Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất biện pháp rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội, giúp trẻ nhận biết, xử lí và có những cảm xúc tích cực, phù hợp với mỗi tình huống và hoàn cảnh.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
-Điều tra và đánh giá thực trạng việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non.
-Đề xuất biện pháp rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
-Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phiếu điều tra Anket để khảo sát ý kiến các giáo viên đứng lớp của trường mầm non, thu thập thông tin cần thiết về thực trạng rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
-Quan sát hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên ởtrường mầm non.
-Quan sát những biểu hiện cảm xúc của trẻ trong trường mầm non.
-Quan sát hoạt động của giáo viên khi tổ chức cho trẻ chơi đóng vai theo chủ đề để rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi nhằm đề xuất những biện pháp rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ một cách tốt nhất.
Sử dụng hệ thống câu hỏi, trao đổi, trò chuyện với giáo viên về sự cần thiết phải rèn kĩ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi và ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi.
5.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm hiệu quả của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
5.2.5 Phương pháp tạo tình huống
Trong quátrình tổchức tròchơi đóng vai theo chủ đềcho trẻ, giáo viên có thể quan sát, giúp đỡkhi trẻcần, hoăc ̣ cóthểnhập vai chơi đểtaọ ra môṭsố các tình huống để trẻnhâṇ biết cảm xúc của các nhân vâṭtrong quátrì nh chơi.
5.3 Phương pháp thống kê toán học
Thông tin được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê, biểu đồ, đồ thị để xử lý các kết quả điều tra bằng phiếu hỏi và kết quả thực nghiệm sư phạm.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Làm rõ cơ sở lý luận về việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ lứa tuổi mầm non.
Nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra biện pháp để rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, từ đó giúp trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác Từ đó, có những ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và quá trình giao tiếp. Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành giáo dục mầm non và giáo viên mầm non quan tâm đến vấn đề rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
7 Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc khóa luận gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục.
Phần nội dung có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Cơ sở thực tiễn và đề xuất biện pháp rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Cấu trúc khóa luận
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.1 Lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài.
Trên thế giới, việc nghiên cứu kỹ năng sống đã được nhiều tổ chức con người quan tâm và tìm hiểu vì đây là một trọng điểm trong việc nghiên cứu và phát triển con người Cũng có nhiều nghiên cứu về cảm xúc của con người, riêng kỹ năng nhận biết cảm xúc được chú ý nhiều trong các công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc.
Nhà tâm lý học Isarel (Quốc tịch Mỹ) Reuven Bar – On là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ EQ (Emotional Intelligence Quotient) trong luận án tiến sĩ của mình năm 1985 Ông đặt trí tuệ cảm xúc trong phạm vi lý thuyết nhân cách, đưa ra mô hình Well – being (1997) với ý định trả lời câu hỏi “Tại sao một người nào đó lại có khả năng thành công trong cuộc sống hơn người khác”[9] Ông đã nhận diện được 5 khu vực bao quát về mặt chức năng phù hợp với thành công trong cuộc sống: Các kỹ năng làm chủ cảm xúc của mình, các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc liên cá nhân, tính thích ứng, kiểm soát stress, tâm trạng chung.
Năm 1997, John Mayer và Salovey chính thức định nghĩa: “Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết, bày tỏ cảm xúc, hòa cảm xúc vào suy nghĩ, hiểu,suy luận với xúc cảm, điều khiển, kiểm soát cảm xúc của mình và của người khác”[18] Daniel Golman, tiến sĩ tâm lý học của Đại học Havard – người phụ trách chuyên mục của tờ tạp chí Times, tập hợp những kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và đã viết cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc: Tại sao nó có thể quan trọng hơn IQ đối với tính cách, sức khỏe và sự thành công trong suốt cuộc đời?” [10] Nhiều áp dụng chuyên biệt đã định hướng rèn luyện kỹ năng sống cho thanh thiếu niên dựa vào những nhóm kỹ năng như: kỹ năng thuộc về tâm lý cá nhân, kỹ năng trong mối quan hệ với người khác, kỹ năng cộng đồng và kỹ năng làm việc Bên cạnh đó, việc huấn luyện và trang bị kỹ năng sống còn được vận dụng một cách lồng ghép và tích hợp có kế hoạch trong từng môn học khác nhau trong chương trình học.
Giáo dục cảm xúc có nguồn gốc từ phong trào “Giáo dục tình cảm” những năm 1960 Một số giáo trình như “Phát triển xã hội”, giáo trình “Năng lực sống” hoặc giáo trình “Tập luyện xúc cảm xã hội” cũng được áp dụng ở các trường học tại Mỹ Các chương trình này đều nhằm mục đích khuyến khích sự phát triển trí tuệ cảm xúc và xã hội của trẻ em trong khuôn khổ giảng dạy truyền thống[10] Bên cạnh đó, chương trình Roots of empathy (ROE) – Nguồn gốc của sự đồng cảm, được sáng lập bởi bà Mary Gordon Đây là một chương trình có ý nghĩa đối với sự phát triển nhân cách của trẻ Các nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu giáo dục Ontario tại Đại học Toronto đã đánh giá ROE là một chương trình hiệu quả để phát triển lĩnh vực học tập tình cảm xã hội Chương trình hướng tới thúc đẩy sự phát triển đồng cảm ở trẻ, giảm mức độ hành vi, hung hăng và bắt nạt ở trẻ, giúp trẻ tăng cường hành vi ủng hộ xã hội (biết chia sẻ, giúp đỡ) tăng kiến thức về tình cảm xã hội[15] Hiện nay chương trình được phát triển ở các nước như Canada, Hoa Kỳ, Anh, Châu Âu NewZealand Như vậy, có thể thấy giáo dục cảm xúc hay kỹ năng nhận biết cảm xúc đã được phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non và các lứa tuổi khác.
Một số tác phẩm có liên quan đến vấn đề nhận biết cảm xúc của trẻ mầm non:
- Cuốn sách “Teaching Emotional Intelligence to Children” (Dạy trí tuệ cảm xúc cho trẻ) của tác giả Lynne Namka chia sẻ cho phụ huynh và giáo viên những phương pháp dạy trẻ cách nhận biết và chia sẻ cảm xúc, đồng thời phản ứng với cảm xúc một cách phù hợp và tác giả đã cung cấp một số hoạt động giúp trẻ thể hiện cảm xúc thông qua bài hát, nghệ thuật hoặc trò chơi[12].
-Trong cuốn sách “The emotional development of young children” (Phát triển cảm xúc cho trẻ) của tác giả Marilou Hyson đã cung cấp những thông tin bổ ích cho giáo viên và phụ huynh về những đặc điểm phát triển cảm xúc ở trẻ mầm non và những phương pháp, mục tiêu, chiến lược và những ví dụ thực tế để nâng cao nhận thức và thể hiện cảm xúc thích hợp của trẻ em lứa tuổi mầm non[10].
- Cuốn sách “The Power of Guidance: Teaching Social-Emotional skills in Early Childhood Classrooms” (Sức mạnh của sự hướng dẫn: Dạy kỹ năng cảm xúc xã hội trong lớp học mầm non) của tác giả Dan Gartrell năm 2013, đã cung cấp những thông tin bổ ích để giáo viên thúc đẩy sự phát triển và tương tác với trẻ Đặc biệt là trẻ trai, thường có những xung đột ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng với bạn Ngoài ra cuốn sách còn cung cấp những chiến lược giúp giáo viên quản lý lớp học tốt hơn mà không sử dụng sự trừng phạt đối với trẻ[3].
-Trong giáo trình Me, You, Us Social - Emotional learning in preschool của tác giả Ann S.Epstein đã cung cấp những nội dung và phương pháp giúp giáo viên có được nguồn tư liệu quý giá để giáo dục trẻ những kỹ năng cảm xúc xã hội quan trọng chẳng hạn như sự nhận thức bản thân, phát triển sự đồng cảm, kiểm soát hành vi và các năng lực xã hội cần thiết[12].
