tâm là quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dung nguồn nhân lực.

Việc hình thành và tạo dựng nguồn vốn nhân lực của mỗi cá nhân là một quá trình thay đổi chất lượng sức lao động Quá trình này chủ yếu do trình độ giáo dục chính thức, kinh nghiệm, sức khỏe và dinh dưỡng quyết định Theo lý thuyết nguồn vốn còn người (The Human Capital Theory) thì nguồn vốn con người được thể hiện trong năng suất lao động, rằng nguồn vốn nhân lực của một con người càng cao thì năng suất lao động của anh ta càng cao. Nguồn vốn nhân lực được tạo ra qua quá trình đầu tư vào nguồn nguồn nhân lực bao gồm đầu tư vào giáo dục và học học tập kinh nghiệm tại nơi làm việc, sức khỏe và dinh dưỡng.

PTNNL, xét từ góc độ một đất nước là quá trình tạo dựng lực lượng lao động năng động có kỹ năng và sử dụng chúng có hiệu quả, xét từ góc độ cá nhân là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập Một cách rõ ràng hơn, có thể nói PTNNL là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức và thể lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất Kiến thức có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm, trong khi đó thể lực có được nhờ chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế.

Như vậy phát triển nguồn nhân lực bao gồm các quá trình phát triển giáo dục, tiếp thu kinh nghiệm, tăng cường thể lực, kế hoạch hóa dân số, tăng nguồn khích hiệu ứng lan tỏa kiến thức trong nhân dân PTNNL từ góc độ làm chính sách vốn xã hội cũng như các quá trình khuyến khích hoặc tối ưu hóa sự đóng góp của các quá trình đã nói trên vào quá trình sản xuất chẳng hạn như các quá trình sử dụng lao động, khuyến là một giải pháp phân phối hơn là tái phân phối.

1.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận của đầu tư phát triển, nó là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức, thể lực của người lao động, để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất. Đầu tư phát triển bao gồm : đầu tư những tài sản vật chất và đầu tư phát triển những tài sản vô hình Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những nội dung của đầu tư những tài sản vô hình Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản sau: đầu tư cho hoạt động đào tạo lực lượng lao động, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe y tế, đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động …

1.3 Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực

1.3.1 Đầu tư giáo dục đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định Phát triển nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động học tập trang thiết bị kiến thức kĩ năng để cho người lao động làm công việc khó khăn phức tạp hơn và để phát triển sự nghiệp của mình Để hoàn thành tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải có sự đầu tư kĩ lưỡng về mọi mặt Việc đầu tư cho giáo dục được thể hiện qua các mặt chính sau:

Phát triển nguồn nhân lực

Chương trình giảng dạy thể hiện những nội dung sẽ được đưa vào nhà trường nhằm nâng cao tri thức của mỗi người tham gia khóa học Vì vậy chương trình giảng dạy cần được coi trọng Hiện nay ở Việt Nam thì chương trình học được thể hiện rõ nét trong sách giáo khoa.

Sách giáo khoa là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học Thuật ngữ sách giáo khoa còn được hiểu là một loại sách chuẩn cho ngành học Sách giáo khoa được phân loại theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách Biên soạn một sách giáo khoa có giá trị cả một kì công. Ở cấp phổ thông, sách giáo khoa là sự thể hiện những nội dung cụ thể của chương trình phổ thông Trên thế giới có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau cùng biên soạn cho cùng một môn học Tại Việt Nam, hiện tại chỉ tồn tại một bộ sách duy nhất cho một môn học. Để sách giáo khoa được đảm bảo phù hợp với trình độ và thời gian học tập của học sinh thì nó cần phải được đầu tư một cách nghiêm túc, có sự tham gia của các học giả, các nhà giáo kinh nghiệm để đảm bảo hệ thống kiến thức trong đó phải chính xác, theo một trình tự logic chặt chẽ, được gia công về mặt sư phạm cho phù hợp với học sinh Và ngoài phần kiến thức, sách giáo khoa còn có một phần về rèn luyện các kĩ năng và các phương pháp giảng dạy môn học.

1.3.1.2 Đầu tư đội ngũ giáo viên và phương pháp dạy học

Một chương trình đào tạo giáo dục có hiệu quả, chất lượng tốt cần có sự phối hợp giữa người dạy và người học, người dạy tốt sẽ có học trò giỏi Một người giáo viên dạy tốt là người nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm và có trình độ cao Để đảm bảo sự nhiệt tình cho người giáo viên, tạo hứng thú cho mỗi giờ giảng của họ thì ít nhất họ cũng phải có một cuộc sống ổn định, không phải lo lắng về thu nhập hay nói cách khác việc đầu tư nâng cao thu nhập của giáo viên sẽ tăng làm hiệu quả của công tác giảng dạy, người giáo viên sẽ dành nhiều tâm sức để nâng cao hiệu quả bài giảng của mình

Phương pháp giáo dục là cách thức sử dụng các nguồn lực trong giáo dục như giáo viên, trường lớp, dụng cụ học tập, các phương tiện vật chất để giáo dục người học.

Hiện nay đã hình thành và phát triển nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như:

 Phương pháp giáo dục truyền thống: Giáo viên độc thoại, chủ động truyền đạt kỹ năng còn người học tiếp thu một cách thụ động Giáo viên làm mẫu còn học viên làm theo.

 Phương pháp giáo dục hiện đại: Giáo viên là người thiết kế tổ chức còn bản thân học viên tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng độc lập và sáng tạo.

 Phương pháp giáo dục thụ động: Giáo viên truyền đạt kiến thức, độc thoại, phát vấn hay đặt câu hỏi, giáo viên áp đặt kiến thức có sẵn, còn học viên thì học thuộc lòng và nhớ máy móc Giáo viên độc quyền đánh giá cho điểm.

 Phương pháp giáo dục tích cực: Học viên tự tìm ra kiến thức bằng hành động thao tác giáo viên đối thoại với học viên, giáo viên hợp tác và trao đổi với học viên và giáo viên khẳng định kiến thức do học viên tìm ra Học sinh học cách học, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, cách sống và trưởng thành Học sinh tự đánh giá và điều chỉnh làm cơ sở cho giáo viên cho điểm cơ động. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng nâng cao giáo dục hiện đại với người học tích cực chủ động tìm kiếm kiến thức là một trong những điều kiện quyết định đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhà nước ta rất quan tâm tới việc bồi dưỡng, cập nhật, vận dụng các phương pháp giảng dạy mới trong nhà trường. 1.3.1.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục

Việt Nam đang trên con đường phát triển với nhiều biến đổi cả về chất và lượng Một trong những những nguyên nhân đó là do đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều ngân sách cho công tác giáo dục Một trong những nội dung đầu tư đó là đầu tư cho cơ sở hạ tầng giáo dục Mà ở đây chúng ta sẽ xét đến cơ sở nhà trường nơi diễn ra quá trình đào tạo nguồn nhân lực Để đầu tư cho giáo dục đào tạo cần một lượng vốn rất lớn, điều đó có thể nằm ngoài khả năng ngân sách của chính phủ, vì vậy phải tạo điều kiện tối đa cho các thành phần kinh tế khác đầu tư cho giáo dục Bên cạnh đó, ở những vùng sâu vùng xa miền núi, chi phí của việc xây dựng trường học rất tốn kém, lợi nhuận từ việc đầu tư cho giáo dục cũng không hấp dẫn tư nhân tham gia nên nhà nước phải đứng ra đầu tư Hay các trường chuyên, trường năng khiếu; trường, lớp dành cho người tàn tật; trường giáo dưỡng cũng thế, đều cần có sự đầu tư trực tiếp từ nhà nước.

Đầu tư y tế và chăm sóc sức khỏe

dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng, đó là: Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các mức độ khác nhau Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được.

Chính vì những đặc điểm trên của ngành y tế mà việc đầu tư phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe phải được quan tâm một cách đặc biệt để phát triển nguồn nhân lực hoạt động một cách có hiệu quả Đầu tư vào lĩnh vực y tế đứng trên góc độ của một nền kinh tế bao gồm những lĩnh vực sau:

1.3.2.1 Đầu tư cơ sở vật chất (bệnh viện):

Việc đầu tư xây dựng bệnh viên tổ chức tuyến điều trị theo ba cấp độ chuyên môn như sau:

 Tuyến 1( tuyến chăm sóc sức khỏe cơ bản ban đầu hay tuyến huyện): thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sức khỏe cơ bản, mang tính đa khoa;

 Tuyến 2( tuyến tỉnh ): chăm sóc sức khoẻ với các kỹ thuật phức tạp hơn, mang tính chuyên khoa chuyên ngành; là tuyến kỹ thuật cao hơn Tuyến 1 và tiếp nhận người bệnh do Tuyến 1 chuyên đến.

 Tuyến 3( tuyến trung ương ): tuyến cuối cùng trong bậc thang điều trị, thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa sâu và tiếp nhận người bệnh từ tuyến dưới chuyển đến.

Ngoài các bệnh viện công lập như trên còn phải khuyến khích việc hình thành và phát triển các bệnh viện theo hướng đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh, khuyến khích thành lập các bệnh viện bán công, dân lập, tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài nhưng bệnh viện công vẫn giữ vai trò chủ đạo Nhất là bệnh viện chuyên khoa nhằm thực hiện chính sách xã hội hoá và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế Tuy nhiên, hệ thống bệnh viện công vẫn đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là phát triến các kỹ thuật cao, đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

1.3.2.2 Đầu tư trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe

Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả Việc đầu tư trang thiết bị y tế cần phải chú ý những nội dung sau:

 Trang thiết bị y tế là lĩnh vực chuyên dụng và rất đắt tiền đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe về kỹ thuật cao, chính xác, an toàn và ổn định Nhu cầu kinh phí để trang bị mới cũng như duy trì hoạt động liên tục của trang thiết bị đã có là rất lớn

 Đầu tư trang thiết bị y tế phải có trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt được tính hiệu quả, khoa học và kinh tế.

 Xây dựng kế hoạch đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất trang thiết bị y tế mà trong nước có ưu thế Trước hết tập trung sản xuất các thiết bị y tế thông dụng phục vụ y tế cơ sở, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe ban đầu, dụng cụ sử dụng một lần và các trang thiết bị phục vụ y tế học đường và gia đình, người lao động.

Xây dựng quy chế nhằm tạo môi trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc các ngành, các địa phương tham gia sản xuất trang thiết bị y tế Khuyến khích dùng trang thiết bị y tế sản xuất trọng nước, giảm dần nhập khẩu, đến năm 2010 chỉ nhập khẩu những thiết bị y tế chưa sản xuất được trong nước.

Từng bước xây dựng và đệ trình Nhà nước xem xét ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế trong nước.

Có chính sách ưu tiên thích đáng trong việc cử cán bộ đi đào tạo về nghiên cứu sản xuất trang thiết bị trong nước.

Có chính sách hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho các cơ sở thuộc thành phần kinh tế nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh trang thiết bị y tế.

Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế có thể tham gia hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ y tế.

Bộ Y tế thành lập cơ sở nghiên cứu với sự tham gia của các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế, các cơ sở khoa học công nghệ, các nhà khoa học để nghiên cứu khả năng ứng dụng những trang thiết bị y tế, các phương pháp điều trị và chẩn đoán mới xuất hiện trên thế giới để áp dụng có chọn lọc vào Việt Nam.

Có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các cơ sở khoa học và công nghệ trong và ngoài ngành tham gia nghiên cứu chế tạo, khai thác sử dụng và thực hiện dịch vụ kỹ thuật về trang thiết bị y tế.

1.3.2.3 Đầu tư cho cán bộ y tế

Cán bộ y tế là lực lượng chủ chốt trọng nghành y Dù máy móc, thiết bị có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì vẫn cần phải có những bác sĩ có trình độ chuyên môn để khám và chuẩn đoán bệnh Chính vì vậy mà việc đầu tư cho cán bộ y tế là rất cần thiết Đầu tư cho hệ thống giáo dục đào tạo các y bác sĩ ngay từ trong nhà trường Việc đào tạo phải được kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đầu tư trang bị các dụng cụ học tập phục vụ giảng dạy, sinh viên phải được tiếp xúc với các loại bệnh tật ngay khi còn ở trên ghế nhà trường.

Muốn trò giỏi thì đội ngũ giáo viên phải là những người có chuyên môn và kinh nghiểm giảng dạy cũng như thực hành trong thực tế.

Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động

Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự gia tăng lực lượng lao động và số doanh nghiệp trong công tác an toàn – vệ sinh lao động(AT-VSLĐ), chúng ta phải đối mặt với những thách thức về sự gia tăng tai nạn lao động(TNLĐ), bệnh nghề nghiệp(BNN) và ô nhiễm môi trường lao động Để giảm thiểu sự bất lợi đó, không chỉ các địa phương cần quan tâm làm tốt công tác quản lý nhà nước, mà còn cần cả các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về AT- VSLĐ Công tác AT-VSLĐ có tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và đem lại quyền lợi trước hết cho doanh nghiệp, cho người lao động và bản thân gia đình họ Một công tác nghiên cứu tại Canada cho thấy nếu đầu tư cho công tác AT-VSLĐ 1USD sẽ thu lợi được lại từ 1,5 đến 8 USD. Các nghiên cứu về lợi nhuận thu được từ đầu tư cho AT-VSLĐ được tiến hành tại nhiều nước như Trung Quốc, Đức đã cho các kết quả khả quan tương ứng Một kết quả nghiên cứu tại cộng đồng Châu Âu cho thấy chi phí trực tiếp và gián tiếp trung bình cho 1 người bị TNLĐ khoảng 25000 EUR, nhưng nếu phòng ngừa tốt thì nó có thể đem lại cho người lao động khoảng 3000 EUR/người mỗi năm Đây là những con số lý tưởng nếu so sánh với mức sống trên 1USD/người 1 ngày mà các quốc gia đang phấn đấu trong xóa đói giảm nghèo Theo số liệu của tổ chức ILO, mỗi năm trên thế giới có khoảng

270 triệu người bị TNLĐ phải nghỉ việc ít nhất 3 ngày, trong đó 350000 ca chết người và khoảng 160 triệu người mắc BNN làm khoảng 1,7 đến 2 triệu người chết TNLĐ, BNN làm thiệt hại khoảng 4% GDP toàn thế giới Dự báo ở Việt Nam năm 2010, khu vực công nghiệp có khoảng 120-130 tai nạn lao động/năm, khoảng 2000 người mắc bệnh nghề nghiệp làm thiệt hại cho nền kinh tế hàng nghìn tỷ đồng Trước tình hình đó, nhà nước cần có những biện pháp tích cực để giảm thiểu TNLĐ và BNN phải tăng cường giám sát và đầu tư cho các vấn đề sau:

 Đầu tư tăng cường điều kiện lao động.

