1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác lập và quản lý dự án tại trung tâm phát triển nông thôn bền vững

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Lập Và Quản Lý Dự Án Tại Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững
Người hướng dẫn Thạc Sỹ Nguyễn Thu Hà
Trường học Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững
Thể loại chuyên đề
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 125,45 KB

Cấu trúc

  • Chương I- Thực trạng công tác lập và quản lý dự án đầu tư tại Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững (3)
    • I. Tổng quan về Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững (3)
      • 1. Lịch sử hình thành và phát triển (3)
        • 1.1 Giới thiệu về SRD (3)
        • 1.2. Giai đoạn chuẩn bị thành lập tổ chức SRD (4)
      • 2. Giai đoạn xây dựng tổ chức (5)
        • 2.1. Ban Cố vấn/Giám sát (5)
        • 2.2 Điều lệ tổ chức (7)
        • 2.3. Cơ cấu tổ chức (7)
        • 2.4. Cách thức và thủ tục đăng ký thành lập tổ chức (11)
    • II- Đặc điểm các dự án tại Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững (12)
      • 1. Định nghĩa về dự án phát triển (13)
      • 2. Chu trình dự án (13)
        • 2.1 Đánh giá nhu cầu thông qua công cụ PRA (14)
          • 2.1.1 Các phương pháp cổ truyền (14)
          • 2.1.4 Các nguyên tắc chính của PRA (16)
          • 2.1.5 Quá trình tổ chức thực hiện PRA (16)
        • 2.2. Xác đinh dự án (0)
          • 2.2.1 Thiết kế dự án (18)
          • 2.2.2 Tiêu chí hướng tới nhà tài trợ (19)
        • 2.3 Thực hiện dự án (19)
        • 2.4 Kiểm tra giám sát dự án (20)
        • 2.5 Đánh giá dự án (20)
    • III. Thực trạng cách thức tiến hành một số dự án tại trung tâm SRD (21)
      • 1. Quá trình nghiên cứu địa bàn phát triển dự án (21)
        • 1.1 Cách tiếp cận của các dự án phát triển (22)
        • 1.2. Ba nguyên tắc trong chiến lược bền vững của các dự án phát triển:.22 2. Quá trình nghiên cứu về hiệu quả khi dự án được triển khai (22)
        • 2.1. Phương pháp SWOT (Strength – Weakness – Opportunities – Threat) (23)
        • 2.2 Những người hưởng lợi từ dự án (24)
      • 3. Viết ý tưởng cơ sở cho dự án: (concept paper) (25)
      • 4. Công tác lập để xuất dự án (25)
        • 4.1 Hướng dẫn viết đề xuất (25)
        • 4.2 Cấu phần của một đề xuất dự án (27)
          • 4.2.1. Tóm tắt tổng quan (28)
          • 4.2.2. Cơ sở hình thành dự án (28)
          • 4.2.3. Mô tả dự án (31)
          • 4.2.4. Ngân sách (36)
          • 4.2.5. Thông tin về tổ chức và kết luận (38)
          • 4.2.6. Triển vọng trong tương lai (40)
        • 4.3 Mẫu của bản đề xuất dự án (41)
      • 5. Công tác giám sát và kiểm tra dự án (42)
      • 6. Công tác Quản lý dự án (43)
      • 7. Đánh giá dự án và báo cáo thường niên ( tháng, quý, năm) (44)
    • IV. Hồ sơ cấn thiết để triển khai dự án (45)
      • 1. Đơn đề nghị phê duyệt dự án gửi VUSTA – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (45)
      • 2. Công văn gửi địa phương nơi tiếp nhận dự án (45)
      • 3. Thỏa thuận dự án (45)
      • 4. Các điều khoản (45)
      • 5. Giấy xác nhận viện trợ không hoàn lại (45)
    • V. Một số dự án đã và thành quả đã đạt được qua các dự án được triển (45)
      • 1. Huấn luyện và phát triển vùng chè an toàn (áp dụng phương pháp IPM) tại Thái Nguyên và Phú Thọ (45)
      • 2. Phát triển nông nghiệp bền vững cho người nghèo tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (46)
      • 3. Củng cố hệ thống dịch vụ thú y cho người nghèo tại tỉnh Bắc Kạn (48)
      • 4. Nâng cao năng lực cho nông dân nghèo góp phần tăng sản lượng nông nghiệp ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (48)
      • 5. Tăng cường ảnh hưởng của chương trình lồng ghép giới với đối tác dự án, người hưởng lợi và cộng đồng (giai đoạn II, và cho toàn bộ chương trình CIDSE Việt Nam) (49)
      • 6. Thử nghiệm lồng ghép tín dụng và tiết kiệm với chương trình quản lý dịch hại tổng hợp tại Thái Nguyên và Phú Thọ (50)
  • Chương II Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án tại Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững (59)
    • I. Định hướng phát triển của SRD (59)
      • 1. Tôn chỉ (59)
      • 2. Sứ mệnh (59)
      • 3. Các giá trị của tổ chức (60)
      • 4. Xây dựng và phát triển chính sách, quy định của tổ chức (60)
      • 5. Thiết kế dự án và phát triển ý tưởng mới (61)
    • II- Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động lập và quản lý dự án (63)
      • 1. Một số vấn đề còn tồn tại (63)
        • 1.1 Một số vấn đề trong công tác lập dự án (63)
        • 1.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý và triển khai dự án (63)
          • 1.2.1 Tiến độ dự án (63)
          • 1.2.2 Nhân sự cho dự án (64)
        • 2.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nông thôn trong quá trình nghiên cứu dịa bàn ( phương pháp PRA) (64)
          • 2.1.1 Yêu cầu chọn nhóm (64)
          • 2.1.2 Không bỏ qua yếu tố nữ tham gia (65)
          • 2.1.3 Chuẩn bị sẵn câu hỏi mở (66)
        • 2.2 Giải pháp đối với công tác lập dự án (67)
        • 2.3. Giải pháp đối với công tác quản lý dự án và thực hiện dự án (71)
          • 2.3.1 Đối với cán bộ dự án (71)
          • 2.3.2 Đối với cán bộ xã, địa phương ( đối tác) (72)
          • 2.3.3 Đối với người dân (73)
        • 2.4 Một số giải pháp nhằm khắc phục những cản trở trong việc triển khai, thực hiện dự án do những nguyên nhân khách quan (76)
  • Kết luận (27)
  • Phụ lục (42)
  • Tài Liệu Tham Khảo (92)
    • 2. BẢNG Bảng 1: Mẫu đề xuất dự án (0)