1.1.1.2 Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam
Trong chương trình giáo dục mầm non mới của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã đưa ra 5 mục tiêu phát triển cho trẻ bao gồm: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội Trong đó, kỹ năng nhận biết cảm xúc nằm trong lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Những năm gần đây, chương trình giáo dục kỹ năng sống đã bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực phát triển cảm xúc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Kỹ năng nhận biết cảm xúc cũng được nói tới trong “Chương trình giáo dục giá trị sống dành cho trẻ từ 3 đến 7 tuổi,” của tác giả Diane Tillman Diana Hsu của Nxb Trẻ, năm
2009 Bên cạnh các lĩnh vực khác, tác giả tập trung giáo dục trẻ các bước giải quyết xung đột, giáo dục trẻ thể hiện sự yêu thương, hạnh phúc và khoan dung thông qua các trò chơi và câu chuyện Ngoài ra, trong giáo trình “Các hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non” của tác giả Lương Thị Bình và Phan Lan Anh, do Nxb Việt Nam phát hành năm 2011 đã cung cấp cho giáo viên các trò chơi và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục tình cảm, xã hội cho lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo[4]. Đặc biệt, trong lĩnh vực phát triển tình cảm tác giả chú trọng phát triển 3 khía cạnh: nhận biết cảm xúc, hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác, kiểm soát cảm xúc của bản thân Bên cạnh các chương trình và giáo trình kể trên, cũng có nhiều tác phẩm hữu ích hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng này Năm 2001, Tác giả Isabelle Filliozat trong cuốn sách “Thế giới cảm xúc của trẻ thơ” của Nxb Dân trí, đã chia sẻ những thông tin hữu ích, đặc biệt là những cách cha mẹ có thể giúp con vượt qua những cảm xúc khó chịu chẳng hạn như: sự đau khổ, cơn giận hay sự lo hãi Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những gợi ý giúp cha mẹ tăng hứng thú và niềm vui, hạnh phúc sống cùng con cái.
Năm 2003, tác giả Ngô Công Hoàn với bài viết “Xúc cảm và giáo dục xúc cảm đối với trẻ em lứa tuổi mầm non” trên tạp chí Tâm lý học, số 4 Tác giả đi sâu về các hướng nghiên cứu khác nhau của cảm xúc, bên cạnh đó tác giả đưa ra 4 nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ em lứa tuổi mầm non Bao gồm: giáo dục tự ý thức cho trẻ, làm chủ được các xúc cảm của mình, giáo dục khả năng đồng cảm với người khác, giáo dục khả năng hợp tác với mọi người Ở mỗi nội dung tác giả đều đi sâu phân tích và nêu lên ý nghĩa của chúng [18].
Năm 2005, tác giả Trần Thị Hồng Sương cũng đã đề cập đến “Một số giờ học phát triển xúc cảm cho trẻ 4-5 tuổi” trên tạp chí thông tin khoa học giáo dục Mầm non Thông qua 4 giờ học, tác giả đã tổ chức phát triển cảm xúc cho trẻ với nội dung: giáo dục trẻ nhận biết về các cảm xúc vui, buồn, giận dữ, sợ hãi Bên cạnh đó tác giả đã tổ chức một số trò chơi và hoạt động để trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc [10].
Năm 2010, tác giả Lê Thị Luận cũng đã đề cập đến vấn đề “Mức độ thể hiện xúc cảm bản thân của trẻ 4-5 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non” trên tạp chí Tâm lý học, số 3 Qua phương pháp quan sát cùng với sử dụng bài tập tình huống để đo mức độ biểu hiện xúc cảm của trẻ. Tác giả đã có những kết quả nghiên cứu cho thấy cảm xúc tích cực và tiêu cực của trẻ được thể hiện khá rõ trong trò chơi đóng vai theo chủ đề Đồng thời tác giả nhấn mạnh việc tạo điều kiện cho trẻ thể hiện cảm xúc bản thân hợp lí trong trò chơi hoặc trong đời sống là điều cần thiết [12].
Như vậy, đã có nhiều tác giả nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ mầm non Tuy nhiên, nghiên cứu biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi vẫn chưa được quan tâm nhiều Vì vậy, nghiên cứu biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4 - 5 tuổi là việc làm cần thiết hiện nay.
Kỹ năng nhận biết cảm xúc
1.1.2.1 Một số khái niệm về kỹ năng nhận biết cảm xúc a) Khái niệm “kỹ năng”
Quan niệm thứ nhất cho rằng: “kỹ năng là mặt kỹ thuật thao tác”:
Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng [14].
Theo tác giả N.D.Levitovxam cho rằng kỹ năng gắn liền với kết quả hành động Người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả Ông nhấn mạnh, muốn hình thành kỹ năng con người vừa phải nắm vững lý thuyết về hành động, vừa phải vận dụng lí thuyết đó vào thực tế [19].
Theo T.A.Ilina, “Kỹ năng là những hành động thực hành mà trẻ có thể thực hiện được trên cơ sở những kiến thức thu nhận được và về sau những hành động thực hành này lại giúp trẻ thu nhận những kiến thức mới”[3].
Quan niệm thứ hai xem kỹ năng như là một năng lực của con người:
A.V.Petrovski cho rằng kỹ năng là “Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định”[18].
Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép [17].
Từ các định nghĩa trên, chúng tôi hiểu khái niệm “kỹ năng” một cách khái quát như sau: Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, sự hiểu biết của con người vào thực hiện một công việc nào đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc viện liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp nhằm tạo ra được kết quả như mong muốn. b) Khái niệm “cảm xúc”
Bàn về khái niệm cảm xúc đã có rất nhiều ý kiến khác nhau
Theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng, “Cảm xúc là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của cơ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp” [12].
Từ điển tâm lý học của tác giả Nguyễn Khắc Viện đưa ra như sau “Cảm xúc là sự phản ứng rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một sự việc gồm hai mặt: những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật như tim đập nhanh, toát mồ hôi, nội tiết tăng hay giảm, cơ bắp co thắt hoặc run rẩy, lối loạn tiêu hóa Phản ứng tâm lý qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn” [13].
Theo Caroll.E.Jzard định nghĩa về cảm xúc một cách đầy đủ phải chú ý 3 khía cạnh sau:
+ Cảm giác này được thể nghiệm hay là được ý thức về cảm xúc.
+ Các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh, hệ nội tiết, hô hấp, tiêu hóa và các hệ khác của cơ thể.
+ Các phức hợp biểu cảm cảm xúc được đưa ra quan sát, đặc biệt là những phức hợp phản ánh trên bộ mặt [9].
Như vậy, có thể thấy cảm xúc là một quá trình tâm lý, được thể hiện về mặt rung động của con người, mang tính bản năng, gắn liền với phản xạ không điều kiện, nó bị gây nên bởi những tác động của sự vật hiện tượng xung quanh, cảm xúc chỉ xuất hiện khi có tác động của các yếu tố bên ngoài. c) Khái niệm “kỹ năng nhận biết cảm xúc”.
Có thể thấy một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển năng lực cảm xúc là khả năng trẻ nhận thức được cảm xúc của bản thân mình và người khác, biết được bản thân đang có cảm xúc gì? Nên làm gì để đối phó với chúng? Những điều trẻ làm sẽ mang lại cho người khác cảm xúc gì?
Theo hội đồng khoa học quốc gia – phát triển trẻ em (2005) Những đặc điểm chính của phát triển cảm xúc bao gồm khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân, để nhận ra và hiểu một cách chính xác trạng thái cảm xúc của người khác, quản lý những cảm xúc mạnh mẽ và thể hiện việc điều chỉnh hành vi, để phát triển sự đồng cảm với người khác và thiết lập duy trì các mối quan hệ[14].
Theo Salovey và John Mayer thì: Sự hiểu biết về cảm xúc đó là sự ý thức về bản thân – có thể nhận biết cảm xúc của mình Những người biết chắc về cảm giác của mình sẽ có thể sống tốt hơn, cảm nhận chân thực và đúng đắn hơn về các quyết định của mình [10] Sự nhận biết cảm xúc có mối liên quan đến sự dán nhãn cảm xúc Đây là sự diễn đạt ngôn từ về cảm xúc có tác động xoa dịu đối với hệ thần kinh của trẻ Phát hiện này đã được đo lường trong phòng thí nghiệm[17].
