Định hướng hình thành một đồng tiền chung khu vực ASEAN

Một phần của tài liệu luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

Trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, hàng loạt đồng tiền các nước khu vực Đông Á bị mất giá trầm trọng so với đồng đô-la Mỹ. Các quốc gia trong khu vực ASEAN bị tình trạng đô-la hoá ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển nền kinh tế. Đã có nhiều ý tưởng tính đến việc hình thành một đồng tiền chung của khu vực ASEAN nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Có thể trong thời điểm sắp tới, khi các nền kinh tế khu vực ASEAN phát triển lớn mạnh hơn thì ý tưởng này có thể sớm được thực hiện.

Ngày 01/01/1999 cả thế giới chứng kiến sự ra đời của đồng tiền chung EURO của liên minh Châu Âu. Đồng EURO là đứa con chung được sinh ra từ những nền kinh tế hùng mạnh của các nước thuộc liên minh Châu Âu. Việc hình thành đồng tiền chung của khối ASEAN sẽ gặp phải nhiều khó khăn vì các nước thuộc khu vực này đều là những quốc gia đang phát triển, chưa thực sự có tiếng nói trên thị trường thế giới, nguồn lực kinh tế chưa đủ mạnh và rất nhạy cảm đối với những biến động của thị trường thế giới và chưa đủ sức chống lại những tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Vì vậy để có được một đồng tiền chung của khu vực ASEAN để cùng nhau liên kết chống lại sự mất giá của đồng tiền này và khắc phục được tình trạng đô-la hoá thì còn là một vấn đề cần được bàn tới nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên, một cách khách quan chúng ta có thể nhận thấy những mặt tích cực và tồn tại của một đồng tiền chung trong khu vực:

 Đầu tiên là lợi ích của việc sử dụng một đồng tiền chung trong giao dịch thương mại giữa các nước trong khu vực. Đó là sự giảm bớt chi phí giao dịch và tránh được rủi ro về tỷ giá.

 Theo nhận định của các nhà kinh tế thì trong thời gian tới khu vực Đông Nam Á sẽ là khu vực kinh tế năng động và phát triển mạnh. Vì thế sự xuất hiện của đồng tiền chung sẽ tạo nên sự tương đồng cho sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực. Đồng thời nó còn tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các nước không chỉ ở lĩnh vực kinh tế - xã hội mà cả về lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng.

 Tuy nhiên, việc gì cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh những lợi ích khi

sử dụng đồng tiền chung thì nó cũng có những mặt hạn chế. Đó là khi xảy ra biến động ở một nước thì lập tức sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, lan toả sang các nước còn lại. Khi một quốc gia phải đối mặt với các cú sốc kinh tế thì chi phí của việc chấp nhận một đồng tiền chung tăng cao và chính điều này làm tăng sự hấp dẫn của một chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái độc lập được xây dựng trên cơ sở của một đồng bản tệ duy nhất. Vì thế hậu quả của chính sách này sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực. Đây có thể nói là rào cản lớn nhất khi muốn hình thành một đồng tiền chung.

Một phần của tài liệu luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)