1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng công tác lập dự án ở tổng công ty rau quả, nông sản việt nam

87 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Chất Lượng Công Tác Lập Dự Án Ở Tổng Công Ty Rau Quả, Nông Sản Việt Nam
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Trường học Tổng Công Ty Rau Quả, Nông Sản Việt Nam
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 112,71 KB

Cấu trúc

  • I. Thực trạng tình hình lập dự án đầu tư ở Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam. 2 1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Rau quả, nông sản Việt Nam. 2 1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Rau quả, nông sản Việt Nam. 2 1.2. Lịch sử ra đời của phòng tư vấn đầu tư (0)
    • 2.1. Quy trình thực hiện công tác lập dự án (4)
    • 2.2. Trình tự và nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án (5)
    • 2.3. Phương pháp sử dụng trong lập dự án ở Tổng công ty (7)
    • 2.4. Công tác tổ chức triển khai thực hiện dự án ở Tổng công ty (8)
    • 3. Phân tích thực trạng công tác lập dự án đầu tư ở Tổng công ty qua một số dự án cụ thể. 8 1. Phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước - Thanh Hoá. 8 1.2. Chủ đầu tư và phương thức đầu tư (8)
      • 3.1.3. Phương án kỹ thuật, công nghệ được lựa chọn (13)
      • 3.1.4. Tổng mức đầu tư cho dự án (0)
      • 3.1.5. Phân tích tài chính (15)
      • 3.1.6. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án (22)
      • 3.2.1. Những căn cứ lập dự án đầu tư và mục tiêu của dự án (22)
      • 3.2.2. Chủ đầu tư và phương thức đầu tư (0)
      • 3.2.3. Phương án kỹ thuật, công nghệ được lựa chọn (34)
      • 3.2.4. Tổng vốn đầu tư (47)
      • 3.2.5. Phân tích tài chính (52)
      • 3.2.6. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội (59)
    • 4. Đánh giá công tác lập dự án thông qua các dự án đầu tư trên (61)
      • 4.1. Những kết quả đạt được (61)
      • 4.2. Những tồn tại trong quá trình lập dự án đầu tư (62)
  • II. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam. 67 1.Định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới (64)
    • 1.1. Nhiệm vụ chung của Tổng công ty đến năm 2010 (64)
      • 1.1.1. Phương hướng, mục tiêu (64)
      • 1.1.2. Công nghệ (65)
      • 1.1.3. Chế biến (66)
      • 1.1.4. Thị trường (67)
      • 1.1.5. Đầu tư và tín dụng (67)
      • 1.1.6. Đào tạo cán bộ và huấn luyện kỹ thuật (67)
    • 1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2006 (68)
    • 2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam. 74 1. Liên tục cập nhật các thông tin về các chính sách của Nhà Nước, định hướng phát triển của nghành, của Tổng công ty (70)
      • 2.2. Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường (71)
      • 2.3. Tăng cường đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ công tác khảo sát thiết kế. 78 2.4. Nâng cao chất lượng từng bước trong công tác lập dự án (75)
      • 2.5. Đầu tư vào công tác đào tạo nguồn nhân lực (77)
      • 2.6. Tăng cường các khâu giám sát tất cả các giai đoạn từ khâu lập dự án đến khâu thực hiện dự án. 82 2.7. Tăng vốn cho công tác lập dự án (78)
      • 2.8. Đưa ra nhiều phương án khác nhau để lựa chọn được phương án có hiệu quả cao nhất. 84 Kết luận (80)

Nội dung

Thực trạng tình hình lập dự án đầu tư ở Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam 2 1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Rau quả, nông sản Việt Nam 2 1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Rau quả, nông sản Việt Nam 2 1.2 Lịch sử ra đời của phòng tư vấn đầu tư

Quy trình thực hiện công tác lập dự án

Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn.

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư là giai đoạn tạo tiền đề quyết định sự thành công hay thất bại của hai bước sau Bước này gồm:

- Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư.

- Nghiên cứu tiền khả thi và sơ bộ của dự án.

- Đánh giá và quyết định

Vấn đề chất lượng, sự chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự toán của giai đoạn này là quan trọng nhất Vì vậy cần phải dành đủ thời gian và chi phí cần thiết cho giai đoạn này.

* Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư.

- Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện đầu tư.

- Thiết kế và dự toán thi công xây lắp công trình.

- Thi công xây lắp công trình.

- Chạy thử và nghiệm thu sử dụng.

Giai đoạn này vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả Vốn đầu tư được chi ra trong giai đoạn này nằm khê đọng trong suốt thời gian thực hiện đầu tư.Vì vậy đây là nguồn vốn không sinh lời, thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều thì tổn thất càng lớn cộng thêm những thiẹt hại do thời tiết gây ra đối với vật tư thiết bị chưa hoặc đang thi công, đối với các công trình đang được xây dựng dở dang

* Giai đoạn 3: Vận hành kết quả đầu tư

- Sử dụng chưa hết công suất

- Sử dụng công suất ở mức cao nhất.

Giai đoạn này nhằm đạt được các mục tiêu của dự án Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và công tác thực hiện đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng các kết quả đầu tư.

Trình tự và nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án

Quá trình lập dự án trải qua 3 bước sau:

* Bước 1: Nghiên cứu cơ hội đầu tư Đây là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và có phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp của nghành trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của vùng của đất nước. Để phát hiện những cơ hội đầu tư cần xuất phát từ những yêu cầu sau đây:

- Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của vùng, của đất nước hoặc chiến lược sản xuất kinh doanh của nghành, cuả cơ sở.

- Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới còn chỗ trống về mặt hàng nào.

- Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, các quan hệ quốc tế có thể khai thác để chiếm lĩnh được chỗ trống trong sản xuất và tiến hành các dịch vụ trong nước và trên thế giới.

- Những kết quả tài chính, kinh tế – xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.

Mục tiêu của nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư trên cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm cho người có khả năng đầu tư cân nhắc xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn nghiên cứu sau hay không

Giai đoạn này chỉ mang tính lý thuyết, việc xác định đầu vào đầu ra và hiệu quả kinh tế xã hội của cơ hội đầu tư dựa vào ước tính tổng hợp hoặc các dự án tương tự đang hoạt động trong nước và ngoài nước.

6 Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn có quy mô đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động Bước này nghiên cứu kỹ hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầu tư.

Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau:

- Các bối cảnh chung của nền kinh tế, xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án.

- Nghiên cứu về tổ chức quản lý và nhân sự.

- Nghiên cứu về tài chính.

- Nghiên cứu các lợi ích kinh tế – xã hội.

Những vấn đề này chưa được xem xét chi tiết mà chỉ là ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật tài chính kinh tế của cơ hội đầu tư của toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư Do đó độ chính xác của các kết quả nghiên cứu ở giai đoạn này chưa cao.

Chi phí nhỏ có thể dự tính nhanh chóng, còn các chi phí lớn thì phải tính toán kỹ lưỡng.

Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là luận chứng tiền khả thi Nội dung của luận cứ này bao gồm:

- Giới thiệu chung về cơ hội đầu tư theo các nội dung nghiên cứu tiền khả thi ở trên.

- Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức có thể quyết định đầu tư.

7 hành các các kết quả đầu tư sau này đòi hỏi phải tổ chức các nghiên cứu chức năng hoặc nghiên cứu hỗ trợ.

* Bước 3: Nghiên cứu khả thi. Đây là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu ở giai đoạn nghiên cứu này các nội dung cũng tương tự như giai đoạn trên, nhưng ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn Mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là xét ở trạng thái động Vì vậy đây là căn cứ cuối cùng và chính xác nhất để quyết định đầu tư cho dự án.

Phương pháp sử dụng trong lập dự án ở Tổng công ty

Xuất phát từ yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn phát triển của Tổng công ty mà các ý tưởng đầu tư được Hội đồng quản trị đề ra và phòng tư vấn tiến hành, theo các bước sau:

Căn cứ vào thực tế về:

- Thị trường tiêu thụ sau khi được khảo sát.

- Vùng nguyên liệu: Khi nghiên cứu vùng nguyên liệu phải kết hợp với dự án đầu tư phát triển nông nghiệp của nghành và địa phương tại nhà máy dự kiến xây dựng tên cơ sở nguồn nguyên liệu chính phải tập trung ở vùng nhà máy đóng.

- Yêu cầu về công nghệ và thiết bị.

- Địa điểm, mặt bằng:Nghiên cứu nguồn điện cung cấp, nguồn nước gồm nước mặt, nước ngầm, nước thải, lao động địa phương.

Trên cơ sở các dự án đã được lập tiến hành chọn phương án đầu tư tối ưu.Gồm:

- Chọn phương án theo từng giai đoạn vì những dự án ( cả dự án lớn, vừa và nhỏ) chia thành một, hai, ba giai đoạn hoặc có thể nhiều hơn tuỳ thuộc vào dự án và cách mà chủ đầu tư và tổ chức thực hiện mong muốn.

- Chọn phương án về vốn Gồm:

+ Vốn đầu tư phát triển.

+ Sử dụng vốn tự huy động.

+ Vốn liên doanh với nước ngoài hoặc các địa phương về các nghành nghề.

Công tác tổ chức triển khai thực hiện dự án ở Tổng công ty

Chức năng lập dự án thuộc trách nhiệm của phòng đầu tư và xúc tiến thương mại.

Phòng tư vấn đầu tư tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty trong xác định chiến lược đầu tư phát triển

Nhiệm vụ chủ yếu của phòng này là nghiên cứu đề xuất phương hướng, chiến lược đầu tư phát triển của Tổng công ty Chủ trì xây dựng các chương trình tổng thể và các dự án định hướng, các dự án tiền khả thi trong các đơn vị của Tổng công ty Tham gia xây dựng các chương trình và các đề án của Bộ và Nhà nước về lĩnh vực rau quả nông sản Tham gia triển khai các dự án khả thi đã được phê duyệt Tư vấn về dịch vụ đầu tư và phát triển rau quả nông sản

Phòng xúc tiến thương mại có chức năng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo của Tổng công ty về công tác thị trường Tìm kiếm thị trường mới và các mặt hàng kinh doanh có ttiềm năng Đề xuất các giải pháp để phát triển và mở rộng thị trường, thị phần.Khai thác các nguồn thông tin để phục vụ kịp thời cho công tác quản lý kinh doanh, xúc tiến thương mại.Là đầu mối thực hiện công tác tiếp thị triển lãm quảng cáo Nghiên cứu và thực hiện thiết kế nhãn hiệu sản phẩm của Tổng công ty.

Phân tích thực trạng công tác lập dự án đầu tư ở Tổng công ty qua một số dự án cụ thể 8 1 Phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước - Thanh Hoá 8 1.2 Chủ đầu tư và phương thức đầu tư

số dự án cụ thể

3.1 Phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước - Thanh Hoá.

3.1.1 Những căn cứ lập dự án đầu tư và mục tiêu của dự án

3.1.1.1 Những căn cứ xây dựng dự án và sự cần thiết phải đầu tư

* Những căn cứ pháp lý

9 công ty rau quả Việt Nam đến năm 2010 và các ý kiến của Lãnh đạo Tổng công ty rau quả Việt Nam đồng ý cho Công ty XNK rau quả Thanh Hóa lập dự án xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Bá Thước, công suất 50 TSP/ngày.