Ví dụ: Khi một đứa trẻ đang rơi vào trạng thái thất vọng và tỏ ra hậm hực, khó chịu khi bạn nó nhanh tay lấy món đồ chơi yêu thích của nó Cô giáo đến bên và nói “Cô biết rằng con đang rất thất vọng khi bạn lấy đồ chơi yêu thích của con Đây là một cảm xúc rất khó chịu phải không nào?” Việc gọi tên và dán nhãn cảm xúc này có liên quan đến sự kết nối hệ thần kinh Đó là sự kết nối giữa hai hệ thần kinh giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ Trí não của trẻ kết nối hai hệ thống này chưa thật tốt Cơ thể của trẻ có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi, gớm ghiếc và cả niềm vui trước khi bộ não nói về chúng Điều này có nghĩa là trẻ sẽ trải nghiệm những đặc tính sinh lý học cảm xúc trước khi biết được cảm xúc ấy là gì Như vậy, trẻ cần phải kết nối hai thần kinh này lại với nhau Các nhà nghiên cứu tin rằng học cách dán nhãn cảm xúc sẽ tạo ra sợi dây kết nối Sự kết nối này diễn ra càng sớm thì chúng ta sẽ chứng kiến những lợi ích của chúng cũng như chứng kiến những hành vi tự xoa dịu của trẻ [15].
Từ những phân tích trên theo chúng tôi “Kỹ năng nhận biết cảm xúc là khả năng nhận diện, gọi tên và hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, trên cơ sở đó có những thái độ và hành vi phù hợp với ngôn ngữ để mô tả trạng thái cảm xúc của bản thân và người khác ra bên ngoài phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cho phép”.Việc dạy trẻ nhận biết cảm xúc có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của trẻ Nghiên cứu cho thấy cảm xúc có tác động đến hành vi xã hội của trẻ.
1.1.2.2 Đặc điểm cảm xúc và tâm sinh lí của trẻ 4 – 5 tuổi.
Cảm xúc của trẻ không ổn định, dễ dao động, mang tính chất tình huống,hoàn cảnh Mặc dù những cảm xúc cơ bản của trẻ 4-5 tuổi đã hình thành và đang dần đi đến ổn định, nhưng thường dễ dao động, dễ thay đổi, trẻ đang khóc lại cười ngay hoặc đang thích cái này lại chuyển sang thích cái khác vì cảm xúc của trẻ bị quá trình thần kinh hưng phấn chi phối, dễ bị kích động cùng với vốn sống kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi
1.1.3.1 Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Khái niệm“chơi ”: Chơi là một hoạt động vô tư thoải mái của con người mà ở đó người chơi không có chủ tâm nhằm vào một lợi ích thiết thực nào cả. Trong quá trình chơi, các mối quan hệ của con người trong tự nhiên, với xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho người chơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, sảng khoái Do đó chơi vẫn thường được gọi là vui chơi.
Trò chơi của trẻ mẫu giáo rất đa dạng, phong phú về nội dung, tính chất cũng như cách tổ chức.Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi đặc trưng ở lứa tuổi này, ra đời thay thế cho hoạt động với đồ vật ở lứa tuổi vườn trẻ giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn diễn ra gay gắt giữa một bên là nhu cầu, một bên là khả năng của trẻ Trò chơi giúp trẻ tái tạo lại đời sống lao động của người lớn cùng với các mối quan hệ xã hội, làm trẻ thỏa mãn khát vọng được sống như người lớn.
Chính những điều đó khiến trẻ mẫu giáo có mong muốn được làm người lớn, được hòa nhập vào xã hội người lớn với các mối quan hệ đa dạng và phức tạp của họ Tuy nhiên trẻ còn rất non nớt nên chưa thể hành động như người lớn, để giải quyết mâu thuẫn đó, trẻ giả vờ chơi làm người lớn, tái tạo lại những hành động thái độ và các mối quan hệ của họ với nhau Như vậy, hoạt động chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện ở tuổi mẫu giáo Vậy thế nào là trò chơi đóng vai theo chủ đề? Để trả lời cho câu hỏi này, các nhà giáo dục học, tâm lý học đã đưa ra một số khái niệm sau:
Theo tác giả Đào Thanh Âm cho rằng: “Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi trong đó trẻ tái tạo lại những hành động của người lớn cũng như thái độ và các mối quan hệ giữa họ với nhau Đó là sự phản ánh độc đáo của trẻ về đời sống xã hội của người lớn thông qua việc thể hiện các hành động phù hợp với vai chơi mình đảm nhận và thiết lập các mối quan hệ với các vai chơi khác trong trò chơi”[1].
Theo tác giả Lê Minh Thuận: “Trò chơi đóng vai theo chủ đề thực chất là trò chơi đồ hàng hay trò chơi phản ánh sinh hoạt ” Nó có các đặc điểm là:
“Trò chơi mà trẻ tham gia đóng vai nhằm tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát nhất với các mối quan hệ xã hội phức tạp của họ Trong trò chơi trẻ có các thao tác chơi phù hợp với vai chơi và bộc lộ, cảm xúc của mình qua các vai chơi”[12].
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết: “Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi mà trẻ mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào (hay còn gọi là đóng vai) một nhân vật nào đó để thực hiện chức năng xã hội của họ”[13].
Qua các khái niệm trên về trò chơi đóng vai theo chủ đề ta thấy, các tác giả đều thống nhất ở một số điểm sau:
-Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi mô phỏng của trẻ em.
- Trò chơi đóng vai theo chủ đề bao giờ cũng có chủ đề chơi, vai chơi và các hành động chơi và các mối quan hệ chơi.
-Trong trò chơi, trẻ nhập vai (đóng vai) để mô phỏng lại cuộc sống xã hội của người lớn với các hành động, thái độ và các mối quan hệ giữa họ với nhau.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là hình thức mô hình hóa thế giới người lớn được trẻ dựng nên và hoạt động bên trong mô hình đó Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu: “Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi mà thông qua đó trẻ mô phỏng lại các hoạt động của người lớn và các mối quan hệ của họ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày”.
Theo chúng tôi, “Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi sáng tạo của trẻ nhằm mô phỏng lại cuộc sống trong xã hội người lớn Qua việc đóng vai một nhân vật nào đó mà trẻ thích để trẻ có thể thực hiện được mong muốn của mình đó là trở thành người lớn, từ đó hình thành thái độ tích cực giữa các mối quan hệ với nhau”.
1.1.3.2 Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ 4-5 tuổi. Được gọi là trò chơi đóng vai theo chủ đề, trước hết vì trò chơi bao giờ cũng có chủ đề Chủ đề của trò chơi chính là những mảng hiện thực được phản ánh vào trong trò chơi Ở đây chúng ta có thể hiểu, đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề là sự tái tạo lại các hoạt động của người lớn cũng như các mối quan hệ và thái độ của họ với nhau trong xã hội thông qua các vai chơi. Đặc biệt qua trò chơi đóng vai, trẻ mẫu giáo có thể bày tỏ tình cảm của mình thông qua thông qua các mối quan hệ với bạn chơi Trẻ học được kỹ năng cần thiết để giao tiếp một cách có hiệu quả với người lớn và trẻ khác, trải nghiệm các kỹ năng xã hội như nhường nhịn nhau, chia sẻ, chờ đến lượt và sẽ trở nên đồng cảm với người khác. Động cơ của trò chơi nằm ngay trong quá trình chơi chứ không phải nằm ở kết quả (A.N.Leonchiep) [3] Chính vì vậy trẻ chơi mang tính tự nguyện rất cao Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một dạng hoạt động mang tính tự lập cao của trẻ Khi tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thoả mãn nguyện vọng được sống và hoạt động như người lớn Trong trò chơi này, lần đầu tiên mối quan hệ giữa người với người được thể hiện ra một cách khách quan trước trẻ Qua đó trẻ biết được mỗi người trong xã hội đều có những cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc của mỗi người là khác nhau.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề có một số đặc điểm đặc thù như sau:
Trò chơi đóng vai theo chủ đề bao giờ cũng có “Chủ đề’’ chơi Đó chính là các mảng hiện thực được phản ánh vào trò chơi Chủ đề chơi của trẻ rất đa dạng và phong phú (chủ đề gia đình, bác sĩ, nội chợ ), phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề chơi càng phong phú bấy nhiêu Trong quá trình chơi, mọi hành động của trẻ đều xoay quanh chủ đề chơi dựa vào biểu tượng sinh động của trẻ về cuộc sống.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề bao giờ cũng có các vai chơi, các mối quan hệ chơi, hoàn cảnh tưởng tượng và trẻ phải “đóng vai” tức là ướm mình vào vị trí của một người lớn nào đó, bắt chước hành động của họ để thực hiện các chức năng xã hội Vai chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi Mỗi trẻ sẽ hóa mình vào một nhân vật mà trẻ thích để bắt chước các hoạt động của người lớn và thể hiện cảm xúc của vai chơi một cách tích cực Trong vai chơi, trẻ thực hiện một công việc nào đó mang tính chất nghề nghiệp như: lái xe, dạy học, chữa bệnh, xây dựng Trò chơi đóng vai theo chủ đề có thành công hay không phụ thuộc vào việc nhập vai, nhận biết và thể hiện cảm xúc đúng đắn của trẻ.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề có nội dung chơi mô phỏng lại cuộc sống xã hội người lớn, vì vậy nó bao gồm nhiều mối quan hệ khác nhau Những trẻ tham gia chơi cùng hoạt động, cùng hợp tác với nhau nên sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra được những mối quan hệ giữa các vai chơi chứ không phải là ở những hành động với các đồ vật Qua đó, trẻ được đóng vai, được trải nghiệm, được đặt mình vào vị trí của người khác, được hoà nhập trong các mối quan hệ chơi giữa các vai chơi và các mối quan hệ thực với các bạn cùng chơi Trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đồng cảm với mọi người xung quanh Chơi như vậy trẻ tự nguyện chấp nhận những chuẩn mực của đời sống xã hội, của những mối quan hệ giữa người lớn với người lớn, người lớn với trẻ em Qua đó, trẻ dần dần chuyển những quan hệ xã hội khách quan vào trong nhân cách của mình, tạo ra đời sống nội tâm, tạo ra sự trải nghiệm Kết quả là tạo ra một cách nhìn nhận bản thân, nhận biết cảm xúc của bản thân và của người khác một cách đúng đắn.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề mang tính biểu trưng cao hay còn gọi là chức năng ký hiệu - tượng trưng, các vai chơi, các mối quan hệ chơi và cả đồ dùng đều là giả vờ, mang ý nghĩa tượng trưng Tuy nhiên, nó lại rất thực đối với trẻ em, vì nó đã phản ánh những điều rất thực đã xảy ra trong cuộc sống. Nhờ có chức năng ký hiệu - tượng trưng này mà nhận thức của trẻ phát triển lên một bước mới Đó là nhận thức thực hiện thông qua một hệ thống ký hiệu (toán học, hoá học ) Chức năng này cho phép trẻ tách hành động ra khỏi đồ vật thật mà hành động với những vật thay thế, biết sử dụng các vật thay thế. Nhờ đó các chức năng tâm lý bậc cao (tư duy, tinh thần, tình cảm ) của trẻ đều được phát triển tốt.
Rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng
1.1.4.1 Khái niệm về “Rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề”.
“Rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc là khái niệm được bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, nó được coi là một thành phần trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc” [6] Theo Daniel Goleman, nhận biết cảm xúc thể hiện năng lực làm cho những cảm xúc của mình thích nghi với hoàn cảnh, là việc con người tự trấn an tinh thần của mình, thoát ra khỏi sự chi phối của lo âu, buồn rầu và giận dữ,…[7] Theo Nguyễn Thị Hải: “Rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc là quá trình điều chỉnh cảm xúc của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp” [8] Theo tiếp cận nhận thức, phản ứng của con người trước các sự kiện, tình huống trong cuộc sống là tổng hòa phản ứng của một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như: nhận thức, cảm xúc, nhu cầu, động cơ và hành vi Trong đó, nhận thức đảm nhận vai trò lí giải và đưa ra ý nghĩa cho các sự kiện, tình huống bên ngoài Theo Nguyễn Thị Minh Hằng:
“Nhận thức ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại như cảm xúc, nhu cầu, động cơ và hành vi của con người khi gặp phải một sự kiện kích hoạt nào đó” [9].
Trong đó, ở tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi, đây là thời kì phát triển mạnh mẽ hoạt động nhận thức của trẻ: Đó là sự định hướng của trẻ vào các thuộc tính và các quan hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng, cảm giác, tri giác, đó là những bước thay đổi mới trong quá trình tư duy và tưởng tượng Hoạt động vui chơi, mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò quan trọng đối với sự nhận thức của trẻ, đặc biệt là nhận biết cảm xúc, giúp trẻ được hòa mình vào những vai trò khác nhau và trẻ gửi gắm tất cả mọi tình cảm, cảm xúc của bản thân vào vai trò ấy Với cảm xúc của trẻ trong khi chơi, ban đầu trẻ bắt chước hóa trang thành nhân vật, sau đó bắt chước cảm xúc, thái độ, cử chỉ, hành động của người bà đối với trẻ để trẻ nhập vai, trẻ sẽ hiểu được tình cảm của người bà dành cho người cháu thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ kết hợp với những hành động thực tiễn Hai thành phần này tác động lẫn nhau, hỗ trợ nhau tạo ra hành động nhận cảm của trẻ Hành động đó ngày càng có tổ chức, có hiệu quả hơn, đủ để tạo ra cho trẻ một hình ảnh tương đối đầy đủ về đối tượng.
Trên cơ sở những phân tích ở trên, việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ được hiểu là: Năng lực vận dụng các cách thức hành động, vai chơi, nội dung chơi, đánh giá khách quan những suy nghĩ có liên quan đến sự kiện kích hoạt cảm xúc để nhận diện cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi trong quá trình chơi Đồng thời là năng lực theo dõi, phát hiện, nhận biết và điều chỉnh quá trình bộc lộ cảm xúc bằng việc tập trung suy nghĩ về cảm xúc, điều chỉnh biểu hiện cơ thể, hành vi và ngôn ngữ của bản thân.
1.1.4.2 Tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ mầm non.
Con người là những thực thể xã hội và những mối quan hệ xã hội là yếu tố quyết định sự thành bại và hạnh phúc trong cuộc đời Theo GS.Howard Gardner: “Trung tâm trí tuệ về quan hệ giữa con người là năng lực nắm được tâm trạng, tính khí, động cơ, ham muốn của người khác và phản ứng lại thích hợp; đó là năng lực khám phá tình cảm của mình và năng lực lựa chọn tình cảm để hướng dẫn ứng xử của mình theo sự lựa chọn ấy Trong cuộc sống không một hình thức trí tuệ nào quan trong hơn điều đó” [19].
Trong giao tiếp, làm chủ được cảm xúc của mình là điều cần thiết, nhưng chưa đủ để đạt được mục tiêu mong muốn, mà còn phải biết cách diễn đạt nó một cách chân thật, tự tin, thông qua ngôn từ, giọng nói, nét mặt, cử chỉ Mặt khác phải biết lắng nghe người khác, nếu cần thì mạnh dạn hỏi lại, để tin chắc rằng mình thấu hiểu tâm tư thật sự của họ, từ đó xác định cách ứng xử phù hợp, kịp thời, kể cả khi có bất đồng quan điểm.
Napoleon Hill, người có ảnh hưởng đến sự thành đạt của nhiều ngàn triệu phú Mỹ cho rằng: “Có một đức tính không gì có thể thay thế được vì nó có khả năng làm rung động lòng người hơn hết thảy mọi đức tính quý báu khác, đó là sự chân thành”[14] Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, hình thành và phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, trang bị cho trẻ kĩ năng sống để giúp trẻ hoà nhập vào cộng đồng xã hội, là yếu tố cần thiết giúp trẻ học và phát triển toàn diện của trẻ Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non cần được tiến hành tích hợp với các mặt phát triển thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ Kỹ năng nhận biết cảm xúc được xem là “điểm bắt đầu”, là nền tảng quan trọng nhất trong các kỹ năng sống cần trang bị cho trẻ khi các em bước những bước đi đầu tiên trên hành trình học tập và giao tiếp xã hội của mình:
-Giúp các em hiểu mình và những cảm xúc bên trong chính bản thân mình.
- Giúp các em có cách ứng xử bình tĩnh, nhã nhặn trong những tình huống khó chịu (Chẳng hạn như bị bạn trêu chọc, cảm thấy cô đơn khi bố mẹ sinh em bé, sợ hãi khi phải đi học ).
- Giúp các em trở thành người nhạy bén về cảm xúc, giao tiếp tốt, biết quan tâm, biết sẻ chia (Vì chỉ khi biết cách cảm nhận và đánh giá được cảm xúc của người khác thì mới có thể quan tâm và giao tiếp hiệu quả).
- Giúp các em hình thành những kỹ năng sống quan trọng để hòa nhập vào một môi trường mới một cách tự tin, hòa đồng.
-Giúp các em học tập tốt hơn và hòa nhập với bạn bè tốt hơn khi ở trường. Ở trường, trẻ tương đối gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè bởi vì trẻ không giống như người lớn, trẻ không thể thành thạo để kiểm soát cảm xúc Như vậy, sự xung đột và hiểu lầm càng có cơ hội gia tăng khi trẻ đi học.
