Kinh nghiệm đô-la hoá ở Argentina

Một phần của tài liệu luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Từ trước khi tổng thống Carlos Menem đưa ra ý tưởng đô-la hoá nền kinh tế vào năm 1999 thì gần như toàn bộ nền kinh tế Argentina đã sử dụng rộng rãi đồng đô-la. Hiện nay Argentina là quốc gia đô-la hoá bán chính thức.

Trước khi đồng peso bị mất giá vào tháng 1/2001 thì phần lớn các giao dịch như vay mua xe, mua nhà đều được thanh toán bằng USD. Hiện nay, khi đồng peso trượt giá quá nhanh thì “cơn sốt xanh” tràn ngập khắp đất nước Argentina, mọi người đổ xô đi mua USD để tiêu dùng và làm tài sản cất trữ.

Tuy nhiên, Argentina là quốc gia chủ trương đô-la hoá nền kinh tế. Từ trước đến giờ, Argentina không có một loại tiền tệ chính thống. Khi Carlos Menem được bầu làm tổng thống vào năm 1989, tỷ lệ lạm phát của nước này đã lên tới 78%/tháng. Để giảm lạm phát, Quốc hội Argentina đã thông qua “Luật chuyển đổi” vào tháng 3/1991, chính thức thiết lập tỷ lệ chuyển đổi từ đồng Austral (tiền tệ của Argentina kể từ năm 1985) sang USD là 10000 Austral đổi 1USD. Chỉ sau đó 1 năm, tháng 1/1992 đồng Peso được dùng làm tiền tệ của Argentina thay cho Austral với tỷ lệ 10000 Austral đổi 1 peso. Như vậy, NHTW Argentina phải sẵn sàng bán ra USD với tỷ giá USD/peso = 1. Khi mà những mối lo ngại về sự không ổn định của hệ thống tiền tệ cũng như tính chuyển đổi của đồng peso tăng lên đồng nghĩa với việc người dân ưa chuộng sử dụng USD hơn. Điều này làm cho dự trữ ngoại hối của Argentina giảm sút và đồng nghĩa với việc NHTW mất đi tính chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định thị trường.

Gần đây, thế giới lại đang bàn luận về quyết định đô-la hoá nền kinh tế của Argentina. Vậy nguyên nhân nào khiến các nhà chức trách quyết định đô-

la hoá nền kinh tế, từ bỏ quyền tự do hoạch định chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá? Có 4 nguyên nhân chính:

 Rủi ro lãi suất lớn, bắt nguồn từ mối lo ngại về khả năng chuyển đổi của đồng peso. Đây là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà với việc đầu tư ở Argentina.

 Sự mất niềm tin của người dân vào các nhà hoạch định chính sách vĩ

mô nói chung và vào hệ thống tiền tệ của Argentina nói riêng.

 Lạm phát luôn ở mức cao dẫn đến giảm sức mua của đồng nội tệ và làm mất tính hiệu quả của các chính sách kinh tế.

 Nền kinh tế Argentina vốn chịu tác động mạnh của những cú sốc ngoại

biên (như khủng hoảng Brazil, khủng hoảng tài chính Châu Á,...) làm mất khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc Argentina nên đô-la hoá nền kinh tế hay chọn giải pháp thả nổi tỷ giá hối đoái đang là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nói chung, Argentina phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa cái được và cái mất khi quyết định đô- la hoá nền kinh tế.

Một phần của tài liệu luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)