1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp

131 5,4K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Tại các quốc gia, hầu hết các cửa hàng tiện lợi có thời gian mở cửa dài hơn các mô hình kinh doanh bán lẻ khác, một số đang được mở trong suốt 24 giờ, nhưng khách hàng phải trả giá cho s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

: Anh 11 : 44 C

Giáo viên hướng dẫn : ThS Trần Hải Ly

Hà Nội – 5/2009

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI 3

I Các khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi 3

1 Các khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi 3

2 So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với các mô hình kinh doanh bán lẻ khác 7

2.1 Giới thiệu chung về các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại trên thế giới 7 2.2 So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với các mô hình kinh doanh bán

lẻ khác 8

II Quá trình hình thành và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới 16 1 Sự ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới 16

2 Phân loại mô hình cửa hàng tiện lợi 28

3 Giới thiệu sơ lược về 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI TẠI VIỆT NAM 37

I Giới thiệu chung về mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 37

1 Khái quát về các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam hiện nay 37 2 Quá trình ra đời, số lượng và các hình thức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 39

2.1 Quá trình ra đời và số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 39

2.1.1 Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006 39

2.1.2 Giai đoạn nửa cuối năm 2006 42

2.1.3 Năm 2007 44

2.1.4 Năm 2008 45

2.1.5 Đầu năm 2009 46

2.2 Các hình thức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 47

3 Tổ chức kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 49

3.1 Mô hình tổ chức cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 49

Trang 3

3.1.1 Mô hình cửa hàng tiện lợi độc lập 50

3.1.2 Mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi 51

3.2 Hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 56

3.2.1 Chủng loại hàng hóa 56

3.2.2 Chất lượng hàng hóa 59

3.2.3 Tỷ lệ hàng Việt Nam 60

3.2.4 Giá cả hàng hóa 61

3.2.5 Trưng bày hàng hóa 62

4 Thực trạng quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay 63

II Tình hình hoạt động kinh doanh, các dịch vụ khách hàng và hoạt động xúc tiến thương mại của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 66

1 Tình hình hoạt động kinh doanh của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 66

1.1 Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006 66

1.2 Giai đoạn nửa cuối năm 2006 67

1.3 Năm 2007 69

1.4 Năm 2008 và đầu năm 2009 71

2 Các dịch vụ khách hàng của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 72

2.1 Dịch vụ trông giữ xe cho khách hàng 72

2.2 Dịch vụ trông giữ đồ cho khách hàng 72

2.3 Dịch vụ bán hàng từ xa và giao hàng tận nhà 73

2.4 Dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện lợi 74

2.5 Dịch vụ khác 74

3 Hoạt động xúc tiến thương mại của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 75 3.1 Khuyến mại 75

3.2 Quảng cáo 76

III Đánh giá chung về kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay 76

1 Những mặt được 76

Trang 4

2 Những tồn tại, hạn chế 78

3 Những vấn đề đặt ra 81

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN LỢI TẠI VIỆT NAM 84

I Những cơ hội và thách thức đối với việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay 84

1 Cơ hội 84

2 Thách thức 86

II Các giải pháp từ phía nhà nước 87

1 Nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về hoạt động kinh doanh cửa hàng tiện lợi 88

2 Cải thiện môi trường pháp lý giúp hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi diễn ra thuận lợi 89

3 Hỗ trợ khuyến khích phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi 90

3.1 Chính sách hỗ trợ mặt bằng kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi 90

3.2 Chính sách về tài chính, tín dụng 91

3.3 Chính sách về khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước để phát triển các hệ thống cửa hàng tiện lợi lớn, hay chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 91

3.4 Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mô hình cửa hàng tiện lợi 92

3.5 Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực mô hình cửa hàng tiện lợi 92

3.6 Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thanh toán, ngân hàng, và công nghệ thông tin 93

4 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện việc thực thi các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi 94

5 Khuyến khích sự ra đời và xây dựng các hiệp hội cửa hàng tiện lợi và liên kết các tổ chức, nghành nghề, lĩnh vực liên quan đến mô hình cửa hàng tiện lợi 95

III Các giải pháp từ phía các tổ chức, cá nhân, đơn vị hoạt động kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi 96

1 Giải pháp huy động vốn 96

Trang 5

2 Đổi mới tư duy và tiếp thu kiến thức, công nghệ tiên tiến trên thế giới 97

3 Các giải pháp về chính sách marketing 98

3.1 Chính sách sản phẩm 99

3.2 Chính sách giá cả 100

3.3 Chính sách về xúc tiến bán hàng 101

3.3.1 Về hình thức bán hàng 101

3.3.2 Về nghệ thuật trưng bày hàng hóa trong cửa hàng 102

3.3.3 Về vấn đề quảng cáo 104

3.3.4 Về hoạt động khuyến mãi bán hàng 105

3.4 Chính sách về chăm sóc khách hàng 105

4 Các giải pháp về quản trị và phát triển nguồn nhân lực 107

KẾT LUẬN 109

PHỤ LỤC i

PHỤ LỤC 01: BẢNG ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG i

PHỤ LỤC 02: BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG ii

PHỤ LỤC 03: DANH SÁCH CÁC THƯƠNG HIỆU CỬA HÀNG TIỆN LỢI TRÊN THẾ GIỚI iii

PHỤ LỤC 04: HÌNH ẢNH MỘT SỐ CỬA HÀNG TIỆN LỢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM vii

PHỤ LỤC 05: BẢNG SO SÁNH CÁC LOẠI CỬA HÀNG TIỆN LỢI xi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế giới bán lẻ hiện đại, ngoài các siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm… với quy mô lớn, người ta còn nhắc đến sự tồn tại của mô hình cửa hàng tiện lợi Các cửa hàng loại này có thể hiện diện

ở bất cứ đâu: góc đường, trạm xăng, khu chung cư, bến bãi… và rất linh động trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện lợi…vào bất kỳ thời gian nào trong ngày

Cửa hàng tiện lợi đầu tiên trên thế giới được khai trương tại Hoa Kỳ vào năm 1927, rồi dần dần hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam Xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2000, sau đó có mặt ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, có thể nói mô hình cửa hàng tiện lợi còn rất mới mẻ ở Việt Nam Dù vậy, mô hình bán lẻ hiện đại này đang len lỏi đến các khu dân cư, đến từng nhà dân để mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng và đang dần dần chiếm được niềm tin của khách hàng Tuy nhiên, việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thời cơ cũng như thách thức

Xuất phát từ thực tế này, em đã chọn đề tài: “Mô hình cửa hàng tiện

lợi tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho luận

văn tốt nghiệp của mình Mục đích của luận văn là thông qua việc nghiên cứu thực trạng mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, trên cơ sở những lý luận

đã được học và tìm hiểu, đưa ra những biện pháp thiết thực góp phần hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình cửa hàng tiện lợi và em sẽ khảo sát mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ khi mô hình này mới xuất hiện vào cuối năm 2000 cho đến nay Mục tiêu em đặt ra cho bài khóa luận này là đưa ra được cái nhìn bao quát nhưng rõ ràng

Trang 8

về thực trạng mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam thông qua các số liệu thống kê và các dẫn chứng cụ thể; và đề ra được những biện pháp cụ thể, thiết thực về mọi mặt để hoàn thiện mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam Để đạt được mục tiêu và mục đích nghiên cứu như trên, em sẽ nghiên cứu đề tài theo

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của thạc sĩ Trần Hải Ly, khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, trường Đại học Ngoại Thương cơ sở 1 và

sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô và các bạn trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Do thời lượng và khả năng có hạn nên việc tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy em kính mong nhận được những nhận xét,

góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn

Sinh Viên

Nguyễn Kim Dung

Trang 9

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ MÔ HÌNH

CỬA HÀNG TIỆN LỢI

I Các khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi

1 Các khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi

“Cửa hàng tiện lợi” được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài:

“convenience store” (tiếng Anh) hay “konbini” (tiếng Nhật)…, trong đó

“convenience” có nghĩa là “tiện lợi” và store là “cửa hàng” Tại Việt Nam mô hình cửa hàng tiện lợi có thể có nhiều tên gọi khác như cửa hàng tiện nghi, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tiện dụng hay cửa hàng 24 giờ… Hiện nay có một

số cách hiểu khác nhau về mô hình cửa hàng tiện lợi, ví dụ:

Theo định nghĩa của Oxford Advanced’s Learner Dictionary thì Cửa hàng tiện lợi đơn giản là “một cửa hàng bán thực phẩm, báo chí, … và thường

mở cửa 24 giờ một ngày”[23]

Cách hiểu đơn giản trên đây phần nào giúp chúng ta hiểu được đặc điểm về mặt hàng và thời gian mở cửa của một cửa hàng tiện lợi Báo Sài Gòn tiếp thị online cũng cung cấp một khái niệm tuy ngắn gọn nhưng khá đầy

đủ về mô hình cửa hàng tiện lợi, đó là: “một cửa hàng nhỏ ở địa phương bán chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu, mở cửa khuya hoặc suốt 24 giờ, viết tắt là c-store”[7] Ở khái niệm này, chúng ta hiểu thêm được về tính chất mặt hàng của một cửa hàng tiện lợi, đó là những mặt hàng thiết yếu và thuật ngữ viết tắt

“c-store”

Mô hình cửa hàng tiện lợi rất phổ biến trên thế giới Đó là một loại cửa hàng nhỏ trong đó bán kẹo, kem, nước ngọt…, vé số, báo, tạp chí, cùng với một số lựa chọn các nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và tạp phẩm Những cửa hàng tiện lợi có bán xăng dầu cũng có thể bán kèm dầu máy, dung dịch lau kính chắn gió, dung dịch làm mát động cơ, và bản đồ Thông thường các vật dụng dùng trong phòng tắm (xà phòng, bàn chải, khăn tắm…) và các

Trang 10

sản phẩm vệ sinh khác cũng được bày bán, và một số các cửa hàng tiện lợi cũng cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại và các loại đồ uống có cồn Những cửa hàng tiện lợi thường nằm dọc theo các tuyến phố náo nhiệt, trong các khu đô thị với dân cư đông đúc, bên cạnh các trạm xăng dầu, gần nhà ga đường sắt hoặc các trung tâm giao thông vận tải khác Tại các quốc gia, hầu hết các cửa hàng tiện lợi có thời gian mở cửa dài hơn các mô hình kinh doanh bán lẻ khác, một số đang được mở trong suốt 24 giờ, nhưng khách hàng phải trả giá cho sự tiện lợi này với giá cả cao hơn đối với hầu hết các mặt hàng Đây là một cách hiểu khá đầy đủ về mô hình cửa hàng tiện lợi Từ cách hiểu này, và dựa trên tìm hiểu thực tế, người viết khóa luận có thể rút ra một số đặc điểm chủ yếu của mô hình cửa hàng tiện lợi như sau:

 Về quy mô: Cửa hàng tiện lợi thường có quy mô nhỏ, lớn hơn một tiệm tạp hóa kiểu truyền thống nhưng nhỏ hơn một siêu thị

 Về mặt hàng: Cửa hàng tiện lợi thường bày bán những mặt hàng thiết yếu và cung cấp các dịch vụ thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, tạp phẩm, báo chí, dịch vụ thẻ thanh toán hiện đại…

 Về vị trí: Cửa hàng tiện lợi thường nằm dọc theo các tuyến phố náo nhiệt, nằm trong các khu dân cư đông đúc, nằm gần các trạm xăng dầu hoặc các trạm giao thông vận tải như nhà ga đường sắt, bến xe buýt, ga tàu điện ngầm, sân bay…

 Về thời gian hoạt động: Cửa hàng tiện lợi thường mở cửa khuya hoặc suốt 24 giờ, thời gian mở cửa dài hơn hẳn các mô hình bán lẻ khác Theo ông Lê Trí Thông - chủ nhiệm dự án “Hỗ trợ phát triển mạng lưới bán lẻ” của Trung tâm Xúc tiến hàng Việt Nam chất lượng cao, khái niệm cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam còn khá mới mẻ và chưa rõ ràng Ở nước ngoài, do các siêu thị, đại siêu thị nằm ngoài khu dân cư, phương tiện chủ yếu của người dân là xe hơi nên việc xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi để phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân là rất cần thiết Do đó, từ lâu khái niệm cửa

Trang 11

hàng tiện lợi đã không còn xa lạ trên thế giới Còn ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng từ phía nhà nước về mô hình cửa hàng tiện lợi do đó tác giả khóa luận dù đã cố gắng tìm hiểu nhưng vẫn chưa đưa ra được khái niệm trong các văn bản nhà nước về cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

Tóm lại, có thể có rất nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình cửa hàng tiện lợi nhưng từ các định nghĩa khác nhau này, người ta vẫn thấy rõ các đặc điểm của khái niệm cửa hàng tiện lợi là:

lý Cửa hàng tiện lợi thực hiện chức năng bán lẻ, tức là bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bán lại

Thứ hai, cửa hàng tiện lợi áp dụng phương thức bán hàng tự phục vụ (self service) Tuy đây là đặc trưng lớn nhất của mô hình siêu thị nhưng ở các nước phát triển, không chỉ các siêu thị bán hàng theo phương thức tự phục vụ

mà còn có hàng loạt các cửa hàng bán lẻ hiện đại khác cũng áp dụng phương thức này Tuy nhiên phải khẳng định rằng phương thức tự phục vụ là sáng tạo

kỳ diệu của kinh doanh siêu thị nói riêng và hệ thống bán lẻ hiện đại nói chung, và là cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực thương mại bán lẻ Phương thức tự phục vụ giúp cho người mua cảm thấy thoải mái khi được tự do lựa chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hóa mà không cảm thấy bị cản trở từ phía người bán Cũng chính vì vậy mà các cửa hàng tiện lợi phải niêm yết giá cả một cách rõ ràng để người mua không phải tốn công hỏi giá, mặc cả, tiết kiệm

Trang 12

được thời gian Ngoài ra, phương thức thanh toán cũng rất thuận tiện vì hàng hóa gắn với mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền bằng máy và tự động

in hóa đơn Hình ảnh các quầy tính tiền hiện đại luôn là biểu tượng cho các cửa hàng tự chọn, tự phục vụ Tất cả những yếu tố này được khai thác triệt để nhằm đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng

Thứ ba, hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi chủ yếu là các hàng hóa thiết yếu Chưa bàn đến vấn đề chất lượng, ta có thể thấy cửa hàng tiện lợi là loại cửa hàng phục vụ cho đại đa số tầng lớp dân cư

Thứ tư, “tiện lợi” trong “cửa hàng tiện lợi” được hiểu là tiện lợi về thời gian mở cửa, tiện lợi về mặt hàng, tiện lợi về vị trí cửa hàng và tiện lợi về cách bày trí hàng hóa trong cửa hàng Để được công nhận là 1 cửa hàng tiện lợi thì ít nhất cũng phải thỏa mãn được một số điều kiện sau:

 Tiện lợi về thời gian (convenience of time): Thường các cửa hiệu phải mở cửa trên 14 giờ, mở cửa khuya hoặc suốt 24 giờ Như thế mới thật sự gọi là tiện lợi cho khách hàng vì bất cứ khi nào khách hàng cần thì cửa hàng đều chào đón

 Tiện lợi về hàng hóa (convenience of product): Các cửa hàng tiện lợi chỉ bán một số loại mặt hàng thiết yếu với kích cỡ, bao bì tiện lợi cho khách hàng Và trên thế giới, các mặt hàng chính của cửa hàng tiện lợi là thực phẩm, đồ uống có thể sử dụng ngay…

 Tiện lợi về vị trí (Convenience of location): Các cửa hàng tiện lợi phải nằm ở vị trí tiện lợi cho khách hàng, nghĩa là gần khu vực giao thông, gần khu dân cư, có nơi đậu xe tạm thời

 Tiện lợi về cách bày trí hàng hóa trong cửa hàng (convenience of display): Hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi phải được bày trí sao cho khách hàng dễ dàng tìm được mặt hàng họ cần trong thời gian ngắn nhất

Thứ năm, những cửa hàng tiện lợi có tham khảo các nghiên cứu về siêu thị để tiến hành tối ưu hóa không gian bán hàng Hàng hóa bày bán trong

Trang 13

cửa hàng tiện lợi là những hàng hóa thiết yếu Do người bán không có mặt tại

các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng “tự quảng cáo”, lôi cuốn người

mua hàng dựa trên nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi

Bán lẻ nói chung là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng

lớn từ nhà sản xuất, hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu

dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình Nhà bán lẻ là người

chuyên bán một số chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cho người

tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân Trên thế giới có rất nhiều mô

hình bán lẻ Từ những cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ truyền thống cho đến những

mô hình hiện đại phức tạp nhiều tầng Có thể nói không có một giới hạn nào

về số lượng và chủng loại các mô hình bán lẻ trong thế giới bán lẻ đa dạng Vậy làm thế nào để phân biệt được các mô hình bán lẻ? Điểm khác biệt

chính là sự tập hợp những chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà mô hình bán lẻ

đó chọn vào danh mục phục vụ, và bao gồm những yếu tố dưới đây:

- Đặc tính của chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà cửa hàng ấy phục vụ

- Chính sách giá mà cửa hàng ấy theo đuổi

- Chính sách của cửa hàng đối với hoạt động quảng cáo và khuyến mãi

- Chính sách của cửa hàng về mặt thiết kế, trưng bày

- Vị trí ưa chuộng

- Qui mô của cửa hàng

Có thể nói việc lựa chọn mô hình bán lẻ là quyết định quan trọng nhất

đối với một chiến lược bán lẻ Các mô hình bán lẻ trên thế giới vô cùng đa

dạng, nhưng chung qui lại, dưới đây là những mô hình bán lẻ phổ biến nhất:

Trang 14

- Cửa hàng tiện lợi (Convenience store)

Ví dụ: 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi đầu tiên và lớn nhất trên thế giới

- Cửa hàng đặc chủng hay cửa hàng chuyên doanh (Speciality store)

Ví dụ: Toy "R" Us (khoảng 40% thị phần đồ chơi trẻ em trên thị trường Hoa Kỳ)

- Siêu thị (Super market)

Ví dụ: CoopMart, Safeway's, Sainsbury's, Krogers

- Cửa hàng giảm giá (Discounted store)

Ví dụ: Wal-Mart, K-Mart

- Trung tâm bán lẻ (Superstore or combination store)

Ví dụ: Wal-Mart, K-Mart, Target, Best Buy

- Trung tâm thương mại hay cửa hàng bách hóa (Department store)

Ví dụ: Diamond Plaza (HCM), Parkson (HCM), J C Penny

- Đại siêu thị (Hypermarket)

Ví dụ: Carrefour, Big C

- Kho hàng (Warehouse store)

Ví dụ: Metro, Sam's Club, Costco

- Trung tâm mua sắm (Shopping mall)

Trang 15

- Cửa hàng tiện lợi (convenience store): “một cửa hàng nhỏ ở địa phương bán chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu, mở cửa khuya hoặc suốt 24 giờ, viết tắt là c-store” [19]

- Siêu thị (supermarket): “được dùng nhiều nhất để chỉ một diện tích bán hàng từ 400m2 đến 2.500m2 với ít nhất 70% hàng hoá là thực phẩm và các hàng hoá thường xuyên khác” [19]

- Trung tâm thương mại (department store): “một cửa hàng với diện tích bán hàng thông thường từ 2.500m2 trở lên, bán chủ yếu là các loại hàng hoá phi thực phẩm và có ít nhất là 5 nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực khác nhau, thông thường là ở các tầng khác nhau” [19]

- Đại siêu thị (hypermarket): “một cửa hàng với diện tích bán hàng trên 2.500m2 , với ít nhất 35% diện tích đó dành cho các sản phẩm không thiết yếu Đại siêu thị thường ở các vị trí xa trung tâm hoặc đóng vai trò là cửa hàng trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm” [19]

Dựa trên cơ sở những khái niệm vừa nêu ở trên cùng những hiểu biết thực tế, người viết khóa luận xin đưa ra bảng sau:

Trang 16

Bảng 1.1 : so sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với siêu thị, trung tâm

thương mại và đại siêu thị

Mặt hàng và cách bày trí

Ở địa phương, mở cửa khuya hoặc suốt

24 giờ trong một ngày

2 Siêu thị Từ 400 đến

2500

70% hàng hoá là thực phẩm và các hàng hoá thường xuyên khác

Thường mở cửa 12 giờ trong một ngày

3 Trung tâm

thương mại

Trên 2500 Chủ yếu là các loại

hàng hoá phi thực phẩm và có ít nhất

là 5 nhóm ngành hàng bố trí trong các khu vực khác

thường là ở các tầng khác nhau

Thường mở cửa 12 giờ trong một ngày

4 Đại siêu thị Trên 2500 Ít nhất 35% diện

tích dành cho các sản phẩm không thiết yếu

Thường ở các vị trí

xa trung tâm hoặc đóng vai trò là cửa hàng trung tâm trong một khu mua sắm hay trung tâm mua sắm Thường

mở cửa 12 giờ trong một ngày

(Nguồn: Tác giả khóa luận tự tổng hợp)