 Đầu tư tăng cường bảo hộ lao động.

 Đầu tư giảm tai nạn lao động.

 Đầu tư cho bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.

Đầu tư cho tiền lương

Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã hội Phấn đấu nâng cao TL là mục đích của hết thảy mọi người lao động Mục đích này tạo ra động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình.

Còn đối với doanh nghiệp, TL là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất của doanh nghiệp Tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp toạ ra Các doanh nghiệp sử dụng tiền lương để làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để phát triển năng suất lao động. Để có được cơ chế trả lương xứng đáng cho người lao động cũng như phù hợp với từng doanh nghiệp thì cần có nhiều sự điều chỉnh xuyên suốt từ các cấp cao đến từng cấp ngành cơ sở, địa phương.

1.4 Đặc điểm của đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Coi vốn nhân lực là một lĩnh vực có thế đầu tư, cần phân biệt sự khác nhau giữa lĩnh vực đầu tư này với các lĩnh vực đầu tư thông thường khác Kết quả của đầu tư phát triển nhân lực không phải sự tăng lên ngay về tài sản cố định mà là sự tăng lên về tài sản trí tuệ và tài sản sức khỏe Các kết quả đạt được đó góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất xã hội, rồi qua đó người lao động sẽ tác động người lại các tài sản cố định khác làm chúng tăng lên.

Một khác biệt quan trọng nữa là ta có thể mua bán, trao đổi và dùng vốn tài sản như một khoản thế chấp khi vay tiền trong khi ta không thể làm được như vậy với vốn con người Ta chỉ có thể thuê vốn con người Điều này lý giải phần nào tại sao như chúng ta thấy chỉ có một khoản vay tư nhân hạn chế dành cho các sinh viên học lên đại học.

Lợi ích có được từ đầu tư vào nhân lực mang một số đặc trưng khác hẳn với các loại đầu tư khác.

 Đầu tư vào nguồn nhân lực không hề bị giảm giá trị trong quá trình sử dụng mà ngược lại càng được sử dụng nhiều, khả năng tạo thu nhập và do vậy thu hồi vốn càng cao.

 Đầu tư vào nguồn nhân lực có chi phí tương đối không cao trong khi đó khoảng thời gian sử dụng lại lớn, thường là khoảng thời gian làm việc của một đời người.

 Các hiệu ứng gián tiếp, và hiệu ứng lan tỏa của đầu tư và vốn nhân lực là rất lớn Trình độ nhân lực trung bình ở một nước cao hơn cũng cho phép tăng trưởng kinh tế tốt hơn và điều chỉnh tốt hơn đối với các vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình, môi trường và nhiều vấn đề khác.

 Đầu tư vào con người không chỉ là phương tiện để đạt thu nhập mà còn là mục tiêu của xã hội, giúp con người thưởng thức cuộc sống đầy đủ hơn.

 Đầu tư vào con người không chỉ do tỷ lệ thu hồi đầu tư trên thị trường quyết định.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, các lợi ích thu được từ đầu tư vào nguồn vốn nhân lực thu được chỉ trong điều kiện được sử dụng hiệu quả và có môi trường phát triển phù hợp và thuận lợi Ngược lại sẽ là sự lãng phí đầu tư. Trong mọi sự lãng phí, lãng phí nguồn nhân lực con người là mất mát to lớn và đáng sợ nhất.

Các học thuyết đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Lý thuyết nguồn vốn con người (Human Capital Theory)

Lý thuyết nguồn vốn con người khẳng định năng suất lao động của một cá nhân phụ thuộc vào trình độ nguồn vốn nhân lực của bản thân anh ta và đồng thời thu nhập là do năng suất của anh ta quyết định Trong các công trình nghiên cứu ban đầu của các nhà lý thuyết nguồn vốn con người, khái niện nguồn vốn con người gắn chủ yếu với giáo dục Giáo dục trong lý thuyết nguồn vốn con người được coi là một hình thức đầu tư Xuất phát từ tư duy tân cổ điển, học thuyết nguồn vốn con người giải thích quyết định của các cá nhân đầu tư vào giáo dục là do sau khi so sánh chi phí – lợi ích của việc đầu tư bằng cachs tính tỷ lệ thu hòi đầu tư của giáo dục so sánh với các loại đầu tư khác.

Giáo dục và thu nhập - mô hình đi học (Education and earnings - the Schooling model)

Người lao động được chi trả khác nhau vì công việc, các kỹ năng, và khả năng của họ khác nhau Chúng ta đều biết rằng giáo dục giúp giảm khả năng bị thất nghiệp và gia tăng thu nhập sau khi đi học Tuy nhiên, yếu tố nào khuyến khích một số người ở lại trường học tiếp, trong khi một số khác lại bỏ học sớm? Mô hình đi học có thể giải thích vấn đề đó:

Giả định của mô hình:

 Mục tiêu hành vi của nhà đầu tư là tối đa hóa lợi ích.

 Các kỹ năng thu được không bị mai một sau khi nghỉ học.

 Dòng thu nhập là cố định suốt cuộc đời.

 Không có những lợi ích nào khác trong quá trình đi học.

 Không có đào tạo khác trong quá trình làm việc

Giá trị hiện tại (Present Value - PV): giá trị của một thu nhập tương lai hay một sự chi tiêu tương lai ở thời điểm hiện nay Người ta nói rằng con người có thị hiếu hiện tại, nghĩa là họ thích hiện tại hơn là tương lai.

Xem xét tình huống sau:

Tham gia vào thị trường lao động, một người tốt nghiệp trung học thu được w0 dollar hàng năm cho tới khi nghỉ hưu, giả sử là 65 tuổi Nếu đi học đại học, người đó bỏ đi w0 dollar thu nhập, phải tốn chi phí trực tiếp C1 và chi phí gián tiếp C2 Sau 4 năm đi học, anh ta kiếm được w1 cho đến khi nghỉ hưu.

Giá trị hiện tại của dòng thu nhập của từng trường hợp là:

Với r là tỉ lệ chiết khấu, và C = C1 + C2.

Người học sinh đó sẽ đi học đại học nếu PV1 > PV0 Trong trường hợp có nhiều hơn 2 chọn lựa, anh ta chỉ cần tính giá trị hiện tại của dòng thu nhập ứng với mỗi trường hợp và chọn ra trường hợp có giá trị hiện tại là cao nhất. Thể hiện dưới dạng lợi suất đầu tư, chúng ta có:

Lợi suất giáo dục ĐH = Chênh lệnh thu nhập giữa người tốt nghiệp ĐH và TH

Chi phí ròng cho việc học đại học

Coi người nô lệ là vốn đầu tư

Logic của luồng PV áp dụng cho chế độ nô lệ Nếu bạn đang mua một người cho cả cuộc đời của anh ta, giá bán sẽ bằng với PV của số tiền kiếm được trong suốt cuộc đời của người nô lệ, trừ đi PDV của chi phí duy trì cuộc sống, trừ đi PV của chi phí cường chế lao động.

Tương tự, giả sử một người sở hữu nô lệ đang xem xét liệu có phải huấn luyện cho người nô lệ của ông ta thành một thời rèn hay không.Việc này đồng nghĩa với suy tính về số tiền kiếm được trong tương lai- người nô lệ không thể làm việc thay cho học nghề Những số tiền kiếm được cũng cao hơn đối với những người chủ trong tương lai Những người chủ nô mong muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức chi phí đào taọ nghề tối đa hoá PV của người nô lệ.Hoặc giả sử một người chủ nô đang quyết định xem có nên cho phép nô lệ của ông ta có con hay không (những đứa trẻ đó cũng là những nô lệ hợp pháp) Nếu một nô lệ có một đứa con, người mẹ sẽ đem lại thu nhập ít hơn trong một khoảng thời gian, và đứa trẻ bị biến thành nô lệ sẽ hầu như không tạo ra giá trị lợi nhuận trong nhiều năm; nhưng cuối cùng người chủ sẽ có hai nô lệ thay vì chỉ có 1 Người chủ nô tìm cách tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn bất cứ cách nào có PV cao hơn.

Tỷ suất hồi vốn đối với một người nô lệ là bao nhiêu? Nếu một nô lệ bán với giá 3.000 USD, tạo ra 300 USD thu nhập ròng, và giảm xuống chỉ còn giá trị bằng 2.850 USD, tỷ suất hồi vốn là (300 - 150)/3.000 = 5%.

Trong một nền kinh tế có chế độ nô lệ, bạn dự tính đầu tư vào nô lệ sẽ có giá trị hồi vốn tiêu biểu giống như bất cứ cái gì khác.

Chúng ta có thể minh họa những chi phí và lợi ích này bằng đồ thị như trong Hình 4 dưới đây. Để đơn giản hóa, giả định rằng bạn bắt đầu đi học đại học (ĐH) ở tuổi

18 và học xong khi bạn 22 tuổi Trong khi học ĐH, bạn không làm thêm. Chúng ta có thể điều chỉnh đồ thị này cho phù hợp với trường hợp bạn có đi làm thêm, tức là vừa đi học vừa đi làm Bạn hãy thử tự vẽ đồ thị cho trường hợp đó.

 Đường màu đỏ thể hiện dòng thu nhập của bạn khi bạn tốt nghiệp ĐH. Đường màu xanh là những gì bạn có thể kiếm được với một tấm bằng cấp III.[1]

 Vùng 1 là chi phí bạn phải bỏ tiền túi ra cho sách vở và đồ dùng học tập, học phí cũng như các khoản chi khác nhưng không phải là các khoản phí sinh hoạt Kiểu gì thì bạn cũng phải chi tiền cho việc ăn ở.

 Vùng 2 là phần thu nhập bị mất nhìn thấy (phần thu nhập bạn bị mất do không đi làm để dành thời gian cho việc học tập), = chi phí cơ hội của thời gian bạn bỏ ra.

 Vùng 3 là thu nhập bạn có được với tấm bằng ĐH.

Hình: Quyết định đi học

Nên lưu ý là tôi đã giả định rằng sinh viên tốt nghiệp ĐH phải mất một vài năm mới có thể đuổi kịp kinh nghiệm làm việc của những người chỉ tốt nghiệp trung học đã đi làm trước đó Nhưng chúng ta biết rằng điều này trước sau gì cũng sẽ xảy ra.

Lợi ích của đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Lợi ích cá thể của vốn con người

Tại sao mọi người lại muốn đạt được các bằng cấp Đặc biệt, tại sao ngày càng có nhiều phụ nữ đạt được bằng cấp học vị hơn?

Chúng ta sẽ đưa vào cùng trong phần này một phân tích chi phí-lợi ích đầy đủ Những hình vẽ dưới đây cho thấy rằng những lợi ích mà việc đầu tư nhiều hơn vào vốn con người đem lại bao gồm mức thù lao cao hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn.

Hình: Biểu quan hệ thu nhập theo tuổi của nam[2]

Hình : Biểu Quan hệ Thu nhập theo tuổi của nữ

Những điều nhận xét từ dữ liệu:

1 Nam lứa tuổi 20 có trình độ đại học có thu nhập cao hơn so với nam cùng độ tuổi có trình độ trung học khoảng 8,000 đô Nam độ tuổi 50 có trình độ đại học có thu nhập cao hơn so với nam cùng độ tuổi có trình độ trung học khoảng 17,000 đô.

2 Nữ độ tuổi 20 có trình độ ĐH có thu nhập cao hơn so với nữ cùng độ tuổi có trình độ trung học khoảng 10,000 đô trong khi nữ ở độ tuổi 50 có trình độ ĐH có thu nhập cao hơn so với nữ cùng tuổi có trình độ trung học khoảng

3 Những khoản lợi thu được từ giáo dục này là tương đối cao, nhất là đối với nữ.

 Chúng ta có thể nhận thấy rằng khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ giảm khi trình độ học vấn của nữ tăng như thể hiện ở Bảng dưới đây.

 Điều này lý giải phần nào tại sao số nữ đi học ĐH lại nhiều hơn nam.

Bảng : Tỷ lệ thu nhập Nữ-Nam

4 Chúng ta cũng có thể ghi nhận rằng kinh nghiệm/thâm niên đem lại mức lợi tức cao Khi mọi người lớn tuổi hơn, họ kiếm được nhiều tiền hơn, nhất là với những người có trình độ học vấn cao.

5 Hình 4 dưới đây thể hiện một lợi ích khác mà học vấn cao đem lại Nó giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và giảm bớt độ nhạy với chu kỳ kinh doanh.

 Nên lưu ý một điều rằng các sinh viên tốt nghiệp ĐH có thể phải vật lộn mới tìm được công việc đầu tiên của mình Tuy nhiên, sau khi bắt đầu đi làm thì tỷ lệ thất nghiệp của họ giảm dần (trong khoảng thời gian từ 2 năm sau khi tốt nghiệp đến 5 năm, tỷ lệ thất nghiệp này giảm xuống còn một nửa) Trong khi đó, mức tiền công họ nhận được bắt đầu tăng ngay khi bắt đầu đi làm (trong khoảng thời gian từ 2 năm sau khi tốt nghiệp đến 5 năm sau khi tốt nghiệp, mức lương của nam tăng 20%, của nữ tăng 11%).

Hình: Tỷ lệ Thất nghiệp theo Trình độ Học vấn [3]

Lợi ích xã hội của vốn con người

Ngoài lợi ích mà mỗi cá nhân tích lũy được, việc đầu tư vào vốn con người còn đem lại một số lợi ích ngoại sinh cho toàn xã hội

 Trước hết, người ta thường lập luận rằng cá nhân được giáo dục tốt hơn sẽ trở thành những công dân tốt hơn Họ được thông tin đầy đủ hơn và có khả năng đóng góp nhiều hơn cho toàn xã hội.

