1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia Tác Động Của Vốn Đầu Tư Fdi Tới Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Giai Đoạn 1997 - 2021.Pdf

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Vốn Đầu Tư FDI Tới Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Giai Đoạn 1997 - 2021
Tác giả Bùi Thị Thanh Thảo, Lê Mai Huyền, Lê Thị Thùy Linh, Lê Thanh Bình, Phạm Quang Huy, Ngô Hoàng Ngọc, Dương Ngô Sơn
Người hướng dẫn Ths. Lương Minh Hà
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài Chính Công Ty Đa Quốc Gia
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

Do đó, việc đánh giá tác động từ vốn FDI tới nguồn nhân lực trong nước làmột chủ đề quan trọng bởi đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của mộtdoanh nghiệp.. Vì vậy, nhóm

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

Trang 2

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

Trang 3

THÔNG TIN THÀNH VIÊN NHÓM 09

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 5

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Đặc điểm 5

1.1.3 Doanh nghiệp FDI 5

1.2 Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam từ 1997-2021 6

1.2.1 Quy mô vốn FDI 6

1.2.2 Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư 7

1.2.3 Cơ cấu FDI theo ngành và lĩnh vực chủ yếu 8

1.2.4 Cơ cấu FDI theo địa phương và vùng kinh tế 8

PHẦN 2 TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1997-2021 10

2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 10

2.2 Tác động của FDI tới nguồn nhân lực Việt Nam 14

2.2.1 Tác động tích cực 14

2.2.2 Tác động tiêu cực 15

2.2.3.Đánh giá tác động của FDI tới nguồn nhân lực Việt Nam 16

PHẦN 3 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 17

3.1 Đối với nhà nước 17

3.2 Đối với người lao động 17

KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

Từ năm 1988 tới nay, trải qua 35 năm chấm dứt “bế quan tỏa cảng”, mở cửa nềnkinh tế, đất nước ta đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoàitrên toàn cầu Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã thu hút được gần 400 tỷ USDvốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) với trên 70 nghìn dự án FDI Sự hưởng lợi từcác dự án FDI đó đã giúp tăng trưởng kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung nguồnvốn đầu tư còn thiếu hụt, chuyển giao công nghệ, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhànước,

Bên cạnh những lợi ích trên, FDI đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ranguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam Trước khi FDI vào Việt Nam, lao độngtrong nước chủ yếu là những người không có bằng cấp, trình độ và tay nghề thấp Từ khi

nở rộ các doanh nghiệp FDI, một lực lượng lao động có kỹ năng nghề đã được hình thành

và phát triển Do đó, việc đánh giá tác động từ vốn FDI tới nguồn nhân lực trong nước làmột chủ đề quan trọng bởi đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của mộtdoanh nghiệp Việc xem xét những ưu điểm và thách thức mà vốn FDI mang lại, cũngnhư những chính sách và biện pháp đã được áp dụng để tận dụng tối đa tiềm năng của vốnFDI là hoàn toàn thiết thực và mang lại giá trị cao

Vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Tác động của vốn đầu tư FDItới chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 1997 - 2021” làm đề tài thảo luận,với mong muốn đưa ra cái nhìn tổng quan về tác động mà FDI đã mang lại cho nguồnnhân lực Việt Nam, từ đó rút ra mặt được cũng như chưa được, và đưa ra giải pháp khắcphục

Trang 7

NỘI DUNG PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

1.1.1 Khái niệm

Theo WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc một nhà đầu tư (nước chủ đầutư) có một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sảnđó

1.1.2 Đặc điểm

Mang lại lợi ích dài hạn cho chủ đầu tư

Chủ đầu tư nắm quyền kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệpđược đầu tư Cổ phần đa số không phải là điều kiện bắt buộc cho việc nắm quyềnkiểm soát

1.1.3 Doanh nghiệp FDI

Khái niệm

Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông Như vậy, doanhnghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệvốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu

Ngành nghề kinh doanh

Các chủ doanh nghiệp cần đáp ứng Luật đầu tư và các thủ tục đầu tư Doanh nghiệpFDI được tự do kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật và các nước được đầu tư khôngcấm Quyền quyết định đầu tư sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các cá nhân và tổ chức đi đầu

tư, đồng thời họ cũng tự chịu quyết định về lỗ và lãi của doanh nghiệp

Phương thức kinh doanh

Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%: Do một công ty nước ngoài lập mới hoàntoàn

Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh được thành lập ởnước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa các bên