Nội dung

Thực trạng công tác lập và quản lý dự án đầu tư tại Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững

Tổng quan về Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững

1 Lịch sử hình thành và phát triển:

 Tên trung tâm : Trung tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững

 Tổ chức tiền thân : Cooperation Internationale pour le Développement et la Solidarite (CIDSE)

Trụ sở : Số 6 ngõ 1, phố Lê Văn Hưu, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

 Email: info@srd.org.vn

 Website : www.srd.org.vn

CIDSE Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ quốc tế triển khai nhiều dự án phát triển trên toàn quốc từ những năm 1978 đến 31/12/2005 Tổ chức này là một phần của chương trình CIDSE CLV (Cămpuchia – Lào – Việt Nam) được thành lập vào năm 1977/78, khi các tổ chức thành viên của CIDSE xây dựng một chương trình hỗ trợ chung cho Việt Nam Chương trình này được mở rộng sang Cămpuchia vào năm 1979 và sang Lào vào năm 1981.

Chương trình CLV được một nhóm gồm 15 tổ chức thành viên tài trợ Phần lớn các tổ chức này cũng là thành viên của CIDSE, một cộng đồng quốc tế của 15 tổ chức làm về phát triển của thiên chúa giáo có trụ sở tại Châu Âu và Bắc Mỹ Các tổ chức thành viên Chương trình CLV bao gồm:

Christian Aid (UK và Ireland),

Manos Unidas (Tây Ban Nha),

Trong năm 2005, CIDSE Việt Nam thay đổi cơ cấu hình thành hai đơn vị độc lập, tạo tiền đề cho nhân viên tự thành lập các tổ chức phát triển của Việt Nam vào năm 2006 Chương trình Sinh kế và Nông nghiệp Vùng cao (Livelihoods and Upland Agriculture, viết tắt là LÚA) là một trong hai đơn vị này, và đã hoàn thành thủ tục đăng ký với tên mới là Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (Sustainable Rural Development, viết tắt là SRD) SRD cam kết làm việc với các cộng đồng chịu thiệt thòi ở miền núi, hỗ trợ họ cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao khả năng quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả

1.2.Giai đoạn chuẩn bị thành lập tổ chức SRD:

Năm 2005, song song với sự tồn tại của CIDSE Việt Nam, SRD đã hoạt động thử nghiệm như một tổ chức độc lập với đầy đủ cơ cấu cùng các phòng ban chức năng Vào cuối năm, CIDSE chính thức đóng cửa Văn phòng Đại diện tại Việt Nam

Trong năm qua, SRD đã tiến hành các công tác chuẩn bị cần thiết cho việc hoạt động độc lập Nhân viên được nâng cao năng lực Các chính sách, thủ tục, qui định hành chính, tài chính và chương trình dự án, cùng các tài liệu hướng dẫn của CIDSE Việt Nam đã được chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu của tổ chức mới

Việc triển khai các dự án của CIDSE – SRD được thúc đẩy nhanh cho kịp tiến độ với tất cả các dự án được hoàn thành vào cuối năm 2005 LÚA/SRD cùng đối tác dự án cũng lên kế hoạch theo dõi và tiếp tục phát huy thành quả của dự án đã được triển khai

SRD tiếp tục hoạt động tại các vùng dự án của CIDSE trước đây là các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ và Thừa Thiên Huế với kế hoạch mở rộng hoạt động ra các huyện khác ở những vùng này và thêm một tỉnh mới là tỉnh Yên Bái trong năm 2006

2 Giai đoạn xây dựng tổ chức:

Trong năm 2005, SRD đã tiến hành các công việc chuẩn bị cần thiết cho việc hình thành một tổ chức độc lập như: nghiên cứu các hình thức đăng ký, thành lập Ban Cố vấn/Giám sát, xây dựng quy định và cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực cho nhân viên, phát triển dự án mới đồng thời tiếp tục duy trì và củng cố các lĩnh vực thế mạnh của CIDSE Việt Nam

2.1 Ban Cố vấn/Giám sát

Vấn đề xây dựng ban cố vấn có thể coi là một điểm đặc thù riêng của SRD.Hầu như các tổ chức phi chính phủ địa phương đều không có những vị trí này.Ban cố vấn được SRD coi như một ban quản trị Họ sẽ là người đưa ra chiến lược cho trung tâm và giúp đỡ trung tâm trong quá trình hoạt động Đây là một mô hình hoàn toàn mới trong chiến lược địa phương hoá của các tổ chưc phi chính phủ nước ngoài.

Quá trình hình thành Ban Cố vấn/Giám sát được khởi động ngay từ đầu năm

2005 với việc thông báo rộng rãi về SRD và yêu cầu về Ban này Tuy nhiên SRD nhận được rất ít phản hồi, phần lớn là từ những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam

Sau đó SRĐ đã tiếp cận trực tiếp với một số người do nhân viên giới thiệu. Ưu tiên của SRD là lựa chọn được những người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực Một số người từ các tổ chức song phương và đa phương mặc dù rất muốn trở thành thành viên của Ban Cố vấn/Giám sát nhưng không thể tham gia được do có khả năng mâu thuẫn về lợi ích Trong khi có rất nhiều người nước ngoài muốn tham gia vào Ban Cố vấn/Giám sát thì SRD lại gặp khó khăn trong việc tìm những người Việt Nam có đủ năng lực và quan tâm đến việc tham gia vào Ban này

Mặc dù gặp phải một số khó khăn bước đầu, vào tháng 4 năm 2005, Ban Cố vấn/Giám sát đầu tiên của SRD đã được thành lập với năm thành viên Các thành viên bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài, nam và nữ với kinh nghiệm và quan điểm đa dạng Các thành viên Ban Cố vấn/Giám sát vào cuối năm 2005 là:

Bà Georgina Houghton – nguyên Giám đốc, tổ chức Đối tác trong Phát triển Nông thôn (Partner in Rural Development – CHF Việt Nam), được bầu là Chủ tịch Ban Cố vấn/Giám sát.

