1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn tài chính công ty đa quốc gia đề tài đánh giá tác động của vốn đầu tư fdi đến ngân sách nhà nước việt nam

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động của vốn đầu tư FDI đến ngân sách nhà nước Việt Nam
Tác giả Lê Ngọc Mai, Phạm Thị Hiền Mai, Lê Thị Hồng Nhung, Lương Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thái Trâm
Người hướng dẫn Vũ Thị Yến Anh
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài chính công ty đa quốc gia
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam...9PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ FDI ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM...131.Tầm quan trọng của thu hút vốn đầu tư FDI đến

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN

Học phần: Tài chính công ty đa quốc gia

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ FDI ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10

4 Lương Thị Thanh Tuyền 22A4010927 Mục 2, 3 phần 2

5 Nguyễn Thái Trâm 22A4010564 Mục 1, 2, 3 phần 3

Chỉnh sửa, tổnghợp Word

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA (MNC) VÀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 5

1 Công ty đa quốc gia (MNC) 5

1.1 Định nghĩa 5

1.2 Đặc điểm của công ty đa quốc gia 5

1.3 Vai trò 5

2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6

2.1 Định nghĩa 6

2.2 Đặc điểm 6

2.3 Cách phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6

2.4 Vai trò của đầu tư nước ngoài (FDI) trong tổng thể phát triển kinh tế 8

3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 9

PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ FDI ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 13

1 Tầm quan trọng của thu hút vốn đầu tư FDI đến nền kinh tế 13

2 Tác động của doanh nghiệp FDI đến ngân sách nhà nước 14

2.1 Nguồn thu ngân sách nhà nước 14

2.2 Các chính sách hỗ trợ của nhà nước 16

3 Vai trò của khối doanh nghiệp FDI đến ngân sách nhà nước 17

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 19

1 Xu hướng thu hút FDI đến ngân sách Nhà nước 19

2 Các thành tựu trong hoạt động của FDI tại Việt Nam 19

2.1 Bổ sung nguồn vốn trong nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư trong nước 19

2.2 Thu lại nguồn ngân sách lớn, giảm gánh nặng chi ngân sách 21

2.3 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa 23

3 Hạn chế 23

3.1 Thất thoát ngân sách nhà nước do hành vi trốn thuế 24

3.2 Phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp FDI 24

3.3 Chuyển giá gây thất thoát ngân sách, tạo thị trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp 25

3.4 Nguyên nhân 25

4 Giải pháp 27

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

3

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Các công ty đa quốc gia hiện nay đã xuất hiện ngày càng phổ biến trên thế giớinói chung, như ở Việt Nam nói riêng Hiện nay, số MNC đặt công ty con hoặc chinhánh ở Việt Nam càng ngày càng gia tăng Ngoài ra, dòng vốn FDI đổ vào ViệtNam thời gian vừa qua cũng tăng trưởng vô cùng nhanh chóng

Hơn nữa, trong bối cảnh của nền công nghiệp hiện đại, tự do hoá thương mại vàngày càng hội nhập vào thị trường quốc tế Vai trò của vốn đầu tư nhất là vốn đầu

tư trực tiếp từ nước ngoài là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy kinh tế Bất kì mộtquốc gia nào muốn phát triển và thịnh vượng cũng cần thu hút và quản lý có hiệuquả dòng đầu tư vào nước mình và Việt nam cũng nằm trong quy luật đó

Vì vậy, việc đánh giá, nghiên cứu về ảnh hưởng của MNCs và FDI đối với ViệtNam, hay cụ thể hơn nữa là tới ngân sách nhà nước Việt Nam và nền kinh tế ViệtNam, sẽ giúp nhận diện những tồn tại, yếu kém đang có, và đưa ra được biện pháp

xử lý triệt để các vấn đề đó Nhóm 10 đã tìm hiểu, thu thập, nghiên cứu và thực hiện

một bài nghiên cứu với chủ đề “Ảnh hưởng của vốn đầu tư FDI đến ngân sách Nhà nước Việt Nam” Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện bài tập lớn, nhóm

chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót, chúng em mong rằng cô giáo sẽ đón nhận cũngnhư đưa ra những góp ý cho nhóm để bài được hoàn thiện hơn ạ!