Trang 8

Đầu tư với hình thức hợp đồng BBC: Hợp đồng BBC được ký giữa các nhà đầu tưnhằm hợp tác, phân chia lợi nhuận, sản phẩm

1.2 Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam từ 1997-2021

1.2.1 Quy mô vốn FDI

Giai đoạn 2005-2008

Dòng vốn FDI tăng trưởng cao, ổn định Năm 2005, Luật Đầu tư chính thức được banhành đã trở thành động lực cho dòng vốn FDI trở lại Đặc biệt, năm 2007, sau khi gianhập WTO, Việt Nam đã có những dự án tỷ đô đầu tiên như dự án của Tập đoàn Intel; dự

án Nhà máy thép Posco (Hàn Quốc) (Minh Sơn và Anh Minh, 2018) Sự gia tăng mạnh

mẽ FDI vào Việt Nam giai đoạn sau WTO được thể hiện rõ qua bảng sau:

So sánh sự tăng trưởng của FDI vào Việt Nam giai đoạn sau WTO (2007-2019) so với

giai đoạn trước WTO (1991-2006)

Nguồn: Tổng cục thống kêGiai đoạn 2009-2012

Trang 9

Dòng vốn FDI có xu hướng giảm sút sau khi đạt đỉnh điểm vào năm 2008 Suy thoáikinh tế toàn cầu, khủng hoàng nợ công, bản thân nền kinh tế Việt Nam có nhiều yếu kém

đã ảnh hưởng tới FDI Các yếu tố lợi thế của Việt Nam như tài nguyên, nguồn lao độnggiá rẻ, đã giảm dần và không phù hợp với định hướng đề cao chất lượng lao động, môitrường đầu tư Tất cả các tác động cộng hưởng trên đã khiến cho dòng vốn FDI giảm sút.Giai đoạn 2013-2021

Vốn FDI đăng ký qua các năm tại Việt Nam

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (2020)Dòng FDI liên tục tăng, cả về số dự án và vốn đăng ký Từ 2020-2021, do chịu tácđộng của đại dịch Covid-19 nên số vốn có giảm nhưng không đáng kể Tính đến ngày20/12/2021, Việt Nam có khoảng 34.527 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần408,1 tỷ USD, vốn thực hiện lũy kế ước đạt 251,6 tỷ USD, bằng 61,7% tổng vốn đầu tưđăng ký còn hiệu lực (ThS Vũ Thị Huyền Trang, 2023)

1.2.2 Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư

Tính đến 12/2021, Việt Nam đã nhận đầu tư của 137 quốc gia và vùng lãnh thổ.Các đối tác chủ yếu là các nước châu Á, có quan hệ ngoại giao lâu dài Trong đó dẫn đầu

là Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 68 tỷ USD, chiếm 19% tổng vốn FDI đăng

ký Sau đó là Nhật Bản với số vốn đăng ký là 59,364 tỷ USD, chiếm hơn 16% (NguyễnTiến Long và cộng sự, 2022)

Trang 10

Cơ cấu FDI vào Việt Nam theo quốc gia và vùng lãnh thổ

Nguồn: Tạp chí kinh tế & quản trị kinh doanh1.2.3 Cơ cấu FDI theo ngành và lĩnh vực chủ yếu

Tính đến 31/12/2021, vốn FDI đã vào 19 trong 21 ngành với tổng số vốn FDI đăng

ký trên 400 tỷ USD của gần 32 nghìn dự án FDI Trong đó, ngành công nghiệp chế biến,chế tạo đứng đầu về số vốn đầu tư và số dự án, với 214,61 tỷ USD cho 14,463 dự án(chiếm 59.07% tổng vốn FDI đăng ký) (Nguyễn Tiến Long và cộng sự, 2022) Đầu tư vàokhu vực bất động sản đứng thứ 2, mặc dù số dự án không nhiều nhưng quy mô các dự ánlớn Ngành nông, lâm, ngư nghiệp được khuyến khích nhưng lại thu hút rất ít dự án 1.2.4 Cơ cấu FDI theo địa phương và vùng kinh tế

Tính đến 31/12/2021, các doanh nghiệp FDI đã hiện diện và đầu tư vào 63tỉnh/thành phố trên lãnh thổ Việt Nam Dẫn đầu về thu hút FDI phải kể đến Thành phố HồChí Minh với 47,34 tỷ USD (chiếm 13,1% tổng vốn FDI); tiếp theo là Hà Nội và BìnhDương (Nguyễn Tiến Long và cộng sự, 2022) Riêng 2021, Hà Nội thu hút nhiều FDInhất với tổng vốn đăng ký 8,45 tỷ USD, chiếm 22,26% tổng vốn FDI Sau đó là Thànhphố Hồ Chí Minh