Vì vậy, sự hiểu biết về cảm xúc càng cao thì trẻ càng kiểm soát các tình huống và thích ứng với chúng Đồng thời nó làm hạn chế những xung đột xảy ra giữa trẻ với bạn bè cùng trang lứa qua đó sẽ giúp giáo viên quản lý lớp học tốt hơn Khi trẻ giao tiếp tương tác với cô giáo, thông qua lời nói hoặc những biểu hiện cảm xúc thể hiện trên nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, người lớn có thể dễ dàng nhận thấy những cảm xúc trẻ đang trải qua Từ đó sẽ kịp thời chia sẻ, động viên, giúp trẻ đối phó một cách an toàn và lành mạnh. Đặc biệt, có thể phân biệt thành vi tốt - xấu và lựa chọn cách ứng xử phù hợp Khắc phục những nét tính cách không hay như ích kỉ, thiếu tự tin Trang bị cho trẻ những kỹ năng thiết yếu để thành công trong học tập và cuộc sống như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề Như vậy, giáo dục kĩ năng nhận biết cảm xúc có ý nghĩa quan trọng hình thành giá trị nhân cách và góp phần quyết định thành công của một con người.
1.1.4.3 Nội dung rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Nội dung giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non [6].
Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) của người khác qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.
Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) của bản thân qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc Trẻ ý thức về bản thân thông qua tên gọi, các diễn biến sinh lí, cảm xúc, nhận biết được mối liên hệ giữa các ý nghĩ, cảm xúc và phản ứng hành vi của mình Mức độ cao của tự ý thức là nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để tự nhận thức về mình một cách khách quan, trung thực.
Làm chủ được các cảm xúc của bản thân Đây là một nội dung quan trọng, vì trẻ nhận thức được cảm xúc của mình do nguyên nhân nào, nguồn gốc từ đâu gây nên mà biết kiềm chế cơn giận dữ, sự lo âu, buồn sầu, biết nhận trách nhiệm về các quyết định và hành động của mình, biết tôn trọng điều mình thỏa thuận, biết giữ đúng lời hứa.
Giáo dục khả năng hợp tác với mọi người: Khả năng này nảy sinh từ nhiều cảm xúc, ban đầu từ đồng cảm đến biết chia sẻ, an ủi, quan tâm đến bạn những khi bạn vui buồn Để hòa nhập được với xã hội, điều quan trọng là phải biết nhận ra và lí giải những cảm xúc của người khác và có thể đáp ứng lại những cảm xúc ấy một cách phù hợp, biết xin lỗi khi làm sai, cũng như biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác Những nội dung nhận biết cảm xúc cho trẻ là những thái độ căn bản của đạo đức cá nhân, cần được hình thành từ bé để xây dựng nền tảng nhân cách cho con người Người lớn cần có sự định hướng khéo léo, tinh tế cho trẻ thông qua sự chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày (ở nhà và ở trường) để những giá trị sống tốt đẹp dần dần được tích lũy bền vững.
CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT CẢM XÚC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 2.1 Cơ sở thực tiễn của đề tài
Thực trạng về việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi ở một số trường mầm non
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất biện pháp rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ, nâng cao mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi và hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
- Điều tra nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi.
- Điều tra các hình thức mà giáo viên sử dụng để rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
-Đánh giá mức độ rèn luyện kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi ởtrường mầm non.
2.1.1.3 Phương pháp điều tra a) Phương pháp điều tra bằng Anket
Sử dụng phiếu điều tra Anket để khảo sát ý kiến các giáo viên đứng lớp của trường mầm non, thu thập thông tin cần thiết về thực trạng rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non thông qua phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp. b) Phương pháp quan sát
-Quan sát hoạt động tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề của giáo viên ởtrường mầm non.
-Quan sát những biểu hiện cảm xúc của trẻ trong trường mầm non.
-Quan sát hoạt động của giáo viên khi tổ chức cho trẻ chơi đóng vai theo chủ đề để rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non. c) Phương pháp đàm thoại
-Sử dụng hệ thống câu hỏi, trao đổi, trò chuyện với giáo viên về sự cần thiết phải rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi và ý nghĩa của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi.
-Trao đổi với giáo viên mầm non để thấy quá trình giáo viên tổ chức rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường mầm non.
2.1.1.4 Kết quả điều tra a) Thực trạng nhận thức của giáo viên về kỹ năng nhận biếtcảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi
Quan điểm của giáo viên mầm non về kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi theo chuẩn 9 trong bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi.
Sau khi thu thập phiếu thăm dò ý kiến chúng tôi tiến hành tổng hợp quan điểm của giáo viên về kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi theo chuẩn
9 (có trình bày trong phụ lục) trong bộ chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi Và có được những kết quả như sau:
Bảng 2.1 Quan điểm của giáo viên về kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi Quan điểm của giáo viên về kỹ năng nhận Tần số Tỉ lệ (%) biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi a Là khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của những người xung quanh Biết kiềm chế và 7 20 điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh. b Là khả năng nhận diện và hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, trên cơ sở đó có những thái độ và hành vi thể hiện ra bên ngoài 4 11.43 phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cho phép. c Là khả năng nhận ra những cảm xúc vui, buồn, giận, thích hay không thích của bản thân về vấn đề nào đó.Và thể hiện cảm xúc đó ra 23 65.71 bên ngoài qua hành động lời nói, cử chỉ, điệu bộ cho người khác biết. d Ý kiến khác 1 2.86
Kết quả bảng 2.1 cho thấy, phần lớn giáo viên chưa hiểu đúng và đầy đủ về nội dung kỹ năng này Có 65.71% giáo viên cho rằng kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi là “khả năng nhận ra những cảm xúc vui, buồn, giận, thích hay không thích về vấn đề nào đó Và thể hiện cảm xúc đó ra bên ngoài qua hành động, lời nói, cử chỉ, điệu bộ cho người khác biết”.
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi
Bảng 2.2 Tầm quan trọng của việc rèn kỹnăng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi. Đánh giá Số lượng Tỉ lệ %
Quan trọng 5 14.29 Ít quan trọng 0 0.0
Giáo viên có nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi Có 85.71% số phiếu cho rằng “rất quan trọng” Trong khi đó, chỉ có 14.29% cho rằng “quan trọng” còn mức “ít quan trọng” và mức “không quan trọng” thì không có lựa chọn nào Như vậy, mặc dù còn nhiều giáo viên chưa hiểu đúng và thật tốt về kỹ năng này, nhưng phần lớn đều nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của nội dung rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ. b) Thực trạng về hình thức rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi.
Bảng 2.3 Các hình thức rèn kỹnăng nhận biết cảm xúccho trẻ 4-5 tuổi. Đánh giá Số lượng Tỉ lệ %
Tổ chức một hoạt động dạy học cụ thể 5 14.29
Lồng ghép các hoạt động tại lớp 24 68.57 Để trẻ tự phát triển 3 8.57
Cho trẻ đi học lớp kỹ năng nhận biết cảm xúc 1 2.86 Ý kiến khác 2 5.71
Bảng 2.3 cho thấy giáo viên đã có nhiều hình thức giáo dục kỹ năng này cho trẻ Trong đó, đa số chọn hình thức “lồng ghép các hoạt động tại lớp” chiếm tỉ lệ 68.57%, các hình thức còn lại chiếm tỉ lệ rất thấp “tổ chức một hoạtđộng dạy cụ thể” chỉ chiếm tỉ lệ 8.57%, “để trẻ tự phát triển” chiếm tỉ lệ2.86% Qua phỏng vấn cô P.H (giáo lớp chồi trường mầm non Nông Trang) đã chia sẻ“chúng tôi thường tổ chức lồng ghép là chủ yếu còn hình thức tổ chức hoạt động dạy cụ thể sẽ rất khó, vì nội dung này trừu tượng, lại ít có tài liệu” Ngoài ra, hình thức cho trẻ đi học lớp kỹ năng nhận biết cảm xúc chiếm tỉ lệ thấp nhất 2.86%.
Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Nông Trang tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1 Thực trạng nhận thức kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi thông qua sự đánh giá của người nghiên cứu.