 Thứ hai, Chính phủ (CP) thu lợi trực tiếp từ mức vốn con người cao hơn.

CP phải chi ít hơn cho trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi xã hội CP chi ít hơn cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe (trạng thái sức khỏe được cải thiện cùng với sự gia tăng trong trình độ học vấn) CP thu được nhiều thuế thu nhập hơn.

 Một lập luận khác thường gặp là giáo dục tốt hơn dẫn đến tăng trưởng kinh tế, nhất là giáo dục trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ Lập luận này lấy từ những những lý thuyết mới về tăng trưởng của Paul Romer [4]. Romer lập luận rằng thay đổi kỹ thuật mang tính nội sinh Các kỹ thuật mới là do các công ty, cá nhân hưởng ứng những khuyến khích về kinh tế sáng chế và phát triển Càng có nhiều nhân viên R & D càng có nhiều phát minh, sáng kiến mới [5]

 Những hiệu ứng lan tỏa (spillover effects) củng cố thêm tác động này.

Nó đưa ra bằng chứng chứng tỏ rằng đầu tư vào vốn con người có vai trò quan trọng không kém gì đầu tư vào vốn tài sản trong việc tạo ra tăng trưởng kinh tế [6]

Các chỉ tiêu đánh giá đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ cuả dân cư

Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe, bộ y tế nước ta quy định có 3 loại:

 Thể lực tốt, loại không có bệnh tật gì

 Yếu, không có khả năng lao động

Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của người lao động

Trình độ văn hóa của dân số hay của nguồn nhân lực là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn.

Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kĩ thuật

Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định Do đó, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực được đo bằng:

 Tỉ lệ cán bộ tổ chức

 Tỉ lệ cán bộ cao đẳng, đại học

 Tỉ lệ cán bộ trên đại học

Trong mỗi chuyên môn có thể phân chia thành những chuyên môn nhỏ lại như Đại học bao gồm: kỹ thuật, kinh tế, ngoại ngữ, thậm chí trong từng chuyên môn lại chia thành những chuyên môn nhỏ nữa.

Trình độ kỹ thuật của người lao động thường dùng đó chỉ trình độ của người được đào tạo ở các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức nhất định, những kỹ năng thực hành về công việc nhất định Trình độ kỹ thuật thường được biểu hiện qua các chỉ tiêu:

 Số lao động được đào tạo và lao động phổ thông

 Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng

 Trình độ tay nghề theo bậc thợ

Trình độ chuyên môn và kỹ thuật thường kết hợp chặt chẽ với nhau, thông qua chỉ tiêu số lao động được đào tạo và không được đào tạo trong từng tập thể nguồn nhân lực.

Chỉ số phát triển con người HDI

Chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện thông qua chỉ số phát triển con người (HDI).

Chỉ số này được tính bởi 3 chỉ tiêu chủ yếu:

 Thu nhập trung bình đầu người (GDP/1 người)

 Trình độ học vấn ( tỉ lệ biết chữ và số còn đi học trung bình của dân cư)

Như vậy chỉ số HDI không chỉ đánh giá sự phát triển con người về mặt kinh tế mà còn nhấn mạnh đến chất lượng cuộc sống và sự công bằng tiến bộ xã hội

Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hóa được như trên người ta còn xem xét chỉ tiêu năng lực phẩm chất của người lao động Chỉ tiêu phản ánh mặt định tính mà khó có thể định lượng được Nội dung của chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt:

 Truyền thống dân tộc bảo vệ tổ quốc.

 Truyền thống về văn hóa văn minh dân tộc.

 Phong tục tập quán, lối sống.

Nhìn chung chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý chí, năng lực tinh thần của người lao động.

Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2001-2008

Tổng quan về nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2001-2008

2.1.1 Cơ cấu và số lượng lao động

Việt Nam là nước có dân số trẻ, có nguồn lao động dồi dào, có hàng triệu người chưa có việc làm, hàng năm lại có hơn 1 triệu người bước vào tuổi lao động Đặc biệt, quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong quan hệ lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn; việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất trong các doanh nghiệp dẫn đến hàng chục vạn lao động dôi dư, làm cho sức ép về lao động – việc làm ngày càng trở nên gay gắt.

Bảng về cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế:

Nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam Đơn vị : %

Kinh tế ngoài Nhà nước 89.49 89.01 88.14 87.83 87.84 87.81 87.44 87.20 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.16 1.49 1.91 2.29 2.66 3.08 3.54 3.73

Phân theo ngành kinh tế

Nông nghiệp và lâm nghiệp 60.65 58.66 56.98 55.37 53.61 51.78 50.20 48.87

Công nghiệp khai thác mỏ 0.70 0.72 0.73 0.78 0.80 0.85 0.90 0.96

Công nghiệp chế biến 10.08 10.53 11.24 11.62 12.34 13.05 13.50 14.04 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 0.27 0.29 0.31 0.33 0.36 0.40 0.44 0.50

TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình 10.54 10.84 11.17 11.46 11.60 11.80 11.98 11.96

Khách sạn và nhà hàng 1.82 1.81 1.82 1.82 1.80 1.81 1.84 1.85

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 3.06 2.99 2.94 2.89 2.84 2.80 2.76 2.72

Hoạt động khoa học và công nghệ 0.05 0.05 0.05 0.06 0.06 0.06 0.06 0.06 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 0.19 0.23 0.27 0.31 0.36 0.41 0.49 0.56

QLNN; bảo đảm XH bắt buộc 1.03 1.11 1.19 1.29 1.52 1.65 1.80 1.93

Giáo dục và đào tạo 2.69 2.76 2.82 2.85 2.90 3.00 3.07 3.12

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 0.66 0.71 0.76 0.83 0.85 0.86 0.87 0.89

Hoạt động văn hoá và thể thao 0.32 0.32 0.32 0.31 0.31 0.31 0.31 0.30

Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 0.21 0.24 0.27 0.30 0.35 0.40 0.44 0.49

Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và dịch vụ làm thuê 1.36 1.39 1.42 1.48 1.74 1.88 2.03 2.18

Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế (*)

Nguồn : tổng cục thống kê việt nam Đơn vị: triệu người

Phân theo thành phần kinh tế

Kinh tế ngoài Nhà nước 34510.7 35167.0 35762.7 36525.5 37355.3 38057.2 38627.5 39168.4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 448.5 590.2 775.7 952.6 1132.8 1333.0 1561.0 1674.1

Phân theo ngành kinh tế

Nông nghiệp và lâm nghiệp 23386.6 23173.7 23117.1 23026.1 22800.0 22439.3 22177.4 21950.4

Công nghiệp khai thác mỏ 271.7 283.4 296.2 324.4 341.2 370.0 397.5 431.2

Công nghiệp chế biến 3887.3 4160.3 4560.4 4832.0 5248.5 5655.8 5963.4 6306.2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 104.0 114.7 125.8 137.2 151.4 173.4 197.0 224.6

TN; sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình 4062.7 4281.0 4532.0 4767.0 4933.1 5114.0 5291.9 5371.9

Khách sạn và nhà hàng 700.0 715.4 739.8 755.3 767.5 783.3 813.9 830.9

Vận tải, kho bãi và thông tin liên 1179.8 1183.0 1194.4 1202.2 1208.2 1213.8 1217.4 1221.7 lạc

Hoạt động khoa học và công nghệ 21.2 19.2 20.3 25.0 24.5 26.0 26.9 26.9

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 73.2 90.5 109.7 129.7 151.4 178.7 216.0 251.5

QLNN; bảo đảm XH bắt buộc 396.0 438.4 483.4 535.6 648.4 716.9 793.2 866.9

Giáo dục và đào tạo 1037.4 1090.4 1145.4 1183.9 1233.7 1300.2 1356.7 1401.4

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 254.5 280.5 308.7 344.7 359.7 372.7 384.3 399.8 Hoạt động văn hoá và thể thao 123.4 126.4 130.0 128.8 132.7 134.3 136.4 134.7

Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 80.2 94.8 109.7 125.9 149.5 171.5 192.9 220.1

Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và dịch vụ làm thuê 524.5 549.2 576.8 616.1 739.5 814.2 896.7 979.2

Lực lượng lao động trẻ (tuổi 15-34) của VN chiếm 64,78% dân số Trong đó, hầu hết chỉ học tới bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung học Số được đào tạo bậc ĐH và dạy nghề còn rất ít Đến giữa năm 2007, lao động có trình độ đại học ở Việt Nam là 2,6tr người, chiếm 4,5% lực lượng lao động Con số này khá khiêm tốn so với 1 số nước trong khu vưc Việc không có trình độ lao động là một cản trở khá lớn trong quá trình xin việc của lao động Những cản trở chính trong quá trình xin việc là thiếu kinh nghiệm, không có cơ hội đào tạo, trình độ chưa đạt, không đủ việc Về phía nhà tuyển dụng, đa số muốn tuyển lao động nam trong nhóm

18-24 tuổi, đã qua đào tạo ĐH, trung học hoặc học nghề Tuy nhiên, họ gặp phải những bất lợi do người được tuyển dụng thiếu kinh nghiệm, chưa có ý thức làm việc, ý thức kỷ luật kém.

Dưới đây là bảng số liệu về lao động có trình độ trong 2 năm 2006 và 2007

Bảng thống kê lao động có trình độ 2 năm 2006-2007 ( tính đến 1/7 các năm ):

Nguồn: bộ lao động thương binh- xã hôi Đơn vị: %

Lao động chưa qua đào tạo (%) 68.49 65.19

Lao động sơ câp Có chứng chỉ nghề (%)

Cao đẳng và đại học trở lên (%) 5.65 6.26

2.2 Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực việt nam giai đoạn 2001-2008

2.1 Đầu tư kế hoạch hóa dân số và đầu tư cho chăm sóc sức khỏe nhân dân

2.1.1 Đầu tư cho kế hoạch hóa dân số

Số lượng nguồn lực con người được phản ánh qua quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số của 18 năm trước đó Với một tỷ lệ tăng dân số quá cao sẽ làm triệt tiêu mọi cố gắng và thành quả đạt được trong phát triển kinh tế, làm gay gắt thêm các vấn đề xã hội vốn đã gay gắt, mà còn là vật cản không cho phép cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

Năm 2003 nhà nước đã ban hành pháp lệnh dân số (hiện nay đang xây dựng luật dân số), trong đó quy định quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số Cùng Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006 -2010 với mục tiêu mỗi gia đình chỉ sinh 2 con, đã thể hiện quyết tâm của nhà nước về giảm mức độ gia tăng dân số hàng năm Từ năm 2003, do được đầu tư mạnh từ ngân sách (841 tỷ năm 2002) cho công tác tuyên truyền dân số nên tốc độ gia tăng dân số đã giảm dần và tới năm 2007 còn 1,21% Tuy nhiên gần đây tỷ lệ số người sinh con thứ 3 có xu hướng tăng, điều này tiềm ẩn nguy cơ tỷ lệ tăng dân số cao trong những năm sắp tới.

Bảng: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp dân số kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn 2001-2008

Nguồn: tổng cục thống kê & bộ tài chính Đơn vị: Tỷ đồng

Chi cho dân số kế hoạch hóa gia đình 434 841 666 397 483 489 612 615

2.1.2 Đầu tư cho y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nói về sức khỏe thì sự cường tráng về thể chất, sự thoải mái về tinh thần vừa là nhu cầu của bản thân mỗi con người, vừa là vốn quý để tạo ra các tài sản trí tuệ, vật chất, và tinh thần cho toàn xã hội Do vậy vấn đề chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất cho các thế hệ người Việt Nam luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta. Để thực hiện việc này, nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989), Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh, phục hổi chức năng (1991), cũng như nhiều văn kiện khác về chăm sóc sức khỏe cho các tầng lớp nhân dân (như cho phụ nữ, trẻ em) Việc thực thi những chính sách chủ trương, biện pháp được nêu trong các văn kiện đó những năm qua đưa lại những kết quả thiết thực trong chăm sóc sức khỏe, nâng cao một bước chất lượng dân số nước ta.

Phần lớn nguồn vốn đầu tư cho y tế là từ nguồn ngân sách nhà nước Theo báo cáo của Chính phủ đã ưu tiên tăng chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho y tế, năm sau đã cao hơn năm trước cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chiNSNN (năm 2007 tăng lên 23.280 tỷ đồng, đạt 6,3% và dự toán năm 2008 là27.463 tỷ đồng) Bên cạnh nguồn vốn đầu tư cho y tế từ NSNN, Nhà nước cũng có chủ trương khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển hệ thống y tế Cho đến nay, các bệnh viện công đã huy động được khoảng 3.000 tỷ đồng để triển khai các kỹ thuật cao Ngoài ra còn có 22 bệnh viện đã được cấp phép đang tiến hành xây dựng

Chính phủ đã đảm bảo đủ kinh phí để khám, chữa bệnh miễn phí cho khoảng 10 triệu trẻ/năm tại các cơ sở y tế công lập với mức chi ngày càng tăng: năm 2005 là 75.000 đồng/trẻ, năm 2007 là 108.000 đồng/trẻ, năm 2008 là 130.000 đồng/trẻ Hàng chục triệu trẻ em đã được khám chữa bệnh miễn phí, nhiều trường hợp bệnh nặng, hiểm nghèo chi phí lên đến 40-50 triệu đồng Theo đánh giá của Chính phủ, việc tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước và thực hiện các giải pháp, chính sách nêu trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Bảng: Tỷ lệ vốn NSNN chi cho phát triển y tế giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: %

Nguồn: tổng cục thống kê& bộ tài chính

Đầu tư cho giáo dục đào tạo

Nhà nước ta đã xác định đầu tư cho giáo dục đào tạo, trong đó có cả dạy nghề là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho phát triển, từ đó Nhà nước đã kêu gọi các cấp ngành và toàn xã hội đẩy mạnh phát triển giáo dục, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2.2.1 Nguồn vốn và quy mô vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Nhà nước chịu trách nghiệm hầu như toàn bộ các khoản chi của giáo dục đại học, trung học chuyện nghiệp và dạy nghề Phần ngân sách nhà nước cấp phần lớn để trả lương cho giáo viên và một phần dành để trao học bổng cho sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp Chính quyền địa phương cấp tỉnh và thành phố chịu phần lớn ngân sách giáo dục bậc phổ thông Các địa phương phải lo phần lớn các khoản chi xây dựng trường học, phương tiện học tập của học sinh.

