1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán

81 1,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 418,25 KB

Nội dung

Mô tả quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán thực tế tại công ty kiểm toán SCS Global

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

*****

Nền kinh tế thế giới đang có những bước chuyển mình đáng kể, với đa dạnghóa những lĩnh vực kinh doanh, phức tạp hóa những hình thức sở hữu, và cũng vôcùng phong phú những hình thức gian lận ẩn sau đó Để thích ứng với yêu cầu hộinhập quốc tế hiện nay, ngành kiểm toán Việt Nam nói chung và các Công ty kiểmtoán độc lập nói riêng đã ra đời và phát triển, với mong muốn đứng về phía nhữngnhà đầu tư, những người sử dụng các Báo cáo tài chính, giúp họ tiếp cận được vớinhững thông tin trung thực về tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của cácDoanh nghiệp

Để có thể đưa ra ý kiến đúng đắn trên Báo cáo kiểm toán, Kiểm toán viên cầnthu thập được đầy đủ những bằng chứng kiểm toán thích hợp Vì thế, người viết đã

nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty kiểm toán SCS Global” Việc nghiên cứu và khảo sát được thực hiện bằng

các cách:

- Đọc tài liệu

- Nghiên cứu chuẩn mực và các văn bản liên quan

- Phỏng vấn Kiểm toán viên và Trợ lý kiểm toán

- Đi kiểm toán thực tế một số khách hàng

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của khóa luận gồm có bốn chương, đólà:

Chương I: Cơ sở lý luận.

Chương II: Tổng quan về công ty kiểm toán SCS Global.

Chương III: Khảo sát thực tế việc thu thập bằng chứng kiểm toán tại

Công ty kiểm toán SCS Global.

Chương IV: Nhận xét – Kiến nghị.

Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài cũng như sự hạn chế trong kiến thức chuyênmôn, người viết không tránh khỏi những nhận định chủ quan và thiếu sót trong việctìm kiếm tài liệu Người viết rất mong nhận được sự thông cảm và những lời nhậnxét, góp ý từ phía quí thầy cô cũng như Công ty TNHH Kiểm toán SCS Global để

đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 2

1 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Bằng chứng kiểm toán.

1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán.

“Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình.” (VSA 500 – Bằng chứng kiểm toán) Theo đó, bằng chứng kiểm

toán sẽ bao gồm nhiều loại khác nhau, từ bằng chứng là các tài liệu, chứng từ, sổ

kế toán, BCTC, đến các thông tin từ những nguồn khác mà KTV thu thập đượcbằng nhiều phương pháp khác nhau để làm cơ sở cho ý kiến của mình về BCTCcủa đơn vị

2 Ý nghĩa và tầm quan trọng của bằng chứng kiểm toán.

 Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để KTV đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn

vị thông qua báo cáo kiểm toán Việc thu thập và đánh giá bằng chứng không đúng

sẽ khiến KTV kết luận sai về BCTC của đơn vị, ảnh hưởng đến quyền lợi của đơn

vị cũng như quyết định của các đối tượng sử dụng, bên cạnh đó còn khiến KTVphải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý nếu có sự cố xảy ra

 Bằng chứng kiểm toán phản ánh những thủ tục mà KTV đã thực hiện trong quátrình hình thành ý kiến kiểm toán, giúp cho:

• Các KTV xem xét và rà soát lại công việc đã thực hiện và chưa thực hiện

• Trưởng nhóm kiểm toán rà soát và đánh giá công việc thực hiện của các thành viêntrong nhóm

• Chủ nhiệm kiểm toán đánh giá, giám sát tiến độ cũng như chất lượng công việc củacác nhóm kiểm toán

Như vậy, trên thực tế, bằng chứng kiểm toán đối với KTV nói riêng và mộtcuộc kiểm toán nói chung có ý nghĩa rất quan trọng

3 Phân loại bằng chứng kiểm toán.

Những bằng chứng kiểm toán khác nhau có sức thuyết phục và độ tin cậy khácnhau, tùy vào nguồn cung cấp và hình thức của bằng chứng, từ đó sẽ ảnh hưởngkhác nhau đến quyết định của KTV trong việc đưa ra ý kiến của mình Do đó, KTVcần phải phân loại bằng chứng kiểm toán để phục vụ cho việc đánh giá bằng chứng

và đưa ra ý kiến

 Phân loại theo nguồn cung cấp thông tin:

• Bằng chứng là những thông tin, tài liệu do bên thứ ba cung cấp trực tiếp cho KTV:như thư xác nhận nợ phải thu của khách hàng, nợ phải trả của nhà cung cấp, xácnhận số dư tiền gửi của ngân hàng, … Những bằng chứng này độc lập với đơn vịđược kiểm toán và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên thứ ba nên có độ tincậy khá cao

Trang 3

• Bằng chứng là những thông tin, tài liệu do bên thứ ba lập và đơn vị được kiểm toánlưu giữ: như hóa đơn của nhà cung cấp, sổ phụ ngân hàng, … Những bằng chứngnày do được lập một cách độc lập với đơn vị được kiểm toán nên có độ tin cậy khácao Tuy nhiên, việc lưu trữ được thực hiện tại đơn vị nên khả năng tẩy xóa, sửađổi vẫn có thể xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng bằng chứng kiểm toán, và độ tincậy của thông tin cung cấp.

• Bằng chứng là những thông tin, tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập, luân chuyển

ra ngoài sau đó trở về lưu trữ tại đơn vị: như ủy nhiệm chi (đã thanh toán), … Độtin cậy của bằng chứng kiểm toán này được đánh giá là thấp hơn hai loại bằngchứng kiểm toán ở trên

• Bằng chứng là những thông tin, tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và lưu giữ:như phiếu xuất vật tư, hóa đơn bán hàng, … Và do được tạo ra và lưu giữ tại chínhđơn vị, do đó bằng chứng kiểm toán này được xem là có độ tin cậy thấp nhất trongbốn loại bằng chứng kiểm toán đã được liệt kê

 Phân loại theo dạng thông tin:

Dạng thông tin là hình thái của thông tin, là cách thức mà KTV thu thập đượcthông tin đó để làm cơ sở cho ý kiến của mình Với cách phân loại này, bằng chứngkiểm toán có những loại sau:

• Bằng chứng dạng vật chất (kiểm kê hoặc chứng kiến kiểm kê) và hiểu biết trực tiếpcủa KTV về đối tượng kiểm toán

• Bằng chứng dạng tài liệu

• Bằng chứng thu thập qua phỏng vấn

4 Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán và việc thu thập bằng chứng kiểm toán của

KTV.

Thực tế, không phải bất cứ bằng chứng nào cũng là cơ sở để hình thành nên ýkiến của KTV, mà phải là những bằng chứng thỏa mãn được những yêu cầu nhất

định Đoạn 02 VSA 500 - Bằng chứng kiểm toán có quy định: “KTV và Công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa

ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán” Bên cạnh đó, đoạn 08 VSA 500 cũng có nêu: “Sự đầy đủ và tính thích hợp luôn đi liền với nhau và được

áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thử nghiệm kiểm soát

và thử nghiệm cơ bản” Như vậy, cần thiết phải đi tìm hiểu yêu cầu cụ thể về sự

đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán

Trang 4

Đầy đủ là yêu cầu về số lượng bằng chứng kiểm toán cần thiết mà KTV cầnthu thập để đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị, phụ thuộc chủ yếu vào cỡmẫu và thời gian thực hiện các thủ tục kiểm toán Sau đây là một số nhân tố có ảnhhưởng đến sự xét đoán của KTV về yêu cầu đầy đủ:

 Tính trọng yếu

Các khoản mục càng trọng yếu thì yêu cầu về số lượng bằng chứng kiểm toánphải nhiều hơn Nói một cách khác, nếu xét dưới góc độ mức trọng yếu, thì khiKTV thiết lập mức trọng yếu chấp nhận được càng thấp, số lượng bằng chứng kiểmtoán cần thiết phải tăng lên

 Mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát

Công việc kiểm toán được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro Nếu mứcrủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát càng cao, yêu cầu về số lượng bằng chứng kiểmtoán cũng phải tăng lên, và ngược lại Nói một cách khác, nếu KTV xác định mứcrủi ro phát hiện chấp nhận được càng thấp thì số lượng bằng chứng cần thiết sẽtăng lên

Đây là yêu cầu về chất lượng của bằng chứng kiểm toán thu thập được Sựthích hợp của bằng chứng kiểm toán liên quan đến độ tin cậy của bằng chứng vàmức độ đáp ứng được mục tiêu kiểm toán đề ra Để đánh giá sự thích hợp của bằngchứng kiểm toán, KTV dựa vào những nhân tố sau:

 Loại bằng chứng kiểm toán

Những bằng chứng kiểm toán khác nhau sẽ có độ tin cậy khác nhau Độ tincậy của bằng chứng kiểm toán dựa theo cách phân loại ở phần trên như sau:

Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán: bằng chứng có nguồn gốc

càng độc lập với đơn vị sẽ có độ tin cậy càng cao

Dạng bằng chứng kiểm toán: độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán giảm dần theo

thứ tự sau:

- Bằng chứng vật chất;

- Bằng chứng tài liệu;

- Bằng chứng thu thập qua phỏng vấn

Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.

Dựa theo đánh giá của KTV, bộ phận nào có hệ thống kiểm soát nội bộ hữuhiệu thì các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tài liệu, quy chế kiểm soát…của bộ phận đó sẽ có độ tin cậy cao hơn so với những bộ phận khác

 Sự kết hợp giữa các loại bằng chứng

Trang 5

Các bằng chứng kiểm toán được KTV thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,dưới những hình thức khác nhau nhưng cũng xác nhận về chung một vấn đề sẽ có

độ tin cậy cao hơn những bằng chứng riêng lẻ

 Trình độ của người cung cấp thông tin

Hiểu biết của người cung cấp thông tin về vấn đề được yêu cầu có ảnh hưởngđáng kể đến chất lượng của bằng chứng kiểm toán thu thập được Cụ thể, thông tinthu thập được từ cuộc phỏng vấn với người có chuyên môn nghiệp vụ sẽ có độ tincậy cao hơn thông tin thu thập được một người chưa đủ trình độ liên quan đến vấn

đề được yêu cầu

 Trình độ của người thu thập thông tin

Bằng chứng thu thập được sau đó phải được đánh giá bởi KTV, từ đó làm cơ

sở cho ý kiến của KTV về từng vấn đề Đoạn 73 VSA 330 “Thủ tục kiểm toán trên

cơ sở đánh giá rủi ro” có nêu rõ: “Mức độ đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán nhằm giúp KTV đưa ra các kết luận về cuộc kiểm toán tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV” Theo đó, trình độ của KTV sẽ là nhân tố ảnh hưởng

trực tiếp đến việc đánh giá bằng chứng kiểm toán, từ đó ảnh hưởng đến độ tin cậycủa bằng chứng kiểm toán thu thập được bởi KTV đó

 Mức độ đáp ứng mục tiêu kiểm toán

“Bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng sự kết hợp thích hợp giữa các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản” (Đoạn 04-VSA 500).