Bảng 2.4 Mức độ nhận thức về kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ
4-5 tuổi ở trường mầm non Nông Trang thông qua sự đánh giá của người nghiên cứu Biểu hiện Điểm trung bình Thứ hạng
Nhận biết cảm xúc của người khác 2.18 4
Nhận biết cảm xúc của bản thân 1.97 5
Thể hiện an ủi bạn 2.20 3
Thể hiện chia vui với bạn 2.47 1
Nhận biết kiềm chế cảm xúc giận dữ 2.02 2
Qua tiến hành điều tra thực trạng nhận thức về kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi trường mầm non, bằng phương pháp bài tập đánh giá qua tranh cùng với phương pháp trò chuyện, quan sát Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy, có sự chênh lệch rõ giữa điểm trung bình giữa các biểu hiện Biểu hiện nhận thức về khả năng “thể hiện chia vui với bạn” đạt mức độ cao nhất với điểm trung bình là 2.47 xếp thứ hạng thứ nhất, 3 biểu hiện còn lại trẻ đạt ở mức trung bình (trong khoảng điểm là từ 1.7 đến 2.3) đạt ở mức điểm trung bình.
2.1.2.2 Thực trạng về mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi qua một số biểu hiện.
*Mức độ nhận thức về kỹ năng nhận biết cảm xúc của người khác và bản thân của trẻ 4-5 tuổi.
Việc thiếu vốn từ về cảm xúc và khả năng nhận diện các cảm xúc sẽ gây khó khăn để trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân cũng như của người khác Trẻ em cũng giống như người lớn trẻ cũng sẽ trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau nhưng nhiều khi trẻ không có vốn từ để gọi tên hoặc chưa biết cách nhận diện chúng việc dạy trẻ về nhận diện cảm xúc là cần thiết Khi nhận diện cảm xúc sẽ giúp trẻ biết được mình đang trải qua cảm xúc gì và làm thế nào để kiểm soát chúng Đồng thời trẻ sẽ dễ dàng nhận biết được những cảm xúc của người thân xung quanh để thể hiện sự đồng cảm, biết thể hiện sự quan tâm và chia sẻ cùng họ Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.4 cho thấy phần lớn kỹ năng nhận biết cảm xúc của người khác và bản thân ở 6 cảm xúc, trẻ đạt ở mức trung bình.
Khi chúng tôi đưa ra các bức tranh và yêu cầu trẻ quan sát và nói xem những người trong tranh đang có cảm xúc gì đa phần trẻ nhận biết được các cảm xúc vui, buồn, giận mà không trả lời được các cảm xúc như ngạc nhiên, sợ hãi, xấu hổ Cô D.T.C cho rằng “những cảm xúc vui, buồn, giận dữ thường xảy ra ở trẻ, diễn ra hằng ngày xung quanh trẻ, trong những câu chuyện Nên trẻ dễ nhận diện và hình dung Còn những cảm xúc xấu hổ, sợ hãi, ngạc nhiên rất khó và trừu tượng nên chúng tôi cũng không chú trọng, dạy chuyên sâu”.
Bảng 2.5 Mức độ nhận thức về kỹ năng nhận biết cảm xúc bản thân và người khác của trẻ 4-5 tuổi
Biểu hiện Cao Trung bình Thấp
5 – 6 cảm xúc 3 – 4 cảm xúc 1 – 2 cảm xúc n % n % n %
Nhận thức cảm xúc bản 22 19 74 63.8 20 17.2 thân
Nhận thức cảm xúc của 18 15.5 71 61.2 27 23.3 người khác
Sau khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn đa số trẻ nhận diện được cảm xúc vui, buồn, giận dữ chứ không nhận ra được khi nào mình xấu hổ, ngạc nhiên hay sợ hãi Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành cho trẻ nghe một số bản nhạc vui, buồn và hỏi trẻ con cảm thấy như thế nào khi nghe bản nhạc này Hầu như trẻ nhận biết rất tốt mình đang có cảm xúc gì Như vậy, qua mức độ thang đo ở biểu hiện trên có thể nhận thấy, mức độ nhận biết cảm xúc của người khác và bản thân trẻ đạt ở mức trung bình Đa phần trẻ chỉ nhận biết được cảm xúc: vui, buồn, giận qua vui chơi, câu chuyện hoặc tiếp xúc hằng ngày. Còn đa phần trẻ hạn chế về việc nhận biết cảm xúc ngạc nhiên, xấu hổ và sợ hãi trẻ được sự chú trọng quan tâm và giáo dục của cô.
2.1.2.3 Thực trạng nhận thức kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi thông qua sự đánh giá của giáo viên.
Bảng 2.6 Nhận thức kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi thông qua sự đánh giá của giáo viên.
Biểu hiện Các mức độ
Nhận biết cảm xúc của người khác 38.1 53.1 10.6
Nhận biết cảm xúc của bản thân 54.4 37.5 8.1
Thể hiện sự an ủi với bạn 41.2 47.5 11.3
Thể hiện sự chia vui với bạn 65 27.4 7.6
Nhận biết và kiềm chế cơn tức giận 36.7 45.6 17.7
Qua kết quả đánh giá về mức độ của từng biểu hiện ở kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi ở giáo viên trực tiếp dạy lớp chồi cho thấy, kết quả khá logic với khảo sát thực tế ở trẻ Tuy nhiên, ở biểu hiện “nhận biết cảm xúc của bản thân” có số điểm tương đối khác giữa đánh giá của giáo viên và người nghiên cứu.
Nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
2.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục, thường xuyên và lâu dài
Sự phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ mầm non đang ở giai đoạn vừa mới hình thành Do đó ,việc giáo dục trẻ phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến cái chưa biết Khi tổ chức giáo dục phải luôn dựa vào những tri thức, kỹ năng, thói quen, những kinh nghiệm sống của trẻ để tiến hành giáo dục Trong suốt quá trình giáo dục, mỗi kỹ năng được hình thành phải được củng cố và luyện tập thường xuyên Từ đó, mới hình thành ở trẻ những thói quen, thuộc tính vững chắc trong nhân cách của trẻ.
2.2.2 Nguyên tắc tạo môi trường cảm xúc tích cực Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo là rất thích được yêu thương và được quan tâm Sự yêu thương của giáo viên và những người thân xung quanh dành cho trẻ sẽ hình thành ở trẻ những điều tốt đẹp, có được tâm lý vững vàng Từ đó, trẻ dễ dàng đáp ứng tình cảm yêu thương, quan tâm của mình đến với mọi người Vì vậy, trong quá trình giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc nguyên tắc tạo môi trường cảm xúc tích cực, đầy yêu thương được coi là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt trong quá trình giáo dục trẻ.
2.2.3 Nguyên tắc tôn trọng trẻ
Mỗi trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lý phát triển khác nhau Vì vậy, phải có định hướng giáo dục đối với sự phát triển cá tính riêng ở từng em. Trong quá trình tổ chức giáo dục giáo viên cần quan sát và trao đổi với phụ huynh để nắm rõ đặc điểm tính cách từng em, chú ý đến trạng thái tâm lý, thể chất và tâm hồn của mỗi trẻ Giáo viên cần nhận biết trẻ trong những thời điểm nhất định với những đặc điểm riêng, tôn trọng những đặc điểm tâm lý cá tính riêng cũng như những đặc điểm về thể chất và tinh thần, những thói quen của trẻ Nguyên tắc này rất quan trọng đối với nội dung giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc Vì mỗi trẻ sẽ có nhu cầu chia sẻ, trao đổi, thể hiện cảm xúc khác nhau có trẻ thích lắng nghe, có trẻ thích ôm ấp Nếu cô nắm được đặc điểm cá nhân và thể hiện sự tôn trọng lắng nghe trẻ sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.
Các biện pháp phải dựa trên cơ sở đặc trưng của việc hình thành kỹ năng sống của trẻ mầm non cũng như các điều kiện thực tế tại mỗi vùng miền để đảm bảo tính thực thi Đồng thời có sự kết hợp có hệ thống, mềm dẻo, linh hoạt đảm bảo trẻ được hoạt động trải nghiệm thể hiện được tính tích hợp đặc thù của ngành Mầm non.
Tóm lại việc giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi cần thực hiện nghiêm túc 4 nguyên tắc trên Sự quán triển 4 nguyên tắc này sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự thành công trong việc giáo dục nâng cao kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ.
Đề xuất biện pháp rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông
Dựa vào các cơ sở trên chúng tôi xây dựng một số biện pháp rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Các biện pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ nhận biết, xử lí và có những cảm xúc tích cực, phù hợp với mỗi tình huống và hoàn cảnh Như vậy, các biện pháp sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp để mang lại hiệu quả cao trong việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.
