Đánh giá những tác động của đô-la hoá đến nền kinh tếViệt Nam

Một phần của tài liệu luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 64)

Hiện tượng đô-la hoá đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1988, khi Việt Nam mới mở cửa nền kinh tế. Tình trạng đô-la hoá đã có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam. Trong đó có cả những tác động tích cực và những tác động tiêu cực.

Mặc dù ít nhưng cũng không thể không kể đến những tác động tích cực của hiện tượng đô-la hoá đến nền kinh tế Việt Nam. Tác động tích cực đầu tiên phải kể đến đó là đô-la hoá thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Bởi vì khi sử dụng USD trong giao dịch, thanh toán sẽ giảm được những chi phí nhất định như: chi phí chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán, chi phí dự phòng rủi ro tỷ giá,... Ngoài ra đô-la hoá tiền gửi còn giúp ngân hàng có được một khoản ngoại tệ nhất định để mở rộng hoạt động đối ngoại, đồng thời đáp ứng được nhu cầu vay ngoại tệ của nền kinh tế. Điều này cũng góp phần giảm bớt gánh nặng nợ nước ngoài của chính phủ Việt Nam.

Bên cạnh đó hiện tượng đô-la hoá cũng gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, đô-la hoá làm tăng hiện tượng đầu cơ, bóp méo cung cầu ngoại tệ và làm cho thị trường ngoại hối trở nên căng thẳng, không ổn định. Vào những thời điểm căng thẳng về cung – cầu ngoại tệ, tỷ giá ngoại tệ tăng thì mọi người đều đổ xô đi mua ngoại tệ để dự trữ phòng trường hợp VND

mất giá, cầu ngoại tệ lớn đột biến tạo điều kiện cho hiện tượng đầu cơ ngoại tệ. Năm 2008, tỷ giá VND/USD là 15400 thì chỉ vài tháng sau đã tăng lên đến 19500, trong những tháng đầu năm 2010 có lúc tỷ giá VND/USD đã lên đến 19900. NHNN đã phải bơm USD từ dự trữ ngoại hối ra để bình ổn thị trường. Đối với thị trường ngoại hối còn non trẻ và các công cụ phòng chống rủi ro còn chưa hoàn thiện như hiện nay thì hiện tượng đô-la hoá là rất nguy hiểm.

Thứ hai, đô-la hoá tiền gửi cao cũng gây nhiều khó khăn cho hệ thống ngân hàng cũng như sức khoẻ của nền kinh tế. Trong thực tế, khi có những biến động trên thị trường ngoại hối, đôi khi chỉ do những tin đồn, người dân đổ xô đi rút tiền gửi USD từ các ngân hàng. Điều này đã đẩy các ngân hàng vào tình thế bất lợi vì ngân hàng đã dùng nguồn USD huy động được đem cho vay hoặc đi gửi ở ngân hàng nước ngoài chưa đến hạn thu về. Khi người dân rút USD ồ ạt thì các ngân hàng rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán. Lúc này NHNN cũng không thể giúp được nhiều vì NHNN Việt Nam không có khả năng phát hành USD. Nếu hiện tượng này xảy ra trên diện rộng thì rất có khả năng sẽ tạo ra chấn động và rất có thể dẫn đến khủng hoảng ngành ngân hàng.

Thứ ba, đô-la hoá cũng làm cho VND nhạy cảm hơn với các tác động từ bên ngoài, đồng thời cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự độc lập trong việc hoạch định các CSTT của NHNN. Do đó đô-la hoá làm giảm hiệu quả điều hành CSTT của NHNN.

Thứ tư, đô-la hoá cũng khiến cho người dân bị thiệt khi mua hàng hoá, dịch vụ niêm yết bằng USD. Hiện nay việc niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ đã bị cấm. Tuy nhiên, từ trước đến nay dù được phép hay không được phép thì hiện tượng này vẫn rất phổ biến ở nước ta. Các cửa hàng niêm yết giá cả không thống nhất với nhau, đến khi tỷ giá giảm xuống thì lại quay về niêm yết bằng VND. Bằng cách này các cửa hàng đã đẩy hết rủi ro tỷ giá về phía người tiêu dùng.