Trang 5

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA (MNC) VÀ VỐN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)

1 Công ty đa quốc gia (MNC)

1.1 Định nghĩa

Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặcMNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cungcấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cảngân sách của nhiều quốc gia Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến cácmối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia Các công ty đa quốc giađóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa Một số người cho rằngmột dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xínghiệp liên hợp toàn cầu

Công ty đa quốc gia là Công ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau.(khác với Công ty quốc tế: chỉ là tên gọi chung của 1 công ty nước ngoài tại 1 quốcgia nào đó.)

1.2 Đặc điểm của công ty đa quốc gia

- Chịu tác động của các áp lực môi trường quan trọng như các đối thủ cạnhtranh, khách hàng, nhà cung ứng, các tổ chức tài chính, và nhà nước kể cả trong vàngoài nước Trong một số trường hợp, các áp lực tương tự nhau cùng hiện hữu tạinước nhà và nước khách Ví dụ, rất nhiều đối thủ cạnh tranh của công ty GMC tạithị trường Hoa Kỳ thì cũng tương tự như tại thị trường Châu Âu: Ford, Chrysler,Honda, Volkswagen, và Volvo

- Sử dụng một nguồn lực chung, các nguồn lực này bao gồm các tài sản hữuhình, sáng chế, nhãn hiệu, thông tin, và nhân lực Do các chi nhánh là một bộ phậncủa MNC cho nên nó được quyền sử dụng những tài sản mà các đơn vị bên ngoàikhông được quyền sử dụng

- Được liên kết với nhau bởi một sứ mệnh chiến lược chung Mỗi MNC sẽ xâydựng một kế hoạch chiến lược để phối hợp hoạt động của các chi nhánh một cáchđồng bộ và có hiệu quả nhất Tùy theo đặc điểm của từng MNC, các kế hoạch chiếnlược này sẽ được xây dựng một cách tập trung hay phân quyền từ cơ sở Một sốMNC kết hợp cả hai phương thức này trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược

1.3 Vai trò

Công ty đa quốc gia cung cấp động lực phát triển kinh tế cho các quốc gia, đặcbiệt là các quốc gia đang phát triển, thông qua nguồn vốn, công nghệ hay kỹ năngquản lý mà các công ty này mang đến cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư

5

Trang 6

- Góp phần tạo ra công ăn việc làm, gia tăng tổng thu nhập quốc nội, cũng nhưgóp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý của các nước đangphát triển

- Thông qua hoạt động của mình, các công ty đa quốc gia cũng có thể giúp cácquốc gia thay đổi cơ cấu nền kinh tế, mở rộng xuất nhập khẩu và qua đó hội nhậpsâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu

- Trên bình diện quốc tế, các công ty đa quốc gia cũng được ca ngợi là nhữngngười tiên phong trong nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới, là một lựclượng giúp thúc đẩy quá trình hiện đại hóa quan hệ quốc tế và là một trong nhữngnguồn hi vọng đối với việc xóa đói giảm nghèo ở các nước thuộc Thế giới thứ ba

2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

2.1 Định nghĩa

FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tưtoàn bộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyềnkiểm soát hoặc tham gia kiếm soát dự án đó

2.2 Đặc điểm

FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận

- Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểutrong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước đểgiành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Luật cácnước thường quy định không giống nhau về vấn đề này

- Tỷ lệ phân chia lợi nhuận: Tỉ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặcvốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi rocũng được phân chia dựa theo tỉ lệ này Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộcvào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chấtthu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức

- Về quyền kiểm soát: Chủ đầu tư quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinhdoanh và chịu trách nhiệm về lỗ lãi Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọnlĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình Vìthế hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràngbuộc về chính trị, không có gánh nặng về nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư.FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuậttiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý

2.3 Cách phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

2.3.1 Theo cách thức xâm nhập

Trang 7

- Đầu tư mới (new investment) là việc một công ty đầu tư để xây dựng một cơ

sở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua lạinhững cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động Như tên gọi đã thể hiện, hãng đầu

tư thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy sản xuất, chi nhánhmarketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình Đâychính là những gì mà hãng Ford đã làm ví dụ như thành lập một nhà máy rất lớn ở,

bên ngoài Valencia, Tây Ban Nha

- Mua lại (acquisitions) là việc đầu tư hay mua trực tiếp một công ty đang hoạt

động hay cơ sở sản xuất kinh doanh Ví dụ, khi hãng Home Deport thâm nhập vào

thị trường Mexico, mua lại các cửa hàng và tài sản của một nhà bán lẻ các sản phẩmcông trình kiến trúc, Home Mart Nhà sản xuất máy tính cá nhân Lenovo của TrungQuốc đã quốc tế hóa nhanh chóng nhờ một phưong thức mua lại đầy tham vọng

- Sáp nhập (merge) là một dạng đặc biệt của mua lại mà trong đó hai công ty sẽ

cùng góp vốn chung để thành lập một công ty mới và lớn hơn Sáp nhập là hìnhthức phổ biến hơn giữa các công ty có cùng quy mô bởi vì họ có khả năng hợp nhấtcác hoạt động của mình trên cơ sở cân bằng tương đối

2.3.2 Theo định hướng của nước nhận đầu tư

- FDI thay thế nhập khẩu. Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất vàcung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước nàyphải nhập khẩu Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượngthị trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải

- FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này “nhắm” tớikhông phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộnglớn hơn trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư Các yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến dòng von FDI theo hình thức này là khả năng cung ứngcác yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bánthành phẩm

- FDI theo các định hướng khác của Chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư

có thể được áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDIchảy vào nước mình theo đúng ý đồ của mình, ví dụ như tăng cường thu hút FDIgiải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán

2.3.3 Theo hình thức pháp lý

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên

để tiến hành đầu tư kinh doanh mà trong đó quy định rõ trách nhiệm chia kết quảkinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới

- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên

cơ sở hợp đồng liên doanh kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt

7

Trang 8

có thể được thành lập trên cơ sở Hiệp định kí kết giữa các quốc gia, để tiến hànhđầu tư và kinh doanh tại nước sở tại.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhàđầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại quốc gia sở tại, tự quản lý

và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

- BOT, BTO, BT.

BOT (Build-Operate-Transfer) có nghĩa là Xây dựng - Vận hành - Chuyển

giao: là hình thức đầu tư dưới hạng hợp đồng do nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư tưnhân bỏ vốn xây dựng trước (Build), sau đó vận hành và khai thác (Operate) mộtthời gian và cuối cùng là chuyển giao (Transfer) cho nhà nước sở tại

BTO (Build - Transfer - Operate) có nghĩa xây dựng - chuyển giao - kinh doanh,

là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đểxây dựng công trình, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đócho nước sở tại; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đótrong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận

BT (Build - Transfer) có nghĩa xây dựng - chuyển giao là hình thức đầu tư được

kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kếtcấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước

sở tại; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốnđầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng

BT

Tùy theo từng công trình và mục đích của nhà nước mà họ thực hiện các loạihình BOT, BTO hay BT

2.4 Vai trò của đầu tư nước ngoài (FDI) trong tổng thể phát triển kinh tế

- Đối với nước đầu tư: Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng

những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao

tỉ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu

ổn định, với giá phải chăng Mặt khác, đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sứcmạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị Thông qua việc xây dựng nhà máy sảnxuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thịtrường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước

- Đối với nước nhận đầu tư: Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác

dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp vàlạm phát Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ti doanhnghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo việc làm chongười lao động FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loạithuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy

Trang 9

sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏikinh nghiệm quản lý của các nước khác.