• Đối với thử nghiệm kiểm soát: bằng chứng kiểm toán phải đáp ứng mục tiêu chứngminh cho sự thiết kế và vận hành hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

• Đối với thử nghiệm cơ bản: bằng chứng kiểm toán phải đáp ứng được các cơ sở

dẫn liệu cần xác minh trong từng thủ tục thực hiện của KTV “Cơ sở dẫn liệu của BCTC chính là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC do Giám đốc (người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực

và chế độ kế toán quy định phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trên BCTC” (đoạn 14 VSA 500) Theo đó, cơ sở dẫn liệu của BCTC phải

có các tiêu chuẩn: hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, phát sinh, đầy đủ, đánh giá, chínhxác, trình bày và công bố

- Thứ nhất, bằng chứng kiểm toán có thể thu thập được từ nhiều nguồn, do đó khôngtránh khỏi có những mâu thuẫn với nhau Trong trường hợp có xảy ra mâu thuẫn,KTV cần thiết phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung để giải quyết mâuthuẫn

- Thứ hai, về vấn đề quan hệ giữa chi phí cho việc thu thập bằng chứng kiểm toánvới lợi ích của các thông tin đó, chuẩn mực yêu cầu KTV không được lấy lý do vềgặp khó khăn hay vấn đề liên quan đến chi phí phát sinh để bỏ qua một số thủ tụckiểm toán cần thiết

Trang 6

- Thứ ba, nếu không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, KTV sẽphải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến, tùyảnh hưởng của vấn đề đó đến sự trung thực và hợp lý của BCTC.

2 Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán.

Thực chất của quá trình kiểm toán đó là KTV thực hiện các thủ tục kiểm toáncần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, từ đó làm cơ sở đưa

ra ý kiến của KTV về BCTC của đơn vị Theo đó, tùy vào các điều kiện cụ thể vàtính chất của từng khoản mục mà KTV sẽ thiết kế những thủ tục để đạt được nhữngbằng chứng kiểm toán cần thiết, phù hợp với từng cơ sở dẫn liệu đưa ra Cácphương pháp thường được sử dụng đó là:

1 Phương pháp kiểm tra

Là sự xem xét các tài liệu ghi chép và những tài sản hữu hình bằng cách ràsoát, đối chiếu giữa chúng với nhau, giữa sổ sách và thực tế, giữa quy định và thựchiện,… Thường bao gồm hai loại:

Kiểm tra vật chất.

• Mô tả công việc: là việc kiểm kê hoặc tham gia kiểm kê tài sản thực tế

• Mục tiêu đáp ứng: cung cấp bằng chứng vật chất về một số tài sản

• Đối tượng áp dụng: thường là hàng hóa, vật tư tồn kho, máy móc thiết bị, nhàxưởng, tiền mặt tồn quỹ…

• Ưu điểm: phương pháp này cung cấp bằng chứng vật chất là bằng chứng có độ tincậy cao

• Hạn chế: việc kiểm tra vật chất chỉ cho biết sự hiện hữu của một số các tài sảnnhưng cần phải đi kèm với một số bằng chứng khác để chứng minh về quyền hoặcgiá trị của chúng Ví dụ, việc kiểm kê tài sản cố định sẽ cung cấp bằng chứng về sựhiện hữu của tài sản cố định đó, tuy nhiên không có cơ sở để chứng minh giá trịcủa tài sản cố định đó trên sổ sách kế toán là trung thực hợp lý, cũng như không thểchứng minh được tài sản đó là thuộc về quyền sở hữu của DN, vì có thể là do DNkhác kí gởi hoặc chỉ là tài sản thuê dưới hình thức thuê hoạt động Hoặc đối vớihàng tồn kho, việc kiểm kê chỉ cung cấp bằng chứng về sự hiện hữu của các loạihàng này về mặt số lượng, chứ không nhận biết được về mặt giá trị, cũng như khóđảm bảo được về mặt chất lượng hay tình trạng của chúng

Kiểm tra tài liệu.

Trang 7

• Mô tả công việc: là việc xem xét, đối chiếu các tài liệu, sổ sách, chứng từ có liênquan Loại kiểm tra này thường được tiến hành theo hai cách: thu thập bằng chứngchứng minh cho một kết luận có trước; hoặc kiểm tra tài liệu của một nghiệp vụ.

• Mục tiêu đáp ứng: tùy vào cách KTV tiến hành các thủ tục kiểm tra tài liệu sẽ đápứng được những cơ sở dẫn liệu khác nhau:

- Từ một kết luận có trước, KTV thu thập tài liệu để làm cơ sở chứng minh cho kếtluận này Thí dụ, KTV thực hiện kiểm tra các tài liệu, hồ sơ pháp lý của tài sản cốđịnh để chứng minh cho quyền sở hữu tài sản cố định đó của đơn vị

- Kiểm tra từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán: chứng minh các nghiệp vụ phát sinhđều đã được ghi nhận vào sổ sách kế toán Ví dụ kiểm tra từ hóa đơn mua hàng,phiếu giao hàng, phiếu nhập kho, … đến sổ sách sẽ chứng minh được nghiệp vụmua hàng đã được ghi chép vào sổ sách theo đúng bản chất, đúng giá trị, đúng kỳ

- Kiểm tra từ sổ sách kế toán đến chứng từ gốc có liên quan: để chứng minh cácnghiệp vụ được ghi nhận trên sổ sách là thực sự xảy ra Từ nghiệp vụ bán hàng đãthu tiền, kiểm tra đến hóa đơn, phiếu chi hoặc chứng từ thu qua ngân hàng nhưGiấy báo có sẽ chứng minh được nghiệp vụ bán hàng ghi trên sổ sách là thực sự

xảy ra

Hạn chế:

- Độ tin cậy của bằng chứng tài liệu còn phụ thuộc vào nguồn gốc của nó

- Khó phát hiện đối với trường hợp đơn vị cạo sửa, giả mạo chứng từ, tài liệu, …

- Việc kiểm tra mất khá nhiều thời gian

- Tự phương pháp này khó có thể cung cấp được đầy đủ bằng chứng, trừ phi thựchiện đi kèm với những thủ tục khác

3 Phương pháp điều tra.

• Mô tả công việc: là việc tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết ở bên trong

và bên ngoài đơn vị, thực hiện bằng việc chính thức gửi văn bản, phỏng vấn hoặctrao đổi kết quả điều tra

Trang 8

• Mục tiêu đáp ứng: cung cấp cho KTV những thông tin chưa có hoặc những thôngtin bổ sung để củng cố những bằng chứng kiểm toán đã có.

• Ưu điểm: thực hiện phương pháp này để củng cố bằng chứng thu thập được từ cácphương pháp khác

• Hạn chế: độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu thập được phụ thuộc nhiều vàotrình độ của đối tượng được điều tra và khả năng đánh giá bằng chứng của KTV

- Số dư các khoản phải thu, phải trả

- Những văn bản, giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu tài sản do luật sư giữ, hoặcđang giữ trong két sắt của ngân hàng

- Hàng gia công, hàng gửi đi bán, hàng nhờ giữ hộ

- Cổ phiếu gửi bên thứ ba; những khoản đầu tư nhờ các nhà môi giới mua nhữngchưa được giao trước thời điểm lập BCTC …

• Ưu điểm: bằng chứng kiểm toán thu thập được có độ tin cậy cao

• Hạn chế: chi phí cao, nhiều thư xác nhận gởi đi nhưng không được phúc đáp hoặc

bị thất lạc

5 Phương pháp tính toán.

• Mô tả công việc: là thực hiện kiểm tra về mặt số học của số liệu trên chứng từ, sổ

kế toán, BCTC và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện những tính toánđộc lập của KTV

• Mục tiêu đáp ứng: kiểm tra tính chính xác của số liệu như số khấu hao luỹ kế, khấuhao trong kỳ của tài sản cố định, các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, …

• Ưu điểm: bằng chứng có độ tin cậy cao

• Hạn chế: chỉ có ý nghĩa về mặt số liệu, không chứng minh được nguồn gốc cũngnhư bản chất của sự việc, do đó cần thực hiện kết hợp với các phương pháp khác

6 Phương pháp phân tích.

• Mô tả công việc: là xem xét các số liệu, thông tin của đơn vị thông qua việc sosánh nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau, và giữa thông

Trang 9

tin tài chính với các thông tin phi tài chính Những thông tin có thể so sánh khiphân tích:

- So sánh giữa các thông tin tài chính trong kỳ này với thông tin tương ứng của kỳtrước

- So sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán

- So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính.Theo đó, các phương pháp có thể được sử dụng:

• Ưu điểm: việc phân tích sẽ khiến KTV tập trung vào những điểm cần lưu ý, khôngthực hiện kiểm toán dàn trải, tiết kiệm thời gian, chi phí thấp

• Hạn chế: chỉ áp dụng được với những thông tin được xem là đồng chất về nội dung

và phương pháp tính, bên cạnh đó các chỉ tiêu sử dụng để so sánh chỉ mang tínhchất tương đối (ví dụ như tỉ lệ chung của ngành, …)

3 Bằng chứng kiểm toán đặc biệt.

Bằng chứng kiểm toán đặc biệt là bằng chứng kiểm toán thu thập được từ một

số đối tượng đặc biệt như:

- Tư liệu của chuyên gia

- Giải trình của giám đốc

- Tư liệu của KTV nội bộ

- Tư liệu của các KTV khác

- Bằng chứng về các bên liên quan

- Bằng chứng trong kiểm toán năm đầu tiên

Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài cũng như thực tế việc sử dụng bằng chứngkiểm toán đặc biệt ở Công ty không nhiều, nên người viết chỉ đề cập đến một sốbằng chứng đặc biệt thường sử dụng ở Công ty

1 Tư liệu của chuyên gia.

Khách hàng của các Công ty kiểm toán rất đa dạng và phong phú về lĩnh vựckinh doanh, mà KTV thì không thể am tường tất cả mọi lĩnh vực của xã hội Do đó,chuẩn mực cho phép KTV sử dụng ý kiến của chuyên gia đối với một số lĩnh vựcchuyên môn nào đó Tuy nhiên, để sử dụng, KTV cần xem xét về:

Trang 10

- Năng lực của chuyên gia.

- Sự khách quan của chuyên gia

- Yêu cầu về sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán

- Đánh giá công việc của chuyên gia

2 Giải trình của giám đốc.

Đoạn 02 VSA 580 – Giải trình của Giám đốc yêu cầu: “KTV phải thu thập được các giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán”.