2/ Căn cứ vào chương trình phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm của tỉnh Thanh Hóa đến 2005

3/ Căn cứ vào quyết định phê duyệt qui hoạch vùng nguyên liệu sắn cho nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước của UBND tỉnh Thanh Hóa

4/ Căn cứ vào quyết định cấp đất xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất 50TSP / ngày tại huyện Bá Thước của UBND tỉnh Thanh Hóa

6/ Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Công ty XNK rau quả Thanh Hóa được qui định tại quyết định số 2818/ QĐ - BNN/TCCB ngày 25 tháng

* Những căn cứ thực tế:

1/ Tình hình phát triển sắn tại huyện Bá Thước - Thanh Hóa a/ Hiện trạng sản xuất, diện tích, sản lượng:

Bá Thước là huyện có sản xuất sắn ổn định và qui mô lớn của tỉnh Thanh Hóa Diện tích sắn thu hoạch trung bình hàng năm gần 2000 ha Do sắn trồng chủ yếu là quảng canh và giống chất lượng kém nên năng suất đạt thấp, từ 7 đến 10 tấn / ha - Sản lượng đạt từ 15.000 đến 20.000 tấn / năm.

Số liệu thống kê những năm gần đây cho kết quả như sau:

Ngoài ra các huyện phụ cận như Lang Chánh, Quan Hóa cũng có diện tích trồng sắn trên vài ngàn hecta, sản lượng hơn vài chục ngàn tấn Với diện tích trồng sắn như hiện có chỉ cần đầu tư giống mới và kỹ thuật thâm canh năng suất và sản lượng sắn sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại. b/ Khả năng phát triển :

1 0 vụ cho nhà máy chế biến tinh bột sắn được bố trí như sau:

Tổng số : 4.111 ha Đây là mục tiêu dự án bố trí cho khả năng phát triển công suất nhà máy khi mở rộng được thị trường Trong giai đoạn đầu, chỉ cần tập trung sản xuất trong huyện Bá Thước với diện tích 1.940 ha, năng suất 20 tấn/ha, sản lượng thu hoạch đạt gần 39.000 tấn / năm, mức sản lượng này sẽ đảm bảo cung cấp đủ 36.000 tấn nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn có công suất 9.000 TSP / năm

2/ Thực trạng chế biến sắn và tiêu thụ sản phẩm: a/ Trong vùng dự án:

Hiện tại trong vùng chưa có một cơ sở chế biến sắn nào, nông dân tự giải quyết là chính Ngoài sử dụng ăn tươi, sắn được thái lát phơi khô, xông khói, nghiền bột làm lương thực hoặc thức ăn chăn nuôi, còn lại là để lưu niên trên ruộng Việc tiêu thụ phụ thuộc vào sức mua của tư thương đưa sắn về bán ở các chợ miền xuôi Giá bán sắn tại các chợ trong huyện Bá Thước dao động từ 250 - 300 đ/kg Mức giá này có lợi cho nhà chế biến, là một điều kiện bảo đảm cho giá thành của sản phẩm có tính cạnh tranh tốt. b/ Ở các địa phương khác trong nước:

Do mặt hàng tinh bột sắn đang được nhiều khách hàng nước ngoài mua với giá hấp dẫn Giá giao tại nhà máy ở một số tỉnh miền Nam hiện tại là 2.600.000 đ / tấn Vì vậy nhiều tỉnh ở miền Nam đã đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn cho hiệu quả kinh tế cao như :

Nhà máy Thai - Wah Tây Ninh: công suất 100 TSP / ngàyNhà máy Tân Châu - Tây Ninh: công suất 100 TSP / ngàyNhà máy Vedan - Đồng Nai: công suất 200 TSP / ngày

Nhà máy An Giang : công suất 60 TSP / ngày.

Và nhiều địa phương khác đang tiến hành lập dự án đầu tư Điều đó chứng tỏ đầu tư vào lĩnh vực này là có hiệu quả và rất khả thi

3/ Nhu cầu thị trường: a/ Giá trị sử dụng của tinh bột sắn:

Tinh bột sắn là loại sản phẩm đa dụng được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất như :

+ Là nguyên liệu để sản xuất đường Gluco ở các dạng lỏng y tế.

+ Là nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm để sản xuất ra mạch nha, mì chính, các loại bánh kẹo, thức ăn

+ Dùng trong công nghiệp dược phẩm : chế biến thuốc tân dược.

+ Là nguyên liệu trong công nghiệp dệt: nhuộm, hồ ; trong công nghiệp giấy: làm băng tấm, giấy bao bì, băng dính.

+ Là nguyên liệu để sản xuất cồn, các chất kết dính trong công nghiệp.

+ Nguyên liệu để chế biến thức ăn gia súc

+ Bã thải: dùng sản xuất phân vi sinh, làm tấm lợp, gỗ ép b/ Nhu cầu thị trường và giá cả:

Với những công dụng trên nên tinh bột sắn được tiêu thụ mạnh trên thị trường thế giới.

