Diễn biến tình hình đô-la hoá tại Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 44)

Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sử dụng rộng rãi đồng đô-la Mỹ trong giao dịch, buôn bán,... bắt đầu được chú ý đến từ năm 1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi bằng đồng đô-la. Đến năm 1992, tình trạng đô-la hoá đã tăng mạnh với hơn 41% lượng tiền gửi vào các ngân hàng là bằng đô-la. Trước tình trạng này, NHNN Việt Nam đã cố gắng đảo ngược quá trình đô-la hoá nền kinh tế và đã khá thành công khi giảm mạnh mức tiền gửi bằng USD vào các ngân hàng xuống còn 20% vào năm 1996. Nhưng tiếp theo đó cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997 đã khiến cho đồng tiền Việt Nam giảm giá trị, và Việt Nam lại tiếp tục chịu sức ép của tình trạng đô-la hoá.

Sau đây là chi tiết diễn biến quá trình đô-la hoá ở nước ta trong các giai đoạn từ năm 1990 đến nay:

Thời kỳ 1990 -1991: Tỷ lệ đô-la hoá đột ngột tăng mạnh vào năm 1991 (41%) bắt nguồn từ siêu lạm phát.

Ở nước ta đô-la hoá bắt đầu xuất hiện từ khi tiến hành cải cách nền kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường vào cuối những năm 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.

Năm 1985, Việt Nam thực hiện cuộc cải cách giá - lương - tiền mà đỉnh cao là sự kiện đổi tiền vào tháng 9/1985 và lạm phát cũng đã bùng nổ ngay sau đó. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/1986 đã tăng lên đến 775%, hai năm tiếp theo lạm phát cũng ở mức rất cao với 3 chữ số. Từ 1989 đến 1991 lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao với mức tăng hơn 67% liên tiếp trong hai năm 1990 - 1991.

Hậu quả tai hại là nền kinh tế bị chao đảo, đồng tiền mất giá mạnh, niềm tin vào giá trị đồng bạc Việt Nam không còn, gây tâm lý chạy trốn khỏi tiền giấy mất giá bằng cách đổ xô nắm giữ vàng, USD, hay bất động sản. Mọi người có lúc đã chứng kiến cảnh giá vàng và USD tăng lên đến chóng mặt (tăng tới 10 - 11%/1tháng). Lúc đó rút tiền tiết kiệm chưa đến hạn ra mua vàng hay USD dù có bị mất lãi 3,5%/tháng vẫn được lời gấp đôi số thiệt. Mặt khác, hệ thống tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu chu chuyển vốn cũng như các phương tiện của nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới. Chính hệ thống thanh toán còn quá yếu, đôi khi đã gây nên hiện tượng thiếu tiền mặt một cách vô lý, đã buộc người ta phải dùng vàng và ngoại tệ đưa vào lưu thông làm phương tiện thanh toán.

Rõ ràng vì tránh rủi ro lạm phát và đảm bảo sức mua thực tế của đồng tiền cũng như hy vọng kiếm lời đã dẫn tới tâm lý sính dùng vàng và đô-la, hầu hết đều lấy USD làm chuẩn mực để cất giữ và thanh toán trong nước.

Thời kỳ 1992 - 1996: Mức độ đô-la hoá giảm và ổn định ở mức thấp (20 - 24%) trong thời gian này là nhờ lãi suất VND đã ở mức thực dương, tâm lý phá giá đồng nội tệ thấp, lạm phát tiền tệ hạ thấp xuống 1 chữ số.

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, 1991 - 1996

Đơn vị: %

Năm 1992 1993 1994 1995 1996

Tăng trưởng GDP 8,70 8,08 8,83 9,54 9,34

Lạm phát 17,5 5,2 14,4 12,7 4,5

Bảng 2: Lãi suất tiết kiệm USD và VND giai đoạn 1992 – 1996 Đơn vị: % Năm Mức phá giá của VND Lãi suất tiết kiệm VND Lợi tức VND tính theo USD Lợi tức USD (lãi suất tiết

kiệm USD trong nước) Chênh lệch lợi tức (1) (2) (3) = (2) - (1) (4) (5) = (3) - (4) 1992 -8,13 34,10 42,23 4,05 38,18 1993 2,62 20,40 17,78 3,20 14,58 1994 1,92 16,80 14,88 3,50 11,38 1995 -0,33 16,80 17,13 4,50 12,63 1996 0,33 9,60 9,27 4,80 4,47

Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2002.