Trang 17

Như vậy ta có thể thấy trong 4 mô hình bán lẻ phổ biến vừa nêu trên,

mô hình cửa hàng tiện lợi có diện tích bán hàng nhỏ nhất, bán các mặt hàng thiết yếu nhất và có thời gian mở cửa nhiều nhất, đáp ứng kịp thời nhất các nhu cầu thiết yếu của khách hàng Đây cũng chính là lý do tại sao mô hình bán lẻ được đề cập trong khóa luận này được gọi là “cửa hàng tiện lợi”

Để tránh nhầm lẫn với mô hình cửa hàng tạp hóa vốn đã xuất hiện từ trước, cũng cần lưu ý rằng cửa hàng tiện lợi là các cửa hàng bán lẻ thuộc tư nhân hay công ty, bán nhiều mặt hàng, được tổ chức chuyên nghiệp hơn, và

có mặt bằng lớn hơn so với các cửa hiệu tạp hoá nhỏ lẻ truyền thống

Cần thiết phải xác định rõ rằng các mô hình kinh doanh bán lẻ khác là các loại hình bán lẻ hoạt động trên phân khúc thị trường khác, với phương thức hoạt động khác với mô hình cửa hàng tiện lợi Do đó, ta cần phân biệt rõ khi xem xét mối quan hệ giữa mô hình cửa hàng tiện lợi với các các hình thức

tổ chức bán lẻ khác, ví dụ như những cửa hàng mắt xích Cửa hàng tiện lợi cũng có thể là một loại cửa hàng mắt xích Cửa hàng mắt xích hay cửa hàng bán lẻ độc lập là cách thức sở hữu và quản lý khác nhau của doanh nghiệp Sau đây em có nêu một số vấn đề cơ bản khi so sánh cửa hàng tiện lợi với siêu thị, cửa hàng bách hóa và cửa hàng chuyên doanh Bằng nghiên cứu thực

tế và từ các tài liệu có sẵn, tác giả khóa luận xin đưa ra đây bảng so sánh để thấy rõ hơn sự khác biệt trong các loại hình bán lẻ này

Bảng 1.2: so sánh cửa hàng tiện lợi với siêu thị, cửa hàng chuyên doanh

và cửa hàng bách hóa

Mô hình

Điểm so sánh

Cửa hàng tiện lợi Siêu thị Cửa chuyên doanh hàng

Hàng hóa tương đối đa dạng, phong phú

Chuyên môn hóa kinh doanh một số mặt hàng

Rất đa dạng hóa chủng loại hàng hóa

Trang 18

Mặt hàng kinh

doanh

Kinh doanh chủ yếu là các hàng hóa

và dịch vụ thiết yếu

Kinh doanh chủ yếu là hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng

Không xác định, tùy vào từng cửa hàng, ví dụ: đồ chơi, phụ tùng ô

tô, văn phòng phẩm…

Thiên về các hàng hóa tiêu dùng có giá trị, dùng lâu ngày

Mục đích phục

vụ Phục nhu cầu vụ

thiết yếu của khách hàng như

ăn uống, nhiên liệu, thanh toán cước…

Phục vụ nhu cầu đa dạng trong tiêu dùng hằng ngày của khách hàng…

Phục vụ nhu cầu khá riêng biệt, không thường xuyên của khách hàng như: mua đồ chơi cho trẻ, mua phụ tùng ô

tô, mua văn phòng phẩm…

Phục vụ nhu cầu đa dạng, không thường xuyên của khách hàng

Hình thức phục

vụ

Sử dụng hình thức khách hàng tự phục vụ là chủ yếu

Sử dụng hình thức khách hàng tự phục

vụ

Khách hàng được tư vấn và phục vụ theo yêu cầu

Khách hàng được tư vấn và phục vụ theo yêu cầu

trung bình, yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất, nguồn lực tương đối lớn

Quy mô trung bình hoặc lớn, yêu cầu về vốn,

cơ sở vật chất, nguồn lực cao

Quy mô nhỏ, yêu cầu về cơ

sở vật chất ở mức trung bình

Quy mô lớn, yêu cầu cơ sở vật chất ở mức rất lớn

Quy trình bán

hàng và chăm

sóc khách hàng

Dịch vụ, hàng hóa cung cấp ở mức trung bình Quy trình bán hàng tương đối đơn giản và khâu chăm sóc khách hàng trước

và sau bán hàng gần như không

Quản lý bán hàng tập trung

Quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng

có nhiều tiến bộ

và khâu chăm sóc khách hàng được đánh giá cao

Dịch vụ cung cấp ở mức chuyên sâu

Khâu chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng khá tốt

Dịch vụ cung cấp ở mức cao Tuy nhiên quy trình dịch vụ còn đơn giản

và khâu chăm sóc khách hàng sau bán hàng cũng rất yếu

(Nguồn: Tác giả khóa luận tự tổng hợp)

Trang 19

Cũng trong quá trình tìm hiểu và tự tổng hợp, em nhận thấy trên thị trường bán lẻ tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh với mô hình cửa hàng tiện lợi, nhưng xét về mức độ cạnh tranh thì nổi bật nhất là mô hình siêu thị và mô hình chợ truyền thống Do đó, em xin đưa ra bảng so sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với mô hình siêu thị và mô hình chợ truyền thống

Bảng 1.3: So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi, mô hình siêu thị và mô hình

chợ truyền thống

Mô hình

Điểm so sánh

Cửa hàng tiện lợi

thống Chất lượng hàng hóa Chất lượng

hàng hóa được đảm bảo

Chất lượng hàng hóa được đảm bảo

Chất lượng hàng hóa không được đảm bảo

Số lượng mặt hàng Mặt hàng tương

đối hạn chế

Đa dạng về mặt hàng

Đa dạng về mặt hàng

Giá cả Giá cả cao, cao

hơn siêu thị và chợ truyền thống do khách hàng phải trả thêm cho yếu tố tiện lợi

Giá cả khá cao, cao hơn chợ truyền thống nhưng thấp hơn cửa hàng tiện lợi

Giá cả trung bình, thấp hơn siêu thị

và cửa hàng tiện lợi

Mức độ năng động

so với thị trường

Khá năng động

so với thị trường

Kém năng động so với thị trường

Rất năng động so với thị trường

Đầu tư cho cở sở vật

chất

Đầu tư cho cơ

sở vật chất tương đối cao

Đầu tư cho

cơ sở vật chất nhiều

Đầu tư cho cơ sở vật chất ít

Trang 20

Cấu trúc tổng thể Chỉ gồm một

cửa hàng duy nhất tại một địa điểm đặt cửa hàng tiện lợi

Gồm nhiều gian hàng, tập trung tại một địa điểm kinh doanh siêu thị

Gồm nhiều quầy hàng hay ki ốt bán hàng, tập trung tại một địa điểm đặt chợ

Phương thức phục

vụ

Khách hàng tự phục vụ là chủ yếu

Khách hàng

tự phục vụ

Khách hàng được phục vụ

Tính văn minh Văn minh, hiện

đại

Văn minh, hiện đại

Loại hình truyền thống, đơn giản,

Quyền sở hữu, quản lý tập trung

Quyền sở hữu, quản lý phân tán

(Nguồn: Tác giả khóa luận tự tổng hợp)

Ngoài ra, chúng ta còn có thể xem xét đến các yếu tố sau:

- Về cấu trúc xây dựng: Cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, trung tâm thương mại… có cấu trúc khép kín; trong khi đó chợ, hội chợ triển lãm… có cấu trúc mở

- Về quy hoạch: Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, chỉ có các trung tâm thương mại được nhà nước quản lý về xây dựng (quy định về khu quy hoạch xây dựng , diện tích, chiều cao) Cụ thể, trung tâm thương mại được quy định trong luật sử dụng đất của hầu hết các bang tại Hoa Kỳ, phải trên 40.000 mét vuông, trung tâm thương mại phải có ít nhất 2 tòa nhà bán hàng và 300 gian hàng có thể phục vụ dân cư sinh sống trong

Trang 21

phạm vi bán kính 160 ki lô mét Các siêu thị, chợ, cửa hàng bán lẻ (bao gồm cửa hàng tiện lợi) thường có quy mô nhỏ hoặc có tính ổn định thấp, không nằm trong quản lý về quy hoạch xây dựng Việc quyết định xây dựng, thành lập các cửa hàng tiện lợi thuộc về các công ty kinh doanh cửa hàng tiện lợi, và

đa số các nước phát triển đều không có quy hoạch về xây dựng cửa hàng tiện lợi [10]

- Về quy mô thị trường: Đối với tất cả các loại hình trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi… ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh đều không hề có quy định về số lượng dân cư hay khách hàng mà các loại hình bán lẻ đó phải đáp ứng Tùy thuộc vào mật

độ dân cư, khách hàng tiềm năng mà các doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch xây dựng cơ sở kinh doanh của mình

- Về mục đích hoạt động: Cửa hàng tiện lợi, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đều hoạt động với mục đích chính là bán hàng hay cụ thể hơn là bán lẻ hàng hóa, sản phẩm và cung cấp dịch vụ Trong khi đó hội chợ triển lãm mục đích chính là quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Như vậy, tác giả khóa luận đã tiến hành so sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với một số mô hình bán lẻ phổ biến khác Do các khái niệm về các mô hình bán lẻ đôi khi chưa thống nhất nên em đã cố gắng dựa trên những tiêu chí cơ bản

để tiện cho việc so sánh, đối chiếu Trong quá trình so sánh các khái niệm, người viết đã cố gắng nhìn vấn đề trên khá nhiều góc độ đa dạng, phân tích và mổ xẻ các khái niệm Việc làm đó chung quy lại cũng không ngoài mục đích làm rõ khái niệm về mô hình cửa hàng tiện lợi, đối tượng nghiên cứu của bài luận văn này Cách hiểu khá rõ ràng về khái niệm mô hình cửa hàng tiện lợi sẽ là tiền đề

để em có thể nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới trong mục II của chương này

Trang 22

II Quá trình hình thành và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới

1 Sự ra đời và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới

Mô hình cửa hàng tiện lợi xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, sau đó phát triển không ngừng và dần dần có mặt ở khắp các quốc gia trên thế giới