Theo số liệu của FAO, thị trường chính tiêu thụ tinh bột sắn trong 2 năm 1998 và 1999 như sau :

TT Nước nhập khẩu Khối lượng nhập (tấn)

Giá trị nhập (triệu USD) - FOB cảng Thái

Số liệu trên cho thấy các nước nhập khẩu chính là các nước ở Châu á, nhiều nhất là Đài Loan Theo dự đoán thì thị trường tiêu thụ tinh bột sắn sẽ ngày càng được mở rộng, điều này kích thích các nhà sản xuất và xuất khẩu tiếp tục mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này

Về giá cả nhìn chung có xu hướng tăng Qua bảng trên cho thấy hầu hết giá tại các thị trường trên thế giới nhập trong 2 năm 1998 và 1999 tăng từ 230 đến 238 USD / tấn (giá xuất FOB cảng Thái Lan, nguồn FAO).

Công ty XNK rau quả Thanh Hóa có bạn hàng tại các nước Trung Quốc, Đài Loan, Singapore có nhu cầu nhập khẩu tinh bột sắn rất lớn, nếu được đầu tư sản xuất chế biến tinh bột sắn sẽ có thị trường tiêu thụ ổn định

Với những căn cứ và phân tích tình hình như trên cho thấy việc đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Bá Thước, Thanh Hóa là cần thiết và có tính khả thi.

3.1.1.2 Mục tiêu của dự án

* Mục tiêu của dự án: Phát triển sản xuất công nghiệp chế biến nông sản của địa phương nhằm tham gia tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

1 3 xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ góp phần cải thiện kinh tế của công ty và địa phương

3.1.2 Chủ đầu tư và phương thức đầu tư

* Chủ đầu tư : CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ THANH HÓA Địa chỉ : 37 Phố Bà Triệu - thành phố Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa Điện thoại : 037.852788 ; Fax 037.852788 Địa điểm xây dựng nhà máy : khu Đồng Tâm - làng Chum, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

* Phương thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới tại vùng nguyên liệu sản xuất sắn Bá Thước - Thanh Hóa một nhà máy chế biến tinh bột sắn chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

+ Phần xây dựng : Xây dựng mới nhà xưởng và các công trình cơ sở hạ tầng + Phần thiết bị : Mua mới toàn bộ các thiết bị sản xuất ( chủ yếu ở trong nước, một số thiết bị trong nước không sản xuất được sẽ nhập khẩu )

3.1.3 Phương án kỹ thuật, công nghệ được lựa chọn.

Qua tìm hiểu công nghệ chế biến tinh bột sắn của thế giới cũng như chào hàng của các hãng cung cấp thiết bị lớn của Đức, Thái Lan, dự án chọn công nghệ chế biến tinh bột sắn theo công nghệ của Thái lan ( công nghệ tách phân rã và ly tâm phun tách bã, phun sấy, vận hành theo nguyên tắc liên tục, khép kín và tự động ) Đây là công nghệ tiên tiến đang được thế giới áp dụng, phương pháp này tạo ra sản phẩm mang tính cạnh tranh cao chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường quốc tế ( thị trường Trung Quốc, EU,

Đánh giá công tác lập dự án thông qua các dự án đầu tư trên

4.1 Những kết quả đạt được.

- Các dự án do Tổng công ty lập ra bám thực tế yêu cầu sản xuất, kỹ năng nguồn lao động, nguồn cung ứng nguyên liệu.Khai thác được mọi tiềm năng của nơi mà nhà máy xây dựng.

- Tinh bột sắn có rất ít nguồn cung cấp nên nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Tước- Thanh Hoá được xây dựng và đi vào hoạt động, nhà máy được đặt cách Thành Phố Thanh Hoá 130 km về phía Tây.Đây là vùng đất thuộc về vùng sâu, vùng xa, đất đai chủ yếu chỉ bỏ hoang.Tổng công ty đã đưa vào cho vùng đất này một sức sống mới, khai thác được khả năng tiềm tàng của vùng đất để trồng sắn.Hàng năm nhà máy đã sản xuất ra khoảng 40.000 tấn sắn để tinh chế thành khoảng

9000 tấn tinh bột sắn xuất khẩu 100%.Tinh bột sắn không chỉ phục vụ cho chế biến đồ ăn nhanh, bánh kẹo mà đặc biệt nó còn làm nguồn nguyên liệu để sản xuất dược phẩm trên thế giới.Nhờ đó mà nhà máy có một thị trường tiêu thu rộng lớn, có một động lực lớn để phát triển với hướng ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng Mặt khác nhà máy đặt tại Bá Tước đã tận dụng được nguồn lao động dôi dư, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống và giảm các tệ nạn xã hội.

- Công tác lập dự án đã được chuyên môn hoá.Quy trình lập dự án đã được cài đặt thành những phần mềm, nên chỉ cần nhập số liệu là có được những chỉ tiêu cần tính toán với tốc độ nhanh Khi công tác lập dự án đã được chuyên môn hoá đẫ đáp ứng tốt hơn yêu cầu về tốc độ làm dự án, dự án được lập không bị ảnh hưởng của thời gian, nếu kéo dài thời gian lập dự án chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng của những biến động về thị trường, chính sách, giá cả, ưu đãi, lãi vay làm ảnh hưởng đến các kết quả trong nghiên cứu cơ hội đầu tư, tiền khả thi và khả thi Nếu các kết luận không chính xác thì phải tính toán lại các chỉ tiêu rất mất thời gian và tốn kém làm giảm chất lượng công tác lập dự án.