Trong những năm qua nhà nước đã rất chú trọng tăng cường đầu tư cho giáo dục Tăng đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội Ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi, cho đào tạo trình độ cao và những ngành khó thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước; bảo đảm điều kiện học tập cho con em người có công và gia đình nghèo Tăng cường quản lý nhà nước, đặc biệt là hệ thống thanh tra giáo dục, thiết lập kỷ cương, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực Tăng cường quản lý và giúp đỡ người đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo năm 2000 là 11,63%, năm

Bảng tỷ lệ phần trăm chi NSNN cho giáo dục đào tạo

Nguồn: tổng cục thống kê Đơn vị : phần trăm năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Phần trăm

Dưới đây là biểu đồ thể hiện bảng trên:

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong giai đoạn 2001-2008

Bảng : Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục (Nguồn Bộ giáo dục và đào tạo)

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC

PUBLIC EXPENDITURE ON EDUCATION & TRAINING

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PUBLIC EXPENDITURE ON EDUCATION & TRAINING (Tỉ đồng - VND billion)

Chi cho xây dựng cơ bản

Capital Expenditure 2360 3008 3200 4900 6623 9705 11530 Chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo

Kinh phí CTMT giáo dục và đào tạo

Professional Secondary Education Đại học và cao đẳng

Trên thực tế, tính theo thu nhập trên đầu người, Việt Nam có lẽ là nước chi cho giáo dục cao nhất thế giới : trung bình hàng năm khoảng 8% GDP/năm, ở

Mĩ mới chỉ là 6%, Trung Quốc là 2,7% ; nếu tính theo thu nhập hộ gia đình tỷ lệ chi cho giáo dục ở nước ta còn cao hơn nữa.Ví dụ Trung Quốc, họ chi trung bình cho một học sinh là 332 $US một năm, so với Việt Nam là 227

$US Tất nhiên so sánh này cũng còn khập khiễng vì thu nhập trên đầu người Trung Quốc gấp 3 Việt Nam (2 055 $US so với 643 $US), và giá cả cao hơn Việt Nam khoảng 20% Nhưng như vậy cũng cho thấy là về con số tuyệt đối, sau khi điều chỉnh giá, Việt Nam không thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Nhiều quốc gia mơ tưởng chỉ số này dành cho giáo dục của họ.

Bên cạnh đó có nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính như việc miễn học phí và trợ cấp cho sinh viên có gia đình thuộc diện đối tượng chính sách, cho sinh viên nghèo vay tiền ngân hàng để chi cho học tập Chính phủ sẽ dành 4 tỷ USD tạo một quỹ cho người Việt Nam đủ tiêu chuẩn được duyệt đi học Sau 1 năm triển khai, 2007-2008 số sinh viên được vay đã tăng từ 100.000 lên hơn 750.000 (tăng gấp hơn 7 lần), khẳng định không có học sinh- sinh viên nào phải bỏ học vì không có điều kiện đóng học phí Tổng số tiền cho vay là gần 5.300 tỷ đồng, trong đó 1,7% số học sinh được vay thuộc diện mồ côi; 16,5% thuộc gia đình nghèo; 67% cận nghèo và 14% là gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Hình 6: Cơ cấu vay tiền ngân hàng chi cho học tập năm 2006-2008

2.2.2 Đầu tư cho giáo dục đào tạo

Việt Nam có hệ thống giáo dục tương tự hệ thống giáo dục của hầu hết các nước châu Á Chính phủ quản lý các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ; tỉnh thành phố quản lý giáo dục trung học ; quận huyện quản lý giáo dục tiểu học Hệ thống giáo dục Việt Nam đang được mở rộng, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề, trung học chuyên nghiệp (theo chương trình 3 năm), giáo dục đại học và cao đẳng (3-5 năm) ; cuối cùng là giáo dục sau đại học (từ 3-5 năm)

2.2.2.1 Đầu tư giáo dục mầm non.

Trong giai đoạn vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề nâng cao vai trò của Gia đình trong chức năng giáo dục trẻ em (thông qua hàng loạt các chương trình, chính sách như: Chiến lược phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2001-2010, luật giáo dục ) Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015 đã được phê duyệt theo quyết định số 149/2006/QD-TT ngày 23-5-2006 của thủ tướng chính phủ Nhà nước chú trọng phát triển mạng lưới giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu thực tế Đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho hệ thống trường lớp, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Trong giai đoạn 1999-2009 số lượng các trường mầm non tăng lên 35.13%, từ 8933 đến 12071trường.

Không chỉ số lượng giáo viên tăng lên, mà chất lượng giáo viên cũng đã được nâng cao hơn trước (nhiều trường đại học, cao đẳng đã thực hiện chương trình đào tạo ngành sư phạm mầm non).

2.2.2.2 Đầu tư giáo dục phổ thông. Đầu tư xây dựng mạng lưới trường phổ thông đã được tương đối ổn định Hiện nay cả nước có khoảng 21 nghìn trường tiểu học và trung học cơ sở; hầu hết các xã đã có trường tiểu học; phần lớn các xã ở vùng đồng bằng có trường trung học cơ sở Các địa phương bắt đầu chú ý quy hoạch mạng lưới trường gắn với quy hoạch kinh tế xã hội Các trường ngoài công lập đang hình thành và phát triển mạnh Hệ thống các trường dân tộc nội trú tỉnh huyện được củng cố; hầu hết các bản làng ở vùng núi cao, vùng sâu đã mở lớp học. Loại hình trường bán trú đang phát triển mạnh

Hiện nay đã có 239 trường dân tộc nội trú, đảm bảo điều kiện học tập, ăn ở nội trú cho 45 nghìn học sinh dân tộc Số trường phổ thông trong cả nước tăng liên tục Năm học 1999-2000 cả nước có 23960 trường phổ thông thì năm học 2006-2007 có 27595 trường , tăng 15,17%, năm 2007-2008 có

27898 trường, tăng 1,1% so với năm học 2006-2007, còn năm học 2008-2009 tổng số trường phổ thông là 28114 trường.

2.2.2.3 Đầu tư giáo dục bậc đại học, cao đẳng

Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam áp dụng mô hình của Liên Xô cũ, từ sau khi đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng Việt nam đến nay Việt Nam đã có 322 trường đại học và cao đẳng trong đó 275 trường công lập và 47 trường ngoài công lập Hầu hết các tỉnh đều ít nhất có một trường đại học Để có được số lượng này một mặt do nhu cầu học đại học gia tăng, một mặt do ở các tỉnh, thành phố đều có chính sách khuyến khích đầu tư cho giáo dục nhất là giáo dục đại học Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách miễn tiền thuê đất cho các trung tâm, viện, trường đại học có uy tín quốc tế đầu tư vào khu công nghệ cao (Q.9).

Nhà nước ta giai đoạn này đã quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho hệ thống giáo dục bâc đại học- cao đẳng, điều này thể hiện ở con số chi cho giáo dục đại học- cao đẳng năm tăng dần trong những năm gần đây.

Bảng : chi NSNN cho hệ thống giáo dục bậc đại học và cao đẳng

Nguồn: bộ giáo dục và đào tạo Đơn vị tỷ đồng năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

2.2.2.4 Đào tạo cho giáo dục sau đại học Để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ từ trình độ đại học trở lên, đạt chuẩn quốc tế tại cơ sở nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng,mỗi năm đề án 332 (Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước”) tuyển 400 chỉ tiêu, trong đó 50% chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, 25% đào tạo thạc sĩ, 15% đào tạo kỹ sư, cử nhân và 10% thực tập khoa học đi đào tạo ở nước ngoài Đối tượng được cử đi đều là những cán bộ, sinh viên xuất sắc, trải qua các vòng thi tuyển và đáp ứng đủ yêu cầu ngoại ngữ Theo thống kê năm 2005 của Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng38.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại hơn 20 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, trong đó gần 20% du học bằng ngân sách Nhà nước.

Hình 7: Số Lưu học sinh theo Học bổng Việt Nam (Đề án 322) tại các nước

2.2.2.5 Đầu tư cho hệ thống dạy nghề

Đầu tư tạo việc làm

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam, giải quyết việc làm cho người lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế phát triển Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính phủ và sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, trong những năm qua công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động đã thu được nhiều kết quả khả quan.

2.3.1 Đầu tư tạo việc làm cho lao động

Vai trò của nhà nước chuyển tự tạo việc làm trực tiếp sang gián tiếp thông qua các chính sách nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm Trong những năm qua đã có sự lồng ghép hiệu quả với chương trình phát triển kinh tế xã hội khác, thực hiện các dự án vê tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dich cơ cấu lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, tạo và tự tạo việc làm cho từ 300-350 nghìn lao động trên năm Quỹ quốc gia giải quyết việc làm có mục tiêu hỗ trợ những người lao động tự tạo việc làm, tính đến năm 2007 tổng nguồn vốn cho vay lên trên 2.900 tỷ, tạo ra 25-30% việc làm được giải quyết mỗi năm, năm 2008 nguồn vốn cho vay là 3000 tỷ, giải quyết được 33% việc làm mỗi năm Tuy nhiên ngân sách đầu tư cho phát triển tạo việc làm còn quá ít so với nhu cầu hàng năm, bình quân mỗi năm chưa tới 300 tỷ, chỉ đáp ứng được 35-40% nhu cầu vay vốn tạo việc làm cho nhân dân Suất đầu tư cho mỗi chỗ làm việc trong thực hiện cấc dự án cho vay theo chính sách hỗ trợ việc làm cho người nghèo thấp nên chất lượng của giải quyết việc làm theo các dự án đạt được chưa cao.

Nhà nước đã thực hiện vai trò bà đỡ thông qua việc ban hành các chính sách cho nhóm lao động yếu thế, như các chế độ ưu đãi đối với người lao động là người tàn tật, lao động là người dân tộc thiểu số, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động dôi dư góp phần hỗ trợ người lao động tạo việc làm, nhanh chóng ổn định cuộc sống

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi phát triển các hoạt động giao dịch trên thị trường Đến nay đã có 150 trung tâm giới thiệu việc làm và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm cho hàng triệu lượt người Các hội chợ việc làm, tháng tạo việc làm, sàn giao dịch việc làm được tổ chức thường xuyên, đặc biệt là những trang thông tin chuyên về việc làm như www.vietnamworks.com.vn đã tích cực gắn kết người lao động và người sử sụng lao động. Đối với nhà khoa học công nghệ, nhất là với những tài năng đỉnh cao, để tạo việc làm cho họ phải cung cấp được tài chính và tạo những điều kiện làm việc cần thiết như cung cấp thông tin, trang thiết bị phương tiện thí nghiệm, các cơ sở triển khai ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Tuy nhiên nguồn tài chính này nếu chỉ đơn giản là do nhà nước cấp để cho các nhà khoa học nghiên cứu mà không có đơn đặt hàng từ phía sản xuất thì việc nghiên cứu đó sẽ không đem lại hiệu quả thực

 Thống kê cho thấy, hiện nay đầu tư cho Khoa học - Công nghệ ở Việt Nam chiếm 0,56% GDP so với 1% của Trung Quốc và 5,5% của Hàn Quốc và có năm (2005-2006) cũng không chi hết số tiền này.

 Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP về chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (tháng 9/2005) hay gọi là ”khoán 10 trong khoa học công nghệ” Nghị đinh này cho phép ngoài việc thực hiện các chức năng chính là nghiên cứu như trước đây, khi đăng ký chuyển đổi sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các tổ chức khoa học công nghệ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh như một doanh nghiệp Đây được coi là bước chuyển lớn đối với các tổ chức khoa học và công nghệ để họ tự thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình hoặc sử dụng kết quả nghiên cứu của mình để góp vốn liên doanh qua đó họ có điều kiện để nâng cao hiệu quả đầu tư cho khoa học và công nghệ.

Đầu tư xã hội và xuất khẩu lao động

2.4.1 Đầu tư toàn xã hội

Muốn tạo việc làm phải tăng vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh vì phát triển lao động mà không có vốn đầu tư thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ giảm xét từ góc độ kinh tế Theo báo cáo của bộ kế hoạch và dầu tư giai đoạn 2005-2010 để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động hiện có cần lượng vốn đầu tư ít nhất sấp xỉ 50 tỷ USD Để có được lượng vốn lớn như vậy phải tạo vốn từ nhiều kênh khác nhau, trong đó nhà nước phải có chính sách hấp dẫn, tin cậy để thu hút nguồn vốn trong nhân dân, nước ngoài dưới nhiều hình thức

 Trong những năm 2003-2007 tỷ lệ tiết kiệm nội địa so với GDP tăng nhanh và ổn định ở mức 31% - 33% (đây là cũng là mức tiết kiệm của Nhật bản trong giai đoạn bùng nổ kinh tế ), tuy nhiên 2 năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên đầu tư có giảm và tỷ lệ tiết kiệm trong GDP tuy có tăng hơn nhưng tổng giá trị lại nhỏ hơn so với các năm trước.

 Bên cạnh đó để thu hút vốn đầu tư trước tiếp FDI chính phủ đã thực hiện nhiều cải cách thủ tục đầu tư, ban hành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI, cùng với luật đầu tư nước ngoài được ban hành đã biếnViệt Nam thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài Theo

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 8 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã thu hút mới 772 dự án với 46,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bằng 79,2% về số dự án và tăng gấp

5 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước, vốn FDI giải ngân được đạt trên 7 tỷ USD, tuy thấp hơn so với vốn đăng ký nhưng tăng tới 32,1% so với cùng kỳ năm 2007 và là mức cao nhất kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đến nay.