Bà Elise Pinners – Chuyên gia trong lĩnh vực phát triển và củng cố tổ chức, nông nghiệp và sinh kế bền vững tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Phúc – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quản lý và Phát triển (COMED), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Ông Marc Laroche – nguyên Đại diện trưởng tổ chức CIDSE Việt Nam

Ông Lê Đình Hiệp – Giám đốc Tài chính, công ty IBM Việt Nam, được bầu là Cố vấn Tài chính

Trong năm 2005, Ban Cố vấn/Giám sát đã họp chính thức ba lần, xem xét các tài liệu chiến lược và tiến độ phát triển của SRD Các thành viên của Ban đã đưa ra những ý kiến đóng góp có giá trị cho Ban Quản lý Tại cuộc họp thứ ba của Ban Cố vấn/Giám sát vào cuối tháng 10, các thành viên đã bầu các vị trí Chủ tịch và Cố vấn Tài chính cho Ban Cố vấn/Giám sát trong thời gian một năm

Một nhóm gồm ba thành viên được phân trách nhiệm xây dựng dự thảo Điều lệ của tổ chức Nhóm này đã tham khảo Điều lệ của nhiều tổ chức Việt Nam và quốc tế Sau mỗi bản dự thảo được đưa ra, tất cả nhân viên cùng nhau xem xét từng điều khoản và góp ý chỉnh sửa Các tổ chức thành viên của CIDSE Việt Nam, Ban điều phối Chương trình CLV tại Bỉ và thành viên Ban Cố vấn/ Giám sát cũng góp phần hoàn thiện tài liệu này

Đặc điểm các dự án tại Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững

Là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động phi lợi nhuận nên các dự án tại Trung tâm SRD đều mang đặc thù riêng Tất cả các dự án đều tập trung vào những mục đích sau:

 Hỗ trợ nâng cao năng lực cộng đồng

 Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững

 Tuyên truyền và vận động phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển cộng đồng và dân chủ cơ sở

 Các vấn đề về thuỷ lợi, tiếp cận đất, phát triển sinh kế bền vững.

 Phối hợp với các tổ chức và cộng đồng phát triển khác.

Sau đây tôi xin trình bày một số khái niệm và đặc điểm về dự án tại trung tâm phát triển nông thôn bền vững:

5 Đánh giá 2 Xác định và xây dựng dự án

4 Kiểm tra giám sát 3 Thực hiện dự án

1 Định nghĩa về dự án phát triển:

Theo định nghĩa của MDF Training & Consulting – Nertherland : dự án là một nỗ lực trong đó các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực được tổ chức nhằm thực hiện một phạm vi công việc nhất định với chi phí và thời gian có hạn, nhằm thực hiện nhũng thay đổi có lợi qua các mục tiêu định tính và định lượng

Theo định nghĩa của Ngân Hàng Thế Giới ( WB ): dự án là một tổng hợp gồm các hoạt động đầu tư, chính sách, thể chế được thiết kế nhằm đạt được một hoặc vài mục tiêu phát triển trong một thời gian xác định gồm 5 thành tố sau:

 Đầu tư vào trang thiết bị và các công trình dân sự

 Cung cấp các dịch vụ

 Củng cố thể chế (bao gồm cả nâng cao năng lực)

Sơ đồ 2 : Chu trình dự án

2.1 Đánh giá nhu cầu thông qua công cụ PRA

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (viết tắt tiếng Anh là PRA) là một loạt phương pháp tiếp cận cho phép người dân nông thôn cùng chia xẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện sinh hoạt của chính cộng đồng của họ, để họ cùng lập kế hoạch và thực hiện PRA cũng giúp cho các cán bộ các ngành khác nhau làm việc với cộng đồng hiểu rõ hơn về người dân nông thôn, học hỏi từ người dân để giúp người dân địa phương tự phân tích các nguồn lực, lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch đó

2.1.1 Các phương pháp cổ truyền

Cho tới gần đây, hầu hết các phân tích tập trung vào tình hình nông thôn ở các nước đang phát triển đều mang các đặc điểm chung sau đây:

Thời gian tiến hành dài

Trình tự các công việc được tiến hành rất chính quy

Phạm vi phân tích hạn chế, không đa dạng

Nội dung thường mong muốn phải đạt đến mức hoàn hảo

Sự chỉ đạo từ trên xuống

Mức độ tham gia của người dân cộng đồng hạn chế

Phương pháp làm thường bao gồm có phân tích thống kê về mặt kinh tế, điều tra chi tiết về cây trồng, đất đai, hoặc khảo sát xã hội kinh tế bằng một bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn Do những kỹ thuật này có đặc tính không thay đổi, nên không nhạy cảm với điều kiện địa phương và thiếu tính linh hoạt, thống nhất, vì vậy những khuyến cáo đưa ra thường là không thích hợp.

2.1.2 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)

Trong khuôn khổ phát triển nông nghiệp có thể được dùng để miêu tả bất kỳ phương pháp luận mới nào sử dụng nhóm nghiên cứu nhiều chuyên ngành cùng làm việc với người dân và lãnh đạo cộng đồng

Một loạt các hoạt động kê dưới đây có thể sử dụng phương pháp RRA a) Đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp và phát triển chung khác của cộng đồng b) Lựa chọn các vấn đề ưu tiên để tiếp tục nghiên cứu c) Đánh giá khả năng thực hiện d) Xác định các điềm cần ưu tiên trong hoạt động phát triển e) Tiến hành và giám sát các hoạt động phát triển

Phương pháp RRA đã hoạt động rất có hiệu quả trong những năm 1970. Sau đó người ta cũng đã nhận thấy một số những khiếm khuyết nếu trong quá trình phân tích tình hình nông thôn mà không có sự tham gia của người dân cộng đồng Vì vậy phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân cộng đồng (PRA) đã được thử nghiệm từ những năm 80 và tiếp tục phát triển cho đến nay.