Khả năng lập dự án của Tổng công ty không chỉ riêng một mặt hàng Những mặt hàng phục vụ cho Tổng công ty, thì Tổng công ty đều tự lập dự án và xây dựng như: Dự án chế biến rau quả, bao bì, hộp sắt phục vụ chế biến rau quả; dự án bao bì hộp cattông phục vụ chế biến và xuất khẩu; chế biến tinh bột sắn để khai thác vùng đất trống trong vùng rau quả tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân; Dự án về sản xuất đồ hộp Bình Định khai thác nguồn dừa trong đó có mặt hàng dừa miếng lạnh đông để xuất khẩu sang Mỹ, mà từ lâu chưa có doanh nghiệp nào khai thác đến; dự án xây dựng nhà máy chế biến rau quả Gia Lai.

4.2 Những tồn tại trong quá trình lập dự án đầu tư

- Mỗi một dự án sau khi được lập và đi vào thực hiện đều được đúc kết rút kinh nghiệm.Nhưng do yêu cầu của công việc lập dự án đó là phải cập nhật thông tin hàng ngày về thị trường, nguyên liệu, giá cả nên khi một trong những yếu tố đó không có được thường xuyên, đầy đủ thì dự án sẽ không được lập và thực hiện.

- Một dự đoán không chính xác về một hoặc một số chỉ tiêu dẫn đến sai sót cho toàn bộ dự án đã lập Đặc biệt là phần nghiên cứu cơ hội đầu tư có sai sót thì coi như dự án hoàn toàn thất bại Cho dù có được cấp vốn xây dựng có đi vào hoạt động và sản xuất sản phẩm thì cũng không tìm được đầu ra Không tìm được thị trường tiêu thụ đồng nghĩa với việc loại bỏ dự án đã đầu tư Chính điều này gây tổn thất rất lớn cho chủ đầu tư Vì vậy đứng trước một ý tưởng đầu tư phải cân nhắc thật kỹ lưỡng từ những khâu đầu tiên của quá trình lập dự án.

- Dự án được lập ngoài việc phù hợp chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, của nghành còn bị ràng buộc bởi nguồn cung cấp vốn là ở trong nước hay nước ngoài Mỗi quốc gia khi sang đầu tư ở nước khác lại có những nhu cầu về mặt hàng khác nhau vì vậy Tổng công ty phải đưa ra những dự án sao cho hài hoà cả hai mục tiêu : phát triển đất nước và đáp ứng yêu cầu của nhà cung cấp vốn Cùng một lúc phải đáp ứng cả hai mục tiêu trên là điều khó khăn cho công tác lập dự án của Tổng công ty Do đó đội ngũ cán bộ lập dự án của Tổng công ty phải có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm thực tế mới lập ra những dự án có tính khả thi cao.

- Dự án được lập phải trải qua phê duyệt của các cơ quan cấp trên có liên quan, phải được nhiều cấp lãnh đạo thông qua, và liên quan đến nhiều các ban nghành nên thủ tục mất thời gian và có thể không đáp ứng được tiến độ mà người lập dự án lập ra.

Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam 67 1.Định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới

Nhiệm vụ chung của Tổng công ty đến năm 2010

Căn cứ vào quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau quả, hoa, cây cảnh thời kỳ 1999- 2010.Định hướng phát triển của Tổng công ty đến năm 2010 là:

- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh nhằm khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng của các vùng để sản xuất thực phẩm có giá trị đa sinh tố cho người, góp phần giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cảnh quan môi trường.

- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh phải gắn với nhu cầu thị trường, có khả năng ở thị trường trong nước, thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, cả trước mắt và lâu dài.

- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh ở các vùng trong cả nước trong đó cần quan tâm phát triển ở một số vùng có điều kiện sinh thái đặc biệt như đồng bằng sông Cửu

Long, Lâm Đồng, đồng bằng sông

Hồng( nhất là cây vụ đông); vùng cao miền núi phía Bắc; kết hợp cái tạo vườn tạp, thâm canh.

* Mục tiêu phát triển: Được thể hiện qua bảng sau.

- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo Viện nghiên cứu rau quả, Viện nghiên cứu cây miền Nam giúp các tỉnh về kỹ thuật

2 Tổng giá trị nội tiêu( Triệu đồng) 271.569 846.680 1.597.362

3 Các sản phẩm chủ yếu

* Tổng khối lượng SP xuất khẩu (tấn) + Rau quả tươi

+ Các sản phẩm rau quả chế biến + Nông sản thực phẩm chế biến khác

* Các sản phẩm nội tiêu + Các sản phẩm rau quả chế biến + Rau quả tươi

+ Hạt giống rau + Giống cây ăn quả( ngàn cây)

4 Công nghiệp chế biến rau quả

- Tổng khối lượng sản phẩm (Tấn)

- Tổng giá trị sản lượng (Triệu đồng)

5 Vùng chuyên canh rau quả

- Tổng diện tích canh tác (ha)

- Tổng sản lượng rau quả (Tấn)

6 Tổng vốn đầu tư (Triệu đồng) 889.024 1.153.927 636.599

7 Tổng các nguồn thu chủ yếu (triệu đồng)

- Ước nộp ngân sách (triệu đồng)

- Ước lợi nhuận (triệu đồng)

4.688.112281.00046.000 để các tỉnh có vườn giống đầu dòng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và nhân dân lai ghép, tạo giống tốt cung cấp cho nhu cầu của người trồng rau, quả, hoa, cây cảnh.

Trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học của Bộ, cần có kế hoạch đầu tư Viện nghiên cứu rau quả thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam hiện nay cùng với Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam trở thành các Viện nghiên cứu vùng về rau quả, hoa, cây cảnh.

Nhanh chóng áp dụng và thực hiện quy trình sản xuất bằng công nghệ sạch, công nghệ tưới tiêu, công nghệ bảo quản, chế biến tiên tiến hiện đại để trong thời gian ngắn công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến rau quả của Việt Nam sánh kịp các nước trong khu vực.