Đây sẽ là sự thừa nhận của Giám đốc đơn vị về trách nhiệm đối với BCTC Bêncạnh đó, trong trường hợp không có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, KTVphải thu thập các giải trình bằng văn bản của Giám đốc đơn vị được kiểm toán vềnhững vấn đề xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC

Bản thân thư giải trình chỉ là một bằng chứng kiểm toán có giá trị thấp, hoàntoàn không thể thay thế những thủ tục kiểm toán cần thiết Tuy nhiên, nếu BGĐđơn vị từ chối cung cấp thư giải trình, KTV có thể sẽ phải đánh giá lại phạm vikiểm toán bị giới hạn, và xem xét việc đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từchối đưa ra ý kiến

3 Bằng chứng về các bên liên quan.

Bên liên quan và những mối quan hệ với các bên liên quan có ảnh hưởng lớnđến nhận định của người sử dụng BCTC Do đó, thông tin về mối liên hệ cũng nhưnhững nghiệp vụ phát sinh giữa các bên này cần thiết được kiểm tra và công bốtrên BCTC của đơn vị

Đoạn 08–Các bên liên quan có nêu: “BGĐ đơn vị có trách nhiệm xác định và trình bày thông tin về các bên liên quan và các giao dịch với các bên liên quan đó” Trách nhiệm của KTV và Công ty kiểm toán là phải xem xét và đánh giá

những thông tin được cung cấp bởi BGĐ đơn vị, đồng thời phải thực hiện thu thậpđầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để chứng minh rằng các giao dịch giữa DNvới các bên liên quan đã được ghi chép trong sổ kế toán và đã được trình bày trungthực hợp lý trên BCTC của đơn vị

4 So sánh VSA 500 và ISA 500.

Việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống VSA được thực hiện dựa trên các ISA doLiên đoàn Kế toán quốc tế IFAC (The International Federation of Accountants) banhành, có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện và thực tế phát triển hoạt độngkiểm toán độc lập tại Việt Nam VSA 500 được ban hành theo quyết định số219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000, dựa trên ISA 500 đã ban hành Do đó, nhìnchung, nội dung của hai chuẩn mực này khá tương đồng nhau Tuy nhiên, cho đếnnay, ISA 500 đã trải qua nhiều lần sửa đổi, cập nhật, bổ sung, văn bản mới nhấtđang được áp dụng có hiệu lực từ ngày 15/12/2009, trong khi đó, VSA 500 vẫnchưa có những cập nhật phù hợp Điều này đã dẫn đến những vấn đề mà VSA 500chưa có hoặc còn thiếu sót so với văn bản mới nhất của ISA 500, cụ thể:

 Cách trình bày chuẩn mực

Trang 11

- VSA 500 trình bày theo hình thức của ISA 500 cũ, theo cách liệt kê các ý, nội dungdàn trải khiến người đọc khó tiếp cận thông tin một cách đầy đủ; trong khi đó, ISA

500 (2009) đã khắc phục được vấn đề này, cải tiến hơn về cách trình bày, khôngtheo lối liệt kê mà theo từng đề mục, từng vấn đề; sau đó được triển khai chi tiết, rõràng ở phần ứng dụng, có tham chiếu đến những vấn đề đã được nêu ra Việc trìnhbày theo ISA 500(2009) giúp người đọc dễ dàng trong việc tiếp cận và sử dụngthông tin Cụ thể, hình thức của VSA 500 và ISA 500 (2009) được thể hiện ở bảnsau:

Đoạn 16 VSA 500 về tính đáng tin cậy

của bằng chứng kiểm toán

Khoản A31 ISA 500 (2009) về tính đáng tin cậy của bằng chứng kiểm toán

độ tin cậy cao hơn bằng chứng thu thập được một cách gián tiếp hoặc từ suy luận (ví dụ phỏng vấn DN về sự vận hành của

hệ thống kiểm soát nội bộ);

 Nội dung chuẩn mực

- Về dạng bằng chứng kiểm toán, ISA 500 (2009) nêu cụ thể hơn những bằng chứngkiểm toán mà KTV thường thu thập để làm cơ sở cho ý kiến của mình, trong khiVSA 500 chỉ mô tả chung chung, không nêu cụ thể những dạng thường gặp nàonên người đọc khó hình dung và tiếp cận Ví dụ,

Trang 12

Đoạn 05 VSA 500 Đoạn 05 (a) ISA 500 (2009)

Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu,

chứng từ, sổ kế toán, BCTC, và các tài liệu

thông tin từ những nguồn khác.

Những ghi chép trong sổ sách kế toán làm bằng chứng kiểm toán thường bao gồm: những chứng từ dùng để hạch toán và các tài liệu bổ sung, như chứng từ gốc, chứng từ chuyển bằng điện tử, sổ cái, sổ chi tiết, nhật ký chung, các hóa đơn, hợp đồng, những điều chỉnh khác cho BCTC mà không được phản ánh trong nhật ký chung, những bảng tính, bảng phân bổ và công bố.

- Về sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán, ISA 500 (2009) có triển khai

cụ thể định nghĩa về sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán, trong khiVSA 500 chưa triển khai chi tiết mà chỉ định nghĩa chung chung:

o Đoạn 08:

“Đầy đủ” là tiêu chuẩn thể hiện về số lượng

bằng chứng kiểm toán.

“Thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất

lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán.

o Đoạn 5b: Sự thích hợp của bằng chứng kiểm toán là đo lường chất lượng của bằng chứng; đó là, sự phù hợp và độ tin cậy của tài liệu cung cấp để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến của KTV

o Đoạn 5e: Sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán là đo lường số lượng của bằng chứng.

Số lượng bằng chứng cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi việc đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu của KTV và còn bởi chất lượng của bằng chứng kiểm toán thu thập được

- Trong từng điều khoản quy định, ISA 500 (2009) có ví dụ minh họa để hướng dẫnKTV thực hiện Ví dụ về những thủ tục kiểm toán cần áp dụng để thu thập bằng

chứng phải phù hợp với cơ sở dẫn liệu, ISA 500 (2009) đã nêu “việc kiểm tra tài liệu đối với khoản phải thu sau niên độ có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán về tính hiện hữu và đánh giá cho khoản phải thu đó chứ không thích hợp cho mục tiêu ghi nhận đúng niên độ” Hay đề cập đến việc thu thập bằng chứng từ nhiều nguồn

khác nhau cho một cơ sở dẫn liệu thì đáng tin cậy hơn, ISA 500 (2009) đã cho ví

dụ cụ thể khác: “đối với mục tiêu đánh giá các khoản dự phòng phải thu khó đòi, KTV có thể phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu và kiểm tra tính liên tục của các phiếu thu tiền” Trong khi đó, việc sử dụng ví dụ minh họa trong VSA 500

thường rất ít, chỉ mang tính khái quát, không cụ thể để KTV có thể dễ dàng thực

hiện Ví dụ, đoạn 15 VSA 500: “Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của BCTC Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu (như

sự hiện hữu của hàng tồn kho) không thể bù đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác (như giá trị của hàng tồn kho đó)”, hay “các thử nghiệm có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán cho nhiều cơ sở dẫn liệu cùng một lúc (như việc thu hồi các khoản phải thu có thể cung cấp bằng chứng cho sự hiện hữu và giá trị của các khoản phải thu đó) Đây là trích dẫn một trong số rất ít

những ví dụ minh họa trong VSA 500, đa số còn lại là không có ví dụ minh họa

- Về các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, VSA 500 đưa ra sáu phươngpháp thu thập bằng chứng, trong khi đó ISA 500 (2009) giới thiệu bảy phương

Trang 13

pháp thu thập Phương pháp “tính toán” của VSA 500 được tách thành hai phươngpháp độc lập trong ISA 500 (2009), đó là phương pháp “tính toán lại” và phươngpháp “thực hiện lại” Và với mỗi phương pháp, ISA 500 (2009) đều có nhữnghướng dẫn thực hiện chi tiết, trong khi VSA 500 chỉ nêu ra một định nghĩa về cácphương pháp thu thập mà không có hướng dẫn chi tiết đi kèm.

- Đối với việc đánh giá độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán, ngoài những nguyêntắc mà VSA 500 đã nêu, ISA 500 (2009) còn có đưa ra thêm những nguyên tắcnhư:

“Bằng chứng kiểm toán được thu thập trực tiếp bởi KTV (ví dụ như trực tiếp quan sát ứng dụng của một hoạt động kiểm soát) sẽ đáng tin cậy hơn những bằng chứng thu thập được một cách gián tiếp hay qua suy luận (ví dụ phỏng vấn ai đó về ứng dụng của một hoạt động kiểm soát).”; hoặc

“Bằng chứng kiểm toán là các tài liệu gốc thì đáng tin cậy hơn những bằng chứng kiểm toán dạng photo, bản sao, hoặc những tài liệu đã được số hóa, chuyển đổi thành các dạng điện tử, ”

- ISA 500 (2009) có đề cập đến những bằng chứng kiểm toán đặc biệt, và nhữngphương pháp chọn mẫu, đồng thời cũng có tham chiếu đến chuẩn mực liên quan đểngười đọc tiện theo dõi và kiểm tra Trong khi đó VSA 500 không đề cập đếnnhững vấn đề này Điều này gây khó khăn cho người đọc trong việc tìm kiếm vàliên kết các thông tin, đồng thời các chuẩn mực trình bày cũng rời rạc, không hệthống

Như vậy, về trình bày nội dung, việc chi tiết hóa và cụ thể hóa trong ISA 500(2009) nói riêng và các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện nay nói chung đã hỗ trợKTV khá nhiều Với cách trình bày và nội dung còn mang tính tổng quát như VSA

500 được biên soạn theo ISA 500 cũ sẽ gây khó khăn cho KTV trong việc tiếp cận,hiểu và thực hiện đúng theo qui định của Chuẩn mực Tuy nhiên, cần tái khẳngđịnh, về bản chất những vấn đề được nêu ra trong hai chuẩn mực là không mâuthuẫn nhau Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng theo ISA 500 (2009) sẽ tạo thuậnlợi cho KTV trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán mà vẫn đảm bảo phìhợp tuân thủ qui định của VSA 500 hiện hành

3

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Công ty TNHH kiểm toán SCS Global Việt Nam, tên viết tắt là SCSA (sauđây gọi tắt là “Công ty”), tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn BCA,

Trang 14

tư vấn quản lý DN.