Do đó, trong phạm vi bài viết này, em sẽ tập trung phân tích quá trình ra đời

và phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Hoa Kỳ và xin được điểm qua danh sách các thương hiệu cửa hàng tiện lợi trên thế giới ở phụ lục 03 của luận văn này

Những cửa hàng tiện lợi đã ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX Những cửa hàng tiện lợi này kế thừa những nét đặc trưng của nhiều loại hình bán lẻ tồn tại lúc bấy giờ như: cửa hàng tạp phẩm "mom-and-pop", nhà băng ("ice-house", từ thời kỳ chưa có tủ lạnh), cửa hàng bơ sữa, siêu thị và cửa hàng chuyên bán các món ăn ngon

Công ty The Southland Ice đã khai sinh ra mô hình cửa hàng tiện lợi vào tháng 5 năm 1927 ở góc đường giao giữa phố 12th và đại lộ Edgefield trong vùng Oak Cliff của thành phố Dallas, thuộc tiểu bang Texas, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ "Uncle Johnny" Jefferson Green, người điều hành the Southland Ice Dock (một điểm bán lẻ) tại vùng Oak Cliff, nhận ra rằng nhiều lúc khách hàng cần mua những thứ như bánh mỳ, sữa và trứng sau khi các cửa hàng tạp hóa ở địa phương đã đóng cửa Không giống như các cửa hàng tạp hóa ở địa phương, cửa hàng của ông vốn đã mở cửa 16 giờ một ngày, 7 ngày một tuần; chính vì vậy, ông đã quyết địch cung cấp thêm những hàng hóa thiết yếu nói trên trong cửa hàng của mình Ý tưởng này đã trở nên vô cùng tiện lợi đối với khách hàng trong vùng

Joseph C Thompson, một trong những người sáng lập đồng thời sau này là chủ tịch hội đồng quản trị của The Southland Corporation, đã nhìn thấy tiềm năng trong ý tưởng của Uncle Johnny và bắt đầu bán dòng sản phẩm đó

Trang 23

tại các địa điểm bán lẻ khác của công ty The Southland Company Các cửa hàng này mở cửa nhiều giờ hơn trước, mở cửa từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm,

và mở cửa cả 7 ngày trong tuần

Cùng với sự phát triển của chuỗi cửa hàng tiện lợi thuộc công ty The Southland Ice, Các loại hình cửa hàng bán lẻ khác cũng đã và đang phát triển nhanh chóng Vào thập kỷ thứ 3, thế kỷ XX, các cửa hàng siêu nhỏ ("midget" stores) và các cửa hàng tiện lợi lưu động (“motorterias" hay mobile convenience stores) đã rất phổ biến Các cửa hàng thực phẩm nhỏ ("Bantams") và các khu chợ phục vụ khách ngồi trong ô tô ("drive-in" markets) cũng đã xuất hiện vào năm 1929, tại các khu chợ này, khách hàng không cần xuống ô tô mà vẫn được phục vụ Các cửa hàng bán rong "Delmat" cũng rất nổi tiếng với việc cung cấp sữa, trứng, nông sản và thịt tươi Các hợp tác xã sản xuất sữa cũng thường điều hành các cửa hàng bơ sữa ("dairy stores" hoặc "jug stores") với tư cách các đại lý kinh doanh của họ Đôi khi các siêu thị cũng mở các đại lý nhỏ ở nông thôn để phục vụ những người dân không có điều kiện đi lên thành phố để mua trứng, sữa, vân vân…

Mô hình cửa hàng tiện lợi vẫn tiếp tục phát triển cho đến tận Thế Chiến Thứ Hai (mặc dù lúc này chúng vẫn chưa được gọi là cửa hàng tiện lợi-

"convenience stores") Yếu tố lớn nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh của các cửa hàng tiện lợi này chính là dịch vụ nhanh chóng Các cửa hàng loại này thường đặc biệt thành công ở những vùng khí hậu ấm hơn, khí hậu ấm áp khiến cho việc xuống xe để vào những cửa hàng ven đường là rất tiện lợi, và

có sức thu hút rất lớn đối với người dân

Chiến tranh kết thúc và con số người dân sở hữu ô tô ngày càng tăng là những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển thần tốc của mô hình cửa hàng tiện lợi vào thập niên 60 của thế kỷ XX Những chiếc xe hơi đã giúp nhiều gia đình Hoa Kỳ thực hiện được “giấc mơ Mỹ”("American Dream”), đó

là giấc mơ về cuộc sống ở ngoại ô trong lành, do đó số lượng các gia đình

Trang 24

người Mỹ định cư ở vùng ngoại ô ngày càng gia tăng Người dân Hoa Kỳ, với những chiếc xe lớn hơn và những con đường tốt hơn, đã lũ lượt kéo về sinh sống ở các vùng ngoại ô, nơi họ có nhiều khoảng không hơn để sống và nuôi dạy con cái… song điều này cũng tạo ra khoảng cách quá lớn với các trung tâm mua sắm (shopping centers)

Mô hình cửa hàng tiện lợi đã phát triển nhanh chóng cùng với nhu cầu của khách hàng về mua sắm tiện lợi, mô hình này đã thay thế các cửa hàng tạp hóa truyền thống và trở nên phổ biến ở các vùng ngoại ô mới và các khu vực mới, nơi mà lượng khách hàng còn quá khiêm tốn để có thể nghĩ đến việc

mở một siêu thị Lại một lần nữa, các công ty kinh doanh cửa hàng tiện lợi tỏ

ra rất thức thời và sáng tạo, sẵn sàng thâm nhập vào thị trường ngách mới mẻ này và kiếm lợi nhuận từ nghách thị trường mà các đối thủ khác cho rằng quá nhỏ hẹp để kinh doanh kiếm lời

Ngoài ra còn những nhân tố khác tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của

mô hình cửa hàng tiện lợi Sự phát triển của không ngừng của mô hình kinh doanh siêu thị đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi

Và khi các siêu thị ngày càng trở nên rộng lớn hơn, đồng thời nó cũng trở nên bất tiện hơn đối với những khách hàng không có nhiều thời gian đi lòng vòng chọn lựa mà chỉ muốn mua những mặt hàng cần thiết một cách nhanh chóng Tất nhiên, các cửa hàng tiện lợi đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của những

vị khách hàng bận rộn đó Các gia đình ở ngoại ô thông thường có hai chiếc

xe hơi và có hai nguồn thu nhập; cả người vợ lẫn người chồng đều đi làm có nghĩa là thu nhập tăng lên nhưng thời gian dành cho việc đi mua sắm tại siêu thị giảm đi Và con số phụ nữ đi làm ngày một tăng lên cũng làm giảm đáng

kể lượng thời gian dành cho việc đi mua sắm

Các cửa hàng tiện lợi cũng được đặt ở vị trí rất thuận tiện cho khách hàng Khách hàng có thể đậu xe ở ngay phía trước cửa hàng và thậm chí còn

có thể để bọn trẻ ngồi trong xe ô tô mà vẫn trông chừng được chúng Với khá

Trang 25

nhiều mặt hàng đa dạng được bày bán, mô hình cửa hàng tiện lợi cũng đi theo

mô hình kinh doanh “one-stop shopping” Lý thuyết này là, bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ trong cùng một địa điểm, cửa hàng có thể làm thỏa mãn khách hàng với sự tiện lợi của việc đáp ứng một cách tập trung các nhu cầu của họ trong cùng một cửa hàng Mô hình kinh doanh “one-stop shopping” này vốn đã rất phổ biến, và các siêu thị cũng áp dụng mô hình kinh doanh tập trung này Song ưu điểm của các cửa hàng tiện lợi đó là quy mô nhỏ nên không có tình trạng phải xếp hàng chờ phục vụ tại quầy thanh toán Các cửa hàng tiện lợi này cũng rất dễ dàng tiến hành nhượng quyền thương mại (franchise), bởi lẽ chi phí để xây mới một cửa hàng khá tốn kém Mô hình cửa hàng tiện lợi cũng đã bắt đầu du nhập vào khu vực miền bắc nước

Mỹ và tiếp tục phát triển thông qua việc mua lại, sáp nhập và xây mới

Mô hình cửa hàng tiện lợi tiếp tục kế thừa những đặc trưng của các đối thủ cạnh tranh như: siêu thị, các cửa hàng tạp hóa “mom-and-pop”, các cửa hàng bán thức ăn ngon, các hiệu thuốc và các cửa hàng tạp phẩm, các cửa hàng rong bán đồ ăn nhanh, và các trạm cung cấp xăng dầu Và khi mà phương thức tự phục vụ (self-serve) trong kinh doanh xăng dầu trở nên phổ biến thì các cửa hàng tiện lợi cũng tiến hành bán xăng dầu Số trạm xăng dầu sụt giảm trong khi con số các cửa hàng tiện lợi có bán xăng dầu tăng lên

Mô hình cửa hàng tiện lợi đang phải đối mặt với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh chủ yếu Các đối thủ cạnh tranh ấy chính là các đối thủ đã được đề cập ở đoạn phía trên, cùng với các đối thủ khác như chuỗi cửa hàng dược phẩm, siêu thị loại siêu nhỏ (superettes), kho hàng, cửa hàng tổng hợp, dịch

vụ giao hàng tận nhà và, không thể không nhắc tới một đối thủ quan trọng, chính là các cửa hàng tiện lợi khác

Vào những năm đầu của thập niên 70, các nhà kinh doanh cửa hàng tiện lợi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: những điều chỉnh về giá cả và tiền lương, sự thiếu hụt xăng dầu và hàng hóa, tỷ lệ lạm phát và mức lãi suất

Trang 26

kỷ lục, bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ phía mô hình siêu thị với các động thái tăng số giờ mở cửa siêu thị và các đợt giảm giá liên tục Cuộc khủng hoảng năng lượng đã làm hạn chế lượng xăng dầu mà cửa hàng tiện lợi có thể cung ứng Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất xảy ra năm

1973 khi giá dầu tăng lên đột ngột từ 20 USD/thùng lên 45-50 USD/thùng do các nước OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries_tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) chủ động ngưng sản xuất dầu và thực hành cấm vận, không cung cấp dầu cho Hoa Kỳ và những nước phương Tây đã ủng hộ Ix-ra-en (Israel) trong cuộc xung đột với Xi-ri (Syrie) và Ai Cập Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai xảy ra năm 1979 khi giá dầu tăng lên gấp đôi từ 50 USD/thùng lên trên dưới 100 USD/thùng (giá dầu sau đó hạ dần và tương đối