2.3.2 Đánh giá những biện pháp mà NHNN đã sử dụng nhằm hạn chế tình trạng đô-la hoá trong thời gian qua

Để hạn chế tình trạng đô-la hoá nền kinh tế, NHNN đã sử dụng kết hợp nhiều biện pháp. Có những biện pháp mang lại hiệu quả cao, cũng có những biện pháp đi ngược lại so với mục đích ban đầu của NHNN. Sau đây tác giả xin đề cập đến một số biện pháp mà NHNN đã sử dụng:

(i) Nới rộng biên độ dao động tỷ giá VND/USD trên thị trường ngoại hối.

Đây là một trong những biện pháp mà NHNN đã sử dụng để ổn định thị trường ngoại hối và thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt. Từ năm 2002 đến nay, NHNN đã 7 lần nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD. Lần đầu tiên vào

01/07/2002 NHNN tăng biên độ tỷ giá từ +/0,1% lên +/0,25%. Lần thứ hai

từ +/0,25% lên +/0,5% vào ngày 31/12/2006. Ngày 24/12/2007 biên độ dao

động đã tăng lên +/0,75%. Động thái này của NHNN nằm trong chủ trương

tạo điều kiện để kinh tế Việt Nam thích nghi với mức độ mở cửa và hội nhập kinh tế. Cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt đòi hỏi các NHTM và các thành viên tham gia thị trường ngoại hối phải thận trọng hơn trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Các NHTM nhận định việc nới rộng biên độ tỷ giá giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong việc đưa ra tỷ giá linh hoạt hàng ngày.

Ngày 10/03/2008 biên độ tỷ giá tăng lên +/1%. Chỉ sau đó 3 tháng,

vào ngày 26/06/2008 biên độ lại được nới rộng thêm và ở mức +/2%. Đến

cuối năm vào tháng 11/2008 NHNN lại quyết định tăng biên độ lên tới

+/3%. Như vậy là chỉ trong vòng gần 1 năm, biên độ tỷ giá VND/USD đã

tăng 3 lần. Động thái này của NHNN đã góp phần tạo điều kiện giúp tỷ giá điều chỉnh linh hoạt hơn, phản ánh chính xác hơn tình hình cung – cầu trên thị trường. Ngoài ra, việc nới rộng biên độ tỷ giá cũng thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập khẩu, kích thích tiêu dùng hàng hoá trong nước, từ đó thúc đẩy sản xuất,

tăng trưởng kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc tăng biên độ tỷ giá cùng với hiện tượng đầu cơ có thể tạo ra niềm tin rằng VND sẽ mất giá. Mà thực tế là trong những tuần đầu khi có thông tin NHNN sẽ điều chỉnh biên độ tỷ giá thì lượng cầu USD trên thị trường tự do đã tăng mạnh kéo theo giá USD trên thị trường USD tăng theo. Như vậy, do việc điều hành, quản lý thị trường chưa chặt chẽ đã phần nào đi ngược lại mục đích hạn chế đô-la hoá đề ra ban đầu.

Đến tháng 4/2009 NHNN một lần nữa tăng biên độ tỷ giá VND/USD

lên +/5%. Ngày 10/02/2010 NHNN đã quyết định nâng tỷ giá ngoại tệ liên

ngân hàng từ 17.941 lên 18.544 tương đương mức tăng 3,3%. Do đó, các NHTM có thể tăng giá mua bán USD lên gần sát với tỷ giá trên thị trường tự do. Quyết định nâng tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng của NHNN Việt Nam nhằm mục đích bình ổn giá USD, đồng thời ngăn chặn tình trạng ngoại tệ chảy khỏi hệ thống ngân hàng, góp phần giúp NHNN dễ dàng hơn trong công tác quản lý

(ii) Phát triển kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát nhằm củng cố niềm tin của người dân vào VND.