2.4.2 Xuất khẩu lao động Để giải quyết sức ép việc làm trong nước, phát triển thu nhập cho người lao động, nhà nước đã tiến hành các chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu lao động ra nước ngoài Ở một số địa phương đã phối hợp cùng các ngân hàng tiến hành cho người lao động đi vay tiền để xuất khẩu Ví dụ người lao động sẽ được vay 20 triệu để đi Malaysia với thu nhập trung bình 4 triệu/tháng.Theo thống kê, hiện nay, tổng số lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài nhiều nhất là Malaysia là trên 100 nghìn người, trong đó một số nghề thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/tháng Thứ hai là Đài Loan có trên

90 nghìn người có thu nhập lên tới 300 – 500 USD/tháng và sau đó là HànQuốc có trên 30 nghìn, thu nhập bình quân của lao động khoảng 900 - 1000USD/tháng.

Đầu tư cải thiện môi trường lao động

2.5.1 Tiền lương Để bảo vệ quyền lợi của người lao động trước chủ lao động, Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đều quy định định mức lương tối thiểu cho lao động Khác với các nước trên thế giới áp dụng một mức lương tối thiểu chung cho cả nước thì chúng ta phân biệt mức lương tối thiểu ở doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu giữa 2 khu vực này tạo ra lợi thế tương đối về chi phí của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài Đây là sự ưu đãi của chính phủ dành cho các doanh nghiệp trong nước khi sức cạnh tranh của chúng còn yếu, tuy nhiên 2 mức lương tối thiểu này sẽ dần được tăng lên theo hướng mức tăng ở doanh nghiệp trong nước tăng nhanh hơn mức tăng ở doanh nghiệp FDI Dự kiến đến năm 2012, 2 mức lương này sẽ được thống nhất theo cam kết của Việt Nam gia nhập WTO.

Lương tối thiểu ở Việt Nam có quá nhiều ràng buộc với hệ thống an sinh Nếu như ở các nước, lương tối thiểu gắn với yếu tố lạm phát, thường được điều chỉnh kịp thời dựa trên những thay đổi về chỉ số giá sinh hoạt, thì ở Việt Nam, lương tối thiểu còn là cơ sở để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc Mục đích của nhà nước là rất rõ ràng, đó là tạo ra sự công bằng hơn cho tất cả mọi đối tượng hưởng lương, nhưng điều đó lại tạo ra sự mất linh hoạt trong cơ chế điều chỉnh lương, đặt lên vai ngân sách nhà nước một gánh nặng quá lớn.

Bảng : Mức lương tối thiểu chung áp dụng từ 1/01/2009 Đơn vị :đồng/tháng

Hà Nội, TP HCM Hải Phòng,

Quảng Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu (*) Địa bàn khác

(*) Các huyện thuộc TP Hải Phòng; TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP Biên Hòa, thị xã

Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; TP Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Hiện nay, thị trường lao động trong khu vực nhà nước có một số vấn đề cần giải quyết: sự bảo hộ về cạnh tranh, sự thiếu ràng buộc về ngân sách, và việc đảm bảo việc làm vĩnh viễn đã dẫn đến tình trạng tuyển quá nhiều lao động so với mức cần thiết,nhiều doanh nghiệp quốc doanh trả lương cho công nhân rất hậu và thường cao hơn nhiều so với hiệu quả công việc của họ Tiền lương có xu hướng bình quân hơn: trả lương quá cao cho lao động không có trình độ chuyên môn cao, đối với lao động có trình độ chuyên môn cao lại trả lương thấp hơn khu vực ngoài quốc doanh Điều này dẫn đến hiện tượng

”chảy máu chất xám” đối với các lao động có trình độ cao từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân Bên cạnh đó, các hợp đồng lao động quá chặt chẽ không những làm cho chi phí kinh doanh tăng thêm mà còn giới hạn quyền của người chủ sử dụng lao động trong quá trình thuê, sử dụng, sa thải và tổ chức lao động.

Pháp luật Việt Nam đã quy định mọi tổ chức thuê lao động phải có nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động mà tổ chức đó thuê Tuy nhiên việc trốn, nợ bảo hiểm xã hội vẫn còn xảy ra thường xuyên, theo một cuộc khảo sát việc thực hiện chính sách lao động và BHXH tại 12.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TP.HCM cũngchỉ có 1.530 đơn vị đã thực hiện trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động, chiếm tỷ lệ chưa tới 13% Có đơn vị 8 lao động cũng nợ tiền trên 400 triệu.

Việc mua bảo hiểm cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp giúp ổn định được tâm lý của người lao động, bảo đảm nguồn tài chính vững mạnh của doanh nghiệp khi có bất kỳ biến cố nào trong quá trình hoạt động kinh doanh. Những vụ sập hầm ở các mỏ than, những vụ tai nạn lao động ở các công trình xây dựng và vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26/09/2007 và những vụ sập dàn giáo, rơi từ tầng cao xuống ở tòa nhà keang-Nam cho thấy vấn đề bảo hiểm con người hiện vẫn chưa thực sự được nhiều doanh nghiệp Việt Nam chú trọng.

Trong nền kinh tế thị trường, muốn bảo vệ quyền lợi của người lao động có hiệu phải cần đến vai trò của các tổ chức công đoàn, đặc biệt vai trò của công đoàn cơ sở là rất quan trọng Chúng ta có một hệ thống tổ chức công đoàn từ trung ương tới cơ sở, hoạt động theo luật Công đoàn và luật Lao động Tuy nhiên trong sự chuyển biến kinh tế hiện nay hoạt động của các tổ chức công đoàn vẫn còn rất nhiều hạn chế Hiện nay, 85% doanh nghiệp dân doanh, 65% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có tổ chức công đoàn cơ sở Số cuộc đình công qua các năm đều tăng, nhưng 100% tất cả các cuộc đình công đó đều không do công đoàn cơ sở lãnh đạo Năm 2006, cả nước xảy ra 387 vụ đình công, năm 2007 xảy ra 541 vụ; song chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2008 đã có tới gần 300 vụ

Mặc dù có quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn nhưng thực tế cho thấy chủ doanh nghiệp mới là người trả lương chính cho cán bộ công đoàn nên CBCĐ không dám đứng ra lãnh đạo, tổ chức đòi quyền lợi cho công nhân Đã có nhiều trường hợp, chủ DN lại chấm dứt HĐLĐ với CBCĐ vào thời điểm hết HĐLĐ, chứ không phải ngay sau thời điểm diễn ra đình công

Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn về điều kiện lao động của công nhân áp dụng cho mọi doanh nghiệp như điều kiện vê vệ sinh, tiêu chuẩn không khí nhưng qua kết quả kiểm tra, giám sát hàng năm của Trung tâm SKLĐ-

MT ở các khu công nghiệp ở Bình Dương cho thấy, điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp (DN) hiện nay là đáng lo ngại, đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ, DN tư nhân nằm ngoài các khu công nghiệp (KCN)” Khoảng 50 - 60% DN không có cơ sở riêng, họ phải thuê hoặc sử dụng ngay nhà mình để làm cơ sở sản xuất, trong khi sản xuất không ổn định, ngại đầu tư sửa chữa nâng cấp Bên cạnh đó, tình hình vệ sinh kém chiếm tỷ lệ rất cao - trên 30%, vệ sinh trung bình khoảng 25% và khoảng 70% DN ngoài các KCN không có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống ống khói không bảo đảm, các công trình vệ sinh, công trình phúc lợi không bảo đảm yêu cầu; điều kiện vệ sinh nhà xưởng, bảo hộ lao động không bảo đảm; thiếu cán bộ theo dõi sức khỏe và an toàn lao động (nếu DN nào có thì kiến thức cũng còn hạn chế nhiều)

Nhìn chung, điều kiện làm việc, môi trường làm việc ở các DN lớn, DN trong các KCN thì có khá hơn nhiều so với các DN nằm ngoài KCN, 100% các DN đều xây dựng ống khói tương đối đạt tiêu chuẩn, có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp riêng theo từng DN, sau đó được thải ra hệ thống xử lý chung của từng khu, cụm công nghiệp; hàng năm đều cải tạo nâng cấp và trang bị bảo hộ lao động tương đối đầy đủ cho NLĐ Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra cho thấy, vẫn còn khoảng 15% DN lớn có tình hình vệ sinh kém Kết quả kiểm tra vệ sinh lao động tại hơn 485 đơn vị xí nghiệp trên địa bàn

TP HCM cho thấy, gần 40% cơ sở không có đơn vị chăm sóc sức khoẻ cho công nhân Mạng lưới y tế ở các doanh nghiệp vừa, nhỏ và một số khu chế xuất vẫn nằm ngoài quản lý của Sở Y tế Có khoảng 300 xí nghiệp có trạm y tế Trong số này, gần 80% số trạm thực hiện khám chữa bệnh định kỳ, gần 60% các trạm y tế thu hút 80-100% công nhân tham gia khám Số đơn vị có cán bộ y tế tự động kiểm tra an toàn vệ sinh lao động: 36,8%.

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được hướng dẫn về an toàn vệ sinh lao động Nhiều đơn vị có cán bộ y tế đổ lỗi do chưa được tập huấn nên không thực hiện các nhiệm vụ của y tế cơ sở Vì thế, "việc chăm sóc sức khoẻ người lao động mới chỉ dừng ở khám bệnh, phát thuốc đơn thuần”.

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động cho công nhân ở một số khu chế xuất còn tản mạn, thiếu tập trung, thiếu chỉ đạo kịp thời về chuyên môn của Trung tâm và các đội y tế dự phòng.

Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực

 Chiều cao trung bình: Nam:163.5cm Nữ :153,7cm

 Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi :16 phần ngàn ( 2007);

 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: 21,2% (2007)

 Tuổi thọ trung bình :72 tuổi

Chiều cao trung bình của thanh thiếu niên và người trưởng thành đã được cải thiện rõ rệt, trong đó chiều cao trung bình của thanh niên từ 18-19 tuổi tăng 4,5 cm và nữ tăng 4,5 cm so với lứa tuổi này cách đây 25 năm Hiện tại, nam thanh niên VN 20 tuổi đã cao hơn 4,7cm so với năm 1975 (163,7cm so với 159cm), nữ thanh niên cao hơn (153,7m so với 149cm) nhưng vẫn chậm nếu đem so với quốc tế.Tuy nhiên, so với Nhật Bản, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam thấp hơn 8 cm (Việt Nam 163,5 cm - Nhật Bản:

172 cm); chiều cao trung bình của nữ thanh niên cũng thấp hơn 3 cm (Việt Nam: 153,7 cm - Nhật 157 cm) Nếu so với chỉ số trung bình của thế giới thì càng kém (hiện nay, chiều cao trung bình của thế giới là 176,8 cm với nam và 163,7 cm với nữ).So với thanh niên Singapore kém 6-7cm , so với Thái Lan kém 2cm.Tầm vóc nam thanh niên 18 tuổi của ta kém châu Âu 13,1cm (163,7cm so với 176,8cm), nữ thanh niên thì kém 10,7cm (153cm và 163,7cm) Thể lực cũng thua kém nhiều, đặc biệt là sức bền Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ ngang thanh niên Lào, Myanmar và thấp hơn chiều cao trung bình của thanh niên Campuchia

Các chỉ số khác như: dung lượng tim, sức bền của thanh niên Việt Nam cũng thấp.Chỉ số công năng tim trong vận động (theo dõi nhịp tim khi đứng lên ngồi xuống 30 lần/30 giây), thanh niên VN đạt loại kém phản ánh thực trạng ít vận động, dẫn đến béo phì, trầm cảm, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 44,4 phần ngàn năm 1989 xuống còn 16 phần ngàn năm 2007; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm nhanh từ 51,5%năm 1990 xuống còn 21,2% năm 2008 Năm 2008, chiều cao trung bình của trẻ dưới 2 tuổi đã tăng 5 cm so với 22 năm trước, nhưng vẫn thấp hơn 5 cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới Đó là kết quả điều tra mới nhất của ngành dinh dưỡng, vừa hoàn thành vào cuối năm 2007 Theo điều tra này, lứa tuổi càng lớn, khoảng cách giữa chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam với chuẩn càng xa Trẻ 5 tuổi tuy đã cao hơn gần 6 cm so với thời điểm 1985 nhưng vẫn phải cố 7 cm nữa mới đạt mức chuẩn 109,4 cm mà

Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra.

Trong những năm qua tuổi thọ trung bình của Việt Nam không ngừng tăng lên Năm 2003 tuổi thọ trung bình của Việt Nam là 68,6 tuổi, năm 2004-69 tuổi, năm 2005-70,5 tuổi và năm 2009 tăng lên 74,3 tuổi Mặc dù tuổi thọ bình quân của nước ta đạt khá cao là 74,3 tuổi so với mức thu nhập của nền kinh tế, nhưng theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới thì tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại rất thấp, chỉ đạt 58,2 tuổi và xếp thứ 116 so với 174 nước trên thế giới.

2.6.2.Về trình độ văn hóa

Tỷ lệ người biết chữ từ 88% năm 1989 tăng lên 93% năm 2000 Đến hết năm 2000, 100% các tỉnh thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù, các tỉnh thành phố đã thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở.

2.6.3 Về chuyên môn kỹ thuật

Thống kê cho thấy, cho đến nay, tỉ lệ công nhân đã tốt nghiệp tiểu học là 7,4%, tốt nghiệp THCS là 28,4% và tốt nghiệp PTTH trở lên là 62,3% Cả nước có khoảng 25% công nhân và 39% lao động phổ thông chưa qua đào tạo tay nghề, đặc biệt là lao động trong một số khu vực ngành nghề như cao su,thuỷ sản…(12/02/2007)

Hiện nay cả nước có 65% dân số trong độ tuổi lao động (khoảng 53 triệu người), trong đó, chỉ có 27,5% đã qua đào tạo (trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ này là 60 – 70%) Theo Bộ LĐ-TB-XH, lực lượng lao động ở VN chủ yếu là lao động nông thôn (chiếm trên 50%), trong khi có đến khoảng 70% lao động ở khu vực này chưa qua đào tạo,0,8% có trình độ cao đẳng, 0,7% ở trình độ đại học và tương đương, trình độ chuyên môn, tay nghề yếu, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém.