2.3.1 Biện pháp 1: Cho trẻ nhận diện cảm xúc tích cực, tiêu cực thông qua các mặt cảm xúc (cười, buồn, phẫn nộ, ) a Mục đích
-Giúp trẻ hoàn toàn có thể nhận diện và cảm nhận được những cảm xúc tích cực như vui mừng, phấn khởi, háo hức lẫn tiêu cực như thất vọng, lo lắng, buồn bã, ghen tị, sợ hãi, tức giận và xấu hổ
-Việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ thông qua các mặt cảm xúc cần phải được rèn luyện thường xuyên nhiều lần, nội dung phong phú sẽ giúp cho kĩ năng nhận biết cảm xúc của trẻ ngày càng được thuần thục và để củng cố cho trò chơi đóng vai theo chủ đề. b Cách tiến hành
- Trước khi chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề trong phần thỏa thuận chơi, cô sẽ gây hứng thú cho trẻ về cảm xúc tích cực, tiêu cực bằng thẻ cảm xúc.
Cô chuẩn bị các thẻ sticker sau đó gây hứng thú cho trẻ bằng cách đưa ra các thẻ sticker và cùng trẻ diễn tả lại sticker đó Ví dụ: Cô dơ sticker tức giận và diễn tả lại bằng khuôn mặt (2 lông mày nhíu lại, mặt gằm xếch lên, miệng mím chặt, mắt nhìn vào một điểm nhất định), khi cô làm thì cả lớp cùng làm theo cô Tương tự với các sticker cảm xúc khác, cô dơ thẻ lên trẻ sẽ diễn tả lại biểu cảm đó Trẻ sẽ nhận biết được biểu hiện của các cảm xúc của bản thân dễ dàng hơn.
Hoặc cô sẽ là người diễn tả cảm xúc và trẻ sẽ là người nhận biết cảm xúc, cô làm mẫu 2-3 lần sau đó cho trẻ lần lượt diễn tả cảm xúc của các sticker và các bạn còn lại sẽ là người nhận biết cảm xúc đó.
Ví dụ: Cô diễn tả khuôn mặt vui: miệng cười tươi, mắt sáng híp lại, khuôn mặt rạng rỡ, trẻ sẽ là người quan sát biểu cảm của cô và dơ thẻ sticker cảm xúc tương ứng, qua cách chơi này trẻ sẽ học được cách nhận biết cảm xúc của người khác.
- Cho trẻ nhận diện cảm xúc trong các hoạt động ngoài giờ (hoạt động chiều, đón trẻ)
Trong giờ đón trẻ, cô sẽ cho trẻ nhận biết cảm xúc bằng cách dán các trạng thái cảm xúc ngoài cửa, khi đến lớp trẻ thấy vui thì sẽ chạm vào mặt cười và đập tay với cô giáo, trẻ mệt sẽ chạm tay vào mặt cảm xúc buồn, trẻ cảm thấy hạnh phúc sẽ chạm tay vào mặt cảm xúc hạnh phúc và ôm cô giáo, Qua hoạt động này sẽ tạo cho trẻ không khí vui vẻ khi đến lớp và nhận biết được cảm xúc của bản thân một cách dễ dàng.
- Sử dụng các câu hỏi sau để giúp trẻ nhận biết cảm xúc: Cô cho trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân và nhận xét cảm xúc của các vai chơi khác bằng cách dán các sticker lên bảng cảm xúc của cô.
Ví dụ: Trẻ chơi trò chơi “gia đình”, sau khi chơi cô sẽ đặt ra câu hỏi cho trẻ nhận diện cảm xúc như:
+ Con cảm thấy như thế nào khi tham gia trò chơi này?
+Hôm nay trong góc chơi mình đã tham gia trò chơi gì?
+Nhân vật bố con cảm thấy như thế nào? Vui hay buồn?
+Nhân vật chị con thấy buồn hay vui nào?
Sau mỗi một câu hỏi cô sẽ cho trẻ trả lời bằng cách gắn các sticker thể hiện trạng thái cảm xúc của trẻ lên bảng cảm xúc. c Điều kiện vận dụng
-Việc xây dựng biện pháp này cần phải dựa trên đặc điểm phát triển của quá trình tâm lí trẻ em.
- Các hình mô phỏng các mặt cảm xúc ( vui, buồn, phẫn nộ, ) phải thể hiện đúng và rõ các biểu hiện của cảm xúc đó.
- Giáo viên gây hứng thú, giúp trẻ hiểu và nhận biết cảm xúc một cách chính xác.
2.3.2 Biện pháp 2: Trang tri ́ các góc chơi, lớp hoc ̣ bằng tranh ảnh vềcác loaị cảm xúc đểtrẻnhâṇ biết a Mục đích
-Giúp trẻ nhận diện được các trạng thái và khuôn mặt của các loại cảm xúc thông qua các mặt cảm xúc, tranh ảnh,
-Gây được hứng thú cho trẻ giúp trẻ dễ dàng nhận biết các loại cảm xúc khác nhau. b Cách tiến hành
Khi sử dụng biện pháp này, ở mỗi góc chơi giáo viên trang trí hình ảnh các loại cảm xúc ( vui, buồn, tức giận, ) bằng các hình ảnh thể hiện rõ nét nhất để khi cho trẻ nhìn trẻ sẽ biết ngay đó là cảm xúc nào Đồng thời cô cũng tạo ra những khoảng mở để trẻ được hoạt động tích cực và chủ động ở từng góc bằng cách cho trẻ gắn các sticker thể hiện cảm xúc vào hình ảnh ở các góc chơi.
Mỗi góc chơi cô sẽ trang trí các khuôn mặt vui,buồn, hạnh phúc, thất vọng, và đặt câu hỏi cho trẻ:
+ Con có nhận xét gì về khuôn mặt này?
+ Khi nào thì các bạn vui?
+ Khuôn mặt vui có đặc điểm gì?
+ Cô miêu tả khuôn mặt vui (Miệng cười tươi, mắt sáng híp lại, khuôn mặt rạng rỡ…) và cho trẻ thể hiện khuôn mặt vui.
+Cho trẻ xem các hoạt động khiến trẻ vui (Chơi cùng bạn, được cô giáo yêu mến, được bố mẹ chơi cùng, được cho quà…)
+ Khi vui thì có bạn cười to, có bạn lại cười mỉm.
+ Cô cho trẻ quay mặt vào nhau và thể hiện niềm vui trên khuôn mặt của mình.
+ Theo các bạn thì khi nào chúng mình cảm thấy buồn nhỉ?
+Cho trẻ xem hình ảnh (Bị mẹ phê bình, các bạn không cho chơi cùng, ở nhà một mình…)
+ Khuôn mặt khi buồn có đặc điểm như thế nào?
(Mắt nhìn xuống, miệng mếu, khuôn mặt trông nặng nề…)
+Các bạn tức giận vào khi nào? (Cho trẻ xem một số hình ảnh khiến trẻ cảm thấy tức giận)
+Khi tức giận khuôn mặt của chúng mình như thế nào? (2 đầu lông mày nhíu vào, mắt gằm xếch lên, miệng mím chặt…).
+ Các con có nhận xét gì về khuôn mặt này?
+ Khuôn mặt khóc có đặc điểm gì?
+ Cô miêu tả khuôn mặt khóc (mí mắt cụp xuống, miệng mếu, nước mắt chảy ra)
+ Cho trẻ xem hình ảnh (bị ngã, bị bạn đánh, )
Bảng 2.7 Bảng minh họa các khuôn mặt cảm xúc cho trẻ
Khuôn mặt cảm xúc Biểu hiện
Vui Miệng cười tươi, mắt híp lại, khuôn mặt rạng rỡ.
Buồn Mắt nhìn xuống, miệng mếu, khuôn mặt trông nặng nề.
Tức giận Lông mày nhíu lại, trừng mắt, miệng mím chặt.
Khóc Mí mắt cụp xuống, cơ miệng mở ra, nước mắt chảy.
Lo lắng Lông mày nhíu lại, khuôn mặt như mở to mắt và thu cằm lại.