2.1.3 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) Ưu điểm chính của phương pháp này là có sự tham gia của người dân cộng đồng ở mức cao, thời gian tiến hành ngắn, chi phí thấp Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân đặc biệt thích hợp trong phát triển cộng đồngvì nó có sự tham gia của nhóm công tác và các thành viên cộng đồng trong tất cả mọi khía cạnh của cuộc nghiên cứu, sử dụng các công cụ nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích kết quả Ngoài ra thông qua sự tham gia này, PRA đã nâng cao sự tự nhận biết của người dân đề xuất các phương pháp thực tế và hỗ trợ người dân phân tích được các vấn đề của cộng đồng họ.

2.1.4 Các nguyên tắc chính của PRA

 Phỏng vấn các nội dung có chuẩn bị một nửa;

 Thảo luận nhóm theo chuyên đề;

 Trao gậy- Giao công việc cho nông dân làm chứ không làm thay;

 Kiểm tra chéo thông tin;

2.1.5 Quá trình tổ chức thực hiện PRA a) Thành phần của nhóm

Các thành viên gồm có các trình độ chuyên môn khác nhau, từ nơi khác nhau dẫn đến các quan điểm khác nhau, bổ xung cho nhau thành một vấn đề bao quát lớn, đồng thời tiếp cận được các đề tài khác nhau với cách nhìn nhận mới và sâu sắc hơn; luôn có phụ nữ trong nhóm; có cả các thành viên từ cộng đồng để học tập trao đổi kinh nghiệm và hiểu biết lẫn nhau; các thành viên này nên gồm nhiều đối tượng như: các hộ giàu, nghèo, trung bình, nam, nữ, người già, trẻ, đôi lúc còn cần cả các trẻ em (nếu một hoạt động sau này cần tập trung vào hỗ trợ trẻ em). b) Phối hợp các kỹ thuật thích hợp

Trong quá trình tiến hành PRA tại cộng đồng, một giỏ các công cụ PRA sẽ được giới thiệu để sử dụng Các công cụ này phải được sử dụng phối hợp một cách hài hoà (từng công cụ sẽ được giới thiệu chi tiết trong phần 5) c) Phân tích tại chỗ

Trong quá trình thu thập thông tin và phân tích các thông tin, nhóm phân tích luôn luôn phải đặt ra các câu hỏi:

 Cần những thông tin gì;

 Thông tin gì là nhất thiết phải có;

 Ai sẽ phân tích và sử dụng các thông tin này? vào mục đích gì?; Đánh giá các nhu cầu

Lập kế hoạch các hoạt động

Thực hiện các hoạt động

Giám sát các hoạt động Đánh giá các hiệu quả

 Độ chính xác của các thông tin đó đến mức độ nào.

Tiến trình của việc phân tích thông tin theo các bước sau

Thu thập thông tin lần đầu

Thu thập thông tin vòng hai

Thu thập thông tin lần cuối

Phân tích lần cuối trong khuôn khổ PRA

Sơ đồ 3 : mô tả PRA và chu trình của dự án

Các cán bộ dự án cùng với cộng đồng sẽ tìm ra nhu cầu của họ để từ đó xác định dự án Việc cần làm của cán bộ dự án là thu thập thông tin và phân tích nhằm hiểu vấn đề và nguyên nhân của nghèo đói Việc xác định dự án cần có: thông tin thứ cấp và kết quả PRA.

2.2.1 Thiết kế dự án: a) Thu thập và phân tích thông tin:

 Nội dung: dân số, nghèo đói, các nguyên nhân

 Các dịch vụ hiện có

 Điểm mạnh và điểm yếu của thể chế hiện có

 Các tài nguyên sẵn có

 Các kinh nghiệm thu được của quá khứ b) Xác định mục đích

 Mục đích của dự án: là các mục tiêu cần đạt được thông qua các hoạt động của dự án Các lợi ích lâu dài của người hưởng lợi dự án luôn là mục đích nền tảng của dự án.

 Tầm nhìn sứ mệnh các giá trị của tổ chức là nền tảng đề xác định mục đích của dự án c) Xác định mục tiêu:

 Mục tiêu của dự án chỉ ra những thay đổi và tác động cụ thể của dự án.

 Mục tiêu phải SMART (cụ thể, có thể đo được, có thể đạt được, phù hợp, có giới hạn thời gian).

 Mục tiêu phải linh hoạt đáp ứng được sự thay đổi và kinh nghiệm thu được trong quá trình thực hiện.

 Xác định các hoạt động cho mỗi mục tiêu.

 Xác định làm cái gì, làm như thế nào, làm khi nào, ai sẽ chịu trách nhiệm chính. d) Xác định chỉ số:

 Đo lường sự tiến triển của dự án.

 Đo lường các hoạt động của dự án.

 Đo lường tác động của dự án tới vùng dự án (chỉ tiêu định tính). f) Các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra, theo các chỉ số đã xây dựng :

 Xây dựng các câu lạc bộ

 Thăm quan mô hình và trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm

 Xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát ở các cấp khác trong dự án

 Đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ dự án

2.2.2 Tiêu chí hướng tới nhà tài trợ :

 Tính phù hợp với tôn chỉ, sứ mệnh, chiến lược can thiệp của tổ chức

 Tính khả thi về kỹ thuật.

2.3 Thực hiện dự án: a) Xây dựng cơ sở dữ liệu:

 Tiến hành trước khi bắt đầu thực hiện dự án.

 Lập cơ sở dữ liệu để so sánh trước và sau khi thực hiện dự án.

 Cho phép đánh giá tác động dự án sau khi thực hiện. b) Thực hiện dự án:

 Là việc tiến hành thực thi các hoạt động của dự án, sử dụng các nguồn lực tài chính đã được phê duyệt để đạt được các kết quả mong muốn và hiện thực hoá mục đích của dự án.

 Kế hoạch hoạt động (IP) : kế hoạch quý, năm và kế hoạch tổng thể của dự án.

 Kế hoạc hoạt động tháng.

 Các báo cáo quý, 6 tháng, hàng năm và báo cáo cuối cùng.

 Kế hoạch tài chính và dự toán chi phí tháng, quý, năm.

 Các phương tiện vật chất và phi vật chất cần có.

 Các quy trình tổ chức và thực hiện cho các hoạt động.