Trong những năm gần đây, trình độ học vấn của lao động cả nước nói chung và nông thôn nói riêng không ngừng được nâng cao Tuy nhiên có sự cách biệt khá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ, giữa các vùng lãnh thổ kinh tế về trình độ giáo dục Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận ở nông thôn, dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn 8,6 lần và nhân lực, trong đó đào tạo nghề thấp hơn 10 lần so với khu vực thành thị Cơ cấu lao động theo trình độ kỹ thuật cũng có những điểm mất cân đối so với yêu cầu của sự phát triển Lao động trí óc ở thành thị chiếm 30%, ở nông thôn chỉ là 4,4%

Hiện tại VN đang nhập khẩu khoảng 2% lao động đối với một số nhóm ngành đặc biệt Hiện tại, các doanh nghiệp ở một số khu công nghiệp đang trong tình trạng thiếu lao động, trong khi một số địa phương chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu về nhân lực Năng suất lao động của VN chỉ đứng thứ 77/125 quốc gia, thấp hơn nhiều với cả các nước như Philíppin, Thái Lan, Malaixia.

Theo chấm điểm và xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động Các nhà kinh tế thế giới cũng cảnh báo rằng các nền kinh tế có chất lượng nguồn nhân lực dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

HDI của Việt Nam liên tục tăng trong 20 năm qua Đó là thành tựu của sự nỗ lực không ngừng của Nhà nước và nhân dân trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế đất nước, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các chính sách phát triển giáo dục - đào tạo.

Hình : Chỉ số HDI của Việt Nam

Nguồn: Human Development Reports, Liên hiệp quốc 2007

Nước có chỉ số HDI cao nhất thế giới là Iceland với 0,968 điểm So với thế giới, Việt Nam đứng thứ 116 trong tổng số 182 nước điều tra với chỉ số HDI là 0.7333 điểm So với khu vực ASEAN, Việt Nam ở mức cao hơn mức trung bình 0.703 của các nước trong khu vực.Nhìn chung,so với các nước khác chỉ số HDI của Việt Nam ở mức trung bình Do đó cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện các đường lối, chính sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Những tồn tại trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực và nguyên nhân

Cùng với những kết quả tích cực trên thì trong phát triển nguồn nhân lực ở nước ta còn nhiều hạn chế.

Hạn chế lớn nhất trong việc phát triển nguồn nhân lực nước ta là: các chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển nhân lực không đi kèm với nhau Chúng ta đang hiểu rất thô sơ rằng phát triển nguồn nhân lực là mỗi năm đào tạo ra bao nhiêu kỹ sư, bao nhiêu cử nhân, bao nhiêu kỹ thuật viên…và chúng ta phấn đấu bằng được mục tiêu đó mà không tính đến nhu cầu về nhân lực của nền kinh tế đang ở mức nào Nói một cách đơn giản, các cơ quan hoạch định chiến lược kinh tế và các cơ quan hoạch định chiến lược đang đi trên hai con đường khác nhau.

Theo cơ cấu tổ chức của Chính phủ, chiến lược phát triển kinh tế quốc gia được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngoài ra các chiến lược phát triển kinh tế của các ngành hẹp được Chính phủ phân cấp cho các Bộ, ngành quản lý và địa phương Ngoài trừ chiến lược phát triển kinh tế quốc gia mang tính định hướng chung là có đề cập tới nguồn nhân lực, hầu hết các chiến lược phát triển kinh tế của các Bộ, ngành, địa phương đều không đề cấp tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu đề ra Các chiến lược này thường chỉ rất rõ đến cần bao nhiêu tiền đầu tư, các giải pháp về vốn được trình bày rất rõ ràng, mạch lạc trong khi đó các nhà hoạch định chiến lược mặc nhiên coi đủ nguồn nhân lực để làm việc đó, hoặc các giải pháp phát triển nguồn nhân lực được viết rất mờ Đây là một điều vô lý mà lâu nay trong công tác lập chiến lược phát triển kinh tế chúng ta vẫn vấp phải Trong khi một dự án quy mô nhỏ của một công ty phải tính toán số lượng nhân công cần thiết, thì các chiến lược có quy mô vốn rất lớn lại không chỉ rõ cần bao nhiêu lao động ở trình độ như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra.

Trong khi đó, các chiến lược giáo dục cũng có con đường đi riêng của mình và hoàn toàn độc lập với các chiến lược phát triển kinh tế Vừa qua, Bộ

Giáo dục và Đào tạo đã chính thức xin ý kiến rộng rãi về Dự thảo chiến lược giáo dục 2009 - 2020 (dự thảo lần thứ 13), vẫn là những con số mang nặng tính mục tiêu như: nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm

2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60%…,mà không tính tới đến năm

2020, nền kinh tế Việt Nam cạnh tranh với thế giới bằng mũi nhọn gì, làm thế nào để đào tạo nhân lực cho mũi nhọn đó.

Hệ quả của cách làm này là: mặc dù chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn của GDP nhưng nguồn nhân lực của chúng ta không có bước đột phá, các chiến lược phát triển kinh tế không có đủ nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện Sự thất bại của chiến lược phần mềm giai đoạn 2001-2005 là một minh chứng cụ thể: với mục tiêu 500 triệu USD doanh số toàn ngành vào năm

2005, nếu coi năng suất bình quân trên một lao động phần mềm Việt Nam là 10.000USD/năm (xấp xỉ Trung Quốc thời điểm đó), một phép tính đơn giản có thể thấy để đạt được mục tiêu cần phải đào tạo được 50.000 lao động phần mềm vào năm 2005 Trong khi đó, đến năm 2008 chúng ta mới đạt được con số đó Một ví dụ khác, công nghệ cao, cơ khí chế tạo và điện tử viễn thông thuộc danh mục những ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định 55/2007/QĐ-TTg), tuy nhiên đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có một kế hoạch phát triển nhân lực phục vụ cho sự phát triển của ba ngành trên.

Ngay trong cách giáo dục bậc đại học- cao đẳng của chúng ta vẫn tồn tại nhiều vấn đề như :

 Những năm gần đây tốc độ phát triển quy mô đào tạo đại học và cao đẳng quá nhanh so với các điều kiện dạy và học Tỷ lệ bình quân số sinh viên so với giáo viên của ta hiện nay đang quá tải (26,5 sinh viên/giáo viên), là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo giảm thấp Một số trường đại học phát triển quy mô quá mức,thiên về lợi ích kinh tế (nhất là hệ tại chức) Một số trường đại học dân lập tuyển sinh quá mức cho phép, vượt xa các điều kiện bảo đảm việc dạy và học, tổ chức quản lý đào tạo lỏng lẻo, chất lượng đào tạo chưa cao Quy mô một số trường đại học của nước ta còn quá lớn :

 Đại học Quốc gia TPHCM : 81.000

 Đại học Kinh tế TPHCM : 34.000

 Đại học Đà Nẵng : 52.000 Trong khi đó ở Mỹ, đại học lớn nhất là Arizona State cũng chỉ có khoảng 52.000 sinh viên Các trường đại học hàng đầu chỉ khoảng 15.000 sinh viên.

 Cơ cấu đào tạo mất cân đối về bậc học, về ngành nghề, người học dồn nhiều vào bậc đại học và một số ngành nghề có nhu cầu trước mắt, không có sự hướng dẫn, điều chỉnh của Nhà nước về ngành nghề đào tạo Trong đào tạo mất cân đối theo vùng và lãnh thổ, học sinh tốt nghiệp đại học tập trung xin việc ở thành phố và đồng bằng, nhiều trường hợp làm việc trái nghề Trong hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học ngày 5/1/2008, cả nước chỉ có 25 trường, có tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng nghề, trên 60%.

 Cơ sở vật chất của ngành giáo dục đào tạo mặc dù đã được chú ý đầu tư, nhưng so với nhu cầu nâng cao chất lượng thì ở mức rất thấp, đặc biệt là thiếu thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy, thư viện nghèo nàn, thiếu ký túc xá cho học sinh, sinh viên Sự tăng cơ sở vật chất thấp xa so với tăng quy mô học sinh, sinh viên.

 Công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài như là đầu tàu của đội ngũ nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, “thiếu cơ chế, chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao” và “nhiều chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành". Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, song chưa được sử dụng tốt, đang bị lão hoá, ít có điều kiện cập nhật kiến thức mới Sự hẫng hụt về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản”

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên gồm 2 nguyên nhân:

 Nguyên nhân khách quan: xuát phát điểm con người của chúng ta còn thấp, những chỉ số chung về con người thường thấp hơn so với khu vực và với thế giới, nên những kết quả đào tạo chưa được cao như mong muốn và vẫn thấp hơn nhiểu so với thế giới.

 Nguyên nhân chủ quan: bộ máy quản lý nguồn chi Ngân sách nhà nước cho phát triển nguồn nhân lực vẫn còn yếu kém và có ý thức chưa cao,vẫn tồn tại hiện tượng tham nhũng Các cơ quan giám sát các dự án phát triển nguồn nhân lực chưa sát sao, vẫn lỏng lẻo nên việc thực hiện vẫn chưa được như ý muốn.

Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt

Cơ hội và thách thức đối với đầu tư phát triển nguồn nhân lực

3.1.1.Cơ hội cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất, làm tăng cầu lao động, nhất là cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật

 Do đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài: Khi trở thành thành viên của

WTO, nước ta sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài do mở rộng diện các nước thành viên đầu tư vào Việt Nam và môi trường đầu tư của nước ta hấp dẫn hơn Chúng ta buộc phải tuân thủ hoàn toàn hiệp định TRIMs của WTO, phải cải cách các chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng giảm thiểu các rào cản trái với quy định của WTO, phải bãi bỏ phân biệt đối xử theo MFN và NT.

 Do phát triển mạnh các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu: Phát triển mạnh sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu sẽ tạo mở thêm nhiều chỗ việc làm mới Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy ở Việt Nam khu vực sản xuất hàng xuất khẩu có mức sử dụng lao động cao gấp hai lần so với khu vực sản xuất thay thế hàng nhập khẩu

Thứ hai, góp phần nâng cao chất lượng cung lao động: Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra sức ép lớn về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Để đứng vững trong cạnh tranh, tránh phá sản, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm nâng cao trình độ người lao động Có như vậy, người lao động mới làm chủ được các công nghệ mới Hơn nữa, bản thân người lao động cũng phải không ngừng học tập nâng cao trình độn để sẵn sáng đáp ứng yêu cầu của công viêc. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp cận được với những kiến thức mới, công nghệ mới.

Thứ ba, làm tăng mức di chuyển lao động trên thị trường , từ đó làm cho việc phân bổ và sử dụng nguồn lao động hợp lý và hiệu quả hơn Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc mở rộng thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài Vì thế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động Trên thị trường lao động sẽ có sự chuyển dịch lớn về lao động giữa nước ta với các nước thành viên khác, giữa các khu vực kinh tế, các địa phương, các ngành nghề, các doanh nghiệp trong nước Đây là sự dịch chuyển theo quy luật của thị trường, tức là di chuyển từ nơi có thu nhập thấp đến nơi có thu nhập cao, từ nơi có ít cơ hội việc làm đến nơi có nhiều cơ hội việc làm, từ nơi có điều kiện việc làm kém đến nơi có điều kiện việc là tốt Xét trên ý nghĩa kinh tế đây là sự dịch chuyển hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích lớn hơn cho người lao động, cho doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Thứ tư, làm cho tiền công, tiền lương phản ánh đúng hơn giá trị sức lao động Như chúng ta đã biết, giá cả sức lao động được hình thành và điều chỉnh theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu lao động và quy luật cạnh tranh.Trên thị trường lao động, người lao động và người sử dụng lao động tự do thỏa thuận mức tiền lương, tiền công theo yêu cầu của công việc và trình độ năng lực làm việc của người lao động và đương nhiên mức thỏa thuận này bị chi phối bởi các quy luật trên Khi thị trường lao động hoạt động lành mạnh, các giao dịch thuê mướn, sử dụng lao động được thực hiện công khai, minh bạch, người lao động có quyền làm việc cho bất cứ ai, miễn là công việc đó không bị pháp luật cấm thì việc thỏa thuận tiền lương, tiền công cũng trở nên khách quan hơn, người lao động sẽ nhận được tiền lương xứng đáng với công sức họ bỏ ra Khi Việt Nam gia nhập WTO thì đòi hỏi phát triển thị trường lao động càng trở nên bức xúc hơn và khi đó mức lương cho các vị trí công việc sẽ được điều chỉnh phù hợp hơn với quy luật thị trường Chênh lệch mức lương giữa lao động quản lý, lao động kỹ thuật, lao động giản đơn sẽ được phân định rõ ràng hơn Giá cả sức lao động được đánh giá khách quan hơn, đầy đủ, chính xác hơn Đây cũng chính là động lực thúc đẩy tưang năng suất lao động, khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể làm việc ở những vị trí có tiền công, tiền lương cao hơn.

3.1.2.Thách thức trong bối cảnh hiện nay

Bên cạnh những cơ hội có được thì cũng có không ít những thách thức đặt ra trong hoạt động Đầu tư phát triển nguồn nhân lực của nước ta:

Trước hết, đó là các vấn đề trong hoạt động quản lý của nhà nước và các doanh nghiệp trong nước Có thể thấy rằng cơ chế quản lý và luật định của nước ta vẫn còn nhiều thủ tục phức tạp và bất cập Nhà nước ta cần có chính sách mở cửa thông thoáng hơn, sửa đổi luật hợp lý hơn, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm ra để tạo thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Nhà nước cũng cần xem xét hạn chế trong vấn đề cơ sở hạ tầng, đây cũng là điều kiện cần thiết cho việc thu hút các nguồn lực bên ngoài Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một vấn đề nảy sinh đó là sẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước về vấn đề chảy máu chất xám sang các doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp đó là trong vấn đề cải thiện điều kiện làm việc và chê độ ngộ đãi công nhân viên và người lao động.