Đến ngày 13/08/2009, Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán SCSGlobal, trực thuộc tập đoàn SCS Global Pte.Ltd, một Công ty đa quốc gia chuyêncung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn đầu tư, kế toán, thuế, tài chính cho các Công tyNhật Tập đoàn SCS Global thành lập vào tháng 9/2002, hiện tại có chi nhánh tạihơn 10 quốc gia, và vẫn đang từng bước phát triển để mở rộng hoạt động ra toànthế giới

Tháng 11/2009, chi nhánh văn phòng tại Tp Hồ Chí Minh, tòa nhà Sunwah,

115 Nguyễn Huệ, Quận 1 được thành lập

2.2. Phương châm và nguyên tắc hoạt động.

2.2.1. Phương châm hoạt động.

 Về chất lượng dịch vụ:

Luôn nỗ lực vì nhu cầu của khách hàng, cam kết cung cấp các dịch vụ kiểmtoán và tư vấn với chất lượng tốt nhất, giữ vững uy tín và sự tin tưởng của kháchhàng

 Về công tác đào tạo, tuyển dụng:

• Luôn ý thức nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bằng đào tạo nội bộ, đưa ranhiều cơ hội học tập và thăng tiến để đào tạo, giữ và thu hút nguồn nhân lực cótrình độ chuyên môn cao

• Tạo môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp nhưng thân thiện, đoàn kết đểcùng hướng đến mục tiêu chung

2.2.2. Nguyên tắc hoạt động.

Công ty hoạt động theo nguyên tắc độc lập về nghiệp vụ chuyên môn, tự chủ

về tài chính, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh củakhách hàng như quyền lợi của chính bản thân mình trên cơ sở tuân thủ luật phápquy định, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

2.3. Cơ cấu tổ chức.

14

Trang 15

Hình I: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty.

2.4. Đặc điểm nhóm khách hàng hiện tại và nhóm khách hàng hướng đến trong

tương lai.

Đối với dịch vụ kiểm toán BCTC, khách hàng hiện tại của Công ty phần lớn lànhững DN sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong các khu công nghiệp, khuchế xuất, thuộc loại hình kiểm toán bắt buộc theo quy định của Nghị định105/2004/NĐ-CP của Chính Phủ

Ngoài ra Công ty còn đang cung cấp dịch vụ kiểm toán hoạt động, dịch vụ tưvấn cho một số DN thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

Trong tương lai, Công ty hi vọng sẽ tiếp tục mở rộng nhân lực và hoạt động để

có thể đáp ứng dịch vụ kiểm toán BCTC cho tất cả các Công ty kiểm toán bắt buộctheo quy định của Nghị định 105/2004/NĐ-CP của Chính Phủ, và có thể đa dạnghóa hơn nhóm khách hàng trong những lĩnh vực dịch vụ cung cấp còn lại

2.5. Các dịch vụ cung cấp của Công ty.

Dịch vụ kiểm toán và bảo đảm.

- Kiểm toán BCTC

- Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế

- Kiểm toán hoạt động

- Kiểm toán tuân thủ

- Kiểm toán nội bộ

- Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả BCTC hàng năm)

- Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án

- Kiểm toán thông tin tài chính

Dịch vụ kế toán.

- Ghi sổ kế toán và chuẩn bị các BCTC

- Hỗ trợ và soát xét nghiệp vụ kế toán

- Chuẩn bị báo cáo lương

- Tư vấn kế toán

Tư vấn thuế.

Trang 16

- Hoàn tất các thủ tục và khai báo thuế CIT, VAT, PIT, FCT…

- Hỗ trợ và tư vấn thuế

- Lập kế hoạch chi phí thuế DN

- Tư vấn điều lệ và pháp luật thuế Việt Nam

- Soát xét sự tuân thủ và các rủi ro về thuế

- Đảm bảo kiểm toán thuế

Tư vấn kinh doanh và đầu tư.

- Hỗ trợ toàn bộ chu trình hoàn thành các Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh,Giấy phép mở văn phòng đại diện

- Điều tra thị trường và nguồn nhân lực, cập nhật các tài liệu liên quan

- Dịch vụ bồi dưỡng cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, thuế

- Các dịch vụ khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật

- Dịch vụ soát xét BCTC

- Tư vấn nguồn nhân lực

- Tư vấn quản lý (không bao gồm tư vấn pháp luật)

6

KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN SCS GLOBAL.

3.1. Yêu cầu của Công ty trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán.

Trang 17

3.1.1. Yêu cầu về quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán.

Công ty thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán theo hướng dẫn của VSA

500 và các chuẩn mực, văn bản khác có liên quan Sau đây là một số yêu cầu củaCông ty trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán:

Hình II: Mô tả hướng dẫn của Công ty trong quá trình thu thập

bằng chứng kiểm toán.

Mục tiêu chung ở đây là kiểm tra xem:

- Kế toán DN đã thực hiện hạch toán đúng với Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán,Chế độ kế toán hiện hành và những văn bản, thông tư hướng dẫn khác đi kèm haykhông?

- DN có tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động hay không?

- BCTC của DN đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu haychưa?

Để đạt được mục tiêu kiểm toán chung đó, KTV sẽ tiến hành thiết kế và thựchiện những thủ tục kiểm toán cần thiết để đi thu thập bằng chứng làm cơ sở cho ýkiến của mình về BCTC của đơn vị Và như đã trình bày ở phần quy trình kiểmtoán, trên thực tế Công ty không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, chỉ tập trungcho việc thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Giải thích về những mục tiêu kiểm toán chi tiết của Công ty, để phù hợp hơnvới hoạt động kiểm toán tại Công ty nhưng vẫn đáp ứng được tốt nhất dịch vụ cungcấp cho khách hàng trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực, Công ty đã thiết kế các mụctiêu kiểm toán chi tiết như sau:

Mục tiêu kiểm toán chi tiết.

• Tài liệu do bên thứ ba lập và được đơn vị được kiểm toán lưu giữ.

• Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và bên thứ

Trang 18

Bản chất (Nature): các khoản mục được hạch toán phải thỏa mãn với định nghĩa về

khoản mục đó trên BCTC theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đượcthừa nhận); một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liênquan đến đơn vị trong kỳ xem xét; một tài sản hay một khoản nợ phải trả phản ánhtrên BCTC đơn vị phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểmlập báo cáo Ví dụ như, xem xét những ghi nhận trên hợp đồng, chứng từ thanhtoán để xem khoản mà DN đã hạch toán vào tài sản cố định đó có được phép ghinhận là tài sản cố định hay không, hay bản chất của nó là công cụ, dụng cụ? (dựatrên định nghĩa về tài sản cố định và điều kiện để được ghi nhận là tài sản cố địnhhữu hình)

Hiện hữu (Existence): một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả phản ánh trên BCTC

thực tế phải tồn tại (có thực) vào thời điểm lập báo cáo Ví dụ như, giá trị củakhoản mục tài sản cố định hữu hình trên BCTC theo sổ sách kế toán là giá trị của

100 tài sản cố định (gồm máy móc thiết bị, nhà cửa, vật kiến trúc, …), thì cần phảiđảm bảo trên thực tế, tại thời điểm lập BCTC, theo chứng kiến kiểm kê của KTVcho thấy 100 tài sản cố định này là tồn tại trên thực tế tại DN, và thực tế thuộc sởhữu của DN

Đầy đủ (Completeness): toàn bộ tài sản, các khoản mục, nghiệp vụ hay giao dịch

đã xảy ra có liên quan đến BCTC phải được phản ánh toàn bộ trên BCTC Ví dụnhư, đối với khoản tiền điện tháng 12 được thanh toán vào đầu năm tài chính sau,

DN đã ghi nhận dựa trên chứng từ thanh toán là vào đầu năm tài chính sau, nhưngbản chất của nó là chi phí thuộc năm tài chính hiện tại, do đó cần xem xét yêu cầu

DN điều chỉnh hạch toán vào chi phí của năm hiện tại

Giá trị (Valuation): một nghiệp vụ hoặc một sự kiện được ghi chép theo đúng giá

trị của nó; doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục và đúng

về toán học; một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp trên

cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừa nhận) Ví dụ như,

đảm bảo được DN đã thực hiện đánh giá lại những khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệtheo tỉ giá bình quân liên ngân hàng vào thời điểm cuối kỳ; hoặc đảm bảo rằng DN

đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đúng theo hướng dẫn của thông

tư 288/2009-BTC, và giá trị của khoản nợ phải thu trên BCTC của DN là giá trịròng

Trình bày và công bố (Disclosure/Presentation): các khoản mục được phân loại,

diễn đạt và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặcđược thừa nhận) Ví dụ như, chi tiết tài khoản tiền, tài khoản tài sản cố định, cáckhoản thuế phải nộp nhà nước, … cần thiết phải được diễn giải cụ thể và đưa lênthuyết minh BCTC của DN

Về loại bằng chứng kiểm toán, Công ty tiến hành phân loại theo nguồn gốcthông tin như thể hiện ở hình II:

- Tài liệu do bên thứ ba lập và Công ty kiểm toán lưu giữ, ví dụ như các thư xácnhận nợ của ngân hàng, của nhà cung cấp, của bên liên quan …

- Tài liệu do bên thứ ba lập và đơn vị được kiểm toán lưu giữ, ví dụ như hóa đơnmua hàng, biên bản giao hàng của nhà cung cấp, vận đơn, sổ phụ ngân hàng, …

Trang 19

- Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và bên thứ ba lưu giữ, ví dụ như hóa đơn bánhàng của đơn vị được kiểm toán lập, …

- Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và lưu giữ, ví dụ như phiếu xuất nhập kho,phiếu yêu cầu mua hàng, …

Bên cạnh đó còn thể hiện bằng giấy tờ làm việc của KTV, những ghi chú,phân tích, tính toán và giải thích của KTV về một nghiệp vụ, một hiện tượng liênquan, …

3.1.2. Yêu cầu trong việc sử dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán.

Thông qua quan sát, đọc hồ sơ kiểm toán kết hợp với phỏng vấn KTV, ngườiviết nhận thấy:

 Các phương pháp thu thập bằng chứng được sử dụng ở Công ty cũng là sáu phươngpháp đã được nêu ra ở phần cơ sở lý luận Dựa theo chương trình kiểm toán đãđược thiết kế sẵn cho tất cả các cuộc kiểm toán, tùy vào đặc điểm của từng kháchhàng khác nhau, các KTV phụ trách và các trợ lý kiểm toán đối với từng phần hành

sẽ sử dụng các phương pháp thu thập bằng chứng khác nhau về cùng một đốitượng

Ví dụ, đối với việc tìm hiểu khách hàng:

- Nếu khách hàng năm trước đã được kiểm toán bởi chính Công ty, việc tìm hiểu vềkhách hàng sẽ được thực hiện chủ yếu dựa vào các tài liệu đã được thu thập trongnăm kiểm toán trước đó, đồng thời sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn để thuthập những thông tin mới về DN như thay đổi trong cơ cấu tổ chức, thay đổi trongchính sách kế toán, hay việc mở rộng hoạt động kinh doanh, …

- Nếu khách hàng là năm đầu tiên, phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán chủyếu được sử dụng đó chính là phỏng vấn và quan sát

Một ví dụ khác, đối với việc thực hiện kiểm toán trên phần hành tài sản cốđịnh Nếu khách hàng là DN vừa mới thành lập (kỳ kế toán đầu tiên), việc thiết kếcác thủ tục kiểm toán và sử dụng các phương pháp thu thập bằng chứng khá đơngiản hơn đối với những khách hàng là DN đã thành lập và hoạt động từ hai kỳ kếtoán trở lên, như:

- Không áp dụng thủ tục phân tích so sánh với số dư đầu kỳ để phát hiện và kiểm tranhững biến động

- Không áp dụng tính toán độc lập để kiểm tra số khấu hao lũy kế mà chỉ tính toánđộc lập để kiểm tra việc trích chi phí khấu hao trong kỳ

 Tuy nhiên, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở choviệc đưa ra ý kiến về BCTC của đơn vị, Công ty yêu cầu các KTV phải nắm rõ vàvận dụng phối hợp một cách phù hợp các phương pháp để đạt được mục tiêu Và

để làm được điều này, KTV trước hết phải biết được mục tiêu cần đạt được vànhững bằng chứng kiểm toán sẽ thu thập được của từng phương pháp

Trang 20

Dưới đây là phần tổng hợp và tóm tắt lại theo hiểu biết của người viết từ việcphỏng vấn, quan sát thực hiện của KTV Công ty, trong việc sử dụng các phươngpháp thu thập bằng chứng kiểm toán cho một cuộc kiểm toán Tuy nhiên, việc ápdụng các phương pháp này trên thực tế sẽ linh hoạt theo đặc điểm của từng kháchhàng khác nhau

và các tài liệu có liên quan

hoặc việc kiểm tra tài sản

Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và bên thứ

ba lưu giữ;

- Giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Trang 21

Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và lưu giữ

Quan sát: là việc theo dõi

một hiện tượng, một chu

Biên bản làm việc/ Lưu

kiểm toán.

- Giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Điều tra: là việc tìm kiếm

thông tin từ những người có

hiểu biết ở bên trong và bên

ngoài đơn vị; được thực

- Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

- Giai đoạn thực hiện kiểm toán.

- Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Xác nhận: là sự trả lời cho

một yêu cầu cung cấp thông

tin nhằm xác minh lại

những thông tin đã có trong

tài liệu kế toán.

Bản chất;

Hiện hữu;

Đầy đủ;

Giá trị.

Thư xác nhận Giai đoạn thực

hiện kiểm toán.

Tính toán: là việc kiểm tra

tính chính xác về mặt toán

học của số liệu trên chứng

từ, sổ kế toán, BCTC và các

tài liệu liên quan khác hay

việc thực hiện các tính toán

Phân tích: là việc phân tích

các số liệu, thông tin, các tỷ

suất quan trọng, qua đó tìm

ra những xu hướng biến

động và tìm ra những mối

quan hệ có mâu thuẫn với

các thông tin liên quan

Hình III: Tóm tắt yêu cầu trong việc sử dụng các bằng chứng kiểm toán.

(*): Mục tiêu kiểm tra chi tiết đối với từng khoản mục khác nhau là khác nhau Do

đó, việc áp dụng chung một thủ tục kiểm toán nhưng trên những khoản mục khác nhau,ở những giai đoạn kiểm toán khác nhau sẽ đáp ứng những mục tiêu khác nhau Cột này liệt kê những mục tiêu kiểm toán đạt được của nhiều khoản mục (không phải của một khoản mục) khi áp dụng phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán tương ứng

3.2.Mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với một số khoản mục.

Như đã thể hiện ở phần trên, để thực hiện kiểm toán đối với một khoản mục,KTV cần phải nắm được mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với khoản mục đó, để

có thể thiết kế và sử dụng những phương pháp thu thập bằng chứng thích hợp.Người viết sẽ thể hiện phần khảo sát thực tế việc thu thập bằng chứng kiểm toántại Công ty kiểm toán SCS Global đối với một số khoản mục, do đó trong phầnnày, người viết sẽ đề cập đến những thủ tục thực hiện và mục tiêu kiểm toán chitiết của Công ty đối với những khoản mục này

Trang 22

3.2.1. Khoản mục tiền.

Thủ tục thực hiện

Mục tiêu kiểm toán chi tiết

Bản chất

Giá trị

Đầy đủ

Hiện hữu

Trình bày/Công bố

- So sánh số dư năm nay so với năm trước và

- Đối chiếu sổ cái với sổ chi tiết và với số

liệu trình bày trên BCTC; đối chiếu với biên

bản kiểm kê quỹ, sổ phụ ngân hàng, thư xác

nhận của ngân hang

- Xem xét đến Sổ chi tiết các tài khoản, chọn

mẫu một vài nghiệp vụ, thu thập chứng từ

liên quan để bảo đảm các nghiệp vụ tiền

vào/tiền ra khỏi DN đã được xét duyệt và ghi

nhận

- Kiểm tra việc đánh giá lại các khoản mục

tiền tệ bằng ngoại tệ theo tỉ giá bình quân

liên ngân hàng vào thời điểm cuối kỳ

x

3.2.2. Khoản mục nợ phải thu.

Thủ tục thực hiện

Mục tiêu kiểm toán chi tiết

Bản chất Giátrị Đầyđủ Hiệnhữu

Trình bày/ Công bố

- So sánh với số dư năm trước và giải thích hợp lý những

- Đối chiếu với thư xác nhận của khách hàng, xem xét

việc thanh toán sau ngày khoá sổ, kiểm tra đến chứng từ

liên quan (hoá đơn, hợp đồng, vận đơn, …)

Trang 23

- Thực hiện kiểm tra tính đúng kỳ: Chọn ra một số

nghiệp vụ thuộc 5 ngày trước và 5 ngày sau thời điểm

khoá sổ lập BCTC và kiểm tra đến chứng từ liên quan

- Kiểm tra việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi, thực

hiện tính toán lại khoản dự phòng phải thu khó đòi (nếu

cần)

x

- Kiểm tra việc thực hiện đánh giá lại các khoản mục

tiền tệ bằng ngoại tệ theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng

thời điểm cuối kỳ

Giá trị

Đầy đủ

Hiện hữu

Trình bày/ Công bố

- So sánh số dư năm nay so với năm trước và giải

- Thu thập chi tiết số dư của Tài sản cố định hữu

hình và thực hiện kiểm tra:

Trang 24

+ Từ Tài sản cố định hữu hình  kiểm tra đến

chứng từ liên quan để xác định quyền sở hữu và

nguyên giá.

- Thu thập chi tiết số dư Tài sản cố định vô hình

và thực hiện kiểm tra:

+ Kiểm tra đến chứng từ liên quan để xác định về

Hỗ trợ kiểm toán các khoản mục chi phí

- Vì mang tính chất hỗ trợ nên không đánh dấu vào các mục tiêu kiểm toán chi tiết liên quan

- Tính toán lại chi phí khấu hao Tài sản cố định hữu

Giá trị

Đầy đủ

Hiện hữu

Trình bày/ Công bố

- So sánh với số cuối kỳ năm trước và giải thích

- Thu thập chi tiết số dư cuối kỳ của khoản mục,

chi tiết tăng giảm trong các tài khoản

- Kiểm tra chi tiết số phát sinh tăng:

Trang 25

+ Đối với những khoản tăng mới trong kỳ không

phải do chuyển từ TK 153: đối chiếu với chứng từ

liên quan, kiểm tra về bản chất, giá trị

+ Đối với những khoản tăng mới trong kỳ do

chuyển từ TK 153 >>> tham chiếu đến giấy tờ làm

việc kiểm toán khoản mục hàng tồn kho

- Kiểm tra chi tiết số phát sinh giảm:

+ Giảm do thanh lí, chuyển nhượng: đối chiếu với

chứng từ liên quan, kiểm tra bản chất, giá trị các

khoản này

+ Giảm do phân bổ: Thực hiện tính toán phân bổ

lại, rà soát toàn bộ các đầu mục chi phí trả trước đã

được phân bổ trong năm để xem có phù hợp hay

không?

- Hỗ trợ từ kiểm tra chi phí: Rà soát các đầu mục

chi phí xem có còn chi phí nào đã được trả trước

nhưng chưa được ghi nhận hoặc phản ánh sai tài

khoản hay không?

3.3.Khảo sát thực tế việc thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty Kiểm toán SCS Global.

Vì giới hạn về trình độ chuyên môn và thời gian thực hiện đề tài, người viếtkhông thể bao quát hết tất cả các vấn đề Và trên thực tế, việc thu thập bằng chứngkiểm toán của Công ty được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Do đó, người viết chỉ tập trung vào phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toánđược sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này Việc khảo sát được thực hiện bằng cácphương pháp:

- Đọc, nghiên cứu hồ sơ kiểm toán tại Công ty

- Phỏng vấn các KTV và trợ lý kiểm toán

- Đi thực tế kiểm toán tại một số khách hàng

3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

Đối với những khách hàng cũ của Công ty, những thông tin chủ yếu sẽ đượcKTV thu thập bằng cách đọc lại hồ sơ kiểm toán năm trước Bên cạnh đó, KTVcũng thường tiến hành các phương pháp điều tra và quan sát để tìm hiểu thêm vềnhững thay đổi của DN năm nay so với năm trước Trong trường hợp khách hàngmới, phương pháp điều tra và quan sát vẫn được áp dụng chủ yếu, nhưng với tầmquan trọng cao hơn và thời gian tìm hiểu cũng lâu hơn

Trong phương pháp điều tra, kỹ thuật được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn Vàcòn tùy thuộc vào khách hàng là năm đầu tiên hay đã thực hiện kiểm toán nămtrước đó, nội dung của việc phỏng vấn sẽ khác nhau Với những mục tiêu cần đạtđược của giai đoạn này, KTV sẽ phỏng vấn chủ yếu những đối tượng sau:

Trang 26

- Phỏng vấn BGĐ, ban quản lý đơn vị: về những vấn đề liên quan đến việc đăng kýkinh doanh, chứng nhận đầu tư, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, cácbên liên quan, …

- Phỏng vấn bộ phận kế toán: về chính sách, chế độ kế toán, phương pháp hạch toán,

hệ thống chứng từ sử dụng, …

Sau khi thực hiện tìm hiểu những thông tin mới về khách hàng, KTV tiếnhành điền thông tin vào bảng “Hiểu biết về khách hàng” Những thông tin điền vào

được hướng dẫn theo mẫu (Phụ lục 01 – Hiểu biết về khách hàng) Tuy nhiên, qua

khảo sát trên 20 hồ sơ kiểm toán của 10 DN khách hàng, mẫu này chỉ được thựchiện ở 3 DN trong năm hiện hành Theo phỏng vấn KTV cho biết, mẫu này trongnăm trước chưa được áp dụng, trong năm nay mới bắt đầu đưa vào sử dụng, nhưng

vì chưa hoàn chỉnh nên việc sử dụng mẫu này là không thường xuyên Được biếthiện tại Công ty đang trong quá trình hoàn thiện hơn về mẫu này, và sẽ chính thức

áp dụng lại cho những mùa kiểm toán tiếp theo

Phương pháp quan sát cũng được KTV sử dụng trong thời gian tiếp xúc kháchhàng KTV thực hiện bằng cách quan sát thái độ hợp tác, cơ cấu tổ chức, cách thứclàm việc của BGĐ và phòng kế toán để có cái nhìn tổng quan về thành phần banquản lý DN, đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của DN

Ví dụ như, khi thực hiện đi thực tế kiểm toán ở khách hàng, tiếp xúc ban đầuvới với 2 DN khách hàng:

- DN A có phòng kinh doanh và phòng kế toán được tách biệt nhau, nhân viên đông

và làm việc khá chuyên môn hóa, kế toán trưởng là một người điềm đạm và đứngtuổi

- DN B chỉ có một phòng làm việc, bộ phận quản lý chỉ gồm một Giám đốc, mộttrưởng phòng quản lý và một kế toán còn khá trẻ (kiêm nhiệm thủ quỹ)

Kết quả quan sát sẽ cho KTV nhận định ban đầu về qui mô cũng như rủi ro cóthể xảy ra đối với từng DN:

- DN A: qui mô lớn và cách làm việc cũng chuyên nghiệp thông qua hệ thống cơ cấu

tổ chức Kế toán trưởng là người khá đứng tuổi và làm việc khá lâu tại DN, do đókiến thức chuyên môn khá vững và nắm bắt được hoạt động của DN tốt hơn

- DN B: qui mô nhỏ, tổ chức sơ sài, việc kiêm nhiệm chức vụ, đồng thời nhân viên

kế toán là một người còn khá trẻ, điều này sẽ khiến KTV lưu tâm hơn trong việclập kế hoạch kiểm toán đối với khách hàng này, cụ thể phạm vi kiểm toán có thể sẽ

mở rộng hơn, và cỡ mẫu có thể sẽ lớn hơn

Tuy nhiên, Công ty không tiến hành tài liệu hóa và lưu vào hồ sơ kiểm toáncác thông tin này Những thông tin này được ghi lại dưới dạng lưu ý của chủ nhiệmkiểm toán hoặc trưởng nhóm kiểm toán, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và lưu ýđến nhóm kiểm toán trong việc thực hiện kiểm toán sau này Ví dụ như nhữngthông tin liên quan đến việc kiêm nhiệm giữa kế toán và thủ quỹ của DN kháchhàng B ở trên, trong trường hợp đánh giá khoản mục Tiền là trọng yếu, thì trongchương trình kiểm toán đối với phần hành tiền, các thủ tục thiết lập để thực hiệnkiểm toán sẽ cặn kẽ, chi tiết hơn, số nghiệp vụ kiểm tra chi tiết cũng sẽ tăng lên

Trang 27

3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Giai đoạn kiểm toán giữa kỳ (giai đoạn interim).

Tùy vào đặc điểm từng khách hàng, mục tiêu cần đạt được ở giai đoạn này sẽkhác nhau

- Nếu khách hàng là năm đầu tiên: KTV tập trung tiếp tục thu thập thêm thông tin vềkhách hàng, về các bên liên quan, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống sổ sáchchứng từ,… Việc thực hiện cũng tương tự như giai đoạn tìm hiểu khách hàng,phương pháp được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn và quan sát Bên cạnh đó, KTVtiến hành thu thập các tài liệu, chứng từ, giấy tờ pháp lý chứng minh cho nhữngthông tin phỏng vấn được Phần còn lại của giai đoạn sẽ là thực hiện một vài thửnghiệm cơ bản trên một số khoản mục

- Nếu là khách hàng cũ: giai đoạn này KTV tập trung thực hiện một số thử nghiệm

cơ bản nhằm giảm bớt công việc sẽ được thực hiện ở giai đoạn kiểm toán cuối kỳ.Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn và quan sát trong giai đoạn này sẽ giúp KTVthu thập thêm được những thông tin mới về khách hàng mà chưa phát sinh trongnăm kiểm toán trước đó

Đối với việc thực hiện một số thử nghiệm cơ bản ở giai đoạn này, các phươngpháp KTV sử dụng để thu thập bằng chứng sẽ tương tự như đối với giai đoạn thựchiện kiểm toán cuối kỳ, nhưng với quy mô thực hiện nhỏ hơn Do đó, để tránh lặplại, người viết sẽ chỉ mô tả cách thực hiện của các KTV vào thời điểm cuối kỳ

Giai đoạn kiểm toán cuối kỳ.

Trong quy trình kiểm toán của mình, Công ty không tiến hành thử nghiệmkiểm soát Việc thực hiện tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của KTV Công tychỉ nhằm giúp đánh giá về độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu thập được.Phần còn lại của giai đoạn thực hiện, KTV sẽ tiến hành thử nghiệm cơ bản đối vớitừng khoản mục, từng phần hành cụ thể Vì các phương pháp thu thập bằng chứngthường không thể đáp ứng đầy đủ mục tiêu kiểm toán khi thực hiện một cách riêng

rẽ, do đó, trong việc thiết kế và thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với một khoảnmục, để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, KTV sẽ vận dụng phốihợp cả sáu phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán một cách linh hoạt Dogiới hạn về trình độ chuyên môn cũng như giới hạn của đề tài, vì vậy trong phầnnày, người viết không thể thể hiện quá trình khảo sát thực tế việc thu thập bằngchứng đối với tất cả các khoản mục trên BCTC, mà chỉ thực hiện trên một số khoảnmục cụ thể đối với một số khách hàng Phương pháp khảo sát mà người viết sửdụng là đọc và tìm hiểu trên hồ sơ kiểm toán của 10 DN khách hàng của Công ty(khoảng gần 20 hồ sơ kiểm toán, bao gồm năm tài chính 2009 và năm tài chínhhiện hành 2010)

Các DN khách hàng của Công ty được khảo sát dưới đây có các đặc điểmchung như sau:

Trang 28

- Là DN 100% vốn nước ngoài, kiểm toán theo luật định, BCTC năm trước được

kiểm toán bởi chính Công ty

- Niên độ kế toán bắt đầu ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm

- Chế độ kế toán áp dụng: Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế

toán Việt Nam theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, cùng các văn bản hướng dẫn

liên quan khác

- Đơn vị tiền tệ hạch toán là VND

- Hình thức sổ kế toán sử dụng là Nhật ký chung

- BCTC năm trước được Công ty kiểm toán

3.3.2.1.Kiểm toán khoản mục tiền của DN ABC.

Lĩnh vực hoạt động chính của DN ABC là sản xuất các loại cao su bọt xốp,

khay nhựa, bao bì carton DN này có kế hoạch thực hiện kiểm kê quỹ hàng tháng

a) Vận dụng phương pháp phân tích và điều tra.

Đầu tiên, KTV cần thu thập được chi tiết thành phần cấu tạo nên số dư khoản

mục tiền thời điểm cuối kỳ lập BCTC của DN, bao gồm tiền mặt, tiền gởi ngân

hàng chi tiết của từng ngân hàng và từng loại tài khoản

ABC Co., Ltd. Người thực hiện: Giangltc Ngày: 23/01/2011

Kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2010 Người kiểm tra: Thuytx Ngày: 27/01/2011

Tiền và tương đương tiền

Trang 29

1111 Tiền mặt Việt Nam 45,223,534 20,698,454 24,525,080 118.49% [1]

1121M Tiền VND gửi ngân hàng - Mizuho 19,987,797 85,570,416 (65,582,619) -76.64% [2]

1121S Tiền VND gửi ngân hàng-SMBC 12,669,602 - 12,669,602

1121V Tiền VND gửi ngân hàng-VCB 317,971,859 135,217,057 182,754,802 135.16% [3]

1121E Tiền VND gửi ngân hàng-VIB-E 1,567,200 1,002,223 564,977 56.37%

1121H Tiền VND gửi ngân hàng-VIB-Hoa 197,800 159,110 38,690 24.32%

1122M Tiền USD gửi ngân hàng-Mizuho 986,055,527 487,483,559 498,571,968 102.27% [4]

1122S Tiền USD gửi ngân hàng-SMBC 664,752,627 - 664,752,627

1122U Tiền USD gửi ngân hàng-UFJ 38,138,446 - 38,138,446

Tổng cộng 2,086,564,392 709,432,365 1,331,908,493 188%

Ghi chú:

[1]: Năm nay DN bắt đầu tăng trưởng Doanh thu, nhu cầu dự trữ tiền mặt cho thanh toán cũng tăng lên

[2][3][4]: Có sự dịch chuyển từ tài khoản tiền VND sang tài khoản USD do nhu cầu thanh toán bằng USD năm nay tăng lên.

Kết luận:

- Mục tiêu được đáp ứng

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của SCS Global)

Trên đây là trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về thủ tục phân tích biến động

số dư khoản mục Tiền cuối kỳ năm nay so với năm trước Số liệu ở cột 31/12/2009

và 31/12/2010 được lấy từ Biểu chỉ đạo Trong đó, với số liệu ở cột 31/12/2010,

KTV phải đối chiếu khớp đúng với giá trị trên sổ cái của DN, còn số liệu ở cột

31/12/2009, KTV thực hiện đối chiếu với số liệu trên BCTC đã kiểm toán năm

trước đó Giải thích các công thức được sử dụng:

Chênh lệch = Số dư cuối kỳ (31/12/2010) – Số dư đầu kỳ (31/12/2009)

% Chênh lệch = Chênh lệch/Số dư đầu kỳ (31/12/2009)

Việc so sánh cho thấy khoản mục Tiền thời điểm cuối kỳ năm 2010 tăng 188%

hay 1.331.908.493VND so với cùng kỳ năm trước Đây là một biến động đáng kể

đối với khoản mục này Kết hợp với phương pháp điều tra, KTV nhận được lời giải

thích từ chị Thảo, kế toán trưởng DN ABC về các biến động như sau:

- Năm nay doanh thu tăng trưởng nhanh, nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt tăng lên,

nhu cầu dự trữ tiền mặt theo đó cũng tăng lên Điều đó giải thích cho sự biến động

tăng đến 118% của số dư tiền mặt cuối năm nay so với thời điểm cuối năm tài

chính trước

- Kế toán trưởng cũng cho biết, năm nay, việc nhập khẩu nguyên vật liệu gia tăng,

nhu cầu cần tiền USD để thanh toán cho nhà cung cấp theo đó cũng tăng lên, trong

khi khách hàng của công ty phần lớn là thanh toán bằng VND Do đó, DN thường

thực hiện chuyển đổi tiền từ tài khoản VND sang tài khoản USD để thực hiện thanh

toán, và việc chuyển đổi thường được thực hiện vào giai đoạn cuối tháng để chuẩn

bị cho việc thanh toán vào giữa tháng sau Điều này giải thích cho biến động tăng

trong tài khoản USD và biến động giảm trong tài khoản VND tại ngân hàng vào

thời điểm cuối kỳ của DN

Như vậy, từ việc vận dụng phối hợp phương pháp phân tích và điều tra, KTV

đã thu thập được những giải thích hợp lý về sự biến động bất thường của khoản

mục Tiền trên BCTC

Trang 30

b) Vận dụng phương pháp quan sát và kiểm tra tài liệu.