- Trên cơ sở quy hoạch vùng chuyên canh tập trung, vùng đã có sản phẩm phải được đầu tư cơ sở chế biến phù hợp giữa công suất chế biến với nguồn nguyên liệu Việc nhập khẩu thiết bị chế biến phải đảm bảo yêu cầu về công nghệ tiên tiến và hiện đại phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng.

- Hoàn thành đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nước quả, đồ hộp ở một số vùng, nghiên cứu đầu tư chế biến nước quả đối với một số quả đặc sản có hương vị riêng của Việt Nam

Trước mắt ở một số tỉnh đã trồng dứa như: Kiên Giang, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình( Đồng Giao), Bắc Giang và một số địa phương khác cần sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà náy chế biến mới hoăcj đầu tư cải tạo, đổi mới thiết bị đối với nhà máy hiện có để tiêu thụ hết dứa cho người trồng dứa nhưng phải đảm bảo có thị trường tiêu thụ.

Bộ Thương Mại chủ trì phối hợp với các Bộ, nghành có liên quan trình Thủ tướng Chính Phủ biện pháp xuất khẩu rau quả vào các thị trường lớn và mới trong đó có Mỹ, Nga nhằm giải quyết ổn định đầu ra cho sản xuất rau, quả trước mắt và lâu dài.Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh phí tham gia hội trợ, triển lãm quốc tế, tiếp thị để tìm kiếm thị trường.

1.1.5.Đầu tư và tín dụng:

- Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công việc: nghiên cứu khoa học và công nghệ; nhập khẩu, tạo giống đầu dòng; khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về cây ăn quả hoa, cây cảnh, đào tạo cán bộ.

- Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch được thực hiện đối với các dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho chế biến; trồng cây ăn quả theo các dự án.

- Vốn tín dụng Ngân hàng: Đảm bảo vốn cho nhu cầu của người trồng rau quả, hoa, cây cảnh.

- Vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo, nếu thuộc vùng khó khăn.

1.1.6.Đào tạo cán bộ và huấn luyện kỹ thuật.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông khuyến lâm để huấn luyện nông dân về kỹ thuật trồng trọtcây, rau ăn quả, hoa và cây cảnh nhất là việc áp dụng công nghệ sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại trong sản xuất rau quả và hoa, cây cảnh; phát huy vai trò tích cực của kinh tế hợp tác và hợp tác xã về phàng trừ sâu bệnh.

Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trước hết là giám đốc các doanh nghiệp để nâng cao kiến thức về kỹ thuật và quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm.

Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học và kỹ thuật, công nghệ và cán bộ đào tạo.

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2006

* Tổng doanh thu:3.900 tỷ đồng tăng 10% so với năm 2005.

Trong đó doanh thu nội địa và dịch vụ:500tỷ.

- Doanh nghiệp Nhà nước:784 tỷ

- Công ty cổ phần:2.120 tỷ

- Công ty liên doanh:1.031 tỷ.

* Lợi nhuận trước thuế:142 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2005.

- Doanh nghiệp Nhà nước: 25 tỷ.

- Công ty cổ phần:46tỷ.

- Công ty liên doanh:89 tỷ

* Nộp ngân sách:180tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2005.

* Kim nghach xuất nhập khẩu: 150 triệu đô, tăng 18% so với năm 2005.

- Xuất khẩu: 85 triệu đô tăng 12% so với năm 2005.

- Giá trị tổng sản lượng :77 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2005.

- Tổng diện tích gieo trồng:12.000 ha tăng 7% so với năm 2005.

- Diện tich trồng mới dứa:1.200 ha tăng 13% so với năm 2005.

- Sản lượng dứa quả:35.000 tấn, tăng5% so với năm 2005.

- Khối lượng nguyên liệu thu mua:12.000 tấn tăng 13% so với năm 2005.

- Giá trị :720 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2005.

- Sản phẩm sản xuất: 68.000 tấn tăng 13% so với 2005.

- Giá trị:720 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2005.

- Sản phẩm sản xuất : 68.000 tấn tăng 13% so với năm 2005.

* Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 20.200 triệu.

* Đầu tư thị trường thương hiệu : 3000 triệu, trong đó kinh phí ngân sách 1.500 triệu.

* Kinh phí khoa học kỹ thuật: 1.100 triệu, trong đó kinh phí ngân sách 800 Tr.

* Thu nhập bình quân: 1.290.000 đ/ người/thangs, tăng 10% so với năm 2005.

- Nông nghiệp phát triển đa dạng hơn, năm 1997 tỷ trọng cây công nghiệp và cây ăn quả đạt 21,8% so với 19,5% năm

1987 Đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn: lúa gạo, cà phê và cao su, mía đường, điều, hồ tiêu

- Tính chất sản xuất hàng hoá và định hướng xuất khẩu của nghành ngày càng cao.Tới nay, sản xuất hầu hết các loại nông sản đã đáp ứng nhu cầu trong nước và tiếp tục tăng nhanh hơn nhu cầu trong nước, do vậy xuất khẩu nông sản đã tăng nhanh, bình quân gần 21%/năm.