Tiếp đến là thách thức về chất lượng nguồn nhân lực Đây không phải là vấn đề mới nhưng lại là vấn đề cần giải quyết lâu dài vì nó mang tính chất quyết định Những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hợp lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô để có thể đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế Lực lượng lao động của nước ta có thể nói là dồi dào nhưng chủ yếu trong ngành nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn Đối với nguồn lao động trí thức được đào tạo ra, phần lớn chưa đáp ứng được chuẩn quốc tế Vì thế mà ta thấy một thực trạng xảy ra là nguồn nhân lực tạo ra nhiều nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu Để tận dụng được sự đầu tư của nước ngoài trong mở rộng thị trường lao động thì đòi hỏi nước ta phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Muốn mở rộng thị trường xuất khẩu lao động cũng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng tay nghề của đội ngũ này

Khả năng sử dụng vốn chưa cao: Hàng năm, nước ta vẫn nhận được các nguồn vốn hỗ trợ cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực từ nhiều nước như Nhật Bản, Anh, Pháp, Australia… nhưng những hạn chế trong vấn đề giải ngân và hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao Muốn duy trì được nguồn hỗ trợ này và thu hút thêm các nguồn khác thì cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo dựng lòng tin và mối quan hệ tốt đẹp với các nước phát triển. 3.1.3.Định hướng cho hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn tới

Phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi có những giải pháp hệ thống, đồng bộ và tổng thể, trong đó phải xác định được những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, trọng điểm cần được ưu tiên thực hiện Có thể sơ bộ đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp trọng điểm sau đây:

Thứ nhất, Củng cố, tiếp tục đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông-tạo nền tảng cơ bản vững chắc cho đào tạo nguồn nhân lực ở những giai đoạn, thang bậc trình độ cao hơn Tạo ra những chuyển biến cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung và phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm hướng tới tiếp cận các chuẩn mực trình độ khu vực và thế giới Để chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho tương lai đáp ứng được những yêu cầu hội nhập và toàn cầu hoá, cần phải cải tiến, hiện đại hoá chương trình và nội dung, phương pháp dạy, học theo hướng gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động (trong nước và ngoài nước) và lấy người học làm trung tâm, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy và học, gắn giáo dục, đào tạo với thực tiễn Ngay từ cấp giáo dục phổ thông, học sinh phải được dạy và học về tư duy chủ động, độc lập suy nghĩ, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp tổng hợp, cách trình bày, thuyết trình, cách ứng xử, những kiến thức và kỹ năng tự học và tự chủ trong việc thích ứng với hoàn cảnh không ngừng thay đổi… Mở rộng việc dạy và nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ngay từ cấp giáo dục phổ thông, hướng tới đạt được mục tiêu sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, phần lớn học sinh có thể sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường hoặc tiếp tục theo học tiếp ở trình độ cao hơn bằng ngoại ngữ.

Thứ hai, tập trung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, trước hết ưu tiên các nhóm nhân lực cốt yếu sau:

 Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên các cấp từ giáo dục phổ thông đến dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học, đảm bảo về số lượng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, đủ năng lực tạo ra những chuyển biến tích cực, tiến bộ về chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế xây dựng đất nước, học tập của người dân trong điều kiện hội nhập quốc tế.

 Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp hoá, có trình độ chuyên môn cao, văn hoá công sở, năng lực làm việc và ứng xử theo những chuẩn mực của Nhà nước pháp quyền và phù hợp với thông lệ quốc tế

 Xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia tư vấn hoạch định chính sách trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý… tinh thông nghiệp vụ, am hiểu sâu rộng kiến thức và thực tiễn quốc tế, đảm bảo cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách có tính khả thi cao, thích ứng với tình hình quốc tế không ngừng biến đổi nhằm kịp thời hỗ trợ làm tăng sức mạnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế trong quá trình hội nhập.

 Bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân và chuyên gia quản trị doanh nghiệp có bản lĩnh vững vàng, giỏi về nghiệp vụ quản lý, am hiểu luật lệ kinh doanh quốc tế có đủ năng lực đưa doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh thắng lợi trên thị trường trong nước và quốc tế. Phải nhanh chóng đào tạo được đội ngũ giám đốc điều hành (CEO), lãnh đạo và chuyên gia quản lý bậc trung cho các doanh nghiệp đáp ứng những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời, phải có những chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng quản lý, cung cấp thông tin về tình hình thị trường trong nước và quốc tế cho hơn 12 triệu chủ hộ kinh tế gia đình - những doanh nhân tiềm năng để họ kịp thời ứng phó có hiệu quả trước những biến động của thị trường

Giải pháp đầu tư bảo vệ và tăng cường thể lực nguồn nhân lực

Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua đô hộ áp bức của phong kiến TrungQuốc và thực dân Pháp, qua mỗi giai đoạn chúng ta không chỉ bị áp bức về kinh tế mà còn bị chính sách cai trị hà khắc làm cho thể lực bị suy giảm nghiêm trọng Cả chiều cao và thể lực người Việt Nam thuộc loại kém nhất khu vực: trong khi nam 18 tuổi của thế giới cao trung bình 176,8cm, nữ 18 tuổi cao 163,7cm thì nam VN chỉ cao 163,5, nữ VN cao 152,7cm Để giải quyết điều này chúng ta không còn cách nào khác ngoài tăng cường tập luyện và chế độ dinh dưỡng cho mọi người dân đặc biệt là chú trọng tới trẻ em. Theo kinh nghiệm của Nhật, để tăng cường chiều cao, họ đã có hẳn chiến lược mang tầm quốc gia qua bữa ăn học đường Sau chiến tranh, người Nhật rơi vào khủng hoảng, tài nguyên thiên nhiên ít, thất nghiệp, thiếu đói Chính phủ Nhật đã nghiên cứu làm sao dùng đồng tiền hiệu quả nhất và coi đây là đòn bẩy, đưa đất nước đi lên Họ nhận thấy không gì tốt hơn là đầu tư vào nguồn nhân lực, vào thế hệ trẻ, chủ yếu từ bữa ăn học đường, ly sữa cho học sinh cấp I Kết quả, sau 15 năm, chiều cao người Nhật đã cải thiện và tới nay đã đứng trong tốp đầu về chiều cao của thế giới.

Bên cạnh đó, để khuyến khích người dân rèn luyện thân thể, nhà nước cần ban hành những quy định trong việc quy hoạch khu dân cư, phải đảm bảo một tỷ lệ số m 2 vui chơi trên số m 2 để ở, làm sao để những người có nhu cầu rèn luyện có khu vực để tập luyện Với những công trình công cộng như công viên, sân chơi thì nhà nước phải trực tiếp đầu tư và đảm bảo chúng sẽ được sử dụng đúng mục đích

3.2.2.Đầu tư bảo vệ thể lực

Bảo vệ thể lực nguồn nhân lực chính là phòng ngừa, chữa trị những rủi ro có thể mắc phải của nhân dân khi lao động và làm việc Việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm và bảo hộ lao động cho công nhân viên không chỉ là chính sách đứng hoàn toàn về phía người lao động mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân doanh nghiệp Đã có không ít trường hợp doanh nghiệp đã đứng ra mua “bảo hiểm suốt đời” cho công nhân viên của mình, nó tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và doanh nghiệp, làm cho người công nhân cảm thấy yên tâm hơn trong công tác, lại vừa đảm bảo cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất ổn định, không bị ngắt quãng chậm tiến độ Để thực hiện tốt vấn đề này nhà nước cần nghiêm khắc giám sát việc thực hiện bảo hộ lao động cho công nhân ở các doanh nghiệp, nâng cao khung pháp lý, xử phạt nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm bảo hộ lao động hay, chậm bảo hiểm y tế cho công nhân.

Giải pháp đầu tư phát triển trí lực và kỹ năng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế và doanh nghiệp Và giáo dục đào tạo là hoạt động đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việc đào tạo thích ứng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vì nó tạo ra con người có đủ trình độ, khả năng phù hợp với một công việc nhất định được xã hội phân công, giao phó Bước vào ngưỡng cửa hội nhập thế giới, những yêu cầu và đòi hỏi về chất lượng nguồn nhần lực ngày càng cao hơn. Trong phần trên, chúng ta đã đi tìm hiểu về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam và thấy rõ những mặt còn hạn chế cũng như những thách thức đặt ra trong việc đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu thị trường Vấn đề đặt ra cho giáo dục và đào tạo là làm thế nào để vừa đáp ứng đủ về số lượng, đồng thời đảm bảo chất lượng cho nguồn nhân lực ở nước ta.

Tăng cường nguồn vốn cho đầu tư cho giáo dục đào tạo

Trước tiên, chúng ta cùng đi tìm hiểu các giải pháp về vấn đề tài chính và nguồn vốn để đầu tư cho giáo dục đào tạo (GDĐT) Từ trước đến nay, nguồn ngân sách chính cho giáo dục đào tạo phần lớn là từ ngân sách nhà nước Tuy nhiên, với tiềm lực nền kinh tế nước ta hiện nay thì ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo vẫn còn rất khiêm tốn Để có vốn cho GDĐT nhà nước thường dùng hình thức phát hành trái phiếu, công trái giáo dục hoặc là kêu gọi khuyến khích các doanh nghiệp và người dân ủng hộ, đóng góp Những hình thức huy động vốn này thường mang tính chất tự nguyện vì vậy mà hiệu quả mang lại không cao Nhà nước cũng có thể tạo ngân sách bằng hình thức đi vay nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài Phần lớn mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo nhưng chúng ta lại thường mang một suy nghĩ ỷ lại vào nhà nước Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp sau:

 Thứ nhất,cần có phối hợp giữa “3 nhà” trong vấn đề giáo dục đào tạo nguồn nhân lực Đó là nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp Về phía Nhà nước, bộ cần xúc tiến xin cơ chế dành 3%-5% thuế của doanh nghiệp hỗ trợ cho GDĐT Đối với trường Đại học (ĐH), trường có chương trình đào tạo chất lượng cao theo nhu cầu doanh nghiệp đã được ký kết có thể đề xuất ngay mức học phí mới Các trường ĐH cần có cơ chế hoạt động như một đơn vị kinh tế để hạn chế xin ngân sách hỗ trợ từ phía nhà nước Tùy từng điều kiện của mỗi trường, từng đối tượng có nhu cầu được đào tạo mà đưa ra mức học phí hợp lý Có thể áp dụng việc tăng học phí đối với những ngành có kỳ vọng về việc làm cũng như thu nhập cao sau khi ra trường, những ngành đào tạo mà thị trường có nhu cầu lớn Đối với doanh nghiệp, cần có thông tin về nhu cầu nhân lực của mình, hỗ trợ tài chính và tham gia vào quá trình đào tạo, xây dựng chương trình, cho sinh viên thực tập Các doanh nghiệp có thể tham gia dưới hình thức các cổ đông góp vốn để thành lập các trường đại học, đầu tư cho nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp mình trong tương lai Một ví dụ minh họa cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường đã đem lại những hiệu quả tích cực, đó là Ban quản lý khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận liên kết hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo với Đại học quốc gia TP HCM để đào tạo hàng ngàn kỹ sư về các ngành: tin học, điện - điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, hóa - sinh học theo phương thức các doanh nghiệp đưa ra các yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn cần đào tạo của người lao động với các trường đại học Và đây là con đường tất yếu, một kinh nghiệm quý đối với việc đào tạo nhân lực trình độ cao Các DN có nhu cầu sử dụng lao động sẽ kết hợp, hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo với các trường đại học và cam kết sẽ tuyển chọn những người kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ chuyên môn và tay nghề đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư sau khi những dự án xây dựng các nhà máy ở khu công nghệ cao hoàn thành và đi vào hoạt động.

 Tiếp đến, nhà nước nên giảm bớt trường công lập và khuyến khích thành lập các trường dân lập, cơ sở đào tạo tư để giảm bớt gánh nặng ngân sách cho nhà nước Những trường dân lập này học phí sẽ cao hơn nhưng bù lại thì có thể được đầu tư trang thiết bị, tư liệu học tập đầy đủ hơn Các trường công lập vẫn cần được duy trì để đáp ứng nhu cầu cho tầng lớp dân cư có thu nhâp thấp và trung bình Còn đối với những người có thu nhập cao, có nhu cầu và có khả năng có thể học tập, nghiên cứu ở những trường dân lập để được hưởng những môi trường đào tạo tốt hơn Về phía các cơ sở, trung tâm đào tạo dạy nghề nên để các doanh nghiệp tham gia đào tạo Các doanh nghiệp ngoài hoạt động kinh doanh là chính, có thể tự mở cơ sở dạy nghề để tạo nên quy trình đào tạo khép kín, vừa đáp ứng được đầu vào vừa đảm bảo đầu ra cho lực lượng lao động.

 Bên cạnh đó, Nhà nước có thể hình thành các “quỹ đầu tư giáo dục” kêu gọi sự đóng góp của những kiều bào ở nước ngoài Thực tế số lượng Kiều bào của nước ta cũng khá đông đảo và nhiều người trong số đó luôn có mong muốn được góp phần cho công cuộc xây dựng và phát triển tổ quốc mình Chính vì thế mà chúng ta cần dang rộng cánh tay chào đón họ, vừa tạo điều kiện vừa tận dụng được nguồn lực tài chính đáng quý này.

 Giáo dục đào tạo không chỉ là vấn đề riêng của mỗi nước mà nó còn là vấn đề mà cả thế giới rất quan tâm Đặc biệt, những nước phát triển thường có những sự hỗ trợ và giúp đỡ nhất định dành cho các nước kém và đang phát triển trong lĩnh vực này Nhà nước cần có những chính sách ngoại giao tốt, cần tạo được lòng tin cho các nước phát triển để thu hút nguồn vốn đầu tư và những hỗ trợ trong kinh nghiệm cũng như đội ngũ đào tạo cho giáo dục đào tạo nước ta Nếu chúng ta cho họ thấy được rằng nước ta sử dụng những nguồn vốn đó đúng mục đích và đem lại hiệu quả chính đáng thì họ sẽ yên tâm đầu tư và nguồn vốn cho giáo dục từ đó sẽ được tăng lên đáng kể Một số nước điển hình thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ cho giáo dục đào tạo của nước ta như là Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Anh…

 Bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư như ODA thì chúng ta cũng cần phải chỉnh sửa hệ thống pháp luật để tạo điều kiện cho các tổ chức nước ngoài đầu tư mở các trung tâm giáo dục đào tạo dưới hình thức hợp tác hoặc 100% vốn nước ngoài Điều này không những giảm chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn góp phần nhanh chóng hoàn thiện hơn hệ thống đào tạo trong nước Một khi các cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao của nước ngoài được xây dựng ở trong nước thì tạo thuận lợi hơn cho liên kết đào tạo, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp sẽ giảm được đáng kể chi phí cũng như thời gian để gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài.