2.4 Kiểm tra giám sát dự án:

Thực trạng cách thức tiến hành một số dự án tại trung tâm SRD

Cách thức tiến hành dự án tại trung tâm phát triển nông thôn bền vững như sau:

Sơ đồ 4: Cách thức tiến hành dự án

1 Quá trình nghiên cứu địa bàn phát triển dự án:

1.1 Cách tiếp cận của các dự án phát triển:

Có 3 cách tiếp cận nghiên cứu địa bàn phát triển dự án: a) Tiếp cận từ dưới lên: mọi hoạt động của dự án đều bắt đầu từ người hưởng lợi và kết thúc cũng ở người hưởng lợi b) Tiếp cận mang tính tham gia: trong mọi hoạt động của dự án đều có sự tham gia tích cực của người dân c) Tiếp cận mang tính liên ngành: để các dự án phát triển thành công cần có sự kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể và các chuyên gia ở các ngành khác nhau.

1.2 Ba nguyên tắc trong chiến lược bền vững của các dự án phát triển:

 Nguyên tắc thứ nhất – các bên cùng đóng góp:

Các dự án phát triển đều cho rằng nếu cộng đồng có nhiều đóng góp vào tất cả các hoạt động của dự án thì sẽ nâng cao tính tự chủ, trách nhiệm của cộng đồng Vì vậy các hoạt động đó sẽ phù hợp hơn, hiệu quả cao hơn và hiệu quả đó được chính cộng đồng duy trì bền vững hơn.

 Nguyên tắc thứ hai – giảm dần sự hỗ trợ:

Các dự án đều có thời hạn, do đó dự án phải giảm dần, từng bước giảm dần sự trợ giúp/ hỗ trợ trực tiếp đối với các hoạt động ở cộng đồng Nói cách khác, việc dự án hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động sẽ giảm đi và nhường chỗ cho các hoạt động nhằm nâng cao năng lực và sử dụng lâu dài các nguồn lực địa phương.

 Nguyên tắc thứ ba – quản lý từ cấp thấp nhất:

Quản lý từ cấp thấp nhất là điều kiện và cơ hội tạo ra sự tham gia rộng rãi và trực tiếp từ những người hưởng lợi Do vậy các dự án phát triển đều mong muốn có được hệ thống quản lý từ cấp thấp nhất Từ nguyên tắc này, các dự án đều mong muốn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp thôn, xã nhằm đạt được mục tiêu kép: dự án vận hành và thực thi có hiệu quả cao nhất, đồng thời đó cũng là mục tiêu phát triển bền vững

2 Quá trình nghiên cứu về hiệu quả khi dự án được triển khai

2.1 Phương pháp SWOT (Strength – Weakness – Opportunities – Threat) Đây là kỹ thuật thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin cung cấp bởi nông dân và những người khác trong làng xã, cộng đồng hoặc từ các tài liệu có sẵn Phương pháp SWOT được sử dụng để xác định những mặt mạnh, điểm yếu, triển vọng và rủi ro của một điều kiện sản xuất, một đặc điểm kinh tế xã hội nào đó trong một thời gian nhất định của một làng xã, cộng đồng hay một tổ chức, một cá nhân hoặc nông hộ.

 S - Điểm mạnh : Bao gồm điều kiện và sự sẵn có của các nguồn vật lực, tài lực và khả năng của con người (nhân lực, trí lực)

 W - Điểm yếu: bao gồm những khó khăn về nguồn lực và khả năng của con người

 O – Cơ hội triển vọng: kể cả điều kiện bên ngoài, điều kiện hiện tại hoặc tương lai sẽ có thể tạo điều kiện cho cộng đồng hoặc tổ chức đạt được mục tiêu.

 T – Đe doạ, rủi ro: là những điều kiện bên ngoài, hiện tại hoặc tương lai mà có thể sẽ gây cản trở cho cộng đồng hoặc tổ chức đó đạt được mục tiêu của mình, hoặc làm tổn hại đến nó.

SWOT là công cụ để đánh giá một dự án, một chương trình phát triển sản xuất khi người ta phân tích và so sánh 2 kết quả của cùng một chuyên đề ở 2 thời điểm khác nhau: khi bắt đầu và khi kết thúc, hoặc đề so sánh kết quả ở 2 giai đoạn khác nhau ta có thể đánh giá được mức tiến triển.

2.2 Những người hưởng lợi từ dự án:

Mục tiêu của trung tâm là hướng tới những người nghèo và nghèo nhất trong xã hội Do vậy tất cả các dự án đều hướng tới những nhóm người và cộng đồng có đặc điểm:

 Họ đều là những người nghèo.

 Những người chịu thiệt thòi.

 Những người dân tộc thiểu số.

Những người hưởng lợi được chia ra làm 2 nhóm: nhóm hưởng lợi trực tiếp và hưởng lợi gián tiếp từ dự án

Những người hưởng lợi trực tiếp : những người trực tiếp tham gia vào dự án và được dự án hỗ trợ như: người dân, cán bộ địa phương, các ban ngành đoàn thể

Những người hưởng lợi gián tiếp: là những người không tham gia vào dự án nhưng họ được hưởng những lợi ích lơn mà dự án tạo ra Vd: người dân ở xã khác cũng được đi lại trên con đường dự mà dự án xây dựng, xem xét, học hỏi kinh nghiệm, mô hình mà dự án tạo ra

VD: Dự án VM002 “phát triển sinh kế bền vững thông qua đa dạng hóa nông nghiệp, nâng cao năng lực về xã hội và kỹ thuật tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc kạn” Trong phần giới thiệu về những người hưởng lợi có chia ra 2 nhóm:

1 Những người hưởng lợi trực tiếp

 612 hộ gia đình tại 8 thôn

 65 cán bộ huyện và 3 Uỷ ban nhân dân xã, Chi cục phát triển Nông nghiệp và Kinh tế của huyện, Hội phụ nữ và Hội nông dân

 5 cán bộ khuyến nông và 10 cán bộ phòng nông nghiệp của huyện Pắc Nậm

 32 thành viên của 8 Ban phát triển thôn

2 Những người hưởng lợi gián tiếp

 Những người dân ở các thôn khác trong và ngoài 3 xã được dự án lựa chọn

 Những người dân ở các xã đặc biệt khó khăn khác của huyện Pắc Nậm và các huyện lân cận

 Cán bộ thuộc các lĩnh vự phi nông nghiệp của huyện, các cán bộ khuyến nông của Trung tâm khuyến nông và khuyến lâm của Tỉnh Bắc Kạn

3 Viết ý tưởng cơ sở cho dự án: (concept paper)

Trước khi viết đề xuất của dự án gửi lên nhà tài trợ, trung tâm phải viết một bản tóm tắt các ý tưởng phát triển cho dự án Những ý tưởng này giúp nhà tài trợ hiểu một cách tổng quan về những mục đích mà dự án hướng tới. Ngoài ra đây cũng được coi là cơ sở cho sự phát triển của dự án đề các cán bộ dự án bám sát vào đó triển khai các hoạt động, vạch ra các mục tiêu chiến lược, kế hoạch cho dự án.