- Đối với các nước đang phát triển, FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tếthông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyếtmột phần nạn thất nghiệp ở những nước này FDI giúp các nước đang phát triểnkhắc phục được tình trạng thiểu vốn kéo dài Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầuphát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếm được giải quyết, đặc biệt là trongthời kì đầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Theo sau FDI là máy mócthiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học - kĩthuật mới Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất giúp tiết kiệm được chi phí vànâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển hên thị trường quốc tế

- FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công

ty nước ngoài Từ đó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hơn trong việchuy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển

3 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Kể từ khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, dòng vốnFDI vào Việt Nam đã tăng nhanh chóng và mạnh mẽ, biến Việt Nam lên trở thànhmột trong những nước có FDI lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) Đặcbiệt năm 2020, Việt Nam đã nằm trong top 20 quốc gia thu hút nhiều FDl nhất trêntoàn cầu, ở vị trí thứ 19, thăng 5 bậc so với năm 2019

- Dòng vốn FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2021

Hình 1: Diễn biến dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006 – 2021

9

Trang 10

Giai đoạn 2020 đến nay

Năm 2020, dưới tác động của đại dịch COVID-19, nền kinh tế toàn cầu chịuthiệt hại nghiêm trọng, làm cho dòng vốn đầu tư ra nước ngoài sụt giảm đáng

kể – chủ yếu là đầu tư FDI Tổng lượng vốn FDI của Việt Nam năm 2020 giảm6,7% so với năm 2019, với giá trị khoảng 21 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký cấp mới

là 14,6 tỷ USD và vốn đăng ký điều chỉnh là 6,4 tỷ USD

Về cơ cấu vốn FDI của thời điểm này, giá trị vốn đăng ký cấp mới luôn luôncao hơn (gấp khoảng 2-3 lần) vốn đăng ký điều chỉnh, cho thấy Việt Nam liên tụcthu hút những nhà đầu tư mới vào thị trường

Bước qua năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam cóphức tạp hơn năm 2020 song kết quả thu hút đầu tư FDI của Việt Nam 11 tháng đầunăm 2021 cũng khá khả quan Tổng lượng vốn đăng ký mới đạt 14,1 tỷ USD, tăng3,76% so với cùng kỳ; trong khi tổng lượng vốn đăng ký điều chỉnh là trên 8 tỷUSD, tăng đến 26,7% so với cùng kỳ năm 2020 Tính luỹ kế đến 20/11/2021, ViệtNam đã thu hút tổng cộng 405,9 tỷ USD với 34.424 dự án đầu tư FDI

Đến 2022, vốn đầu tư thực hiện tại 3 tháng đầu năm nay đạt 4,42 tỷ USD, tăng7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức cao nhất của quý I trong 5 năm qua.Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 8tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã "rót" gần 16,8 tỷ USD vào ViệtNam Đây có thể nói là một tín hiệu đáng mừng và cho thấy rằng Việt Nam kiểmsoát tốt dịch COVID-19, nền kinh tế đã và đang dần phục hồi và tăng trưởng trở lạitrong trạng thái bình thường mới

- Cơ cấu đầu tư FDI theo kinh tế ngành

Cho tới nay đầu tư trực tiếp nước ngoài đã hiện diện trong 19/21 ngành trong hệthống phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam Tuy nhiên, vốn FDI có nhữngchênh lệch lớn giữa từng lĩnh vực kinh tế Cụ thể, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn

là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất Tính luỹ kế đến cuối ngày20/11/2021, ngành này đóng góp hơn nửa trong số vốn đầu tư (240,2 tỷ USD, chiếm59,2%), và hơn một nửa số doanh nghiệp đăng ký (15.558 dự án, bằng 45,2%) củatổng đầu tư FDI tại Việt Nam (Hình 2)

Trong lĩnh vực công nghiệp và chế biến, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