Tóm lại, Nhà nước có thể huy động nguồn vốn cho giáo dục đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, đa dạng hóa và tận dụng các nguồn tài chính một cách triệt để trong giới hạn cho phép Nhưng vấn đề về nguồn vốn chưa phải là tất cả Không phải cứ có tiền là giải quyết được mọi vấn đề Một vấn đề khó khăn hơn đặt ra là phân bổ và sử dụng nguồn vốn ấy như thế nào để đem lại những kết quả mong muốn và đạt được hiệu quả cao Những định hướng đúng đắn và những chính sách hợp lý trong giáo dục đào tạo là điều hết sức cần thiết

Giải pháp đầu tư đối với giáo dục cơ sở Để thực hiện các mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước, việc cải cách và hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo (GDĐT) là quan trọng Chúng ta cần đầu tư kinh phí vào những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hiện đại hóa giáo dục trước mắt và lâu dài:

Trước mắt là chấn chỉnh, xoá bỏ những bức xúc trong giáo dục mà xã hội quan tâm như dạy thêm, học thêm tràn lan, mua bằng, bán điểm, thi cử, đánh giá học sinh, sinh viên không đúng thực chất, chạy theo thành tích

 Đầu tư để đổi mới chương trình dạy và học, đặc biệt là đổi mới sách giáo khoa ở các bậc học phổ thông Đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, trang bị các giáo cụ trực quan, đẩy mạnh công tác giáo dục phân ban, giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông

 Khuyến khích hình thành các quỹ khuyến học từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và từ những nguồn tài chính khác nhau trong cộng đồng, mở rộng hình thức hỗ trợ tín dụng, tạo điều kiện cho sinh viên, học sinh tiếp tục tham gia học tập Chấn chỉnh quy chế tuyển sinh (đặc biệt là hệ mở rộng), quy chế thi và cấp bằng tại các trường cao đẳng và đại học. Nhà nước ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng, chương trình, nội dung dạy và học, điều kiện cơ sở vật chất thống nhất cho các cấp học, đổi mới cơ chế thanh tra, giám sát chất lượng dạy và học, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm

Phát triển các hình thức đào tạo, dạy nghề cấp chứng chỉ nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu học nghề cho mọi người, ban hành cơ chế hỗ trợ cho các trung tâm đào tạo nghề dân lập hoặc bán công, đặc biệt đối với những ngành nghề mới, gắn kết các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước với chương trình đào tạo nghề, đáp ứng nguồn nhân lực

Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Chuyển chế độ tài trợ ngân sách Nhà nước cho các trường công lập từ phương thức cấp phát hành chính sang cơ chế tài trợ theo đầu học sinh, thực hiện chế độ cho sinh viên nghèo vay tiền.Ngân sách Nhà nước tập trung hơn cho các bậc giáo dục phổ cập ở các vùng nông thôn, miền Núi Nhà nước cũng cần trích ngân sách ưu đãi cho những đội ngũ giáo viên ở các vúng nông thôn miền núi, xem xét nâng lương cho ngành giáo dục. Để hỗ trợ trong quản lý cũng như trong giảng dạy, chúng ta cần đầu tư công nghệ thông tin vào hệ thống giáo dục đào tạo Nó không những giúp giảm chi phí cho công tác điều hành, quản lý mà còn giúp cho học sinh, sinh viên cũng như giáo viên có thêm cơ hội để tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu, kiến thức mới Kết nối internet có thể tạo điều kiện cho các trường chia sẻ kinh nghiệm, tài nguyên, liên kết đào tạo và cũng có thể phát triển thêm hình thức đào tạo từ xa.

Phân loại các cơ sở giáo dục, đào tạo để có kế hoạch đầu tư tập trung, xây dựng các trường Đại học quốc gia, các trường trọng điểm, các ngành trọng điểm trong các trường khác Những cơ sở này phải đi đầu trong quản lý chất lượng đồng bộ để sớm có trường, có ngành đào tạo ngang với khu vực và quốc tế Các trường đại học thực hiện hình thức liên kết đào tạo với các trường đại học quốc tế.

Giải pháp đầu tư về việc làm và chống thất nghiệp

Toàn cầu hóa mang lại cho nước ta nhiều cơ hội, song bên cạnh đó là không ít khó khăn và thách thức Trong đó, vấn đề việc làm và thất nghiệp đang là tâm điểm của mọi cuộc tranh luận về toàn cầu hóa hiện nay Các giải pháp về việc làm và chống thất nghiệp cũng được xã hội quan tâm nhiều nhất. Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các chính sách thu hút và sử dụng lao động đã được đổi mới từng bước nhằm đáp ứng và thích nghi với cơ chế thị trường Sự đổi mới này dược thể hiện vừa cả trong nội dung, phạm vi và phương pháp tác động của chính sách, theo đó vừa tăng cường vai trò của nhà nước vừa sử dụng ngày càng rộng rãi các cộng cụ của thị trường trong quản lí nguồn nhân lực Căn cứ vào tính chất và đối tượng tác động, những chính sách về thu hút và sử dụng lao động dược phân tổ theo các nhóm sau:

Giải pháp đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư

Nhà nước không phải là nguồn và chủ thể duy nhất tạo việc làm, mà thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ các thành phần kinh tế tạo việc làm cho người lao động.

Lập quỹ giải quyết việc làm quốc gia từ nhiều nguồn để giúp các chương trình, dự án tạo việc làm, đầu tư cho các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm, các trung tâm phổ biến tiến bộ khoa học kĩ thuật, chuyền giao công nghệ sử dụng nhiều lao động, cho nhân dân vay để tự tạo việc làm với lãi suất đảm bảo toàn vốn hợp lí, lấy mục tiêu và hiệu quả là tạo ra chỗ làm việc mới cho người lao động.

Bên cạnh nguồn quỹ giải quyết việc làm của quốc gia, cần còn khuyến khích người lao động đầu tư vốn nhàn rỗi phát triển sản xuất tạo ra việc làm. (thành lập các công ty tư nhân, các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ…) Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải để tạo điều kiện cho đầu tư tư nhân phát triển.

Ngoài nguồn vốn trong nước, nhà nước cần có những chính sách để tranh thủ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm trong nước Tăng cường thực hiện các hợp đồng gia công với nước ngoài, tranh thủ vốn và tiếp thu những tiến bộ trong quản lý, khoa học kĩ thuật để phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động, sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ nhân đạo cho mục tiêu phát triển sản xuất, tạo việc làm như chương trình EC, HCR…

Giải pháp đầu tư khuyến khích hỗ trợ tạo việc làm

Nhà nước chủ động và tích cực trực tiếp tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trong đó ưu tiên các ngành mũi nhọn và có khả năng giải quyết việc làm cho người lao động Nước ta có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ Nhưng trong thời điểm hiện nay, giá nhân công chỉ quan trọng đối với những ngành sử dụng nhiều lao động như: dệt may, lắp ráp điện tử do vậy khi lấy mục tiêu là giải quyết việc làm cho người lao động, ngoài chính sách đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, sử dụng nhiều lao động, chính sách giáo dục để nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật đáp ứng nhu cầu đòi hỏi, nhà nước cần có những chính sách khuyến khích mọi người dân tự tạo việc làm cho mình và cho mọi người:

 Ban hành những chính sách ruộng đất, thuế, tín dụng phù hợp nhằm khuyến khích hỗ trợ người dân tạo việc làm, tạo điều kiện cho người có vốn và tài năng, kĩ thuật đầu tư sản xuất tạo việc làm mới, thu hút lao động (Ví dụ: Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp, tạo điều kiện cho họ có cơ hội tạo việc làm và thu nhập cho gia đình).

 Nước ta là một nước có nguồn nhân lực dồi đào Do vậy nhà nước cần chú trọng đầu tư vào một số ngành có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới và thu hút được nhiều lao động như dệt may, chế biến nông lâm_thủy sản Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho các ngành có khả năng cạnh tranh thấp trên thế giới như: xi măng, sắt thép, mía đường, thuốc lá… có khả năng cạnh tranh để đảm bảo ổn định sản xuất và việc làm của người lao động Các chính sách như: giảm thuế, tăng cường nghiên cứu sản xuất trong nước để giảm giá thành, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao sản lượng và chất lượng.

 Cần chú trọng đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Giáo dục cải tạo gắn với dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng tệ nạn xã hội Khuyến khích lực lượng vũ trang tham gia làm kinh tế và có chính sách việc làm cho người tàn tật.

 Đối với Việt kiều trở về nước, Chính phủ cần tạo điều kiện cho họ làm việc (lập tổ tư vấn hay tổ chức hội nghị tư vấn với các chuyên gia, nhà tư vấn Hoặc có thể tạo điều kiện cho họ vào làm tại các trường đại học, viện nghiên cứu.) Chính sách này không những tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người lao động mà còn giúp chúng ta có điều kiện tiếp xúc với khoa học thế giới và trang bị thêm vốn ngoại ngữ cần thiết.

Giải pháp đầu tư cho thị trường lao động Đây là nhóm chính sách đặc biệt vì nhằm kích thích, điều tiết phát triển thị trường lao động phục vụ lợi ích chung và lợi ích của người lao động Ở nước ta loại thị trường này hiện nay mới chỉ trong giai đoạn hình thành nên có những đặc điểm là kém phát triển và còn nhiều khuyết tật Vì vậy cần phải có những giải pháp riêng để quản lí và thúc đẩy sự phát triển của loại thị trường đặc biệt này Sự hình thành và phát triển ngày càng rộng rãi và phát triển của thị trường lao động cùng với việc hội tụ khá đầy đủ các yếu tố thị trường sẽ tác động nhiều mặt và mạnh mẽ hơn đến quá trình phát triển nguồn nhân lực Đầu tư giảm cung lao động

Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí Nước ta có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ tuy nhiên một vấn đề nổi cộm lên là chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, là sự thiếu, hiếm nghiêm trọng nguồn lao động được đào tạo, có tay nghề phù hợp Nguyên nhân chính là do sự yếu kém của hệ thống giáo dục đào tạo Vì vậy, đầu tư phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí nói chung và trình độ cho người lao động nói riêng là giải pháp cơ bản không chỉ trong thời gian trước mắt mà còn trong lâu dài. Các chính sách cụ thể đã được đề cập ở phần trước.

Giải pháp nhằm giảm sức ép đối với cung lao động: nước ta có một nguồn lực lao động rất dồi dào, tỷ lệ tăng hàng năm của số người đền tuổi lao động khá cao Điều này đã tạo ra một sức ép lớn đối với thị trường lao động, do vậy nhà nước cần thực hiện các chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế gia tăng dân số, giảm sức ép về cung lao động, đầu tư cho hệ thống tuyên truyền, vận động tới toàn xã hội về lợi ích của việc kế hoạch hóa dân số.

Cần đầu tư xây dựng mạng lưới y tế đến tận cấp cơ sở, tăng cường công tác truyền thông về dinh dưỡng và sức khỏe, thực hiện vệ sinh an toàn lao động Đây là những giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề chất lượng lao động trong những năm tới.

Nhà nước cấn thực hiện các biện pháp gián tiếp, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và sinh hoạt an toàn hơn cho người dân tại điểm đến Nâng cao độ linh hoạt cuả thị trường lao động thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển lao động, vì đây là một xu hướng tất yếu giúp người lao động có cơ hội tìm việc làm cho mình. Đầu tư tăng cầu lao động Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là tiền đề để phát triển thị trường lao động Tuy tăng trưởng kinh tế cao không nhất thiết dẫn đến tăng cầu về việc làm, vì điều này còn phụ thuộc vào phương thức tăng trưởng (dựa nhiều vào vốn, công nghệ hay dựa nhiều vào lao động) Song, để có thể tăng mức việc làm cho người lao động, việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, để đạt được “ngưỡng việc làm” vẫn là nhiệm vụ không thể thiếu trong thời gian tới.

Ngày đăng: 24/06/2023, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng :  Tỷ lệ thu nhập Nữ-Nam Tuổi Chưa hết - Luận văn tốt nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực việt nam giai đoạn 2001 2008
ng Tỷ lệ thu nhập Nữ-Nam Tuổi Chưa hết (Trang 25)
Bảng về cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế: - Luận văn tốt nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực việt nam giai đoạn 2001 2008
Bảng v ề cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế: (Trang 30)
Bảng :  Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục  (Nguồn Bộ giáo dục và đào tạo) - Luận văn tốt nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực việt nam giai đoạn 2001 2008
ng Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục (Nguồn Bộ giáo dục và đào tạo) (Trang 37)
Hình 6:  Cơ cấu vay tiền ngân hàng chi cho học tập năm 2006-2008 - Luận văn tốt nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực việt nam giai đoạn 2001 2008
Hình 6 Cơ cấu vay tiền ngân hàng chi cho học tập năm 2006-2008 (Trang 38)
Hình 7:  Số Lưu học sinh theo Học bổng Việt Nam (Đề án 322) tại các nước - Luận văn tốt nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực việt nam giai đoạn 2001 2008
Hình 7 Số Lưu học sinh theo Học bổng Việt Nam (Đề án 322) tại các nước (Trang 42)
Bảng :  Mức lương tối thiểu chung áp dụng từ 1/01/2009 - Luận văn tốt nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực việt nam giai đoạn 2001 2008
ng Mức lương tối thiểu chung áp dụng từ 1/01/2009 (Trang 47)
Hình :  Chỉ số HDI của Việt Nam - Luận văn tốt nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực việt nam giai đoạn 2001 2008
nh Chỉ số HDI của Việt Nam (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w