ổn định từ sau năm 1985 ở mức 20 - 30 USD/thùng); đây là hậu quả của việc các cơ sở sản xuất, khai thác dầu ở Iran bị phá hủy trong cuộc cách mạng Hồi giáo, tiếp sau là cuộc xâm lấn của Iraq vào Iran năm 1980 đã làm việc sản xuất dầu ở cả Iran và Iraq bị hoàn toàn đình trệ, không có dầu để cung cấp cho thế giới Trong suốt những giai đoạn khủng hoảng năng lượng trầm trọng nhất , các nhà kinh doanh xăng dầu có thể bán tất cả lượng xăng dầu mà họ có thể có được với giá cao nhất, nhưng mức giá bán này phải thấp hơn mức giá trần đang có hiệu lực tại thời điểm đó Yếu tố chủ yếu làm hạn chế lợi nhuận từ việc kinh doanh xăng dầu chính là làm thế nào để có được một nguồn cung ứng xăng dầu đầy đủ trong lúc cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn đang diễn ra

Thật đáng mừng là ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đã đứng vững trước những thử thách nói trên Khi mà quy mô của các siêu thị ngày càng tăng lên, diện tích của một siêu thị lúc này phải là từ 30.000 đến 50.000 phút vuông (“square feet”, “phút” là đơn vị đo chiều dài của Anh, bằng 0,3048m), tức là khoảng từ 2.787 đến 4.645 mét vuông, diện tích của một đại siêu thị Vì vậy, rất nhiều các siêu thị cỡ nhỏ hơn đang tồn tại đã bị gạt ra khỏi cuộc cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ Kết quả là các nhà kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội ngàn vàng này để mở rộng thị phần

Trang 27

Do ngày càng nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ cho phép cung cấp xăng dầu theo phương thức tự phục vụ (self-service), nên con số các cửa hàng tiện lợi có bán xăng dầu cũng tăng lên nhanh chóng Và các cửa hàng này hướng tới việc tự sở hữu các trang thiết bị xăng dầu chứ không phải kinh doanh trên

cơ sở tiền hoa hồng như trước nữa; Vì với việc tự sở hữu này, mức lợi nhuận

mà cửa hàng tiện lợi thu được trên một Galông (“gallon”, đơn vị đo lường chất lỏng, bằng 4,54 lít ở Anh và 3,78 lít ở Mỹ) sẽ cao hơn so với khi liên kết với một đối tác khác sở hữu các trang thiết bị xăng dầu đó

Các chi phí tiếp tục gia tăng để theo kịp với giá năng lượng tăng đột biến; sự cạnh tranh khốc liệt đã kìm hãm lợi nhuận; đồng thời lãi suất cao làm ảnh hưởng đến những quyết định cuối cùng; liên bang, tiểu bang và chính quyền địa phương đã áp dụng nhiều quy định hơn; tất cả những điều này dẫn tới chi phí kinh doanh cũng gia tăng Chi phí nhân công cho cửa hàng cũng tăng lên do quy định về mức lương tối thiểu và các chế độ đãi ngộ ngoài lương tăng lên, ngoài ra còn do nhiều nhân tố khác như việc các cửa hàng tiện lợi tăng thêm các sản phẩm và dịch vụ như bán xăng dầu, các món ăn ngon và thực phẩm chế biến sẵn Vì các nhà kinh doanh cửa hàng tiện lợi cần phải thu hút và giữ chân khách hàng hằng ngày nên ngày càng có thêm nhiều các cửa hàng mở cửa vào ngày chủ nhật Và dĩ nhiên các cửa hàng và các mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả đều bị xóa sổ

Cho đến năm 1976, các cửa hàng bán xăng dầu đều làm ăn có lãi và ngày càng gia tăng về số lượng Song con số khổng lồ các cửa hàng bán xăng dầu đã tạo ra một cuộc đua tranh quyết liệt, thể hiện ở việc trong khi lượng tiêu thụ xăng dầu ngày càng gia tăng thì lợi nhuận bình quân từ việc kinh doanh xăng dầu lại ngày càng suy giảm Đến khi các công ty kinh doanh xăng dầu chủ chốt ngừng việc kinh doanh ở nhiều địa điểm, các cửa hàng tiện lợi bỗng chốc trở thành nguồn cung ứng xăng dầu không thể thiếu của người dân trong vùng

Do con số cửa hàng tiện ích ngày càng tăng lên, nên bình quân số hộ gia đình mua hàng trên mỗi cửa hàng giảm sút là điều không thể tránh khỏi

Trang 28

Mức độ bão hòa ngày càng cao và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt dẫn đến lượng khách hàng bình quân trên một cửa hàng giảm xuống; chính vì thế, đa phần các cửa hàng tiến hành tu sửa và nâng cấp nhằm thu hút khách hàng thay

vì xây các cửa hàng mới Và mặc dù phải bỏ ra chi phí cao để đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng nhưng đa số các cửa hàng tiện ích vẫn tiếp tục mở cửa 24 giờ một ngày

Khi tỷ lệ lạm phát tăng tốc vào những năm cuối của thập niên 70, việc doanh số bán hàng tăng lên đáng kể là cần thiết để duy trì xu hướng tăng trưởng thực của ngành kinh doanh cửa hàng tiện lợi Tốc độ tăng trưởng về lượng khách hàng đã vượt qua tốc độ tăng trưởng về số lượng cửa hàng tiện lợi Xu hướng này phản ánh mức độ tiêu thụ thường xuyên các loại thức ăn nhanh bao gồm bánh Sandwich, cà phê, và các mặt hàng đông lạnh

Ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tiếp tục tăng trưởng; song doanh số bán hàng và lợi nhuận bị giảm do chịu ảnh hưởng của sự cạnh tranh khốc liệt, chí phí năng lượng gia tăng, chi phí xây mới cửa hàng và chi phí nhân công cao hơn Việc gia tăng hiệu quả lao động nhằm giảm chi phí nhân công đã góp phần cải thiện lợi nhuận từ việc kinh doanh các chuỗi cửa hàng tiện lợi; điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục nâng cao năng suất lao động của đội ngũ nhân viên trong cửa hàng cũng như trong văn phòng

Cho đến những năm cuối thập niên 70, doanh số bán hàng thực tế ở mỗi cửa hàng tiện lợi vẫn tăng lên do tốc độ phát triển về doanh số của cửa hàng tiện lợi đã vượt qua tốc độ tăng của tỷ lệ lạm phát Còn việc một số cửa hàng tiện lợi buộc phải đóng cửa là do trang thiết bị bảo quản lạc hậu, hay muốn thay đổi địa điểm kinh doanh khác hiệu quả hơn hoặc do phải chịu điểm hòa vốn cao hơn; cũng cần phải nói thêm rằng các cửa hàng này có điểm hòa vốn cao hơn là do yêu cầu ngày càng tăng về việc đầu tư các trang thiết bị mới, ví dụ như trang thiết bị bán đồ ăn nhanh

Trang 29

Hơn 80 phần trăm cửa hàng tiện lợi đã được đầu tư trang thiết bị phục

vụ việc bán xăng dầu Doanh thu bình quân trên một cửa hàng tiện lợi tăng lên, cùng với con số ngày càng nhiều các cửa hàng tiện lợi có bán xăng dầu,

đã khẳng định vai trò quan trọng của chuỗi cửa hàng tiện lợi trong việc tiêu thụ xăng dầu Các chuỗi cửa hàng tiện lợi cỡ nhỏ hơn, thường có mặt tại các thị trấn nhỏ với ít lưu lượng giao thông hơn, tập trung đẩy mạnh việc tiêu thụ

đồ ăn nhanh và cà phê, với kỳ vọng nâng cao đáng kể số lần giao dịch bình quân trên một khách hàng Trong khi đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn hơn lại muốn tăng tổng khối lượng giao dịch Chính vì thế hai loại chuỗi cửa hàng tiện lợi nói trên áp dụng các chiến lược bán hàng khác nhau Chuỗi cửa hàng tiện lợi cỡ lớn hướng đến việc nâng cao giá trị của các lần giao dịch; còn các chuỗi cửa hàng tiện lợi cỡ nhỏ hơn lại tìm cách gia tăng số lần giao dịch

Để mở rộng kinh doanh đồ ăn nhanh trong các cửa hàng tiện lợi, đây là dòng sản phẩm có lợi nhuận cao hơn, các nhà điều hành đã quyết định bổ sung thêm lò vi sóng, máy bán nước tự động, lò chiên nhúng… vào hệ thống trang thiết bị của cửa hàng Do đó việc kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi đòi hỏi nhiều vốn đầu tư hơn và cần phải sử dụng nhiều lao động hơn Những đồng đô la lợi nhuận có được từ việc kinh doanh dòng sản phẩm đồ ăn nhanh này được tính toán cẩn thận trên cơ sở các chi phí có liên quan, bao gồm chi phí nhân công và lãi suất vay vốn Xu hướng hoạt động 24 giờ một ngày đã phản ánh sự cần thiết phải tối đa hóa việc sử dụng các trang thiết bị Ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tập trung bán nhiều đồ ăn nhanh hơn cũng có nghĩa là yêu cầu cao hơn về việc vệ sinh và bảo dưỡng các trang thiết

bị hiện đại Yêu cầu vệ sinh và bảo dưỡng các trang thiết bị của cửa hàng dẫn đến sự xuất hiện của các nhân viên làm việc ca 3, dù cho khi đó cửa hàng có

mở cửa phục vụ khách hay không

Vào năm 1980, con số các cửa hàng tiện lợi mới giảm sút có liên quan đến lạm phát Lượng tiền nhàn rỗi ít hơn, tỉ lệ lãi suất còn cao và các cửa hàng

Trang 30

vẫn cần phải tăng vốn đầu tư Nền kinh tế phát triển chậm chạp, điểm hòa vốn

bị đẩy lên cao hơn khiến cho việc mở các cửa hàng mới trở nên rất khó khăn Chính vì vậy, thay vì xây mới, đa số các nhà kinh doanh cửa hàng tiện lợi tập trung nâng cấp các cửa hàng đã có để tận dụng giá thuê mặt bằng rẻ hơn

Mức giá cho thuê mặt bằng tại các cửa hàng tiện lợi mới cao hơn so với các cửa hàng tiện lợi đã có, điều này phản ánh sự gia tăng số tiền đầu tư trong cả hai lĩnh vực đất đai và xây dựng Sự gia tăng đầu tư này phản ánh yêu cầu cao của các nhà đầu tư về tỷ lệ lãi suất và bảo hiểm lạm phát Việc thương lượng giảm giá thuê mặt bằng của các cửa hàng hiện có đã đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận của ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi

Năm 1981, kinh tế suy thoái, tỷ lệ lãi suất cao đã kìm hãm sự phát triển của mô hình cửa hàng tiện lợi Tỷ lệ lãi suất cao, chi phí thuê mặt bằng lớn, vốn đầu tư ban đầu nhiều cùng với sự đình trệ chung của cả nền kinh tế

đã đẩy điểm hòa vốn lên cao hơn; do đó, xu hướng nâng cấp các cửa hàng hiện có thay vì xây mới tiếp tục diễn ra

Cho đến giữa năm 1982, nền kinh tế thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai Giá dầu và lợi nhuận của ngành kinh doanh xăng dầu sụt giảm do cung vượt quá cầu về xăng dầu

Các siêu kho hàng (super warehouse stores ) trong ngành bán lẻ thực phẩm đã đạt doanh thu hơn 1.000.000 USD mỗi tuần, con số ấn tượng này đã khuấy động ngành kinh doanh thực phẩm Xu hướng sáp nhập, mua lại và lưu chuyển tài sản đang gia tăng đối với các chuỗi cửa hàng bán lẻ xăng dầu, tạp phẩm, đồ ăn nhanh

Khi nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng lên nhưng vẫn dưới mức cầu của những năm thập niên 70 (thế kỷ XX) Doanh thu của các trạm xăng dầu giảm sút do xăng dầu đang rớt giá và do cung vượt cầu về xăng dầu trong một vài năm trở lại đây

Trang 31

Các nhà bán lẻ thực phẩm tiếp tục xoay sở với sự xuất hiện tràn lan của các mô hình bán lẻ: các siêu kho hàng, siêu cửa hàng tiện lợi, đại siêu thị, các nhà hàng bán đồ ăn nhanh ở trong cửa hàng tiện lợi, các trạm xăng, các cửa hàng tiện lợi cỡ nhỏ…

Ngành kinh doanh cửa hàng tiện lợi đã đang du nhập các công nghệ mới liên quan đến xăng dầu (gasoline), thanh toán (checkout) và ngân hàng (banking) Ngành kinh doanh cửa hàng tiện lợi đang chú ý đến việc cải thiện khả năng điều hành, kiểm soát chi phí và lợi nhuận Công nghệ mới trở thành nhân tố chủ chốt tạo nên thành công của ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi Chương trình du nhập công nghệ mới này có hai mục tiêu chính là tăng số lần giao dịch và tăng giá trị giao dịch trong một lần giao dịch

Số lượng các cửa hàng tiện lợi mới mở cửa tiếp tục giảm xuống do vốn đầu tư cần thiết để mở một cửa hàng tiện lợi mới tăng lên Mua lại các cửa hàng có sẵn là cách thức để các chuỗi cửa hàng tiện lợi tiếp tục phát triển Chi phí mặt bằng ở các vùng nông thôn mới mở tăng lên, hiện tượng này phản ánh

sự bão hòa của thị trường thành thị Tuy nhiên, các công ty vẫn tiếp tục tìm đến thị trường nông thôn để phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi, vì chi phí đất đai và chi phí xây dựng vẫn ít tốn kém hơn so với các địa điểm ở thành thị Việc tăng chi phí đất đai và xây dựng cửa hàng đã phản ánh tính cạnh tranh

về chính các địa điểm mở cửa hàng Doanh số hàng năm của một cửa hàng tiện lợi mới nhất thiết phải vượt qua doanh số trung bình của các cửa hàng tiện lợi đã có một lượng đáng kể, để có thể đảm bảo cho sự tái đầu tư

Chi phí kinh doanh tiếp tục tăng lên, thậm chí tăng nhanh hơn cả giá bán Hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp đã đạt đến cấp độ cao nhất trong hơn 50 năm qua Chi phí bảo hiểm cao ngất ngưởng, trách nhiệm pháp

lý đối với các bể chứa xăng dầu ngầm trong lòng đất, áp lực từ các nhóm người tiêu dùng liên quan đến đồ uống có cồn và tạp chí dành cho người lớn

đã trở thành những nhân tố quan trọng Các công nghệ mới khiến cho sự cạnh

Trang 32

tranh ngày càng khốc liệt, lực lượng lao động thay đổi và các cơ hội trở nên không chắc chắn; tất cả những điều này đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi

Chi phí nhân công đã trở thành phần chi phí hoạt động tốn kém nhất và

là một tác nhân lớn làm giảm lợi nhuận trước thuế của các chuỗi cửa hàng tiện lợi Sự khác biệt về thị trường lao động giữa các vùng miền đã trở nên cấp tính khi các chuỗi cửa hàng tiện lợi gia tăng thêm các dịch vụ và thời gian

mở cửa Do đó một số cửa hàng đã gia tăng sự tự động hóa với việc sử dụng

hệ thống thanh toán điện tử EFT (Electronic Funds Transfer), máy rút tiền tự động ATM (Automated Teller Machines) và máy quét (Scanning)

Vào thập niên 90 (thế kỷ XX), một số yếu tố, chẳng hạn như chiến tranh vùng Vịnh (the Gulf War), suy thoái kinh tế, nhận thức về môi trường gia tăng, đã gây ảnh hưởng đến ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi Những quy định mới của Ủy ban bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency) về các bể chứa ngầm (underground storage tank) đã khiến cho việc kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi trở nên tốn kém hơn Ngoài ra còn do nhiều vấn đề có liên quan khác nữa như khấu hao hàng tồn kho, thiếu hụt nhân công, tốc độ thay thế nhân công, các điều luật kinh doanh, dân số lão hóa Do đó việc khảo sát lại quan niệm về sự tiện lợi và các chiến lược kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt trở nên vô cùng quan trọng đối với các chuỗi cửa hàng tiện lợi

Để thích ứng với môi trường kinh tế khó khăn hơn trong năm 1992, các công ty đã bắt đầu giảm chi phí hành chính và tổng chi phí, đóng cửa các cửa hàng kinh doanh kém hiệu quả Chi phí lãi suất thấp hơn , sản lượng xăng dầu cao hơn, lợi nhuận từ việc kinh doanh xăng dầu tăng lên, bình quân doanh

số bán hàng trên mỗi cửa hàng gia tăng kết hợp với chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả; tất cả những yếu tố này đã khiến cho ngành kinh doanh

mô hình cửa hàng tiện lợi đạt được mức lợi nhuận kỷ lục 2,2 tỷ USD năm

Trang 33

1993 Lợi nhuận của ngành này tiếp tục tăng trưởng trong cả hai năm 1994 và

1995, tương ứng với 3,2 tỷ USD mỗi năm Mặc dù lợi nhuận tụt xuống vào năm 1996, nó vẫn ở mức cao (2,4 tỷ USD) so với hồi đầu thập niên 90(XX) Lợi nhuận trước thuế của các chuỗi cửa hàng tiện lợi chỉ tăng nhẹ vào năm

1997 với 2,5 tỷ USD, nhưng nhảy vọt tới $ 3,4 tỷ USD trong năm 1998 và $ 4,8 tỷ USD vào năm 1999 Đến năm 2000, tổng lợi nhuận trước thuế của các chuỗi cửa hàng tiện lợi giảm xuống một chút, đạt 4,6 tỷ USD trên doanh thu 269,4 tỷ USD Cuộc suy thoái kinh tế và sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu, với doanh thu đạt 283 tỷ USD, tăng không đáng kể so với năm 2000; đồng thời lợi nhuận giảm 24,6%, đạt 3,453 tỷ USD Nền kinh tế phục hồi chậm chạp và sự chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp tới khiến cho lợi nhuận của các chuỗi cửa hàng tiện lợi tiếp tục giảm xuống 24,3%, đạt 2,615 tỷ USD vào năm 2002; mặc dù tổng doanh thu có tăng 2,7%, đạt 290,6 tỷ USD trong năm 2002 Đến năm 2003, sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế Hoa Kỳ đã gây ảnh hưởng rõ rệt lên ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi, doanh thu tăng 16% và đạt 337 tỷ USD, lợi nhuận trước thuế đạt 4,044 tỷ USD, tăng 55% Nền kinh tế tiếp tục hồi phục trong năm 2004; doanh thu của các chuỗi cửa hàng tiện ích tăng 17,1% , đạt 394,7

tỷ USD; vì doanh số bán hàng ở phía trong cửa hàng (in-store) và doanh số bán xăng dầu ở phía ngoài cửa hàng đều tăng trưởng hai con số so với năm

2003 Vào năm 2005, sự tàn phá nặng nề của cơn bão Ktrina đã gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp lọc dầu của Hoa Kỳ, cùng với nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng đáng kể đã đẩy giá nhiên liệu tăng lên trong 4 tháng cuối năm 2005 Doanh thu của các chuỗi cửa hàng tiện lợi ở Hoa Kỳ tăng 25,5%, đạt 495,3 tỷ USD trong năm 2005 Lại một lần nữa doanh thu bán hàng ở phía trong cửa hàng và doanh thu bán xăng dầu ở phía ngoài cửa hàng tăng trưởng hai con số, như đã từng xảy ra trong năm 2004 Lợi nhuận trước thuế của các chuỗi cửa hàng tiện lợi tăng 18,2% so với năm 2004, ước đạt 5,895 tỷ

Trang 34

USD trong năm 2005 Sang năm 2006, lại một lần nữa doanh thu của các chuỗi cửa hàng tăng lên, đạt 569,4 tỷ USD, vượt 15% so với năm 2005 Song lợi nhuận trước thuế của ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi chỉ đạt 4,767 tỷ USD, giảm 19,1% so với năm 2005 do lợi nhuận từ việc kinh doanh xăng dầu của cửa hàng giảm xuống [20]

Như vậy, mô hình cửa hàng tiện lợi đã có lịch sử phát triển gần một thế kỷ, trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm cùng với nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung Cho đến nay, mô hình cửa hàng tiện lợi đã có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trong suốt quá trình thích nghi và biến đổi không ngừng, mô hình cửa hàng tiện lợi không dừng lại ở một loại hình đơn điệu duy nhất mà có rất nhiều loại cửa hàng tiện lợi với những nét đặc trưng riêng Sau đây, tác giả khóa luận sẽ trình bày về sự phân loại mô hình cửa hàng tiện lợi trong mục 2