Đầu những năm thập kỷ 90, NHTW đã sử dụng chính sách tiền tệ mới, đặc biệt đã áp dụng chính sách lãi suất thực dương, do vậy đã hấp dẫn hướng mọi người tích luỹ VND. Thực tế đã có nhiều người rút tiền gửi USD chuyển qua gửi vào ngân hàng bằng VND được hưởng lãi cao hơn, dẫn đến tỷ lệ tiền gửi USD trong tổng tiền gửi của hệ thống ngân hàng lúc đó chỉ còn 18% (năm 1996) Trong hệ thống ngân hàng đã triển khai thực hiện tốt QĐ396/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý ngoại hối. NHTW điều hành tốt việc cung ứng tiền phục vụ cho mục tiêu mua bán ngoại tệ, vàng và một số hàng hoá khác đã giảm xuống.

Năm 1992, Việt Nam đã phát hành thêm hàng ngàn tỷ đồng để mua USD trôi nổi mà lạm phát lại được kéo xuống một chữ số từ tháng 3/1992. Tác dụng kép của việc mua USD vào là vừa thay thế USD lưu thông bằng tiền giấy, vừa tăng khối dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.

Hơn nữa, đây là thời kỳ có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất kể từ khi chúng ta tiến hành cải cách đến lúc đó, tạo dựng niềm tin của người dân vào công cuộc đổi mới và tin tưởng vào giá trị của VND. Bước đầu coi như đã thiết lập VND thành đồng tiền ổn định giá trị cả về đối nội và đối ngoại. VND ngày càng đáp ứng được vai trò là phương tiện thanh toán.

Thời kỳ 1997 - 1998: Những hiệu ứng lan toả từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á năm 1997 đã liên đới làm tăng tình trạng đô-la hoá.

Ngày 2/7/1997, ngòi nổ của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á bắt đầu bung ra từ Thái Lan và nhanh chóng lan ra các nền kinh tế trong khu vực.

Cuộc khủng hoảng làm cho giá trị đồng tiền của các nước này giảm nhanh và mạnh: đồng Rupiah Indonesia mất giá 130%, đồng Bath Thái Lan mất giá 100%, đồng Ringgit Malaysia mất giá 60%...① Là một nước nằm trong khu vực, lại cùng thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu và có cơ cấu xuất khẩu tương đối giống nhau đã tạo áp lực phá giá lên VND và ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế trong nước. Có thể nói chính sự phá giá của các đồng tiền trong khu vực, sự lên giá của các đồng tiền mạnh và xuất khẩu trong nước suy giảm do khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến tâm lý cho rằng tiền Việt Nam sẽ còn tiếp tục mất giá.

Ngoài ra, do năm 1996 khối lượng L/C trả chậm khá lớn và phần lớn đến hạn trả vào năm 1997 đã làm tăng nhu cầu mua ngoại tệ trong nước để trả nợ. Đồng thời, nguồn cung ngoại tệ từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng giảm sút (trong đó có nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng) nên cũng góp phần gây áp lực giảm giá VND.

Điều đáng chú ý là trong giai đoạn này, chênh lệch lãi suất VND & USD đã thu hẹp khoảng cách đến mức thấp nhất. Chênh lệch lợi tức sau đó đã khiến tiền gửi ngoại tệ có lợi hơn tiền gửi nội tệ dẫn đến xu hướng các nhà đầu tư và dân chúng rút tiền VND để chuyển sang ngoại tệ tăng lên.

Về cơ bản, điều này phản ánh sự phá giá tiền đồng sau hậu quả của khủng hoảng Đông Á, vì lẽ đó đã làm gia tăng tỷ lệ đô-la hoá từ 21% tháng 9/1997 lên 26% vào năm sau.

Bảng 3: Lãi suất tiết kiệm USD & VND năm 1997 - 1998

Đơn vị: % Năm Mức phá giá của VND Lãi suất tiết kiệm VND Lợi tức VND tính theo USD Lợi tức USD (lãi suất tiết

kiệm USD trong nước) Chênh lệch lợi tức (1) (2) (3) = (2) – (1) (4) (5) = (3) - (4) 1997 11,57 9,60 -1,97 5,00 -6,97 1998 12,70 9,60 -3,10 5,00 -8,10

Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2002. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời kỳ 1999 - 2001: Sự gia tăng đô-la hoá trong giai đoạn mà nền kinh tế vĩ mô đã có sự ổn định tương đối dược đánh giá là mang tính đa diện, trong đó có 4 nhân tố đóng vai trò chính yếu.

(i) Nhân tố đầu tiên là việc tái trung gian hoá ngoại tệ trước đây nằm ngoài hệ thống ngân hàng.