Sau khi giải thích được các biến động, bước tiếp theo, các KTV bắt đầu kiểmtra đến chi tiết các khoản cấu thành số dư khoản mục Tiền thời điểm cuối kỳ, baogồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng, chi tiết tài khoản tại 5 ngân hàng

Đối với khoản tiền mặt tại quỹ, KTV thực hiện chứng kiến kiểm kê cùng với

kế hoạch kiểm kê cuối kỳ của DN vào cuối ngày 31/12/2010 Việc kiểm kê đượcthực hiện dưới sự có mặt của các thành viên trong Ban kiểm kê, gồm có: chị Hoa-Thủ quỹ, chị Thảo-Kế toán trưởng, và anh Thái-Trưởng phòng điều hành KTVkhông trực tiếp thực hiện kiểm đếm, mà việc này được thực hiện bởi Thủ quỹ DNdưới sự chứng kiến của KTV và các thành viên Ban kiểm kê Việc quan sát đượcthực hiện từ lúc thủ quỹ gom tiền từ két sắt, phân loại, đến lúc kiểm đếm từng loạitiền theo giá trị từ lớn đến nhỏ Sau khi hoàn thành cuộc kiểm kê, KTV sẽ thu thậpngay biên bản ghi nhận quá trình kiểm kê có chữ ký của các thành viên Ban kiểm

kê dưới dạng photo biên bản gốc Đây sẽ là bằng chứng đáng tin cậy cho sự hiệnhữu của khoản tiền mặt tại quỹ vào thời điểm cuối kỳ lập BCTC Dưới đây là tríchdẫn biên bản kiểm quỹ của DN dưới sự quan sát của KTV:

Công ty TNHH ABC

Đường số 4, KCN AMATA, Biên Hoà, Đồng Nai.

BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ

Hôm nay, ngày 31 tháng 12 năm 2010

Ban kiểm kê gồm có:

1 Ông Nguyễn Duy Thái - Trưởng phòng điều hành

2 Bà Lê Thị Ngọc Thảo - Kế toán trưởng

3 Bà Trần Thị Hoa - Thủ quỹ

4 ………

Trang 31

Tổ chức tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt của Công ty TNHH ABC

Kết quả kiểm kê như sau:

STT

Loại tiền (đồng) Số lượng (tờ) Tổng cộng

Ghi chú

Lí do: Số tiền chênh lệch là do tiền mặt không thể chi ra số lẻ dưới 200 đồng

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty)

Thủ tục kiểm toán này đã đáp ứng mục tiêu kiểm toán hiện hữu về khoản tiềnmặt tại quỹ của DN vào thời điểm cuối kỳ lập BCTC

Đối với khoản Tiền gửi ngân hàng, KTV tiến hành thu thập sổ phụ và thư xácnhận tiền gửi ở tất cả các ngân hàng của DN thời điểm cuối kỳ lập BCTC, sau đóthực hiện đối chiếu với giá trị trên sổ sách khách hàng Mẫu thư xác nhận ngânhàng được thiết kế bởi Công ty, sau đó chuyển cho DN để trực tiếp gởi cho ngânhàng xác nhận Thư xác nhận sau đó được gởi trực tiếp về cho KTV Việc đốichiếu thể hiện trên giấy tờ làm việc sau:

ABC Co., Ltd Người thực hiện: Giangltc Ngày: 23/01/2011

Kỳ kế toán kết thúc ngày

31/12/2010 Người kiểm tra: Thuytx Ngày: 27/01/2011

Tiền và tương đương tiền

Thủ tục thực hiện:

Đối chiếu với biên bản kiểm quỹ, Sổ phụ ngân hàng, Thư

xác nhận ngân hàng

Trang 32

Thực hiện

Tên tài khoản Số tiền bằng VND Nguyê n tệ Số tiền bằng nguyên tệ

Đồn

g ý với Biên bản kiểm quỹ

Đồn

g ý với Sổ phụ Ngâ n hàng

Đồn

g ý với thư xác nhận ngân hàng

Ghi chú

1121M Tiền VND gửi ngân

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty)

Qua đối chiếu, số liệu ghi nhận trên sổ sách DN với số liệu trên Biên bản kiểmquỹ, sổ phụ ngân hàng và thư xác nhận của tất cả các ngân hàng là khớp với nhau.Điều đó cung cấp cho KTV bằng chứng về sự hiện hữu, đầy đủ và giá trị của khoảnmục Tiền thời điểm cuối kỳ của DN ABC

Tiếp theo, KTV thực hiện chọn mẫu một vài nghiệp vụ trong kỳ của DN đểkiểm tra về sự xét duyệt trên chứng từ, việc ghi nhận đúng bản chất của nghiệp vụ,đúng thời điểm, đúng giá trị thể hiện trên chứng từ, … Việc thực hiện này giúpKTV kiểm tra được sự phù hợp giữa các nghiệp vụ xảy ra và việc ghi chép tươngứng của DN lên sổ sách như thế nào Qua phỏng vấn, các KTV cho biết, việc chọnmẫu các nghiệp vụ này là tuỳ thuộc vào xét đoán của KTV KTV sẽ thực hiện bằngcách xem xét sổ cái tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của DN, sau đó tiến hành chọn

mẫu một số các nghiệp vụ dựa trên tiêu chí: giá trị lớn, nội dung nghiệp vụ lạ, bấtthường, các nghiệp vụ không thường xuyên, … hoặc thông qua chọn ngẫu nhiên.Việc kiểm tra tài liệu được thể hiện trên giấy tờ làm việc như sau:

D143

ABC Co., Ltd Người thực hiện: Giangltc Ngày: 23/01/2011

Kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2010 Người kiểm tra: Thuytx Ngày: 27/01/2011

Trang 33

Tiền và tương đương tiền

Gh i ch

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty)

Cách thức kiểm tra tài liệu:

- Kiểm tra sự xét duyệt đầy đủ: qua xem xét, KTV phát hiện, đối với những chứng

từ thanh toán dưới 10 triệu đồng thường được xét duyệt bởi chị Hoa - kế toán, chị

Thảo - Kế toán trưởng và anh Thái - trưởng phòng điều hành Đối với những

khoản thanh toán trên 10 triệu đồng hoặc qua ngân hàng thì cần có sự xét duyệt

của Giám đốc (phù hợp với giải thích của kế toán về qui trình này)

- Kiểm tra việc ghi nhận đúng bản chất, giá trị: tất cả những khoản kiểm tra đều

được ghi nhận đúng bản chất và giá trị, nghĩa là nội dung và giá trị thể hiện trên sổ

sách khách hàng phù hợp với nội dung và giá trị trên chứng từ liên quan

Sau khi thực hiện kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ được chọn, KTV

chọn ra một vài nghiệp vụ để tiến hành photo lại các chứng từ gốc liên quan và lưu

Trang 34

trữ vào hồ sơ kiểm toán của Công ty Đây sẽ là bằng chứng cho việc đã thực hiện

thủ tục kiểm tra chi tiết chứng từ đối với khoản mục Tiền

c) Vận dụng phương pháp tính toán

Đối với các khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệ, vào thời điểm khoá sổ lập BCTC,

DN cần thực hiện đánh giá lại theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng thời điểm cuối

kỳ Do đó, KTV sẽ sử dụng phương pháp tính toán kiểm tra xem DN đã thực hiện

đánh giá lại các khoản tiền tệ là ngoại tệ hay chưa Tỉ giá USD/VND bình quân liên

ngân hàng vào thời điểm 31/12/2010 theo thu thập của KTV là 18.932 Dưới đây là

giấy tờ làm việc thể hiện việc thực hiện thủ tục này:

ABC Co., Ltd Người thực hiện: Giangltc Ngày: 23/01/2011

Kỳ kế toán kết thúc ngày

31/12/2010

Người kiểm tra: Thuytx Ngày: 27/01/2011

Tiền & tương đương tiền

Thủ tục thực hiện:

- Kiểm tra việc đánh giá lại các số dư tiền tệ bằng ngoại tệ theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng (TGBQLH) thời điểm 31/12/2010

Thực hiện:

Trang 35

Tài khoản Nguyên tệ

Số dư nguyên tệ

TGBQ LNH thời điểm cuối kỳ

Số dư theo KTV theo sổ sách Số dư Chênh lệch

1111 Tiền mặt Việt Nam VND 45,223,534.00

1 45,223,534.00 45,223,534.00 1121M Tiền VND gửi

-ngân hàng-Mizuho VND 19,987,797.00 1 19,987,797.00 19,987,797.00 1121S Tiền VND gửi ngân

-hàng-SMBC VND 12,669,602.00 1 12,669,602.00 12,669,602.00 1121V Tiền VND gửi ngân

-hàng-VCB VND 317,971,859.00 1 317,971,859.00 317,971,859.00 1121E Tiền VND gửi ngân

-hàng-VIB-E VND 1,567,200.00 1 1,567,200.00 1,567,200.00 1121H Tiền VND gửi ngân

-hàng-VIB bank-Hoa VND 197,800.00 1 197,800.00 197,800.00 1122M Tiền USD gửi ngân

-hàng-Mizuho USD 52,084.07 18,932 986,055,526.89 986,055,527.00 (0.11) [1]1122S Tiền USD gửi ngân

hàng-SMBC USD 35,112.65 18,932 664,752,627.00 664,752,627.00 1122U Tiền USD gửi ngân

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty)

Để thực hiện được thủ tục này, KTV tiến hành thu thập chi tiết số dư nguyên

tệ là ngoại tệ của khoản mục tiền, thông qua kiểm tra đối chiếu với biên bản kiểm

quỹ, sổ phụ ngân hàng và thư xác nhận của ngân hàng, từ đó thực hiện tính ra số dư

của khoản mục tiền theo VND bằng cách:

Số dư theo KTV = Số dư nguyên tệ theo KTV * Tỉ giá bình quân liên ngân hàng

thời điểm cuối kỳ

Chênh lệch = Số dư theo KTV – Số dư theo khách hàng

Chênh lệch thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV là kết quả của việc làm

tròn số, không trọng yếu nên bỏ qua Kết quả này cho thấy DN đã tiến hành đánh

giá lại số dư tiền tệ là ngoại tệ theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng thời điểm cuối

kỳ

Những thủ tục kiểm toán đã thực hiện của KTV đã cung cấp đầy đủ bằng

chứng thích hợp về sự trung thực và hợp lý của khoản mục tiền trên BCTC của DN

ABC

Trang 36

3.3.2.2.Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng của DN GHI.