2 Phân loại mô hình cửa hàng tiện lợi

Trong quá khứ không xa, mọi cửa hàng tiện lợi trông đều khá giống nhau - diện tích 2.400 phút vuông, tức là khoảng 223 mét vuông và bán các hàng tiêu dùng đóng gói Ngày nay, các công ty kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi đang tiếp cận thị trường với nhiều loại hình cửa hàng tiện lợi và nhiều sản phẩm dịch vụ hơn Có những cửa hàng tiện lợi mini (“mini-convenience stores”) với các mái che, hay những cửa hàng tiện lợi theo đúng diện tích truyền thống nhưng cung cấp nhiều dịch vụ thực phẩm hơn, và thậm chí là các đại cửa hàng tiện lợi (“hyper-convenience stores”) với hàng hóa vô cùng

đa dạng và các dịch vụ ăn uống ngay trong cửa hàng Với thị phần phát triển nhanh chóng, rất nhiều người cho rằng mô hình cửa hàng tiện lợi là một mô hình cửa hàng “không có truyền thống” ("nontraditional" stores) Sở dĩ như gọi như vậy vì mặt bằng kinh doanh của các cửa hàng tiện lợi, không chỉ là 2.400 phút vuông như thuở ban đầu, mà còn có thể thay đổi lớn hơn hoặc nhỏ hơn

Trang 35

Những sự thay đổi đa dạng trong định dạng (“format”) của cửa hàng

đã tác động đến tất cả các thành tố của ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi Các nhà bán lẻ đều quan tâm đến tầm ảnh hưởng của cạnh tranh và các chiến lược, mục tiêu marketing Khi các nhà cung cấp sản phẩm muốn thống nhất các yêu cầu về quy cách đóng gói sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động phân phối với đối tác là một cửa hàng tiện lợi; họ rất muốn nhận diện được cửa hàng tiện lợi đó thuộc loại cửa hàng tiện lợi nào Các nhà cung ứng trang thiết bị cũng rất muốn thiết kế những trang thiết bị phù hợp với từng loại cửa hàng tiện lợi nhất định Các nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế cũng rất muốn hiểu được các nguyên lý kinh tế của những

sự thay đổi đang diễn ra trong ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi và các tác động của những sự thay đổi đó với ngành kinh doanh này Và các nhà chức trách ở địa phương, các tiểu bang và liên bang cũng cần phải nhận biết được các loại cửa hàng tiện lợi khác nhau để tiện cho việc quản lý và hoạch định chính sách

Hiện có sáu loại cửa hàng tiện lợi đang tồn tại trong ngành kinh doanh

mô hình cửa hàng tiện lợi, bao gồm:

1) Ki ốt tiện lợi (Kiosk)

2) Cửa hàng tiện lợi mini (Mini Convenience Store)

3) Cửa hàng tiện lợi hữu hạn (Limited Selection Convenience Store)

4) Cửa hàng tiện lợi truyền thống (Traditional Convenience Store) 5) Cửa hàng tiện lợi mở rộng (Expanded Convenience Store)

6) Đại cửa hàng tiện lợi (Hyper Convenience Store)

Sau đây là các mô tả về sáu loại cửa hàng tiện lợi Song cũng cần lưu ý rằng những nét đặc trưng trình bày dưới đây chỉ mang tính tương đối vì ngành kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi vốn rất đa dạng, phong phú và có thể thay đổi từng ngày để bắt kịp với nhu cầu của thị trường

Trang 36

1) Ki ốt tiện lợi (Kiosk)

Diện tích nhỏ hơn 800 phút vuông, tức là khoảng dưới 75 mét vuông

và phần lớn doanh thu có được là từ việc bán xăng dầu Việc kinh doanh xăng dầu luôn là điểm nhấn của loại cửa hàng tiện lợi này vì các chủ sở hữu của nó

là các công ty xăng dầu hoặc các nhà kinh doanh xăng dầu Giống như cửa hàng tiện lợi truyền thống, ki ốt tiện lợi chỉ bán những mặt hàng thiết yếu tiêu thụ nhanh như thuốc lá, đồ uống, đồ ăn nhẹ và bánh kẹo Ki ốt tiện lợi không bán các mặt hàng tạp phẩm vì nó đơn thuần chỉ là một dạng quầy bán đồ ăn vặt Doanh thu từ việc bán hàng (không bao gồm xăng dầu) thường chỉ chiếm 10% tổng doanh thu của cửa hàng Thường thì khách hàng đậu xe ở ngay cạnh trạm bơm xăng dầu Giờ mở cửa của ki ốt tiện lợi rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí của ki ốt và ý muốn của người chủ sở hữu Khách hàng chủ yếu là các cư dân ngắn ngày và người dân bản xứ dừng lại để mua xăng dầu

2) Cửa hàng tiện lợi mini (Mini Convenience Store)

Các cửa hàng tiện lợi mini thường có diện tích từ 800 đến 1.200 phút vuông, tức là khoảng từ 75 đến 111 mét vuông Cũng giống như ki ốt tiện lợi, cửa hàng tiện lợi loại này tập trung chủ yếu vào việc bán xăng dầu và thường thuộc sở hữu của các công ty xăng dầu Song khác với ki ốt tiện lợi, chủ nhân của các cửa hàng tiện lợi mini coi doanh số bán hàng (ngoài xăng dầu) như một phần đóng góp quan trọng vào doanh thu và lợi nhuận Mặt hàng tạp phẩm cũng có bán nhưng không nhiều và dịch vụ ăn uống chủ yếu là bánh sandwich chế biến sẵn Và cũng giống với ki ốt tiện lợi, thông thường khách hàng không có lựa chọn nào khác ngoài việc đỗ xe ngay cạnh cột bơm xăng dầu, mặc dù một số cửa hàng tiện lợi mini có bãi đậu xe nhỏ, song các cửa hàng như vậy chỉ là thiểu số Các cửa hàng tiện lợi mini này thường mở cửa

từ 18 đến 24 một ngày Khách hàng đến đây chủ yếu để mua xăng, dầu Tuy nhiên, những cửa hàng loại này ở khu vực thành thị có thể bán hoặc không bán xăng, dầu

Trang 37

3) Cửa hàng tiện lợi hữu hạn (Limited Selection Convenience Store) Cửa hàng tiện lợi hữu hạn có diện tích mặt bằng kinh doanh từ 1.500 đến 2000 phút vuông, tức là khoảng từ 140 đến 186 mét vuông Loại cửa hàng tiện lợi này đang ngày càng trở nên phổ biến Cửa hàng tiện lợi hữu hạn thường liên kết với các công ty xăng dầu và thường được cải tạo từ một trạm xăng hai gian ở ven đường (two-bay service station) Cả doanh thu từ việc bán xăng dầu và doanh thu từ việc bán hàng hóa (ngoài xăng dầu) đều là những nhân tố quan trọng để hình thành nên lợi nhuận của cửa hàng tiện lợi hữu hạn Khác với cửa hàng tiện lợi mini, loại cửa hàng tiện lợi này bán nhiều hàng hóa thiết yếu hơn, bao gồm cả thực phẩm, tạp phẩm, đồ ăn nhanh; song

so với tiêu chuẩn của một cửa hàng tiện lợi truyền thống thì sự lựa chọn dành cho khách hàng còn hạn chế Cửa hàng tiện lợi hữu hạn cũng bán các đồ ăn như xúc xích kẹp, bánh ngô, bỏng ngô, vân vân Mặc dù khách hàng chủ yếu của loại cửa hàng này là khách mua xăng dầu nhưng những khách hàng truyền thống của cửa hàng tiện lợi cũng đóng vai trò rất quan trọng Khách hàng truyền thống của mô hình cửa hàng tiện lợi là những người dân có nhu cầu mua những hàng hóa thiết yếu một cách nhanh chóng tiện lợi hoặc mua vào lúc đêm khuya, khi các mô hình bán lẻ khác đã đóng cửa Các cửa hàng tiện lợi hữu hạn này cũng có thời gian mở cửa khuya hoặc suốt 24 giờ

4) Cửa hàng tiện lợi truyền thống (Traditional Convenience Store)

Đa số các cửa hàng tiện lợi ban đầu đều thuộc loại cửa hàng tiện lợi truyền thống Cửa hàng tiện lợi truyền thống có diện tích mặt bằng từ 2.400 đến 2.500 phút vuông, vào khoảng 223 đến 232 mét vuông Cửa hàng tiện lợi truyền thống bán rất nhiều mặt hàng thiết yếu, bao gồm: bơ sữa, bánh mỳ, đồ

ăn nhẹ, đồ uống, thuốc lá, tạp phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, bánh kẹo; ngoài ra có thể có thực phẩm chế biến sẵn, thịt tươi hoặc thịt đông lạnh, xăng dầu, và rất nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng khác Đa số các cửa hàng này có 6 đến 12 chỗ đỗ xe hoặc có vị trí rất thuận tiện để khách

Trang 38

hàng có thể ghé vào Đa số các cửa hàng tiện lợi truyền thống mở cửa 24 giờ một ngày, thời gian mở cửa nhiều hơn hẳn các mô hình bán lẻ khác Phần lớn cửa hàng tiện lợi truyền thống thuộc về các chuỗi cửa hàng tiện lợi, song các công ty xăng dầu cũng xây dựng hoặc mua lại những cửa hàng loại này để kinh doanh

5) Cửa hàng tiện lợi mở rộng (Expanded Convenience Store)

Các cửa hàng tiện lợi mở rộng có diện tích từ 2.800 đến 3.600 phút vuông, tức là vào khoảng 260 đến 335 mét vuông Loại cửa hàng tiện lợi mở rộng đang ngày càng phát triển Với diện tích tương đối lớn, các cửa hàng tiện lợi loại này mở rộng không gian dành cho các giá trưng bày hàng tạp phẩm hoặc có gian kinh doanh và phục vụ đồ ăn nhanh với các chỗ ngồi Khi các siêu thị trở nên ngày càng rộng lớn, diện tích của một siêu thị có thể lên đến 40.000 phút vuông (khoảng hơn 3700 mét vuông); điều này vô hình chung có thể biến thành trở ngại đối với khách hàng trong việc lựa chọn được sản phẩm ưng ý trong một “rừng sản phẩm” Hiểu được điều này, một số ít các chuỗi cửa hàng tiện lợi mở rộng đã sử dụng diện tích lớn hơn truyền thống để kinh doanh các mặt hàng tạp phẩm đa dạng như là một sự cạnh tranh với siêu thị; trong trường hợp đó, các cửa hàng tiện lợi này rất gần với hình ảnh một siêu thị cỡ nhỏ ("superette"), chỉ khác là thời gian mở cửa dài hơn, tiện lợi hơn cho khách hàng Song phần lớn các cửa hàng tiện lợi mở rộng sử dụng diện tích tăng thêm so với truyền thống của mình để kinh doanh và phục vụ đồ ăn nhanh cho khách hàng Lý do là các cửa hàng tiện lợi mở rộng này muốn tăng doanh thu dựa trên đặc điểm lợi nhuận cao của việc kinh doanh đồ ăn nhanh