4 Công tác lập để xuất dự án:

4.1 Hướng dẫn viết đề xuất:

Các bước cần làm trước khi viết đề xuất:

 Viết một bản nghiên cứu nêu lên những khái niệm ban đầu, những ý tưởng phát triển đự án (bản concept paper)

 Thu thập thông tin cơ bản: Điều đầu tiên cần làm khi viết một đề xuất tổng thể là thu thập đủ tài liệu. Cán bộ dự án cần có các tài liệu cơ bản về ba lĩnh vực sau: khái niệm, chương trình và chi phí.

Nếu cán bộ dự án không có đủ thông tin thì cần xác định ai sẽ là người có thể giúp thu thập mỗi loại thông tin Nếu trong một trung tâm phi lợi nhuận nhỏ không có nhiều nhân viên thì một thành viên am tường trong ban quản trị có thể sẽ giúp ích được nhiều Nếu trong những trung tâm lớn thì chắc chắn sẽ có những trợ lý chương trình hoặc tài chính có thể làm giúp việc này Khi cán bộ dự án đã biết nhờ đến ai thì hãy xác định những thông tin cần biết.

Hồ sơ cấn thiết để triển khai dự án

(Phần này được trình bày trong phụ lục)

1 Đơn đề nghị phê duyệt dự án gửi VUSTA – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

2 Công văn gửi địa phương nơi tiếp nhận dự án

5 Giấy xác nhận viện trợ không hoàn lại

Một số dự án đã và thành quả đã đạt được qua các dự án được triển

1 Huấn luyện và phát triển vùng chè an toàn (áp dụng phương pháp IPM) tại Thái Nguyên và Phú Thọ

Tính tới năm 2005, sau sáu năm triển khai hai dự án nối tiếp nhau về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã góp phần quan trọng vào việc đưa ra phương hướng phát triển và hỗ trợ cho hàng nghìn nông dân trồng chè IPM tại 53 xã thuộc hai tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ

Dự án áp dụng phương pháp Huấn luyện nông dân trên đồng ruộng, hỗ trợ việc hình thành và hoạt động của các Câu lạc bộ IPM nhằm tạo chất xúc tác cho cộng đồng trong việc tiếp tục áp dụng và nhân rộng phương pháp IPM tại địa phương Cách tiếp cận này đã đạt được hiệu quả tích cực và tạo điệu kiện thuận lợi cho việc triển khai các ý tưởng khác

Tại những vùng nông dân áp dụng IPM, mọi người (phần lớn là phụ nữ) đều nói rằng năng suất chè đã tăng lên rõ rệt, sức khỏe của họ cũng được cải thiện, đặc biệt là các bệnh ngoài da đã giảm hẳn Họ cho rằng đó chính là nhờ hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và áp dụng kiến thức quản lý canh tác chè hiệu quả Nông dân còn cho biết họ thấy tự tin hơn vào khả năng sản xuất chè chất lượng cao của mình

Sau sáu năm triển khai, hiện nay gần 10% tổng diện tích chè của hai tỉnh đang áp dụng phương pháp IPM Trong khi IPM được sự hỗ trợ của nhiều cấp khác nhau, thì phương pháp Huấn luyện nông dân trên đồng ruộng vẫn chưa được thể chế hóa ở cấp tỉnh cũng như cấp quốc gia Mặc dù mọi người đều công nhận vai trò tích cực của các Câu lạc bộ IPM, nhưng các Câu lạc bộ vẫn chưa được chính quyền địa phương công nhận, chỉ có một số ít thương nhân và người chế biến chè tích cực mua chè IPM

Những vấn đề này đặt ra một ưu tiên mới cho SRD là cần phải tăng cường kết nối với thị trường chè (những người thu mua và chế biến chè) SRD cũng quan tâm hơn tới vai trò của người tiêu dùng trong việc thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ chè sạch SRD cần có thêm các đối tác trong khu vực kinh tế tư nhân giúp tạo xúc tác cho việc kết nối nông dân với thị trường

2 Phát triển nông nghiệp bền vững cho người nghèo tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Dự án ba năm kết thúc vào tháng 12 năm 2005 này tập trung vào các vấn đề sau: nâng cao năng lực và kiến thức cho người dân và cán bộ địa phương về nông nghiệp bền vững, lập kế hoạch có sự tham gia và các vấn đề bình đẳng giới; nâng cao năng suất nông nghiệp, phát triển và đưa vào áp dụng các kỹ thuật đơn giản, phù hợp với điều kiện địa phương; và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho nông dân

Nhiều khóa tập huấn trong các lĩnh vực trên đã được tổ chức cho nông dân chủ chốt và cán bộ khuyến nông huyện và xã Sau khi được tập huấn, phần lớn học viên có thể tự tổ chức các buổi chia sẻ thông tin đã học với nông dân khác Người dân tại các vùng dự án trở nên quen thuộc với phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia cho các hoạt động phát triển tại cộng đồng, và cũng tự tin hơn khi trình bày quan điểm của họ tại các buổi họp thôn

Mô hình kỹ thuật và nhiều khóa tập huấn về chăn nuôi, trồng ngô, sắn và cỏm voi năng suất cao cùng một mạng lưới tình nguyện viên khuyến nông thôn bản đã góp phần cải thiện việc phối hợp giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ nông nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bà con