Trang 11

Cơ cấu thu hút FDI ở Việt Nam theo địa phương năm 2021

Nguồn: Tạp chí kinh tế & quản trị kinh doanhDòng vốn FDI có xu hướng chảy vào các khu đô thị lớn, vùng có kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội phát triển, tiêu biểu là vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và vùng kinh tếtrọng điểm Bắc bộ

(tỷ USD)

Tỷ lệ (%)

(%)

Cơ cấu FDI theo các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam

Nguồn: Tạp chí kinh tế & quản trị kinh doanh

Trang 12

PHẦN 2 TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1997-2021 2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam

Giai đoạn 1997-2000

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân lực vàgây khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới Tỷ lệ người lao động qua đào tạo nghềnghiệp và CMKT rất thấp Theo kết quả điều tra dân số 01/04/1999, chỉ có 7,6% dân số từ

13 tuổi trở lên có bằng cấp về một trình độ CMKT nào đó, tức là đã qua trường lớp đàotạo Đây là một tỷ lệ quá thấp

Sau cuộc khủng hoảng, vào thời điểm điều tra 1/7/2010, lực lượng lao động chiếm58,5% tổng dân số, bao gồm 49,5 triệu người có việc làm và 1,3 triệu người thất nghiệp(theo Tổng điều tra dân số) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch đáng kể giữanam và nữ (82,0% so với 73,0%)

Trang 13

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới tính năm 2010

Nguồn: Tổng cục thống kêBên cạnh đó, kết quả điều tra Lao động Việc làm năm 2010 cho thấy tỷ trọng lao động

đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp Chỉ có hơn 7,4 triệu người qua đào tạo trong tổng50,8 triệu lao động, chiếm 14,7% Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dàonhưng trình độ tay nghề và CMKT thấp

Đơn vị tính: Phần trăm

Nơi cư trú/các vùng kinh tế

-xã hội Tổng số Không cóCMKT nghềDạy Trungcấp đẳngCao Đại họctrở lên

Trang 14

Tây Nguyên 100,0 89,5 1,9 3,3 1,7 3,6

Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ CMKT, thành thị/nông

thôn và các vùng kinh tế-xã hội năm 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Từ bảng trên có thể thấy, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất là ở Đồng bằng sôngHồng (20,9%) và thấp nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long (7,8%) Tỷ trọng lực lượnglao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng

sở đào tạo chiếm 17%

Tuy nhiên giai đoạn 2020-2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nguồn nhân lựcViệt Nam bị ảnh hưởng đáng kể so với những năm về trước Năm 2020, lực lượng laođộng đạt 54,6 triệu người, giảm 1,2 triê ƒu người so với năm 2019 (Tổng cục thống kê,2021) Tỷ lệ thất nghiệp quý IV năm 2020 là 2,37%, cao nhất so với cùng kỳ trong vòng

10 năm qua Thị trường lao động có khoảng 75% lao động không được đào tạo Tình hìnhdịch 2021 kéo dài và phức tạp hơn 2020 khiến lao động trong các ngành tiếp tục giảm,đặc biệt là ngành dịch vụ So với năm trước, lao động trong khu vực công nghiệp và xâydựng là 16,3 triệu người (chiếm 33,2%), giảm 254,2 nghìn người; khu vực dịch vụ giảm

Trang 15

800,8 nghìn người; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 37,3 nghìn người (Tổng cụcthống kê, 2022).

Đơn vị tính: Triệu người

Nông, lâm nghiệp và thủy

sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

19.37 14.15

16.51

19.38 14.18

16.26

18.58

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Lao động có việc làm theo khu vực kinh tế 2019-2021

Nguồn: Tổng cục thống kêThiếu việc làm năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 370,8 nghìn người so với nămtrước (Tổng cục thống kê, 2022) Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ 4 đãđẩy tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị cao hơn nông thôn trong năm 2021

2021 Quý II năm 2021 Quý III năm 2021 Quý IV năm 2021 0.0

892.7

1282.2 1225.2

828.2 971.4 1144.9

1845.2 1464.1

1.98

2.98 2.72 1.82 2.2 2.6

4.46

3.37

Số người (nghìn người) Tỷ lệ (%)

Trang 16

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động các quý năm 2020 và 2021