Trong xu hướng gia tăng tình trạng đô-la hoá gần đây thì bộ phận tăng mạnh nhất được ghi nhận cho đến nay là trong các hộ gia đình. Cụ thể, trong cả năm 2000, lượng tiền gửi ngoại tệ của hộ gia đình tăng gần gấp đôi, lên đến 3,1 tỷ USD. Hơn một năm rưỡi (12/1998 - 8/2001), tỷ lệ tiền gửi của các hộ gia đình chiếm tới 80% trong tổng lượng gia tăng FCDs.

Tuy khối lượng tiền được chuyển thông qua ngân hàng dần được tăng nhiều hơn, nhưng qua so sánh cho thấy nó chỉ góp một phần vào sự tăng mạnh của FCDs. Hơn nữa, với sự kiểm soát chặt chẽ các giao dịch trên tài khoản vốn, dòng vốn chảy vào có lẽ cũng bị hạn chế.

Nhìn chung, FCDs của hộ gia đình tăng mạnh được coi là một sự phản ánh lòng tin đối với hệ thống ngân hàng đã khôi phục trở lại, và điều này còn do các quy định về việc mở tài khoản ngoại tệ được nới lỏng hơn trong năm 1999.

Cũng đáng chú ý là vai trò của lòng tin được nâng lên thể hiện qua việc toàn bộ sự gia tăng FCDs của hộ gia đình giai đoạn gần đây là theo hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Cuối cùng, có thể sự ưa thích FCDs trong các hộ gia đình cũng phần nào phản ánh hoạt động tương đối trầm lắng của thị trường tài chính và còn thiếu các công cụ tài chính được hưởng lãi để họ có thể chọn lựa.

(ii) Nhân tố chính yếu thứ hai là chênh lệch lợi tức thực dự tính và động cơ đa dạng hoá danh mục đầu tư và rủi ro.

Đặc biệt, những dự tính về sự phá giá tiền Đồng định kỳ - một phần bị tác động mạnh lên bởi sự lên giá thực của tiền Đồng kể từ đầu năm 2000 có xu hướng đồng nhịp với tình trạng đô-la hoá. Vì có dự tính về phá giá, các hộ gia đình và các doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm sự bảo vệ sức mua thông qua tiền gửi ngoại tệ. Với gần 80% trong tổng số FCDs là gửi có kỳ hạn, có lẽ những động cơ đầu tư và đa dạng hoá như vậy đóng vai trò chính và đối lập với nhân tố cầu tiền - có quan hệ mật thiết với chênh lệch lợi tức hiện hành.

Hơn nữa, có dự đoán rằng các doanh nghiệp - bộ phận nắm giữ khối lượng lớn tiền gửi ngắn hạn bằng VND - vẫn đang chuyển từ tiền gửi bằng tiền Đồng sang tiền gửi ngoại tệ, đặc biệt là trong tháng 4 đầu năm 2001, khi mà tiền Đồng lên giá thực khoảng 2,2%.

Bảng 4: Lãi suất tiết kiệm USD & VND, 1999 - 2001 Đơn vị: % Năm Mức phá giá của VND Lãi suất tiết kiệm VND Lợi tức VND tính theo USD Lợi tức USD (lãi suất tiết

kiệm USD trong nước) Chênh lệch lợi tức (1) (2) (3) = (2) – (1) (4) (5) = (3) – (4) 1997 11,57 9,60 -1,97 5,00 -6,97 1998 12,70 9,60 -3,10 5,00 -8,10

Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2002.

(iii) Nhân tố thứ ba là kết quả hoạt động xuất khẩu khả quan trong giai đoạn 1999 - 2001, xuất khẩu tính theo quý tăng gần gấp đôi so với mức bình quân của giai đoạn ba năm trước.

Nhân tố này kết hợp với quy định giảm tỷ lệ kết hối bắt buộc (đầu tiên giảm từ 80% xuống còn 50% vào năm 1999, sau đó còn 40% vào năm 2000) cho phép nhiều nhà xuất khẩu, đồng thời cũng là những nhà nhập khẩu có được nhiều ngoại tệ hơn để tự tài trợ cho hoạt động nhập khẩu đang tăng lên và giảm rủi ro tỷ giá.

Trong điều kiện đó cũng đáng chú ý là vào cuối tháng 8/2001, ngân hàng Vietcombank, ngân hàng chủ chốt trong lĩnh vực giao dịch thương mại quốc tế, đã nắm giữ hơn 40% tổng lượng FCDs. Hơn nữa trong vài tháng gần đây, ngân hàng này cũng thu hút được hơn 2/3 lượng FCDs gia tăng trong hệ thống ngân hàng.

Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 – 2000

Năm Xuất khẩu

(tr. USD) Nhập khẩu (tr. USD) Tỷ lệ nhập/xuất 1990 2404,0 2752,4 1,145 1991 2087,1 2338,1 1,120 1992 2580,7 2540,7 0,985 1993 2985,2 3924,0 1,314 1994 4054,3 5825,8 1,437 1995 5448,9 8155,4 1,497 1996 7255,9 11143,6 1,536 1997 9185,0 11592,3 1,262 1998 9360,3 11499,6 1,229 1999 11540,0 11622,0 1,007 2000 14308,0 15200,0 1,062 2001 15027,0 1616,2 1,076

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam

(iv) Nhân tố thứ tư là không còn chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, mà trước đây sự chênh lệch này rất lớn và thiên về tiền gửi bằng VND.

Tỷ lệ chênh lệch đã giảm từ 3% vào giữ năm 1999 xuống còn 0 - 0,25% từ đầu năm 2000, làm cho FCDs hấp dẫn hơn.

Lãi suất tiền gửi bằng VND thấp hơn một phần giúp ngân hàng duy trì được khoản lợi nhuận, đặc biệt là khi các khoản cho vay khó đòi đang tăng lên, và một phần là do khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng vào cuối năm 1999 được nâng lên. Những hạn chế trong sức cạnh tranh của ngân hàng có thể cũng góp phần vào sự giảm chung của lãi suất tiền gửi bằng đồng, vì

các ngân hàng nước ngoài không được phép nhận tiền gửi bằng đồng vượt quá 25% vốn tự có.

Thời kỳ 2002 – 2010: tỷ lệ đô-la hoá tuy có giảm nhưng số lượng tiền gửi bằng đô-la ngày càng tăng, cho thấy mức độ ngày một trầm trọng của tình trạng đô-la hoá.

Đến cuối năm 2001, tỷ lệ tiền gửi vào các NHTM tăng lên đến 31,7%. Tỷ lệ này có xu hướng giảm đáng kể trong những năm tiếp theo. Đến năm 2003 còn 23,6% và năm 2004 là 22%. Đây có thể nói là một dấu hiệu tích cực cho thấy tình trạng đô-la hoá tài sản nợ trong hệ thống NHTM đang được kiềm chế một cách có hiệu quả. Người dân đã có niềm tin hơn vào đồng nội tệ. Tuy nhiên về số tiền gửi tuyệt đối bằng đô-la thì không ngừng tăng lên, hiện nay con số đạt xấp xỉ 10 tỷ USD. Con số này một mặt cho thấy tiềm lực nguồn vốn nhàn rỗi trong dân mà hệ thống ngân hàng có thể huy động được cho đầu tư phát triển kinh tế, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự đáng báo động ở tình trạng đô-la hoá.

Trái với xu hướng biến đổi của cơ cấu tiền gửi, tỷ trọng dư nợ cho vay bằng đô-la Mỹ so với tổng dư nợ và đầu tư của hệ thống ngân hàng thương mại lại có xu hướng tăng lên, cao hơn cả tiền gửi đô-la. Đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh dư nợ cho vay bằng USD cuối tháng 9 năm 2004 đã tăng gấp hai lần so với năm 2002. Thông qua việc quan sát niêm yết giá và bán hàng hoá, dịch vụ thu ngoại tệ hiện nay, quan sát giao dịch mua bán ngoại tệ của dân cư tại nhiều cửa hàng vàng bạc quy mô lớn ở Hà Nội, thông tin ghi nhận được từ các giao dịch kinh tế ngầm,... có thể thấy mức độ sử dụng đô-la Mỹ trong xã hội nước ta rất đáng quan tâm. Có thể nói Việt Nam là một nền kinh tế bị đô-la hoá một phần. Tuy vậy, mức độ chính xác của đô-la hoá là số liệu rất khó xác định. Trong một số năm khi lãi suất tiền gửi đồng đô-la ở các ngân hàng nước ngoài ở mức cao, để sử dụng những đồng tiền đô-la mà người dân đã gửi vào ngân hàng, các ngân hàng trong nước đã đem phần lớn nguồn

đô-la gửi ra các ngân hàng nước ngoài, chủ yếu là ở Singapore và Hong Kong để kiếm lãi suất cao.

Đến năm 1992, lãi suất đồng đô-la giảm mạnh, các ngân hàng Việt Nam không còn thu lời được từ các tài khoản ở nước ngoài nên đành rút một lượng

Một phần của tài liệu luận văn tình trạng đô-la hoá tại việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 44)