Việc xây dựng đường nội thôn, hệ thống cung cấp nước sạch và chương trình dồn điền đổi thửa, tất cả góp phần nâng cao sản lượng nông nghiệp và đời sống cho người dân trong cộng đồng Nông dân thể hiện sự cam kết mạnh mẽ, tinh thần sở hữu, trách nhiệm và đoàn kết thông qua việc triển khai các hoạt động của dự án

Các buổi nói chuyện chuyên đề và tập huấn nâng cao nhận thức giới được tổ chức cho nông dân và cán bộ địa phương tham gia vào dự án ở cả cấp huyện và xã Ngoài kiến thức và khái niệm căn bản về giới, các vấn đề cụ thể về bất bình đẳng giới tại cộng đồng cũng được thảo luận tại các buổi sinh hoạt này. Việc lồng ghép các buổi nói chuyện ngắn về giới vào tập huấn kỹ thuật khuyến nông cho hiệu quả tốt hơn là các buổi tập huấn riêng về giới

Tuy nhiên, khả năng sử dụng tiếng Việt của người dân ở một số vùng dân tộc thiểu số vẫn là một hạn chế cho quá trình triển khai dự án Tại một số buổi tập huấn, học viên không cảm thấy tự tin và thoải mái lắm do hạn chế về ngôn ngữ và trình độ học vấn

3 Củng cố hệ thống dịch vụ thú y cho người nghèo tại tỉnh Bắc Kạn

Dự án được tài trợ của Quỹ Ford này đã kết thúc vào tháng 9 năm 2005, sau hai năm triển khai Mục tiêu của dự án là hỗ trợ ngừời dân nghèo gây dựng tài sản của họ dựa trên các nguồn lực tiềm năng Dự án tập trung nâng cao năng lực cho người dân và cán bộ địa phương trong việc quản lý và phát triển đàn gia súc Phương pháp tiếp cận có sự tham gia giúp đảm bảo sự tham gia đầy đủ của những người được hưởng lợi vào toàn bộ quá trình của dự án từ thiết kế, lập kế hoạch, giám sát đến đánh giá dự án

Việc hình thành các nhóm nông dân sử dụng dịch vụ thú y tạo môi trường tốt cho các thành viên trong nhóm hợp tác và hỗ trợ nhau trong chăn nuôi và phòng tránh bệnh cho gia súc Nhận thức của người dân về tiêm phòng bệnh cho gia súc đã được cải thiện đáng kể Tỷ lệ gia súc được tiêm phòng dịch tăng từ 20 - 30% Nông dân áp dụng tốt hơn các kỹ thuật chăn nuôi mới, đặc biệt là nuôi lợn, với tỷ lệ tăng trọng trung bình là 14 - 20kg/tháng

Trong suốt thời gian triển khai dự án, không có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra tại các thôn dự án Người dân tự đưa ra các quy định về thú y cho thôn xóm của họ Các tình nguyện viên khuyến nông thôn bản sau khi được tập huấn đã quản lý tốt hơn tủ thuốc thú y thôn, cung cấp thuốc và dịch vụ kịp thời cho bà con Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ của họ cũng rất khác nhau và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ học vấn của các tình nguyện viên

4 Nâng cao năng lực cho nông dân nghèo góp phần tăng sản lượng nông nghiệp ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Dự án này được thiết kế nhằm phát huy ảnh hưởng của dự án thủy lợi được triển khai trước đây tại năm thôn của hai xã thuộc huyện Hương Trà Trong hai năm triển khai dự án (kết thúc vào tháng 12 năm 2005), nhiều tập huấn đã được tổ chức cho nông dân về lập kế hoạch, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, và nuôi cá Các giống lúa, ngô và lạc có giá trị kinh tế cao hơn được giới thiệu cho bà con Tập huấn về bình đẳng giới được tổ chức cho cả nam và nữ tại các thôn của dự án

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án tại Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững

Định hướng phát triển của SRD

SRD phấn đấu trong thời gian tới trở thành một tổ chức phát triển hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. SRD có một cơ cấu hiệu quả, cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và gắn bó với tổ chức.

SRD sẽ tiếp tục duy trì thế mạnh của CIDSE Việt Nam trong các lĩnh vực: quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)/nông nghiệp hữu cơ, khuyến nông, thủy lợi, tín dụng và tiết kiệm, phát triển cộng đồng và bình đẳng giới, đồng thời phát triển các lĩnh vực mũi nhọn SRD sẽ mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực mới như: nâng cao năng lực cộng đồng trong việc bảo tồn, sử dụng và phát triển các giống lúa ; củng cố và thúc đẩy sự hình thành và hoạt động của các tổ chức cộng đồng, dân chủ cơ sở, tiếp cận và sử dụng đất, tiếp cận thị trường, hỗ trợ thành lập các tổ chức tài chính vi mô, và hệ thống thâm canh lúa Tất cả các chương trình phát triển của SRD đều hướng tới người nghèo và nghèo nhất trong cộng đồng

Người dân tại các cộng đồng nông thôn được tăng cường năng lực để tự mình quản lý nguồn sinh kế một cách bền vững trong một xã hội công bằng và bác ái

SRD là một tổ chức phát triển của Việt Nam hoạt động trên quan hệ đối tác với các tổ chức cộng đồng và người dân cơ sở SRD hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cộng đồng chịu thiệt thòi ở miền núi để họ tự quản lý hệ thống sinh kế của mình một cách bền vững, không phân biệt dân tộc, giới tính hay tôn giáo

SRD thực hiện điều này thông qua:

- Hỗ trợ nâng cao năng lực và phát triển cộng đồng;

- Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững;

- Tuyên truyền và vận động phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển cộng đồng và dân chủ cơ sở;

- Phối hợp với các tổ chức và cộng đồng phát triển khác.