đã thu hút rất nhiều dự án thuộc các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như Intel,Microsoft, Samsung, Sony, Toshiba, Panasonic Những dự án đầu tư thuộc các tậpđoàn đa quốc gia trên đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong lĩnh vực chếbiến chế tạo của Việt Nam, đồng thời giúp cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam có cơhội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các hợp đồng đối tác bán linhkiện và cung cấp nguyên phụ liệu cho các Tập đoàn lớn

Trang 11

Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp và chế biến, đầu tư FDI vào các ngành thuộclĩnh vực dịch vụ cũng có chiều hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây Nhữngngành dịch vụ thu hút lượng FDI lớn nhất Việt Nam thời gian vừa qua là bất độngsản, du lịch, bán buôn, bán lẻ, thông tin truyền thông.

Mặc dù nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là những ngành sản xuất thế mạnhcủa Việt Nam nhưng đầu tư nước ngoài trong những ngành này còn rất hạn chế donhiều nguyên nhân - một trong số đó là các địa phương chưa có nhiều chính sáchkhuyến khích, ưu tiên để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lĩnh vực này

có giá trị gia tăng thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh…

Hình 2: Cơ cấu vốn đăng ký và số dự án đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành

(lũy kế đến 20/11/2021)

- Cơ cấu đầu tư FDI theo đối tác đầu tư

11

Trang 12

Hình 3: Top 15 đối tác đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam theo vốn đăng ký (lũy

kế đến 20/11/2021)

Cho tới nay, Việt Nam đã thu hút FDI từ 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thếgiới Trong số này các đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam chủ yếu đến từ khu vựcĐông Á Cụ thể, trong nhiều năm nay Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore liêntục dẫn đầu danh sách các nguồn FDI vào Việt Nam Luỹ kế đến ngày 20/11/2021,

số vốn đầu tư đăng ký của ba nước trên chiếm khoảng 49,8% tổng vốn đầu tư FDIvào Việt Nam Đầu tư FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ một số nước “láng giềng” tạikhu vực châu Á Một số lý do có thể giải thích cho thực trạng này gồm:

- Việt Nam có vị trí địa lý gần các nước ASEAN nên thuận tiện thươngmại (gần Trung Quốc và dễ dàng kết nối với các nền kinh tế lớn trên thếgiới)

- Các nhà đầu tư từ các nước “láng giềng” này quan tâm hơn về môitrường và chính sách đầu tư của Việt Nam

- Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập, đặc biệt đã ký kết và thực thi nhiềuFTA với các đối tác khu vực châu Á (một số đối tác như Nhật Bản, HànQuốc, Singapore hay Malaysia cùng lúc có nhiều FTA với Việt Nam)

Trang 13

PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ FDI ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC VIỆT NAM

1 Tầm quan trọng của thu hút vốn đầu tư FDI đến nền kinh tế

Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư, nguồn vốn FDI đã và vẫn đang đóngvai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Sự tăng trưởng củanguồn vốn đầu tư nước ngoài không chỉ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Namđẩy nhanh thời gian mở rộng thị trường quốc tế, mà ngày càng cải tiến hơn về nhiềumặt trong hoạt động kinh doanh (chuyên môn, công nghệ, kỹ thuật…), giảm gánhnặng về vốn cho nhiều dự án lớn

Tác động của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: Sự hiệndiện của các DN FDI trong ba thập kỷ qua đã góp phần “thay da đổi thịt” nền kinh

tế Việt Nam Những tác động trực tiếp có thể điểm tới gồm:

- Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển:

Các số liệu thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế có mối tương quan thuậnchiều với tốc độ tăng thu hút FDI thực hiện hàng năm ở Việt Nam Vốn FDI chiếmmột tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội Việc gia tăng vốn FDIđược giải ngân sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế, từ đó tạođiều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, chiếmkhoảng 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp 20,35% trong giá trị GDP năm2019)

