1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp

81 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 736,69 KB

Nội dung

Luận văn Tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam Thực trạng giải pháp MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ-LA HOÁ 3 1.1 Khái niệm đô-la hoá 3 1.2 Phân loại đô-la hoá 4 1.2.1 Đô-la hoá không chính thức 4 1.2.2 Đô-la hoá bán chính thức 5 1.2.3 Đô-la hoá chính thức 5 1.3 Nguyên nhân của tình trạng đô-la hoá 6 1.4 Tác động của tình trạng đô-la hoá đến nền kinh tế 9 1.4.1 Những tác động tích cực của đô-la hoá 9 1.4.2 Những tác động tiêu cực của đô-la hoá 12 1.5 Kinh nghiệm quốc tế về đô-la hoá bài học cho Việt Nam 20 1.5.1 Kinh nghiệm đô-la hoá ở Argentina 20 1.5.2 Kinh nghiệm đô-la hoá ở Campuchia 21 1.5.3 Bài học cho Việt Nam 23 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÔ-LA HOÁ TẠI VIỆT NAM 25 2.1 Diễn biến tình hình đô-la hoá tại Việt Nam trong thời gian qua 25 2.2 Phân tích những tác động của tình trạng đô-la hoá tới nền kinh tế Việt Nam. 38 2.2.1 Tác động của đô-la hoá đến hệ thống Tài chính Ngân hàng 38 2.2.1.1 Đô-la hoá tiền gửi trong hệ thống ngân hàng 38 2.2.1.2 Đô-la hoá cho vay 45 2.2.2 Tác động của đô-la hoá đến điều hành chính sách tiền tệ 50 2.2.3 Tác động của đô-la hoá đến người dân 51 2.3. Đánh giá chung về tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam 53 2.3.1 Đánh giá những tác động của đô-la hoá đến nền kinh tế Việt Nam 53 2.3.2 Đánh giá những biện pháp mà NHNN đã sử dụng nhằm hạn chế tình trạng đô-la hoá trong thời gian qua 55 2.4 Nhận xét chung 58 CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐÔ-LA HOÁ TẠI VIỆT NAM 61 3.1 Định hướng nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam. 61 3.1.1 Định hướng hình thành một đồng tiền chung khu vực ASEAN 61 3.1.2 Định hướng về hoạt động của hệ thống ngân hàng 62 3.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam64 3.2.1 Giải pháp về chính sách quản lý ngoại hối 65 3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam 67 3.2.3 Giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ 69 3.2.4 Thực hiện tốt chủ trương “trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam” 70 3.3 Một số đề xuất 70 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế lạm phát, 1991 - 1996 26 Bảng 2: Lãi suất tiết kiệm USD VND giai đoạn 1992 1996 27 Bảng 3: Lãi suất tiết kiệm USD & VND năm 1997 - 1998 29 Bảng 4: Lãi suất tiết kiệm USD & VND, 1999 - 2001 31 Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 2000 32 Bảng 6: Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán 40 Bảng 7: Khối lượng tiền gửi ngoại tệ (FCDs) trong hệ thống ngân hàng 41 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 2000 2005 42 Biểu đồ 2: Cơ cấu tiền gửi trong hệ thống ngân hàng từ 2004 - 2008 44 Biểu đồ 3: Cơ cấu cho vay nền kinh tế giai đoạn 2000 2004 47 Biểu đồ 4: Cơ cấu cho vay giai đoạn 2005 - 2008 48 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CPI Ch ỉ số giá ti êu dùng CSTT Chính sách tiền tệ FCDs Tiền gửi ngoại tệ FED Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế M2 T ổng ph ương ti ện thanh toán NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng VND Đồng Việt Nam USD Đô - la M ỹ WTO Tổ chức Thương mại thế giới LỜI CẢM ƠN Đề tài kết quả của quá trình tìm hiểu nghiên cứu của em trong một thời gian dài. Đề tài được hoàn thành với sự cố gắng, nỗ lực hết mình của bản thân sự giúp đỡ tận tình của cô Trần Thị Lương Bình. Đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn chân thành lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Trần Thị Lương Bình giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng - Đại học Ngoại Thương, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Tài chính Ngân hàng Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo. Kính chúc thầy cô mạnh khoẻ hạnh phúc. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện tượng đô-la hoá là một hiện tượng không còn mới mẻ ở Việt Nam. Xét trên cả ba góc độ: việc sử dụng đô-la Mỹ trong xã hội, tỷ trọng tiền gửi tỷ trọng dư nợ cho vay bằng đồng đô-la Mỹ trong cơ cấu nguồn vốn huy động dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại, phải thừa nhận thẳng thắn rằng nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng đô-la hoá. Đặc biệt tình trạng này càng trầm trọng khi chúng ta gia nhập WTO. Gần đây, khi có một số bài đăng tài trên báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng đô-la hoá thì hiện tượng này mới thực sự được chú ý. Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể để làm rõ một số vấn đề: Đô-la hoá là gì? Nó biểu hiện dưới các hình thức như thế nào? Đô-la hoá là tốt hay xấu, có nên loại bỏ hoàn toàn hiện tượng này khỏi nền kinh tế hay không? Nó có tác động thế nào đến nền kinh tế? Những chủ trương nhằm phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực mà tình trạng đô-la hoá mang lại cho nền kinh tế cho đời sống xã hội? Để có một cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng đô-la hoá, cũng như tìm ra được những giải pháp khắc phục tình trạng đô-la hoáViệt Nam vấn đề: “ Tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam Thực trạng giải pháp” được tác giả lựa chọn làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận Mục đích nghiên cứu của khoá luận nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về đô-la hoá, đồng thời đánh giá tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó khoá luận đưa ra những định hướng giải pháp nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hiện tượng đô-la hoá trong nền kinh tế. Phạm vi nghiên cứu của khoá luậntình trạng đô-la hoá tại Việt Nam giai đoạn 1990 những tháng đầu năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh nhằm làm rõ những vấn đề được nghiên cứu. 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài lời mở đầu phần kết luận, nội dung của khoá luận gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về đô-la hoá Chương II: Thực trạng tình hình đô-la hoá tại Việt Nam Chương III: Một số định hướng giải pháp nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ-LA HOÁ 1.1 Khái niệm đô-la hoáViệt Nam khái niệm đô-la hoá được nhìn nhận là hiện tượng ngoại tệ (mà chủ yếu là đô-la Mỹ) được sử dụng rộng rãi để thay thế một hay nhiều chức năng của đồng nội tệ. ① Theo Tyler Moroney, một nhà khoa học của Quỹ Fulbright thì đô-la hoá là quá trình một nước bỏ hoàn toàn đồng nội tệ sử dụng đồng tiền của một nước có tính ổn định hơn làm phương tiện thanh toán hợp pháp. Mặc dù khái niệm này được gắn liền với đồng đô-la Mỹ (USD), nhưng việc chuyển đổi một đồng nội tệ ra bất kỳ đồng ngoại tệ nào có tính ổn định (ví dụ: đồng Euro, Yên Nhật…) đều được gọi là “đô-la hoá”. ② Theo tiêu chí của IMF, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô-la hoá cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ vượt quá 30% trong tổng khối lượng tiền tệ cung ứng mở rộng M2, bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn tiền gửi ngoại tệ. Dựa trên cơ sở đó, theo thống kê của IMF hiện nay có rất nhiều quốc gia ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi được coi là có tình trạng đô-la hoá nền kinh tế. Đã có 3 nước chính thức tuyên bố đô-la hoá nền kinh tế là Panama, Elsanvaldo, Ecuardo. Theo luật của các nước này thì đồng đô-la được phép sử dụng lưu hành đồng thời với đồng nội tệ trong chi trả tiền lương, trợ cấp, phúc lợi xã hội, Người dân được mua bán hàng hoá hoặc thực hiện các giao dịch thương mại, dịch vụ khác bằng đồng đô-la. Theo báo cáo của NHNN Việt Nam thì những năm gần đây tỷ trọng tiền gửi bằng đô-la Mỹ luôn ở mức cao. Điều này cho thấy mức độ đô-la hoá ① Thời báo kinh tế Việt Nam: http://www.vnecon.com/showthread.php?t=761 ② Tạp Kinh tế dự báo, số 428, năm 2008 4 ở nước ta không phải là thấp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các quốc gia đã xuất hiện nhu cầu sử dụng tiền tệ mạnh để thực hiện các chức năng của tiền tệ song song với đồng nội tệ. Do đó hiện tượng đô-la hoá mặc nhiên được thừa nhận ở các nước này. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh đó. 1.2 Phân loại đô-la hoá Dựa vào trạng thái của việc sử dụng ngoại tệ, đô-la hoá được chia ra làm ba loại: Đô-la hoá không chính thức, đô-la hoá bán chính thức đô-la hoá chính thức. 1.2.1 Đô-la hoá không chính thức Là trường hợp ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Ở những nước có nền kinh tế bị đô-la hóa không chính thức, phần lớn người dân đã quen với việc sử dụng đồng đô-la nhưng Chính phủ vẫn cấm niêm yết giá hàng hóa bằng đô-la, cấm dùng đô-la đối với hầu hết giao dịch trong nước. Thuật ngữ “đô-la hoá không chính thức” bao gồm các loại sau:  Các trái phiếu ngoại tệ các tài sản phi ngoại tệ ở nước ngoài  Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài  Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước  Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi Đô-la hoá không chính thức được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu, các nhà kinh tế gọi là giai đoạn “thay thế tài sản”. Trong giai đoạn này người dân giữ trái phiếu, ngoại tệ các khoản tiền gửi ở nước ngoài như một phương tiện cất trữ nhằm tránh sự mất giá của tài sản do tác động của lạm phát trong nước. Giai đoạn thứ hai được các nhà kinh tế gọi là giai đoạn “thay thế tiền tệ”. Trong giai đoạn này người dân giữ một khối lượng lớn các trái phiếu ngoại tệ tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng trong nước (nếu được [...]... người dân mới tin tưởng vào Nhà nước tuân theo sự điều hành của Nhà nước Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng quản lý của bộ máy Nhà nước từ trung ương xuống địa phương, bài trừ nạn quan liêu, tham nhũng 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐÔ-LA HOÁ TẠI VIỆT NAM 2.1 Diễn biến tình hình đô-la hoá tại Việt Nam trong thời gian qua Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đô-la Mỹ trong giao... tế vĩ mô lạm phát cao làm gia tăng tình trạng đô-la hoá, thì ở Campuchia đô-la hoá là hậu quả của một loạt những bất ổn về chính trị yếu kém trong quản lý Nhà nước Tóm lại, tình trạng đô-la hoá ở Campuchia đang ở mức cao chưa có dấu hiệu thuyên giảm Campuchia muốn khắc phục tình trạng này thì phải giải quyết triệt để những vấn đề còn đang tồn tại Quá trình này đòi hỏi phải kiên trì thực hiện... đồng đô-la Đến năm 1992, tình trạng đô-la hoá đã tăng mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng đô-la Trước tình trạng này, NHNN Việt Nam đã cố gắng đảo ngược quá trình đô-la hoá nền kinh tế đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996 Nhưng tiếp theo đó cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997 đã khiến cho đồng tiền Việt Nam. .. giá trị, Việt Nam lại tiếp tục chịu sức ép của tình trạng đô-la hoá Sau đây là chi tiết diễn biến quá trình đô-la hoá ở nước ta trong các giai đoạn từ năm 1990 đến nay:  Thời kỳ 1990 -1991: Tỷ lệ đô-la hoá đột ngột tăng mạnh vào năm 1991 (41%) bắt nguồn từ siêu lạm phát Ở nước ta đô-la hoá bắt đầu xuất hiện từ khi tiến hành cải cách nền kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường vào cuối... hàng ngày Khác với các nước đô-la hoá chính thức, các nước trong tình trạng đô-la hoá bán chính thức vẫn duy trì Ngân hàng trung ương để thực hiện các chính sách tiền tệ của mình Trên thế giới có khoảng 12 nước như Bhamas, Haiti, Liberia, áp dụng đô-la hoá bán chính thức 1.2.3 Đô-la hoá chính thức Hay còn gọi là đô-la hoá hoàn toàn, xuất hiện khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành... thì có thêm El Salvador công bố chính thức đô-la hoá nền kinh tế Trên thực tế, các nước này chỉ áp dụng đô-la hoá chính thức sau khi thất bại trong việc thực thi các chính sách ổn định kinh tế Lợi ích chủ yếu của đôla hoá chính thức là loại trừ rủi ro của việc phá giá tiền tệ 1.3 Nguyên nhân của tình trạng đô-la hoá Nhìn ở nhiều khía cạnh khác nhau đô-la hoá bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng có... sớm một chiều mà giải quyết hết được 1.5.3 Bài học cho Việt Nam Từ thực trạng quá trình đô-la hoá của Argentina Campuchia, chúng ta cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu về chống đô-la hoá Thứ nhất, cần phải xây dựng được một hệ thống ngân hàng vững mạnh, độc lập một khung pháp lý hoàn chỉnh Trong đó phát triển đa dạng các ① Phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia 23... năm 80, USD đã xuất hiện được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam Sau thất bại của "cuộc cải cách" sự đổ vỡ của các tổ chức tín dụng Lạm phát không ổn định gia tăng ở mức cao kéo theo VND cũng bất ổn mất giá, đánh mất lòng tin của công chúng làm cho đô-la hoá tăng cao Một 9 mặt, đô-la hoá cao hơn là hậu quả của