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam 74 1 Liên tục cập nhật các thông tin về các chính sách của Nhà Nước, định hướng phát triển của nghành, của Tổng công ty

2.1 Liên tục cập nhật các thông tin về các chính sách của Nhà Nước, định hướng phát triển của nghành, của Tổng công ty.

Tổng công ty chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi sự phát triển đó phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển của đất nước.Đi theo đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Tổng công ty mới có được cơ hội và được hưởng những ưu đãi, làm tiền đề cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.Do vậy Tổng công ty luôn luôn phải chú ý cập nhật những thông tin, chính sách liên quan đến các lĩnh vực mà Tổng công ty đang hoạt động để đưa ra hướng phát triển phù hợp cho những năm trước mắt và lâu dài. Đối với Tổng công ty Rau quả, nông sản Việt Nam, mục tiêu đang được đặt lên hàng đầu là tăng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm đồng thời mở rộng diện tích canh tác và mang lại việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Đặc biệt chú ý tới các vùng đất còn bị bỏ hoang, chưa được canh tác.Vì vậy Tổng công ty có thể đẩy mạnh hoạt động đầu tư, nâng cao năng lực của Tổng công ty để có thể phát triển mạnh hơn trong những năm tới Những dự án được lập trong hiện tại có tính khả thi, có thể thực hiện ngay trong hiện tại và có tác dụng trong những năm tiếp theo.

Như vậy, khi cập nhật các chính sách của Nhà Nước, những mục tiêu cần thực hiện của nghành, của Tổng công ty về lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản phẩm rau, quả và nông sản khác Tổng công ty mới xác định được những ưu tiên, ưu đãi của Nhà Nước, có được những thuận lợi gì khi tham gia vào từng lĩnh vực.

2.2 Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng và ý nghĩa hết sức to lớn Việc nghiên cứu này giúp người soạn thảo phân tích, đánh giá cung - cầu thị trường ở hiện tại và dự báo cung cầu trong tương lai về loại sản phẩm của dự án Kết quả nghiên cứu thị trường cho phép quyết đinh có nên đầu tư không và xác định quy mô đầu tư thích hợp.

Phải thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết cho nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án Thông tin phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy Sau đó sử dụng những phương pháp phân tích phù hợp như ngoại suy từ những trường hợp tương tự, từ quá khứ, sử dụng các thông tin gián tiếp có liên quan, tổ chức điều tra phỏng vấn hoặc khảo sát lấy mẫu phân tích để bổ xung Tìm các dữ liệu về kinh tế tổng thể, về thông tin thị trường sản phẩm và các dữ liệu khác của nền kinh tế đối với từng loại sản phẩm.

Tổng công ty đã và đang thực hiện nội dung đánh giá phân tích thị trường tổng thể Gồm các bước sau:

- Nghiên cứu cung cầu thị trường sản phẩm hiện tại của dự án:

Bên cạnh việc xác đinh cầu hiện tại cần xác định tổng khối lượng cung ứng hiện tại và số lượng cung ứng từ các nguồn Từ đó rút ra cầu được đáp ứng như thế nào và tìm ra khoảng trống trên thị trường và để làm căn cứ cơ sở cho việc nghiên cứu, dự báo tổng khối lượng và nguồn cung ứng các sản phẩm của dự án trong tương lai.

Tổng công ty tiến hành phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu.

- Xác định loại thị trường và loại sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm và mỗi loại thị trường đòi hỏi phải có một phương pháp nghiên cứu và tiếp thị riêng biệt tuy rằng về đại thể chúng tương tự nhau.

Cần phải phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu.

- Tính đo lường: Quy mô và hiệu quả của đoạn thị trường đó phải đo lường được.

- Tính tiếp cận được: Dự án hay chủ đầu tư phải nhận biết và phục vụ được đoạn thị trường đã phân chia theo tiêu thức nhất định.

- Tính quan trọng: Đoạn thị trường phải bao gồm các khách hàng có nhu cầu đồng nhất với quy mô đủ lớn có khả năng sinh lời.

- Tính khả thi: Có đủ nguồn lực để hình thành và triển khai sản xuất và chương ttrình Marketting riêng cho từng đoạn thị trường đã phân chia.

* Xác định thị trường mục tiêu: Tương đương với với việc lựa chọn những đoạn thị trường mà việc đầu tư của dự án có thể được thực hiện một cách có hiệu quả Những đoạn thị trường này phải đảm bảo quy mô đủ cho một dự án, tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh, tính hiêu quả đầu tư và khả năng đàu tư của doanh nghiệp Những việc cần phải làm:

- Đánh giá các đoạn thị trường Dựa vào: Quy mô và sự tăng trưởng; Hấp dẫn của đoạn thị trường từ sức ép hay đe doạ Tiếp theo tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu.

Sau khi đã lựa chọn thị trường mục tiêu, xác định sản phẩm của dự án, dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án đầu tư trong tương lai, tiếp thị sản phẩm sản phẩm của dự án, nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án.

Việc nghiên cứu thị trường là rất cần thiết và khi nghiên cứu nó càng chi tiết thì khả năng thành công của dự án càng cao.

Tài liệu sau đã thể hiện thị trường của sản phẩm rau quả Việt Nam trong những năm gần đây và trong những năm sắp tới như thế nào?

Hiện tại mức tiêu dùng nước quả bình quân đầu người vào khoảng 5,7 lít/người/năm Nhìn chung mức tiêu dùng nước quả bình quân đầu người còn thấp so với các loại đồ uống khác, như nước uống đóng chai (khoảng 25 lít/người/năm) hoặc nước uống có ga (trên 30 lít/người/năm).

Thực tế nước quả vẫn chưa được tiêu dùng phổ thông (ví dụng như dùng vào bữa sáng) Điều này là nguyên nhân hạn chế lượng tiêu dùng dạng đồ uống này trên quy mô toàn Thế giới Những năm gần đây, các nhà sản xuất nước quả lớn trênThế giới đang tìm mọi cách để đẩy mạnh mức tiêu dùng loại đồ uống này, ;ột trong những biện pháp cơ bản là khuyến khích việc sử dụng nước quả một cach phổ thông hơn, không chỉ dùng trong bữa sáng và có thể sử dụng thay thế các loại đồ uống khác trong ngày.