Và khi con số các cửa hàng tiện lợi loại nhỏ hơn tăng lên nhanh chóng (chủ yếu thuộc sở hữu của các công ty xăng dầu), tất yếu xu hướng gia tăng việc kinh doanh đồ ăn nhanh của rất nhiều các chuỗi cửa hàng tiện lợi càng trở nên

rõ ràng hơn bao giờ hết Cũng cần phải nói thêm rằng các cửa hàng tiện lợi loại này vẫn cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu khác giống như một

Trang 39

cửa hàng tiện lợi truyền thống Các cửa hàng tiện lợi mở rộng có khu vực đậu

xe tương đối rộng với khoảng 10 đến 20 khoang để xe Thời gian mở cửa cũng được kéo dài hơn các mô hình bán lẻ khác Các chuỗi cửa hàng loại này không chỉ thu hút các khách hàng truyền thống của một cửa hàng tiện lợi, mà còn thu hút thêm nhiều các gia đình, phụ nữ và người già hoặc người đã về hưu

6) Đại cửa hàng tiện lợi (Hyper Convenience Store)

Đại cửa hàng tiện lợi có diện tích lớn gấp đôi một cửa hàng tiện lợi truyền thống, với mặt bằng từ 4.000 đến 5.000 phút vuông, tức là vào khoảng

370 đến 465 mét vuông; với hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ trong các gian hàng riêng biệt thay vì trưng bày trong các kệ như truyền thống Một vài ví dụ cho sự đa dạng và phong phú về sản phẩm và dịch vụ của đại cửa hàng tiện lợi như: trong đó có thể có một tiệm bánh mỳ, một nhà hàng nhỏ, hay một hiệu thuốc Rất nhiều cửa hàng tiện lợi loại này kiêm thêm cả việc kinh doanh xăng dầu Số nhân viên trong một ca làm việc tăng lên, nhất là khi trong cửa hàng có một nhà hàng cỡ nhỏ Thông thường một khách hàng dành một lượng thời gian đáng kể để mua sắm trong đại cửa hàng tiện lợi, do đó, số lượng chỗ đậu xe là một vấn đề rất được coi trọng Thời gian mở cửa cũng được kéo dài hơn so với các mô hình bán lẻ khác Và ở đây, cũng giống như trường hợp của cửa hàng tiện lợi mở rộng, các khách hàng quen thuộc bao gồm các gia đình, những công dân lớn tuổi cũng như các khách hàng truyền thống của một cửa hàng tiện lợi Ở một vài địa điểm, các đại cửa hàng tiện lợi này là điểm dừng chân của các xe tải mini (mini-truck stops), và điều này đương nhiên sẽ tác động tích cực đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và làm thay đổi nền tảng khách hàng của cửa hàng

Để tiện cho việc so sánh các loại cửa hàng tiện lợi với nhau, trên cơ sở những kiến thức phân loại vừa trình bày, em xin đưa ra bảng so sánh các loại cửa hàng tiện lợi trong phụ lục 05 của bài viết này

Trang 40

Trên đây là các loại cửa hàng tiện lợi đang tồn tại trên thế giới hiện nay Theo hiến pháp và quy chế của Hiệp hội cửa hàng tiện lợi quốc gia của Hoa Kỳ (The National Association of Convenience Stores, NACS Constitution and Bylaws), Cửa hàng tiện lợi được định nghĩa như sau: “ một cửa hàng bán lẻ, có địa điểm và thời gian mở cửa thuận lợi để người dân có thể mua sắm một cách nhanh chóng các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu (chủ yếu là thực phẩm hoặc thực phẩm và xăng dầu) ”

Dù gồm nhiều loại khác nhau nhưng các loại cửa hàng tiện lợi đều có chung những nét đặc trưng sau đây:

 Diện tích mặt bằng có thể thay đổi đáng kể nhưng thường dưới 5.000 phút vuông, tức là dưới 465 mét vuông;

 Có bãi đậu xe ở bên ngoài đường ô tô (Off-street parking) và/ hoặc lối đi bộ thuận tiện (convenient pedestrian access);

 Đa số mở cửa 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần với ít nhất 500 mặt hàng (SKUs - “stock keeping units”);

 Hàng hóa bao gồm tạp phẩm, đồ uống, đồ ăn nhẹ, bánh kẹo và thuốc lá

3 Giới thiệu sơ lược về 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới

Có nguồn gốc từ một công ty nhỏ, 7-Eleven ra đời năm 1927 tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ, khi các nhân viên của công ty Southland Ice tại đây bắt đầu bán sữa, trứng và bánh mỳ từ xưởng bán đồ đông lạnh Ông chủ của Southland Ice nhận ra rằng việc bán các “hàng hóa tiện lợi” như bánh mỳ và sữa rất chạy và thu được nhiều lợi nhuận Lúc đầu, cửa hàng chỉ mở từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm Do đó, công ty bắt đầu đổi tên thành 7-Eleven vào năm

1946 và ngày càng mở rộng mạng lưới 7-Eleven bắt đầu phục vụ 24/24 giờ

từ năm 1962 tại Austin, Texas, Hoa Kỳ Vào những năm 1980, công ty bắt đầu gặp các khó khăn về tài chính nhưng đã thoát khỏi phá sản nhờ tập đoàn Senven & I của Nhật mua lại số cổ phiếu, từ đó 7-Eleven trở thành công ty con của Senven & I

Ngày đăng: 24/05/2014, 20:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. David J.Luck/ Ronal S.Rubin, PTS. Phan Văn Thắng, Nguyễn Văn Hiến lƣợc dịch, Nghiên cứu Marketing, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Marketing
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2004), Văn kiện hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung Ương khóa IX, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung Ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2004
6. Nguyễn Thị Nhƣ Liêm (1997), Marketing căn bản, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Tác giả: Nguyễn Thị Nhƣ Liêm
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1997
7. Lưu Văn Nghiêm (2001), Marketing trong kinh doanh dịch vụ, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing trong kinh doanh dịch vụ
Tác giả: Lưu Văn Nghiêm
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2001
8. J. Girard, Phan Quang Định, Nguyễn Văn Phúc biên dịch (1996), Nghệ thuật bán hàng, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật bán hàng
Tác giả: J. Girard, Phan Quang Định, Nguyễn Văn Phúc biên dịch
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 1996
9. Xavier Lueron, Philop Kotler (1994), Marketing thực hành, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing thực hành
Tác giả: Xavier Lueron, Philop Kotler
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 1994
12. Tập thể giáo viên trường Đại học Ngoại Thương (2000), Giáo trình Marketing lý thuyết, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing lý thuyết
Tác giả: Tập thể giáo viên trường Đại học Ngoại Thương
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2000
13. Adriaan Rou Thurik (1984), Quantitative analysis of retail productivity, NXB Meinema, Delft Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quantitative analysis of retail productivity
Tác giả: Adriaan Rou Thurik
Nhà XB: NXB Meinema
Năm: 1984
15. Michael Levy, Barton A. Weitz (1998), Retailing management, NXB McGraw – Hill, Boston Sách, tạp chí
Tiêu đề: Retailing management
Tác giả: Michael Levy, Barton A. Weitz
Nhà XB: NXB McGraw – Hill
Năm: 1998
16. Michael Levy, Barton A. Weitz (1996), Essentials of retailing, Irwin, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Essentials of retailing
Tác giả: Michael Levy, Barton A. Weitz
Năm: 1996
17. Melvin Morgenstein & Harriet Strongin (1987), Modern Retailing – Management Principles and Practices, NXB Prentice-Hall, INC. New Jersey Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modern Retailing – Management Principles and Practices
Tác giả: Melvin Morgenstein & Harriet Strongin
Nhà XB: NXB Prentice-Hall
Năm: 1987
1. Bộ Công thương (2008), Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
2. Bộ Công Thương (2008), Đề án giải pháp đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối trên thị trường bán lẻ nước ta hiện nay và những năm tiếp theo Khác
3. Bộ Kế hoạch đầu tƣ, Tổng cục thống kê, Hệ thống tài khoản Quốc gia Khác
10. Sở Công thương tỉnh Nghệ An, Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, khai thác, kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An Khác
11. Sở Công thương tỉnh An Giang (2008), Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ, Siêu thị, Trung tâm thương mại tỉnh An Giang đến năm 2020 Khác
14. Philip kotler (1961), Fundamental marketing Khác
18. Marc Benoun (1997), Marketing spécialsé Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 : so sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với siêu thị, trung tâm - khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 1.1 so sánh mô hình cửa hàng tiện lợi với siêu thị, trung tâm (Trang 16)
Bảng 1.2: so sánh cửa hàng tiện lợi với siêu thị, cửa hàng chuyên doanh - khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 1.2 so sánh cửa hàng tiện lợi với siêu thị, cửa hàng chuyên doanh (Trang 17)
Hình  thức  phục - khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp
nh thức phục (Trang 18)
Bảng 1.3: So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi, mô hình siêu thị và mô hình - khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 1.3 So sánh mô hình cửa hàng tiện lợi, mô hình siêu thị và mô hình (Trang 19)
Bảng 2.1: tổng hợp về một số hệ thống cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hồ - khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 2.1 tổng hợp về một số hệ thống cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hồ (Trang 46)
Bảng 2.3: Thống kê các đặc điểm về chủng loại hàng hóa trong một số - khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3 Thống kê các đặc điểm về chủng loại hàng hóa trong một số (Trang 63)
PHỤ LỤC 02: BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG - khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp
02 BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG (Trang 118)
2. Hình ảnh một số cửa hàng tiện lợi trên thế giới - khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp
2. Hình ảnh một số cửa hàng tiện lợi trên thế giới (Trang 123)
PHỤ LỤC 04: HÌNH ẢNH MỘT SỐ CỬA HÀNG TIỆN LỢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ - khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp
04 HÌNH ẢNH MỘT SỐ CỬA HÀNG TIỆN LỢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ (Trang 123)
3. Hình ảnh một số cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam - khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp
3. Hình ảnh một số cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam (Trang 125)
PHỤ LỤC 05: BẢNG SO SÁNH CÁC LOẠI CỬA HÀNG TIỆN LỢI - khóa luận tốt nghiệp mô hình cửa hàng tiện lợi tại việt nam thực trạng và giải pháp
05 BẢNG SO SÁNH CÁC LOẠI CỬA HÀNG TIỆN LỢI (Trang 127)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w