3 Các giá trị của tổ chức

SRD tuân thủ và coi trọng các giá trị sau như là nguyên tắc hoạt động của mình: Tự chủ, Bền vững, Trách nhiệm và Hiệu quả

4 Xây dựng và phát triển chính sách, quy định của tổ chức

SRD kế thừa từ CIDSE Việt Nam nhiều tài liệu hướng dẫn và quy định cụ thể cho phần lớn các lĩnh vực hoạt động và vận hành của tổ chức Tuy nhiên các tài liệu này cần được chính sửa cho phù hợp với luật pháp và quy định của nhà nước đối với các tổ chức trong nước và yêu cầu của tổ chức mới như: khối lượng công việc, cơ cấu tổ chức, ưu tiên công việc và áp dụng trong thực tế

Phiên bản mới của Cẩm nang về Chương trình, Hành chính, Tài chính đã được giao cho các nhóm công tác đặc biệt nghiên cứu chỉnh sửa và gửi cho nhân viên để góp ý Hội thảo về Cẩm nang Quản lý Tài chính tại Dự án với các quy định cụ thể đã được tổ chức cho nhân viên và đối tác dự án

Chính sách Dự trữ Tài chính cho tổ chức cũng được xây dựng nhằm đảm bảo bền vững về tài chính cho tổ chức mới Chính sách Dự trữ Tài chính củaSRD bao gồm bốn loại dự trữ: Dự trữ chung, dự trữ vốn, dự trữ theo quy định bắt buộc của luật pháp và dự trữ của tổ chức Chính sách này được các tổ chức thành viên của CIDSE Việt Nam ủng hộ và phê duyệt và có hiệu lực đối với SRD từ năm 2006

5 Thiết kế dự án và phát triển ý tưởng mới

Cùng với việc quản lý các dự án đang được triển khai của CIDSE, SRD còn tập trung xây dựng và phát triển nhiều dự án mới Trong năm 2006, ba dự án mới và tài liệu sơ bộ về một dự án khác được các tổ chức thành viên của CIDSE phê duyệt

Dự án thứ nhất là Củng cố đoàn kết trong cộng đồng và quản lý nguồn lực địa phương thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Yên Bái Thế mạnh của CIDSE trong quản lý thủy lợi có sự tham gia của người dân và sản xuất nông nghiệp được phát huy trong dự án Nông dân sẽ tham gia vào tất cả các giai đoạn của dự án, từ thiết kế hệ thống, giám sát xây dựng, đưa ra qui chế sử dụng nước, thu và quản lý phí dùng nước, đến vận hành và bảo dưỡng hệ thống Nhiều tập huấn về các phương thức sản xuất nông nghiệp phù hợp sẽ được tổ chức cho nông dân Năng suất nông nghiệp được nâng cao cùng việc quản lý thủy lợi hiệu quả sẽ tạo tác động tích cực tổng hợp lên đời sống của người nghèo trong vùng.

Dự án thứ hai là Hỗ trợ nông dân huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trồng cây thuốc “sạch”, không sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học và được trồng trong điều kiện gần giống với tự nhiên, góp phần tăng thu nhập và cải thiện sức khỏe cho người dân trong vùng Những nông dân có kinh nghiệm, chuyên sống dựa vào khai thác các loại cây thuốc trong rừng sẽ được cung cấp giống cây và hướng dẫn kỹ thuật để trồng các loại cây này tại vườn nhà của họ Các loại cây dễ trồng, dễ bán sẽ được giới thiệu cùng các bài thuốc chữa trị các bệnh thông thường

Dự án thứ ba là Thúc đẩy sự hình thành và hoạt động của các Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng dựa trên các Câu lạc bộ IPM của các dự án CIDSE trước đây tại tỉnh Phú Thọ Trong khuôn khổ dự án, năng lực của các tổ chức cộng đồng trong việc xóa đói giảm nghèo được nâng lên, thông qua đó năng lực quản lý của cộng đồng cũng được cải thiện Thành viên các câu lạc bộ được hỗ trợ nâng cao khả năng xác định, phân tích và đưa ra giải pháp cho các vấn đề quản lý nguồn lực địa phương và tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở Hoạt động của dự án ưu tiên giải quyết nhu cầu của người nghèo và phụ nữ trong tiếp cận và sử dụng các nguồn lực trong hệ sinh kế bền vững Dự án góp phần thúc đẩy trao đổi thông tin giữa Ủy ban Nhân dân cấp xã và huyện, giữa các phòng ban chức năng, ngân hàng và tổ chức kinh doanh trong việc hỗ trợ các tổ chức cộng đồng này

Thứ tư là ý tưởng dự án thử nghiệm một năm giải quyết các vấn đề tiếp cận và sử dụng đất tại bốn xã của hai huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Chuẩn bị cho việc thiết kế dự án, hội thảo về quản lý và sử dụng đất có sự tham gia tạiThừa Thiên Huế, đặc biệt là hai huyện dự kiến triển khai dự án đã được tổ chức vào tháng 4 năm 2006 Trong khuôn khổ dự án, Ban sử dụng đất thôn sẽ được thành lập và được tập huấn kỹ năng cùng với người dân trong cộng đồng đưa ra giải pháp tăng cường tiếp cận đất cho người nghèo áp dụng các hoạt động quản lý và sử dụng đất có sự tham gia Thông qua dự án thử nghiệm này, SRD có cơ hội phát triển kinh nghiệm trong lĩnh vực mới, liên quan rất chặt chẽ đến nông nghiệp và sinh kế bền vững này Việc tiếp tục các chương trình của CIDSE tại Thừa Thiên Huế tạo điều kiện cho SRD và đối tác dự án cùng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển tại các vùng địa lý và văn hóa khác nhau (giữa Miền Bắc và Miền Trung) Thêm vào đó, dự án thử nghiệm này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kế thừa và phát huy thành quả dự án của CIDSE tại Thừa Thiên Huế trong hơn 10 năm qua.

Ngày đăng: 23/06/2023, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo thường niên 2003 – CIDSE Khác
2. Báo cáo thường niên 2004 – CIDSE Khác
3. Báo cáo thường niên 2005 – 2006 – SRD Khác
4. Program Manual – CIDSE Khác
5. Program Guide –CIDSE Khác
6. Project Proposal VM002 - SRD 7. Project Proposal VM005 -SRD Khác
8. Tài liệu tập huấn nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư (WORLD BANK) Khác
9. Tài liệu đánh giá giữa kỳ dự án VM002 –SRD Khác
10.Tài liệu đánh giá nông thôn có sự tham gia (SRD) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w