Nguồn: Tổng cục thống kê

2.2 Tác động của FDI tới nguồn nhân lực Việt Nam

2.2.1 Tác động tích cực

Thứ nhất, về số lượng nguồn nhân lực

Khu vực FDI đã góp phần tạo việc làm cho NLĐ Cụ thể số lượng lao động làm việctrong doanh nghiệp có vốn FDI đã tăng từ 330 nghìn năm 1995 lên khoảng 6,1 triệu năm

2019 (Hà Lê, 2021) Bên cạnh đó, khu vực FDI cũng gián tiếp tạo việc làm cho rất nhiềulao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác trong chuỗicung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI Tốc độ tăng lao động của khu vực nàybình quân 7,72%/năm giai đoạn 2005 - 2017, cao hơn nhiều so với tăng trưởng lao độngtoàn nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác (Hà Lê, 2021)

Thứ hai, về dịch chuyển cơ cấu lao động theo kinh tế

Phân chia theo ngành

Cơ cấu lao động Việt Nam đã có sự chuyển dịch từ các ngành thâm dụng lao động taynghề thấp sang các ngành sử dụng lao động chất lượng cao Trong thời kỳ đầu thu hút vốnđầu tư nước ngoài, lao động thường tập trung vào một số ngành như dệt may, da giày,song hiện nay, tỷ trọng lao động trong một số ngành sản xuất áp dụng công nghệ cao đanggia tăng nhanh chóng Tỷ trọng lao động trong ngành điện tử và sản phẩm điện tử đã tăng

từ 8,03% năm 2012 lên 15,7% năm 2017, góp phần xây dựng môi trường kinh tế năngđộng và gia tăng năng lực sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao (Ths NgôThị Phương Liên, 2022)

Phân chia theo vùng lãnh thổ

Cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam phân bổ tập trung ở các tỉnh, thành phố kinh tế trọngđiểm phía Nam và phía Bắc Những địa phương thu hút được nhiều dự án đầu tư FDI lớnnhư Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, đều có những bước chuyển mình tích cực, đặcbiệt là chuyển đổi cơ cấu kinh tế Ví dụ, Bắc Ninh đã thay đổi cơ cấu từ nông nghiệp sangcông nghiệp chỉ trong 5 năm Ngành nông nghiệp của Bắc Ninh hiện chỉ còn chiếm 8%trong cơ cấu kinh tế tỉnh, còn lại là công nghiệp và dịch vụ

Thứ ba, về năng lực sử dụng công nghệ của người lao động

Trang 17

NLĐ khu vực FDI có cơ hội học hỏi và tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ thuật sản xuấthiện đại, công cụ và cách thức quản lý hiệu quả cao, giúp nâng cao trình độ Mặt khác,muốn tiếp cận nguồn vốn FDI công nghệ cao đòi hỏi bản thân người lao động cần có kiếnthức, kinh nghiệm cũng như khả năng học hỏi công nghệ tương ứng Điều này thúc đẩynhững người muốn làm việc trong các doanh nghiệp FDI phải học cách sử dụng côngnghệ.

Thứ tư, về nâng cao năng lực chuyên môn

Các công ty FDI giúp tăng nguồn lao động chuyên môn cao thông qua hoạt động đàotạo nội bộ hoặc hỗ trợ các tổ chức giáo dục ở nước sở tại Điều đó có tác động lan tỏa tớikhu vực sản xuất thông qua dịch chuyển lao động nội ngành Bởi khi nhu cầu đối vớinguồn lao động kỹ năng cao của các doanh nghiệp gia tăng, những nhân viên từng có kinhnghiệm tại các MNEs cũng được chú ý Sự luân chuyển các quản lý của MNEs tới cácdoanh nghiệp địa phương đóng vai trò lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chuyênmôn, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ năm, về nâng cao sức khỏe người lao động

FDI tác động đến yếu tố hành vi và lối sống của con người Dòng FDI chảy vào trongnước mang theo nguồn đầu tư đa dạng cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Thu nhập doFDI tạo ra cũng cao hơn từ đó tác động đến nhu cầu chi tiêu cho thực phẩm lành mạnh,chất lượng cao, tốt cho sức khỏe

2.2.2 Tác động tiêu cực

Thứ nhất, vấn đề tuyển dụng ồ ạt rồi sa thải hàng loạt

Việc các doanh nghiệp FDI giúp tăng nguồn nhân lực là không thể bàn cãi Song tìnhhình biến động lao động lại rất lớn Mặc dù lao động tăng thêm hằng năm trong doanhnghiệp FDI khoảng 10%, nhưng biên độ biến động lao động vào-ra trong các doanhnghiệp này lên tới 50-60% (tuyển vào 30-35%/năm, rời đi 20-25%/năm) (Ths Ngô ThanhLoan, 2022)

Thứ hai, vấn đề đãi ngộ người lao động

Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, chỉ có 21% số doanh nghiệp FDI đóngBHXH, BHYT cho người lao động và trích nộp kinh phí công đoàn với số lượng 517.000người Đây là một tỷ lệ quá nhỏ và gây ra nhiều thiệt thòi với số lao động đang làm việc

Trang 18

trong các doanh nghiệp FDI hiện nay Chưa kể việc NLĐ phải làm việc trong môi trườngđộc hại, cường độ lao động cao, ăn bữa ăn kém chất lượng cũng gây ảnh hưởng nghiêmtrọng tới sức khỏe của họ.