Ngạc nhiên Nhướng mày, mắt mở to, miệng mở rộng
=> Tóm lại: Qua việc trang trí góc chơi nổi bật hấp dẫn, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi, tôi thấy trẻ trong lớp rất thích mỗi khi tới lớp, đến giờ chơi trẻ đã mạnh dạn tự mình nêu nên ý kiến khi muốn chơi ở góc nào, không cần cô phải chỉ dẫn hay áp đặt như trước nữa. c Điều kiện vận dụng
-Tranh ảnh trang trí phải rõ nét, bộc lộ được cảm xúc mà cô cần truyền đạt tới trẻ.
-Kích cỡ tranh đủ để trẻ có thể quan sát và tạo được hứng thú cho trẻ khi xem.
2.3.3 Biện pháp 3: Taọ các ti ̀ nh huống cóvấn đềliên quan để dạy trẻ nhâṇ biết cảm xúc bản thân và của người khác a Mục đích
-Cung cấp cho trẻ những kỹ năng giải quyết tình huống về cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác.
- Hình thành và rèn luyện kỹ năng nhận biết cảm xúc như: Nhận biết cảm xúc, gọi tên cảm xúc và biết cách xử lí để kiềm chế cảm xúc. b Cách tiến hành Để thực hiện biện pháp này giáo viên cần thực hiện:
- Cô trò chuyện với trẻ, tạo không khí học tập tích cực trước khi chơi.
Trẻ biết hiện tình cảm của mình qua nét mặt, lời nói, hành động, thậm chí trẻ có thể khóc và cười trước những tình huống tác động đến trẻ Vì vậy cô giáo cần chú ý:
+ Tạo không khí nhẹ nhàng, gần gũi, ấm cúng, thoải mái trong các hoạt động của trẻ Cảm giác an toàn, bình yên là điều kiện thuận lợi cho trẻ được là chính mình Đồng thời, cô giáo cần phải đối xử công bằng, dân chủ đối với tất cả trẻ.
Mối liên hệ giữa các biện pháp rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trong giáo dục nói chung và trong việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng không có biện pháp giáo dục nào là vạn năng Mỗi biện pháp có một thế mạnh riêng trong quá trình giáo dục nhằm đạt mục tiêu đề ra Tuy nhiên mỗi biện pháp chỉ phát huy tối đa tác dụng khi nhà sư phạm phối hợp, linh hoạt cùng với biện pháp trong trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Các biện pháp có liên quan mật thiết, có tác dụng hỗ trợ nhau, biện pháp trước là điều kiện để thực hiện biện pháp sau Đồng thời, những biểu hiện của trẻ khi tác động các biện pháp sau sẽ cho ta thấy hiệu quả của biện pháp trước Vì vậy, việc sử dụng linh hoạt và hợp lý các biện pháp trong quá trình rèn kỹ năng năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa rất quan trọng và quyết định hiệu quả hình thành hành kỹ năng nhận biết cảm xúc.
Qua phân tích thực trạng , chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Phần lớn giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻvà đã biết quan tâm đến những đề mấu chốt của việc rèn kĩ năng nhận biết cảm xúc trong trò chơi đóng vai.
Tuy đã nhận thức được sự cần thiết của việc rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ, song do chưa thực sự hiểu một cách tường tận về bản chất nên trong quá trình rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề vẫn còn đôi chỗ giáo viên hiểu sai vấn đề, lựa chọn các hình thức chưa thực sự phù hợp.
Từ thực tế đó chúng tôi thấy rằng cần phải nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề để góp phần cho giáo viên có sơ sở định hướng khi tổ chức hoạt động cho trẻ trong chương trình đổi mới hiện nay.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm
Tổ chức tiến hành các biện pháp đã đề xuất thông qua các hoạt động hàng ngày của cô và trẻ ở trường mầm non.
Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tạitrường mầm non Nông Trang trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Để triển khai thực nghiệm chúng tôi chọn 2 nhóm trẻ, trong đó:
+ Lớp thực nghiệm gồm 30 trẻ tại lớp 4 tuổi A
+ Lớp đối chứng gồm 30 trẻ tại lớp 4 tuổi B
Về cơ bản thì trẻ ở cả 2 nhóm trẻ đều có sức khỏe, điều kiện giáo dục và trình độ nhận thức tương đương nhau Trình độ của giáo viên ở 2 nhóm trẻ đều ở trình độ đại học sư phạm, có thâm niên công tác và kinh nghiệmnhư nhau.
Tiêu chí và thang đánh giá
Để đánh giá mức độ rèn kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ chúng tôi đưa ra các tiêu chí Trên cơ sở đó dự giờ, quan sát các hoạt động của trẻ và đàm thoại với trẻ.
* Các tiêu chí đánh giá
Tiêu chí Mức độ Điểm Nội dung
Mức độ 1: Trẻ Trong khi chơi trò chơi đóng vai không nhận ra 1 theo chủ đề, trẻ không nhận ra cảm xúc được cảm xúc của bản thân, khi có sự giúp đỡ của giáo viên trẻ
Tiêu chí 1: Nhận vẫn không gọi tên được cảm ra cảm xúc của xúc. bản thân
Mức độ 2: Trẻ Trong khi chơi trò chơi đóng nhận ra cảm vai, trẻ đã nhận ra được cảm xúc xúc nhưng 2 bản thân dưới sự gợi ýcủa bạn không đáp lại cùng chơi, nhưng trẻ lại không cảm xúc có hành vi đáp lại cảm xúc đó.
Mức độ 3: Trẻ Trong khi chơi trò chơi đóng nhận ra cảm vai, trẻ nhận biết được cảm xúc xúc và đáp lại 3 của bản thân và đáp lại cảm xúc cảm xúc đó bằng những hành động tương ứng.
Mức độ 4: Trẻ Trong quá trình chơi trò chơi nhận ra được đóng vai, trẻ tự nhận biết được cảm xúc và 4 cảm xúc của bản thân và thể đáp lại cảm hiện cảm xúc đó theo hướng tích xúc theo cực. hướng tích cực
Tiêu chí 2: Nhận Mức độ 1: Trẻ 1 Khi tham gia đóng vai trẻ không biết được cảm không nhận ra tham gia chơi cùng với mọi xúc của người cảm xúc của người, không nhận biết được người khác cảm xúc của mọi người xung khác quanh.
Mức độ 2: Trẻ 2 Trong quá trình chơi trò chơi nhận ra cảm đóng vai, trẻ đã nhận biết được xúc nhưng cảm xúc của người khác nhưng không đáp lại trẻ không tập trung vào vai chơi, cảm xúc của không đáp lại cảm xúc của mọi người khác người mà trẻ bỏ đi làm việc khác mà trẻ thích.
Mức độ 3: Trẻ 3 Khi tham gia đóng vai, trẻ biết nhận ra cảm hòa mình vào vai chơi và kết xúc và có đáp hợp với bạn diễn từ đó trẻ nhận lại cảm xúc biết, gọi tên được cảm xúc của của người người khác và đáp lại cảm xúc khác đó một cách phù hợp.
Mức độ 4: Trẻ 4 Khi chơi trò chơi đóng vai theo nhận ra cảm chủ đề, trẻ tập chung vào vai xúc của người chơi, tự nhận biết được cảm xúc khác và đáp của mọi người và đáp lại cảm lại cảm xúc xúc theo chiều hướng tích cực. theo chiều hướng tích cực
Tiêu chí 3: Hành Mức độ 1: 1 Khi tham gia trò chơi đóng vai vi tương ứng với trẻ chưa nhận biết được cảm xúc cảm xúc tích cực tích cực và có những hành vi tương ứng với cảm xúc tích cực đó.
Mức độ 2: 2 Khi tham gia trò chơi đóng vai, trẻ nhận biết được cảm xúc tích cực nhưng chưa có những hành vi tương ứng với cảm xúc tích cực đó.
Mức độ 3: 3 Trong quá trình chơi, trẻ nhận ra cảm xúc tích cực và có những hành vi tương ứng với cảm xúc tích cực
Mức độ 4: 4 Khi tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ nhận ra cảm xúc tích cực và có những hành vi tương ứng với cảm xúc tích cực đó, hành vi của trẻ được mọi người đón nhận theo chiều hướng tích cực.
1 Loại tốt (10-12 điểm): Trẻ nhận biết được cảm xúc bản thân và cảm xúc của người khác; Trẻ nhận ra cảm xúc tích cực và có những hành vi tương ứng với cảm xúc tích cực đó; Hành vi tích cực của trẻ được mọi người đón nhận và đáp lại theo chiều hướng tích cực.
2 Loại khá (8-