Để đạt được những mục tiêu trên NHNN đã kết hợp thực hiện những giải pháp sau:

 Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. NHNN đã chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để giảm lãi suất huy động theo hướng thực hiện lãi suất thực dương.

 Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu.

 Thực hiện cắt giảm chi tiêu của chính phủ cũng như những khoản đầu

tư không hiệu quả.

 Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian

 Sử dụng các gói kích cầu nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam được quốc tế đánh giá là đã đi đúng hướng và đang đạt được những hiệu quả đáng kể. Với những nỗ lực trên, nền kinh tế Việt Nam đang dần dần hồi phục sau khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát đang được khống chế ở mức an toàn.

(iii) Ban hành Pháp lệnh ngoại hối 2005

Điều 22 – Pháp lệnh ngoại hối 2005 nêu rõ: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.” Mặc dù bị cấm nhưng những hoạt động như niêm yết, quảng cáo hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ vẫn đang phổ biến ở nước ta. Nguyên nhân là do các cơ quan chức năng chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ, chưa đưa ra những hình thức xử phạt nghiêm minh.

Mới đây Bộ Công thương đã ra thông tư 11/2009/TT-BCT về việc các tổ chức, cá nhân phải niêm yết giá hàng hoá bằng VND. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt cao, mức phạt tối đa lên tới 30 triệu đồng. Tuy nhiên, các Bộ, Ngành và các cơ quan chức năng cần có biện pháp thanh tra giám sát thường xuyên hơn để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm. Dần dần nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành luật. Làm được như thế thì tình trạng đô-la hoá ở Việt Nam mới được cải thiện.

(iv) Thu hẹp đối tượng được phép vay ngoại tệ.

Ngày 10/04/2008, Thống đốc NHNN ra quyết định 09/2008/QĐ- NHNN về việc cho vay ngoại tệ của các TCTD đối với khách hàng là người cư trú. Theo đó, đối tượng được phép vay vốn bằng ngoại tệ đã được thu hẹp

lại chỉ còn 3 đối tượng: phục vụ nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; thanh toán nợ nước ngoài; phục vụ nhu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Quyết định này đã làm giảm áp lực huy động vốn bằng ngoại tệ của các NHTM, đồng thời cũng làm giảm dư nợ cho vay ngoại tệ. Đây là chính sách đúng đắn, góp phần hạn chế tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam.

(v) Giảm lãi suất tiền gửi USD, tăng lãi suất tiền gửi VND.

Ngày 10/02/2010 Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của các tổ chức kinh tế tại các TCTD là 1%/năm. Mục đích của NHNN nhằm cân đối hài hoà cung – cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ và góp phần kiểm soát nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô.

Việc quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD đối với các tổ chức kinh tế cũng nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ nhưng không bán lại cho ngân hàng mà giữ lại với kỳ vọng giá USD tăng. Việc găm giữ USD đã gián tiếp đẩy giá USD trên thị trường tự do tăng cao, khiến cho tình trạng đô-la hoá càng trầm trọng.

Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất tiền gửi bằng USD xuống 1%/năm còn làm tăng chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi bằng USD và lãi suất tiền gửi bằng VND. Đây là động lực thúc đẩy các cá nhân, tổ chức chuyển sang vay vốn bằng VND, góp phần cải thiện tình trạng đô-la hoá ở Việt Nam.

Tóm lại, những biện pháp trên đã có những hiệu quả nhất định trong việc cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam, tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa được giải quyết đúng mức. Việc đánh giá những biện pháp NHNN đã thực hiện trong thời gian qua chính là cơ sở để tác giả đưa ra những định hướng và giải pháp cải thiện tình trạng đô-la hoá tại Việt Nam ở chương III.

Một phần của tài liệu luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)