Có thể thấy, cơ cấu khu vực FDI trong GDP có xu hướng tăng dần từ năm 2005đến nay Năm 2005, khu vực FDI đóng góp 15,16% trong tăng trưởng GDP Con sốnày có xu hướng tăng đều đến năm 2008, mặc dù có giảm nhẹ vào năm 2009 vànăm 2010, nhưng sau đó tiếp tục tăng trở lại và tăng dần đến 20,35% vào năm 2019.Kết quả này cho thấy, khu vực FDI ngày càng có những đóng góp trực tiếp rất quantrọng cho tăng trưởng kinh tế

- Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thu ngân sách nhà nước (NSNN): Nghiên

cứu về hiệu quả khu vực FDI trong giai đoạn 2011-2019 thấy rằng, khu vực FDIđóng góp khoảng 25,7% cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 13%GDP năm 2010 và 19,6% GDP năm 2019 Đối với thu ngân sách nhà nước, thutrong nước chiếm tỷ trọng lớn Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càngtăng tỷ lệ đóng góp vào thu ngân sách nhà nước trong những năm gần đây (tỷ lệ10,8% năm 2010 tăng lên khoảng 13,6% năm 2019)

- Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu: FDI cũng giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đóng gópvào thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP.Những đóng góp này ngày càng được nâng cao Giá trị xuất khẩu hàng hoá của khuvực doanh nghiệp FDI chiếm 27% vào năm 1995 và tăng gấp gần 3 lần lên tới71,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước vào năm 2020

13

Trang 14

- Tạo tác động lan tỏa công nghệ: Không thể phủ nhận rằng, khu vực FDI đãgóp phần nâng cao trình độ công nghệ, là kênh quan trọng giúp Việt Nam ngày cànghội nhập sâu rộng hơn cả về kinh tế - xã hội với các quốc gia khác trong khu vực vàtrên thế giới FDI được kỳ vọng là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ tiên tiếntrên thế giới, đặc biệt là trong một số ngành như: Điện tử, công nghiệp phần mềm,công nghệ sinh học

- Đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động: Doanh nghiệp FDI giữ vai tròquan trọng trong việc trực tiếp đóng góp vào tốc độ tăng trưởng năng suất lao

động của Việt Nam Tại Hội nghị Cải thiện năng suất lao động quốc gia 2019, Tổng

cục Thống kê cho biết: NSLĐ doanh nghiệp nhà nước đạt 678,1 triệu VND/laođộng, Tuy nhiên NSLĐ của doanh nghiệp nhà nước đạt mức cao chủ yếu vẫn dựavào ưu thế trong việc phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài nguyên thiênnhiên; doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 228,4 triệu VND/lao động, doanh nghiệp

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 330,8 triệu VND/lao động, gấp 3,5 lầnmức NSLĐ chung cả nước

2 Tác động của doanh nghiệp FDI đến ngân sách nhà nước

2.1 Nguồn thu ngân sách nhà nước

Theo báo cáo Kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2020 của cácdoanh nghiệp FDI của Bộ Tài chính, khu vực kinh tế FDI được định hướng là bộphận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Theo đó, doanh nghiệp FDI đã và đangđóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đầu tư, chuyển giao công nghệ và quảntrị tốt ở Việt Nam

Đóng góp đối với ngân sách nhà nước của khối này năm 2020 là 206.088 tỷđồng (giảm 2,88% so với năm 2019) Trong đó, dẫn đầu đối với số nộp ngân sáchnhà nước năm 2020 là Hồ Chí Minh, tiếp theo là Hà Nội và Vĩnh Phúc, Đồng Nai,Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu,

Nguồn vốn của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam trong các năm qua chủ yếuđến từ các quốc gia châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc ;châu Âu như: Vương Quốc Anh, Pháp, Đức và một số ít các dự án còn lại đến từquốc gia, vùng lãnh thổ khác

Tính đến hết tháng 6/2022, tổng doanh thu toàn khối đạt 4.194,16 triệu USD,tăng 17%; giá trị xuất khẩu đạt 3.178,12 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ 2021.Với kết quả này, 6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiê Œp FDI đã nộp ngân sáchnhà nước trên 2.400,8 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước

Ngày đăng: 20/06/2024, 17:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w