Thứ ba, còn nhiều bất cập trong chính sách tiền lương

Nhiều doanh nghiệp FDI chưa thực hiện tốt chính sách lương, chậm nâng mức lươngtối thiểu, không nâng lương niên hạn cho công nhân, thực hiện chính sách phạt trừ tiềnlương cho người lao động, tăng ca nhiều, (Ths Ngô Thanh Loan, 2022) NLĐ tại cácdoanh nghiệp này phải chịu mức lương thấp so với thời gian và công sức họ bỏ ra, dẫn tớinhiều cuộc đình công

Số cuộc đình công phân theo loại hình doanh nghiệp

Nguồn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014)2.2.3.Đánh giá tác động của FDI tới nguồn nhân lực Việt Nam

Từ các tác động nêu trên, có thể đánh giá một cách định tính như sau:

Thứ nhất, sự hiện diện của FDI đã mang tới Việt Nam nhiều tác động tích cực trongmọi lĩnh vực, đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ hai, các doanh nghiệp FDI có tác động tích cực tới số lượng lao động Việt songvẫn có những vấn đề về đãi ngộ, khiến lượng đình công tại các doanh nghiệp này là caonhất cả nước

Thứ ba, thu nhập tạo ra tại doanh nghiệp FDI giúp NLĐ cải thiện đời sống nhưngchính sách lương thưởng vẫn còn nhiều bất cập

Thứ tư, các doanh nghiệp FDI không chỉ tác động tích cực tới nhân lực nội bộ mà còn

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Lê (2021), ‘Đón làn sóng FDI, thị trường lao động sẽ thay đổi theo hướng nào?’, VnEconomy, truy cập lần cuối ngày 28 tháng 09 năm 2023, từ<https://vneconomy.vn/don-lan-song-fdi-thi-truong-lao-dong-se-thay-doi-theo-huong-nao&gt Khác
3. Lê Minh Cường, Vũ Anh Thư, Phạm Thị Trang, Nguyễn Thị Phương và Lê Thị Trùy Trang (2022), Tác động của việc thu hút FDI đến phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam:Tổng quan lý thuyết, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 10 năm 2023, từ<https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngoai-thuong/dau-tu-quoc-te/tac-dong-cua-thu-hut-fdi-toi-nguon-nhan-luc-tai-viet-nam-systematic-literature-review/35126268&gt Khác
4. Minh Sơn & Anh Minh (2018), ‘Những viên gạch đầu tiên trong hành trình 30 năm thu hút FDI’, VnExpress, truy cập lần cuối ngày 04 tháng 10 năm 2023, từ<https://vnexpress.net/nhung-vien-gach-dau-tien-trong-hanh-trinh-30-nam-thu-hut-fdi-3818834.html&gt Khác
5. Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Thị Thúy Vân và Nguyễn Thị Ngân (2022), ’35 năm thu hút FDI vào Việt Nam: thực trạng và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh mới’, Tạp chí kinh tế & quản trị kinh doanh, số 20, 53-56, truy cập lần cuối ngày 06 tháng 10 năm 2023, từ <https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/340860/CVv477S202022052.pdf&gt Khác
7. ThS. Ngô Thanh Loan (2022), ‘Một số hạn chế và giải pháp thu hút lao động và tạo việc làm tại các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hiện nay’, Tạp chí công thương , số 12, truy cập lần cuối ngày 07 tháng 10 năm 2023, từ<https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-han-che-va-giai-phap-thu-hut-lao-dong-va-tao-viec-lam-tai-cac-doanh-nghiep-fdi-tai-viet-nam-hien-nay-89959.htm&gt Khác
8. ThS. Ngô Thị Phương Liên (2022), ‘Tác động của FDI đến quan hệ lao động và giải pháp thúc đẩy xây dựng quan hệ lao đọng ổn định, hài hòa, tiến bộ’, Tạp chí lao động và Khác
w