Trên thị trường Quốc tế, Mỹ là một Quốc gia sản xuất nước quả lớn và đồng thời cũng là một thị trường tiêu dùng nước quả lớn nhất ở Châu Âu, Đức được coi là thị trường nước quả lớn thứ hai Thế giới và đây cũng là một trong những thị trường khó tính Gần đây, thị trường Trung Quốc đang nổi lên và trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ ba Thế giới Nga đang xếp ở vị trí thứ tư và tiếp theo là thị trường Pháp Nhìn chung thị trường nước quả thế giới rất phân tán và đa dạng Đối với thị trường các nước đang phát triển như khu viực Châu á Thái Bình Dương, ngành công nghiệp nước quả đang trở nên sôi động. Khu vực Bắc Mỹ và Đông Âu vẫn là những thị trường truyền thống và ít có nhiều thay đổi Mặc dù có những gia tăng đáng kể ở khu vực thị trường Châu Âu, song khu vực thị trường này vẫn còn rất phân tán Trong khu vực Châu Âu, ngoài các tập đoàn lớn, rất ít các công ty có quan tâm đến việc kinh doanh Thế giới, họ chủ yếu tập trung phát triển và đáp ứng thị trường nội địa Các công ty như Eckes-Granini và PepsiCo với thương hiệu Tropicana đang khuyếch trương sự ảnh hưởng và mở rộng thị trường Tuy nhiên ngành công nghiệp nước quả Châu Âu vẫn thiếu một sự gắn kết chặt chẽ Một trong những nguyên nhân là cơ sở hậu cần vận chuyển vẫn còn yếu kém Bên cạnh đó Châu Âu nói chung là một thị trường định hướng giá trị, nhứng áp lực về giá cả và lợi nhuận biên khiến cho việc mở rộng và liên kết ngành công nghiệp này gặp nhiều khó khăn.

Ngành công nghiệp nước quả toàn cầu đã có những đổi mới đáng kể và nhiều sản phẩm mới cũng được ra đời, đặc biệt những tiến bộ trong công nghệ bao gói và gia tăng các thành phần bổ trợ khác Trong khi tính chất sản phẩm chưa có nhiều thay đổi, nhưng áp lực về giá cả đã trở thành vấn đề đáng quan tâm Đặc biệt việc tham gia mạnh mẽ của các nước đang phát triển vào thị trường thế giới, sức ép về giá ngày càng gia tăng Tình hình cạnh tranh ngày càng trở lên khốc liệt giữa các công ty sản xuất nước quả kết hợp với sức ép từ các nhà phân phối khiến cho ngành chế biến gặp rất nhiều khó khăn.

2.3 Tăng cường đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ công tác khảo sát thiết kế. Đối với Tổng công ty, công nghệ sản xuất ra sản phẩm rất quan trọng, nó quyết định sản phẩm sản xuất ra có đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng như năng suất sản phẩm để có thể chiếm lĩnh thị trường Nếu công nghệ và phương pháp sản xuất lạc hậu, không được thay đổi thì sản phẩm đó không có khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.

Vì vậy phải luôn tìm hiểu sự thay đổi về cônh nghệ để có sự thay đỏi cho phù hợp với yêu cầu về cônh nghệ sản xuất sản phẩm để sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu thị trường Công nghệ thay đổi và ngày càng hiện đại hơn, nhưng do khả năng và năng lực của Tổng công ty nên những công nghệ đang được sử dụng trong sản xuất chưa phải là hiện đại so với các nước trên thế giới nhưng cũng đủ để tận dụng và phát huy hết khả năng sẵn có của vùng mà các nhà máy do Tổng công ty quản lý trực tiếp hay gián tiếp đặt ở địa phương đó Những công nghệ mà Tổng công ty đã chọn phù hợp với khả năng sản xuất và khả năng vận hành của các nhà máy Có rất nhiều loại công nghệ khác nhau và liên tục ra đời những công nghệ mới, nên Tổng công ty phải thường xuyên tìm hiểu công nghệ mới, đồng thời cũng phải tìm hiểu công nghệ mà các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng để công ty có thể lựa chọn cho mình công nghệ phù hợp nhất.Sản phẩm do dự án của Tổng công ty sản xuất ra có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và có thể tồn tại lâu dài trên thị trường Tìm hiểu công nghệ và phương pháp sản xuất của nhiều loại công nghệ khác nhau cho phép lựa chọn được công nghệ phù hợp theo các tiêu chuẩn mà Tổng công ty đưa ra như giá cả, chất lượng sản phẩm, độ mới của công nghệ…

Ngày đăng: 23/06/2023, 16:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tính thời gian hoàn vốn. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng công tác lập dự án ở tổng công ty rau quả, nông sản việt nam
Bảng t ính thời gian hoàn vốn (Trang 16)
BẢNG KẾ HOẠCH CHẾ BIẾN CỦA NHÀ MÁY - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng công tác lập dự án ở tổng công ty rau quả, nông sản việt nam
BẢNG KẾ HOẠCH CHẾ BIẾN CỦA NHÀ MÁY (Trang 36)
BẢNG XÁC ĐỊNH THỜI GIAN THU HỒI VỐN ĐẦU TƯ - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng công tác lập dự án ở tổng công ty rau quả, nông sản việt nam
BẢNG XÁC ĐỊNH THỜI GIAN THU HỒI VỐN ĐẦU TƯ (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w