những yếu kém mất cân đối kinh tế vĩ mô Mặt khác, đô-la hoá lại được xem như "một... trong những khó khăn Argentina gặp phải khi quyết định đô-la hoá sẽ là văn hoá: đô-la hoá có thể được coi là thua chủ nghĩa thực dân, là dâng nộp biểu tượng niềm tự hào của đất nước 18 (viii) Khi một quốc gia bị ảnh hưởng của tình trạng đô-la hoá cao thì nền kinh tế của quốc gia đó sẽ bị phụ thuộc nhất định vào nền kinh tế Mỹ Các chính sách về tỷ giá lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED sẽ ảnh... sử dụng cho sàn chứng khoán sắp khai trương của Campuchia Chính phủ thì muốn sử dụng đồng Riel nhằm mục đích quảng bá cho đồng nội tệ thực hiện mục tiêu chống đô-la hoá Tuy nhiên, theo quan điểm của giới đầu tư thị trường thì lại muốn sử dụng USD do tính an toàn của nó thói quen sử dụng của thị trường Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đô-la hoá cao dai dẳng tại Campuchia? Đó chính . đô-la hoá ở Việt Nam vấn đề: “ Tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp được tác giả lựa chọn làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận . Chương I: Tổng quan về đô-la hoá Chương II: Thực trạng tình hình đô-la hoá tại Việt Nam Chương III: Một số định hướng và giải pháp nhằm cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam. . TÌNH HÌNH ĐÔ-LA HOÁ TẠI VIỆT NAM 25 2.1 Diễn biến tình hình đô-la hoá tại Việt Nam trong thời gian qua 25 2.2 Phân tích những tác động của tình trạng đô-la hoá tới nền kinh tế Việt Nam. 38

Ngày đăng: 13/04/2014, 16:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Frederic S. Mishkin – Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - NXB Khoa học và kỹ thuật, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính -
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
2. Nguyễn Văn Tiến – Lý thuyết tiền tệ, NXB Thống kê, 2007 3. Song Hong Bing – Chiến tranh tiền tệ, NXB Trẻ, 2009 4. Chiến tranh lạm phát, NXB Lao động, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tiền tệ", NXB Thống kê, 2007 3. Song Hong Bing – "Chiến tranh tiền tệ", NXB Trẻ, 2009 4. "Chiến tranh lạm phát
Nhà XB: NXB Thống kê
16. Anne-Marie Gulde, David Hoelscher, Alain Ize, David Marston, Gianni De Nicoló - Financial Stability in Dollarized Economies, IMF, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial Stability in Dollarized Economies
13. Reem Heakal - Dollarization Explained http://www.investopedia.com/articles/04/082504 Link
11. Neil R. Ericsson & Steven B. Kamin - Dollarization in Argentina Khác
12. Michael Goujon - University of Auvergne - Fighting inflation in a dollarized economy: the case of Vietnam Khác
14. Andreas Hauskrecht - Kelley School of Business, India University - Dollarization in Vietnam Khác
15. David Altig & Owen Hampage - Federal Reserve Bank of Cleveland - Dollarization - The case of Argentina Khác
17. Kiwon Kang - Is Dollarization Good for Cambodia Khác
18. Jayant Menon - Asian Development Bank - Cambodia’s Persistent Dollarization – Causes & Policy options Khác
20. Wantanabe Shinichi - International University of Japan - De facto dollarization and its effect on finacial development and economic growth of Cambodia, Laos PDR and Vietnam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, 1991 - 1996 - luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, 1991 - 1996 (Trang 32)
Bảng 2: Lãi suất tiết kiệm USD và VND giai đoạn 1992 – 1996 - luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Lãi suất tiết kiệm USD và VND giai đoạn 1992 – 1996 (Trang 33)
Bảng 3: Lãi suất tiết kiệm USD & VND năm 1997 - 1998 - luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Lãi suất tiết kiệm USD & VND năm 1997 - 1998 (Trang 35)
Bảng 4: Lãi suất tiết kiệm USD & VND, 1999 - 2001 - luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp
Bảng 4 Lãi suất tiết kiệm USD & VND, 1999 - 2001 (Trang 37)
Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 – 2000 - luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp
Bảng 5 Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 – 2000 (Trang 38)
Bảng 6: Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán - luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp
Bảng 6 Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w