Nhận xét chung

Một phần của tài liệu luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 67)

Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, bản thân đồng nội tệ có nhiều sự biến động giá trị và khó có thể tránh khỏi hiện tượng đô-la hoá.

Kết quả khảo sát trong giai đoạn từ 1998 đến nay cho thấy, tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam vẫn thấp và hiện tượng đô-la hoá chưa được khắc phục một cách cơ bản. Những năm đầu mới mở cửa, mức độ đô-la hoá rất cao, tỷ lệ có lúc lên đến 41,2%. Giai đoạn từ sau khủng hoảng khu vực đến nay, sau một thời gian tỷ lệ này ổn định ở mức tương đối thấp khoảng 20%. Những năm gần đây, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên do đồng USD trên thế giới có tính hấp dẫn cao, trong khi chênh lệch lãi suất tiền gửi có lợi cho giữ ngoại tệ.

Theo NHNN thì mức độ đô-la hoá ở Việt Nam hiện nay đang ở mức trên 21%, cao hơn nhiều so với 9% ở Trung Quốc và 1% ở Thái Lan. NHNN đang tích cực giảm tình trạng này xuống và mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ đô-la hoá giảm xuống còn 15%.

Tuy nhiên, giới chuyên gia lại cho rằng khó có thể khẳng định rõ ràng đô-la hoá là tốt hay xấu. Xét về lý thuyết kinh điển thì đô-la hoá tạo ra tâm lý hai đồng tiền trong một nền kinh tế. Nhưng mặt khác nó giúp tăng cung ngoại tệ, giảm áp lực lạm phát hoặc làm chỗ dựa cho nền kinh tế khi đồng bản tệ quá suy yếu.

Việc đánh giá tình trạng đô-la hoá theo tỷ lệ FCD/M2 được đánh giá là khá chính xác ở những nước mà phần lớn giao dịch, thanh toán đều thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Còn ở Việt Nam, nơi mà tỷ lệ sử dụng tiền mặt vẫn còn rất lớn thì tỷ lệ FCD/M2 không phản ánh chính xác thực trạng đô-la hoá trong toàn bộ nền kinh tế. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn khi hạn chế đô-la hoá bằng cách kiềm chế lượng tiền gửi ngoại tệ vào ngân hàng. Tâm lý thích dùng tiền mặt vẫn ăn sâu trong dân chúng, nếu hạn chế gửi ngoại tệ vào ngân hàng thì người dân sẽ cất trữ trong nhà. Vì thế, thà để người dân gửi ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý.

Các con số liên quan đến tỷ lệ đô-la hoá cũng không nói lên tất cả, 21% cũng dễ dàng tăng lên 30 – 40%, nhất là khi nền kinh tế đang trong thời

kỳ lạm phát cao, và người dân ngày càng ưa chuộng USD. Nhưng nếu ép đưa tỷ lệ này xuống 15%, đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì các NHTM sẽ phải giảm lãi suất USD dẫn đến khó huy động được nguồn vốn ngoại tệ.

Phó thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cũng cho rằng cần cân nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng các chính sách hạn chế đô-la hoá bởi nó có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn ngoại tệ. Theo ông lượng tiền gửi ngoại tệ tăng phản ánh sự tin tưởng của người dân vào hệ thống ngân hàng, đồng thời giảm bớt lượng ngoại tệ lưu thông bên ngoài. Hơn nữa, tỷ lệ FCD/M2 đạt trên 20% tuy có cao so với các nước khác nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định cho hệ thống tiền tệ cũng như đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là kinh tế đối ngoại.

Nhưng dù nói thế nào đi nữa cũng không thể phủ nhận được những tác động tiêu cực của đô-la hoá đến nền kinh tế nước ta. Vì thế NHNN phải có biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng cùng doanh nghiệp và cả người dân để giảm tình trạng đô-la hoá xuống mức vừa phải, hạn chế mặt tiêu cực đồng thời phát huy mặt tích cực của đô-la hoá.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG

VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐÔ-LA HOÁ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)