GHI là DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các khuôn đúc bằngnhôm Đây là một khách hàng cũ của Công ty với qui mô khá lớn và có hệ thốngkiểm soát nội bộ tương đối hữu hiệu và hiệu quả theo đánh giá của KTV

a) Vận dụng phương pháp phân tích và điều tra:

D341

GHI Co., LTD Người thực hiện: Giangltc Ngày: 18/01/2011

Kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2010 Người kiểm tra: Hanghhp Ngày: 21/01/2011

Có sự gia tăng lớn do doanh thu năm nay tăng trưởng nhanh

[2] DN ứng trước cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch 40,000,000 làm số ứng trước cho người bán

Chênh lệch = Số dư cuối kỳ (31/12/2010) – Số dư đầu kỳ (31/12/2009)

% Chênh lệch = Chênh lệch / Số dư đầu kỳ (31/12/2009)

Việc phân tích biến động số dư khoản mục nợ phải thu khách hàng của DNGHI cho thấy có những biến động đáng kể giữa số dư thời điểm cuối năm tài chínhtrước và số dư cuối năm nay Cụ thể, khoản phải thu ngắn hạn chi tiết tài khoảnVND tăng đến 1290%, khoản phải thu ngắn hạn chi tiết tài khoản USD tăng đến806%, khoản ứng trước cho người bán tăng 398% Giải thích cho những biến độngnày, chị Phương Anh, kế toán trưởng DN cho biết: vì năm nay DN mới bắt đầu cóDoanh thu, và các khách hàng của DN thường thực hiện thanh toán vào giữa tháng.Điều đó giải thích cho biến động tăng đáng kể trong số dư cuối kỳ của tài khoảnphải thu ngắn hạn khách hàng Cụ thể, KTV tiến hành xem xét mối quan hệ giữagiá trị khoản nợ phải thu khách hàng với doanh thu thông qua chỉ tiêu vòng quay

nợ phải thu và kỳ thu tiền bình quân thể hiện trên giấy tờ làm việc sau:

Trang 37

Chỉ tiêu Niên độ kết thúc ngày

31/12/2010

Niên độ kết thúc ngày 31/12/2009

% chênh lệch

Nợ PTKH bình quân (3)=[(1)+(2)]/2 1,186,330,908 187,698,652 532%

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty)

Qua việc kiểm tra biến động doanh thu, cụ thể doanh thu thuần năm nay tăngđến 1173% so với năm trước (đối chiếu với KTV thực hiện kiểm toán phần hànhDoanh thu và Giá vốn hàng bán, việc gia tăng doanh thu này là hợp lý), điều này đãgiải thích hợp lý cho biến động tăng 837% của khoản phải thu khách hàng

b) Vận dụng phương pháp xác nhận và kiểm tra tài liệu.

Sau khi giải thích hợp lý các biến động trong số dư cuối kỳ năm nay so vớinăm trước của khoản mục Phải thu khách hàng, KTV tiến hành kiểm tra đến chitiết thành phần cấu tạo nên số dư khoản mục này Đầu tiên là thủ tục gửi thư xácnhận Vì số lượng khách hàng của DN không nhiều (12 khách hàng) và khoản ứngtrước chỉ liên quan đến 2 đối tượng nhà cung cấp, do đó, KTV quyết định thực hiệngởi thư xác nhận cho tất cả các đối tượng này Danh sách các đối tượng cần thựchiện gởi thư xác nhận này sẽ đính kèm với mẫu thư xác nhận được thiết kế bởi

Công ty (Phụ lục 02 - Thư xác nhận của khách hàng) sau đó gởi cho DN, DN trực

tiếp thực hiện việc gởi thư Thư này sau khi xác nhận sẽ được gởi trực tiếp về choKTV để tiến hành tổng hợp, đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách khách hàng với sốliệu trên thư xác nhận Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại DN GHI,KTV vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ các khách hàng của DN Vì vậy, KTV

đã tiến hành các thủ tục kiểm tra bổ sung sau:

- Kiểm tra việc thanh toán sau ngày khoá sổ lập BCTC: kiểm tra trong hồ sơ lưu trữchứng từ thanh toán của DN trong tháng 1/2011, KTV tìm thấy chứng từ thanhtoán hợp lệ của 4 khách hàng: Hồng Đạt, Grand Place, Daikan và Olympus với sốtiền khớp đúng với giá trị trên sổ sách khách hàng thời điểm 31/12/2010 Đây làbằng chứng về bản chất và sự tồn tại (hiện hữu) của những khoản phải thu này vàothời điểm cuối kỳ lập BCTC của DN 8 khách hàng còn lại, tính đến thời điểmthực hiện kiểm toán hiện tại (20/01/2011) vẫn chưa thanh toán

- Kiểm tra chứng từ liên quan: KTV tiến hành chọn ra 9 khách hàng cụ thể để kiểmtra chứng từ liên quan đến khoản nợ vào thời điểm cuối kỳ lập BCTC như hoáđơn, hợp đồng, vận đơn, biên bản giao hàng, đơn đặt hàng của khách hàng, Tiêuchí chọn mẫu các khách hàng để kiểm tra có thể là dựa trên giá trị khoản phải thulớn, hoặc chọn ngẫu nhiên, … tùy vào xét đoán của KTV Việc thực hiện thủ tụcnày cung cấp bằng chứng về giá trị và bản chất của các khoản phải thu này

Trang 38

Kết thúc cuộc kiểm toán thực hiện tại DN GHI, KTV mới nhận được phản hồi

của 11/12 các khách hàng của DN xác nhận về thông tin trên thư xác nhận được

gởi đi Tất cả các ý kiến phản hồi đều là đồng ý Việc xác nhận này đáp ứng được

mục tiêu kiểm toán bản chất, đầy đủ, giá trị và hiện hữu của khoản phải thu vào

thời điểm cuối kỳ lập BCTC Riêng với khách hàng Olympus, KTV vẫn chưa nhận

được phản hồi gì dù thư xác nhận đã được KTV yêu cầu DN gửi lại lần thứ hai

Tuy nhiên, khoản phải thu này vẫn được đánh giá là trung thực và hợp lý vì KTV

đã thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung như kiểm tra việc thanh toán sau và kiểm

tra đối chiếu với chứng từ liên quan Sau đây là trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV

Trang 39

việc thanh toán sau ngày khoá sổ, kiểm tra chứng từ liên quan như hoá đơn, hợp đồng, vận đơn, …)

tệ theo

sổ sách

Số dư VND theo sổ sách

Đồng ý với thư xác nhận của khách hàng

Xem xét việc thanh toán sau của khách hàng

Đối chiếu với chứng

từ liên quan

Chênh lệch

Ghi chú

Khoản phải thu từ khách hàng

-2 Công ty TNHH NECTO USD 23,353 442,112,669  

-3 Công ty TNHH YUWA USD 9,754 184,660,409  

-5 Công ty TNHH Elma VND 9,071,700 

6 Công ty TNHH Daikan USD 487 9,217,447  €

-7 Công ty TNHH Figla USD 5,309 100,513,065  

-8 Công ty TNHH FUJIKURA USD 5,343 101,146,577  

-10 Công ty TNHH KANEPA USD 43,486 823,278,189  

-11 Công ty TNHH N.E.W VND 184,065,516  

-12 Công ty TNHH Olympus USD 5,009 94,839,201  € 

Khoản trả trước người bán

1 Cty TNHH Lửa Việt VND 40,000,000  

Ghi chú

€ : đã kiểm tra chứng từ thanh toán -> thoả mãn

 : đối chiếu khớp đúng thông tin

 : chưa nhận được thư xác nhận

Kết luận:

- Mục tiêu được đáp ứng

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty)

Phương pháp kiểm tra tài liệu còn được KTV sử dụng để kiểm tra tính đúng kỳ

của các khoản nợ phải thu Thủ tục kiểm tra này được thực hiện như sau: KTV tiến

hành chọn mẫu một số nghiệp vụ trong khoảng thời gian 5 ngày trước và sau thời

điểm khoá sổ lập BCTC để tiến hành kiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ

E343

GHI Co., LTD Người thực hiện: Giangltc Ngày: 18/01/2011

Kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2010 Người kiểm tra: Hanghhp Ngày: 21/01/2011

Nợ phải thu khách hàng.

Thủ tục thực hiện

- Chọn ra một số nghiệp vụ trong khoảng 5 ngày trước và sau thời điểm khoá sổ trên sổ cái 131 để

kiểm tra

Trang 40

Thực hiện:

STT Số chứng từ Diễn giải Số tiền Ngày trên chứng từ Ngày ghi sổ Ý kiến KTV Trước 31/12/2010

1 HD 29417 Xuất bán (HĐ 29417) 26,786,523 25-Dec-10 25-Dec-10 

3 HD 29433 Xuất bán (HĐ: 29433) 305,665,200 26-Dec-10 26-Dec-10 

7 HD 29429 Foam & danbel & khay 3,207,414 28-Dec-10 28-Dec-10 

8 HD 29429 Foam & danbel & khay 17,574,566 28-Dec-10 28-Dec-10 

9 HD 29389 Xuất bán (HĐ 29389) 24,151,268 30-Dec-10 30-Dec-10 

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty)

Việc kiểm tra được thực hiện bằng cách thu thập chứng từ liên quan đến cácnghiệp vụ này, chú ý đến bản chất của nghiệp vụ và thời điểm ghi nhận có chínhxác hay chưa, … Theo phỏng vấn kế toán, khách hàng đến nhận hàng tại kho của

DN, do đó ngày ghi nhận các khoản phải thu là dựa trên ngày của phiếu xuất kho.Phiếu xuất kho sẽ được kẹp chung với hoá đơn và lưu trữ riêng, sau khi khách hàngthanh toán sẽ kẹp chung với phiếu thu (nếu thanh toán bằng tiền mặt) hoặc giấy báo

có ngân hàng (nếu thanh toán qua ngân hàng) và lưu lại theo ngày Việc tìm hiểuqui trình ghi nhận này sẽ giúp KTV trong việc tìm đến chứng từ liên quan đếnnghiệp vụ cần kiểm tra Ví dụ cụ thể đối với khoản xuất bán ngày 25/12/2010 đượcchọn ra từ sổ cái của 131, đây là khoản ghi nhận số tiền phải thu từ Công ty NamPhát cho nghiệp vụ bán hàng hoá theo hoá đơn số 29417 Chứng từ tham chiếu đếntrên sổ cái là phiếu xuất kho số 29432 Tìm đến phiếu xuất kho này, KTV tiến hànhđối chiếu ngày tháng trên phiếu xuất kho với ngày tháng ghi sổ, đối chiếu các mặthàng trên phiếu xuất kho với hoá đơn kèm theo, đối chiếu giá trị trên hoá đơn vớigiá trị trên sổ sách DN Kết quả kiểm tra chứng từ được KTV thể hiện trên giấy tờlàm việc ở trên

Ngày đăng: 24/05/2014, 22:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình II: Mô tả hướng dẫn của Công ty trong quá trình thu thập  bằng chứng kiểm toán. - Quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán
nh II: Mô tả hướng dẫn của Công ty trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán (Trang 17)
Hình III: Tóm tắt yêu cầu trong việc sử dụng các bằng chứng kiểm toán. - Quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán
nh III: Tóm tắt yêu cầu trong việc sử dụng các bằng chứng kiểm toán (Trang 21)
Bảng trên thể hiện việc KTV tính toán lại giá trị khấu hao luỹ kế. Giải thích thông tin trên bảng: - Quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán
Bảng tr ên thể hiện việc KTV tính toán lại giá trị khấu hao luỹ kế. Giải thích thông tin trên bảng: (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w